Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển chăn nuôi trâu tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRÂU
TỈNH AN GIANG

DƯƠNG YẾN LINH

AN GIANG, THÁNG 05 – 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP-TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRÂU
TỈNH AN GIANG

DƯƠNG YẾN LINH
MÃ SỐ SV: DCN144936

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN BÌNH TRƯỜNG

AN GIANG, THÁNG 05 – 2018



CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Đề tài nghiên cứu khoa học“ Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát
triển chăn nuôi trâu tỉnh An Giang”, do sinh viên Dương Yến Linh thực hiện dưới sự
hướng dẫn của ThS. Nguyễn Bình Trường. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và
được Hội đồng khoa và Đào tạo Khoa thông qua ngày 10 tháng 5 năm 2018.
Thư ký

ThS. ĐÀO THỊ MỸ TIÊN

Phản biện 1

Phản biện 2

Ts. NGUYỄN THỊ THU HỒNG

Ts.NGUYỄN THẾ THAO

Cán bộ hướng dẫn

ThS. NGUYỄN BÌNH TRƯỜNG

Chủ tịch Hội đồng

Ts. HỒ THANH BÌNH
i


LỜI CẢM TẠ
Trên thực tế khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với những sự nổ

lực và hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác.
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường Đại học đến nay, em đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của q thầy cơ, gia đình và bạn bè.
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn đến các giảng viên của Trường, các thầy cô
thuộc Ban giám hiệu Trường Đại học An Giang, Ban chủ nhiệm Khoa Nông Nghiệp
và Tài Nguyên Thiên Nhiên, môn Chăn nuôi – Thú y đã nhiệt tình giảng dạy, hết
lịng truyền đạt vốn kiến thức cho em trong quá trình học tập vừa qua.
Xin cảm ơn thầy cô bộ môn Chăn nuôi đã trực tiếp đứng lớp giảng dạy chia sẽ
cho em những kinh nghiệm quý báu trong suốt 4 năm học vừa qua.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến ThS. Nguyễn Bình Trường đã trực
tiếp hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành đề tài này.

An Giang, ngày…tháng …. năm 2018
Người thực hiện

Dương Yến Linh

ii


LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong
nghiên cứu có xuất sứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của cơng trình
nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

An Giang, ngày…. tháng….năm 2018
Người thực hiện

Dương Yến Linh


iii


TÓM TẮT
Điều tra khảo sát được thực hiện tại vùng Núi ( huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại
Sơn) và vùng Đồng Bằng (huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân) tỉnh An Giang từ
tháng 9/2017 đến tháng 04/2018. Tổng số trâu được khảo sát là 846 con, trong đó có
719 con cái và 127 con đực. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ 85% và quy mô chăn
nuôi 1-5 trâu/hộ chiếm tỷ lệ 71,3%. Tuổi đẻ lứa đầu của trâu 38-48 tháng là 84,9%.
Số lần phối giống đậu thai 2 lần, thời gian động dục lại sau đẻ 1,9 tháng và khoảng
cách giữa 2 lứa đẻ 12-14 tháng là 83,4%. Khối lượng trâu đực phối giống khoảng
787 kg với độ tuổi là 70,6 tháng và tuổi phối giống lần đầu là 38,4 tháng. Qua điều
tra cho thấy khó khăn lớn nhất cho chăn nuôi trâu là giá tiêu thụ thấp. Nên nghiên
cứu phục tráng giống trâu (trâu Bưng) và quy hoạch vùng nuôi đáp ứng nhu cầu sinh
lý con trâu.
Từ khóa: trâu, giống, khối lượng, sinh sản.

iv


ABSTRACT
Current status of Buffaloes production in An Giang province
This survey was carried out in highland area (Tinh Bien, Tri Ton and Thoai Son
districts) and delta region (An Phu, Tan Chau and Phu Tan districts), belonging to
An Giang province. A total of 846 buffaloes, including 719 females and 127 males,
were surveyed. The results showed that buffalo females took 85.0% and herd size
was 1-5 buffaloes/house was over 71.3%. The age at first calving was 36-48 months
taking over 84.9%. The conception rate was 2.0. Time for the estrus exposed after
calving was 1.90 months. Calving intervals was 12-14 months takes over 83.4%.
Live weight of buffalo bulls was 787 kg, at the age of 70.6 months and age at the

first conception was 38.4 months. The biggest difficulty in husbandry buffaloes is the
low purchasing price. It, therefore, needs to rehibilitate buffaloes and planning of
breeding areas to meet the physiological of buffaloes.
Key words: Buffalo, breeding, body weight, reproductive

v


M CL C
Trang
Chấp nhận hội đồng .................................................................................................... i
Lời cảm tạ ................................................................................................................... ii
Lời cam kết ................................................................................................................. iii
Tóm tắt (Tiếng Việt) ................................................................................................... iv
Abstract ....................................................................................................................... v
Mục lục ....................................................................................................................... vii
Danh sách bảng .......................................................................................................... viii
Danh sách hình............................................................................................................ ix
Chương 1: G
T
U ............................................................................................. 1
1.1 T nh cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.3 Những đóng góp của đề tài ................................................................................... 2
1.4 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2
Chương 2: T NG QUAN ĐỀ T NG
N C U .................................................. 3
2.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 3
2.2 Lượt khảo vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 4

2.3 Câu hỏi nghiên cứu hoặc giả thuyết nghiên cứu .................................................. 22
Chương 3:
NG
NG
N C U ............................................................ 23
3.1 hương tiện ........................................................................................................... 23
3.2 hương pháp ......................................................................................................... 23
3.3 hương pháp thực hiện các chỉ tiêu ...................................................................... 24
3.4 Tiến độ thực hiện .................................................................................................. 25
3.5 Xử lý số liệu .......................................................................................................... 25
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 26
4.1 Phân bố đàn........................................................................................................... 26
4.2 Cơ cấu đàn ............................................................................................................ 27
4.3 Quy mô đàn........................................................................................................... 27
4.4 Mục đ ch chăn nuôi trâu ....................................................................................... 28
4.5 Chuồng trại nuôi trâu ............................................................................................ 29
4.6 hương thức nuôi dưỡng ...................................................................................... 29
4.7 Thức ăn trong chăn nuôi ....................................................................................... 30
4.8 Chăn nuôi trâu sinh sản ........................................................................................ 31

vi


4.9 Tuổi đẻ lứa đầu của đàn trâu trong tỉnh ................................................................ 32
4.10 Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của đàn trâu ............................................................. 33
4.11 Mùa sinh sản ....................................................................................................... 34
4.12 Thông tin trâu đực phối giống ............................................................................ 35
4.13 Khối lượng đàn trâu ............................................................................................ 36
4.14 Thuận lợi và khó khăn ........................................................................................ 37
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 38

