Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Nghiên cứu sản xuất than sinh học từ rác thải hữu cơ và phế phẩm nông nghiệp báo cáo tổng kết nhiệm vụ KHCN cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.49 MB, 145 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
-----oOo-----

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ KHCN CƠ SỞ

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT THAN SINH HỌC
TỪ RÁC THẢI HỮU CƠ VÀ PHẾ PHẨM
NÔNG NGHIỆP

ThS. VÕ THỊ DAO CHI
ThS. LÊ NGUYÊN CẨN

AN GIANG, 8/2018


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
-----oOo-----

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ KHCN CƠ SỞ

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT THAN SINH HỌC
TỪ RÁC THẢI HỮU CƠ VÀ PHẾ PHẨM
NƠNG NGHIỆP

CƠ QUAN CHỦ TRÌ
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
(Họ tên và chữ ký)



Võ Thị Dao Chi

Lê Nguyên Cẩn


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA
Chủ nhiệm đề tài:
- ThS. VÕ THỊ DAO CHI
Đơn vị: Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường, Trường Đại học
An Giang.
- ThS. LÊ NGUYÊN CẨN
Đơn vị: Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh An Giang.
Cán bộ phối hợp:
- ThS. LÊ THANH PHONG
Đơn vị: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn, Trường Đại
học An Giang.
- PGS. TS. NGUYỄN TRUNG THÀNH
Đơn vị: Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường, Trường Đại học
An Giang.
- NGUYỄN THÀNH NHƠN
Đơn vị: Khoa cơ khí chế tạo máy, Trường Cao đẳng nghề An
Giang.
- LÊ PHƯƠNG VIỆT
Đơn vị: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn, Trường Đại
học An Giang.
- VÕ ĐAN THANH
Đơn vị: Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường, Trường Đại học
An Giang.


i


CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu sản xuất than sinh học từ rác thải
hữu cơ và phế phẩm nông nghiệp” do tác giả Võ Thị Dao Chi, Lê Nguyên Cẩn
(chủ nhiệm); Lê Thanh Phong, Nguyễn Trung Thành, Lê Phương Việt, Nguyễn
Thành Nhơn, Võ Đan Thanh (cán bộ phối hợp) công tác tại Trường Đại học An
Giang, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh An Giang và Trường Cao đẳng nghề An
Giang cùng thực hiện. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và được Hội đồng
Khoa học và Đào tạo Trường Đại học An Giang thông qua ngày 29/09/2018.

Thư ký

Phản biện 1

Phản biện 2

Chủ tịch hội đồng

ii


LỜI CẢM TẠ
Nhóm nghiên cứu xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu
Trường Đại học An Giang đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ nguồn kinh phí để
nhóm thực hiện đề tài này.
Tiếp đến, chúng tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi
trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nơng thơn, Sở Xây dựng; Phịng Nơng nghiệp
và Phát triển nơng thơn, Phịng Tài ngun và Mơi trường các huyện/thị xã/thành phố

đã tạo điều kiện và hỗ trợ nhóm trong q trình thu thập thơng tin sơ cấp và thu mẫu
rác thải sinh hoạt, rơm rạ trên địa bàn tỉnh An Giang.
Đồng thời, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Quản lý Khu Thí nghiệm –
Thực hành Trường Đại học An Giang đã giúp đỡ nhóm trong quá trình thực hiện đề
tài.
Sau cùng, nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn các em sinh viên lớp
DH15QM, DH15MT đã hỡ trợ nhóm trong q trình điều tra, thu thập số liệu và thu
mẫu rác, rơm rạ để thực hiện đề tài.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả!
Chủ nhiệm đề tài

ThS. VÕ THỊ DAO CHI

iii

ThS. LÊ NGUYÊN CẨN


TÓM TẮT
Sự phát sinh chất thải rắn sinh hoạt và phế phẩm nơng nghiệp tại tỉnh An Giang
đang trong tình trạng báo động, bởi do các tác hại của chúng đến môi trường và sức
khỏe con người. Mặt khác, với tốc độ gia tăng dân số nhanh tại các đô thị và kèm
theo sự gia tăng tiêu thụ về nguồn năng lượng đã làm cho An Giang đang đối mặt với
sự thiếu hụt năng lượng. Để giải quyết những vấn đề này, cần phải có biện pháp quản
lý chất thải rắn một cách thích hợp và phải hướng về các nguồn năng lượng tái tạo
mới. Do đó, trong nghiên cứu này, than sinh học (TSH) sản xuất từ rác thải hữu cơ
dễ phân hủy và phế phẩm nông nghiệp (cụ thể là rơm rạ) không chỉ nhằm giảm thiểu
ô nhiễm mơi trường ở tỉnh An Giang mà cịn có khả năng là nguồn năng lượng tái tạo
mới. Hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy trong chất thải rắn khoảng 67.6% - 78.6%,
điều này chứng tỏ nguồn vật liệu này là thích hợp để làm than sinh học. Than sinh

