Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu sử dụng smoke liquid trong điều trị ngoại ký sinh trùng trên cá tra giống pangasianodon hypophthalmus

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 53 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG „SMOKE LIQUID‟
TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI KÝ SINH TRÙNG
TRÊN CÁ TRA GIỐNG
(Pangasianodon hypophthalmus)

TRỊNH THỊ LAN

AN GIANG, THÁNG 08/2017


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG “SMOKE LIQUID”
TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI KÝ SINH TRÙNG
TRÊN CÁ TRA GIỐNG
(P.hypophthalmus)

KHOA NN & TNTN

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

CƠ QUAN CHỦ TRÌ
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)




Đ tà ng n ứu k o ọ Nghiên cứu sử dụng smoke l qu d” trong đ u trị ngoại
ký sinh trùng trên cá tra giống (P. hypophthalmus)” do t g ả rịn
ị n và các
thành viên ng t tạ ộ m n u
rồng ủ ản
o
ng g ệp
à
nguyên T n n n t
ện
gảđ
o o k t quả ng n ứu và đƣ

đồng
o ọ và Đào tạo rƣ ng Đạ ọ n
ng t ng qu ngà
t ng
năm 2 17.

THƯ K

PH N IỆN

PH N IỆN

CHỦ TỊCH H I Đ NG

i



TÓM LƯỢC
Đ tài: Nghiên cứu sử dụng smoke l qu d” trong đ u trị ngoại ký sinh trùng trên cá
Tra giống (P. hypophthalmus)” đƣ c th c hiện từ 6/2016 đ n 30/03/2017 tại trại
thủy sản trƣ ng Đại học An Giang.
Độ độc cấp tính LC50-96h của smoke l qu d” đối với cá Tra là 0,26%. Ảnh ƣởng của
smoke l qu d” l n s nhạy cảm và phục hồi enzyme ChE khác biệt k ng ó ý ng ĩ
thống kê (P>0,05) so vớ đối chứng ở cả 2 n óm o ăn và k ng o ăn Đ u này
cho thấ smoke l qu d” ƣ gâ ản ƣởng lên ChE của cá Tra ở các nồng độ thí
nghiệm. Thí nghiệm ản ƣởng củ smoke l qu d” ở dƣớ ngƣỡng gây ch t đ n tăng
trƣởng của cá tra giống đƣ c bố trí hồn tồn ngẫu nhiên trong 90 ngày với 3 mức
nồng độ 1, 10, 25%LC50-96h và một nghiệm thứ đối chứng, mỗi nghiệm thứ đƣ c
lặp lại 3 lần. Tố độ tăng trƣởng đặc biệt (SRG) của cá khác biệt k ng ó ý ng ĩ ở
mứ độ tin cậy 95%. Lần lƣ t ở các nghiệm thứ Đối chứng là 0,91 (%/ngày);
1%LC50-96h là 0,92 (%/ngày); 10%LC50-96h là 0,73 (%/ngày); 25%LC50-96h là 1,02
(%/ngày). Tỉ lệ sống đạt 82,22 - 94,44% ở các nghiệm thức. Sau 90 ngày thí nghiệm,
khố lƣ ng của cá khi k t thúc thí nghiệm khơng có s khác biệt v mặt thống kê
giữa các nghiệm thức trong cùng hệ thống và đ u này cho thấy việc sử dụng smoke
l qu d” không gây ản ƣởng đ n s tăng trƣởng của cá Tra giống.
Thí nghiệm sử dụng smoke l qu d” để đ u trị ngoại ký sinh trên cá tra giống đƣ c
bố trí hồn tồn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại với các nồng độ 10%LC50-96h, 25%LC50-96h,
50%LC50-96h và 01 nghiệm thứ đối chứng. Vớ p ƣơng p p tắm
o
đ đƣ c
cảm nhiễm ngoại ký sinh ti p xúc với dung dị
smoke l qu d” trong 3 p út s u
đó u ển tồn bộ s ng m trƣ ng nƣớc sạch. Kiểm tra ngoại ký sinh trên mang
và da sau khi ti p xúc 1gi , 24 gi , 48 gi và 72 gi . Sau 72h k t thúc thí nghiệm
cho k t quả smoke l qu d” d ệt trùng bánh xe tốt ở tất cả các nghiệm thức 10%, 25%

và 50% LC50 - 96h với hiệu quả đ u trị lần lƣ t là 99,21%; 97,65% và 100% và giữa
các nghiệm thức khơng có s khác biệt thống kê (P > 0,05), bên cạn đó k ng ó
tình trạng tái nhiễm sau khi xử lý Đối vớ s n smoke l qu d” o ệu quả đ u trị
tốt nhất sau 1h xử lý, k t quả lần lƣ t ở các nồng độ 10%; 25% và 50% LC50 - 96h là
26,05%; 59,80% và 75,64%.
Từ khóa: enzyme cholinesterase (ChE), LC50-96h, smoke l qu d” ngoại ký sinh.

ii


ABSTRACT
Research on the use of "smoke liquid" in external parasites treatment on P.
hypophthalmus was conducted from 6/2016 to 30/03/2017 at experimental
farm of An Giang University.
The research to determine the acute toxicity of the smoke liquid on striped
catfish fingerling was completely randomized design in 96 hours with 5 levels
of smoke liquid concentration and one control treatment. Treatments was
repeated three times. Environmental factors such as pH and temperature were
monitored daily. The result showed that LC50-96h of the smoke liquid for
striped catfish is 0.26%.
The experiment evaluating the effect of "smoke liquid" on susceptibility and
recovery of the enzyme ChE was completely randomized design consisting of
four concentrations of 1, 2, 10 and 25% LC50-96h with 3 replicates. Results
showed that Enzyme ChE in Pangasius was suppressed highest at 48 hours
after contact to "smoke liquid" at 4 concentrations of 1%, 2%, 10% and 25%.
Then the ChE gradually recoverd if water exchange on day 2 in all four
concentrations treatments. Exchange the water until the fourth day, the rate of
ChE susceptibility decreases and the full recovery after two weeks water
exchange of the four concentrations treatments. The rate of ChE recovery in
the fish group feeding tended to be faster than that of the non-feeding group

but there was no statistically significant difference compared to the control (p>
0.05). The FCR of the control treatments, 1% LC50-96h, 10% LC50-96h, 25%
LC50-96h were 1.49, 1.47, 1.52 and 1.61, respectively, and the difference was
not statictical significant (P> 0.05)
The effect of "smoke liquid" below the lethal threshold on the growth of
Pangasius was completely randomized design in 90 days with 3 concenration
levels 1%, 10%, 25% of LC50-96h and one control treatment with three
replicates in each treatment. The specific growth rate (SRG) of the fish was
not significant difference (p>0.05). The SGR of control treatments were 0.91
(% / day); 1% LC50-96h is 0.92 (% / day); 10% LC50-96h is 0.73 (% / day)
and 25% LC50-96h is 1.02 (% / day). Survival rate reached 82.22 - 94.44% in
the treatments. After 90 days of experiment, the weight of the fish at the end
of the experiment was not statistically different between the treatments in the
same system and this indicated that "smoke liquid" could use on striped catfish
and had normal growth.
The research using smoke liquid to treat external parasite on striped catfish
was completely randomized with three treatments at 10% LC50-96h, 25%
LC50-96h, 50% LC50- 96h and 01 control treatment. All treatment had 3
replicates. With soaking methods, the fish got parasite were soak to the smoke
liquid solution for 30 minutes, then transfer the whole fish to the fresh water
environment. Examination of external parasites on the gill and skin after
contact smoke liquid 1 hour, 24 hours, 48 hours and 72 hours. After 72h the
experiment, the results showed that smoke liquid can extirpate rotifers well in
all treatments 10%, 25% and 50% LC50 - 96h with 99.21%; 97.65% and
100% treatment effect, respectively and there was no statistically significant
iii


