Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nghiên cứu quá trình tạo bùn hạt hiếu khí trên mô hình phản ứng khí nâng từng mẻ (SBAR)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.19 MB, 131 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------- o0o -------------

TRƯƠNG THỊ BÍCH HỒNG

NGHIÊN CỨU Q TRÌNH TẠO BÙN HẠT HIẾU KHÍ TRÊN
MƠ HÌNH PHẢN ỨNG KHÍ NÂNG TỪNG MẺ (SBAR)
Chuyên ngành: Công nghệ môi trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2008


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
------------- o0o -------------

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHƯỚC

Hướng dẫn 2: ThS. NGUYỄN THỊ THANH PHƯỢNG

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. LÊ HOÀNG NGHIÊM

Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS. TS. NGUYỄN PHƯỚC DÂN

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại: HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, Ngày 30 tháng 12 năm 2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tp.HCM, ngày 10 tháng 12 năm 2008

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: TRƯƠNG THỊ BÍCH HỒNG

Phái: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 05/02/1983

Nơi sinh: Quảng Ngãi

Chuyên ngành: Công nghệ Môi trường

MSHV: 02506575

I. TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU Q TRÌNH TẠO BÙN HẠT HIẾU KHÍ TRÊN MƠ
HÌNH PHẢN ỨNG KHÍ NÂNG TỪNG MẺ (SBAR)

II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG

§ Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu khả năng tạo bùn hạt hiếu khí trên mơ hình SBAR.
- Nghiên cứu khả năng xử lý COD, N, P trong nước thải tinh bột mì của bùn hạt
hiếu khí.
§ Nội dung:
- Khảo sát sự tăng trưởng kích thước hạt và thành phần vi sinh trong bùn hạt theo
tải trọng.
- Khảo sát khả năng khử COD, N, P của bùn hạt hiếu khí theo tải trọng.
- Khảo sát sự biến thiên của pH, DO, độ kiềm theo tải trọng.
- Đánh giá khả năng ứng dụng thực tế của bùn hạt hiếu khí
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 25 / 01 / 2008
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:10 / 12 / 2008
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

Hướng dẫn 1: PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHƯỚC
Hướng dẫn 2: ThS. NGUYỄN THỊ THANH PHƯỢNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CN BỘ MÔN
QL CHUYÊN NGÀNH

Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua.
Ngày 10 tháng 12 năm 2008
TRƯỞNG PHÒNG ĐT-SĐH

TRƯỞNG KHOA QL NGÀNH


LỜI CẢM ƠN


Trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn, bên cạnh sự nỗ
lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của
Quý thầy cô khoa Môi trường, trường Đại học Bách Khoa Tp.Hồ Chí
Minh và các bạn bè, sinh viên cùng làm nghiên cứu tại phịng thí nghiệm
khoa Mơi trường.
Tơi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Phước; cô Nguyễn Thị
Thanh Phượng đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn các bạn học viên khóa 2006 và các bạn sinh viên cùng làm
nghiên cứu tại phịng thí nghiệm đã giúp tơi trong q trình vận hành mơ
hình.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong chặng
đường học tập và nghiên cứu.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2008
Học viên

Trương Thị Bích Hồng

i


ABSTRACT
Aerobic granulation was interested by many researchers from 1990s because of some
advantages such as good settling ability; high biomass retention and the ability to
withstand high organic loading. However, most the studies were carried out with
synthetic wastewater, so haven’t assessed efficiently the real treatment ability of
aerobic granules. This thesis continued previous studies to investigate the mechanism
of the aerobic granulation in real wastewater of the Tapioca process and assess the
organic removal efficiency of aerobic granules.
In this research, aerobic granules was cultivated in an intensely mixed sequencing

batch airlift reactor (SBAR) with seed sludge was anaerobic sludge and seed substrate
was Tapioca wastewater polluted by organic; nitrogen and phosphor compounds. The
experiment was carried out at the organic loading rates of 2.5; 3.2; 5; 7.5; 10
kgCOD/m3.day, corresponding with COD of the influent is 600; 750; 1200; 1770;
2400 mg/L, respectively and the hydraulic retention time (HRT) of 5.6 h.
The studied results indicated that: at the initial organic loading rate of
2.5kgCOD/m3.day (influent COD of 600 mg/L), aerobic granules initially formed with
the diameter of 0.2 mm. SVI reduced to 44.2 mL/g; MLVSS/MLSS increased up to
82.2%. The COD removal efficiency gained stable values, in the range of 92.1 - 92.6%
at third week.
From 9 week onward, aerobic granules formed mostly in the reactor, MLVSS in
SBAR reached to 5000 - 6415 mgMLVSS/L. The settling ability of sludge was
improved significantly with SVI decreased lower 45 mL/g and time that settling sludge
volume equal to ½ the volume of the reactor is in the range of 1 - 3 minutes.
After 16 weeks operation (7.5 kgCOD/m3.day), granules gained stable diameter of 2 3 mm. The structure of granules consisted of the dark core (anaerobic) and the yellow
sludge layer (aerobic) surrounding.
At the loading rate of 10 kgCOD/m3.day, the diameter of granules increased up to 3 4mm but not stable and was disturbed. However, granules were covered very quickly
after disturbance.

