Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ đánh giá khả năng áp dụng BIM cho doanh nghiệp xây dựng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.48 MB, 153 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
_____o0o_____

TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG BIM CHO DOANH NGHIỆP
XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành : QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã số ngành : 60580302

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2018


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Hoài Long

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Đặng Thị Trang

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Đỗ Tiến Sỹ

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Ðại học Bách Khoa, ÐHQG Tp. HCM
ngày 05 tháng 01 năm 2019


Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS Phạm Hồng Luân
2. TS. Nguyễn Anh Thư
3. TS. Đỗ Tiến Sỹ
4. TS. Trần Đức Học
5. TS. Đặng Thị Trang
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ và tên: Trần Thị Phương Anh

MSHV: 1670121

Ngày sinh: 12/09/1989

Nơi sinh: Bình Thuận


Chuyên ngành: Quản lý xây dựng

MS: 60580302

I.TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG BIM CHO DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TẠI VIỆT
NAM
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
-

Đề xuất xây dựng bộ công cụ đánh giá khả năng áp dụng BIM cho doanh
nghiệp xây dựng tại Việt Nam.

-

Bộ công cụ sẽ gồm hệ thống các yếu tố đại diện đánh giá khả năng áp dụng
BIM của doanh nghiệp xây dựng và thang đánh giá.

-

Tiến hành khảo sát và đánh giá thử nghiệm bộ công cụ.

II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 20/08/2018
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 02/12/2018
IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Lê Hồi Long
Tp Hồ Chí Minh, ngày
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

tháng


CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)

năm


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời tri ân đến quý thầy cô bộ môn Quản lý xây dựng,
người đã truyền dạy cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cũng như
hỗ trợ giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn
tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành trước sự hướng dẫn tận tình của thầy TS.
Lê Hồi Long, thầy đã luôn định hướng và luôn động viên, khuyến khích, giúp
tơi có thể hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến sự giúp đỡ từ bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
điều kiện tốt nhất và cùng giúp đỡ nhau thực hiện luận văn và trong suốt q
trình học tập. Ðặc biệt, tơi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến các doanh
nghiệp,các cấp lãnh đạo đã nhiệt tình tạo điều kiện và hỗ trợ cho nghiên cứu
này.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình và những người bạn đã luôn bên cạnh,
động viên, giúp đỡ tơi vượt qua mọi khó khăn để hồn thành luận văn này.
Chân thành.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2018



TĨM TẮT
Nhiều nghiên cứu đã phát triển các bộ cơng cụ đánh giá các khả năng ứng dụng
cũng như các cấp độ BIM góp phần giải quyết các vấn đề khó khăn về cách tiếp cận,
đưa BIM phát triển rộng rãi trên thế giới.Tuy nhiên, để tiến trình thực hiện BIM có
thể phát triển một cách hiệu quả cần phát triển BIM toàn diện gắn liền với sự phát
triển của doanh nghiệp.Đa số các nghiên cứu phát triển đánh giá BIM chủ yếu về
mặt kĩ thuật không tổng quát tất cả các khía cạnh.Ngồi ra, tùy vào tình hình mỗi
quốc gia trong từng giai đoạn phát triển mà yêu cầu đặt ra cho các công cụ đánh giá
là khác nhau.
Đặc biệt đối với tình hình BIM vẫn cịn là khái niệm mới, chưa được phổ biến ở
Việt Nam, việc đưa BIM thành một phần của doanh nghiệp gặp rất nhiều rào cản,
càng cần thiết có những đánh giá khách quan, cơ bản hơn để tiến trình áp dụng BIM
trở nên đơn giản dễ thực hiện.Bên cạnh đó, Việt Nam hầu như chưa có nghiên cứu
nào xác định bộ cơng cụ đánh giá khả năng áp dụng BIM cho doanh nghiệp xây
dựng.
Nghiên cứu sẽ phát triển bộ công cụ bằng cách kết hợp các mơ hình đánh giá tổ
chức đã có và xây dựng bộ cơng cụ có thể đánh giá khả năng áp dụng BIM cho
doanh nghiệp xây dựng mang tính tồn diện.Bộ cơng cụ sẽ hệ thống hóa tất cả các
yếu tố về mặt tổ chức cũng như kĩ thuật, tạo tiền đề cơ sở giúp tổ chức xác định vị
trí của mình từ đó xây dựng phát triển lộ trình phát triển BIM cho phù hợp.Bộ cơng
cụ cịn góp phần giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quát hơn trong việc lựa chọn nhà
thầu với các khả năng BIM cần thiết.


ABSTRACT
Many researchs have developed sets of assessment tools for BIM maturities,
contributing to solving problems of approach and develop BIM around the world.
However, a BIM system is only comprehensively developed effective if it is

associated with all sides of organization during development of their business.
Becauses most of the BIM assessment tools are focused on technically, they can not
solve another issue from all aspects of organization.In addition, following to the
circumstances of each country and different stages of BIM development, the set of
requirements for each assessment tools are different.
Especially, in Vietnam, BIM is still a new concept and is not popular. There are
many barriers that cause to difficulties for BIM applifications. For this reason,
organizations need to comprehensively evaluate their capacities in order to help
BIM implement be simpler and easier.Moreover, Vietnam didn’t have any research
to create the assessment tools for BIM supporting.
The study will develop the BIM Application Capability Assessment Tool for
construction organizations in Vietnam base on assessment tools for organization as
well as existing BIM Assessment Tool. This tool will help organization evaluate
management as well as technical aspects, which are related to BIM
implementation.It aslo create a foundation for organization to recognizing their
position. Then base on its capacities, organization can suitablely build the road map
and plan.This tool also helps investors so as to have general views on the contractor
selecting by their BIM capabilities.


