Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ 18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.67 KB, 37 trang )

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY
LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ 18
3.1. Đánh giá khái quát thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Tư vấn Đầu tư
18
3.1.1.Về tổ chức bộ máy kế toán
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung theo kiểu trực
tuyến làm cho bộ máy kế toán trở nên đơn giản, gọn nhẹ, tiết kiệm, hoạt động
hiệu quả hơn rất nhiều mặc dù thực hiện phương thức thủ công là chủ yếu. Và
nhờ đó bộ máy kế toán của Công ty đã có thể thực hiện đúng với chức năng của
mình là tham mưu cho lãnh đạo, cũng như kiểm tra, phối hợp với các phòng ban
khác trong Công ty. Đồng thời việc tổ chức kế toán theo phương thức này cũng
tạo được sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Kế toán trưởng, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ, học hỏi lẫn nhau và tính chuyên
môn hoá trong công việc đối với các nhân viên kế toán trong Công ty. Do đó, bộ
máy kế toán luôn cung cấp thông tin trực tiếp, kịp thời và chính xác cả thông tin
tổng hợp và thông tin chi tiết phục vụ cho công tác quản trị của Công ty.
Đội ngũ nhân viên kế toán của Công ty đều có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, có đủ sức khoẻ và am hiểu các quy định của Nhà nước về chế độ kế
toán, luôn cập nhật các chế độ kế toán mới để vận dụng cho phù hợp vào điều
kiện của Công ty và tuân thủ đúng các quy định của chế độ. Công ty có đội ngũ
kế toán trẻ có khả năng thích ứng cao với công việc, tận tụy, yêu nghề, nhiệt
tình với công việc, phòng kế toán – tài chính của Công ty đã xử lý các nghiệp
vụ linh hoạt, nhanh chóng và hiệu quả, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác,
có chất lượng cho quá trình ra quyết định của lãnh đạo. Bên cạnh đó, phòng tài
chính- kế toán còn tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong việc đề ra những
phương hướng, kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý chi phí ở từng đội sản
xuất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công tác tổ chức và phân công lao động kế toán tại Công ty đã thực hiện
được các nguyên tắc trong tổ chức lao động kế toán như: Nguyên tắc song song,
nguyên tắc liên tục, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phân công phân


