Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

CHẤN THƯƠNG MẠCH máu (TRIỆU CHỨNG học NGOẠI KHOA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 22 trang )

CHẤN THƯƠNG MẠCH MÁU
(vascular trauma)


ĐẠI CƯƠNG

♦ Chấn thương mạch máu thường gặp trong chiến tranh, gây tử vong rất cao.
♦ Hiện nay, do xã hội ngày càng phát triển và phức tạp hơn nên tổn thương
mạch máu cũng tăng theo.

♦ Đây là loại tổn thương ít gặp hơn so với các tổn thương khác nhưng rất đặc
biệt vì tính chất khẩn cấp và dễ dẫn đến tử vong nếu không can thiệp kịp thời
hay can thiệp không đúng cách.

♦ Trong trường hợp can thiệp đúng nhưng muộn, vẫn để lại di chứng nặng nề cho
người bệnh.


ĐẠI CƯƠNG

♦ Chấn thương mạch máu gồm có 3 dạng tổn thương: vết thương hở, chấn
thương kín hay do thủ thuật y khoa.

♦ Tác nhân: hỏa khí, bạch khí, đụng dập, dụng cụ y khoa.
♦ Hình thái thương tổn: rách, xuyên thấu, đứt rời hay tổn thương lớp nội mạc.
♦ Các mạch máu ở chi dễ bị chấn thương hơn so với mạch máu nội tạng. Khi
mạch máu bị tổn thương, phải lưu ý các cơ quan lân cận, nhất là xương khớp.


GIẢI PHẪU MẠCH MÁU



TÌNH HUỐNG

♦ Bệnh nhân nhập viện trong các tình trạng sau:
− Vết thương hở: vết thương nằm gần hay trên đường đi của mạch máu.
− Chấn thương kín: chấn thương gây bầm dập phần mềm ở vị trí gần các mạch
máu, đặc biệt lưu ý khi có gãy xương hay trật khớp.



Xuất hiện “khối u” đột ngột sau khi tiêm chích hay các thủ thuật khác.


TRIỆU CHỨNG

♦ Hỏi bệnh:
− Hoàn cảnh xảy ra
− Tác nhân gây ra
− Thời gian từ lúc bị thương đến khi nhập viện
♦ Triệu chứng toàn thân:
− Da niêm nhạt, mạch nhanh, huyết áp hạ.
− Sốc mất máu hay sốc do đau.


TRIỆU CHỨNG

♦ Triệu chứng cơ năng:
− Đau tại vết thương và đầu xa của chi.
− Cảm giác tê, giảm vận động chi bị thương.
♦ Triệu chứng thực thể:

− Máu phun ra thành tia (động mạch) hay chảy rỉ rả (tĩnh mạch) từ miệng vết
thương.



Khối máu tụ: khối này nằm dưới da hay trong cơ, có thể to lên nhanh chóng,
ranh giới rõ ràng và căng cứng, đôi khi đập theo nhịp mạch.



Chi lạnh, nhợt nhạt, tĩnh mạch xẹp


TRIỆU CHỨNG

♦ Dấu hiệu 6P:
Pain: đau ở phần xa của chi.
Pulseless: mất mạch phía dưới tổn thương, thận trọng với tuần hồn bàng hệ.
Pallor: tím tái ở đầu chi.
Perishingly cold: chi rất lạnh, gây khó chịu cho người bệnh
Paresthesia: tê và dị cảm đoạn dưới tổn thương.
Paralysis (Powerless): liệt chi.


HÌNH ẢNH BẮT MẠCH


HÌNH ẢNH BẮT MẠCH



HÌNH ẢNH BẮT MẠCH


HÌNH ẢNH TÍM TÁI


TRIỆU CHỨNG

♦ Để phát hiện dấu hiệu dị cảm: khám cảm giác nông và sâu
♦ Triệu chứng dị cảm và liệt chi là những dấu hiệu muộn vì điều này cho thấy
thần kinh đã bị tổn thương.


HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG MẠCH MÁU

Rách thành bên hay

Đứt đơi

xun thấu (laceration)

(transection)

Dấu hiệu cơ bản: xuất huyết

Dấu hiệu cơ bản: thiếu máu nuôi

(hemorrhage)

(ischemia)



HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG MẠCH MÁU

Dập hay bong nội mạc

Co thắt

(intimal disruption)

(spasm)

Khám ban đầu thấy bình thường
Dần dần thấy thiếu máu ni chi

Đơi khi khó phân biệt với tổn thương nội mạc


CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG
MẠCH MÁU NGOẠI BIÊN

♦ Dựa vào:
− Chẩn đốn xác định: BN có biểu hiện của các triệu chứng trên
− Chẩn đoán nguyên nhân: vết thương hở, chấn thương hay tai biến y khoa.
− Chẩn đoán độ nặng: thang điểm MESS và các tổn thương đi kèm (sọ não, ngực,
bụng, xương…)


CẬN LÂM SÀNG



TỔN THƯƠNG MỘT SỐ
MẠCH MÁU CHUYÊN BIỆT

1.
−.

ĐM dưới đòn và ĐM nách:
Thường do vết thương gây ra. Nếu do chấn thương thì đó là 1 chấn thương
rất mạnh, trực tiếp vào vùng vai.

−.

Chấn thương động mạch thường kèm theo gãy xương sườn số 1, tổn thương
đỉnh phổi và đám rối cánh tay

−.

Khám: bắt mạch quay và mạch cánh tay cũng như đánh giá về vận động,
cảm giác của tay bị thương.


TỔN THƯƠNG MỘT SỐ
MẠCH MÁU CHUYÊN BIỆT

2.
−.

ĐM cánh tay:
Chấn thương động mạch cánh tay thường đi kèm với gãy trên lồi cầu xương

cánh tay.

3. ĐM khoeo:
−. Là 1 tổn thương nguy hiểm vì khả năng mất chân cao, thậm chí đưa đến suy
đa cơ quan và tử vong nếu can thiệp không đúng cách.

−. Là 1 thử thách đối với bác sĩ cấp cứu và phẫu thuật mạch máu.


TỔN THƯƠNG MỘT SỐ
MẠCH MÁU CHUYÊN BIỆT



Chấn thương động mạch khoeo thường gặp hơn so với vết thương và cũng có
tỷ lệ cắt cụt cao hơn vì chấn thương gây dập nát động mạch nhiều hơn và
thường kèm theo tổn thương cơ, xương, khớp.



Các loại chấn thương là nguy cơ cao đối với động mạch khoeo: gãy mâm chày,
trật khớp gối, gãy liên lồi cầu xương đùi.


KẾT LUẬN

♦ Khi khám vết thương mạch máu cần nhớ rằng: khơng nhất thiết có chảy máu
thì mới xem là có tổn thương mạch máu, vì một số lớn vết thương mạch máu
đã ngừng chảy máu khi BN nhập viện do việc xử trí tại hiện trường hay hiện
tượng co mạch.


♦ Ở một BN huyết động không ổn định (sốc), thì các dấu hiệu như mạch khó bắt,
chi tái hay lạnh sẽ rất khó đánh giá. Việc phát hiện hội chứng thiếu máu cấp
dựa vào sự so sánh của chi đối bên.


KẾT LUẬN

♦ Để xác định có tổn thương mạch máu hay khơng, người khám nên tìm một
trong hai hay cả hai hội chứng sau:



Hội chứng xuất huyết (hemorrhage): thường gặp trong rách mạch máu ngoại
biên hay tổn thương mạch máu nội tạng, đi kèm với rối loạn huyết động và đe
dọa tính mạng BN.



Hội chứng thiếu máu cấp (ischemia): thường gặp trong đứt mạch máu ngoại
biên, đe dọa hoại tử chi.



×