LỜI CAM ÐOAN
Tơi xin cam đoan nghiên cứu do chính tơi thực hiện trong suốt q trình thực hiện
luận văn tại đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh.
Các số liệu, kết quả phân tích trong luận văn là hồn tồn trung thực dựa trên kết
quả khảo sát thực tế và chưa từng được ai cơng bố trước đây.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2018


Luận văn thạc sĩ


GVHD: T.S Lê Hoài Long

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................4
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5

Giới thiệu chung ..........................................................................................4
Xác định vấn đề nghiên cứu. .......................................................................5
Các mục tiêu nghiên cứu. ............................................................................5
Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................6
Đóng góp của nghiên cứu ...........................................................................7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN.....................................................................................8
2.1
Các khái niệm chung về BIM .....................................................................8
2.1.1 Định nghĩa ...............................................................................................8
2.1.2 Khả năng BIM .........................................................................................8
2.1.3 Mức độ trưởng thành của BIM ...............................................................9
2.1.4 Mức độ chi tiết của đối tượng đồ họa .....................................................9
2.1.5 Các chiều mơ hình của BIM ..................................................................10
2.2
Những lợi ích và khó khăn khi áp dụng BIM ...........................................11
2.2.1 Những lợi ích của việc áp dụng BIM ....................................................11
2.2.2 Những khó khăn của việc áp dụng BIM ................................................13
2.3

Tình hình ứng dụng BIM ..........................................................................15
2.3.1 Tình hình ứng dụng BIM trên thế giới ..................................................15
2.3.2 Tình hình ứng dụng BIM tại Việt Nam ..................................................17
2.4
Cơng cụ lý thuyết trong nghiên cứu ..........................................................19
2.4.1 Mơ hình đánh giá tổ chức .....................................................................19
2.4.2 Mơ hình các cơng cụ được nghiên cứu thực tế .....................................21
2.4.3 Công cụ xây dựng Thang đo .................................................................27
2.4.4 Lược khảo các nghiên cứu trước đây....................................................28
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................34
3.1
Quy trình nghiên cứu ................................................................................34
3.2
Phương pháp nghiên cứu...........................................................................36
3.2.1 Thu thập dữ liệu ....................................................................................37
3.2.2 Đánh giá thử nghiệm: ...........................................................................38
3.2.3 Cách thức phân phối bảng câu hỏi .......................................................38
3.2.4 Đối tượng hướng đến ............................................................................38
3.2.5 Cách thức lấy mẫu ................................................................................39
3.2.6 Kích cỡ của mẫu....................................................................................39
3.3
Các công cụ nghiên cứu ............................................................................40
3.3.1 Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát ...........................................................41
3.3.2 Kĩ thuật phỏng vấn ................................................................................42
Trang 1


Luận văn thạc sĩ

GVHD: T.S Lê Hồi Long


3.3.3 Phân tích dữ liệu ...................................................................................43
3.4
Kết luận chương ........................................................................................44
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG BỘ CƠNG CỤ ...........................................................45
4.1
Mơ hình tổng qt các yếu tố đại diện khả năng áp dụng BIM. ...............45
4.2
Mơ hình cơng cụ đánh giá .........................................................................46
4.2.1 Qui trình thực hiện ................................................................................46
4.2.2 Chính sách .............................................................................................47
4.2.3 Nhân lực ................................................................................................48
4.2.4 Công nghệ .............................................................................................48
4.3
Thang đo....................................................................................................49
4.3.1 Thang đo đánh giá ................................................................................49
4.3.2 Thang đo tổng xây dựng cho công cụ đánh giá ....................................52
4.3.3 Câu hỏi gợi ý hướng dẫn người đánh giá .............................................53
CHƯƠNG 5: KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THỬ NGHIỆM BỘ CÔNG CỤ ...61
5.1
Khảo sát sự phù hợp của bộ công cụ.........................................................61
5.1.1 Tỉ lệ quan tâm đến việc áp dụng BIM ...................................................62
5.1.2 Tỉ lệ xác định hiệu quả áp dụng BIM trong tình hình hiện nay ............63
5.1.3 Sự cần thiết xây dựng bộ công cụ đánh giá khả năng áp dụng BIM ....64
5.1.4 Tính khả thi do bộ công cụ mang lại trong thực tế sử dụng .................64
5.1.5 Tính phù hợp với u cầu nội dung một cơng cụ đánh giá ...................65
5.1.6 Tính phù hợp giao diện của bộ cơng cụ ................................................66
5.1.7 Tính phù hợp Thang đo của bộ cơng cụ................................................66
5.1.8 Các câu hỏi mở mang tính xây dựng ....................................................67
5.2

Đánh giá thử nghiệm bộ công cụ ..............................................................68
5.2.1 Doanh nghiệp X ....................................................................................69
5.2.2 Doanh nghiệp Y .....................................................................................74
5.2.3 Doanh nghiệp Z .....................................................................................79
5.3
Kết luận chương ........................................................................................80
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................81
6.1
6.2
6.3

Kết luận chung ..........................................................................................81
Đóng góp của nghiên cứu .........................................................................81
Kiến nghị ...................................................................................................82

PHỤ LỤC 1: TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................83
PHỤ LỤC 2: BẢNG KHẢO SÁT .........................................................................89
PHỤ LỤC 3: HỒ SƠ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG BIM CỦA TỔ CHỨC .............92
PHỤ LỤC 4: BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ...........................................................106
Trang 2


Luận văn thạc sĩ

GVHD: T.S Lê Hoài Long

DANH MỤC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG
Bảng 2.1 Bảng lược khảo các bộ công cụ đánh giá BIM ..........................................29
Bảng 3.2 Bảng tóm tắt qui trình nghiên cứu .............................................................35
Bảng 3.2 Bảng tóm tắt các cơng cụ nghiên cứu ........................................................40

Bảng 4.1 Bảng đánh giá ............................................................................................50
Bảng 5.1 Bảng câu hỏi khảo sát ................................................................................62
Bảng 5.2 Bảng hồ sơ đánh giá khả năng áp dụng BIM của tổ chức X .....................71
Bảng 5.2 Bảng hồ sơ đánh giá khả năng áp dụng BIM của tổ chức Y .....................76
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1 Sơ đồ qui trình nghiên cứu .........................................................................34
Hình 4.1 Sơ đồ các tác động lên khả năng áp dụng BIM cho tổ chức ......................45
Hình 4.2 Mơ hình cơng cụ đánh giá ..........................................................................46
Hình 4.3 Mức độ khả năng áp dụng BIM của doanh nghiệp ....................................52
Hình 5.1 Tỉ lệ quan tâm đến việc áp dụng BIM ........................................................62
Hình 5.2 Tỉ lệ xác định hiệu quả áp dụng BIM hiện nay ..........................................63
Hình 5.3 Tỉ lệ cần thiết xây dựng bộ công cụ đánh giá ............................................64
Hình 5.4 Tỉ lệ tính khả thi khi áp dụng bộ cơng cụ đánh giá ....................................64
Hình 5.5 Tỉ lệ phù hợp với yêu cầu nội dung một công cụ đánh giá ........................65
Hình 5.6 Tỉ lệ phù hợp giao diện một cơng cụ đánh giá ...........................................66
Hình 5.7 Tỉ lệ phù hợp Thang đo của bộ công cụ .....................................................66