difference between treatments (P> 0.05). In addition, there was no re-infection
after treatment. For flukes, smoke liquid gave the best treatment effect after 1

hour of treatment, resulting in 10%; 25% and 50% concentration of LC50-96h
are 26.05%; 59.80% and 75.64%.
Từ khóa: acute toxicity, LC50-96h, enzyme cholinesterase (ChE), “smoke
liquid”, LC50, striped catfish fingerling

iv


LỜI CAM K T

n m đo n đâ là ng tr n ng n ứu ủ r ng t
số l ệu trong
ng tr n ng n ứu nà ó uất sứ r ràng
ững k t luận mớ v k o ọ

ng tr n ng n ứu nà
ƣ đƣ
ng ố trong ất k
ng tr n nào
k

n g ng ngà

v

t ng
gƣ t

năm 2 1
ện


rịn

n




MỤC LỤC
Trang
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG…………………………………………… i
TÓM TẮT……………………………………………………………………

ii

CAM KẾT KẾT QUẢ……………………………………………………… .iv
MỤC LỤC…………………………………………………………………… v
DANH SÁCH BẢNG……………………………………………………… viii
DANH SÁCH HÌNH…………………………………………………………
CỤM DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT………………………………………… .x
ƣơng 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1 Tính cấp thi t củ đ tài ......................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 2
1.3 Đố tƣ ng nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.4 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.5 Những đóng góp ủ đ tài .................................................................................... 2
C ƣơng 2: TỔNG QUAN VẤ ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 3
2.1 Các nghiên cứu liên quan đ n smoke l qu d: ....................................................... 3
2.2.Tình hình nghiên cứu bệnh ngoại KST trên cá ...................................................... 4
2.2.1 goà nƣớc .......................................................................................................... 4

2.2.2 rong nƣớc .......................................................................................................... 4
2.3 Tình hình nghiên cứu v hoạt tính enzyme cholinesterase (ChE) ........................ 5
2.3.1 ơ lƣ c v ChE ................................................................................................... 5
2.3.2 Nhạy cảm của ChE với thuốc BVTV gốc lân hữu ơ và

r nm t .................. 5

2.3.3 Những y u tố sinh họ t

động đ n ức ch ChE ............................................... 6

C ƣơng 3: PHƢƠ

HIÊ

PHÁP

ỨU.............................................................. 7

3.1 Mẫu nghiên cứu...................................................................................................... 7
3.2 Thi t k nghiên cứu ................................................................................................ 7
3.3 Cơng cụ nghiên cứu ............................................................................................... 7
3.4 Ti n trình nghiên cứu ............................................................................................. 7
3.5 Phân tích dữ liệu................................................................................................... 11
C ƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 13

vi


4.1 Độ độc cấp tính củ

4.1.1 Các y u tố m

smoke l qu d” tr n

trƣ ng trong thí nghiệm ........................................................... 12

4.1.2 Đoọ độc cấp tính củ
4.2. Ản

tr g ống ......................................... 12

smoke l qu d” l n

tra giống ..................................... 12

ƣởng củ

smoke l qu d” l n oạt tính ChE của cá tra giống ................... 13

4.2.1 Các y u tố m

trƣ ng trong thí nghiệm ........................................................... 13

4.2.2 S nhạy cảm và khả năng p ục hồi của enzym ChE trong não cá ................... 14
4.3 ản

ƣởng củ

4.3.1 Các y u tố m
4.3.2 Ản


ƣởng củ

smoke l qu d” l n s n trƣởng của cá tra giống ........................ 20
trƣ ng trong thí nghiệm ......................................................... 20
smoke l qu d” l n tăng trƣởng của cá tra .............................. 21

4.3.3 Chỉ số nội tạng ................................................................................................. 23
4.4 K t quả thử nghiệm smoke l qu d” trong đ u trị ngoại KST trên cá tra ........... 24
4.4.1 Các y u tố m trƣ ng trong thí nghiệm
24
4.4.2. K t quả đ u trị ngoại KST trên cá tra
24
ƣơng : ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 28
5.1 K t luận ............................................................................................................... 28
5.2 Ki n nghị ............................................................................................................. 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 29
PHỤ LỤC .......................................................................................................................
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG THÍ NGHIỆM .............................................................

vii


DANH SÁCH B NG
Trang
Bảng 1: Giá trị trung bình của các y u tố m

trƣ ng trong thí nghiệm

12


Bảng 2: So sánh giá trị LC50 với một số thuốc khác

13

Bảng 3: Nhiệt độ, DO, TAN, NO2-, pH trong quá trình thí nghiệm

14

Bảng 4: K t quả hoạt tính enzyme ChE trong thí nghiệm

15

Bảng 5: Trung bình nhiệt độ, pH, TAN và N-NO2- trong q trình thí nghiệm

22

Bảng 6: K t qủ tăng trƣởng, tỉ lệ sống và FCR của cá tra giống

22

Bảng 7: Số liệu v chỉ số khố lƣ ng nội tạng

23

Bảng 8. K t quả đo

24

u tố m


trƣ ng

Bảng 9. Hiệu quả đ u trị ngoại ký sinh sau 1h.

25

Bảng 10. Hiệu quả đ u trị ngoại ký sinh sau 24h.

25

Bảng 11. Hiệu quả đ u trị ngoại ký sinh sau 48h.

26

Bảng 12. Hiệu quả đ u trị ngoại ký sinh sau 72h

27

viii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1. Hoạt tính ChE ở nồng độ smoke liquid 1% LC50-96h so vớ đối chứng........16
Hình 2: Hoạt tính ChE ở nồng độ smoke liquid 2% LC50-96h so vớ đối chứng ...... ..17
Hình 3: Hoạt tính ChE ở nồng độ smoke liquid 10% LC50-96h so vớ đối chứng ...... 18
Hình 4: Hoạt tính ChE ở nồng độ smoke liquid 25% LC50-96h so vớ đối chứng ...... 19
Hình 5: Tỉ lệ sống của cá tra sau 90 ngày bố trí thí nghiệm...................................... 21
Hình 6: ăng trƣởng của cá tra giống đầu và cuối thí nghiệm…………………… 22


ix


DANH MỤC TỪ VI T TẮT
Đ

: Đồng bằng sông Cửu Long

ChE: Cholinesterase
AChE: Acetychoinsterase
BVTV: Bảo vệ th c vật
LC50: Nồng độ gây ch t 50% sinh vật thí nghiệm
cs: cộng s .
DO: O