nhiệm, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả, nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc
chuyên môn hoá và hợp tác hoá lao động kế toán.
Bên cạnh những ưu điểm mà Công ty đạt được trong việc tổ chức bộ máy
kế toán thì vẫn còn một số hạn chế trong công tác tổ chức kế toán của Công ty.
Công tác kế toán ở Công ty chủ yếu tập trung ở phòng kế toán, còn các đội sản
xuất mỗi đội chỉ có một nhân viên thống kê chủ yếu là do thủ quỹ kiêm nên việc
tập hợp và ghi chép các chi phí phát sinh liên quan đến từng khoản mục chi phí
chưa đầy đủ và chính xác. Hơn nữa phòng kế toán cũng không có những quy
định và hướng dẫn cụ thể cho những nhân viên thống kê này cách lập, ghi chép
cũng như tập hợp chi phí phát sinh ở đội theo từng khoản mục. Toàn bộ công
việc kế toán ở đội chủ yếu là do nhân viên này giám sát và thực hiện, sau đó
mới báo cáo lại cho cấp trên. Do các công trình có địa bàn hoạt động xa phòng
kế toán nên việc tập hợp hoá đơn, chứng từ nhiều khi còn trì trệ, khi có sự nhắc
nhở của cấp trên mới tập hợp và gửi lên. Các công trình thi công thường ở xa
trụ sở chính nên việc tập hợp chứng từ chậm chạp của kế toán đội đã ảnh hưởng
rất nhiều đến công tác kế toán chung của toàn Công ty. Và ở mỗi đội việc thủ
kho kiêm thủ quỹ là vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm và nguyên tắc phân
công phân nhiệm. Việc này sẽ dễ dẫn đến việc mất mát, biển thủ, lãng phí vật tư
nếu người làm thủ kho muốn tư lợi riêng. Vì vậy Công ty cần chú ý hơn nữa đến
công tác kế toán và quản lý chi phí ở các đội thi công để tránh được sự thất
thoát, mất mát và lãng phí chi phí.
3.1.2. Về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty
a. Về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ
Việc tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ trong kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm của Công ty nhìn chung phù hợp và tuân thủ đúng
chế độ quy định. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong việc vận dụng
hệ thống chứng từ trong kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm cụ thể là
trong kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán chi phí máy thi công và
kế toán chi phí sản xuất chung.
- Đối với kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Quá trình cung ứng, sử dụng và thu hồi nguyên vật liệu trực tiếp cũng như
việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu phát sinh tại Công ty được thực hiện khá
đầy đủ và tuân thủ đúng chế độ quy định. Các chứng từ phát sinh liên quan đến
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đều được tập hợp ở đội và cuối tháng gửi về
phòng tài chính kế toán của Công ty. Các hoá đơn, chứng từ này được kiểm tra
tính hợp lý, hợp lệ và khớp đúng với các chứng từ có liên quan rồi mới ghi sổ.
Điều này góp phần tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp một cách chính xác
và đầy đủ nhất. Đối với những nguyên vật liệu được sử dụng thường xuyên và
có giá trị nhỏ thì để đảm bảo cho tiến độ thi công không bị gián đoạn thì thông
thường thủ quỹ kiêm thủ kho của đội(nhân viên thống kê đội) thường chi tiền ở
đội để mua các nguyên vật liệu này. Mặt khác khi vật tư mua về sẽ được sử
dụng ngay cho thi công mà không qua nhập kho sẽ giảm được khoản chi phí bảo
quản, chi phí kho bãi và chi phí vận chuyển vật tư từ Công ty đến công trường.
Hơn nữa hiện nay giá cả đang thay đổi thất thường và có xu hướng càng tăng
trong tương lai nên khi Công ty mua vật tư về xuất dùng ngay cho thi công, giá
xuất được tính theo giá thực tế đích danh sẽ đảm bảo chi phí công trình được
chính xác và phù hợp hơn.
Việc tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ tại Công ty còn có nhiều điều bất
cập ảnh hưởng đến kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Thẻ kho và các
bảng kê nhập, xuất nguyên, nhiên vật liệu, bảng kê chi tiết chi phí mua ngoài,
chi phí khác bằng tiền… cũng không được lập một cách thường xuyên, chi tiết
và đầy đủ. Vì vậy chi phí phát sinh ở đội sẽ khó kiểm soát chính xác và đây
chính là một trong những nguyên nhân làm cho chi phí sản xuất tăng lên.
Bên cạnh đó, khi Công ty mua nguyên vật liệu xuất dùng ngay cho thi
công nhưng để đảm bảo đầy đủ thủ tục đội vẫn viết đồng thời cả Phiều nhập kho
và Phiếu xuất kho. Việc này làm cho thủ tục thêm rườm rà và kế toán phải ghi
thêm các bút toán không cần thiết. Trong khi đó khi thu hồi phế liệu thì kế toán
lại không làm đủ các thủ tục nhập kho, không phản ánh đầy đủ trên giấy tờ, sổ
sách. Việc hạch toán không đầy đủ phế liệu thu hồi sẽ làm chi phí nguyên vật
liệu tăng lên so với thực tế và như vậy không những không hạ được giá thành

công trình mà còn làm tăng lên. Điều này sẽ làm giảm sức cạnh tranh của Công
ty.
- Đối với kế toán chi phí máy thi công
Các chi phí sử dụng máy thi công của Công ty như chi phí nguyên nhiên
vật liệu, chi phí sửa chữa máy thi công, chi phí công cụ, dụng cụ… không được
tập hợp một cách chi tiết và cụ thể. Công ty không lập các bảng kê xuất nguyên
nhiên, vật liệu, không lập các bảng kê chi phí mua ngoài phục vụ chạy máy,
không có nhật trình theo dõi ca, xe máy thi công. Toàn bộ chi phí này được tập
hợp và theo dõi thông qua bảng kê các chứng từ phát sinh bên có TK 152, TK
153 và trên chứng từ ghi sổ do đó không xem xét, đánh giá được một cách chi
tiết và cụ thể các yếu tố chi phí của khoản mục này.
- Đối với kế toán chi phí sản xuất chung
Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp và theo dõi thông qua bảng
kê các chứng từ phát sinh bên có TK 152, TK 153 và các chứng từ ghi sổ chứ
không lập các bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài, bảng kê các chi phí khác bằng
tiền và không lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung theo từng tháng. Vì vậy
để theo dõi một cách vừa chi tiết, vừa tổng hợp khoản mục chi phí này rất khó
khăn do đó khó có thể đánh giá mức độ sử dụng các yếu tố chi phí trong khoản
mục chi phí sản xuất chung.
b. Về tài khoản kế toán
Việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm ngành
nghề, sản phẩm và theo đúng quy định của Bộ tài chính. Công ty mở chi tiết các
tài khoản chi phí theo từng công trình, hạng mục công trình, việc phân loại chi
phí phù hợp và hạch toán chính xác là rất phù hợp với đặc điểm của ngành xây
lắp như kế toán mở chi tiết các tài khoản TK 621, TK 622, TK 623, TK 627 cho
từng công trình, hạng mục công trình. Kế toán tập hợp toàn bộ chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất vào TK 621, TK 622 chi
tiết cho từng công trình, hạng mục công trình rất linh hoạt và thuận tiện cho việc
theo dõi, đánh giá tình hình chi phí thực tế phát sinh so với dự toán để có những
điều chỉnh phù hợp.