Trang 3


Luận văn thạc sĩ

GVHD: T.S Lê Hoài Long
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Giới thiệu chung
Mơ hình hóa thơng tin cơng trình (Building Information Modeling, viết tắt là BIM)
đang phát triển và trở thành công cụ chủ đạo của ngành công nghiệp kiến trúc, kỹ
thuật và xây dựng vì nó cung cấp các cơ sở để giải quyết được các vấn đề về giảm
chi phí, nâng cao chất lượng, tránh lãng phí và đồng bộ các hoạt động của các dự

án. [1]
Trên thế giới, nhiều quốc gia như Anh, Mỹ, Úc đã áp dụng BIM thành công ở nhiều
mức độ khác nhau, góp phần mang lại lợi nhuận, thúc đẩy khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp cũng như nền công nghiệp xây dựng quốc gia. Theo kinh nghiệm áp
dụng BIM trên thế giới, tuỳ thuộc vào mức độ áp dụng BIM trong dự án đầu tư xây
dựng có thể giúp dự án tiết kiệm được 5% tới 20% tổng chi phí đầu tư ban đầu và
tiết kiệm được tới 30% tổng chi phí vận hành bảo trì trong giai đoạn sử dụng.[1]
Tại Việt Nam, hiện nay BIM chủ yếu được triển khai ở các cơng trình có vốn đầu tư
khá lớn, địi hỏi kĩ thuật cao gồm các cơng trình có chủ đầu tư nước ngồi và cơng
trình theo quy định của nhà nước.Để thúc đẩy sự phát triển BIM, chính phủ đã xây
dựng các kế hoạch, lộ trình thực hiện với các tiêu chuẩn qui chuẩn bước đầu đưa
BIM phát triển vượt bật.Mặc dù, hiệu quả của việc áp dụng BIM mang lại là đáng
kể nhưng yêu cầu thực hiện gặp nhiều rào cản về chính sách, kinh tế, kỹ thuật cũng
như nguồn nhân lực cần thiết.[1]
Để triển khai thành cơng BIM cần phải thực hiện q trình đánh giá chi tiết và tồn
diện từ đó rút ra chiến lược, kế hoạch cụ thể dựa trên tình hình hiện tại của tổ chức
về sử dụng và các mức độ trưởng thành của BIM để từng bước áp dụng một cách
hiệu quả.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu của các tổ chức hiệp hội từ các trường học,
chính phủ phát triển bộ công cụ đánh giá các khả năng ứng dụng cũng như các cấp
độ BIM góp phần giải quyết các vấn đề khó khăn về cách tiếp cận, đưa BIM phát
triển rộng rãi. Tuy nhiên, để tiến trình thực hiện BIM có thể phát triển một cách

Trang 4


Luận văn thạc sĩ

GVHD: T.S Lê Hoài Long


hiệu quả cần phát triển BIM toàn diện gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp,
đa số các nghiên cứu phát triển đánh giá BIM chủ yếu về mặt kĩ thuật không tổng
qt tất cả các khía cạnh.
Đặc biệt đối với tình hình BIM vẫn cịn là khái niệm mới, chưa được phổ biến ở
Việt Nam, việc đưa BIM thành một phần của doanh nghiệp gặp rất nhiều rào cản,
càng cần thiết có những đánh giá khách quan, cơ bản hơn để tiến trình áp dụng BIM
trở nên đơn giản, dễ thực hiện.
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu.
Trong thực tế để giải quyết những thách thức trở ngại khi áp dụng BIM, các tổ chức
doanh nghiệp trước tiên cần đánh giá các điều kiện hiện tại trong khả năng triển
khai BIM để xác định mức độ áp dụng từ đó tìm ra các phương pháp cải tiến phù
hợp nhất với đặc điểm của doanh nghiệp, tổ chức.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu phát triển bộ công cụ đánh giá các năng lực
cũng như các cấp độ trưởng thành BIM.Tuy nhiên, để tiến trình thực hiện BIM có
thể phát triển một cách hiệu quả cần phát triển BIM toàn diện gắn liền với sự phát
triển của doanh nghiệp[40].Các bộ công cụ này được xây dựng với các chức năng
đánh giá đa dạng dành cho cá nhân, doanh nghiệp, cho dự án, chủ đầu tư với các
cấp độ khác nhau và mỗi cơng cụ có điểm mạnh riêng. Hiện nay, vẫn khơng có
cơng cụ đánh giá nào có thể đo lường toàn diện độ trưởng thành BIM trên phương
diện kĩ thuật về mơ hình cũng như tổ chức [10],[34].
Trong điều kiện Việt Nam hầu như chưa có nghiên cứu nào xác định bộ công cụ
đánh giá khả năng áp dụng BIM cho doanh nghiệp xây dựng, nghiên cứu sẽ phát
triển bộ công cụ dựa trên tiền đề tổng quan các bộ cơng cụ đã có kết hợp các mơ
hình đánh giá tổ chức để xây dựng bộ công cụ đánh giá khả năng áp dụng BIM cho
các doanh nghiệp xây dựng mang tính tồn diện.
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất xây dựng bộ công cụ đánh giá khả năng
áp dụng BIM cho doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam.

Trang 5



Luận văn thạc sĩ

GVHD: T.S Lê Hồi Long

Bộ cơng cụ sẽ xác định vị trí, các khả năng hiện có của doanh nghiệp.Từ đó tạo tiền
đề cơ sở để doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch, lộ trình BIM cho phù hợp với
tình hình thực tế, hạn chế được các khó khăn sẽ gặp phải.
Bộ cơng cụ gồm hệ thống các yếu tố đại diện đánh giá khả năng áp dụng BIM của
doanh nghiệp xây dựng và thang đánh giá.
Hệ thống các yếu tố đại diện đánh giá khả năng áp dụng BIM của doanh
nghiệp xây dựng.
Xác định các yếu tố đại diện khả năng áp dụng BIM được tổng hợp từ các nghiên
cứu các bộ công cụ đánh giá trước.Kết hợp với các mơ hình đánh giá tổ chức tồn
diện từ đó xây dựng một mơ hình hệ thống từ các hạng mục tổng thể đến phân chia
các cấp bậc các yếu tố đại diện sao cho thể hiện được tồn diện các khía cạnh liên
quan đến BIM của tổ chức.
Thang đánh giá.
Xây dựng thang đánh giá có mức độ phù hợp với tình hình áp dụng BIM ở Việt
Nam, có thể chấm diểm cho từng phần tử xác dịnh cho các tổ chức tốt nhất và đơn
giản dễ sử dụng.Một hướng dẫn đánh giá giải thích cách thức sử dụng bộ công cụ
được đề xuất để nâng cao độ chính xác của thang đo với các thơng tin thu thập cần
thiết.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đang chuẩn bị và đã sử
dụng BIM ở Việt Nam.
Với quy mơ của đề tài thạc sĩ vì điều kiện và nguồn lực, nghiên cứu chỉ giới hạn
trong phạm vi sử dụng bộ công cụ tiến hành đánh giá thử nghiệm ở một số

