Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KỸ THUẬT VINACONEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.92 KB, 23 trang )

1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KỸ
THUẬT VINACONEX
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kỹ
thuật VINACONEX
Tên công ty: Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX
Tên giao dịch quốc tế: VINACONEX ENGINERRING CONSTRUCTION AND
INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: Vinaconex E&C., JSC
Địa chỉ trụ sở chính: Toà nhà VINACONEX, Khu đô thị mới Trung Hoà- Nhân
Chính, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Trung tâm Đấu thầu và Quản lý dự án, tiền thân là phòng Tư vấn trực thuộc Tổng
Công ty Vinaconex. Phòng có chức năng và nhiệm vụ chính là tư vấn, tham mưu cho lãnh
đạo Tổng công ty về các dự án đầu tư, xây dựng mà Tổng công ty triển khai.
Nhằm phát huy những thành công của mô hình này, Tổng công ty đã quyết định
thành lập Phòng rồi tiếp đó là Trung tâm Đấu thầu và Quản lý dự án I và II với nhiệm vụ là
triển khai đấu thầu và quản lý các dự án lớn mà Tổng công ty tham gia, hỗ trợ kỹ thuật và
tư vấn cho các Công ty thành viên của VINACONEX trong quá trình đấu thầu và triển khai
dự án.
Ngày 28 tháng 8 năm 2003 Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Xuất nhập
khẩu và xây dựng Việt Nam đã quyết định thành lập Trung tâm đấu Đấu thầu và Quản lý
dự án theo quyết định thành lập số 1295 QĐ/VC- TCLĐ trên cơ sở sát nhập Trung tâm
Đấu thầu và Quản lý dự án I và II. Phù hợp với xu thế phát triển và đa dạng hoá các loại
hình hoạt động của Tổng Công ty, Trung tâm đã chuyển đổi mô hình hoạt động với tên gọi
chính thức là Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX. Công ty
chuyên cung cấp các dịch vụ nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp, dịch vụ quản lý dự án kể
từ khi khởi đầu cho đến khi kết thúc dự án cho khách hàng. Hiện tại VINACONEX E&C
đang cộng tác với rất nhiều các khách hàng lớn trong ngành xây dựng và giao thông vận
tải, bao gồm xây dựng cầu, đường, đê đập, các công trình ngầm, xây dựng dân dụng, nhà
cao tầng, nhà máy công nghiệp, cầu cảng, bệnh viện, trung tâm thương mại, khu công
nghiệp, khu đô thị.... Các dịch vụ của VINACONEX E&C rất đa dạng, từ quy hoạch, khảo


sát, thiết kế, kỹ thuật, xây dựng, quản lý dự án...
Từ khi thành lập đến nay Công ty đã điều hành, quản lý và hoàn thiện theo hệ thống
chất lượng ISO 9001- 2000. Để mở rộng thị trường, ngành nghề sản xuất kinh doanh, nâng
cao năng lực thiết bị công nghệ sản xuất cũng như trình độ đội ngũ quản lý, công nhân kỹ
thuật. Công ty đã hợp tác với nhiều công ty, tổ chức trong và ngoài nước để chuyển giao
công nghệ, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Cùng với tên tuổi và uy tín mà thương hiệu VINACONEX đã tạo dựng ở vị trí các
Tổng công ty xây dựng hàng đầu của Việt Nam, uy tín của VINACONEX E&C đã dần
2
được khẳng định cùng với những thành tựu đạt được trong các dự án đã và đang thực hiện,
tạo ra những giá trị riêng biệt cho các công trình xây dựng và cho khách hàng.
Giá trị sản xuất kinh doanh của Trung tâm năm 2004 đạt gần 250 tỷ đồng, năm 2005
đạt 400 tỷ đồng, 2006 đạt 600 tỷ đồng, 2007 đạt 700 tỷ đồng và phấn đấu sẽ đạt trên 900 tỷ
đồng trong năm 2008. Với lực lượng kỹ sư trên 200 người và còn đang tiếp tục tăng nhanh,
Công ty đang quản lý thi công trên 20 công trình và hạng mục công trình lớn trên khắp các
tỉnh, thành phố từ Bắc vào Nam.
Để có thể nhìn nhận rõ hơn về những thành tích mà Công ty đã đạt được, có thể
xem xét một số chỉ tiêu kinh tế sau:
3
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ
thuật VINACONEX
STT Chỉ tiêu ĐV tính Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệch
+/- %
1 VCSH triệu đồng 23.713 24.152 439 1.85
2 Tổng TS triệu đồng 806.287 891.468 85.181 10.56
3 TSCĐ triệu đồng 1.928 2.448 520 26.97
4 TSNH triệu đồng 804.359 889.020 84.661 10.52
5 Tổng DT triệu đồng 329.037 757.191 428.154 130.12
6 GVHB triệu đồng 298.283 724.695 426.412 142.95