Bên cạnh những ưu điểm trên thì Công ty cũng có những hạn chế nhất
định trong việc vận dụng hệ thống tài khoản, đó là hệ thống tài khoản của Công
ty mở không đầy đủ:
- Các tài khoản phản ánh chi phí của Công ty chủ yếu được mở chi tiết cho
công trình, hạng mục công trình chứ không hề có các tiếu khoản. Cụ thể như
Công ty không mở chi tiết tài khoản chi phí sử dụng máy thi công(TK 623), tài
khoản chi phí sản xuất chung(TK 627) thành các tiểu khoản mà hạch toán toàn
bộ vào TK 623 và TK 627 chi tiết cho công trình, hạng mục công trình đó. Việc
hạch toán hai khoản mục chi phí này đối với từng công trình mà không có sự
chi tiết sẽ không đánh giá một cách chính xác được khoản chi phí này và từ đó
làm cho giá thành công trình cũng không được tính toán một cách chính xác
nhất. Do đó để theo dõi và đánh giá được tình hình sử dụng chi tiết chi phí, đưa
ra được những biện pháp nhằm giảm thiểu và phân bổ chi phí một cách hợp lí
hơn Công ty nên chi tiết các tài khoản này thành các tiếu khoản.
- Công ty không mở các tài khoản dự phòng như dự phòng giảm giá hàng
tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi… Tuy nhiên, trong thực tế việc trích lập
các khoản dự phòng là rất cần thiết và quan trọng. Bởi vì các công trình thi công
thường kéo dài và có khối lượng nguyên vật liệu sử dụng cho thi công là rất lớn.
Trong khi đó giá mua của nguyên vật liệu lại không ổn định nên nó ảnh hưởng
lớn đến quá trình sản xuất và tính toán chi phí của Công ty.
c. Về hệ thống sổ sách kế toán
Công ty đã chấp hành đầy đủ các chế độ chính sách do Nhà nước quy
định, ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào hệ thống sổ sách. Nhờ
đó công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty đã
được thực hiện tốt góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo hoạt động sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên trong việc vận dụng hình thức sổ này ở Công ty còn một số hạn
chế cần phải khắc phục. Công ty không sử dụng phần mềm kế toán mà chủ yếu
là kế toán thủ công trên Exel nên việc ghi sổ và thực hiện công tác trên đó chậm
hơn nhiều so với việc sử dụng phần mềm kế toán khác. Hạn chế lớn nhất trong

