Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Việt nam gia nhập WTO-Cơ hội và thách thức.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.75 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>WTO đón chào Việt Nam là thành viên thứ 150 </b>



13-11-2006


Nguồn tin từ Geneva cho hay, lúc 17h chiều 7/11 (giờ Hà Nội), ông Chủ tịch Đại hội đồng WTO đã gõ


búa chính thức thơng qua toàn bộ hồ sơ gia nhập của VN. 20h30, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình


Tuyển và Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy đã ký vào Nghị định thư gia nhập của VN.



Như vậy, chỉ còn đợi Quốc hội VN phê chuẩn việc gia nhập và 30 ngày sau khi Đại hội đồng WTO


nhận được thư phê chuẩn này, Việt Nam sẽ chính thức trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế


giới.



Champagne đã nổ vang sau lễ ký kết, với sự tham gia của toàn thể Ban công tác và bạn bè quốc tế,


chung vui với Việt Nam.



<b>"XIN CHÚC MỪNG VN"</b>



Đó là lời chúc mừng bằng tiếng Việt do đích thân ơng Tổng Giám đốc


WTO Pascal Lamy đọc lên sau lễ ký kết.



Trong diễn văn chào mừng của mình, ơng Tổng Giám đốc WTO đã


dành những lời đẹp đẽ nhất để ca tụng Việt Nam.



"Hôm nay là một ngày trọng đại đối với gia đình WTO: Chúng ta đón chào Việt Nam là thành viên thứ


150. Như trong mọi gia đình khác, sự xuất hiện của một thành viên mới là thời khắc của niềm hân hoan


và đón mừng", người đứng đầu Tổ chức Thương mại Thế giới nói.



"Như nhiều thành viên đã chứng kiến, những nỗ lực phi thường mà Việt Nam đã thực hiện để chuẩn bị


cho tư cách thành viên ngày hôm nay sẽ là một niềm cảm hứng đối với tất cả chúng ta".



Việt Nam đã mất 11 năm để chuẩn bị gia nhập WTO, bao gồm 8 năm



đàm phán. Ban Công tác về việc gia nhập WTO của VN được thành


lập ngày 31/1/1995 và đã gặp nhau 14 lần kể từ tháng 7/1998 tới tháng


10/2006.



"Việt Nam đã chứng tỏ làm thế nào để những cải cách trong nước có


thể đâm hoa kết trái ngọt. Tỷ lệ tăng trưởng của VN năm ngoái là 8%,


đầu tư nước ngoài tăng hơn 6 tỷ USD và xuất khẩu ln tăng 20%. Và


chắc chắn cịn có nhiều thành tựu nữa sẽ tới cùng với những điều luật


mới, những biện pháp cải cách hành chính và cam kết đối với hàng hoá


và dịch vụ của Việt Nam".



Đáp lại, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển khẳng định các


cuộc đàm phán gia nhập WTO gắn liền chặt chẽ với những cải cách


kinh tế của đất nước ông, được cả thế giới biết đến với cái tên "Đổi Mới".



"Chính những cải cách này đã bảo đảm tốc độ tăng trưởng liên tục của Việt Nam, tạo ra một nền tảng


vững chắc cho việc gia nhập WTO".



Mặt khác, tư cách thành viên WTO sẽ giúp Việt Nam đẩy nhanh tiến trình đổi mới, tạo ra cơ hội mở


rộng giao thương, một công cụ quan trọng của tăng trưởng kinh tế", Bộ trưởng Tuyển nói.



Tuy nhiên, nhân vật trực tiếp chỉ đạo đàm phán gia nhập WTO của VN cũng nói thêm rằng việc gia


nhập WTO "sẽ đặt ra những thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam". Nhưng ông khẳng định



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

"chúng tôi tin tưởng rằng với việc mở rộng hợp tác với các thành viên WTO, Việt Nam sẽ tận dụng tối


đa cơ hội, giải quyết thành công các thách thức, đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững cũng như


đóng vai trị tích cực trong việc phát triển hệ thống thương mại đa



phương".




<b>VN sẽ là một thành viên tin cậy của WTO</b>



Người đứng đầu Tổ chức Thương mại Thế giới nói rằng, tư cách thành


viên WTO khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam mà còn


đối với bản thân Tổ chức Thương mại Thế giới.



