Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY IN BÁO HÀ NỘI MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.48 KB, 75 trang )

1
TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY IN BÁO HÀ NỘI MỚI
1.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
IN BÁO HÀ NỘI MỚI
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty In báo Hà nội
mới
1.1.1.1.Tổng quan về công ty In báo Hà nội mới
Thành lập từ ngày 24 tháng 10 năm 1957, Công ty In báo Hà nội mới đã
có lịch sử xây dựng và phát triển hơn 50 năm. Trải qua nhiều lần tổ chức và
cơ cấu lại doanh nghiệp, công ty In báo Hà nội mới hiện nay là một doanh
nghiệp Nhà nước, 100% vốn kinh doanh thuộc chủ sở hữu thành uỷ Hà Nội.
Công ty là một đơn vị kinh tế độc lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, có
tư cách pháp nhân và tự chủ về mặt tài chính.
Tên giao dịch của công ty là: Công ty In báo Hà nội mới.
Trụ sở giao dịch chính đặt tại số 35 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm,
thành phố Hà Nội.
Vốn điều lệ của công ty là 4.725.365.000 VNĐ ( Bốn tỷ, bảy trăm hai
mươi lăm triệu, ba trăm sáu mươi lăm ngàn đồng). Trong đó: Vốn cố định là
3.927.878.000 VNĐ, vốn lưu động là 797.487.000 VNĐ.
Ngành nghề kinh doanh của công ty là: In báo Hà nội mới ( theo giấy
phép đăng ký kinh doanh số 200510, quyết định thành lập xí nghiệp In báo
Hà nội mới số 387/QĐ-UB ngày 02/03/1993 của UBND thành phố Hà nội).
Đến năm 2000, công ty bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh là: In các văn
bản chế độ, chính sách kinh tế, chính trị của Đảng và Nhà nước. In các loại
1
2
sách báo, tạp chí, văn hoá phẩm được phép phát hành. Kinh doanh dịch vụ
xuất nhập khẩu hàng hoá và vật tư ngành in. Đầu tư kinh doanh bất động sản.
Đồng thời, đổi tên từ xí nghiệp in báo Hà nội mới thành công ty In báo Hà nội


mới theo quyết định số 1048/QĐ-UB ngày 15/03/2000 của UBND thành phố
Hà Nội về thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 1 của công ty.
Như vậy, công ty đã có lịch sử hơn 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực in
báo, trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm khác nhau.
1.1.1.2.Các giai đoạn phát triển của công ty In báo Hà nội mới
Ngày 26/2/1957, Thành uỷ Hà Nội quyết định xuất bản tờ báo hàng ngày
của Hà Nội, làm tiếng nói chính thức của Đảng bộ và nhân dân thủ đô. Ngày
5/7/1957, cơ sở in Báo Cứu Quốc được chuyển từ Liên khu uỷ III về số nhà
17-19 Ngô Văn Sở, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội để phục vụ in tờ báo hàng ngày
của thủ đô. Cơ sở ban đầu này bao gồm: 26 người, có 10 là đảng viên, có 20
tấn máy móc thiết bị gồm 1 máy Alauzet 16 trang, 1 máy Minier 4 trang, 2
máy Minier 2 trang, 1 máy dao xén giấy, 3 tấn chữ và dụng cụ in. Đúng 1 giờ
sáng ngày 24/10/1957, số báo Thủ đô đầu tiên được bắt đầu in, đến 5 giờ sáng
thì hoàn thành, 2500 tờ báo hàng ngày khổ 30x40cm được phát hành tới các
cơ sở Đảng và nhân dân thủ đô. Ngày 24/10/1957 được coi là ngày thành lập
nhà in báo Thủ đô (nay là công ty in báo Hà nội mới).
Năm 1962, chính quyền thành phố trưng mua nhà in Tê-rê-xa giao cho
toà soạn và nhà in báo quản lý, sử dụng để in báo Thủ đô. Nhà xưởng thời
điểm này gồm có 1 dãy nhà 2 tầng, 1 dãy nhà ngang cấp 4, 1 dãy nhà kho nhỏ,
khu vực giữa có 2 dãy nhà mái ngói cấp 4, phần còn lại là sân. Địa điểm của
nhà xưởng này được đặt tại 35 Nhà Chung. Đồng thời cũng trong năm 1962,
nhà in được chính quyền thành phố cho mua lại 1 máy in cuốn bằng chữ tờ rời
kiểu Duplex (Thụy Sĩ chế tạo) của nhà in CTHD Bắc Hà.
2
3
Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Xí nghiệp in báo Hà nội mới
vẫn bám trụ trong nội thành, các thiết bị máy móc được xây tường bao che,
đào hầm trú ẩn, bao bọc bê tông kiên cố, tiếp tục phục vụ in báo hàng ngày tại
trụ sở 35 Nhà Chung. Năm 1970, Thành uỷ Hà Nội có chủ trương hợp nhất
hài nhà in là Xí nghiệp in CTHD Lê Cường ở 73-75 Hàng Bồ và nhà in báo