doanh nghiệp xây dựng.Để đảm bảo vấn đề bảo mật thông tin các doanh nghiệp,
luận văn sẽ chỉ đưa ra tên đại diện cho doanh nghiệp X, Y, Z.

Trang 6


Luận văn thạc sĩ

GVHD: T.S Lê Hoài Long

Khảo sát các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực xây dựng từ nhiều đơn vị
khác nhau, có kinh nghiệm sử dụng BIM để xác định độ phù hợp bộ công cụ và
thu thập ý kiến đóng góp để phát triển hồn thiện bộ công cụ.
Phạm vi thời gian nghiên cứu
Thời điểm dự định thu thập dữ liệu: từ các doanh nghiệp xây dựng sử dụng BIM và
một số dữ liệu liên quan khác được thu thập từ các nghiên cứu trước được thực hiện
từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2018.
Phạm vi khơng gian nghiên cứu
Vì các khó khăn trong việc tiếp cận và yêu cầu đảm bảo tính bảo mật của doanh
nghiệp.Nghiên cứu chỉ tiến hành thử nghiệm một số doanh nghiệp tiêu biểu đang áp
dụng BIM có trụ sở ở thành phố Hồ Chí Minh.
1.5 Đóng góp của nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu như trên, kết quả thu được khi xây dựng một bộ cơng cụ
đánh giá sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của BIM một cách cụ thể và đồng bộ
hơn.
Bộ công cụ đánh giá sẽ là tiền đề giúp các doanh nghiệp có thể xác định vị trí các
tiềm lực hiện có.Từ đó doanh nghiệp có cơ sở xác định rõ các thế mạnh, điểm yếu
và tận dụng cũng như cải thiện các nguồn lực hiện có một cách hiệu quả nhất, đưa
BIM trở thành một bộ phận xuyên suốt và đồng bộ với tất cả các hoạt đông khác
của doanh nghiệp.Bộ công cụ cũng góp phần giúp các chủ đầu tư có đánh giá tồn

diện hơn khi lựa chọn nhà thầu, tư vấn có năng lực tốt nhất cho dự án của mình.
Bên cạnh đó, nếu kết hợp bộ cơng cụ đánh giá với các lộ trình hướng dẫn phát triển
BIM, cơ quan nhà nước có thể tạo ra bước đệm đồng bộ hóa bằng thang đo xác
định, tạo động lực phát triển trong việc hỗ trợ giúp đỡ các doanh nghiệp phát triển
và quản lý có hiệu quả các hoạt đơng BIM trong ngành xây dựng.

Trang 7


Luận văn thạc sĩ

GVHD: T.S Lê Hoài Long
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1 Các khái niệm chung về BIM
2.1.1 Định nghĩa
Có rất nhiều định nghĩa về BIM, dưới đây là một số khái niệm phát triển:
“Mơ hình hóa thơng tin cơng trình là một q trình thiết lập và quản lý thơng tin của
một dự án xây dựng trên tồn bộ vịng đời của dự án.Một trong những đầu ra chính
của quá trình này là Mơ hình thơng tin tịa nhà giúp mơ tả thơng tin kỹ thuật số về
mọi khía cạnh xây dựng.Mơ hình này dựa trên thơng tin được tập hợp cộng tác và
cập nhật ở các giai đoạn chính của dự án.Thiết lập Mơ hình thơng tin kỹ thuật số
của tòa nhà cho phép những người tương tác với tịa nhà tối ưu hóa hành động của
họ, kết quả tồn bộ giá trị vịng đời dự án tốt hơn cho người sở hữu.” Theo NBS
2016 (tên giao dịch của tổ chức RIBA Enterprises Ltd). [57]
BIM là “Một cách tiếp cận mới để thiết kế, xây dựng và quản lý cơ sở, trong đó một
đại diện kỹ thuật số của quá trình xây dựng được sử dụng để tạo điều kiện trao đổi
và khả năng tương tác của thông tin ở định dạng kỹ thuật số” theo Eastman và các
tác giả khác 2008. [10]
BIM là đại diện kĩ thuật số các đặc tính vật lý và chức năng của một cơng trình.Như

vậy nó phục vụ như một nguồn tài ngun tri thức chia sẻ thơng tin về cơng trình
tạo nền tảng đáng tin cậy cho các quyết định trong vòng đời từ lúc bắt đầu đến khi
phá hủy (National BIM Standard-United States). [54]
2.1.2 Khả năng BIM
Là khả năng cơ bản để thực hiện một nhiệm vụ, cung cấp một dịch vụ hoặc tạo ra
một sản phẩm BIM.Các giai đoạn khả năng BIM xác định các yêu cầu BIM tối
thiểu.Các giai đoạn khả năng BIM được xác định bởi các cột mốc quan trọng được
các tổ chức đạt được khi họ áp dụng các công nghệ và khái niệm BIM. [12]
Các giai đoạn BIM xác định bởi điểm khởi đầu (trạng thái trước khi triển khai
BIM), và ba giai đoạn BIM cố định:

Trang 8


Luận văn thạc sĩ

GVHD: T.S Lê Hoài Long

-

Giai đoạn 1: Mơ hình trên đối tượng cơ bản

-

Giai đoạn 2: Mơ hình hợp tác kết hợp

-

Giai đoạn 3: Mơ hình tích hợp dữ liệu tương tác dựa trên mạng lưới liên lạc


2.1.3 Mức độ trưởng thành của BIM
Mức độ trưởng thành đã được giới thiệu như là một quá trình đo lường với một tập
hợp các tiến bộ về năng lực và hiệu suất liên quan đến việc thực hiện BIM dựa trên
mức độ hoàn thành.Điểm chuẩn của BIM Maturity là các cột mốc cải tiến hiệu suất
(hoặc cấp độ) mà một tổ chức hướng tới. [12]
Theo Beliz và Ugur (2016) báo cáo chiến lược BIM (BIS 2011) đã giải thích chi tiết
Mức độ trưởng thành của BIM như sau [12], [19], [48]:
-

Cấp độ 0: Thiết kế hỗ trợ máy tính (CAD), trong 2D, bằng giấy hoặc giấy
điện tử trao đổi dữ liệu khơng được quản lý.