"Với sự tham gia của VN, chúng ta đã chứng tỏ cho cả thế giới thấy



rằng hệ thống thương mại đa phương tiếp tục cho thấy tính ưu việt, tồn diện và sự hấp dẫn của mình",


ơng Pascal Lamy nói.



Trong diễn văn đáp từ, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm khẳng định Việt


Nam "sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết của một thành viên, đồng thời sẽ tích cực đóng góp vào


các cơng việc chung của Tổ chức"



"Với nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ, hợp tác nhiệt tình của các thành viên WTO khác, Việt Nam nhất


định sẽ là một thành viên tin cậy và có trách nhiệm của WTO, sẽ góp phần xứng đáng vào các nỗ lực


chung nhằm xây dựng một hệ thống thương mại đa biên cơng bằng, bình đẳng và cùng có lợi', Phó Thủ


tướng cam kết.



<b>Sự dũng cảm và quyết tâm hội nhập</b>



Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy đã ca ngợi sự dũng cảm, chủ động và quyết tâm hội nhập của giới


lãnh đạo Việt Nam như một nhân tố mấu chốt làm nên thời khắc lịch sử ngày hơm nay.



"Chúng ta sẽ khơng có mặt ở đây ngày hơm nay nếu khơng có sự dũng cảm và quyết tâm của các nhà


lãnh đạo Việt Nam.



11 năm trước, Việt Nam đã bắt đầu một hành trình dài hướng tới WTO. Chuyến đi này là một phần


trong sự khởi đầu rộng lớn hơn của nền kinh tế Việt Nam dưới chính sách ĐỔI MỚI. Tư cách thành



viên WTO sẽ giúp VN củng cố các cuộc cải cách này và tận dụng các cơ hội mở rộng giao thương như


một động lực cho tăng trưởng kinh tế và phát triển", ông Lamy nói.



Ơng Pascal Lamy, người đã từng đấu trí cùng Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển trên bàn đàm


phán thời còn là Cao uỷ phụ trách thương mại của EU cũng không quên dành những lời ca tụng cho các


nhà đàm phán VN.



"Tôi muốn đặc biệt đề cập đến người bạn cũ của tơi, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, người


chỉ đạo đàm phán, Thứ trưởng Thương mại Lương Văn Tự và toàn bộ đoàn đàm phán Việt Nam.


Nếu khơng có nỗ lực khơng mệt mỏi của họ cả trên bàn đàm phán lẫn ở nhà, chúng ta sẽ không thể


chứng kiến giờ khắc lịch sử này ngày hơm nay. Đó là một đội đàm phán xuất sắc. Họ là những nhà đàm


phán cứng rắn. Họ có tầm nhìn rõ ràng, họ đầy quyết tâm và thơng thạo các kỹ năng. Họ kiên định ngay


cả trong những tình huống khó khăn nhất. Họ xứng đáng với sự tôn trọng của các thành viên WTO và


lời cảm ơn của ngườì dân VN", ơng Lamy nhấn mạnh.



<b>Tiếng gõ búa khép lại một đoạn đường 11 năm</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

sẽ không bao giờ quên thời khắc thiêng liêng, tự hào này.



Lúc 4h chiều, phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng WTO xem xét kết nạp Việt Nam bắt đầu. Toàn bộ


149 thành viên WTO đều tham dự phiên họp. Đích thân Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy ra đón Phó


Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm cùng đồn đại biểu VN.



Ơng chủ tịch Đại hội đồng Eirik Glenne đã trình bày 4 bộ hồ sơ văn kiện cam kết của Việt Nam xin gia


nhập Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm báo cáo của Ban công tác dài 260 trang; bản cam kết dài


560 trang của Việt Nam trong lĩnh vực hàng hóa, thuế quan, trợ cấp nơng nghiệp cùng lộ trình xuất


khẩu; bản cam kết trong lĩnh vực dịch vụ 60 trang; cuối cùng là dự thảo nghị định thư về việc gia nhập


WTO của Việt Nam.



Sau khi trình bày mỗi dự thảo văn kiện, ơng Eirik Glenne hỏi: “Có q vị nào khơng thơng qua báo cáo



này khơng? Nếu có đề nghị giơ tay”.