việc vận dụng hệ thống sổ sách kế toán tại Công ty là kế toán không lập các sổ
chi tiết chi phí sản xuất cũng như các Bảng kê chi tiết chi phí, Bảng kê tổng hợp
chi phí để theo dõi chi tiết tình hình sử dụng chi phí sản xuất của mình. Việc
theo dõi các khoản mục chi phí này chủ yếu thông qua các chứng từ ghi sổ và sổ
cái các tài khoản phản ánh chi phí như sổ cái TK 621, TK 622, TK 623, TK
627, TK 154. Tuy nhiên, chứng từ ghi sổ và sổ cái các tài khoản này chỉ phản
ánh một cách tổng hợp tình hình sử dụng chi phí chứ không cụ thể và chi tiết do
đó rất khó theo dõi, đánh giá mức độ, tần suất sử dụng các khoản chi phí theo
thời gian.
c. Về hệ thống báo cáo kế toán
Do công tác kế toán được tổ chức phù hợp với quy mô và tình hình kinh
doanh của Công ty cộng với việc vận dụng tốt hệ thống chứng từ, tài khoản và
sổ sách kế toán đã tạo thuận lợi cho việc lập các Báo kế toán của Công ty.
Tuy nhiên, Công ty không có hệ thống Báo cáo nội bộ để phục vụ nhu
cầu quản trị nội bộ như: Bảng tổng hợp và phân tích chi phí sản xuất, báo cáo
nhập xuất nguyên vật liệu, báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,
Báo cáo thu chi hàng tháng…Các báo cáo quản trị này rất quan trọng trong việc
đánh giá một cách cụ thể, chi tiết tình hình sử dụng chi phí của doanh nghiệp
của nhà quản lý do đó kế toán nên lập các báo cáo này một cách thường xuyên
hơn.
d. Về đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm
Các công trình, hạng mục công trình thường có thời gian thi công kéo dài,
kết cấu phức tạp và mang tính đơn chiếc…nên đối tượng tính giá thành mà
Công ty xác định là các công trình, hạng mục công trình là hợp lý với đặc điểm
sản phẩm xây lắp của mình. Tất cả các chi phí phát sinh được tập hợp riêng cho
từng công trình nên rất dễ theo dõi và so sánh đồng thời cung cấp thông tin sử
dụng chi phí của từng công trình để kịp thời điều chỉnh vừa đảm bảo tiến độ thi
công vừa tiết kiệm được tối đa chi phí.
Các công trình, hạng mục công trình do Công ty xây dựng thường có giá

trị không lớn nên việc kế toán áp dụng phương pháp kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp giản đơn(phương pháp trực
tiếp) vừa đúng chế độ vừa dễ dàng, thuận tiện và phù hợp với khả năng của
Công ty. Các chi phí phát sinh được tập hợp theo bốn khoản mục chi phí riêng
biệt rất thuận lợi cho việc theo dõi và so sánh với dự toán để có sự điều chỉnh
nếu cần thiết và đồng thời đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng khoản
mục chi phí đến giá thành công trình thực tế phát sinh cũng như kế hoạch đề ra.
e. Về phương pháp tính và phân bổ khấu hao máy thi công
Máy thi công của Công ty bao gồm cả máy của Công ty và thuê ngoài.
Việc địa bàn thi công công trình xa nên Công ty tổ chức thuê máy là hợp lý và
giảm được chi phí vận chuyển máy móc và do đó làm giảm đáng kể chi phí máy
thi công. Đối với các máy thi công thuê ngoài Công ty thường tiến hành thuê
trọn gói theo khối lượng công việc hoàn thành nên việc hạch toán tương đối dễ
dàng, thuận tiện. Còn đối với máy thi công của Công ty được sử dụng cho công
trình, hạng mục công trình nào thì toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến máy
thi công sẽ được hạch toán cho công trình, hạng mục công trình đó. Do vậy
Công ty không sử dụng tiêu thức phân bổ nào kể cả việc phân bổ chi phí khấu
hao. Tuy nhiên việc tính chi phí khấu hao như thế đối với từng công trình là
không thật sự chính xác.
Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng là chưa phản
ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế của máy móc, thiết bị. Các công trình
thường được thi công ở những nơi có điều kiện không tốt do đó máy móc
thường nhanh hỏng hơn và tuổi thọ cũng giảm xuống nhanh hơn.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Tư vấn Đầu tư 18
3.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán
Hiện nay, Công ty đang tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung.
Đối với quy mô của Công ty bây giờ thì hình thức này rất thuận tiện vì nó có
nhiều ưu điểm lại phù hợp với quy mô và năng lực của Công ty. Tuy nhiên,
trong tương lai khi Công ty mở rộng quy mô sản xuất, số lượng đội thi công