7 Thuế TNDN triệu đồng 3.671 1.129 - 2.542 -69.24
8 LNST triệu đồng 9.443 2.906 -6.537 -69.22
9 Số CN người 278 350 72 25.9
( Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)
Các chỉ tiêu kinh tế tài chính trên đã phản ánh tốc độ tăng trưởng năm 2007 so với
năm 2006. Ta có thể thấy quy mô sản xuất có xu hướng tăng lên, tổng doanh thu năm 2007
tăng so với năm 2006. Tình hình tài chính của Công ty thời điểm hiện tại là tương đối tốt
với lượng TS ngắn hạn rất lớn, đảm bảo khả năng thanh toán cho Công ty.
Là một Công ty với tuổi đời còn non trẻ, nhưng những gì mà VINACONEX E&C đã
đạt được là đáng kể, trong những năm sắp tới Công ty cần phát huy hơn nữa tiềm năng sẵn
có, nhất định Công ty sẽ phát triển nhanh, bền vững và là một trong những thành viên chủ
lực trong sự lớn mạnh không ngừng của Tổng công ty VINACONEX.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị
Công ty cổ phần Đầu tư Xây Dựng và Kỹ thuật VINACONEX có mục tiêu hoạt
động như sau:
Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn của các cổ đông đã đầu tư vào công ty,
hoàn thành các nhiệm vụ đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
4
Trở thành một doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam và khu vực về lĩnh vực kinh
doanh bất động sản, xây lắp, sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại.
Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:
• Đấu thầu và quản lý thi công các dự án xây dựng
• Xây dựng, phát triển các công trình, dự án: dân dụng công nghiệp, giao thông,
thuỷ lợi, các công trình thuỷ điện, nhiệt điện, phong điện, điện nguyên tử, đường
dây và trạm biến thế điện đến 500 KV, các công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội
khu đô thị, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, công trình ngầm, các công
trình văn hoá, thể thao, khu vui chơi giải trí, công trình du lịch, khách sạn, nhà ở
khu dân cư và các loại công trình công cộng khác. Nhận thầu thi công các công
trình ở nước ngoài
• Thiết kế xây dựng công trình giao thông (cầu, đường bộ); thiết kế hạ tầng kỹ

thuật đô thị;
• Thiết kế xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp; thiết kế xây dựng công
trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
• Thiết kế quy hoạch đô thị, nội ngoại thất công trình;
• Khảo sát địa chất công trình xây dựng;
• Lắp đặt hệ thống làm lạnh, kho lạnh, điều hoà trung tâm. Lắp đặt thang máy, cầu
thang, băng truyền tự động. Lắp đặt các thiết bị xây dựng khác;
• Cho thuê máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải;
• Sản xuất vật liệu xây dựng;
• Trang trí ngoại thất, nội thất công trình;
• Đại lý, môi giới, đấu giá các loại hàng hoá;
• Mua bán các đồ dùng cá nhân và gia đình;
• Mua bán thiết bị và phụ tùng thay thế;
1.3. Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX là công ty hoạt động
chủ yếu trong lĩnh vực đấu thầu nhận dự án và quản lý các dự án sau khi bàn giao cho các
nhà thầu phụ. Trong quá trình tiến hành thi công công trình do các nhà thầu phụ đảm trách,
Ban Giám sát và Phòng Tư vấn Quản lý dự án sẽ giám sát việc thi công công trình. Sau thi
hoàn thành công trình, các nhà thầu phụ bàn giao công trình cho Công ty. Phòng Quản lý
Hệ thống Chất lượng sẽ nghiệm thu chất lượng công trình trước khi bàn giao cho chủ đầu
tư. Chính vì vậy quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng có những điểm
khác biệt. Có thể khái quát theo sơ đồ sau:
5
Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây
dựng và Kỹ thuật VINACONEX
Chủ đầu tư mời thầu
Làm hồ sơ tham gia dự thầu
Tham gia lễ mở thầu
Trúng thầu
Lập ban Điều hành