-

Cấp độ 1: Mơ hình dựa trên đối tượng hoặc CAD được quản lý ở định dạng
2D hoặc 3D.Dữ liệu thương mại sẽ được quản lý bằng tài chính độc lập và
gói quản lý chi phí khơng tích hợp.

-

Cấp độ 2: Cộng tác dựa trên mơ hình hoặc quản lý mơi trường 3D được tổ
chức trong các qui định theo công cụ BIM riêng biệt với các dữ liệu đính
kèm. Cấp độ này BIM có thể sử dụng giải trình tự xây dựng 4D hoặc thơng
tin chi phí 5D.

-

Cấp độ 3: Tích hợp dựa trên mạng lưới hoặc tích hợp đầy đủ và q trình
hợp tác được kích hoạt bởi các dịch vụ web. Mức BIM này sẽ sử dụng trình
tự xây dựng 4D, thơng tin chi phí 5D và thơng tin quản lý vịng đời 6D.


2.1.4 Mức độ chi tiết của đối tượng đồ họa
Là một tham chiếu cho phép các thành viên trong lĩnh vực xây dựng làm đặc diểm
phân biệt và nêu rõ nội dung, độ tin cậy của Mơ hình Thơng tin Xây dựng (BIM) ở
các giai đoạn khác nhau trong quá trình thiết kế và xây dựng.Mức độ chi tiết của đối
tượng đồ họa cơ bản được tổ chức AIA phát triển trong Mẫu Giao thức Lập mơ hình
Thơng tin Xây dựng AIA G202-2013[48]:

Trang 9


Luận văn thạc sĩ
-

GVHD: T.S Lê Hồi Long

LOD 100 Mơ hình khái niệm: Khơng có thơng tin hình học trong các phần tử
mơ hình, chỉ các biểu tượng có thơng tin gần đúng được đính kèm

-

LOD 200 Phát triển thiết kế: Các thành phần thể hiện chủng loại cho các yếu
tố và thiết bị sử dụng. Chúng có thể là các đối tượng dễ nhận biết hoặc vị trí
phân bổ thể hiện sự phối hợp giữa các khuôn khổ

-

LOD 300 Tài liệu: Mức này phải phù hợp với mục đích thiết kế để hỗ trợ các
q trình như tính tốn chi phí và đặt giá thầu.Các mơ hình này sẽ được sử
dụng để tạo ra các bản vẽ xây dựng và bản vẽ thi cơng. Ta có thể lấy số đo và

bản vẽ và vị trí chính xác từ các mơ hình.

-

LOD 400 Thi cơng: Cấp độ này hỗ trợ chi tiết, chế tạo và lắp đặt / lắp
ráp.Nhà thầu sẽ có thể tách các yêu cầu xây dựng và giao cho các nhà thầu
phụ.

-

LOD 500 Quản lý cơ sở: Mức này sẽ có hình dạng và thơng tin phù hợp để
hỗ trợ hoạt động và bảo trì. Hình học và dữ liệu phải được xây dựng và xác
minh rõ ràng.

2.1.5 Các chiều mơ hình của BIM
Đề cập đến cách thức cụ thể, trong đó các loại dữ liệu xác định được liên kết với
một mơ hình thơng tin.Bằng cách thêm các dữ liệu kích thước, ta có thể bắt đầu
hiểu rõ hơn về dự án xây dựng sẽ được phân phối, chi phí sẽ và cách duy trì nó như
thế nào.
Theo tổ chức NBS các chiều mơ hình của BIM được xác định thêm 3D mơ hình
thơng tin được chia sẻ, 4D thêm cấu trúc xây dựng, 5D thêm chi phí và 6D thêm
thơng tin vịng đời dự án [58]:
-

3D là mơ hình BIM quen thuộc nhất là kết quả q trình tạo thơng tin đồ họa
và phi đồ họa và chia sẻ thông tin này trong một môi trường dữ liệu
chung.Khi vòng đời của dự án tiến triển, thông tin này sẽ ngày càng chi tiết
hơn cho đến thời điểm mà dữ liệu dự án khi hoàn thành được bàn giao cho
khách hàng.


Trang 10


Luận văn thạc sĩ
-

GVHD: T.S Lê Hoài Long

4D bổ sung thêm một chiều thơng tin cho mơ hình thơng tin dự án dưới dạng
dữ liệu tiến độ. Dữ liệu này được thêm vào các thành phần mơ hình, chúng
sẽ được xây dựng chi tiết như là tiến trình thực hiện dự án. Các thơng tin này
có thể được sử dụng để xác định các thơng tin kế hoạch và hình ảnh chính
xác thể hiện tuần tự phát triển dự án.

-

5D có giá trị cốt lõi như sau từ bản vẽ các thành phần của mơ hình thơng tin
ta có thể trích xuất dữ liệu chi phí chính xác. Các tính tốn chi phí và quản lý
có thể được thực hiện trên cơ sở dữ liệu và thông tin liên quan được liên kết
với các thành phần cụ thể trong mô hình đồ họa.

-

6D tập trung vào chi phí tồn bộ vịng đời của dự án, cung cấp dữ liệu thơng
tin liên quan đến việc hỗ trợ quản lý và vận hành cơ sở để mang lại kết quả
kinh doanh tốt hơn. Dữ liệu này có thể bao gồm thơng tin về nhà sản xuất
linh kiện, ngày cài đặt, bảo trì cần thiết và chi tiết về cách thức cấu hình và
vận hành vật phẩm để có hiệu suất tối ưu, hiệu suất năng lượng, cùng với dữ
liệu tuổi thọ và ngừng hoạt động.