ò t n trong nƣớc

NO2: Nitrite
NH3: Amoniac

x


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cá Tra là một trong những đối tượng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đặc biệt là ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Do nhu cầu sản phẩm cho xuất khẩu tăng nên nhiều nơi
đã nuôi thâm canh các đối tượng này. Bệnh cũng đã trở thành một trở ngại quan trọng. Bệnh do

ký sinh trùng cũng là một bệnh khá phổ biến. Bệnh do ký sinh trùng gây ra thường không làm cá
chết hàng loạt nhưng làm cá gầy yếu và giảm giá trị thương phẩm. Tuy nhiên, nếu tỉ lệ nhiễm và
cường độ nhiễm ký sinh trùng cao có thể gây chết và làm thiệt hại lớn cho nghề ni.
An Giang là tỉnh có nghề ni cá Tra phát triển mạnh, tuy nhiên chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu
về sự xuất hiện và các biện pháp ph ng trị bệnh do các loài ký sinh trùng gây ra trên cá Tra
giống. Smoke liquid là dung dịch thu được trong quá tr nh sản xuất biochar hoặc charcoal.
Dung dịch khói là sản phẩm phụ của sản phẩm sinh học, được tạo ra bằng cách sử dụng quá trình
nhiệt phân, đốt sinh khối trong mơi trường oxy thấp. Các sản phẩm phụ của q trình bao gồm
khí tổng hợp (H2 + CO), một lượng nhỏ khí mê-tan (CH4), tars, axit hữu cơ và nhiệt dư. Do cấu
trúc phức tạp và thành phần hóa học, dung dịch khói có thể là một chất hóa học tiềm năng như là
các chất kiểm soát dịch hại sinh học và chất bảo quản. Chất lỏng hun khói được sản xuất từ các
loại gỗ khác nhau được sử dụng cho các hoạt động kháng khuẩn, kháng nấm và diệt côn trùng.
Hiệu quả thuốc chống nấm khói dạng lỏng được sản xuất từ vỏ dừa, tre và gỗ bạch đàn đã được
thử nghiệm và cho thấy chúng có thể ức chế sự phát triển của Penicillium griseofulvum rất tốt
(Oramahi và Farah Diba, 2012).
Achmadi và cộng sự (2013), Tatsuro Ohira (2012), Oramahi và Farah Diba (2012) đã nghiên cứu
để sản xuất khói dạng lỏng bằng các nguyên liệu thô của pyrolysis như dầu cọ, vỏ dừa và tre.
Bằng phương pháp quang phổ sắc ký lỏng, các tác giả đã xác định được thành phần chính của
dung dịch là acetic acid, methanol và phenol.
Ứng dụng của khói lỏng được nhiều tác giả nghiên cứu trong lĩnh vực bảo quản thực phẩm.
Achmadi và cộng sự (năm 2013) báo cáo rằng sử dụng khói thuốc có nồng độ 8% có thể được lưu
trữ thịt tươi trong 24 giờ.
Trên thị trường hiện nay đã có nhiều loại thuốc dùng cho trị bệnh thủy sản, tuy nhiên, do tập quán
của nông dân không sử dụng theo liều lượng khuyến cáo, sử dụng kháng sinh, thuốc một cách
bừa bãi nên đã gây ra t nh trạng kháng thuốc hay tồn dư kháng sinh trong sản phẩm. Và việc tìm
ra những loại thuốc mới an toàn cho sức khỏe, hợp vệ sinh, ít tồn lưu trong sản phẩm là điều rất
cần thiết.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu xoay quanh “smoke liquid” như trong ngành thực phẩm và
trồng trọt, kết quả cho thấy rất khả quan. Dựa vào tính chất tiêu diệt địch hại vốn có của “smoke
liquid” thiết nghĩ có thể dùng để diệt ký sinh trùng (KST) trên cá. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu sử

dụng Smoke liquid trong việc điều trị ngoại ký sinh trùng trên cá Tra giống” cần được thực hiện
nhằm mục đ ch t m được biện pháp mới trong việc điều trị bệnh ngoại ký sinh trùng trên cá Tra.
V ở giai đoạn này cá Tra rất dễ bị nhiễm ngoại ký sinh, nếu khơng có biện pháp điều trị th ch
hợp th s gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi.

1


1

MỤC TI U NGHI N CỨU
- Xác định nồng độ độc cấp t nh của “smoke liquid” lên cá Tra
- Xác định nồng độ an toàn của “smoke liquid” lên cá Tra
- Thử nghiệm “smoke liquid” có khả năng diệt ngoại ký sinh trên cá Tra

1

Đ I TƢỢNG V PH M VI NGHI N CỨU

Đối tượng nghiên cứu: dung dịch khói “smoke liquid” và cá Tra giống có kích cỡ ban đầu là 1215g/con
1

N I DUNG NGHI N CỨU

- Xác định độ độc cấp t nh (LC50-96h) của “smoke liquid” lên cá Tra giống (đáp ứng mục tiêu 1,
thí nghiệm 1)
- Xác định mức độ nhạy cảm và phục hồi của emzyme Cholinesterase (ChE) với “smoke liquid”
(đáp ứng mục tiêu 2, th nghiệm 2)
- Xác định ảnh hưởng “smoke liquid” ở nồng độ dưới ngưỡng gây chết đến sinh trưởng của cá
Tra (đáp ứng mục tiêu 2, th nghiệm 3)

- Thử nghiệm “smoke liquid” để điều trị ngoại ký sinh trùng trên cá Tra giống (đáp ứng mục tiêu
3, thí nghiệm 4)
1

NH NG Đ NG G P CỦA ĐỀ T I

Làm cơ sở cho nghiên cứu và giảng dạy môn độc chất học thủy vực.
Làm cơ sở cho việc ứng dụng dung dịch khói “smoke liquid” để điều trị bệnh ngoại ký sinh trên
cá Tra.

2


CHƢƠNG
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 CÁC NGHIÊN CỨU LI N QUAN ĐẾN “SMOKE LIQUID”
Dung dịch khói hay “smoke liquid”, c n được gọi là axit pyroligenous hoặc giấm gỗ, là một chất
được sản xuất từ q trình carbon hóa gỗ ở nhiệt độ cao trong sự vắng mặt của oxy. Dung dịch
khói là một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất than sinh học, được tạo ra do q trình nhiệt
phân, làm nóng sinh khối trong mơi trường oxy thấp. Một khi các phản ứng nhiệt phân đã bắt
đầu, nó tự duy tr , khơng đ i hỏi đầu vào năng lượng bên ngoài. Sản phẩm phụ của q trình này
bao gồm khí tổng hợp (H2 + CO), với số lượng nhỏ khí metan (CH4), hắc ín, các axit hữu cơ và
nhiệt quá mức. Do sự độc đáo của cấu trúc phức tạp và thành phần hóa học, dung dịch khói có thể
là một chất hóa học tiềm năng như chất trừ dịch hại sinh học và chất bảo quản. Dung dịch khói
được sản xuất từ nhiều loại gỗ khác nhau đã được sử dụng cho việc kháng khuẩn, kháng nấm và
các hoạt động của côn trùng. Hiệu quả kháng nấm của dung dịch khói sản xuất từ gáo dừa, tre và
gỗ bạch đàn đã được th nghiệm và kết quả cho thấy ch ng ức chế tăng trưởng của griseofulvum
Penicillium rất tốt (H. .Oramahad Farah Diba, 2012).
S. S. chmadi và cs (2013), Tatsuro Ohira (2012) và H. .Oramahi (2012) đã nghiên cứu điều
chế “smoke liquid” bằng phương pháp nhiệt phân từ các vật liệu như vỏ dầu cọ, vỏ dừa và tre.