học được tạo ra bởi q trình đun yếm khí vật liệu hữu cơ dễ phân hủy với nhiệt độ
khoảng từ 450 - 5100C trong thời gian 3 giờ. Kết quả cho thấy rằng trị số tỏa nhiệt có
từ TSH là (4635.11-4757.67Kcal/Kg) thích hợp thành nguồn nhiên liệu mới. Hàm
lượng lưu huỳnh trung bình có trong TSH trong khoảng từ (0.679% - 0.519%). Hàm
lượng ẩm của TSH là (4.99% - 5.01%). Hàm lượng TSH thu được với hiệu suất
khoảng (28-35%). Có thể thấy rằng rác thải sinh hoạt dễ phân hủy và phụ phẩm nông
nghiệp có thể biến đổi thành TSH để giải quyết vấn đề quá tải của rác thải trong môi
trường và đồng thời góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt năng lượng.
Từ khóa: than sinh học, năng lượng tái tạo, rác thải sinh hoạt, phế phẩm nông
nghiệp, phân hủy yếm khí, hợp chất hữu cơ dễ phân hủy.

iv


ABSTRACT
Huge piles of municipal solid waste (MSW) and several different feedstocks in
An Giang Province are generated at an alarming rate that have a negative impact on
the environment and on human health. On the other side with the prompt increase in
urban population and increasing energy demands, An Giang Provine is facing serious
energy crisis. To combat those issues there is need to properly manage the organic
waste and transfer the energy trends to renewable energy resources. Therefore, in this
study, the pyrolysis of organic waste is ingestivated as a promising method of turning
biodegradable organic waste and feedstocks (rice straw) into biochar with aim to
explore context specific options for the disposal of organic solid waste that is not
only to reduce the environmental burdens of An Giang but also serve as renewable
energy source. The percentage of content in biodegradable organic waste was found
to be from 67.6% to 78.6% which was feasible for its conversion into biochar.
Biochar is generated by a pyrolysis processing at a temperature of 4500C-5100C
during 3hours. The results showed that the calorific value of biochar was about
(4635.11-4757.67Kcal/Kg) showing the suitability of sample for new energy

source. The percentage of sufur was (0.679% - 0.519%). The content of moisure of
biochar was (4.99% - 5.01%). The yield of bichar collected was about (28-35%). It
can be seen that biodegradable organic and agricultural waste had potential to form
biochar that in turn reduces the loads on disposal sites and will be helpful to
overcome the energy crisis.
Keywords: biochar, renewable energy, municipal solid waste, feedstock,
pyrolysis processing, biodegradable organic waste.

v


LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng nhóm nghiên cứu.
Các số liệu trong cơng trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới
về khoa học của cơng trình nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
An giang, ngày 15 tháng 8 năm 2018
Người thực hiện

Võ Thị Dao Chi

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TSH:

Than sinh học

CTR:


Chất thải rắn

CTRSH:

Chất thải rắn sinh hoạt

TPS:

Tổng bụi lơ lững

VOC:

Chất hữu cơ bay hơi

vii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ.............................................................................................................. iii
TÓM TẮT ................................................................................................................... iv
ABSTRACT ................................................................................................................. v
LỜI CAM KẾT ........................................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH .................................................................................................. xi
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................... xiii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
1.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .................................................. 2

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2
1.5. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3
1.6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................... 4
2.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN ............................................................. 4
2.1.1. Các khái niệm cơ bản.................................................................................. 4
2.1.2. Nguồn gốc rác thải sinh hoạt ...................................................................... 4
2.1.3. Phân loại rác thải sinh hoạt ......................................................................... 5
2.1.4. Thành phần rác thải sinh hoạt ..................................................................... 5
2.1.5. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng 6
2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 9
2.2.1. Tình hình quản lý rác thải trên thế giới ...................................................... 9
2.2.2. Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam...................................... 12
2.3. TỔNG QUAN VỀ PHẾ PHẨM NÔNG NGHIỆP .......................................... 16
2.3.1. Tổng quan về phế phẩm nông nghiệp ....................................................... 16
2.3.2. Phân loại phế phẩm nông nghiệp .............................................................. 16
2.3.3. Bã nông nghiệp ......................................................................................... 16
2.3.4. Tổng quan về rơm rạ ................................................................................. 16
2.3.5. Các phương pháp xử lý ............................................................................. 18

viii


2.4. TỔNG QUAN VỀ TỈNH AN GIANG ............................................................ 23
2.4.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................... 23
2.4.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ......................................................... 28
2.5. THAN SINH HỌC .......................................................................................... 32
2.5.1. Khái niệm than sinh học ........................................................................... 32
2.5.2. Đặc tính của TSH...................................................................................... 33
2.5.3. Vai trị của TSH ........................................................................................ 34