2.2 Những lợi ích và khó khăn khi áp dụng BIM
2.2.1 Những lợi ích của việc áp dụng BIM
Một mơ hình thơng tin tịa nhà có thể được sử dụng cho các mục đích cung cấp hình
ảnh, bản vẽ, xem xét thẩm tra tiêu chuẩn, dự toán chi phí, điều phối q trình thi
cơng, phát hiện xung đột, nhiễu và va chạm,phân tích các ảnh hưởng và quản lý cơ
sở vật chất [47].
Từ các khả năng sử dụng của mơ hình hóa thơng tin cơng trình, BIM có thể mang
lại các lợi ích như sau:
-

Lợi ích chính của mơ hình hóa thơng tin tịa nhà là mơ hình thơng tin cơng
trình thể hiện chính xác các thơng tin của nó về các phần của một tịa nhà
trong một mơi trường dữ liệu tích hợp.

-

Quy trình nhanh hơn và hiệu quả hơn: Thông tin là dễ dàng chia sẻ hơn và có
thể được thêm giá trị và tái sử dụng.

Trang 11


Luận văn thạc sĩ
-

GVHD: T.S Lê Hoài Long

Thiết kế tốt hơn: Đề xuất xây dựng có thể phân tích, mơ phỏng được thực
hiện nhanh chóng, nghiêm ngặt và hiệu suất được chuẩn hóa, cho phép cải
tiến và đề xuất giải pháp cải tiến.


-

Kiểm sốt tồn bộ chi phí cuộc sống và dữ liệu môi trường: Hiệu suất môi
trường dễ dự đốn hơn, và chi phí vịng đời được hiểu rõ hơn.

-

Chất lượng sản xuất tốt hơn: Nguồn đầu ra tài liệu là chính xác, linh hoạt và
khai thác tự động hóa.

-

Lắp ráp tự động: Dữ liệu sản phẩm kỹ thuật số có thể khai thác trong các quy
trình bảo dưỡng và được sử dụng cho sản xuất và lắp ráp các hệ thống kết
cấu.

-

Dịch vụ khách hàng tốt hơn: Đề xuất được thực hiện tốt hơn thơng qua hình
ảnh chính xác.

-

Dữ liệu vòng đời: Yêu cầu, thiết kế, xây dựng, và thơng tin hoạt động có thể
được sử dụng trong các cơ sở sự quản lý.

Tùy các đối tượng khác nhau chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu, BIM có thể mang lại
lợi ích khác nhau như sau [1]:
Chủ đầu tư:

-

BIM cung cấp cái nhìn trực quan giúp chủ đầu tư trong việc lựa chọn phương
án đầu tư, phương án thiết kế phù hợp với ngân sách và kế hoạch thực hiện.
Chủ đầu tư có thể xem xét và ra các quyết định chính xác và nhanh chóng
hơn dựa trên các thơng tin được tích hợp trong mơ hình.

-

Giảm thiểu thời gian giải quyết xử lý các xung đột sự cố, giúp tiết kiệm thời
gian cũng như chi phí dự án.

-

Cơ sở dữ liệu BIM giúp công tác quản lý, điều hành việc phối hợp thực hiện
của các bên liên quan trong suốt vòng đời dự án.

Tư vấn thiết kế:
-

Với việc cơng trình được dựng mơ phỏng với mơ hình trực quan giúp lựa
chọn, đánh giá lựa chọn giải pháp, phương án thiết kế tốt hơn.
Trang 12


Luận văn thạc sĩ
-

GVHD: T.S Lê Hồi Long


Góp phần tăng năng suất, chất lượng thiết kế cũng như giảm thiểu các rủi ro,
sai sót nhờ sự phối hợp đồng bộ các bên thiết kế từ kiến trúc, kết cấu đến cơ
điện, tiết kiệm thời gian và nhân lực.

-

Với các thông tin tích hợp, BIM giúp việc xác định lập dự tốn chi phí, đo
bóc khối lượng, phân tích các tác động và tính khả thi của phương án thiết kế
được thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn.

Nhà thầu:
-

Mơ hình thơng tin cơng trình là cơ sở để nhà thầu tiến hành thi cơng từ việc
bố trí mặt bằng và nhân lực, lên phương án, tiến độ thi công. Giúp tối ưu hóa
các nguồn lực từ vốn, nhân lực và tài nguyên của nhà thầu, tăng năng suất
xây dựng, tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian thi cơng.

-

Giúp nhà thầu hạn chế các sai sót, tìm ra phương án tốt nhất cho quá trình
triển khai thiết kế và thực hiện q trình thi cơng.

-

Ngồi ra, nhà thầu có thể phát hiện và lường trước các khó khăn và rủi ro,
đặc biệt với các dự án có qui mơ lớn và yêu cầu kỹ thuật phức tạp, từ đó có
phương án phù hợp giảm thiểu các rủi ro.

2.2.2 Những khó khăn của việc áp dụng BIM

Theo những khó khăn xuất phát từ các rủi ro và thách thức đặt ra khi áp dụng BIM
như sau [17], [47]:
Rủi ro BIM có thể được chia thành hai loại chính: pháp lý và kỹ thuật
-

Đầu tiên là sự thiếu xác định chủ quyền của dữ liệu BIM nhằm bảo vệ nó
thơng qua luật bản quyền và các pháp luật liên quan khác.Khi các thành viên
trong nhóm dự án như chủ sở hữu, kiến trúc sư và kỹ sư đóng góp dữ liệu
được tích hợp vào mơ hình thơng tin xây dựng, vấn đề về bản quyền sẽ phát
sinh.

-

Một vấn đề hợp đồng khác cần giải quyết là ai sẽ kiểm soát việc cập nhật dữ
liệu vào mơ hình và chịu trách nhiệm cho bất kỳ sự khơng chính xác. Điều

Trang 13


Luận văn thạc sĩ

GVHD: T.S Lê Hoài Long

này phát sinh rất nhiều rủi ro, yêu cầu thời gian nhập và xem xét dữ liệu BIM
nhiều hơn, có thể phát sinh một chi phí mới trong thiết kế và quản lýdự án.
-

Nếu bất đồng xảy ra, bên chịu trách nhiệm chính không chỉ chịu trách nhiệm
trước yêu cầu của pháp luật mà cịn có thể gặp khó khăn trong việc chứng
minh lỗi với những người khác như các kỹ sư.Khi các thơng tin về chi phí và

tiến độ được thêm vào mơ hình, vấn đề tích hợp giao diện chính giữa rất
nhiều chương trình phần mềm khác nhau sẽ phát sinh.