5.1 Kết luận ................................................................................................................. 38
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................. 38
TÀI LI U THAM KHẢO .......................................................................................... 39

vii


DANH S CH BẢN
Trang
Bảng 1. Số liệu tổng đàn trâu ..................................................................................... 5
Bảng 2: So sánh khối lượng hai ngoại hình của trâu đực và cái ................................ 7
Bảng 3: Một số chỉ tiêu sinh sản của trâu cái ............................................................. 10
Bảng 4: Tiến trình nghiên cứu .................................................................................... 25
Bảng 5: Số lượng trâu tỉnh An Giang giai đoạn 2007-2017 ....................................... 26
Bảng 6: Tuổi và phái t nh trâu trong các giai đoạn ................................................... 27
Bảng 7: Quy mô đàn trâu trên 2 vùng khảo sát .......................................................... 27
Bảng 8: Mục đ ch chăn nuôi trâu ................................................................................ 28
Bảng 9: Chuồng trại chăn nuôi trâu ............................................................................ 29
Bảng 10: hương thức chăn nuôi trâu ........................................................................ 29
Bảng 11: Các loại thức ăn trong chăn nuôi trâu ......................................................... 30
Bảng 12: Sinh sản trên trâu cái ................................................................................... 31
Bảng 13: Tuổi đẻ lứa đầu của đàn trâu ....................................................................... 32
Bảng 14: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ của đàn trâu .................................................. 33
Bảng 15: Tỷ lệ đẻ của đàn trâu qua các tháng trong năm........................................... 34
Bảng 16: Thông tin trâu đực giống ............................................................................. 35
Bảng 17: Khối lượng của trâu qua các tháng tuổi ...................................................... 36
Bảng 18: Các yếu tố khó khăn trong chăn ni trâu .................................................. 37

viii



DANH S CH HÌNH
Trang
ình 1: Chăn ni trâu nơng hộ .......................................................................... 28
ình 2: Ni nhốt có sân vận động ..................................................................... 30

ix


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn ni trâu vốn có vai trị quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp. Ở nước ta từ
xưa con trâu đã được nuôi để phục vụ cho việc sản xuất của nhà nông. Con trâu trong
đời sống được đứng đầu với câu “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Tình hình kinh tế đất
nước phát triển với sự phát triển của công nghệ hóa nơng nghiệp nên sử dụng trâu cày
kéo ngày càng hạn chế. Theo Cục Chăn Nuôi (2009): Đàn trâu ở các vùng Tây Bắc,
Bắc Trung Bộ, Duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên có xu hướng tăng, tốc độ tăng
của các vùng tương ứng là 1,19%, 1,83%, 1,37% và 2,34% năm. Ngược lại, đàn trâu
của các vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) lại có xu hướng giảm, giảm mạnh nhất ở vùng ĐBSH và
ĐBSCL (giảm 8,12% và 7,26% năm). Theo Nguyễn Văn Đức (2015) thì trâu Việt
Nam thuộc nhóm trâu đầm lầy (Swamp buffalo), năm 2014 cả nước còn 2,51 triệu
con, đã giảm 1,68% so với năm 2013, có thể ảnh hưởng từ nguồn cung cấp trâu cả
nước chỉ có 2 cơ sở nuôi giữ giống trâu với số lượng 30 trâu nội và 40 Murrah, cung
ứng cho sản xuất 14 trâu cái giống/năm nên giống trâu gần như chưa được quan tâm
và số lượng hiện nay đang giảm dần qua các năm.
An Giang là 1 trong 4 vùng kinh tế trọng điểm của ĐBSCL, nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt gồm mùa khơ và mùa mưa, khí hậu cơ bản thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp. Với điều kiện sinh thái tự nhiên và nguồn phụ phẩm

nông nghiệp phong phú là yếu tố quan trọng được đánh giá là thuận lợi để phát triển
cho ngành chăn nuôi gia súc mà đặc biệt là ngành chăn nuôi trâu phát triển. Theo số
liệu của Cục Thống kê tỉnh An Giang (2016) thì số lượng đàn trâu hiện nay đang
giảm từ 5.383 con (2009) chỉ còn lại 3.876 con (2016) và đàn trâu tập trung nhiều
nhất tại Tri Tôn (650 con), Tịnh Biên (987 con), An Phú (602 con) và Tân Châu (478
con). Kết quả mới nhất của Nguyễn Bình Trường (2012) thì khoảng cách lứa đẻ 1
năm/1 nghé chỉ có 54,3%, 2 năm/1nghé là 0,50% và 3 năm/2 nghé là 45,2%. Tuổi đẻ
lần đầu khoảng 3-4 năm tuổi chiếm 58,3%, 4-5 năm tuổi chiếm 41,7% và thời gian
sinh sản tập trung từ tháng 7-10 hàng năm.

1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiện trạng chăn nuôi trâu tại tỉnh An Giang
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển đàn trâu
1.3 NH NG Đ NG G P CỦA ĐỀ T I
Đóng góp về mặt khoa học:
Đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản của đàn trâu và tìm ra yếu tố ảnh hưởng phát
triển chăn ni trâu.
Đóng góp cơng tác đào tạo:
Nâng cao khả năng nghiên cứu của sinh viên
Hoàn thành một đề tài nghiên cứu cấp khoa của sinh viên cũng là khóa luận tốt
nghiệp đại học
Đóng góp phát triển kinh tế xã hội: Tìm giải pháp góp phần nâng cao giá trị con
trâu để phát triển kinh tế
1.4 N I DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển chăn nuôi trâu ở An Giang
1.5 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: đàn trâu tỉnh An Gang

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ thực hiện tại 4 huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, An Phú và
Tân Châu, tỉnh An Giang
Công cụ nghiên cứu: Khảo sát

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN ĐỀ T I NGHIÊN CỨU
2.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1 Ngồi nước
Tại Indonesia thì trâu đầm lầy (Swamp buffaloes) với khối lượng trâu cái khoảng
440,50±6,26 kg, trong độ tuổi khoảng 7,95±0,17 năm, lứa đẻ thứ 3,15±0,11 và
khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 584,88±8,15 ngày. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ sẽ trở nên
dài hơn nếu trâu cái có khối lượng thấp nên quản lý tốt có thể khắc phục vấn đề
khoảng cách sinh này. Do đó, cải thiện khoảng cách sinh của trâu có thể được thực
hiện thông qua quản lý cải tiến hệ thống dinh dưỡng và sử dụng các cơng nghệ chăn
ni có kiểm soát (Mberato et al., 2016).
Tăng trọng trong cơ thể (g/ngày) đối với trâu đực và cái Nili–Ravi ở Pakistan từ sơ
sinh đến 3 tháng là 380,16±13,57 và 344,56±10,32; từ 3-6 tháng là 416,05±10,03 và
387,50±8,37; từ 6-12 tháng là 525,91±11,17 và 477,97±5,23
và từ 12-18 tháng tuổi là 452,54±25,16 và 410,52±12,05. Trung bình về khối lượng
từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi là 451,87±9,03 ở con đực và 416,02±3,06 g/ngày ở con
cái. Tương tự như vậy, tăng trọng của trâu khác biệt có ý nghĩa thống kể ở các giai
đoạn 3-6 tháng và 6-12 tháng tuổi (Afzal & cs., 2009).
Philippin đã nhập trâu Murrah từ Mỹ và nuôi giữ tại Trung tâm nghiên cứu, chọn lọc
những cá thể có khả năng sinh trưởng và sinh sản tốt, khai thác tinh và phối với đàn
trâu địa phương tạo con lai có khả năng cho thịt tốt hơn cả về năng suất và chất
lượng. Trâu Murrah Bungari cũng được nhập khẩu với những cá thể có sản lượng sữa
cao nhằm tạo con lai hướng sữa. Tất cả trâu ngoại nhập đều nuôi giữ riêng, chọn lọc

nhân thuần và sản xuất những trâu đực giống tốt để kiểm tra năng suất. Sau khi kiểm
tra qua đời sau, những trâu đực giống này được khai thác tinh để làm thụ tinh nhân
tạo. Con lai đã thể hiện ưu thế rõ về tầm vóc, khả năng sinh trưởng, năng suất thịt và
sữa đã cao hơn nhiều so với trâu địa phương. Hiện nay Philippin đã thành lập Ngân
hàng gen với các dạng tinh đông lạnh, phôi được tạo ra từ những cá thể đặc biệt hoặc
ở các nhóm giống tốt khác nhau phục vụ cho cơng tác cải tiến di truyền nâng cao
chất lượng đàn giống và khả năng sản xuất của đàn trâu địa phương (Cruz, 2006).
Mơ hình ni thâm canh đã được nghiên cứu ở quận Tây Godavari của Andhra
Pradesh ở trâu Murrah từ sơ sinh đến khi 18 tháng tuổi theo hệ thống. Số liệu được
thu thập 10 năm (2001 đến năm 2011) từ báo cáo hàng năm của Buffalo Research
Station. Khối lượng cơ thể trung bình của trâu đực và trâu cái ở sơ