2.5.4. Tính năng của TSH ................................................................................... 35
2.5.5. Ứng dụng viên TSH .................................................................................. 35
2.5.6. Khảo lược khí phát thải trong q trình nhiệt phân tạo TSH.................... 35
2.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT THAN SINH HỌC TỪ PHẾ
PHẨM NÔNG NGHIỆP VÀ RÁC THẢI HỮU CƠ CƠ DỄ PHÂN HỦY ........... 36
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 38
3.1. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ, XỬ LÝ RƠM RẠ VÀ RÁC THẢI HỮU CƠ DỄ PHÂN HỦY TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG ................................................................................ 38
3.1.1. Phế phẩm nông nghiệp.............................................................................. 38
3.1.2. Rác thải sinh hoạt...................................................................................... 38
3.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM HÓA HỌC CỦA RƠM RẠ VÀ
RÁC THẢI HỮU CƠ DỄ PHÂN HỦY ĐẠI DIỆN CHO 11
HUYỆN/THỊ/THÀNH TRONG TỈNH AN GIANG ............................................. 39
3.2.1. Phương pháp thu mẫu rơm rạ đại diện trên toàn địa bàn tỉnh An Giang .. 39
3.2.2. Phương pháp thu mẫu rác thải sinh hoạt đại diện trên toàn địa bàn tỉnh An
Giang................................................................................................................... 39
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MƠ HÌNH SẢN XUẤT THAN SINH HỌC
TỪ RÁC THẢI HỮU CƠ DỄ PHÂN HỦY VÀ RƠM RẠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
AN GIANG ............................................................................................................ 40
3.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KHI XÂY DỰNG MƠ HÌNH SẢN XUẤT THAN
SINH HỌC ............................................................................................................. 49
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 51
4.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ
RƠM RẠ VÀ RÁC THẢI HỮU CƠ DỄ PHÂN HỦY CÓ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
AN GIANG ............................................................................................................ 51
4.1.1. Rác thải hữu cơ dễ phân hủy ........................................................................ 51

ix



4.1.2. Rơm rạ .......................................................................................................... 61
4.2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM HĨA HỌC CỦA PHẾ PHẨM NÔNG NGHIỆP
(RƠM RẠ) VÀ RÁC THẢI SINH HOẠT( RÁC HỮU CƠ DỄ PHÂN HỦY) ĐẠI
DIỆN CHO 11 HUYỆN, THỊ THÀNH TRONG TỈNH AN GIANG ........................ 68
4.2.1. Phân tích đặc điểm rác thải sinh hoạt hữu cơ qua các thông số: độ tro, C,
độ ẩm và nhiệt trị ................................................................................................ 68
4.2.2. Phân tích đặc điểm nguyên liệu từ phế phẩm nông nghiệp qua các thông
số: độ tro, C, độ ẩm và nhiệt trị .......................................................................... 69
4.3. NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH SẢN XUẤT TSH TỪ RÁC THẢI HỮU CƠ DỄ
PHÂN HUỶ VÀ RƠM RẠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG ........................ 70
4.3.1. Xây dựng mơ hình sản xuất TSH tại phịng thí nghiệm trường Đại học An
Giang................................................................................................................... 70
4.3.2. Tính năng của TSH ................................................................................... 74
4.3.3. Tham khảo chi phí đầu tư và giá thành sản xuất TSH trên thế giới ......... 75
4.3.4. Chi phí đầu tư và giá thành sản xuất TSH ................................................ 76
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 77
5.1. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 77
5.2. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ................................................................................. 81
5.2.1. Công tác quản lý ....................................................................................... 81
5.2.2. Giải pháp kỹ thuật ..................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 83
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 87

x


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt .......................................................... 5
Hình 2: Tác động của chất thải rắn lên sức khỏe con người ........................................ 9

Hình 3: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang................................................................. 24
Hình 4: Kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng ........................................................ 40
Hình 5: Quy trình sản xuất than sinh học................................................................... 41
Hình 6: Mặt cắt đứng máy nghiền rác ........................................................................ 42
Hình 7: Hình chiếu bằng máy nghiền rác................................................................... 42
Hình 8: Máy sấy thùng quay ...................................................................................... 43
Hình 9: Sàng phân loại ............................................................................................... 44
Hình 10: Thiết bị than hóa bằng kim loại .................................................................. 44
Hình 11: Cấu tạo thân thiết bị than hóa ..................................................................... 45
Hình 12: Cấu tạo đường kính thiết bị ......................................................................... 45
Hình 13: Cấu tạo đáy thiết bị ..................................................................................... 46
Hình 14: Cấu tạo nắp thiết bị ..................................................................................... 46
Hình 15: Hệ thống lị cấp nhiệt hầm TSH .................................................................. 47
Hình 16: Máy trộn bột ................................................................................................ 48
Hình 17: Máy tạo hạt.................................................................................................. 48
Hình 18: Máy sấy tĩnh ................................................................................................ 49
Hình 19: Khối lượng rác thải sinh hoạt đô thị và nông thơn phát sinh trên địa bàn tỉnh
An Giang .................................................................................................................... 53
Hình 20: Biểu đồ về tỷ lệ phát sinh rác thải sinh hoạt của các huyện thuộc tỉnh An
Giang .......................................................................................................................... 54
Hình 21: Biểu đồ về hiện trạng xử lý rác thải sau thu gom trên địa bàn tỉnh An Giang
.................................................................................................................................... 56
Hình 22: Tỷ lệ các hình thức xử lý rơm rạ trong vụ Đơng Xn ............................... 65
Hình 23: Tỉ lệ các hình thức xử lý rơm rạ trong vụ Hè Thu ...................................... 66
Hình 24: Tỉ lệ các hình thức xử lý rơm rạ trong vụ Thu Đơng .................................. 67
Hình 25: Thành phần tương đối của rác thải sinh hoạt hữu cơ ……………………. 68
Hình 26: Thành phần tương đối của rơm rạ……………………………………..…..69
Hình 27: Rác hữu cơ .................................................................................................. 70
Hình 28: Rơm rạ......................................................................................................... 70