Thủ đô. Tuy thống nhất nhưng vẫn sản xuất tại hai cơ sở in như cũ là ở 75
Hàng Bồ và 35 phố Nhà Chung. Trước những khó khăn do có sự tách biệt
này, ngày 3/9/1973, thành phố lại quyết định tách cơ sở in ở 35 Nhà Chung
trở lại thành Xí nghệp in báo Hà nội mới. Xí nghiệp gồm có 115 cán bộ công
nhân viên, và trực thuộc ban biên tập báo Hà nội mới.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xí nghiệp in
báo Hà nội mới tiếp tục phát triển và bước đầu đổi mới để đáp ứng những yêu
cầu nhiêm vụ mới. Xí nghiệp tiến hành đầu tư nhiều dây chuyền công nghệ
hiện đại để đáp ứng yêu cầu của phát triển sản xuất: là nhà in thứ hai tại Hà
Nội in báo bằng máy ốp-sét cuốn. Năm 1984, xí nghiệp được ban quản trị
Trung ương Đảng cấp vốn cải tạo lại mặt bằng và nhà xưởng. Đến thánh
10/1987, xí nghiệp đã hoàn thành xây dựng ngôi nhà 4 tầng với tổng diện tích
1200m
2
, dùng vốn tự có xây dựng thêm 400 m
2
nữa làm kho vật liệu. Đồng
thời, xí nghiệp cũng bắt đầu sử dụng máy tính để sắp chữ điện tử, đầu tư trang
bị máy ốp sét Heidelberg 2 màu. Bên cạnh đó, xí nghiệp còn chăm lo đến
chiến lược con người: đào tạo và nâng cao tay nghề cho 24 công nhân máy in
ốp-sét, 13 công nhân sắp chữ vi tính, 9 công nhân chế bản, bình quân cấp bậc
công nhân tăng từ 3,5 lên 4,5. Đồng thời, thực hiện chế độ lương khoán sản
phẩm giúp khuyến khích người lao động. Do vậy chất lượng in rất được đảm
bảo, khách hàng chủ động tìm đến với xí nghiệp. Ngoài 2 tờ báo chính, xí
nghiệp còn nhận in 18-24 các loại báo, tạp chí, tuần báo khác, và số lớn sách,
3
4
lịch tờ hàng năm. Đến cuối năm 1991, tổng sản phẩm quy ra tờ báo 4 trang
khổ 58x42 là 29 triệu tờ, gấp 7,2 lần so với năm 1981.
Năm 1990, thực hiện chủ trương phân cấp quản lý các doanh nghiệp trực

thuộc về tài chính của Đảng, Thường trực Thành uỷ Hà Nội quyết định tách xí
nghiệp in báo Hà nội mới từ báo Hà nội mới, hạch toán kinh doanh độc lập,
hoạt động sản xuất kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, trực thuộc Ban Tài
chính Quản trị Thành uỷ Hà Nội. Sau đó doanh nghiệp đã đầu tư trang bị
thêm nhiều máy móc hiện đại như máy in cuốn 4/4 màu Cromoman thế hệ 1,
hệ thống chế bản CTF do CHLB Đức sản xuất. Trong 5 năm (1995-1999), xí
nghiệp đã thực hiện được chỉ tiêu doanh thu tăng 20 lần, nộp ngân sách tăng
gần 4 lần, lợi nhuận tăng gần 6 lần
Năm 2000, thực hiện chủ trương của Thường trực Thành uỷ Hà Nội, Ban
Tài chính Quản trị Thành uỷ Hà Nội – cơ quan chủ quản, thực hiện việc sáp
nhập Công ty sản xuất dịch vụ Thăng Long cùng toàn thể cán bộ công nhân
viên chức vào Công ty in báo Hà nội mới. Công ty đã tiến hành đào tạo lại và
bố trí các lao động một cách hợp lý. Đến năm 2002, công ty đầu tư máy in
cuốn thế hệ 2 - kỹ thuật số. Năm 2004, công ty chủ động xây dựng kho hàng
đa năng nay tại 35 Nhà Chung để dự trữ giấy in và báo. Do việc chủ động
trong quá trình sản xuất kinh doanh, trong những năm 2002-2006, mức tăng
trưởng bình quân hàng năm các chỉ tiêu đạt như sau: sản lượng tăng 11%,
tổng doanh thu tăng 14%, nộp ngân sách tăng 7%, tổng lợi nhuận tăng 24%,
tiền lương bình quân tăng 10%.
Đến tháng 8/2007, thực hiện chủ trương của Đảng, Thường trực thành
uỷ Hà Nội quyết định sáp nhập các ban của Đảng, Công ty In báo Hà nội mới
trực thuộc Văn phòng thành uỷ Hà Nội. Trong hơn 50 năm hoạt động 1957-
2008, công ty In báo Hà nội mới đã được vinh dự đón nhận những phần
thưởng chủ yếu sau:
4
5
- Năm 1962, Huân chương Lao động hạng Ba (cùng với báo
Hànộimới).
- Năm 1982, Huân chương Lao động hạng Nhất (cùng với báo
Hànộimới).

- Năm 1992, Huân chương Lao động hạng Ba (cùng với báo
Hànộimới).
- Năm 1997, Huân chương Lao động hạng Nhì.
- Năm 2002, Huân chương Lao động hạng Nhất.
( Nguồn số liệu: Phòng Tổ chức hành chính, công ty In báo Hà nội mới ).
1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty In báo Hà nội mới
1.1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ
Mỗi doanh nghiệp, tổ chức được thành lập ra đều có những chức năng
nhất định. Chức năng chủ yếu của công ty In báo Hà nội mới hiện nay là sản
xuất kinh doanh: Công ty nhận gia công in các loại báo và tạp chí.
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty hiện nay là:
Trước tiên là nhiệm vụ chính trị của công ty là phục vụ in báo Hà nội
mới – Cơ quan của Thành uỷ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hà Nội,
tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô trong hơn 50 năm
qua.
Bên cạnh đó công ty còn có nhiệm vụ phát triển sản xuất kinh doanh,
nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty và kinh
doanh có lãi nộp ngân sách Nhà nước.
1.1.2.2. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ của công ty In báo
Hà nội mới
1.1.2.2.1 Đặc điểm về sản phẩm của công ty
5
6
Sản phẩm của công ty mang những đặc điểm chung của ngành in, đồng
thời cũng mang những đặc điểm riêng của in báo
Trước hết, sản phẩm của công ty là các sản phẩm in hết sức đa dạng
và phong phú về chủng loại, màu sắc, kích thước như báo Hà nội mới các loại
hằng ngày, Hà nội mới Chủ nhật, Hà nội mới Tin chiều, Hà nội mới cuối tuần;
các loại báo khác như: Phụ nữ Việt Nam, Công an nhân dân, Pháp luật Việt
Nam, Đại đoàn kết, An ninh Thủ đô, An ninh Thế giới, An ninh Hải Phòng,