Lựa chọn các nhà thầu thi công & điều hành thi công
Nghiệm thu và bàn giao công trình cho chủ đầu tư
(Nguồn: Phòng Kế hoạch)
Công ty đóng vai trò là người ký kết hợp đồng trực tiếp và chịu trách nhiệm hoàn toàn với
đối tác về chất lượng công trình.
Quy trình đấu thầu, tổ chức giám sát, điều hành và quản lý công trình của
Công ty gồm các bước sau:
Bước 1: Nhà đầu tư mời thầu.
6
Bước 2: Phòng Đấu thầu mua hồ sơ thầu và chuẩn bị hồ sơ thầu, hoàn chỉnh hồ sơ
và nộp hồ sơ tham gia dự thầu.
Bước 3: Tham gia lễ mở thầu, nếu trúng thầu thì ký hợp đồng với chủ đầu tư (bên
A). Căn cứ vào yêu cầu của chủ đầu tư và đặc điểm của công trình, Công ty tiến hành
lựa chọn các nhà thầu phụ. Các nhà thầu phụ có thể trực thuộc Tổng Công ty
VINACONEX hoặc Công ty bên ngoài.
Bước 4: Ban Điều hành Dự án và Ban Giám sát tiến hành giám sát việc thi công
công trình.
Bước 5: Sau khi công trình hoàn thành, tiến hành nghiệm thu, bàn giao cho chủ đầu
tư, bảo hành công trình.
Với một quy trình như trên có thể đảm bảo công trình xây lắp của Công ty đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng, đạt đúng tiến độ đề ra từ đó nâng cao uy tín của Công ty.
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật được tổ chức theo mô hình trực
tuyến - chức năng trên nguyên tắc gọn nhẹ, năng động, tránh chồng chéo, đảm bảo sự phân
công, phân cấp rõ ràng, minh bạch thực hiện việc quản lý, giám sát chặt chẽ, hoạt động có
hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật.
Tổ chức bộ máy của công ty gồm có:
- Đại hội đồng cổ đông
- Ban Kiểm soát
- Ban Giám đốc: gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc và Kế toán trưởng.

Giúp việc Ban Giám đốc có các phòng chuyên môn nghiệp vụ sau:
- Phòng Hành chính tổng hợp
- Phòng Tài chính kế toán;
- Phòng Kế hoạch;
- Phòng Tiếp thị và Kinh doanh;
- Phòng Đầu tư;
- Phòng An toàn lao động và Quản lý hệ thống chất lượng;
- Ban Xây dựng dân dụng và Công nghiệp (và các bộ phận chức năng, Ban điều
hành dự án trực thuộc);
- Ban Xây dựng hạ tầng (và các bộ phận chức năng, Ban Điều hành dự án trực
thuộc);
- Ban Xây dựng hạ tầng (và các bộ phận chức năng, Ban Điều hành dự án trực
thuộc);
- Phòng Tư vấn Quản lý Dự án (và các bộ phận chức năng, Đoàn tư vấn Quản lý
dự án trực thuộc).
7
Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết
định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông cũng là cơ quan thông qua định hướng
phát triển của Công ty và các nhiệm vụ được quy định cụ thể trong điều lệ của công ty.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền
của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát: Ban Kiểm soát có năm thành viên trong đó có 3 thành viên chuyên
trách và hai thành viên kiêm nhiệm;
Ban Kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản lý
và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các
nhiệm vụ được giao.
Ban Kiểm soát cũng kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn
trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống
kê và lập báo cáo tài chính, thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng

năm và sáu tháng của Công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng Quản trị
lên Đại hội đồng cổ đông trong cuộc họp thường niên.
Ban giám đốc: Điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự
giám sát của Hội đồng Quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và trước pháp
luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao; tổ chức thực hiện các quyết định của
Hội đồng Quản trị; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công
ty say khi được Hội đồng Quản trị phê duyệt.
Ban Giám đốc còn có chức năng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh
quản lý trong Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng Quản trị; quyết
định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong Công ty kể cả người quản lý
thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc.
1.5. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, đơn vị trực thuộc
• Phòng Hành chính tổng hợp
Công tác hành chính: Thư ký giúp việc cho Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc
Công ty; tập hợp và thông báo lịch công tác tuần Ban giám đốc Công ty, tiếp nhận và xử lý
tài liệu đến và đi, công tác văn thư, quản lý con dấu và lưu trữ tài liệu, bảo mật hồ sơ.
Công tác quản trị văn phòng: Phòng hành chính tổng hợp có chức năng quản lý tài
sản, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng...
Trong công tác tổ chức lao động, tiền lương: Phòng hành chính tổng hợp nghiên
cứu xây dựng và đề xuất các phương án sắp xếp bộ máy của các đơn vị, đề xuất việc bố trí
nhân sự, xây dựng quy chế phân phối tiền lương và thu nhập, tuyển dụng, tham mưu cho
Ban giám đốc Công ty trong công các nhân sự, quản lý cổ đông của Công ty theo các quy
định hiện hành.
• Phòng Tài chính Kế toán:
8
Phòng Tài chính kế toán có chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau:
Về công tác hạch toán kế toán:
Phòng Tài chính Kế toán xây dựng và trình Giám đốc ban hành các quy định, chế
độ, quy trình nghiệp vụ về hạch toán kế toán đồng thời thực hiện công tác hạch toán kế
toán các hoạt động của Công ty theo các quy định hiện hành;

Cuối kỳ lập bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính theo kỳ.
Ngoài ra phòng Tài chính Kế toán còn phối hợp với phòng Kế hoạch xây dựng kế hoạch tài
chính theo kỳ báo cáo, tính toán và quyết toán kết quả kinh doanh quý, năm của Công ty,
lên phương án huy động vốn từ ngân hàng, nhà đầu tư cá nhân, các tổ chức tín dụng khác
và có kế hoạch sử dụng nguồn vốn. Phòng Tài chính Kế toán còn phân tích hiệu quả kinh
tế tài chính, khả năng sinh lời của các hoạt động kinh doanh của Công ty; phối hợp với
phòng Kế hoạch để có kế hoạch dòng tiền; tham mưu cho Ban Giám đốc các công việc liên
quan đến phân phối lợi nhuận, sử dụng các quỹ, phân phối quỹ tiền lương;
Phòng Tài chính Kế toán còn tiến hành thẩm định tài liệu, số liệu trình Giám đốc
phê duyệt kế hoạch thu chi tài chính các định mức chi phí và chi tiêu tài chính của các
phòng, Ban Điều hành dự án; định kỳ phòng Tài chính Kế toán phân tích đánh giá, rút kinh
nghiệm đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả từng mặt công tác, hoàn thiện các quy
trình nghiệp vụ.
• Phòng Kế hoạch:
Trong lĩnh vực kế hoạch:
Phòng Kế hoạch chủ trì và phối hợp với các đơn vị trực thuộc của Công ty xây
dựng chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn của toàn Công ty, báo cáo Ban Giám đốc để
phê duyệt; chủ trì và phối hợp với các đơn vị trực thuộc của Công ty xây dựng kế hoạch
sản xuất kinh doanh hàng quý, hàng năm của toàn Công ty, báo cáo Ban Giám đốc để phê
duyệt. Đồng thời phòng Kế hoạch còn tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, phương án,
biện pháp đã được phê duyệt.
Định kỳ hàng tháng, quý, năm hoặc khi có yêu cầu phòng Kế hoạch tập hợp tình
hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, kế hoạch toàn Công ty để báo cáo lên các cấp có thẩm
quyền, đảm bảo chính xác kịp thời.
Trong công tác hợp đồng kinh tế:
Phòng Kế hoạch tham gia soạn thảo hoặc đóng góp ý kiến về các hợp đồng kinh tế
giữa Công ty với các đối tác khi có yêu cầu, phối hợp với các Ban Điều hành dự án, đoàn
Tư vấn Quản lý dự án để lên phương án kinh tế, đánh giá sơ bộ hiệu quả dự án; lưu trữ các
hợp đồng kinh tế do Công ty ký và theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký.
Phòng Kế hoạch cũng cập nhật tình hình thanh toán với chủ đầu tư và các nhà thầu