3


sinh là 33,42±0,52 kg và 31,59±0,83 kg; 3 tháng tuổi là 67,57±1,54 kg và 62,55±1,53
kg; 6 tháng tuổi là 105,02±1,5 kg và 96,71±1,04 kg; 12 tháng tuổi là 199,70±1,85 kg
và 184,12±2,14 kg. Một khác biệt có ý nghĩa thống kê về khối lượng cơ thể đực và
cái được quan sát ở 3, 6, 12 và 18 tháng tuổi. Tương tự như vậy, tăng trọng cơ thể
của trâu đực và trâu cái là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở tuổi từ 3-6 tháng tuổi và từ
6-12 tháng tuổi (Suresh Babu, 2013).
2.1.2 Trong nước
Trâu ở hầu hết các địa phương của nước ta thuộc loại hình nhỏ (thường gọi là trâu
Gié). Khối lượng trâu đạt 80,23 và 78,37 kg ở 6 tháng tuổi; 142,57 và 135,23 kg ở 12
tháng tuổi; 234,79 và 228,76 ở 24 tháng tuổi; 301,43 và 275,45 kg ở 36 tháng tuổi;
48 tháng đạt 347,85 và 319,62 kg và trên 60 tháng tuổi đạt 385,52 kg và 348,54 kg
đối với trâu đực và cái. Tuổi đẻ lứa đầu của trâu trên 4 năm tuổi là 76,3% (132/173
con). Trâu có khối lượng sơ sinh 16-25 kg. Nếu được ni dưỡng tốt, trâu có thể cho
tăng trọng đạt 500-700 gam/con/ngày ở năm tuổi thứ nhất, 600-800 gam/con/ngày ở
năm tuổi thứ hai, thời kỳ vỗ béo có thể đạt 800-1.000 g/con/ngày. Tăng trọng của trâu

ở giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi của trâu đực là khoảng 334,71-381,79
g/con/ngày, và trâu cái là 323,99-368,77 g/ngày (Nguyễn Công Định, 2012).
Đinh Văn Cải (2012), nghiên cứu tình hình chăn ni trâu tại 3 tỉnh Bình Phước,
Nghệ An và Thái Nguyên, kết quả cho thấy khối lượng trâu đực giống thấp 402-460
kg, rất hiếm trâu đực có ngoại hình và thể trạng tốt. Khối lượng của nghé tại các mốc
6 tháng 12; 24 và 36 tháng tuổi tương ứng là 117,9 kg; 183,3 kg; 274,3 kg và 340,5
kg. Khối lượng lúc 3-4 năm tuổi đạt khoảng 530-550 kg. Khối lượng trung bình của
trâu đực giống ở Bình Phước, Nghệ An và Thái Nguyên lần lượt là 460 kg; 450 kg;
402 kg; khối lượng trâu cái sinh sản của 3 tỉnh tương ứng là 458,6 kg; 407,2 kg và
329,4 kg. Tuổi đẻ lứa đầu trung bình 45,34 tháng. Có 13,4% số trâu tơ đẻ lứa đầu
trước 36 tháng tuổi, 52,6% trâu đẻ lứa đầu trong độ tuổi 36-48 tháng tuổi. Khoảng
cách lứa đẻ trung bình của trâu cái sinh sản là 20,45 tháng. Ngắn nhất là trâu Nghệ
An, 17,3 tháng rồi đến trâu Bình Phước 21,4 tháng và dài nhất là là trâu Thái Nguyên
23,9 tháng. Khoảng cách lứa đẻ ≤ 15 tháng chiếm tỷ lệ 16,44%, từ 16– 18 tháng
chiếm 29,53%, 18–24 tháng chiếm 30,44% và nhóm trên 24 tháng chiếm 23,59%
tổng số điều tra. Số liệu này cho thấy 45,97% trâu cái mắn đẻ có nhịp đẻ 3 năm 2
nghé, 30,44% trâu cái có nhịp đẻ 2 năm một nghé và có 23,59% trâu đẻ thưa trên 2
năm một nghé.
Đàn trâu của huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An khối lượng trâu đực khoảng 513514 kg và trâu cái khoảng 439-482 kg, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ từ 14-18 tháng là
50%, dưới 14 tháng là 28,0% và trên 18 tháng là 22,0% (Đặng Văn Quát, 2016).
Khảo sát tại 3 tỉnh Thái Ngun, Nghệ An và Bình Phước thì trâu cái có tuổi đẻ lứa
thứ nhất khoảng 45,3 tháng và khoảng cách lứa đẻ khoảng 20,5 tháng, khối lượng
của nghé 6, 12, 24 và 36 tháng tuổi tương ứng là 117,9; 183,3; 247,3 và 340,5 kg
(Đinh Văn Cải, 2013). Khảo sát khu vực ĐBSCL của Trần Hiếu Thuận (2008) thì trâu
cái đẻ lứa đầu tiên khoảng 3,9–5,3 năm, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 3 năm/2 con,

4


nhưng chưa chính xác thời gian đẻ tập trung của trâu vào tháng nào trong năm.

Đặng Văn Quát (2016) cho biết tích thức các chiều đo của trâu Thanh Chương: trâu
cái (cao vây từ 123,8-124,3 cm, dài thân chéo từ 136,0-143,3 cm; vòng ngực từ
191,0-195,5 cm); trâu đực (cao vây từ 130,2-133,0 cm; dài thân chéo từ 145,7148,2 cm; vòng ngực từ 199,5-203,4 cm. Các chỉ số cấu tạo thể hình ở trâu Thanh
Chương thể hiện hướng cày kéo. Qua theo dõi cho thấy, khối lượng trung bình của
trâu tại xã Thanh Thủy và xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương lần lượt là 541,9 kg ở
trâu đực, 439,0 kg ở trâu cái và 513,1 kg ở trâu đực, 482,0 kg ở trâu cái. Trâu cái ở
Thanh Chương có chu kỳ động dục là 21,1 ngày, thời gian động dục lại sau đẻ tương
đối sớm (5,2 tháng), thời gian mang thai 319,5 ngày. Chỉ số này cũng phù hợp với đặc
điểm của giống trâu đầm lầy Việt Nam. Đa số trâu có khoảng cách 2 lứa đẻ trên 1418 tháng (chiếm 50%), chỉ có 28,0% dưới 14 tháng và 22,0% trên 18 tháng.
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, trâu cái đẻ lần đầu khoảng 3,9-5,3 năm, khoảng
cách giữa 2 lứa là 3 năm/2 con, nhưng chưa xác định thời gian tập trung của trâu vào
tháng nào trong năm (Trần Hiếu Thuận, 2008. Tuổi đẻ lứa đầu khi trâu 3–4 tuổi
chiếm 58,3% và khi 4–5 tuổi chiếm 41,7%. Khoảng cách lứa đẻ 3 năm/2 nghé là
54,3%, 1 năm/1 nghé là 45,2% và thấp nhất 2 năm/1 nghé là 0,5% với thời gian sinh
sản tập trung khoảng tháng 7-12 hàng năm (Nguyễn Bình Trường, 2012).
2.2 LƯỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2.1 Chăn nuôi trâu tại An Giang
An Giang là tỉnh đầu nguồn vùng Đồng Bằng Sơng Cửu Long với địa hình đồi núi và
đồng bằng. Địa hình chiếm khoảng 1/3 diện tịch, địa hình đồng bằng phân chia thành
vũng hữu ngạn sơng Hậu thuộc tứ giác Long Xuyên và vùng đất cù lao. Theo Cục
Thống kê An Giang (2015), tổng diện tích trồng lúa ước tính khoảng 644.258 ha, cây
bắp 8.554 ha và cây đậu phộng 970 ha… hàng năm cho ra một lượng phụ phẩm nông
nghiệp phong phú cung cấp thức ăn thô cho gia súc, đặc biệt là trâu nhưng chưa được
sử dụng một cách hiệu quả trong ni trâu, bị.
Bảng 1. Số liệu tổng đàn trâu
Đ n vị t nh 2012
2013
2014
2015 2016 2017
Tổng đàn trâu