càng nhiều thì mô hình này sẽ không phù hợp nữa. Do đó để chuẩn bị sẵn sàng
cho việc mở rộng quy mô thì Công ty phải tăng cường bồi dưỡng và đào tạo
thêm cán bộ kế toán vừa nâng cao về năng lực vừa tăng thêm về số lượng. Đối
với mỗi đội, Công ty nên bố trí nhân viên kế toán làm nhiệm vụ ghi chép, thu
thập các chứng từ ban đầu gửi về phòng kế toán chứ không phải chỉ bố trí các
nhân viên thống kê đội. Bởi vì các nhân viên thống kê này thường là do thủ quỹ
phụ trách cho nên không đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm, phân công phân
nhiệm.
Công ty vừa kết hợp kế toán thủ công vừa sử dụng phần mềm Exel trong
công tác kế toán. Tuy nhiên việc sử dụng phần mềm này vẫn còn nhiều bất cập,
chưa đáp ứng được yêu cầu về cập nhật và xử lý thông tin. Do đó để công tác kế
toán hoạt động có hiệu quả, cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác
thì Công ty cần chú trọng và phát triển hơn nữa hệ thống kế toán máy của mình.
3.2.2. Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một khoản mục quan trọng
và chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Do đó, việc tính chính
xác và đầy đủ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ảnh hưởng lớn đến giá thành
công trình.
Trong việc hạch toán chi phí này ở Công ty còn tồn tại nhiều vấn đề bất
cập ảnh hưởng không nhỏ đến công tác ghi chép và tính toán chi phí cũng như
giá thành công trình. Việc thu hồi phế liệu của Công ty không được tập hợp và
phản ánh vào sổ sách một cách đầy đủ, chính xác đã làm chi phí nguyên vật liệu
tăng so với thực tế sử dụng. Do đó, việc tăng chi phí nguyên vật liệu đã làm cho
giá thành thực tế của Công ty tăng lên so với thực tế. Vì vậy, Công ty nên hạch
toán chi phí phế liệu thu hồi để phản ánh chính xác hơn chi phí nguyên vật liệut
thực tế phát sinh theo bút toán sau:
Nợ TK 152, 111, 112, 331…: Giá trị phế liệu thu hồi
Có TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Vì giá thành sản phẩm công trình hoàn thành không bao gồm giá trị dở dang
cuối kỳ và giá trị phế liệu thu hồi nên nếu thu hồi phế liệu sau khi đã tổng các

khoản mục chi phí, kế toán phản ánh giá trị phế liệu thu hồi theo bút toán:
Nợ TK 152, 111, 112, 331…: Giá trị phế liệu thu hồi
Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Ngoài ra, Công ty thường mua vật liệu về sử dụng ngay cho thi công
nhưng kế toán vẫn viết Phiếu nhập kho đồng thời với Phiếu xuất kho. Việc này
tạo thêm nhiều giấy tờ, thủ tục và làm cho công tác ghi chép của kế toán nhiều
thêm. Khi vật tư được chuyển đến chân công trình thì Công ty chỉ cần lập Biên
bản giao nhận vật tư với bên mua thì Công ty phải lập cả Phiếu nhập kho, Phiếu
xuất kho và cả Biên bản giao nhận vật tư. Vì vậy để việc hạch toán chi phí
nguyên vật được thuận tiện và chính xác kế toán chỉ cần lập Biên bản giao nhận
vật tư và hạch toán thẳng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK 621 chứ
không cần thông qua TK 152.
Kế toán Công ty thường theo dõi tình hình sử dụng chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp qua Bảng kê chứng từ phát sinh bên có của TK 152. Bảng kê này
chỉ cho biết tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho từng bộ phận chứ không phản
ánh tần suất, khối lượng, đơn giá vật liệu sử dụng như thế nào. Do đó Bảng kê
này sẽ không phản ánh một cách chi tiết và đầy đủ tình hình sử dụng chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp. Để đảm bảo thông tin về vật tư chính xác và đầy đủ kế
toán Công ty nên lập Bảng kê chi tiết chi phí nguyên vật liệu và mở sổ chi tiết
chi phí nguyên vật liệu để phản ánh tình hình sử dụng của từng bộ phận.
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621
Tháng…năm
Tên tài khoản
Số hiệu tài khoản: TK 621
Công trình:
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
SH

NT
Nợ Có
… … … … … …
Tổng cộng chi phí phát sinh
Kết chuyển chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp
Ngày…tháng…năm…
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)
BẢNG KÊ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Tháng.. năm…
Công trình:…
Ngày tháng Diễn giải Giá mua chưa thuế Thuế VAT
Chi phí vận
chuyển
Tổng cộng
… … … … … …
Cộng … … … …
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Đội trưởng
(Ký, họ tên)
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Năm…

Tên công trình Tên nguyên vật liệu Số lượng ĐVT Tổng tiền
… … … … …
Tổng cộng
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