Bằng phương pháp sắc kh lỏng khối phổ, các tác giả đã xác định được thành phần chủ yếu của
“smoke liquid” là acid acetic, methanol và phenol.
Ứng dụng của “smoke liquid” cũng được nhiều tác giả trên thế nghiên cứu trong lĩnh vực bảo
quản thực phẩm. S. S. chmadi và cs (2013) nghiên cứu sử dụng “smoke liquid” ở nồng độ 8
th có thể bảo quản thịt cá tươi nguyên trong 24 giờ.
Resmayeti Purba và cs (2014), đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu nhằm tìm ra chất bảo quản
thực phẩm tự nhiên thay thế chất bảo quản thực phẩm tổng hợp và “smoke liquid” được chọn là
chất để thí nghiệm, mẫu thí nghiệm trên đậu hũ và thịt viên. Kết quả thí nghiệm cho thấy ở mức
nồng độ 1,5% có thể kéo dài tuổi thọ sản phẩm đến 3 ngày. Và dưới sự thẩm Tra của các chuyên
gia, họ rất thích màu sắc và hương vị của thịt viên được thêm “smoke liquid” ở mức nồng độ
1,5%.
F. X. Wagiman, rik rdiansyah và Witjaksono (2014), đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu về
ứng dụng của “smoke liquid” trong việc trị Rầy nâu (Nilaparvata lugens) trên lúa. Thí nghiệm đã
cho thấy ở mức nồng độ 12,5 th “smoke liquid” có thể tiêu diệt tốt Rầy nâu và không gây hại
cho cây lúa.
Cùng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, Josephine Mmojieje và ndreas Hornung (2015), đã nghiên
cứu thành công ứng dụng “smoke liquid” dùng làm thuốc trừ sâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy
khi ở nồng độ 10 th “smoke liquid” tiêu diệt tốt Rệp và Nhện đỏ, không gây hại đến cây trồng
cũng như không tồn lưu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm.
C n ở Việt Nam th chưa có nghiên cứu nào thực hiện sử dụng “smoke liquid” trên các đối twọng
chăn nuôi thủy sản nên ch ng tôi thực hiện đề tài này nhằm tạo ra sản phẩm “smoke liquid” từ
nguyên liệu s n có tại địa phương nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ứng dụng vào việc
ph ng trừ dịch bệnh trên lĩnh vực thủy sản.

3


2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH NGO I KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ
1 Ngoài nƣớc
Việc nghiên cứu ký sinh trùng trên cá đã được bắt đầu từ rất lâu. Công trình nghiên cứu được coi

là sớm nhất, đồ sộ và toàn diện nhất thuộc về những nhà nghiên cứu Liên Xô cũ. Viện sĩ Dogiel
V.A (1882 - 1956) đã đặt nền móng cho nghiên cứu ký sinh trùng cá, tác giả đã đưa ra phương
hướng phát triển mới cho nghiên cứu về các khu hệ ký sinh trùng và các loại bệnh cá do ký sinh
trùng gây ra với việc đưa ra “phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng trên cá” sau nhiều năm
nghiên cứu và phát triển các công trình về ký sinh trùng (trích dẫn Bùi Quang Tề, 2006).
Ở Đông Nam Á, các nghiên cứu công bố tên các loài Trichodina như Ducan (1977); Natividad và
cs. (1986), Natividad (1987); Bondad-Reantaso và Arthur (1989) nghiên cứu nguyên sinh động
vật ngoại ký sinh ở Philippine; Shtein (1968), Albaladejo J.D. (1989) trong cơng trình nghiên cứu
về sự du nhập của Trichodinids và đã định danh 10 mẫu Trichodinidae lấy từ da và mang của
những cá nước ngọt nhập vào Philippines bao gồm các loài sau đây: Trichodina acuta,
Trichodina reticulata, Trichodina nobillis, Trichodina nigra, Trichodina kupermani,Trichodina
heterodentata,Tripartiella tilapiae, Trichodinella epizootica. Họ đã điều tra phân loại, định danh,
vị trí ký sinh, nguồn gốc của những protozoa ngoại ký sinh mà họ t m được trên cá nước ngọt đã
lây nhiễm vào Philippines.
Hoffman (1984) nhận thấy các ngoại ký sinh trùng bám trên da, vây, mang…làm cá bị gầy yếu và
lây nhiễm từ cá thể này đến cá thể khác. Trong tự nhiên những cá bị nhiễm ngoại ký sinh trùng có
khả năng di chuyển những quãng đường dài làm lây nhiễm ký sinh trùng rộng rãi cho các loài cá
khác ở những khu vực nó đi tới.
Swift và cs. (1993), Dill và Cordone (1997) giới thiệu Ichthyophthrius multifilliis là lồi ciliated
protozoa được tìm thấy ở 140 mẫu cá ở California, chúng xâm nhập và nhiễm dai dẳng các lồi cá
ở các con sơng miền Nam California. Tác giả cho rằng ch ng là loài ký sinh trùng đơn bào cực kỳ
nguy hiểm ở các loài cá tự nhiên cũng như các loài cá được ni thâm canh. Hơn 200 lồi
Trichodina, Paratrichodina,Tripartiella trong họ Trichodonidae được mô tả bởi Annandale (1912),
những ký sinh trùng đơn bào này được tìm thấy trên vây, da, mang cá. Thành phần lồi trùng
bánh xe vơ cùng phong phú, chúng có mặt phần lớn trong các lồi ni thâm canh khắp nơi trên
thế giới.
Trong nƣớc
Ký sinh trùng (KST) ở Việt Nam được nghiên cứu rất lâu nhưng nghiên cứu được xem là toàn
diện và đầy đủ nhất thuộc về Hà Ký. Khi điều Tra nghiên cứu ký sinh trùng của 16 loài cá kinh tế
ở Bắc Bộ Việt Nam, Hà ký đã xác định được 120 loài ký sinh trùng thuộc 48 giống, 37 họ, 26 bộ

và 10 lớp, trong đó trùng roi Masxtigophora 2 lồi, Monogenea 42 lồi, trùng bào tử Myxozoa 18
lồi, trùng lơng Ciliophora 17 lồi, Cestoda 4 loài, Trematoda 8 loài, Nematoda 12 loài,
Acanthocephala 2 lồi, Crustacea 15 lồi. Hà ký đã mơ tả một họ, 11 giống và 42 loài mới với
khoa học (Bùi Quang Tề, 2006 trích dẫn).
Trần Ngọc Bích (1999) khi khảo sát về tình hình nhiễm ký sinh trùng trên cá Tra, cá Basa, cá Hú
nuôi bè ở Châu Đốc - Long Xuyên, tỉnh n Giang đã phân loại có tất cả 4 ngành, 7 lớp, 9 bộ, 11
họ và 11 giống ký sinh trùng 88 mẫu cá cho thấy sự khác nhau về tỉ lệ nhiễm ở các phương thức
nuôi khác nhau. Tác giả cịn cho thấy mơi trường nước ảnh hưởng rất lớn đến sự xuất hiện cũng
như thiệt hại gây ra bởi ký sinh trùng đến đối tượng nuôi. Các chất độc như: NH3, NO2-,