Con
5.103 4.344
4.181 4.013 4.024 3.172
Vật nuôi và năng suất
Tổng đàn trâu
Con
5.103 4.344
4.181 4.013 4.024 3.172
TĐ: cày kéo
Con
2.745
Sản lượng thịt hơi
Tấn
418
383
359.762 340
xuất chuồng
Nguồn: Tổng cục thống kê An Giang, 2015

2.2.2 Giống trâu
2.2.2.1 Trâu đầm lầy
Trâu Việt Nam thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu đầm lầy, có sắc lơng đen, có con lơng
trắng (Trâu bạc). Trâu bạc là do bạch tạng, có sắc da hơi hồng, mắt đỏ. Trâu đầm lầy

5


là một giống trâu trong nhóm trâu nước, được tìm thấy ở Philippines nhưng được du
nhập bởi người Mã Lai từ lâu. Trâu có 48 nhiễm sắc thể. Giống trâu này còn là con
vật biểu tượng quốc gia của Philippines. Trâu đầm lầy (Swamp buffalo) tập trung ở

vùng Đông Nam Á, có nhiều nhất ở Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaysia,
Indonesia, Philipine, Trung Quốc. Trâu đầm lầy ít được chọn lọc cải tiến, gần với
trâu rừng hơn: đặc điểm ngoại hình chính là sừng thon, cong hình bán nguyệt, trán
phẳng, hẹp, mắt lồi, mắt ngắn, mồm rộng, thân ngắn, chân thấp, vai vạm vỡ, ngực
rộng, bụng to, mông thấp, đi ngắn, móng xịe, vú bé thích hợp cho việc cày kéo.
Trâu thường có màu xám đen hoặc sẫm hơn, đặc biệt chúng có 2 bệt lơng màu nhạt:
một ở dưới hàm, một ở dưới ngực. Trâu được sử dụng chủ yếu để cày kéo, do ít được
chọn lọc và cải tạo đến nay không phân thành nhiều giống như trâu sữa. Tuy nhiên,
do trâu được nuôi ở những vùng khác nhau nên có những tên gọi địa phương khác
nhau như: trâu Ngố, trâu Gié ở Việt Nam; trâu Carabo (karabaw) ở Phipipin; trâu
Krbau (kerbau) ở Malaysia… (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2000).
Trâu được phân bố ở miền núi, trung du phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và
Nam bộ. Về cơ bản trâu nội thuộc về một giống, nhưng tuỳ theo điều kiện nuôi
dưỡng của từng nơi mà trâu được phân hố thành hai loại hình và quen được gọi theo
tầm vóc là trâu ngố (to) và trâu gié (nhỏ hơn) (Nguyễn Xuân Trạch, 2012).
Trâu ngố là một giống trâu nội có nguồn gốc ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các
tỉnh miền núi phía Bắc như vùng Lục Yên thuộc Yên Bái, vùng Hàm Yên thuộc
Tuyên Quang và huyện vùng cao Chiêm Hóa, Tuyên Quang vốn nổi tiếng có giống
trâu ngố vóc dáng to, khỏe. Giống trâu ngố Lục Yên là giống trâu tốt, có tầm vóc to,
khỏe là tài sản q báu cần được giữ gìn, bảo vệ và phát triển nguồn gen. Ở mỗi vùng
địa lý, trâu lại có tầm vóc khác nhau, trâu đực ở miền núi thường có tầm vóc cao to,
cổ vại, cịn trâu ở miền xi lại có dáng nhỏ và thanh. Trâu ngố được coi là một
giống trâu to, khỏe. Giống trâu này có tầm vóc cao to do đó thường được sử dụng
trong những cuộc chọi trâu. Hiện nay, nhiều nơi đang tìm giải pháp bảo tồn nguồn
gen quý giống trâu ngố. Trâu có ngoại hình vạm vỡ. Đầu hơi bé; trán và sống mũi
thẳng, có con hơi võng; tai mọc ngang, hay ve vẫy; sừng dài, dẹt, hình cánh cung,
hướng về phía sau và hơi vểnh lên trên. Cổ con đực to tròn, con cái nhỏ và hẹp, khơng
có yếm. U vai khơng có. Lưng thẳng, mơng xi, ngực nở. Đi dài đến kheo, tận
cùng có chịm lơng. Đa số có lơng da màu đen xám; dưới hầu và trước ức có khoang
lơng màu trắng. Có một số trâu (5-10%) có lơng da màu trắng (trâu bạc) (Hội chăn

nuôi Việt Nam, 2000).
Trâu Gié tập trung chủ yếu ở đồng bằng, có hình dáng nhỏ, thanh gọn hơn, da mỏng
và bóng hơn, lơng đen, mượt hơn, chân bé và móng khít hơn. Trâu ở vùng ĐBSCL có
tầm vóc lớn hơn trâu phía Bắc. Tổng số răng của trâu là 32, được phân chia: hàm trên
có 6 răng hàm trước, 6 răng hàm sau và khơng có răng cửa; hàm dưới có 6 răng hàm
trước, 6 răng hàm sau và 8 răng cửa. Trâu đẻ 5 - 10 ngày đã có răng sữa, răng sữa
nhỏ hơn răng vĩnh viễn và trắng, nhãn; răng vĩnh viễn có thể to gấp rưỡi hoặc gấp đơi
răng sữa, màu hơi vàng và có những vạch đen ở mặt trước. Sự phát triển của trâu liên

6


quan chặt chẽ với việc mọc và thay răng, người ta có thể xem răng trâu để xác định
tuổi (Hội chăn ni Việt Nam, 2000).
Tuy nhiên tầm vóc của trâu có thể thay đổi tùy theo sự phân bố ở các vùng địa lý và
được chú ý chăm sóc, nhìn chung trâu miền núi có tầm vóc to hơn trâu đồng bằng.
Nhược điểm của trâu là sinh sản chậm (bắt đầu phối giống lúc 3 năm tuổi, thời gian
mang thai 320-325 ngày). Qua nghiên cứu tỷ lệ đẻ của trâu khoảng 40%, có nơi thấp
20% (Nguyễn Bá Trung, 2014).
Bảng 2: So sánh khối lượng hai ngoại hình của trâu đực và cái
Trâu to (trâu ngố)
Trâu nhỏ (trâu gié)
Tháng tuổi
Đực
Cái
Đực
Cái
Sơ sinh
28 – 29
27 – 28

21 – 22
20 – 21
12
180 – 190
170 – 180
110 - 120
100 – 110
24
260 – 270
250 – 260
190 - 200
170 – 180
36
350 – 360
330 – 340
240 - 260
210 – 220
48
390 – 410
370 – 390
280 – 300
250 – 260
60
440 – 450
420 – 430
310 – 300
290 – 300
Trưởng thành
450 – 500
445 – 450