Khơng có một ý kiến nào phản đối. Sự im lặng trong 5 giây đã thông qua hồ sơ gia nhập của VN.


Sau cùng, đúng 17h, giờ Hà Nội, ông Chủ tịch Đại hội đồng WTO đã gõ búa chính thức xác nhận Đại


hội đồng WTO đã thông qua hồ sơ gia nhập của VN.



11 năm chuẩn bị, 8 năm đàm phán, bao cảm xúc, chờ đợi và hy vọng dồn nén đã vỡ oà trong chốc lát.


Những nhà đàm phán được tiếng là "cứng rắn" cũng khơng kìm được xúc động.



Suốt bao năm, họ ln "căng trí, căng óc" với từng điều khoản một, đấu trí với đối tác, với sự thúc ép


và kỳ vọng của công luận và cả tâm lý căng thẳng của bản thân khi đi trên lằn ranh mỏng manh giữa


công và tội, khi mà một phút sơ sảy, sai lầm có thể gây hậu quả không lường được với đất nước. 11


năm trời đã kết thúc một cách tốt đẹp.



Ngày 28/11 tới, Quốc hội Việt Nam sẽ xem xét, thảo luận việc Việt Nam gia nhập WTO. 30 ngày sau


khi WTO nhận được quyết định phê chuẩn của Quốc hội Việt Nam, VN sẽ trở thành thành viên đầy đủ


của tổ chức này.



<b>VIỆT NAM GIA NHẬP WTO, THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC </b>

(5/25/2006 9:35:09 AM)



<b>Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ có cả những thời cơ và thách thức đan xen. Mỗi người dân, đặc biệt là các</b>
<b>doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ những thuận lợi và khó khăn để nắm bắt thời cơ và vượt qua</b>
<b>thách thức.</b>


<b>Thời cơ</b>



Trong số 148 thành viên của WTO có khoảng ba phần tư là các nước đang phát triển, kém phát triển và đang
trong thời kỳ quá độ chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Những quốc gia này
ngày càng có vai trị quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, và việc xúc tiến thương mại quốc tế như một giải
pháp sống còn trong nỗ lực phát triển đất nước. Ðối với các nước đang phát triển, cần có cách nhìn nhận và


áp dụng những quy chế hoàn toàn khác biệt so với các nước phát triển. Do đó, trong quy chế của WTO, tại
Chương 6 có những quy định dành riêng cho các nước đang phát triển, với cơ chế 'thời gian thoáng hơn, điều
kiện tốt hơn'. Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, với thu nhập bình quân tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) thấp. Mặc dù đã có những bước tăng trưởng vượt bậc trong những năm qua, nhưng đến nay nước
ta vẫn là một nước có nền kinh tế chưa phát triển, cơ cấu các ngành nghề chưa cân đối, tỷ trọng nhập khẩu
quá lớn so với xuất khẩu... Việc gia nhập WTO là một trong những nỗ lực nhằm tiếp cận thị trường thương
mại toàn cầu, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường thương mại quốc tế, tạo tiền đề hội nhập và phát
triển nền kinh tế. Gia nhập WTO nghĩa là gia nhập thị trường thương mại toàn cầu, với hành lang pháp lý là
Quy chế WTO và những hiệp định thương mại song phương và đa phương được ký kết với các nước thành
viên WTO sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nước đang phát triển. Những lợi ích này được nhìn nhận trên
nhiều góc độ khác nhau, như về phía Nhà nước, về phía các doanh nghiệp, về phía người tiêu dùng, nhưng
có thể tổng hợp lại ở những lợi ích chủ yếu như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