TK 133
VAT đầu vào
TK 111, 112, 131, 152
Giá trị NVL xuất dùng không hết
Có thể khái quát lại quy trình kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau:
3.2.3. Hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Nhìn chung kế toán chi phí nhân công trực tiếp của Công ty được thực
hiện khá đầy đủ và chính xác. Kế toán tập hợp toàn bộ lương của công nhân
trực tiếp sản xuất vào TK 622 là chính xác và theo đúng chế độ. Tuy nhiên, hệ
thống sổ sách phản ánh khoản mục chi phí này chưa đầy đủ và chi tiết làm cho
việc đánh giá và phân tích không thuận tiện và chính xác. Vì vậy, Công ty nên
lập sổ chi tiết TK 622 và bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài hàng tháng để
theo dõi tình hình sử dụng chi phí nhân công theo từng công trình được cụ thể
và đầy đủ hơn. Công ty có thể lập sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp và bảng
thanh toán khối lượng thuê ngoài theo mẫu sau:
TK 111,112, 141,
331 TK 621ĐT
TK
154ĐT
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
K/c chi phí NVLTT
SỔ CHI TIẾT TK 622

Tên tài khoản:…
Số hiệu tài khoản:…
Công trình:…
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
SH NT Nợ có
… … … … … …
Tổng cộng chi phí phát sinh
Kết chuyển chi phí NVLTT
Ngày…tháng…năm…
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)
BẢNG THANH TOÁN KHỐI LƯỢNG THUÊ NGOÀI
Tên công trình:…
Tháng…năm…
Ngày
tháng
Diễn giải Đơn vị
Khối lượng công việc hoàn
thành
Đơn giá Thành tiền
… … … … … …
Cộng … … … …
3.2.4. Hoàn thiện kế toán chi phí sử dụng máy thi công

Hiện nay, Công ty hạch toán chung tất cả các chi phí liên quan đến máy
thi công vào TK 623 khiến cho nhà quản lý không có được thông tin chi tiết về
các yếu tố chi phí trong khỏan mục chi phí sử dụng máy thi công, gây khó khăn
cho việc quản lý và theo dõi tình hình sử dụng thực tế đối với từng yếu tố trong
khỏan mục. Do đó Công ty chi phí sử dụng máy thi công nên được chi tiết thành
các tiểu khoản như: TK 6231 – chi phí công nhân vận hành máy, TK 6232 – chi
phí nguyên vật liệu, nhiên liệu phục vụ máy thi công, TK 6233 – chi phí công
cụ, dụng cụ, TK 6234 – chi phí khấu hao máy thi công, TK 6237 – chi phí dịch
vụ mua ngoài, TK 6238 – chi phí bằng tiền khác.
Ở Công ty lái máy cũng như đội trưởng đội thi công không ghi nhật trình
chạy máy để theo dõi số giờ máy hoạt động mà lập các bảng kê để theo dõi
khối lượng công việc hoàn thành theo ngày, theo giờ, theo ca. Như vậy, đội
trưởng không kiểm soát được cụ thể tiến độ làm việc của máy thi công, có
những khi máy làm việc liên tục nhưng cũng có những khi máy lại hoạt động
không hết công suất. Do vậy, lái máy và đội trưởng nên ghi nhật trình chạy máy
theo thời gian để đảm bảo máy móc được sử dụng phù hợp và hiệu quả.
Mặt khác, các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ chạy máy của Công ty
không được tập hợp một cách đầy đủ do đó Công ty nên lập bảng kê các khoản
chi phí này kèm theo hoá đơn, chứng từ cụ thể.
BẢNG KÊ CHI PHÍ MUA NGOÀI PHỤC VỤ CHẠY MÁY
Tháng…năm…
Công trình…
Ngày
tháng
Loại chi phí Giá chưa thuế Thuế GTGT Tổng tiền
… … … … …
Cộng … … …
Ngoài ra, Công ty nên lập Bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công để theo
dõi một cách chi tiết và toàn diện về chi phí của các yếu tố chi phí trong khoản
mục chi phí sử dụng máy thi công.

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG
Tháng…năm…
Công trình…
stt Loại chi phí Số tiền Ghi chú
1 Chi phí nguyên vật liệu chạy máy …
2 Chi phí công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế …
3 Chi phí khấu hao máy thi công …
… … …
Cộng …
NHẬT TRÌNH THEO DÕI CA XE MÁY THI CÔNG
Công trình: …
Tháng…năm…
Tên máy:…
Ngày tháng Tên công việc Giờ nổ máy Giờ tắt máy Tổng số giờ
hoạt động
Lái máy ký xác
nhận
… … … … … …

×