350 – 380
310 – 330
Nguồn: Viện Chăn Nuôi, 2012

2.2.2.2 Trâu sông (Water buffalo)
Trâu sông được chọn lọc cải tạo qua thời gian dài theo hướng sản xuất sữa, bầu vú
phát triển, các núm vú to được sắp xếp cân đối thích hợp cho việc khai thác sữa. Trâu
sơng tập trung ở Tây Á, sử dụng chủ yếu để khai thác sữa, do được chọn lọc và cải
tạo nhiều nên hình thành nhiều giống riêng biệt với các loại hình khác nhau, và nhìn
chung có khả năng sản xuất thịt sữa cao. Chỉ ở vùng Nam Á đã có tới 18 giống trâu
sông khác nhau, được xếp vào 5 nhóm với các giống chính (Cockril, 1974) là:
Nhóm trâu Murrah có các giống: Murrah, Nili-Ravi, Kundi. Nhóm trâu Gujarak có
các giống: Surti, Mehsana, Jafarabadi. Nhóm trâu Uttar Pradesh có các giống:
Bhadawari, Tarai.
Nhóm trâu vùng Trung Ấn có các giống chính là trâu Nagpuri, trâu Pandharpuri, trâu
Manda, trâu Jerangi, trâu Kalahandi, trâu Sambalpur.
Nhóm trâu vùng Nam Ấn có các giống chính là trâu Toda, trâu Nam Kanara.
Trâu đực trưởng thành có khối lượng từ 650–730 kg/con, có thể năng tới 1000 kg,
chiều cao trung bình của trâu là 142 cm. Trâu cái từ 350–400 kg/con, có thể tới 900
kg, chiều cao trung bình 133 cm. Nghé sơ sinh nặng 30 kg/con. Chúng có trọng
lượng thịt cao hơn so với giống trâu bản địa ở Việt Nam từ 50 đến 70 kg/con. Trâu
Murrah thường có da và lơng màu đen tuyền, da mỏng, mềm mại, nhẵn bóng, có lơng
thưa, ở cuối đi có chịm lơng màu trắng sát với chân, có một tỷ lệ thấp màu xám
nâu hoặc xám nâu vàng, rất ít khi có trâu trắng (Nguyễn Bá Trung, 2014).
Trâu Nili Ravi hay còn gọi là trâu Nili-Ravi còn được gọi với cái tên là trâu Sandal

7


Bar là một giống trâu có nguồn gốc từ Ấn Độ. Chúng là một giống trâu được xuất

phát từ giống trâu Murrah. Các nhà khoa học Ấn Độ cũng đã lai tạo được một giống
trâu siêu chủng, đặt tên là Nili-Ravi. Chúng thuộc nhóm trâu sữa thuộc nhóm trâu
sơng, gốc vùng sông Xutlây (Sutlej) và thung lũng Ravi (Ravi) trù phú thuộc
Pakixtan. Đây là một giống trâu có tầm vóc lớn dùng sản xuất sữa, chủ yếu có màu
đen, sừng nhỏ ngắn, đi dài, chúng có màu lơng da đen, nhưng cũng có con màu hơi
nâu, chiếm khoảng 15% đàn, vệt trắng ở trên mặt là đặc trưng dễ nhận biết giống này
(Kiều Xuân Nam, 2009).
Trâu Surti hay còn được gọi là trâu Surati vì nó có nguồn gốc từ thị trấn Surat thuộc
Ấn Độ là một giống trâu sữa có nguồn gốc từ Ấn Độ. Màu phổ biến của trâu Surti là
đen và nâu. Lông ở dưới đầu gối và khoeo chân thường là xám, hơi trắng và thường
có một vệt trắng phía trên mắt Trâu Surti có hình dáng đẹp, tầm vóc trung bình, lưng
thẳng, chân khá thấp. Bầu vú có dáng cân đối, da bầu vú màu hồng, các núm vú đều
đặn. Con đực trưởng thành cân nặng từ 640 kg đến 700 kg, con cái 550 – 650 kg.
Chiều cao trung bình ở con đực là 134 cm, con cái là 124 cm. Năng suất sữa trung
bình của trâu là 2070 kg /chu kỳ, với 7,9% chất béo (Sethi và Sikka, 2006).
Ngoài các giống trâu sữa ở vùng Tây Á cịn có trâu của vùng Cận Đơng với số lượng
ít hơn như trâu Iran, Irắc, một số trâu châu Âu (chủ yếu ở Bungari, Rumam, Italia,
Azecbaizan...), trâu châu Úc, trâu châu Mỹ (chủ yếu ở Braxin và Trinidat Tobago) và
trâu châu Phi (chủ yếu ở Ai Cập) (Sethi và Sikka, 2006).
2.2.3 Đặc điểm sinh trưởng, sinh sản và tập tính
2.2.3.1 Đặc điểm sinh trưởng
Sinh trưởng là sự tăng thêm về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phận hay
của toàn cơ thể con vật (Đặng Vũ Bình, 2007). Thực chất của sinh trưởng chính là sự
tăng trưởng và phân chia của các tế bào trong cơ thể vật nuôi. Sinh trưởng của vật
nuôi được đặc trưng bởi tốc độ sinh trưởng, độ dài sinh trưởng và được đánh giá bằng
khối lượng và kích thước các chiều đo cơ thể. Sinh trưởng là tính trạng số lượng chịu
tác động của hai yếu tố di truyền và ngoài cảnh. Cũng như các gia súc khác, đặc điểm
cơ bản của sinh trưởng trâu là quy luật phát triển theo giai đoạn. Sinh trưởng theo giai
đoạn không chỉ là đặc trưng của cơ thể nói chung mà cịn là của từng bộ phận, từng
hệ thống. Tính giai đoạn còn thể hiện trong hoạt động của các tuyến nội tiết và do

nhiều yếu tố tác động như trao đổi chất, dinh dưỡng, môi trường… (Nguyễn Đức
Hưng và cs., 2009).
Theo Nguyễn Cơng Định (2012), thì q trình sinh trưởng gắn liền với quá trình phát
triển của cơ thể là sự hình thành các tổ chức, bộ phận mới và sự hồn thiện tính chất
và chức năng của các bộ phận và trong cơ thể cả về hình thái và chức năng trên cơ sở
tính di truyền.
Sinh trưởng của trâu có thể chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn bào thai (trong cơ
thể mẹ) và giai đoạn sau bào thai (ngoài cơ thể mẹ). Giai đoạn sau bào thai lại chia làm

8


hai thời kỳ: thời kỳ bú sữa và thời kỳ sau cai sữa, sự tăng trưởng ở giai đoạn bào thai
chịu ảnh hưởng nhiều của mẹ, còn ở giai đoạn sau bào thai thì chịu ảnh hưởng của
tính di truyền nhiều hơn trong mối tương tác với điều kiện ngoại cảnh, vì cơ thể và
mơi trường là một khối lượng nhất. Sinh trưởng của trâu chịu ảnh hưởng của yếu tố di
truyền, mức độ dinh dưỡng, quản lý chăm sóc, tính biệt, thời tiết, mùa vụ v.v...Tốc độ
sinh trưởng của trâu phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng, điều kiện chăm sóc và yếu tố
giống. Trâu nội của ta được ni ở gia đình nơng dân, chăn thả tự do là chính, ngồi
ra có bổ sung thêm rơm rạ tại chuồng, chủ yếu trong mùa đơng. Trâu có khối lượng
sơ sinh 20-25 kg, lúc 1 năm tuổi đạt 120-140 kg, lúc 2 năm tuổi đạt 200-220 kg. Bắt
đầu từ thời điểm này trâu được huấn luyện cho cày kéo hoặc vỗ béo lấy thịt là thích
hợp. Nếu được ni dưỡng tốt, trâu có thể cho tăng trọng cao hơn, đạt 500~700
g/ngày ở năm thứ nhất, 600-800 kg/ngày ở năm thứ hai, thời kỳ vỗ béo có thể tăng
trọng 800-1000 g/ngày. Cường độ sinh trưởng phụ thuộc vào tuổi và khối lượng con
vật. Gia súc càng lớn thì cường độ sinh trưởng càng chậm. Tốc độ sinh trưởng củng
phụ thuộc vào khối lượng thành thục thể xác và giới tính của con vật. Gia súc có khối
lượng trưởng thành lớn, thành thục muộn thì có cường độ sinh trưởng lớn hơn gia súc
có khối lượng trưởng thành nhỏ và thành thục sớm (Hội nông dân Việt Nam, 2016).
2.2.3.2 Đặc điểm sinh sản