Giao thông vận tải, Kinh tế đô thị, Thiếu niên tiền phong; các tạp chí: Thế
giới trong ta, Dân trí, Sức khoẻ…Các loại báo, tạp chí có yêu cầu cao về chất
lượng, màu sắc đẹp, độ sắc cao do vậy luôn phải đảm bảo việc tuân thủ đúng
quy trình công nghệ và kỹ thuật.
Sản phẩm in được sản xuất từ nguyên vật liệu chính là giấy và mực in
do vậy yêu cầu về điều kiện bảo quản là tương đối cao. Sản phẩm cần được
bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để ẩm mốc gây hư hại, cũng như cần
có các biện pháp an toàn tránh xảy ra cháy nổ.
Các loại vật tư phục vụ sản xuất cũng hết sức đa dạng phong phú do
vậy luôn phải đảm bảo việc tổ chức quản lý chặt chẽ về chất lưọng, đảm bảo
về số lượng và có các định mức sử dụng, định mức tiêu hao khác nhau để đảm
bảo cho việc sử dụng vật tư tiết kiệm và có hiệu quả.
Một số sản phẩm in có yêu cầu đa dạng về màu sắc do vậy phải nhập
khẩu mực in từ nước ngoài như Nhật Bản, Đức, Trung Quốc. Việc nhập khẩu
mực in đòi hỏi công ty phải sử dụng đến ngoại tệ và giao dịch với nước ngoài.
Do vậy việc lựa chọn nguồn hàng đảm bảo, đồng thời đảm bảo uy tín với nhà
cung cấp để có được nguồn vật tư chất lượng và có tính ổn định cao là rất
quan trọng.
1.1.2.2.2. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ của công ty
6
7
Công ty In báo Hà nội mới là một trong những doanh nghiệp ra đời sớm
nhất và hoạt động lâu năm trong ngành in. Với những kinh nghiệm có sẵn và
tinh thần luôn luôn đề cao chất lượng, cải tiến quy trình công nghệ, công ty
đạt được uy tín và vị thế nhất định đối với khách hàng. Trong môi trường
cạnh tranh gay gắt như hiện nay, công ty vẫn luôn có những đối tác lâu dài.
Do vậy, công ty luôn nhận được những đơn hàng dài hạn. Đặc điểm về tiêu
thụ của công ty là nhận in và gia công theo đơn đặt hàng có trước. Các hợp
đồng được ký kết theo năm.
Các loại báo, tạp chí khác nhau và các số ra khác nhau (định kỳ: hàng

ngày, tháng, quý) có yêu cầu về chất lượng khác nhau. Do vậy, tuỳ theo yêu
cầu của bên đặt hàng mà công ty lựa chọn các loại nguyên vật liệu để sản xuất
sản phẩm.
Đặc điểm của các loại báo, tạp chí có số lượng phát hành khác nhau
theo từng số báo. Do vậy, hàng ngày đối với từng loại báo và tạp chí, khách
hàng đưa ra các yêu cầu về số lượng trước một thời điểm được quy định sẵn
trong ngày để công ty theo đó mà gia công in một cách chính xác đáp ứng yêu
cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó vào những dịp cuối năm, công ty còn có thêm những đơn
hàng đặt in về lịch, và báo tết làm cho công việc sản xuất kinh doanh của
công ty vào dịp cuối năm hết sức bận rộn.
1.1.2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất – kinh doanh, quy trình công nghệ
sản xuất của công ty In báo Hà nội mới
Công ty In báo Hà nội mới được trang bị hệ thống dây chuyền công nghệ
tiên tiến, với nhiều máy móc thiết bị hiện đại. Từ hệ thống máy móc cũ ban
đầu, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường công ty đã chủ động
trong việc hiện đại hoá dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị nhằm nâng
cao tính cạnh tranh của công ty trên thị trường.
7
8
Năm 1994, công ty đã đầu tư mua 2 máy in phẳng Miller TP 94 của
CHLB Đức, in được khổ 62x93cm, với tốc độ 13.000 tờ/giờ, điều khiển tự
động, có bộ phận phun bột chống dính khi in mầu. Loại máy này có thể in
được khổ 58x84cm.
Đến tháng 10 năm 1994, công ty mạnh dạn đầu tư đổi mới kỹ thuật,
đầu tư mua một máy in cuốn ốp-sét Cromoman-“01” có 4 đơn vị do hãng
Manplamag(CHLB Đức) sản xuất. Loại máy này có thể in được 4 màu hai
mặt cùng một lúc, hoặc 2 màu 2 mặt cho 2 làn giấy. Máy có tốc độ 45.000
tờ/giờ, 2 cửa vào giấy để chạy 2 làn giấy cùng một lúc. Đây là loại máy in rất
hiện đại có trung tâm điều khiển từ xa, có bộ phận gấp tự động, đếm hoàn

hảo, có bộ phận nối giấy tự động, dung dịch làm ẩm bằng cồn. Với mức độ
hiện đại như trên, máy có thể đáp ứng được việc in nhiều loại báo, tạp chí và
sách giáo khoa.
Năm 2002, công ty trang bị thêm máy in cuốn Cromoman-“02” của
hãng ManPlamag (CHLB Đức) sản xuất với tốc độ 45.000 tờ/giờ. Nhưng có
nhiều ưu điểm hơn máy Cromoman-“01” : Thể tích máy khá gọn gàng mà in
được 8 màu mặt trước và 4 màu mặt sau (theo từ chuyên môn, mỗi cụm máy
in 2 màu mặt trước và 1 màu mặt sau = 2/1).Máy được thiết kế 3 cửa vào
giấy, có thể chạy 3 làn giấy, in 12 bản cùng một lúc và có hệ thống đảo trang
tự động in các đề mục trang báo có màu khác nhau. Máy có trung tâm điều
khiển từ xa kỹ thuật số, chỉnh màu sắc, chỉnh sai lệch, điều chỉnh áp lực, tốc
độ máy. Bên cạnh đó, máy còn được lắp đặt thiết bị máy tính điện tử kiểm tra
CPC (Computer – Print – Control). Nếu có sự cố xảy ra, máy tự động báo lỗi
qua máy tính điều khiển.
Dây chuyền CTF (Des Computer to Fim) được công ty lắp đặt vào
năm 2000 là dây chuyền hiện đại sử dụng máy tính sắp chữ trực tiếp, quét
8
9
ảnh, dàn trang, xuất trang, khuôn phim hoàn chỉnh để phục vụ cho công tác
chế khuôn in cho máy ốp-sét cuốn hoặc máy in ốp-sét tờ rời
Đến tháng 8/2007, trước xu thế hội nhập thế giới và khu vực, công ty
quyết định đầu tư lắp đặt hệ thống chế bản với công nghệ CTP (Computer to
plate) là sử dụng máy tính trực tiếp chế bản in ốp-sét. Đồng thời, công ty cũng
đã nhập, máy ghi bản Suprasetter của Heideberger Druckmachinen AG
(CHLB Đức). Máy ghi bản này được bắt đầu đưa vào sử dụng từ tháng
10/2007. Loại máy này được thiết kế theo công nghệ ghi bản nhiệt, sử dụng
laser nhiệt, đầu ghi laser mới của Heildelberg. Tốc độ ghi trung bình là 20
bản/giờ, có thể đạt 30 bản/giờ, chất lượng bản in tốt, điểm tram, đường nét
gọn, sắc nét, độ bền của bản in có thể đạt 150.000 bản. Máy Suprasetter có ưu
điểm nổi bật là có thể ghi bản đước các khổ máy khác nhau theo hệ máy in