4


pH…trong môi trường nước s tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm, bệnh do ký sinh trùng
xuất hiện trên đối tượng nuôi.
Nguyễn Phi Bằng (2009) đã điều tra t nh h nh nhiễm nguyên sinh động vật ngoại k sinh trùng
trên cá Tra thâm canh ở thành phố Long Xuyên và huyện Châu Ph tỉnh n Giang cho thấy cá có
tỉ lệ nhiễm khá cao 48,98 . Trong đó, cá ni ở TP. Long Xun có tỉ lệ nhiễm 50,25% cao hơn
huyện Châu Phú 47,51%. Cá giống có tỉ lệ nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh (58,78%)
cao hơn cá thịt (29,39%). Có 3 giống nguyên sinh động vật ngoại ký sinh trên cá Tra ở 2 điểm
khảo sát là Trichodina, piosoma, Ichthyophthyrius. Trong đó, Trichodina chiếm tỉ lệ nhiễm cao
nhất (da 65,51%; mang 22,25%), kế tiếp là Apiosoma (da 23,68%; mang 12,04%),
Ichthyophthyrius (da 10,04%; mang 15,91%). Mật độ nuôi, mùa vụ nuôi và môi trường nước ảnh
hưởng rất lớn đến tỷ lệ nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh trên cá Tra nuôi thâm canh trên
ao.
2.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA THU C BVTV LÊN HO T
TÍNH ENZYME CHOLINESTERASE
1 Sơ lƣợc về enzyme cholinesterase (ChE)
Có 2 loại cholinesterase (ChE): loại quan trọng nhất là acetylcholinesterase (AChE) hoặc
“specific cholinesterase” hay có cả tên gọi là “true cholinesterase” bởi vì phần trăm enzyme này

bị ức chế cao s làm chết sinh vật. Loại còn lại là butyl cholinesterase hoặc có những tên gọi khác
là pseudo cholinesterase, nonspecific cholinesterase, plasma cholinesterase nó có thể bị ức chế
khơng có biểu hiện sự suy yếu đi của sinh vật (O’Brien, 1976). BChE được tìm thấy ở nhiều
mơ khác nhau bao gồm mô gan, cơ bắp, tụy tạng và nó thường được tìm thấy nhiều nhất trong
huyết tương của những lồi động vật có xương sống (O’Brien, 1976; Thompson và Walker, 1994;
Chuiko và cs, 2003); thỉnh thoảng BChE cũng được tìm thấy trong mơ não nhưng chỉ đạt tỷ lệ
thấp trong tổng số hoạt chất ChE trong não (Bocquene và cs, 1990; Sturm và cs, 1999). Emzym
acetylcholinesterase là một enzym có ở tất cả trong các lồi động vật, nó tham gia và q trình
dẫn truyền xung động thần kinh (Murty, 1988). AChE tập trung cao nhất ở não, chúng rất nhạy
cảm với lân hữu cơ và carbamat, khi ChE bị ức chế trên 70 đa số sinh vật bị chết (Fulton &
Key, 2001). Khi bị ức chế dưới 70% thì ảnh hưởng đến những hoạt động khác như hô hấp, kiếm
mồi, lẩn tránh kẻ thù của sinh vật (peakall,1992). Hoạt tính AChE khác nhau ở những cơ quan
khác nhau của sinh vật, nhưng thông thường ở mô não cao hơn trong huyết tương (Chuiko, 2000;
Parker và Goldstein,2000). Sự biến động ChE cũng được tìm thấy ở những vùng não khác nhau
của động vật có vú (Goldberg và Mc Caman,1967), cá (Gibson và cs, 1969) và chim (Hart và
Westlake,1986). Vì vậy cần thận trọng trọng việc lấy não, đo lường ChE để giảm sai số giữa
những cá thể.
Trong cơ thể sinh vật, các thông điệp được truyền qua các tế bào thần kinh thông qua các xung
điện. Khi các xung điện chạm vào đầu tế bào thần kinh, một tác nhân truyền tin hố học kích hoạt
tế bào tiếp theo trong chuỗi. Mỗi tác nhân truyền tin được giải phóng ra có thể bị phát hiện bởi tế
bào nhận khi các enzyme tồn tại, điều này phá huỷ và loại bỏ các tác nhân truyền tin còn lại từ
các dấu hiệu trước. B nh thường sau khi làm nhiệm vụ truyền tin thì acetylcholine s bị phá huỷ
bởi enzyme acetylcholinesterase bằng phản ứng thuỷ phân, phân giải thành cholin + acetat rồi
mất tác dụng (Hà và cs, 2007).
2.3.2 Nhạy cảm của AChE với thuốc BVTV gốc lân hữu cơ và carbamat
Hai nhóm thuốc BVTV ch nh là lân hữu cơ (organophosphates) và carbamates đã ngăn chặn hoạt
t nh phân giải của acetycholinesterase (gọi là chất kháng cholinesterase), là cho acetylcholine t ch
5



luỹ trong khớp thần kinh và gây ra sự “tắc ngh n” thơng tin, cản trở các thơng điệp có thể di
chuyển tự do giữa các tế bào thần kinh. cetylcholin không bị phân hủy s ứ đọng tại các xynáp và tác động liên tục vào thụ thể làm màng sau xy-náp luôn ở trạng thái đáp ứng dù khơng cịn
xung động thần kinh truyền đến xy-náp, dựa vào mức độ ức chế enzym, người ta chia các yếu tố
này ra làm 2 loại:
Loại ức chế tạm thời: Các chất này chỉ ức chế enzym một thời gian ngắn sau đó ch ng giải phóng
enzym hoạt động trở lại.
Loại ức chế vĩnh viễn: Các chất này gắn chặt vào acetylcholinesterase thành một phức hợp bền
vững, ức chế vĩnh viễn enzym này làm acetylcholin bị ứ đọng nặng và lâu dài rất nguy hiểm, có
thể gây tử vong. Vì vậy, chúng là những chất độc đối với cơ thể sinh vật phổ biến là các loại
thuốc BVTV gốc lân hữu cơ và carbamate.
Các chất kháng cholinestera ngăn cản hệ thần kinh hoạt động đ ng nhịp. Điều này có thể ảnh
hưởng đến thần kinh trên não, nơi thực hiện chức năng giải phóng và kiểm sốt hoạt động của các
hc mơn. Do hc mơn đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu của quá tr nh phát triển của sinh
vật và trong sinh sản (Hưng và cs, 2005).
Theo Horsberg và cs (1989) thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ (Dichlorvos) gây ức chế men ChE
trong não cá hồi (Salmon) mạnh nhất ở nồng độ lưu tồn trong cơ thể cao nhất. Ông cho biết việc
xác định hoạt t nh của men ChE có thể tin cậy hơn việc phân t ch lượng thuốc tồn lưu khi chẩn
đoán việc cá hồi có thể bị nhiễm độc thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ hay gốc carbamate hay không.
Theo Zinkl và cs (1980) và Fleming và Grue (1981) thì nếu như hoạt tính của men AChE trong
não giảm 20% so với đối chứng thì có thể xem như là cá có tiếp xúc với thuốc trừ sâu gốc Lân
hữu cơ. Ch nh do sự rất nhạy cảm về hoạt tính của men ChE đối với thuốc trừ sâu gốc lân hữu
cơ và gốc carbamate mà chúng ta có thể dung để đo đạt hoạt tính của men như là một cơng cụ
trong việc đánh giá mơi trường có bị nhiễm thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ và gốc carbamate.
Các thuốc trừ sâu gốc Clo hữu cơ, Lân hữu cơ, Carbamate có cơ chế tác động lên hệ thần kinh
sinh vật, gây ức chế hoạt tính enzym AChE làm tê liệt quá trình dẫn truyền kích thích thần kinh.
AChE có chức năng quan trọng là thủy phân acetylcholine thành choline và acetate (O’Brien,
1976; Peakall, 1992). Lân hữu cơ và carbamat làm gián đoạn quá trình thủy phân này (Peakall,
1992; Thompson và Walker, 1994; Fossi et al., 1994; Stenersen, 2004). Sự gián đoạn trên gây nên
tác động xấu đến hệ thần kinh của sinh vật và có thể gây chết sinh vật (Peakall, 1992). Quá trình
ức chế của Lân hữu cơ gọi là phosphoryl hố, của Carbamate là q trình carbamyl hóa enzym