Đặc điểm sinh sản của trâu đực
Trâu đực có khả năng giao phối lúc 3-3,5 năm tuổi, thời gian sử dụng tốt là 4-5 năm
tuổi, tuy khả năng giao phối của trâu có thể tới hai chục năm tuổi nhưng tính hăng và
kết quả phối giống sẽ giảm dần khi đực giống về già. Một con trâu đực có thể sử dụng
phối giống trực tiếp cho 30-50 trâu cái, nhưng tỷ lệ ghép thích hợp là 1 đực 20 cái,
tối đa khơng q 30 cái. Mỗi lần phóng tinh trâu đực xuất 2,5-3 ml tinh dịch, hoạt lực
70-80%, nồng độ 0,8-1 tỷ/ml. Tần số phối giống tốt là 2-3 lần trong một tuần, nếu
nhiều hơn thì phẩm chất tinh sẽ kém và tỷ lệ thụ thai thấp hơn (Mai Tâm, 2016).
Trâu đực khơng có chu kỳ tính dục nhưng phẩm chất tinh dịch cũng phần nào bị ảnh
hưởng bởi mùa vụ, phẩm chất tinh trâu tốt nhất vào mùa thu so với các mùa khác do
ảnh hưởng của thức ăn tốt trong mùa mưa. Tuy nhiên, trâu đực có thể phối giống
quanh năm, khơng kể mùa, tùy theo tình hình động đực của trâu cái. Theo các kết
quả nghiên cứu, khi bị stress vì nắng nóng vào mùa hè, chất lượng tinh dịch trâu có
giảm sút, nhưng sau đó lại phục hồi vào mùa thu mát mẻ (Mai Tâm, 2016).
Đặc điểm sinh sản của trâu cái
Theo Nguyễn Bá Mùi (2017) thời gian mang thai của trâu nội (hay trâu Việt Nam
chủ yếu sử dụng để cày kéo) là 320-325 ngày, nhóm trâu sơng trâu hướng sữa, có thời
gian mang thai ngắn hơn: 305 ngày. Trâu cái có tuổi động dục lần đầu lúc 3 tuổi, lúc
đó khối lượng cơ thế mới đạt 70-75% khối lượng lúc trưởng thành. Tuổi đẻ lứa đầu
của trâu là khoảng 4 tuổi, khối lượng cơ thể đạt 80-85% khối lượng lúc trưởng thành.
Chu kỳ động dục của trâu 21-22 ngày, thời gian động dục (tính thời gian chịu đực) là
15-20 giờ và thời điểm phối giống cho kết quả đậu thai cao là gần với thời điểm kết

9


thúc chịu đực. Thời gian mang thai của trâu nội là 320-325 ngày (nhóm trâu sơng có
thời gian mang thai ngắn hơn: 305 ngày). Thời gian động dục lại sau khi đẻ 6 tháng,
dẫn đến nhịp đẻ thường 3 năm 2 nghé hoặc 2 năm 1 nghé. Trâu là động vật đơn thai,
rất ít trường hợp sinh đơi (dưới 1%).

Theo khảo sát của Mai Thị Thơm (2003) về khả năng sinh sản của trâu cho thấy tuổi
đẻ lứa đầu của trâu chủ yếu là 3-4 năm tuổi chiếm 46,72% và 4-5 tuổi chiếm 29,51.
Đa số trâu có khoảng cách 2 lứa đẻ trên 24 tháng (chỉ có 19,16% dưới 18 tháng)
(Nguyễn Công Định, 2012).
Tần số xuất hiện động dục ở trâu cái mang tính chất mùa vụ rất rõ. Trâu xuất hiện
động đực nhiều nhất vào mùa thu và ít nhất vào mùa hè. Yếu tố nhiệt độ môi trường
đã ảnh hưởng đến động dục của trâu. Thời gian phối giống của trâu tập trung rõ rệt
vào tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Còn mùa hè, trâu rất ít động dục. Do
vậy, mùa sinh đẻ của trâu từ tháng 8 đến tháng 11 hằng năm. Tuy vậy, khi trời quá rét
cũng hạn chế hoạt động sinh sản của trâu. Thời gian mang thai của trâu nội thường là
320–325 ngày. Thời gian mang thai của trâu nội là 320-325 ngày (nhóm trâu sơng có
thời gian mang thai ngắn hơn: 305 ngày). Thời gian động dục lại sau khi đẻ 6 tháng,
dẫn đến nhịp đẻ thường 3 năm 2 nghé hoặc 2 năm 1 nghé. Trâu là động vật đơn thai,
rất ít trường hợp sinh đơi (dưới 1%). Khó khăn lớn nhất trong việc nâng cao khả
năng sinh sản của trâu cái là phát hiện động dục và phối giống có chửa (Nguyễn
Thượng Chánh, 2014).
Bảng 3: Một số chỉ tiêu sinh sản của trâu cái
Chỉ tiêu
Tuổi đẻ lứa đầu (tháng)
Số trâu đẻ lứa đầu dưới 48 tháng (tháng)
Tỷ lệ đẻ lứa đầu dưới 48 tháng (%)
Khoảng cách 2 lứa đẻ (tháng)
Khoảng cách 2 lứa đẻ dưới 18 tháng (tháng)
Tỷ lệ trâu có khoảng cách 2 lứa đẻ dưới 18 tháng (%)

N
173
41
41
167

32
32

M ± SD
51,6 ± 8,5
45,7 ± 4,8
23,6
24,4 ± 5,6
16,5 ± 2,3
19,16

Nguồn: Nguyễn Cơng Định, 2012

2.2.3.3 Đặc điểm tập tính
Nhìn chung trâu rất thích nước và thích đầm tắm. Nhưng thực ra trâu có đặc tính sống
nửa cạn nên trâu mẫn cảm với một số thể viêm thận và ký sinh trùng như sán lá gan.
Trâu thích sống theo bầy đàn từ 5-10 con và ăn chung trên cánh đồng. Trâu mẹ và
nghé luôn đi sát nhau. Chúng thường ăn hết đám cỏ này rồi mới chậm rãi ăn lan sang
đám cỏ khác. Chiều tối, chúng cũng lần lượt nối đuôi theo đàn về, không lạc sang
đàn khác. Trâu trong cùng đàn khơng đánh nhau. Chỉ khi trong đàn có trâu cái động
đực thì nhiều trâu đực sẽ gây gỗ với nhau. Thường thì trâu đực đầu đàn sẽ chiếm ưu
thế và những con yếu hơn sẽ tránh ra nơi khác. Khi gặp nguy hiểm, chúng bố trí để
nghé nằm giữa, trâu mẹ và trâu đực đúng xung quanh, đầu hướng ra ngoài, sẵn sàng

10


chiến đấu. Khi đó mọi kẻ thù hung dữ nhất như hổ báo cũng phải bỏ chạy. Trâu có
thói quen và trí nhớ tốt. Trâu bị lạc 3-4 ngày, nhiều con vẫn tìm đường về đúng nhà.
Hoặc khi thả rơng trâu hàng tháng trong rừng, chúng vẫn tự tìm về đúng chuồng,