nền kinh tế mở cửa, khuyến khích đầu tư nước ngồi, Việt Nam đã từng bước mở rộng quan hệ thương mại
với các nước khu vực ASEAN và trên thế giới. Trong mối quan hệ thương mại này, nước ta với lợi thế là
nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ tay nghề cao, chiếm ưu thế trong gia công sản phẩm xuất khẩu. Nhưng
trong những mối quan hệ thương mại quốc tế thì vẫn là nước chịu nhiều thiệt thịi do chưa thiết lập được hiệp
định thương mại song phương và đa phương với những đối tác của mình, đặc biệt là những thị trường lớn
như thị trường mậu dịch tự do Bắc Mỹ, thị trường mậu dịch tự do EU. Một minh chứng điển hình là việc xuất
khẩu cá da trơn (cá tra, cá ba sa), tôm vào thị trường Mỹ, giày, dép vào thị trường EU. Với giá xuất khẩu rẻ,
các doanh nghiệp Việt Nam bị các nước này áp đặt là bán phá giá. Các quốc gia này đã 'bảo vệ sản xuất
trong nước', bằng cách áp dụng chính sách bảo hộ thơng qua đánh thuế nhập khẩu rất cao, gây rất nhiều bất
lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Khi tham gia WTO, Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế rộng
lớn với 148 thành viên, và vị thế thị trường ngang nhau với tất cả các quốc gia đó. Hàng hóa có thể thâm nhập
thị trường khổng lồ này mà không gặp bất cứ trở ngại nào, miễn là không vi phạm những quy chế và cam kết
đã ký, đủ sức cạnh tranh với hàng hóa cùng loại và hàng hóa thay thế.


<b>Thứ hai</b>, tham gia WTO sẽ nâng cao khả năng tiếp cận những công nghệ tiên tiến, những thị trường tài chính
hàng đầu, tiếp thụ và vận dụng cho chiến lược phát triển. Thành viên WTO có những quốc gia là những nền
kinh tế hàng đầu với công nghệ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý kinh tế, hệ thống tài chính, tiền tệ phát triển


ở trình độ cao. Gia nhập WTO chúng ta sẽ có khả năng tiếp nhận những công nghệ mới, tiếp thụ và ứng dụng
vào sản xuất, điều hành, quản lý, rút ngắn khoảng cách giữa các nước thành viên WTO; đồng thời tiếp nhận
được nguồn nhân lực và vật lực lớn từ những nước này. Bên cạnh đó, WTO cịn có những chính sách đặc
biệt nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển: hỗ trợ về kỹ thuật và đào tạo; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, giải
quyết những vướng mắc trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế; tạo cơ hội cho những nước đang phát
triển mở rộng thị trường thương mại quốc tế thông qua việc thâm nhập những thị trường lớn như dệt may,
dịch vụ; yêu cầu các nước thành viên WTO phải bảo vệ lợi ích của những nước đang phát triển nếu các nước
này áp dụng chính sách bảo hộ sản xuất trong nước hoặc những chính sách đối ngoại như chống bán phá
giá, áp dụng những rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế.


<b>Thứ ba</b>, tham gia WTO, vị thế của Việt Nam sẽ được nâng cao trong các mối quan hệ quốc tế; tạo nên thế và
lực mới, sánh ngang hàng với các quốc gia thành viên của WTO trong việc biểu quyết những vấn đề liên quan
đến WTO, đặc biệt trong quá trình giải quyết những vấn đề tranh chấp trong kinh doanh thương mại quốc tế.


<b>Thứ tư</b>, tham gia WTO góp phần cải thiện mức sống người dân. Cùng với việc mở cửa thị trường hàng hóa,
dịch vụ, khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ là một bộ phận của thị trường tồn cầu. Luồng hàng hóa sẽ được chu
chuyển qua thị trường Việt Nam cũng như tất cả các thị trường khác. Hàng hóa các nước khác sẽ thâm nhập
thị trường Việt Nam. Ðể đủ sức cạnh tranh nhằm tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp trong nước phải
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, áp dụng công nghệ mới... Ðiều này sẽ khiến
người tiêu dùng trong nước được hưởng lợi, vì cùng một mức thu nhập, họ có nhiều sự lựa chọn hơn với
những hàng hóa được sử dụng, và đương nhiên là mức sống được nâng cao. Thị trường ô-tô là một thí dụ dễ
thấy. Khi bảo hộ sản xuất trong nước bằng hàng rào thuế quan và giải pháp cấm nhập khẩu, giá ô-tô trong
nước rất cao, gấp hai đến ba lần các nước trong khu vực và trên thế giới.