AChE (Hùng, 1999). Sự ức chế enzym AChE là một chỉ tiêu đặc trưng của sinh vật bị ảnh hưởng
bởi gốc Lân hữu cơ và gốc Carbamate và được đề nghị làm chỉ tiêu đánh dấu sinh học chỉ sự ô
nhiễm các loại hóa chất này (Coppage và cs, 1975; Peakall, 1992, Kirby và cs, 2000).
2.3.3 Những yếu tố sinh học tác động đến ức chế AChE
Trong điều kiện môi trường không nhiễm bẩn yếu tố độ tuổi và giới t nh cũng có liên quan đến
hoạt tính ChE, hai yếu tố này ảnh hưởng đến nhạy cảm của ChE bởi thuốc BVTV. Hoạt tính
AChE của cá trê Ấn Độ Heteropneustes fossilis ở giai đoạn ấu trùng bị ức chế bởi lân hữu cơ
malation nhiều hơn ở giai đoạn trưởng thành ( Dutta và cs, 1995). Tương tự ở chuột 2-3 tuần tuổi
cũng chịu ức chế cao hơn chuột trưởng thành khi tiếp xúc với thuốc gốc lân hữu cơ paration,
malation và carbamate (Vidair, 2004). Sự ức chế ChE loài chim cụt Nhật Bản Coturnix japonica
phụ thuộc vào giới tính, sự ức chế ChE ở huyết tương cá thể đực xấp xỉ gấp hai lần cá thể cái
trong điều kiện nhiễm lân hữu cơ dicrotophos và carbamat carbofuran (Hill, 1989).
6


CHƢƠNG
PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU
3.1. MẪU NGHIÊN CỨU
Cá Tra giống (12 - 15g/con) được mua ở trại cá giống, sau đó đem về dưỡng khoảng khoảng 2
tuần trong bể composite để đảm bảo cá khỏe mạnh và thích nghi với điều kiện mơi trường trước
khi thí nghiệm. Hệ thống bể s được sục khí liên tục và thay nước mỗi ngày; cá được cho ăn bằng
thức ăn viên tổng hợp. Một ngày trước khi tiến hành thí nghiệm khơng cho cá ăn để hạn chế việc
thức ăn, phân hay các chất thải khác có thể làm ơ nhiễm mơi trường nước thí nghiệm và từ đó có
thể làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
Hóa chất th nghiệm: dung dịch “smoke liquid” được sản xuất thơng qua q trình nhiệt phân vỏ
trấu ở nhiệt độ cao trong điều kiện yếm khí.
3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Các thí nghiệm được thực hiện tại trại thủy sản trường Đại Học An Giang.
Thời gian bắt đầu từ 01/07/2016 đến 30/04/2017.
3.3. CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU

- Kính hiển vi có độ phóng đại 400–1000 lần.
- Lame và lamelle (phải sạch, đã tẩy mỡ, trong, không trầy, khơng mốc).
- Hộp đựng tiêu bản.
- Kéo, bơng gịn.
- Viết (để đánh số lame).
- Ống nhỏ giọt (compte gonttes).
- Thùng nhựa 150 lit
- Bể composite 2 m3 để trữ cá
- Bể 3m3 để trữ nước và thay nước
- Các bộ test để đo mơi trường

3.4. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
3.4.1 Th nghi m 1 Xác định độ độc cấp tính (LC50-96h) của “smoke liquid” lên cá Tra
giống.
Xác định LC50-96h được tiến hành bố trí thí nghiệm theo APHA (1998). Thí nghiệm được tiến
hành qua 2 giai đoạn.
3.4.1.1 Thí nghiệm xác định khoảng gây độc

y

ng ệm

m

Th nghiệm được tiến hành bằng cách bố tr 5 mức nồng 0,06
đến 1
để xác định khoảng
nồng độ gây chết từ 10-90 cá th nghiệm. Th nghiệm được tiến hành trong bể composite 150L.
Kết quả th nghiệm này là cơ sở để tiến hành th nghiệm xác định LC50-96h.
7



3.4.1.2 T

ng ệm xác địn LC50-96h

Năm mức nồng độ “smoke liquid” 0,08%, 0,11%, 0,16%, 0,24%, 0,34% nằm trong khoảng gây
độc và nghiệm thức đối chứng được bố tr hoàn toàn ngẫu nhiên. Mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp
lại, mỗi lần lặp lại có 11 cá Tra được bắt ngẫu nhiên từ bể dưỡng cá. Trong suốt quá tr nh làm th
nghiệm các bể không sục kh , không thay nước, không cho cá ăn. Các chỉ tiêu như nhiệt độ, pH
NO2- s được theo dõi hàng ngày vào l c 6 – 8 giờ và 14 – 15 giờ. Cá s được theo dõi và ghi
nhận những phản ứng với “smoke liquid” như thay đổi tập t nh bơi lội, phân bố trong bể, co
giật… Cá chết s được ghi nhận tại các thời điểm 1, 3, 6, 9, 12, 24, 36, 48, 60, 72, 96 giờ sau khi
bố tr và được vớt ra khỏi bể ngay để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường nước th nghiệm
(APHA, 1998).
Giá trị LC50-96h được ước t nh theo phương pháp Probit (Finney, 1971) trên phần mềm SPSS
13.0.
3.4.2 Th nghi m
Xác định mức độ nhạy cảm và phục hồi của emzyme Cholinesterase
(ChE) với “smoke liquid”
Bốn nồng độ tương ứng với 1%, 2%, 10% và 25% LC50-96h của “smoke liquid” với cá Tra giống
đã t m được ở th nghiệm 1 và một nghiệm thức đối chứng s được bố tr hoàn toàn ngẫu nhiên
trong bể composite 150L với 6 lần lập lại, mỗi bể bố tr 30 cá. Trong 48 giờ không thay nước, cho
ăn và sục kh . Sau đó chia làm 2 nhóm:
Nhóm 1: Thay 30
enzyme ChE.

nước hàng ngày và bắt đầu cho cá ăn (1 lần/ngày) để theo dõi tốc độ phục hồi

Nhóm 2: Thay 30 nước hàng ngày nhưng không cho cá ăn để theo dõi ảnh hưởng của cung cấp

năng lượng đến tốc độ phục hồi enzyme ChE.
Theo dõi chăm sóc cá và thu mẫu:
Mỗi ngày thay nước 1 lần cho cá ăn lượng thức ăn khoảng 30 g ở nhóm 1.
Nhiệt độ, pH, NO2-, TAN được đo 2 ngày 1 lần vào buổi sáng (6 - 8h) và chiều (14 - 15h).
Th nghiệm được thực hiện ở giai đoạn này là 16 ngày.
Chu kỳ thu mẫu đo ChE
Mẫu cá được thu ở các thời điểm 1, 6, 12, 24, 48 giờ sau khi bố tr và 2 ngày/lần trong tuần đầu
sau khi thay nước và 7 ngày/lần trong tuần tiếp theo. Tổng số mẫu cần phải phân t ch là:
4NT x 6 lần lặp lại x 9 lần thu mẫu