-

Nếu các bên tham gia sử dụng chung các phần mềm, q trình tích hợp có
thể diễn ra trơi chảy hơn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, các công cụ thiết kế
và quản lý như chi phí, tiến độ phát triển độc lập dẫn đến việc kết nối chính
xác dữ liệu gặp khó khăn và khơng chính xác.

Thách thức đặt ra
Các lợi ích mà BIM mang lại được kiểm chứng và thừa nhận với các công cụ hỗ trợ
về mặt kĩ thuật đa dạng, nhưng việc áp dụng BIM vẫn còn phát triển chậm bởi các
lý do về kĩ thuật và quản lý như sau [47]:
Về mặt kĩ thuật theo Bernstein và Pittman, 2005:
-

Sự cần thiết của mơ hình xác định rõ q trình chuyển giao thơng tin xây
dựng để loại bỏ các vấn đề về khả năng tương tác dữ liệu.

-

Yêu cầu các dữ liệu thiết kế kỹ thuật số có thể dùng thực hiện tính tốn dễ
dàng.

-

Sự cần thiết của việc phát triển tốt các chiến lược thực tế để các trao đổi và
tích hợp các thơng tin được thể hiện thông qua các thành phần thông tin đúng
theo mục tiêu đặt ra.


Về mặt quản lý:
-

Các vấn đề quản lý xung quanh việc thực hiện và sử dụng BIM là do khơng
có đồng thuận rõ ràng về định nghĩa cũng như cách thực hiện hoặc sử dụng
BIM. Cần phải chuẩn hóa quy trình thực hiện BIM với các các hướng dẫn cụ
thể.
Trang 14


Luận văn thạc sĩ
-

GVHD: T.S Lê Hoài Long

Ngoài ra, ngành cơng nghiệp sẽ phải phát triển các quy trình và chính sách
được chấp nhận thúc đẩy BIM sử dụng và chi phối ngày hôm nay các vấn đề
về quyền sở hữu và rủi ro quản lý

-

Một vấn đề gây tranh cãi khác đó là các bên liên quan chủ sở hữu, tư vấn
thiết kế và nhà thầu ai là người chịu trách nhiệm chính cho q trình phát
triển và vận hành mơ hình thơng tin xây dựng , và việc phát triển các chi phí
điều hành sẽ được phân chia thế nào.

-

Để tối ưu hóa hiệu suất BIM, yêu cầu các bên tham gia hoặc các nhà cung

cấp các phần mềm tìm cách giảm bớt yêu cầu như thời gian tìm hiểu, học tập
cho các nhân lực sử dụng BIM. Nhà cung cấp phần mềm có một trở ngại lớn
hơn trong việc cung cấp một sản phẩm phần mềm chất lượng và đáng tin
cậy, đáp ứng mong đợi được đặt ra giúp khách hàng có thể sử dụng và quản
lý hiệu quả.

-

Trong tương lai, mơ hình BIM có thể cho phép các quản lý trang thiết bị có
thể tham gia vào hình ảnh trong giai đoạn từ lức mới bắt đầu, trong đó họ có
thể tác động đến q trình thiết kế và thi công. Bản chất trực quan của BIM
cho phép tất cả các bên liên quan đều có thể nhận các thông tin quan trọng,
bao gồm cả người thuê, nhà cung cấp và nhân viên bảo trì từ trước khi tịa
nhà hồn thành.Việc xác định được đúng thời gian, giai đoạn nào để các bên
liên quan này có thể bắt đầu tham gia hiệu quả chắc chắn sẽ là một thách
thức cho chủ đầu tư.

2.3 Tình hình ứng dụng BIM
2.3.1 Tình hình ứng dụng BIM trên thế giới
Bởi các lợi ích mà BIM mang lại, nó được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế
giới.Các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân cho đến chính phủ ở một số nước nhận thức
được sự cần thiết, tầm quan trọng của việc ứng dụng BIM trong quản lý xây dựng,
đã nhanh chóng thành lập các tổ chức phát triển BIM. [1], [28]
Ở Mỹ, Hội đồng dự án BIM (United States Project Committee) thành lập năm 2008
nhằm thúc đẩy sự phát triển BIM, sau đó tiêu chuẩn quốc gia về BIM (National
Trang 15


Luận văn thạc sĩ


GVHD: T.S Lê Hoài Long

BIM Standard) được xây dựng, là tiền đề giúp các doanh nghiệp Mỹ áp dụng BIM ở
mức độ rộng rãi. Trong năm 2011, chính phủ Anh thành lập Hội thúc đẩy và áp
dụng BIM (Client BIM Mobilization and Implementation).Năm 2012, Anh đã công
bố tiêu chuẩn quốc gia về BIM.Nhiều nước trên thế giới như Úc, Nhật và Singapore
cũng thúc đẩy ứng dụng BIM để phát triển nền xây dựng nước nhà.[1]
Kết quả việc áp dụng ở Bắc Mỹ đã tăng vọt từ 28% lên 71% trong giai đoạn 2007
và 2012,trong đó nhà thầu áp dụng BIM là 74% nhiều hơn kiến trúc sư chỉ với
70%.Trong khi ở Anh và các khu vực khác đã sẵn sàng cho những phát triển mở
rộng tương tự [28].
BIM đang được ứng dụng bởi các nhà thầu ở các khu vực khác như Nhật Bản, Hàn
Quốc Úc và New Zealand.Các nước này là đại diện cho khu vực có BIM phát triển
ở mức trưởng thành tiếp theo.Ở đây, phần lớn nhà thầu có từ ba đến năm năm kinh
nghiệm về áp dụng BIM.Điều này thể hiện rằng các khu vực này việc áp dụng chỉ
mới gần đây, nhưng nó cũng cho thấy BIM đang tiến bộ nhanh như thế nào. Trong
nghiên cứu McGraw Hill Construction 2012, các nhà thầu Hàn Quốc cho thấy tỷ lệ
chấp nhận tham gia áp dụng BIM là 65%.Mặc dù BIM còn khá mới đối với quốc
gia này, rất nhiều nhà thầu ở đây đã nhận thức được tầm quan trọng và tham gia vào
áp dụng BIM [16].
Năm 2014, [28] báo cáo từ McGraw-Hill, trên thế giới các nhà thầu đang tập trung
đầu tư nhiều nhất vào các quy trình hợp tác nội bộ, đào tạo BIM và phần mềm
BIM.Gần hai phần ba (61%) nhà thầu ở cấp độ cao nhất của BIM đang tập trung
đầu tư vào nâng cấp thiết bị như máy tính bản, thiết bị di động mới, điều này sẽ
mang lại giá trị cao hơn của BIM.Trong khi đó, chỉ khoảng một nửa (38%) các nhà
thầu khác được khảo sát đang đặt ưu tiên cao cho hạng mục đầu tư này.
Bên cạnh đó, báo cáo cho thấy, thời gian các cơng ty xây dựng gắn bó với BIM
càng nhiều thì khả năng lợi ích đạt được của họ sẽ càng tăng với các khoản lợi
nhuận rất cao từ các khoản đầu tư của họ vào BIM. McGraw Hill Construction đã
phát triển một chỉ số đo lường mức độ tham gia của mọi nhà thầu tham gia vào