xi


Hình 29: Máy nghiền rác............................................................................................ 71
Hình 30: Máy sấy nguyên liệu ................................................................................... 71
Hình 31: Máy phân loại cỡ hạt ................................................................................... 72
Hình 32: Lị đốt yếm khí ............................................................................................ 72
Hình 33: Máy khuấy trộn ........................................................................................... 73
Hình 34: Máy ép tạo viên ........................................................................................... 73
Hình 35: Máy sấy khơ ................................................................................................ 74
Hình 36: Quy trình sản xuất TSH...............................................................................80

xii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt .................................................... 6
Bảng 2: Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước ..................................... 10
Bảng 3: Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số Quốc gia ....... 12
Bảng 4: Chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt bình quân đầu người của các đô thị năm
2009 ............................................................................................................................ 13
Bảng 5: Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt của một số đô thị năm 2009 ......................... 14
Bảng 6: Lượng phụ phẩm nông nghiệp ...................................................................... 16
Bảng 7: Thành phần hóa học của rơm rạ tính theo khối lượng khơ ........................... 17
Bảng 8: Thành phần hóa học của rơm rạ tính theo ngun tố ................................... 17
Bảng 9: Thành phần hóa học của rơm rạ ................................................................... 17
Bảng 10: Thành phần chất dinh dưỡng có trong 1 tấn rơm ....................................... 17
Bảng 11: Bảng sử dụng rơm rạ ở các nước châu Á ................................................... 19
Bảng 12: Thống kê dân số tỉnh An Giang 2016 ......................................................... 28
Bảng 13: Bốn dân tộc chính ở An Giang ................................................................... 29

Bảng 14: Các chất phát thải trong quá trình sản xuất TSH (Chrisian và cs.2015)..... 35
Bảng 15: Đặc tính hóa lý của rơm rạ ......................................................................... 39
Bảng 16:Đặc tính hóa lý của rác thải sinh hoạt hữu cơ.............................................. 40
Bảng 17: Đặc tính của sản phẩm than thương phẩm.................................................. 49
Bảng 18: Đặc tính của sản phẩm than củi .................................................................. 49
Bảng 19:Khảo sát ý kiến của người dân về các loại rác thải sinh hoạt chủ yếu trong hộ
gia đình ....................................................................................................................... 52
Bảng 20:Thành phần rác thải tại các bãi rác phân theo thành thị và nông thôn......... 52
Bảng 21:Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh và thu gom tại các huyện, thành phố,
thị xã trên địa bàn tỉnh An Giang. .............................................................................. 53
Bảng 22: Các bãi chôn lắp hợp vệ sinh tại các khu xử lý rác thải……………….. .57
Bảng 23: Các lò đốt rác thải sinh hoạt đang thực hiện trên địa bàn tỉnh……………59
Bảng 24: Khảo sát mức độ lo lắng của người dân về sự ô nhiễm từ bãi rác ảnh hưởng
đến sức khỏe ............................................................................................................... 60
Bảng 25: Khảo sát ý kiến của người dân gần bãi rác về tình hình ơ nhiễm của các bãi
rác trên địa bàn tỉnh An Giang ................................................................................... 60
Bảng 26:Diện tích trồng lúa tại tỉnh An Giang các năm 2014, 2015, 2016 ……..….61

xiii


Bảng 27: Sản lượng lúa tỉnh An Giang các năm 2014, 2015 và 2016 ….…………..62
Bảng 28: Độ tuổi và trình độ học vấn của nơng dân ………...…….………………..62
Bảng 29:Diện tích canh tác lúa trung bình …………………………..……………...63
Bảng 30: Sản lượng phát sinh rơm rạ vụ Đông Xuân ................................................ 63
Bảng 31: Sản lượng phát sinh rơm rạ vụ Hè Thu ...................................................... 64
Bảng 32: Sản lượng phát sinh rơm rạ vụ Thu Đông .................................................. 64
Bảng 33. Sản lượng phát sinh rơm rạ cả năm của các huyện thuộc tỉnh An Giang ... 65
Bảng 34: Thành phần tương đối của rác thải sinh hoạt hữu cơ trong nghiên cứu ..... 68
Bảng 35. Thành phần tương đối của rơm rạ trong nghiên cứu...................................69