216 mẫu

Quy trình xử lý mẫu s được thực hiện theo Cong et al (2006) và enzyme ChE được đo bằng máy
so màu quang phổ (U-2800, HIT CHI, Nhật) ở bước sóng 412 nm theo như mơ tả của Ellman
et al. (1961). Hoạt t nh của enzyme ChE được t nh theo công thức sau:

HT 

AxC v xH v
FxLxS v xPv

Trong đó:
- HT: Hoạt t nh của enzyme (µM/g/phút)
- : độ hấp phụ mẫu trong 1 phút (Abs/phút) - độ hấp phụ mẫu trắng (Abs/phút),
8


- Cv: tổng thể tích cuvest = 3 mL,
- Hv: thể tích dung dịch đệm sử dụng để nghiền mẫu (ml),
- F: hệ số = 13,6

- L: Chiều dài cuvest (cm),
- Sv: thể tích mẫu sau khi ly tâm (ml) lấy đo = 0,2 ml
- Pv: trọng lượng mẫu lấy nghiền (g).
3.4.3 Th nghi m Xác định ảnh hƣởng “smoke liquid” ở nồng độ dƣới ngƣỡng gây chết
đến sinh trƣởng của cá Tra:
Ba mức nồng độ “smoke liquid” gồm 1%LC50-96h, 10%LC50-96h và 25% LC50-96h và đối chứng
được bố trí hồn toàn ngẫu nhiên trong bể composite 500L, mỗi nồng độ được bố trí lặp lại 3 lần.
Sau khi bể đã được rửa sạch, cho 300L nước máy vào từng bể, sục khí liên tục trong 24 giờ. Bắt
ngẫu nhiên 30 cá khỏe mạnh, nhẹ nhàng cân trọng lượng từng con (Wo) rồi thả vào từng bể thí
nghiệm đã chuẩn bị s n nồng độ “smoke liquid” như dự kiến. Cho cá tiếp xúc với “smoke liquid”
2 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày. Sau 4 ngày tiếp xúc với thuốc, các nghiệm thức được thay nước
100%. Mỗi ngày cá được cho ăn bằng thức ăn thương mại dạng viên của nhãn hiệu Con Cò (28%
P) với lượng bằng 5% khối lượng cá trong bể. Cá được cho ăn 1 lần vào buổi sáng, thay nước vào
buổi chiều với thể t ch nước được thay bằng 30% tổng thể tích. Các yếu tố môi trường như nhiệt
độ, pH, NO2-, TAN được theo dõi hằng ngày.
Th nghiệm được tiến hành theo dõi suốt 90 ngày trong trại thực nghiệm.
Tỷ lệ sống được t nh theo cơng thức:
TLS 

Trong đó:

C
x100
CBT

TLS: Tỷ lệ sống

C: Số cá c n lại sau khi kết th c th nghiệm
CBT: Tổng số cá bố tr
 Hệ số thức ăn (Feed Conversion Ratio)

Thức ăn sử dụng
FCR =
Khối lượng cá gia tăng
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) tính theo công thức:
SGR ( /ngày)

(Ln(Wt) – Ln(W0) / T ) x 100

Trong đó:
- Wt : trọng lượng cá ở thời điểm khảo sát (thời điểm t) (g);
- W0 : trọng lượng cá lúc bố trí (g);
- T : thời gian ni (ngày).

9


Tốc độ tăng trường tuyệt đối (DWG) tính theo cơng thức
Wf – W i
DWG (g/ngày) =
T
Với

Wi : Khối lượng cá ban đầu (g)
Wf : Khối lượng cá kết thúc thí nghiệm (g)
T: Thời gian thí nghiệm (ngày)

Chỉ số nội tạng được tính theo cơng thức:

% phi lê = (Wphilê / Wcơ thể )*100
HIS (%) = (Wgan / Wcơ thể )*100

VSI (%) = (Wnộitạng / Wcơ thể )*100
iGas (%) = (Wdạ dày / Wcơ thể )*100
iEnS (%) = (Wruột / Wcơ thể )*100
QI (cm) = (Lruột / Lcơ thể)*100
IPF (%) = (Wmỡ/Wcơ thể)*100
3.4.4 Th nghi m
sinh tr ng

Th nghi m các liều lƣợng của “smoke liquid” trong điều trị ngoại k

Thí nghiệm được bố trí trong các thùng nhựa có thể tích 150 lít, mỗi thùng chứa 30 con cá Tra
giai đoạn giống, trọng lượng từ 10 -20g/con. Sục khí liên tục 24/24 giờ trong suốt thời gian thí
nghiệm. Theo dõi nhiệt độ, pH, ơxy hịa tan, NO2-, NH4+ trong thí nghiệm. Thí nghiệm được bố
tr hồn tồn ngẫu nhiên với ba mức nồng độ 10%LC50-96h, 25%LC50-96h, 50%LC50-96h và một
nghiệm thức đối chứng. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Cá đã được gây cảm nhiễm trong các bể
2m3 để tiến hành bố tr th nghiệm. Sau đó cá được tắm “smoke liquid” trong 30 phút ở các nồng
độ tương ứng. Kiểm tra mức độ nhiễm ký sinh trùng trước và sau 1, 24, 36 và 72 giờ thí nghiệm ở
cả lơ đối chứng và lơ thí nghiệm.
Tỉ lệ nhiễm (TLN) % = 100 x (tổng số cá nhiễm KST/tổng số cá kiểm tra)
Cường độ nhiễm = Tổng số ký sinh trùng A/cá thể hay cơ quan/lame/thị trường KHV
3.5. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ S

LIỆU

Sử dụng phần mềm SPSS 13.0 và phần mềm minitab 16.0 để phân t ch phương sai one-way
NOV , kiểm định Duncan để so sánh sự khác biệt trung b nh giữa các nghiệm thức.

10



CHƢƠNG
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


Đ C CẤP TÍNH CỦA “SMOKE LIQUID” L N CÁ TRA GI NG

4.1.1 Các yếu tố mơi trƣờng trong q trình thí nghi m
Theo dõi các yếu tố môi trường tại các thời điểm bắt đầu và sau khi kết thúc thí nghiệm (sáng và
chiều), kết quả như sau:
Bàng 1: Giá trị trung bình của các yếu tố mơi trường trong thí nghiệm
Nhi t độ (0C)

NO2- ( mg/L)

pH

Sáng

Chiều

Sáng

Chiều

Sáng

Chiều

ĐC


26±0.27

27±0.52

7.39

7.89

0

0

NT 1

26±0.29

27±0.24

7.63

7.44

0.06

0.06

NT 2

26±0.15


28±0.60

7.39

6.78

0

0.06

NT 3

26±0.17

28±0.14

7.28

6.44

0.11

0.11

NT 4

26±0.25

28±0.29


6.67

6.11

0.28

0.28

NT 5

27

28±0.39

6.44

5.67

0.17

0.17

Nhiệt độ môi trường ban đầu ổn định ở mức 260C và nhiệt độ lúc kết thúc thí nghiệm là từ 26 280C, chênh lệch nhiệt độ giữa các nghiệm thức là không quá lớn, nên cá không bị sốc nhiệt cũng
như ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của cá, nhiệt độ vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho sự
phát triển của cá Tra nên yếu tố nhiệt độ không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Nhiệt độ thích
hợp cho các lồi thủy sản nhiệt đới là 25-300C (Rowland, 1986).
Thời gian ban đầu của thí nghiệm pH ổn định ở mức bằng 7. Về cuối thí nghiệm thì pH có biến
động nhưng biến động này khơng lớn, do thời gian bố trí thí nghiệm ngắn (96h) và do khơng cho
ăn nên các hợp chất hữu cơ dư thừa trong nước là hầu như khơng có xuất hiện. Nên pH vẫn nằm
ở mức khá ổn định, dao động trong khoảng 6,5 - 7,5, sự thay đổi này không đáng kể và không

ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
Lượng NO2- trước và sau khi thí nghiệm ln nằm ở mức ổn định dao động trong khoảng (0 – 0.3
mg/L) NO2- thích hợp trên các lồi cá nước ngọt yếu tố mơi trường này khơng ảnh hưởng đến
kết quả thí nghiệm.
Nhìn chung các yếu tố mơi trường trong q trình thí nghiệm có sự biến động nhưng khơng đáng
kể, đều nằm trong khoảng thích hợp cho hoạt động của cá.
1

Độ độc cấp tính của dung dịch “smoke liquid” lên cá Tra giống

Nồng độ gây chết 50% (LC50-96h) là một trong những chỉ tiêu đánh giá nhanh độ độc tính của hóa
chất. Giá trị LC50-96h càng nhỏ th độc tính càng cao. LC50-96h trong nghiên cứu này được ước tính
theo phương pháp Probit (Finney, 1971). Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trên thế
giới.

11


Khi cho dung dịch khói “smoke liquid” vào các bể thí nghiệm thì cá bắt đầu chết nhiều trong 3-6
giờ tiếp xúc và số cá chết tỉ lệ thuận với nồng độ thuốc thí nghiệm từ 0 (đối chứng) đến nồng độ
cao nhất là 0,34 %. Kết quả xác định được LC50-96h của “smoke liquid” đối với cá Tra giống là
0,26 %.
Bảng 2: So sánh giá trị LC50-96h với một số thuốc khác
Tên thuốc

Đối tƣợng
nghiên cứu

Thời điểm


LC50-96h

SMOKE LIQUID

Cá Tra

96h

0.26 %

QUINALPHOS

Cá Tra

96h

0.13 mg/L

Tác giả

Độ độc của từng loại thuốc còn tùy thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe của đối tượng được
thí nghiệm và phụ thuộc vào từng giai đoạn khác nhau. Ví dụ như mức độ độc của hoạt chất
quinalphos có giá trị LC50-96h của cá chép (Cyprinus carpio) có khối lượng 2 g (std=0,20) là 0,75
μl/l (Chebbi & David, 2009) và với cá Channa punctatus là 25 μg/l (Sastry Abad, 1983). Theo
WHO (2004) th quinalphos có độc tính thuộc nhóm II (độc trung bình). Tuy nhiên,
Koesoemadinata và Djajadirectdja (1976) cho rằng độc tính của thuốc BVTV có giá trị LC50-96h <
1 mg/L nằm trong nhóm thuốc BVTV có độc tính cao. LC50-96h là 0,13 mg/L thì quinalphos có
độc tính rất cao đối với cá Tra giống. C n đối với “smoke liquid” th có giá trị LC50-96h đối với cá
Tra giống là 0,26 % nằm ở mức độc tính không cao.
4.2 ẢNH HƢỞNG CỦA „SMOKE

CHOLINESTERA CÁ TRA GI NG

LIQUID”

L N

HO T

TÍNH

ENZYME

4.2.1 Biến động các yếu tố mơi trƣờng trong q trình thí nghi m
Nhiệt độ trung bình trong q trình bố trí thí nghiệm là khá đồng nhất giữa các nghiệm thức,
nhiệt độ dao động trong khoảng 26,57 – 26,830C (buổi sáng) và 27,78 – 28,000C (buổi chiều).
Nhiệt độ nước buổi sáng thường thấp hơn buổi chiều. Chênh lệch nhiệt độ giữa buổi sáng và
chiều không lớn, không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá.
pH trung bình trong thời gian bố trí thí nghiệm khá đồng nhất giữa các nghiệm thức và dao động
trong khoảng 7,77 – 7,90 (buổi sáng) và 7,42 – 7,75 (buổi chiều). Khoảng pH này cho thấy nước
mang tính trung tính, sự chênh lệch giữa các nghiệm thức thấp cho thấy pH khá đồng nhất, biên
độ dao động pH trong ngày từ 0,13 – 0,33. pH là một trong những yếu tố sinh thái ảnh hưởng rất
lớn đến sức khỏe của cá Tra nên cần được quan tâm. Trong thí nghiệm, pH nằm ở mức khá ổn
định, dao động không đáng kể và không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

12


Bảng 3: Nhiệt độ, DO, TAN, NO2-, pH trong quá trình thí nghiệm
NT


Đối
chứng
1%LC5096h

2%LC5096h

10%LC5096h

25%LC5
0-96h

Nhi t độ (0C)
Sáng

Chiều

26,75 ±
0,64

28,00
±0,45

26,57 ±
0,35

DO (mg/L)
Sáng

TAN (mg/L)


NO2- (mg/L)

pH

Chiều

Sáng

Chiều

Sáng

Chiều

Sáng

Chiều

6

6

1,25
±0,46

1,13
±0,31

0,42
±0,19


0,29
±0,28

7,90 ±
0,34

7,67
±0,20

27,78±0,
78

6

6

0,90
±0,15

0,92
±0,14

0,42
±0,20

0,42
±0,10

7,77 ±

0,23

7,42
±0,23

26,70 ±
0,48

28,00±0,
42

6

6

0,90
±0,15

1,00
±0,24

0,67
±0,28

0,59
±0,10

7,77 ±
0,28


7,53
±0,20

26,70 ±
0,46

27,83±0,
41

6

6

0,98
±0,29

0,86
±0,29

0,58
±0,35

0,46
±0,09

7,78 ±
0,22

7,53 ±
0,30


26,83
±0,53

27,89±0,
66

6

6

1,21
±0,34

1,05
±0,23

0,42
±0,43

0,29
±0,29

7,82
±0,29

7,75
±0,17

Lượng TAN trong thời gian thí nghiệm tương đối ổn định trong suốt thời gian thí nghiệm. Theo

Dương Nhật Long (2002) th hàm lượng TAN thích hợp cho cá là < 4 mg/L. Trong thời gian thí
nghiệm th hàm lượng TAN trung b nh dao động từ 0,90 – 1,25 mg/L (buổi sáng) và 0,86 – 1,13
mg/L (buổi chiều). Hàm lượng TAN nằm trong khoảng thích hợp cho cá phát triển b nh thường.
Lượng NO2- vào buổi sáng cao hơn buổi chiều, nhưng chênh lệch lượng NO2- giữa buổi sáng và
buổi chiều không cao, khoảng 0,08mg/L (Bảng 3). Lượng NO2- luôn nằm ở mức ổn định, so với
kết quả thí nghiệm của Trương Quốc Ph và Vũ Ngọc Út (2006) khoảng NO2- thích hợp trên các
loài cá nước ngọt là 0,66 – 200 ppm. Yếu tố môi trường này không ảnh hưởng nhiều đến các quả
thí nghiệm.
Nhìn chung các yếu tố mơi trường trong q trình thí nghiệm có sự biến động, nhưng sự biến
động này không đáng kể, không gây ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của cá Tra.
4.2.2. Sự nhạy cảm và khả năng phục hồi enzyme ChE trong não cáo Tra giống sau khi tiếp
xúc với “smoke liquid”
Kết quả hoạt tính enzyme ChE trong thí nghiệm được trình bày trong bảng 4:

13


×