nghiên cứu này, dựa trên kinh nghiệm, kỹ năng và tỷ lệ phần trăm của các dự án với
Trang 16


Luận văn thạc sĩ

GVHD: T.S Lê Hoài Long

kết quả dựa trên mức độ áp dụng của BIM càng tăng thì lợi ích kinh doanh sẽ càng
tăng như sau:
-

Một nửa số nhà thầu ở cấp độ BIM cao nhất đang có báo cáo hồn vốn đầu
tư rất tích cực vượt hơn 25% với khoản đầu tư vào BIM của họ, so với các
các công ty ở cấp độ thấp chỉ 11%, hay hơn một phần ba trong số đó vẫn ở
mức âm hoặc hịa vốn.

-

BIM giúp chi phí cho việc làm lại giảm đáng kể 40% đối với các dự án của
các nhà thầu có cấp độ áp dụng BIM cao nhất, so với chỉ 28% ở cấp độ thấp.

Bên cạnh đó, trước lợi ích mà BIM mang lại, các chủ đầu tư cũng bắt đầu tham gia
vào quá trình áp dụng BIM.Một báo cáo của McGraw 2014 về tình hình ứng dụng
BIM, trong đó sự tham gia của chủ đầu tư ở Mỹ và Anh có sự gia tăng vượt bậc với
những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây [33].
-

Có 11% chủ đầu tư ở Hoa Kỳ được khảo sát trong nghiên cứu này báo cáo
rằng họ ở mức độ tham gia áp dụng BIM rất cao (hơn 75% dự án của họ có

liên quan đến BIM)

-

Việc sử dụng BIM ở Anh đang được thúc đẩy nhanh chóng bởi qui định của
chính phủ yêu cầu sử dụng BIM bắt đầu vào năm 2016. Hầu hết (98%) chủ
đầu tư ở Anh ít nhất hiện đang tham gia áp dụng BIM (trong đó 25% hoặc
nhiều dự án của họ liên quan đến BIM).

Cùng với các biện pháp thúc đẩy từ cơ quan nhà nước, các tổ chức tư nhân, các
doanh nghiệp phát triển công nghệ cũng đã nghiên cứu ứng dụng BIM và đưa ra rất
nhiều công cụ hướng dẫn áp dụng BIM, cụ thể ở các cấp độ trưởng thành, năng lực
BIM theo từng giai đoạn trong vòng đời dự án. Điều này góp phần rất lớn trong việc
đưa BIM phát triển rộng rãi và trở thành xu thế chung trong tương lai với các lợi ích
mang lại rất rõ ràng.
2.3.2 Tình hình ứng dụng BIM tại Việt Nam
Ở Việt Nam, ứng dụng BIM trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng cịn gặp khó khăn bởi rất nhiều rào cản.Nhưng trước những lợi ích mà BIM
Trang 17


Luận văn thạc sĩ

GVHD: T.S Lê Hoài Long

mang lại nhiều tổ chức đã và đang phát triển ứng dụng BIM với việc đầu tư các
phần mềm hỗ trợ phục vụ BIM cũng như xây dựng đội ngũ nhân lực có trình độ
chun mơn về BIM [1].
Hiện nay, các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng BIM chủ yếu do 2 nguyên nhân chính
là do nhận thức nội tại về lợi ích mang lại cho doanh nghiệp và do yêu cầu bắt buộc

của dự án.Tuy nhiên, đặc biệt là nguyên nhân thứ 2 thường khơng có tác động nhiều
vì ở Việt Nam, chủ đầu tư thực sự chưa quan tâm đến định hướng ứng dụng BIM.
Các đơn vị tư vấn là tiên phong trong việc áp dụng BIM từ rất sớm ở Việt Nam,
nhưng mức độ phát triển chủ yếu dừng lại ở giai đoạn sử dụng mơ hình 3D phối
cảnh cho dự án.Một số doanh nghiệp đã áp dụng BIM thành công trong nhiều giai
đoạn với các mức độ khác nhau.Tuy nhiên, các doanh nghiệp phần lớn chưa tham
gia vào qui trình ứng dụng BIM một cách đồng bộ tích hợp nhiều bộ môn và các
bên liên quan, các ứng dụng mang tính độc lập, chưa phát huy được hết tiềm năng
mà BIM mang lại.
Để góp phần thúc đẩy sự phát triển BIM, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp
luật như Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đề cập đến một số nội dung liên quan
đến BIM, hay quản lý hệ thống thơng tin cơng trình trong Nghị định số
32/2015/NĐ-CP, Thông tư 06/2016/TT.Tại Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày
26/01/2015 về đề án tái cơ cấu ngành Xây dựng gắn với chuyển đổi mơ hình tăng
trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn
2014 – 2020 đã xác định việc ứng dụng mơ hình thơng tin cơng trình (BIM) là một
trong các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ. [53]
Tại Quyết định số 2500/QĐ-TTg ngày 22/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt Đề án Áp dụng Hệ thống thơng tin cơng trình (BIM) trong hoạt động xây
dựng và quản lý vận hành cơng trình, đưa ra những giải pháp về cơ chế, chính sách,
tiêu chuẩn, về đào tạo nguồn nhân lực, giải pháp về tài chính, về thơng tin, tun
truyền để phát triển BIM. Ngày 21/3/2017, nhà nước đưa ra quyết định số 203/QĐBXD về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án áp dụng Mơ hình thơng tin
cơng trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình.
Trang 18


×