phụ, tình hình tài chính và hiệu quả của từng dự án báo cáo Ban Giám đốc.
• Phòng Tiếp thị và Kinh doanh
9
Trong công tác tuyên truyền quảng cáo và quan hệ cộng đồng: phòng Tiếp thị và
Kinh doanh xây dựng chiến lược quảng cáo, tiếp thị theo từng thời kỳ phát triển của Công
ty, tiếp xúc, duy trì các mối quan hệ để hỗ trợ cho hoạt động của Công ty; tìm kiếm, thiết
kế sản phẩm quảng cáo, quảng bá hình ảnh của Công ty qua các phương tiện thông tin đại
chúng, tham mưu cho Giám đốc về các chính sách khách hàng, tiếp thị.
Trong công tác kinh doanh vật tư thiết bị: phòng Tiếp thị và Kinh doanh tìm hiểu và
nắm bắt nhu cầu thị trường về xe máy, thiết bị xây dựng và vật tư hàng hoá để lập kế hoạch
kinh doanh trong từng giai đoạn, giao dịch và tìm kiếm các nguồn cung cấp, đảm bảo chất
lượng và giá cả, xây dựng và trình Ban Giám đốc Công ty duyệt phương án kinh doanh vật
tư, thiết bị; thực hiện các nghiệp vụ thương mại và xuất khẩu
• Phòng Đầu tư
Trong công tác đẩu tư phát triển sản xuất kinh doanh:
Phòng Đầu tư đề xuất và tham mưu với Ban Giám đốc Công ty những dự án đầu tư
phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty, xây dựng phương án đầu tư cụ thể
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đầu tư đối với các dự
án đã được phê duyệt.
Trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản:
Phòng tìm kiếm cơ hội và các đối tác kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là
các dự án về nhà ở, khu đô thị và khu công nghiệp, trình các cấp có thẩm quyền quyết định
và phê duyệt; chuẩn bị các thủ tục đầu tư cho các dự án đầu tư đã được phê duyệt theo
đúng trình tự và quy định hiện hành của nhà nước. Đồng thời phòng Đầu tư sẽ kiểm tra,
đôn đốc việc thực hiện đầu tư ở các dự án đã được phê duyệt và xem xét, trình duyệt quyết
toán đầu tư ở các dự án đầu tư đã thực hiện xong.
• Phòng An toàn lao động và Quản lý hệ thống chất lượng
Về công tác an toàn lao động:
Xây dựng quy định về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình thi công,
trong đó quy định rõ các biện pháp ngăn chặn các nguy cơ mất an toàn cho người, thiết bị,

công trình; hướng dẫn các Ban điều hành Dự án, Đoàn tư vấn Quản lý dự án xây dựng các
kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại công trường.
Phòng An toàn Lao động và Quản lý hệ thống chất lượng tổ chức kiểm tra định kỳ
và đột xuất, giúp việc cho ban Giám đốc giải quyết các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng,
các sự cố thiết bị, công trình để đưa ra các biện pháp khắc phục hậu quả, có các giải pháp
kịp thời nhằm ngăn chặn ngay những nguy cơ tiếp theo và các sự cố mất an toàn có thể tái
diễn.
• Ban Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp
Ban Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp có chức năng tiếp thị, mở rộng thị trường
trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, lập hồ sơ thầu và chịu trách nhiệm lập
hồ sơ pháp lý, hồ sơ năng lực, lập biện pháp tổ chức thi công và giá dự thầu theo yêu cầu

×