của CHLB Đức, và tuỳ theo khổ báo. Ngoài ra, loại máy bản ghi này còn có
độ phân giải cao đục lỗ hết sức chính xác và linh hoạt, hệ thống đèn diode
thông minh ( Intelligent Diode System – IDS), bộ phận vận chuyển bản in với
bàn xoay thiết kế gọn nhẹ.
Ngoài ra, công ty còn có một hệ thống nhà xưởng và văn phòng gồm:
một nhà 4 tầng mái bằng, một nhà 2 tầng mái bằng, một nhà 1 tầng mái bằng,
tất cả nằm trên diện tích sử dụng 1500m
2
; và các thiết bị khác dùng cho văn
phòng và nhà xưởng.
Để vận hành các máy móc thiết bị hiện đại một cách có hiệu quả nhất
công ty đã xây dựng một bộ máy tổ chức để điều hành sản xuất phù hợp với
quy trình công nghệ sản xuất. Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ và kỹ
thuật in báo, công ty tổ chức thành 2 phân xưởng: phân xưởng chế bản và
phân xưởng máy in.
+ Phân xưởng chế bản bao gồm 5 tổ là : tổ sắp chữ điện tử, tổ sửa bài, tổ
mi phim, tổ phân màu, tổ phơi bản.
9
10
+ Phân xưởng máy in và gia công bao gồm 11 tổ: tổ máy in cuốn (tổ máy
Cromoman), tổ KCS cuốn, tổ máy Roland, tổ máy Heidelberg, tổ OTK, tổ
hoàn thiện sản phẩm (tổ liên hợp), tổ sách, tổ máy gấp, tổ đếm báo ( bó báo),
tổ máy cắt, tổ máy dao.
Để quản lý các phân xưởng này, đối với mỗi phân xưởng công ty tổ chức
ra một ban quản đốc: Ban quản đốc chế bản gồm 3 người. Ban quản đốc máy
in và gia công gồm 5 người. Các ban quản đốc có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo
sản xuất, bao quát tình hình, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch sản xuất tại
phân xưởng của mình và báo cáo lên phó giám đốc, giám đốc.
Ta có thể khái quát mô hình tổ chức sản xuất của công ty In báo Hà nội
mới thông qua sơ đồ sau:

Khách hàng
Phòng tổng hợp
Phân xưởng máy in và gia công
PX chế bản
KCS
Tổ
sách
Tổ Hoàn thiện sản phẩm
In cuốn
In tờ rời
Ký hợp đồng
Sắp chữ điện tử
Sửa bài
Mi phim
Phân màu
Phơi bản
Sơ đồ 1.1: Mô hình khái quát về
tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ
10
11
Quan hệ trực thuộc
Quan hệ luân chuyển
Cắt giấy
Theo quy trình, khách hàng đến phòng Tổng hợp của công ty để ký hợp
đồng. Hợp đồng thường được lập theo năm. Tại phòng tổng hợp, khách hàng
thoả thuận với công ty về những yêu cầu như: giá cả, chất liệu giấy (tuỳ theo
loại báo mà có các yêu cầu về chất liệu giấy khác nhau: ví dụ như báo tuần thì
chọn giấy có độ trắng và độ mịn không phải quá khắt khe, nhưng đối với các
sản phẩm là báo cuối tháng, số đặc biệt thì chất liệu giấy phải tốt, trắng, mịn
và có độ láng đẹp), kích cỡ khổ giấy, giá cả, thời gian giao hàng và những

thông tin khác trong hợp đồng kinh tế.
Sau đó, trước mỗi lần in, khách hàng đưa bản thảo và yêu cầu về số
lượng cho công ty. Bản thảo được đưa xuống phân xưởng chế bản, yêu cầu về
số lượng và chủng loại giấy được đưa xuống phân xưởng máy in qua ban
quản đốc của mỗi phân xưởng. Tại mỗi phân xưởng, ban quản đốc bố trí sắp
xếp thực hiện công việc của phân xưởng mình.
Tại phân xưởng chế bản, ban quản đốc nhận bản thảo rồi đưa xuống tổ
sắp chữ điện tử. Tại đây bông bài được đưa lên máy tính gọi là bông bài, sau
đó được tổ sửa bài kiểm tra và sửa chữa những lỗi sai. Sau đó bông bài được
đưa sang tổ phân màu, rồi mi phim để thiết kế khuôn phim và chế bản in. Sau
cùng được đưa sang tổ phơi bản để ghi bản in. Nhưng từ tháng 8/2007, công
ty đã lắp đặt công nghệ CTF-CTP là sử dụng máy tính trực tiếp chế bản in ốp-
sét kết hợp với máy ghi bản nhiệt sử dụng laser nhiệt. Tuy nhiên, giá thành
của 1 bản in sử dụng công nghệ mới còn cao. Do vậy, công ty vẫn kết hợp sử
dụng cả hai quy trình để đáp ứng yêu cầu của các khách hàng khác nhau.
11
12
Tại phân xưởng máy in và gia công. Ban quản đốc sau khi nhận yêu cầu
về số lượng, chất liệu giấy từ khách hàng và bản in do bên chế bản đưa sang,
tiến hành chỉ đạo việc thực hiện quy trình in. Đối với trường hợp sử dụng máy
in tờ rời, giấy cuộn phải qua tổ máy dao để cắt giấy rồi mới đưa sang máy in.
Còn trường hợp sử dụng máy in cuốn thì giấy cuộn được đưa trực tiếp vào,
máy sẽ thực hiện luôn khâu cắt giấy, đầu vào là giấy cuộn cho luôn đầu ra là
sản phẩm in. Sau khi in xong sản phẩm phải được kiểm tra chất lượng bởi tổ
KCS để loại bỏ những sản phẩm bị lỗi, sai hỏng. Sau đó, đối với trường hợp
thành phẩm là các chuyên san, tạp chí thì được đưa sang tổ hoàn thiện sản
phẩm để đóng quyển. Còn đối với trường hợp báo tờ cần lồng trang thì được
đưa sang tổ sách. Cuối cùng, thành phẩm in được giao luôn cho khách hàng,
không qua nhập kho.
1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh tại công