Bảng 36: Thành phần đặc trưng của TSH ……………………………..........………74
Bảng 37: Tham khảo chi phí đầu tư thiết bị cho quy trình sản xuất TSH (Martijin,
2013)...........................................................................................................................75
Bảng 38: Tham khảo chi phí sản xuất cho quy trình sản xuất 100 tấn TSH/ năm
(Martijin, 2013)...........................................................................................................75
Bảng 39: Tham khảo giá TSH theo thị trường thế giới (Martijin, 2013)....................76
Bảng 40: Chi phí sản xuất cho một kg TSH (sản xuất 20 tấn TSH)..........................76
Bảng 41: Tham khảo giá các loại than theo thị trường Việt Nam (2018)...................76

xiv


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở các nước đang phát triển, rác thải sinh hoạt đang là thách thức cho các nhà
quản lý môi trường khi đối diện với tốc độ phát triển nhanh của đô thị. Vấn đề gay
gắt ở đây là sự mất cân bằng cao giữa tỷ lệ phát thải chất thải ra môi trường và sự thu
gom, thu hồi cho tái sử dụng hoặc chôn lấp chất thải rắn (Christian, 2015).
Song song đó, quá trình đốt cháy trực tiếp nhiên liệu hóa thạch và sinh khối thực
vật của con người đã tạo ra khí thải nhà kính làm trái đất dần nóng lên. Khói phát thải
từ các quá trình đốt cháy này chứa lượng lớn khí CO2 và các khí độc hại khác gây ảnh
hưởng đến sức khỏe của khoảng 6% dân số thế giới và mỡi năm có khoảng 2.5 triệu
người chết vì hít phải khí từ các lị đốt trong nhà sử dụng sinh khối thực vật (Klaus,
2013).
Đồng thời, khi dân số thế giới tăng lên thì những nhu cầu của người dân không
ngừng mở rộng trong các lĩnh vực sinh hoạt, các ngành cơng nghiệp, nơng nghiệp…
và bắt buộc phải duy trì cũng như tiếp tục phát triển. Vấn đề trở nên cấp bách khi sự
tiêu thụ nguồn tài nguyên hữu hạn của trái đất đã vượt quá khả năng phục hồi của tự
nhiên, mà trong đó nổi bật nhất là vấn đề nguồn nhiên liệu hóa thạch. Năng lượng tái
tạo đã trở thành mối quan tâm đầu tư trong những thập niên đầu thế kỷ 21, do đó các

nhà khoa học khơng ngừng nghiên cứu tìm ra những nguồn nhiên liệu mới để thay
thế. Năng lượng tái tạo bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng
sinh khối, năng lượng địa nhiệt, năng lượng thủy triều và sóng biển. Trong đó, năng
lượng sinh khối sẽ được tái tạo từ cây cối tự nhiên, cây trồng cơng nghiệp, tảo, các
lồi thực vật khác, hoặc những phế thải nông lâm nghiệp. Sinh khối cũng bao gồm
chất thải từ quá trình sản xuất thức ăn nước uống, bùn, nước cống, phân bón, sản
phẩm phụ gia (hữu cơ) công nghiệp và các thành phần hữu cơ của chất thải sinh hoạt.
Ngoài ra, việc sử dụng sinh khối để tạo năng lượng có tác động tích cực đến mơi
trường. Tuy khơng thể giải quyết ngay vấn đề mất cân bằng vể tỷ lệ CO 2 hiện nay,
nhưng vai trò đóng góp của sinh khối trong việc sản xuất năng lượng vẫn rất đáng kể
trong việc bảo vệ mơi trường, vì nó tạo ra ít CO2 hơn năng lượng hóa thạch (Tạ Bá
Hưng, 2010).
Than sinh học (TSH) là một dạng của năng lượng sinh khối. TSH được tạo ra
từ quá trình nhiệt phân nguyên liệu có nguồn gốc sinh khối (gỗ, thân, cành, lá và phụ
phẩm nông nghiệp, rác thải hữu cơ). Nhiệt phân là sự phân hủy hóa học của vật liệu
hữu cơ bằng cách đốt cháy trong điều kiện thiếu oxy. Trong nông nghiệp TSH được
dùng để cải tạo chất đất, giữ nước trong đất. Nó còn được dùng để tăng nhiệt độ
trong đất, thúc đẩy sự nảy mầm của hạt, nâng cao hiệu suất nảy mầm. Trong sinh
hoạt con người, TSH được ứng dụng làm nhiên liệu đốt thay cho than đá, dầu mỏ
đang có nguy cơ cạn kiệt hay làm vật liệu xử lý nguồn nước bị ô nhiễm, nước nhiễm
kim loại nặng... (Mai Văn Tịnh và ctv, 2011).

1


An Giang là một trong những tỉnh có sản lượng lúa lớn nhất đồng bằng sông
Cửu Long với tổng lượng rơm ước tính trên tồn tỉnh An Giang khoảng 2,686,150
tấn/hàng năm. Hiện nay, người nông dân đã tận dụng rơm để tăng thu nhập như trồng
nấm, ni bị, hoặc bán cho người khác. Tuy nhiên khoảng 20% lượng rơm là dùng
cho các mục đích đó, cịn 80% là đốt tại đồng (Quyết định số 241/QĐ – UBND của