<b>Thứ năm</b>, gia nhập WTO là cơ hội để Chính phủ có thể xem xét những chính sách kinh tế, các cơ quan quản
lý Nhà nước hoàn thiện hoạt động, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.
Ðây là cơ hội để Chính phủ hồn thiện các chính sách kinh tế, tham khảo và vận dụng sáng tạo vào điều kiện
thực tiễn Việt Nam, đồng thời tuân thủ quy chế WTO sẽ giảm bớt hiện tượng tham nhũng, hối lộ trong hệ
thống các cơ quan quản lý Nhà nước. Với tiêu chí tự do hóa thương mại, WTO kiên quyết xóa bỏ những rào
cản bất hợp lý trong thương mại quốc tế, trong đó, các nước thành viên đều phải tuân theo. Những rào cản


này có thể là chế độ hạn ngạch, chính sách cấm xuất, nhập khẩu, bảo hộ thuế quan. Ðây chính là nguyên
nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng như mua bán hạn ngạch, gian lận thuế, gian lận thương mại, làm giảm
hiệu quả của hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế. Xóa bỏ rào cản chính là xóa bỏ những tiền đề nảy
sinh tham nhũng, hối lộ, làm trong sạch bộ máy Nhà nước, nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách kinh
tế của Chính phủ.


<b>Thách thức</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Chấp nhận sự cạnh tranh, liên tục đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học - kỹ thuật, vận hành hệ thống quản
lý mới, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng cường dịch vụ nhằm để sản phẩm sản
xuất ra có thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại, chiếm lĩnh được thị trường, hướng tới xuất khẩu và dần tạo
uy thế trên thị trường.


- Doanh nghiệp khơng có khả năng cạnh tranh, bị đào thải khỏi thị trường. Ðiều này có thể xảy ra với những
doanh nghiệp quá yếu về tiềm lực kinh tế cũng như thương hiệu, kinh nghiệm trên thương trường quốc tế. Sự
đào thải của hàng loạt doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả sẽ khiến số lao động thất nghiệp tăng cao. Ðây là
một trong những vấn đề cần giải quyết nhằm bảo đảm sự phát triển ổn định và bền vững.


<b>Hai là</b>, thách thức đối với nước ta là phải thực hiện hàng loạt những cam kết, những thỏa thuận đã ký từ
những hiệp định thương mại song phương, đa phương, đồng thời tuân thủ triệt để quy chế WTO.


Những thành tựu đạt được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội qua 20 năm đổi mới, cùng quá trình chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế đã khẳng định sự đúng đắn của con đường phát triển đất nước ta. Khai thác
triệt để những lợi thế và chủ động vượt qua những thách thức khi gia nhập WTO là tiền đề quan trọng trong
việc hội nhập thị trường tồn cầu, dần thích nghi và bắt kịp tốc độ phát triển của các nước tiên tiến trên thế
giới. Trước mắt, Nhà nước cần hồn thiện cơ chế, chính sách, các văn bản luật và hướng dẫn thi hành, đặc
biệt là những lĩnh vực có liên quan đến những cam kết và thỏa thuận theo hiệp định thương mại song
phương, đa phương và quy chế WTO đề ra. Bên cạnh đó, cũng cần đẩy nhanh quá trình tổ chức, sắp xếp lại
các doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa DNNN, chuẩn bị đầy đủ tiềm lực cho quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế sang những ngành mũi nhọn, có khả năng cạnh tranh cao. Những doanh nghiệp thuộc


những ngành kinh tế mũi nhọn cần được tập trung mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, thích ứng
với mơi trường kinh doanh toàn cầu, trở thành 'đầu tầu' của nền kinh tế. Những doanh nghiệp năng lực cạnh
tranh thấp, hoặc làm ăn không hiệu quả cần được chuyển đổi hoặc bán, bảo đảm cho mọi nguồn lực kinh tế
được đầu tư vào những lĩnh vực có hiệu quả nhất. Những thị trường hỗ trợ cho thị trường hàng hóa như thị
trường tài chính, thị trường tiền tệ cần được quan tâm phát triển một cách đồng bộ. Ðồng thời, Nhà nước cần
tập trung đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, chuẩn bị cho quá trình tiếp thụ những tiến bộ khoa học - kỹ
thuật, những công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quản lý để đáp ứng yêu cầu của bộ máy quản lý đa năng
và chuyên nghiệp hóa sau này.


</div>

<!--links-->

×