ty In báo Hà nội mới
Để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả, phù hợp
với quy mô của doanh nghiệp, công ty In báo Hà nội mới đã tổ chức bộ máy
quản lý theo mô hình trực tuyến - chức năng, áp dụng chế độ một thủ trưởng.
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty được mô hình hoá như sau:
GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tài vụ thống kê
Phòng vật tư
kinh doanh XNK
Phòng tổng hợp
Phân xưởng
chế bản
Phân xưởng
12
13
máy in và gia công
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý công ty
Mô hình tổ chức bộ máy theo cơ cấu trực tuyến - chức năng là sự kết hợp
giữa hai mô hình trực tuyến và chức năng. Đặc điểm của mô hình này là
nhiệm vụ quản trị được phân chia cho các phòng ban chức năng riêng biệt nên
đảm bảo được việc chuyên môn hoá lao động. Đồng thời các phòng ban này
cũng được tổ chức theo mô hình một thủ trưởng gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo
chức năng tư vấn cho quản trị cấp cao, cụ thể ở đây là giám đốc. Các phòng
ban chỉ có chức năng tham mưu, không phải phải bộ phận ra quyết định trực
tiếp. Việc tổ chức bộ máy quản lý như vậy giúp cho doanh nghiệp hoạt động
hiệu quả, tránh được việc chồng chéo về mặt quyền lực. Mỗi bộ phận đều có
các chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:
Giám đốc công ty: là người được giao trách nhiệm quản trị doanh

nghiệp, là người chỉ huy cao nhất trong doanh nghiệp và là đại diện pháp
nhân của công ty. Giám đốc công ty vừa là người đại diện cho cơ quan chủ
quản là thành uỷ Hà Nội vừa là người đại diện cho công nhân viên chức quản
lý công ty theo chế độ một thủ trưởng. Giám đốc có quyền quyết định việc
điều hành hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách, pháp luật
của Nhà nước và nghị định của đại hội công nhân viên chức, chịu trách nhiệm
trước cơ quan thành uỷ Hà Nội và tập thể lao động về kết quả sản xuất kinh
doanh của công ty.
Phó giám đốc: là người giúp việc đắc lực cho giám đốc trong quá trình
thực hiện các nhiệm vụ chính của công ty giao phó. Phó giám đốc là người
trực tiếp chỉ đạo, quản lý và kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch sản xuất, ví
dụ như: quản lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, quản lý việc thực hiện vệ sinh
an toàn lao động, tham gia giải quyết các sự cố về kỹ thuật vượt quá khả năng
13
14
của phân xưởng…Phó giám đốc là người chịu sự quản lý trực tiếp của giám
đốc, có nhiệm vụ báo cáo lên giám đốc việc thực hiện các kế hoạch sản xuất.
Đồng thời cùng thảo luận và xin ý kiến giám đốc về các vấn đề vượt quá thẩm
quyền quyết định của mình.
Các phòng ban chuyên môn:
Phòng tổ chức hành chính: là phòng ban chuyên môn tham mưu cho
giám đốc về việc xây dựng và tổ chức cán bộ công nhân viên trong toàn công
ty. Chức năng chính của phòng là tham mưu cho giám đốc trong việc tuyển
dụng, đào tạo, bố trí, đề bạt, đánh giá lao động trong toàn công ty. Ngoài ra,
phòng còn có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện các công việc liên quan đến hành
chính như: tổ chức hội nghị, tiếp khách, bố trí sắp xếp các phòng làm việc,
các thiết bị văn phòng…
Phòng tài vụ thống kê: là phòng ban chuyên môn trợ giúp giám đốc
trong lĩnh vực thống kê và kế toán tài chính. Chức năng chính của phòng là tổ
chức quản lý việc thực hiện công tác hạch toán kế toán, tài chính và thống kê

theo quy định của Nhà nước,ví dụ như: chịu trách nhiệm lưu giữ, bảo quản
chứng từ; tổ chức hạch toán, thay mặt công ty thực hiện nghĩa vụ với Nhà
nước, tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ kế toán
viên…Đồng thời, tổng hợp phân tích hoạt động kinh doanh của công ty, phân
tích hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu cụ thể nhằm mục đích đẩy mạnh
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Phòng vật tư kinh doanh xuất nhập khẩu: Chức năng chính là xây
dựng và thực hiện kế hoạch về vật tư, nguyên nhiên liệu phục vụ yêu cầu sản
xuất và lưu kho, theo dõi việc cung ứng vật tư trong nước và vật tư nhập khẩu
cho bộ phận sản xuất, bảo quản kho hàng.
Phòng tổng hợp: Chức năng chính của phòng là lập kế hoạch kinh
doanh, tiếp thị với khách hàng, thực hiện ký kết các hợp đồng và thực hiện
14
15
các nhiệm vụ phục vụ yêu cầu đối ngoại của công ty. Đồng thời phân tích, xử
lý, tổng hợp thông tin chính xác và có hiệu quả theo yêu cầu của giám đốc,
tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng các đường lối, chính sách, chiến
lược kinh doanh.
Các phân xưởng sản xuất (bao gồm phân xưởng chế bản và phân
xưởng máy in): Đây là nơi trực tiếp thực hiện quy trình công nghệ để sản xuất
ra sản phẩm của công ty.
1.1.4. Đặc điểm tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công
ty In báo Hà nội mới
1.1.4.1. Nguồn hình thành tài sản của công ty
Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kính doanh, công
ty huy động vốn từ các nguồn sau:
+ Vốn ngân sách Nhà nước cấp trước khi Nhà nước giao quyền tự chủ
về tài chính cho công ty.
+ Vốn doanh nghiệp tự bổ sung hàng năm vào nguồn vốn kinh doanh:
Mức vốn bổ sung tuỳ theo quyết định phê duyệt quyết toán hàng năm của ban