UBND tỉnh An Giang năm 2015).
Mặt khác, An Giang cũng được xem là một tỉnh có tốc độ đô thị hóa cao. Do
đó, rác thải sinh hoạt từ các đô thị lớn cũng rất nhiều. Tuy nhiên, nhận thức của
người dân về các vấn đề liên quan đến chất thải rắn còn nhiều hạn chế, thiếu ý thức
tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường nên hiện tượng đổ rác bừa bãi (đổ rác ra
đường, các khu đất trống, ao hồ, kênh rạch…) còn diễn ra khá phổ biến. Tổng khối
lượng rác sinh hoạt trên địa bàn tỉnh được Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên môi trường đô thị An Giang thu gom, vận chuyển ước tính khoảng 637 tấn/ngày
nhưng chưa bao gồm khối lượng thu gom vận chuyển rác sinh hoạt trên địa bàn các
xã mà công ty chưa tiếp nhận quản lý (Nguyễn Ngọc Sơn, 2017).
Từ những thực trạng trên, đề tài “Nghiên cứu sản xuất than sinh học từ rác
thải hữu cơ và phế phẩm nông nghiệp” được thực hiện nhằm: (1) Giảm thiểu nguồn
rác thải sinh hoạt tại các bãi đổ từ đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường; (2) Giải quyết
lượng sinh khối nông nghiệp và tăng giá trị sử dụng cho sinh khối này; (3) Làm
nhiên liệu đốt thay nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ), góp phần tạo ra một sản
phẩm có giá trị cho xã hội, tăng hiệu quả kinh tế xã hội giảm sử dụng nguồn nhiên
liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt, bảo vệ sức khỏe cộng đồng,...
1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Phế phẩm nông nghiệp (rơm rạ).
- Rác thải hữu cơ dễ phân hủy.
1.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Thời gian nghiên cứu: từ 30/8/2017 đến 30/7/2018.
- Địa điểm nghiên cứu: Khu Thí nghiệm Thực hành, Trường Đại học An
Giang.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong các lĩnh vực sau: nguồn phế phẩm
nông nghiệp (rơm, rạ) và rác thải hữu cơ dễ phân hủy của 6 huyện thị xã, thành phố
gồm:
- Khu vực thành thị sẽ đề nghị là Long Xuyên, Châu Đốc, Tân Châu.
- Khu vực nông thôn sẽ đề nghị là Chợ Mới, Tri Tôn, Thoại Sơn.


2


1.5. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xây dựng mơ hình sản xuất than sinh học từ rác thải hữu cơ dễ phân huỷ và
rơm rạ trên địa bàn tỉnh An Giang nhằm giảm lượng rác thải hữu cơ, nâng cao chuỗi
giá trị trong sản xuất nông nghiệp và tạo nguồn nguyên liệu mới thân thiện môi
trường.
1.6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung 1: Đánh giá thực trạng ô nhiễm và giải pháp quản lý, xử lý rơm rạ và
rác thải hữu cơ dễ phân hủy có trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Rơm rạ: thu thập số liệu về hiện trạng quản lý và xử lý rơm rạ chủ yếu trên
cây lúa trong tỉnh An Giang. Điều tra ý kiến người dân về hiện trạng ô nhiễm từ các
biện pháp xử lý rơm rạ hiện tại.
- Rác thải hữu cơ dễ phân hủy: thu thập số liệu về khối lượng rác thải, tình hình
quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh An Giang. Điều tra ý kiến
về thực trạng ô nhiễm của 11 bãi rác huyện, thị thành từ các hộ dân sống gần những
khu vực đó.
Nội dung 2: Phân tích đặc điểm hóa học của phế phẩm nông nghiệp (rơm rạ) và rác
thải sinh hoạt( rác hữu cơ dễ phân hủy) đại diện cho 11 huyện, thị thành trong tỉnh An
Giang.
- Phân tích đặc điểm nguyên liệu từ phế phẩm nông nghiệp qua các thông số:
độ tro, C, độ ẩm và nhiệt trị.
- Phân tích đặc điểm rác thải sinh hoạt hữu cơ qua các thông số: độ tro, C, độ
ẩm và nhiệt trị.
Nội dung 3: Nghiên cứu mơ hình sản xuất TSH từ rác thải hữu cơ dễ phân huỷ
và rơm rạ trên địa bàn tỉnh An Giang.
Giang.
-


Xây dựng mơ hình sản xuất TSH tại phịng thí nghiệm trường Đại học An
Tính năng của TSH.
Ứng dụng viên TSH
Khảo lược khí phát thải trong q trình nhiệt phân tạo TSH.

Tham khảo chi phí đầu tư và giá thành sản phẩm TSH trên thế giới, lập mơ
hình sản xuất TSH tại An Giang.