đúng chủ. Chính vì vậy mà tập qn thả rơng trâu trên rừng hiện nay vẫn cịn khá phổ
biến đối với đồng bào các dân tộc ở vùng núi cao nước ta. Trâu có khả năng thích
nghi cao với sự biến đổi của điều kiện môi trường. Tuy nhiên, khả năng chịu nóng
của trâu kém bởi vì thân nhiệt của trâu thấp. Da trâu lại dày và đen nên dễ hấp thụ
nhiệt từ mặt trời. Tuyến mồ hôi của trâu lại cũng kém phát triển nên việc điều tiết
thân nhiệt bằng tiết mồ hôi của trâu rất hạn chế. Nếu bắt trâu đứng trực tiếp dưới ánh
nắng một vài giờ chúng sẽ mệt lả. Vì vậy, trâu thích bóng mát, nơi có bụi cây và đầm
lầy. Chúng có thể đầm tắm tới 4-5 giờ/ngày. Trâu cũng không chịu được quá rét.
Nhiệt độ giảm đột ngột, gió rét mạnh hoặc gió lùa có thể làm chúng bị cảm lạnh,
viêm phổi và có thể chết. Trâu thích được đầm đến cổ trong bùn lầy, tắm ở ao sâu,
thích nằm nghỉ và nhai lại ở nơi đất khơ ráo (Hồng Kim Giao, 2010).
2.2.4 Chăn nuôi trâu
2.2.4.1 Nghề nuôi Việt Nam
Trâu Việt Nam là loài trâu đầm (Swamp Buffaloe) là loài vật quan trọng của nông
dân và xã hội: cung sức kéo và một lượng thịt đáng kể. Cách đây 10 năm thịt trâu
thường khó bán vì bị cho là “thịt lạnh”, nên phải bán giả “thịt bị” – nhưng nay đã
khơng thế thậm chí được gắn với mác “đặc sản thịt trâu”. Theo Cục chăn nuôi, năm
2007 đàn trâu sản ra 67,5 ngàn tấn thịt. Một ưu thế của trâu là thích nghi với nhiều
vùng khí hậu và tận dụng thức ăn cỏ - phế phụ phẩm nông nghiệp rất tốt. Theo Võ
Văn Sự và cs, (2017), thì 88% số trâu tập trung ở Đơng Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây
Bắc; cịn lại tập trung ở Duyên Hải miền Trung và Đông Nam Bộ. Đàn trâu từ năm
1996 đến 2007 giao động từ 2,9 đến 3 triệu. Riêng trâu cày kéo có xu hướng giảm do
sức cày kéo được hỗ trợ bằng phương tiện giới hóa tăng lên. Tuy nhiên xu hướng
giảm khó có thể sâu hơn, bởi Việt Nam có nhiều vùng đất canh tác hẹp, khơng bằng
phẳng khó cày bừa bằng máy móc như ở miền núi.
Trâu Việt Nam từng được phân làm hai theo tầm vóc: trâu ngố (to), trâu dé (nhỏ) và
trâu thường (trung bình). Trong phạm vi dự án “Phát hiện nhanh các giống vật nuôi
tiềm ẩn ở Việt Nam (2008-2010)” do UNDP tài trợ, phát hiện thêm hai quần thể trâu
có ngoại hình, tập tính, mơi trường sống... khác nhau, đó là trâu Langbian (Đà Lạt) và
Hạ lang (Cao Bằng) (Võ Văn Sự và cs., 2017).

Trâu Langbian: Tại Lâm Đồng có đàn trâu Langbian – được người thiểu số Chil ni
với mục đích tâm linh, khơng bán / giết thịt (Hiện tại người mua thịt cũng được,
nhưng không được phép giết trước mặt dân bản xứ này). Trâu được nuôi thả rông
trong các cánh rừng thông Đà Lạt. Đây có thể là giống trâu to con nhất nước. (Võ
Văn Sự và cs., 2017).
Trâu Hạ lang (Cao Bằng). Có thể đó là dạng trâu nhỏ con nhất. Có những nét đặc
trưng riêng: như khoang cổ (Võ Văn Sự và cs., 2017).

11


Nguy cơ lai tạp: Đàn trâu tại các tỉnh phía Nam gần với biên giới Campuchia có thể bị
lai tạp với trâu cùng giống trâu đầm nhập trực tiếp từ nước này, thậm chí từ Thái
Lan, Myamar theo tuyến bn lậu xuyên quốc gia mà báo chí Thái Lan đã nêu và các
lái buôn Việt Nam đã từng đến các chợ biên giới Miến Điện – Thái Lan để mua. Tại
các đường biên giới như Simakai (Lào Cai), trâu Trung Quốc cũng được nhập lậu
qua đường tiểu ngạch (Võ Văn Sự và cs., 2017).
Trâu cũng lẫn lộn các dịng. Thí dụ như trâu Tuyên Quang – vốn được tỉnh này cho
là giống / dịng riêng vì to con hơn hẳn trâu khác. Điều này cũng đúng với những
thông tin và tài liệu xưa nay. Tuy nhiên từ khi có hội thi trâu có giải thưởng thì việc
mua trâu nơi khác về để nuôi tạm và thi đấu cũng đã xảy ra. Và đương nhiên “giống”
trâu Tun Quang khơng cịn ngun nữa (Võ Văn Sự và cs., 2017).
Trâu Việt Nam cũng được lai với trâu Murrah, Nili Ravi (Ấn độ), nhưng số lượng
khơng nhiều lắm. Nhìn chung trâu đầm Việt nam là “an tồn”. Chúng ít chết rét hơn
bị trong những vụ đông. Nhưng nguy cơ đồng huyết cũng khá cao ở một số vùng chỉ
nuôi trâu sinh sản (Võ Văn Sự và cs., 2017).
Thách thức: Một thách thức trực tiếp là thịt trâu được nhập từ Ấn độ - quê hương của
rất nhiều giống trâu có chất lượng cao như Murrah, Nivi- được nhập bán chủ yếu tại
Miền nam; trâu thịt được nhập từ Campuchia với số lượng... và được mổ thịt tại các lò
mổ tư nhân tại huyện Đức Hòa (Long An) với giá thường rẻ hơn trâu Việt Nam. Trâu

Việt Nam thường là trâu cày kéo, ít được vỗ béo trước lúc giết thịt nên chất lượng
thường kém hơn trâu ngoại. Việc thâm canh nuôi trâu thịt là điều khó xẩy ra ở Việt
nam do giá thành sẽ cao (Võ Văn Sự và cs, 2017).
2.2.4.2 Chọn trâu
Theo Trung Tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia (2015), cho thấy quần thể
trâu nước ta đến nay có gần 3 triệu, trong đó chỉ có vài trăm trâu Murrah và trâu lại
còn lại là trâu đầm lầy. Cho đến nay trâu ta chủ yếu là dùng để cày kéo, nhưng thịt
trâu cũng đã bắt đầu được khai thác, cho nên khi chọn giống cần phải căn cứ vào
những chỉ tiêu ngoại hình, thể chất, khả năng sinh trưởng, sinh sản… của giống để
chọn lọc con đực và con cái tốt để chúng có thể sản sinh ra đời sau vừa cày kéo khoẻ
vừa cho nhiều thịt. Ở nước ta, công tác giống vật ni, trong đó có cơng tác giống
trâu chưa được quan tâm đúng mức. Trong tình hình hiện nay, công tác giống trâu
cần tập trung chọn lọc để bồi dục và nuôi thuần chủng những con giống tốt, nhằm
nâng cao khối lượng, khả năng cho thịt và khả năng cày kéo. Có thể dùng đực giống
Hà Giang, Tuyên Quang để cải tạo giống trâu vùng đồng bằng. Trong sản xuất, khi
nhân giống, cần lựa chọn những con đực, con cái giống tốt để ghép đôi giao phối, để
vừa bảo đảm nhu cầu tăng đàn, vừa tăng sức sản xuất của trâu.
Cách chọn trâu đực giống:
Trâu đực giống tốt có tác dụng rất lớn để cải tạo đàn, bởi vì một con đực có thể phối
cho 20-30 con trâu cái. Trâu đực giống tốt là những con có ngoại hình cân đối, tầm

12


vóc và khối lượng lớn, trơng vạm vỡ, khoẻ mạnh, tính chất nhanh nhẹn, hăng hái. Đầu
và cổ to, rắn chắc. Ngực sâu và nở nang. Vai rộng, lưng thẳng và dài. Bụng thon gọn,
không xệ, mông dài, rộng, săn chắc. Bốn chân to, khoẻ, đi không chụm khoeo hay
chữ bát. Móng chân khít. Bộ phận sinh dục phát triển, cân đối, dịch hồn cân đối,
mềm mại, nhưng khơng q sa xuống (sa xuống là do dây chằng dịch hoàn yếu, con
vật có sức khoẻ yếu) (Thành Long, 2017).