tài chính quản trị thành uỷ Hà Nội (bắt đầu từ tháng 8/2007 là văn phòng
thành uỷ Hà Nội), là cơ quan chủ quản của công ty In báo Hà nội mới. Nguồn
vốn bổ sung này được huy động chủ yếu từ:
o Quỹ đầu tư phát triển.
o Các khoản phải nộp ngân sách thành uỷ nhưng được thành uỷ
phê duyệt cho phép để lại công ty phát triển sản xuất kinh
doanh.
+ Vốn vay: Sau khi công ty được giao quyền tự chủ về vốn, để đáp
ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, công ty phải vay vốn từ ngân
sách thành uỷ.
15
16
Ngoài ra, công ty có thể huy động vốn thông qua thực hiện việc
chiếm dụng vốn hợp pháp như: các khoản phải trả người bán, các khoản
khách hàng ứng trước, các khoản phải trả ngân sách, các khoản phải trả khác.
1.1.4.2. Kết quả kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây
Hoạt động kinh doanh của công ty In báo Hà nội mới trong những năm
gần đây là luôn đạt kết quả tốt, các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, thu
nhập bình quân của một người lao động của công ty luôn tăng trưởng ở mức
ổn định. Điều đó được thể hiện thông qua số liệu sau:
Biểu số 1.1: Một số chỉ tiêu về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty In
báo Hà nội mới
(Đơn vị: đồng)
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1. Vốn kinh doanh 33.113.187.059 34.249.419.155 46.751.750.486
2. Tổng doanh thu và thu nhập khác 73.186.992.157 86.587.469.894 95.405.981.796
3. Lợi nhuận trước thuế 10.938.743.511 15.510.366.977 19.422.264.831
4. Tổng nộp ngân sách 8.100.470.340 8.570.906.491 11.007.408.567
a. Nộp ngân sách Nhà nước 4.900.866.754 4.552.868.633 6.505.165.645
b.Nộp ngân sách Đảng 3.199.603.586 4.018.037.958 4.345.341.902

5. Số lao động bình quân 145 147 147
6. Thu nhập bình quân tháng một
lao động
3.121.136 3.599.400 3.988.000
( Nguồn: Phòng Tài vụ thống kê – Công ty In báo Hà nội mới)
Để đánh giá cụ thể vể tình hình tăng trưởng của các chỉ tiêu ta sử dụng
bảng so sánh sau:
Biểu số 1.2: Bảng tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu qua các năm
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
% năm 2006 so
năm 2005
% năm 2007 so
năm 2005
% năm 2007 so
năm 2006
1. Vốn kinh doanh 103,43 141,19 136,50
2. Tổng doanh thu và thu nhập khác 118,31 130,36 110,18
3. Lợi nhuận trước thuế 141,79 177,55 125,22
4. Tổng nộp ngân sách 105,81 135,89 128,43
16
17
a. Nộp ngân sách Nhà nước 92,90 132,74 142,88
b.Nộp ngân sách Đảng 125,58 135,81 108,15
5. Số lao động bình quân 101,38 101,38 100,00
6. Thu nhập bình quân tháng một lao động 115,32 127,77 110,80
Qua bảng so sánh, ta thấy rằng trong suốt những năm gần đây công ty
luôn đạt mức tăng trưởng ổn định:
Doanh thu và quy mô về vốn tăng nhanh cho thấy công ty đã mở rộng
hoạt động sản xuất kinh doanh: doanh thu và thu nhập khác năm 2006 so với

2005 tăng 18,31%, năm 2007 so với 2006 tăng 10,18%, lợi nhuận trước thuế
năm 2006 so với 2005 tăng 41,79%, năm 2007 so với năm 2006 tăng 25,22%.
Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi, ta có thể thấy được cụ thể thông
qua một số chỉ tiêu tài chính sau:
17
18
Biểu số 1.3. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản suất kinh doanh của
công ty In báo Hà nội mới
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
Hệ số lợi nhuận sau thuế so với tổng tài sản ( ROA) 0,147665799 0,162689605
Hệ số lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu (ROE) 0,196687192 0,211427591
Ta thấy, các chỉ số về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty đều tương đối
cao và năm sau luôn tăng so với năm trước. Như vậy, chính những hiệu quả từ
sản xuất kinh doanh đã làm tăng doanh thu, lợi nhuận và bổ sung nguồn vốn
chủ sở hữu của công ty: vốn kinh doanh của công ty năm 2006 so với 2005
tăng 4,34%, năm 2007 tăng so với 2006 là 36,50%.
Bên cạnh đó, các tỷ suất thanh toán của công ty luôn ở mức cao,
chứng tỏ tình hình tài chính của công ty rất ổn định, cụ thể như sau:
Biểu số 1.4. Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công
ty In báo Hà nội mới
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
Hệ số thanh toán nhanh 15,91534743 7,109999708
Hệ số thanh toán tổng quát 3,941764911 4,169995035
Các chỉ tiêu cho thấy công ty luôn đảm bảo khả năng thanh toán cao, các hệ
số thanh toán đều lớn hơn một nhiều lần. Các chỉ tiêu này cao chứng tỏ công
ty luôn chủ động về tài chính, và có chính sách an toàn trong kinh doanh. Tuy
nhiên các chỉ tiêu hệ số thanh toán cao như vậy: Hệ số thanh toán nhanh năm
2006 là xấp xỉ 16, năm 2007 là xấp xỉ 7; hệ số thanh toán tổng quát trong cả
hai năm là xấp xỉ 4. Điều này làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, công ty chưa
tận dụng được sức mạnh của đòn bẩy tài chính. Bên cạnh đó, ta cũng thấy hệ