3


CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
Chất thải rắn (CTR) sinh hoạt là CTRphát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia
đình, nơi cơng cộng.
Hoạt động quản lý CTRsinh hoạt bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý,
đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận
chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác
động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người, trong đó: (1) Thu gom: là
hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời CTR tại nhiều điểm thu
gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận; (2)
Lưu giữ: là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi cơ quan có
thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ sở xử lý; (3) Vận chuyển: là quá
trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử
lý, tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp cuối cùng; (4) Xử lý: là quá trình sử dụng các
giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu huỷ các thành phần có hại hoặc
khơng có ích trong CTR; (5) Chôn lấp CTR hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù
hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh; (6)

Phân loại rác tại nguồn là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải ra hay gọi là từ
nguồn. Đó là một biện pháp nhằm thuận lợi cho tình hình xử lý rác về sau; (7) Tái sử
dụng chất thải được hiểu là có những sản phẩm hoặc nguyên liệu có quãng đời sử
dụng kéo dài, người ta có thể sử dụng được nhiều lần mà khơng bịthay đổi hình dạng
vật lý, tính chất hóa học; (8) Tái chế chất thải thực chất là lấy lại những phần vật chất
của sản phẩm hàng hóa cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra sản phẩm mới.
2.1.2. Nguồn gốc rác thải sinh hoạt
Nguồn phát sinh bao gồm: sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng như
các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại.
CTR sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ các nguồn: các khu dân cư; các trung tâm
thương mại; các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các cơng trình cơng cộng; các
dịch vụ đô thị, sân bay; các trạm xử lý nước thải và từ các ống cống thoát nước của
thành phố; các khu cơng nghiệp (Hình 1).

4


Các hoạt động kinh tế xã hội của con người

Các quá
trình phi
sản xuất

Các hoạt
động quản


Hoạt động sống và
tái sản sinh con
người


Các hoạt
động giao
tiếp và đối
ngoại

RÁC THẢI SINH HOẠT

Hình 1:Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt
(Nguồn: Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu, 2007)

2.1.3. Phân loại rác thải sinh hoạt
Để phân loại CTR sinh hoạt có thể dựa vào rất nhiều tiêu chí khác nhau, trong đó
có các cách phân loại chủ yếu như: theo vị trí hình thành, theo thành phần vật lý, hố
học, theo tính chất rác thải (Nguyễn Xuân Nguyên và Trần Quang Huy, 2004), cụ thể:
(1) Theo vị trí hình thành: Tùy theo vị trí hình thành mà người ta phân ra rác
thải đường phố, rác thải vườn, rác thải các khu công nghiệp tập trung, rác thải hộ gia
đình...
(2) Theo thành phần hóa học và vật lý: Theo tính chất hóa học có thể phân ra
chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ, kim loại, phi kim…
(3) Theo mức độ nguy hại, chất thải được phân thành các loại sau: Chất thải
nguy hại: bao gồm các hoá chất dễ phản ứng, các chất độc hại, chất thải sinh học dễ
thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, chất thải phóng xạ...; Chất thải không nguy hại:
Là những chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính
nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp.
2.1.4. Thành phần rác thải sinh hoạt
Khác với rác thải, phế thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt là một tập hợp khơng
đồng nhất. Tính không đồng nhất biểu hiện ngay ở sự không kiểm soát được của các
nguyên liệu ban đầu dùng cho sinh hoạt và thương mại. Sự không đồng nhất này tạo ra
một số đặc tính khác biệt trong thành phần của rác thải sinh hoạt. Ở các nước phát triển,

do mức sống của người dân cao nên tỷ lệ thành phần hữu cơ trong rác thải sinh hoạt

5


thường chỉ chiếm 35 - 40%, còn ở Việt Nam tỷ lệ hữu cơ cao hơn rất nhiều từ 55 - 65%.
Trong thành phần rác thải sinh hoạt còn có các cấu tử phi hữu cơ (kim loại, thủy tinh, rác
xây dựng…) chiếm khoảng 12- 15%. Phần còn lại là các cấu tử khác (Bảng 1) (Nguyễn
Xuân Thành, 2011).
Bảng 1: Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt
Thành phần
Định nghĩa
1. Các chất cháy được (đốt được)
a. Giấy

Các vật liệu làm từ giấy bộtvà
giấy.
b. Hàng dệt
Có nguồn gốc từ các sợi
c. Thực phẩm
Các chất thải từ đồ ăn
thựcphẩm
d. Cỏ, gỗ củi, rơm rạ Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ gỗ, tre, rơm…
e. Chất dẻo
Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ chất dẻo
Các vật liệu và sản phẩmđược
chế tạo từ da và cao su
2. Các chất không cháy được

a. Các kim loại sắt
Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ sắt mà dễ bị
f. Da và caosu

Ví dụ
Các túi giấy, mảnh bìa,
giấy vệ sinh…
Vải, len, nilon…
Cọng rau, vỏ quả, thân cây,
lõi ngô…
Đồ dùng bằng gỗ như bàn
ghế, đồ chơi, vỏ dừa
Phim cuộn, túi chất dẻo,
chai, lọ. Chất dẻo, các đầu
vịi, dây điện…
Bóng, giày, ví, băng cao
su…
Vỏ nhôm, giấy bao gói,
đồ đựng…

(Nguồn: Nguyễn Xuân Nguyên và Trần Quang Huy, 2004)