Các tiêu chuẩn chọn như trên mang tính thực tiễn và phù hợp với điều kiện chăn ni
gia đình. Thực chất, trong chọn giống còn cần quan tâm đến các chiều đo, số lượng
và chất lượng tinh dịch, khả năng phối giống thụ thai cho đàn cái. Ngồi ra cịn phải
xem xét đến tiêu chuẩn năng suất, chất lượng của đời sau (Thành Long, 2017). Thời
điểm chọn: trâu tơ nuôi 3 năm tuổi. Tuổi này trâu bắt đầu thay răng sửa bằng răng
vĩnh cửu nên khơng bị nhằm.
Chọn theo ngoại hình tính cách: Chọn những trâu có bố mẹ tốt, có ngoại hình cân
đối, khơng có khuyết tật, tầm vóc to, phần thân trước cao, phần thân sau hơi thấp, vạm
vở, khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Đầu và cổ to, rắn chất, mặt gân guốc có nhiều mạch
máu nổi lên. Trán rộng và gồ. Mắt to, sáng và lanh lợi. Sừng sài, gốc sừng to, cong
hình bán nguyệt điển hình. Mũi to và nở, tai to vừa phải. Răng cửa mọc điều và khít.
Ngực sâu và nở nang. Vai rộng, lưng thẳng và dài. Bụng thon rọn, không sệ, mông
dài, rộng, săn chắc. Bốn chân to, khỏe, đi không chụm khoeo hay chữ bát. Móng chân
khít và chắc. Đi dài qua khoeo, to, khỏe. Bộ phận sinh dục phát triển, cân đối. Da
bóng, long mọc đều, trơn mượt. Dương vật bình thường, bìu dài mỏng, hai hịn cà to
đều, bìu dái săn, có màu hồng và khơng thõng xuống. Tính nết: khơn ngoan, chăm
làm. Dáng đi: trâu đực khi đi lúc nào đầu cũng ngẩng cao, cổ rướn lên, dáng uy
nghiêm mạnh mẽ (Thành Long, 2017).
Chọn theo khối lượng cơ thể: Dựa vào khối lượng trung bình của quần thể trâu trong
vùng đánh giá và chọn lọc. Nếu khối lượng cơ thể lúc trưởng thành (thường từ 6 năm
tuổi trở lên) đạt 100% thì khối lượng cở thể lúc 5 năm tuổi phải đạt 90%, lúc 4 năm
đạt 80% và 3 năm tuổi đạt 70% khối lượng lúc trưởng thành. Khối lượng cơ thể lúc
trưởng thành có thể sắp xếp như sau:
Cấp 1: 450-500 kg
Đặc cấp: 501-550 kg
Đặc cấp kỉ lục: 551-600 kg
Chất lượng đực giống quyết định chất lượng giống của toàn đàn. Do đó nên chọn trâu
đực đạt từ cấp 1 trở lên. Dân ta thường có câu: “ Tốt cái thì tốt ổ, tốt đực tốt cả đàn”
để nêu lên vai trị và vị trí quan trọng của con đực giống đối với công tác giống (Mai
Tâm, 2016).

Cách chọn trâu cái:
Yêu cầu đầu tiên cũng phải to, khoẻ, vì thường mẹ to đẻ con to. Cụ thể đối với giống
trâu miền núi, cần chọn những con cái có khối lượng trên 400 kg, trâu vùng đồng

13


bằng trên 300 kg. Trâu cái phải khoẻ mạnh, các bộ phận trên mình cân đối, đặc biệt
là phần mơng, khung chậu và bầu vú phát triển tốt. Đầu và cổ phải thanh, nhẹ, cân
đối. Ngực nở nang và sâu, rộng. Lưng dài, rộng. Bụng to và tròn. Bầu vú phát triển,
bốn núm vú phân bố đều đặn. Bốn chân vững chắc, khơng đi vịng kiềng (Trung Tâm
Khuyến nơng – Khuyến ngư Quốc gia, 2015).
Theo Đinh Văn Cải (2012), trâu cái phải khỏe mạnh, tồn thân phát triển cân đối,
khơng có khuyết tật. Thân hình cao to, mập, phần thân sau phát triển hơn phần thân
trước, các bộ phận trên mình cân đối. Đặc biệt phần mơng phải trịn, khung chậu và
bầu vú phải phát triển tốt. Đầu và cổ phải thanh, nhẹ, cân đối. Mặt sáng sủa, thanh tú;
da mặt khô; hàm nổi gân; trán rộng và phẳng. Mặt sáng và linh hoạt. Mũi: to và mở,
niêm mạc mũi ướt, tai có nhiều lơng bên trong. Răng cửa có đủ bộ 8 cái; mọc khít và
đều đặc như nhau; sừng to vừa phải, cong hình bán nguyệt điển hình và trên sừng cón
nhiều ngắn hằn rỏ. Ngực nở nang và sâu, phải rộng. Lưng dài, rộng; bụng to và tròn.
Bầu vú phát triển; bốn núm vú phân bố đều đặn. Bốn chân vững chắc. Chân sau
đứng không chạm khoeo, khơng vịng kiềng. Bàn chân trịn, móng khít nhau. Đùi to
và dài. Hông rộng, bụng gọn không sệ. Bầu vú to, núm vú dài, đều, cân đối. Âm hộ
to, mẩy, bóng. Da bóng, long mượt, mọc đều. Đi dài, thon, long dài mượt.
Chọn trâu cái tính hiền, dễ sai, khơng kén ăn, quý con.
Chọn theo khối lượng cơ thể: Đầu tiên trâu cũng phải to, khỏe vì thường mẹ to đẻ
con to. Khối lượng cơ thể dựa vào khối lượng trung bình của quần thể trâu để đánh
giá và chọn lọc. Nếu khối lượng cơ thể lúc trưởng thành ( thường từ 6 năm tuổi trở
lên) đạt 100% thì khối lượng cở thể lúc 5 năm tuổi phải đạt 90%, lúc 4 năm đạt 80%
và 3 năm tuổi đạt 70% khối lượng lúc trưởng thành. Cụ thể đối với trâu miền núi cần

chọn những con cái có khối lượng trên 400 kg, trâu vùng đồng bằng trên 300 kg
(Thành Long, 2017).
Chọn theo khả năng sinh sản: Tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là các
chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá khả năng sinh sản của trâu cái trong qua trình
chọn lọc. Trâu cái động dục lần đầu lúc 2-2,5 năm tuổi, tuổi đẻ lứa đầu 3-3,5 năm.
Thời gian động dục trở lại khoảng 6 tháng hoặc khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 18
tháng (3 năm 2 nghe là đạt tiêu chuẩn) (Đinh Văn Cải, 2012).
Chọn trâu cày kéo
Một con trâu (bò) cày kéo tốt là con vật phải trường mình, vạm vỡ, chân cao, đầu to
vừa phải và hơi dài, mặt gân guốc, cổ mập và ngắn, tai rộng (tai lá mít), mắt ốc nhồi,
u vai phát triển (đặc biệt là con đực). Ngực và vai nở nang, bụng tròn, phát triển cân
đối (dạ bình vơi). Ngồi ra phải chú ý đến tứ chi: Chân phải chắc, khoẻ để vừa có khả
năng kéo và vừa có sức đẩy. Ống chân trước hơi dài và to. Móng gọn, khít và khơng
dỗng ra. Sau khi chọn theo ngoại hình xong, cần xem xét đến tính tình và thử khả
năng làm việc trên đồng ruộng. Cần chọn những con hiền lành, biết nghe lời và làm
việc có hiệu quả. Trâu cày được chia làm 3 loại: Loại A (loại đặc biệt), loại B (loại
tốt), loại C (trung bình). Trâu loại A: là những con từ 3 đến 8 tuổi. Ở giai đoạn thay

14


×