18
19
số thanh toán nhanh của năm 2007 cũng đã giảm đi một nửa so với năm 2006.
Điều này là hợp lý và làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên chỉ tiêu này
vẫn đang ở mức cao. Do vậy trong tương lai doanh nghiệp cần có những
chính sách để phát huy sức mạnh của đòn bẩy tài chính, làm tăng hiệu quả sử
dụng vốn.
Về tình hình sử dụng lao động, ta thấy quy mô lao động của công ty ít
có sự biến động mặc dù công ty đã mở rộng sản xuất. Nguyên nhân là do
công ty đã hiện đại hoá quy trình công nghệ, cải tiến máy móc từ đó tiết kiệm
được chi phí nhân công, đồng thời tăng năng suất lao động.
Công ty cũng từng bước cải thiện đời sống của người lao động: thu
nhập bình quân một lao động năm 2007 là xấp xỉ 4 triệu đồng. Đó cũng là
nhân tố để khuyến khích người lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền
vững của công ty.
Nhìn chung, tình hình tài chính của công ty trong suốt những năm gần
đây là rất khả quan. Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng tương đối cao đã góp
phần làm tăng nguồn vốn kinh doanh. Từ đó giúp công ty mở rộng sản xuất,
cải thiện đời sống của người lao động, và tiếp tục phát triển hơn nữa trong
tương lai.
19
20
1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY IN BÁO
HÀ NỘI MỚI
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty In báo Hà nội mới
1.2.1.1.Nguyên tắc tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Để có một bộ máy kế toán hiệu quả nhất, công ty In báo Hà nội mới xây
dựng bộ máy kế toán dựa trên các nguyên tắc sau:
Đầu tiên là nguyên tắc tập trung: toàn bộ các công tác kế toán được
thực hiện tập trung tại phòng tài vụ thống kê của công ty, bắt đầu từ khâu ghi

chép chứng từ ban đầu cho đến hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp, tổng
hợp báo cáo. Các phân xưởng không có kế toán riêng. Phòng tài vụ thống kê
là phòng ban chức năng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho giám
đốc.
Nguyên tắc quyền lực thống nhất, áp dụng chế độ một thủ trưởng:
Đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của kế toán trưởng. Quan hệ giữa các lao
động kế toán trong các phần hành là quan hệ ngang, chỉ có tính chất tác
nghiệp, không phải là quan hệ có tính chất trên dưới.
Bộ máy gọn nhẹ, đảm bảo việc chuyên môn hoá công việc theo các
phần hành kế toán. Đồng thời vẫn phải đảm bảo được sự liên hệ thống nhất
giữa các phần hành.
Toàn bộ cán bộ công nhân viên trong phòng đều đáp ứng yêu cầu về
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, và thường xuyên được tạo điều kiện nâng cao
trình độ.
1.2.1.1.Tổ chức bộ máy kế toán của công ty In báo Hà nội mới
Dựa trên các nguyên tắc đã được xây dựng, công ty In báo Hà nội mới đã
tổ chức bộ máy kế toán như sau:
20
21
Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty In báo Hà nội mới
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán
Kế toán tiền lương
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán
vật tư, tài sản
Toàn bộ máy kế toán của công ty được đặt trong phòng tài vụ thống kê.
Phòng tài vụ thống kê gồm 6 nhân sự đảm trách các công việc của kế toán. Cụ
thể như sau:

Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng tài vụ thống kê): Là người trực tiếp
chỉ đạo bộ phận kế toán, là người trợ giúp đắc lực cho giám đốc về công tác
chuyên môn trong lĩnh vực tài chính kế toán và chịu trách nhiệm trực tiếp
trước giám đốc. Kế toán trưởng là người phân công công việc, đôn đốc nhắc
nhở, kiểm tra việc thực hiện các công việc thuộc nhiệm vụ của phòng mình.
Đồng thời, hướng dẫn các nhân viên trong phòng thực hiện các chức năng của
mình, phổ biến và kiểm tra việc thực hiện các chế độ và luật kế toán. Ngoài
ra, kế toán trưởng còn có trách nhiệm kiểm tra tình hình tài chính về vốn và
huy động vốn, tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả, khai thác tối đa các tiềm
năng của tài sản; cung cấp thông tin tài chính một cách trung thực, chính xác,
đầy đủ, kịp thời cho ban giám đốc và các cơ quan chức năng có liên quan.
Kế toán thanh toán: là nhân viên kế toán phụ trách về những vấn đề liên
quan đến những giao dịch thanh toán của công ty, cụ thể: thanh toán với
khách hàng, thanh toán với nhà cung cấp, thanh toán với ngân hàng, thanh
toán với ngân sách nhà nước...Kế toán thanh toán có nhiệm vụ lập, kiểm tra
và bảo quản các chứng từ liên quan đến thanh toán tiền mặt như phiếu thu,
21
22
phiếu chi, bảo quản các chứng từ ngân hàng. Theo dõi tình hình công nợ phải
thu, phải trả đối với từng khách hàng và nhà cung cấp để từ đó báo cáo lên kế
toán trưởng và giám đốc để có những chính sách, quyết định thanh toán hợp
lý đối với nhà cung cấp và thu nợ kịp thời, dứt điểm đối với khách hàng.
Hàng tháng, kế toán thanh toán phải in ra sổ chi tiết tiền mặt để đối chiếu với
thủ quỹ.
Kế toán vật tư, tài sản, tổng hợp: nhân viên kế toán này kiêm 3 chức
năng
Về vật tư: theo dõi, ghi chép tính toán giá thành thực tế của từng loại
nguyên vật liệu, quản lý theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu, xác
định tình hình tồn kho thường xuyên theo số lượng và giá trị, thường xuyên
kiểm tra đánh giá chất lượng thực tế của vật tư tồn kho, lập các bảng kê, báo