2.1.5. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
Rác khi thải vào môi trường gây ô nhiễm, đất, nước, không khí. Ngồi ra, rác
thải cịn làm mất vệ sinh cơng cộng, làm mất mỹ quan môi trường. Rác thải là nơi trú
ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người và gia súc.
Rác thải ảnh hưởng tới mơi trường nhiều hay ít cịn phụ thuộc vào nền kinh tế của
từng quốc gia, khả năng thu gom và xử lý rác thải, mức độ hiểu biết và trình độ giác ngộ
của mỡi người dân. Khi xã hội phát triển cao, rác thải không những được hiểu là có ảnh

hưởng xấu tới mơi trường mà cịn được hiểu là một nguồn nguyên liệu mới có ích nếu
chúng ta biết cách phân loại chúng, sử dụng theo từng loại (Lê Văn Khoa, 2010).
a. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường
 Ảnh hưởng đến môi trường khơng khí
Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao
trong toàn bộ khối lượng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước
ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá
trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Các chất thải khí phát
ra từ các q trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2(Lê Văn Khoa, 2010).
 Ảnh hưởng đến môi trường nước

6


Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh.
Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng
nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Rác có thể bị cuốn trôi theo nước mưa xuống
ao, hồ, sơng, ngịi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị nhiễm bẩn (Lê Văn
Khoa, 2010).
Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả
năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dịng chảy, tắc cống rãnh thốt nước. Hậu
quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị huỷ diệt. Việc ô nhiễm
các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy,
tả, lỵ trực khuẩn thương hàn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng (Lê Văn
Khoa, 2010).
 Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường đất
Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, do đó khi rác thải được
đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều lồi sinh vật
có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều lồi động vật khơng xương sống, ếch nhái
... làm cho mơi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ

phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh
hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50 - 60 năm mới phân huỷ hết và do
đó chúng tạo thành các "bức tường ngăn cách" trong đất hạn chế mạnh đến quá trình
phân huỷ, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua
và năng suất cây trồng giảm sút (Lê Văn Khoa, 2010).
 Chất thải rắn sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị
Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ
quan đô thị. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ý thức của người dân chưa cao.
Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh hở vẫn cịn
phổ biến, gây ơ nhiễm nguồn nước mặt và ngập úng khi mưa.
b. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến sức khỏe cộng đồng
Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ lệ
lớn. Loại rác này rất dễ bị phân huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối. Rác thải không được
thu gom, tồn đọng trong khơng khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
sống xung quanh. Chẳng hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những
người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi,
sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa. Hàng năm, theo tổ chức Y
tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có
liên quan tới rác thải. Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động
vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sufua hyđro hình thành
từ sự phân huỷ rác thải kích thích sự hơ hấp của con người, kích thích nhịp tim đập
nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch (Lê Văn Khoa,
2010).

7


Tác động của CTRSH lên sức khoẻ con người thông qua ảnh hưởng của chúng
lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức
khoẻ con người thông qua chuỗi thức ăn (Nguyễn Thị Loan, 2010).

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư
ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc
bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ơ nhiễm chiếm tới 25%.
Ơ nhiễm khơng khí do q trình phân huỷ của rác thải cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến
sức khoẻ cộng đồng. Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ mật thiết giữa ơ
nhiễm khơng khí do đốt rác thải với các bệnh lý đường hô hấp (Nguyễn Thị Loan,
2010).
Tác động của CTRSH lên sức khoẻ con người thông qua ảnh hưởng của chúng
lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức
khoẻ con người thông qua chuỗi thức ăn (Nguyễn Thị Loan, 2010).
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư
ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc
bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ơ nhiễm chiếm tới 25%.
Ơ nhiễm khơng khí do q trình phân huỷ của rác thải cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
sức khoẻ cộng đồng. Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ mật thiết giữa ô
nhiễm không khí do đốt rác thải với các bệnh lý đường hơ hấp (
Hình 2).

8


Mơi trường khơng khí
Bụi,
CH4,
NH3,

H2S,
VOC
Rác sinh hoạt:
- Sinh hoạt

- Thương nghiệp
- Tái chế

Nước mặt

Nướcngầm

Môitrường đất

Kim loại nặng,
chất độc

Qua
chuỗi
thực
phẩm

Ăn uống, tiếp xúc qua da

Qua
đường hơ
hấp

Người, động
vật
Hình 2:Tác động của chất thải rắn lên sức khỏe con người
(Nguồn: Nguyễn Thị Loan, 2010)

2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM

2.2.1. Tình hình quản lý rác thải trên thế giới
Vấn đề quản lý CTR mà trong đó việc quản lý CTRSH đang là một trong những
thách thức môi trường mà Việt Nam cũng như các nước trên thế giới phải đối mặt.
a. Tình hình phát sinh
Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị của các nước vào khoảng từ 0,5 kg đến 1,5
kg/người/ngày. Tại một số thành phố lớn của Trung Quốc, tỷ lệ này vào khoảng 1,12
đến 1,2 kg/người/ngày. Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị ở Thái Lan khoảng 1kg, ở
Campuchia là 0,74 kg. Tỷ lệ phát sinh CTR đô thị tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng
GDP tính theo đầu người. Chất hữu cơ là thành phần chính trong CTR đơ thị và chủ
yếu là chơn lấp do chi phí chơn lấp rẻ. Các thành phần khác, như giấy, thuỷ tinh,
nhựa tổng hợp và kim loại hầu hết được những đối tượng thu gom khơng chính thức
thu gom và tái chế (Bảng 2) (Nguyễn Thị Loan, 2013).

9


×