các định kỳ để phục vụ cho công tác tổng hợp và quyết toán.
Về tài sản: lập sổ sách theo dõi hạch toán tài sản, lập thẻ theo dõi từng
loại TSCĐ và phản ánh giá trị hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ. Ghi chép
tình hình biến động tăng, giảm, mua sắm, xây dụng của từng loại tài sản.
Tổng hợp: Tập hợp đầy đủ các chi phí phát sinh trong kỳ để tiến hành
tính giá thành sản phẩm. Xác định kết quả các hoạt động kinh doanh trong kỳ
đồng thời thực hiện các công tác kế toán cuối kỳ, giữ sổ cái tổng hợp cho tất
cả các phần hành và ghi sổ cái tổng hợp, lập báo cáo nội bộ phục vụ yêu cầu
quản trị doanh nghiệp và cho bên ngoài đơn vị theo định kỳ báo các và theo
yêu cầu đột xuất.
2 kế toán tiền lương: Hình thức trả lương của công ty là lương khoán,
và trả lương cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty vào thứ 6
hàng tuần. Do vậy, công việc của kế toán tiền lương tương đối nhiều, công ty
phải bố trí 2 kế toán tiền lương để đáp ứng yêu cầu của công việc. Trong đó,
một kế toán phụ trách tiền lương của phân xưởng máy in, một kế toán phụ
22
23
trách mảng tiền lương của phân xưởng chế bản và lao động gián tiếp. Kế toán
tiền lương có nhiệm vụ nhận bảng chấm công, phiếu giao nhận sản phẩm,
phiếu sản xuất, biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm, công việc hoàn
thành…từ các phân xưởng chuyển lên, sau đó tiển hành ghi chép tổng hợp số
liệu về số lượng, thời gian và kết quả lao động, tính lương và các khoản trích
theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ), phân bổ chi phí nhân công và lập bảng
thanh toán cho người lao động.
Thủ quỹ: Nắm được các nguyên tác quản lý thu chi tiền mặt do nhà
nước và công ty quy định. Căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi do kế toán lập,
kiểm tra chứng từ, và tiến hành thu chi tiền mặt đảm bảo tuân thủ đúng các
nguyên tắc về quản lý quỹ. Thường xuyên tiến hành đối chiếu sổ sách với kế
toán thanh toán và tiến hành kiểm kê quỹ vào ngày cuối tháng.
1.2.2. Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại công ty In báo

Hà nội mới
1.2.2.1.Các chính sách kế toán chung
Công ty In báo Hà nội mới tổ chức vận dụng chế độ kế toán doanh
nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính.
- Kỳ kế toán năm: Từ 1/1/năm – 31/12/năm
- Đơn vị tiền tệ mà công ty sử dụng là: VNĐ
- Hình thức ghi sổ của công ty tổ chức theo hình thức Nhật ký chung
- Kế toán nguyên vật liệu sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên,
tính giá xuất theo phương pháp bình quân cuối kỳ.
- Tài sản cố định tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
- Kiểm kê quỹ tiến hành hàng tháng vào ngày cuối tháng.
23
24
- Phương pháp tính thuế GTGT : công ty áp dụng tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ.
- Phần mềm kế toán hiện nay công ty sử dụng là phần mềm Misa SME
7.9-R3. Phần mềm này bao gồm 11 phân hệ: mua hàng, quản lý kho, ngân
hàng, quản lý quỹ, tiền lương, tài sản cố định, thuế, hợp đồng, giá thành, bán
hàng, và phân hệ trung tâm là Sổ Cái. Phần mềm này được quản trị cơ sở dữ
liệu bởi hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server đảm bảo việc bảo mật cơ sở dữ
liệu. Ta có thể thấy được các phân hệ ngay trên giao diện chính của màn hình,
khi ta nhấn vào phân hệ nào, thì máy sẽ tự động truy cập vào phân hệ đó.
1.2.2.2.Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ mà công ty sử dụng hiện nay là tuân theo Quyết định
số 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Đối với mỗi phần hành có thể thì có một bộ chứng từ tương ứng, cụ thể như
sau:
Các chứng từ mua hàng như: Hoá đơn GTGT, hợp đồng cung cấp sản
phẩm dịch vụ, giấy báo giá của khách hàng…

Các chứng từ về thu chi tiền mặt như: Phiếu đề nghị chi tiền, giấy
thanh toán tiền tạm ứng, phiếu thu, phiếu chi…
Các chứng từ về tiền gửi như: Phiếu đề nghị chi séc, uỷ nhiệm chi,
séc; giấy báo Nợ, giấy báo Có, bảng sao kê sổ chi tiết tiền gửi của ngân
hàng…
Các chứng từ về nguyên vật liệu: Hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho,
phiếu xuất kho…
Các chứng từ về tài sản cố định (TSCĐ): Biên bản giao nhận TSCĐ,
biên bản đánh giá lại TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, bảng phân
bổ khấu hao TSCĐ…
24
25
Các chứng từ về tiền lương và các khoản trích theo lương như: phiếu
giao việc, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích
theo lương, bảng tổng hợp tiền lương…
Các chứng từ bán hàng và thanh toán với khách hàng như: Hợp đồng
bán hàng, phiếu giao báo hàng ngày, hoá đơn GTGT, phiếu thu tiền mặt, giấy
báo Có của ngân hàng…
Và các chứng từ khác để phục vụ công tác kế toán cũng như công tác
quản lý.
1.2.2.3.Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Danh mục hệ thống tài khoản của công ty sử dụng bao gồm 9 loại, các tài
khoản được chi tiết hoá thành các tiểu khoản phù hợp với tình hình thực tiễn
của công ty. Các tiểu khoản được chi tiết theo số tự nhiên.
Hầu hết các tài khoản và tiểu khoản chi tiết của công ty sử dụng theo hệ
thống tài khoản ban hành kèm quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2006
của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Một số tài khoản được công ty chi tiết hoá theo
tình hình thực tiễn của công ty như sau:
TK 112 : Tiền gửi ngân hàng
TK 1121 : Tiền Việt Nam - Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam

TK 1122 : Ngoại tệ
TK 1124 : Tiền gửi ngân hàng NN và PTNN Thăng Long – Chi nhánh
Trung Yên
TK 152 : Nguyên liệu, vật liệu
TK 1521 : Nguyên vật liệu chính
TK 1522 : Nguyên vật liệu phụ
TK 334 : Phải trả người lao động
TK 3341 : Tiền lương khoán
TK 3342 : Tiền lương chế độ
25

×