ii


At high organic loading rate, in the range of 2 - 10kg COD/m3.day, organic conversion
ability of aerobic granules was very high. The removal efficiency of COD; Nitrogen;
Phosphor reached 93 - 97%; 65 - 79% and 80 - 95%, respectively.
Research results brought out a prospect for sludge granulation and deployed
application of aerobic granules to treat industrial wastewater in practice. Above
technology contributed to improve economic efficiency with the ability to reduce 8-10
times area requirement compared with conventional activated sludge system.
Keywords: Aerobic granules; Sequencing batch reactor; Airlift reactor, organic

removal

iii


TĨM TẮT
Bùn hạt hiếu khí đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ những năm của thập
niên 90 do những ưu điểm của bùn hạt hiếu khí mang lại như khả năng lắng tốt, tích
lũy sinh khối cao, chịu được tải trọng cao và ít bị ảnh hưởng bởi các chất độc hại. Tuy
nhiên, các nghiên cứu chủ yếu được tiến hành trên nước thải tổng hợp nên chưa đánh
giá được đầy đủ khả năng xử lý thực tế của bùn hạt hiếu khí. Vì vậy, đề tài này tiếp
bước những nghiên cứu trước đó nhằm đánh giá khả năng tạo bùn hạt hiếu khí trên
một loại nước thải thực tế đó là nước thải tinh bột mì và qua đó đánh giá hiệu quả xử
lý chất hữu cơ của bùn hạt hiếu khí.
Trong nghiên cứu này, bùn hạt hiếu khí được ni cấy trên mơ hình phản ứng khí nâng
từng mẻ (SBAR) từ bùn ni cấy ban đầu là bùn kị khí với cơ chất là nước thải chế
biến tinh bột mì chứa các thành phần ơ nhiễm hữu cơ, Nitơ, Photpho. Thí nghiệm được
tiến hành theo sự gia tăng tải trọng 2.5; 3.2; 5; 7.5; 10 kgCOD/m3.ngày tương ứng với
COD đầu vào là 600; 750; 1200; 1770; 2400 mg/L và thời gian lưu nước được cố định
5.6h.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở tải trọng vận hành ban đầu là 2.5 kgCOD/m3.ngày
(COD = 600mg/L), bùn hạt hiếu khí bắt đầu hình thành sau 3 tuần vận hành với kích
thước 0.2 mm. SVI giảm cịn 44.2 mL/g; tỷ lệ MLVSS/MLSS đạt 82.2%. Hiệu quả xử
lý COD đạt giá trị ổn định trong khoảng 92.1 - 92.6% ở tuần thứ 3.
Đến tuần thứ 9 khi tăng tải trọng lên 5 kgCOD/m3.ngày, bùn hạt được hình thành hầu
hết trong bể SBAR, khả năng tích lũy sinh khối trong bể phản ứng rất cao lên đến
5000 – 6415 mgMLVSS/L. Đồng thời, khả năng lắng của bùn cũng được cải thiện
đáng kể với chỉ số SVI đạt dưới 45 mL/g và thời gian để thể tích bùn lắng đạt ½ thể
tích bể SBAR chỉ dao động từ 1 - 3 phút.
Sau 16 tuần ni cấy, bùn hạt đạt kích thước ổn định 2 – 3 mm ở tải trọng 7.5

kgCOD/m3.ngày. Thành phần bùn hạt có chứa nhân đen (thiếu khí) và lớp bùn vàng
(hiếu khí) bao quanh.

iv


Ở tải trọng 10 kgCOD/m3.ngày, kích thước bùn hạt có thể đạt tới 3 – 4 mm nhưng
không ổn định và bị vỡ ra. Tuy nhiên các mảnh bùn bị vỡ này lại được nhanh chóng
phục hồi sau vài ngày vận hành.
Với tải trọng hữu cơ cao, dao động từ 3.2 – 10 kgCOD/m3.ngày, bùn hạt xử lý hiệu
quả COD, N, P với hiệu suất xử lý tương ứng đạt 93 - 97%; 65 - 79% và 80 - 95%.
Kết quả nghiên cúu mở ra một triển vọng mới cho việc tạo bùn hạt và ứng dụng triển
khai bùn hạt hiếu khí cho xử lý nước thải cơng nghiệp thực tế. Cơng nghệ trên góp
phần nâng cao hiệu quả kinh tế, có khả năng giảm 8 - 10 lần khối tích cơng trình so với
hệ thống bùn hoạt tính thơng thường.

v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
TÓM TẮT …... ......................................................................................................... IV
MỤC LỤC……. ...................................................................................................... VI
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ................................................................................ IX
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ........................................................ XIII
MỞ ĐẦU……... ......................................................................................................... 1
1.

Đặt vấn đề............................................................................................................ 1


2.

Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 2

3.

Nội dung của đề tài .............................................................................................. 2

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3

5.

4.1.

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3

4.2.

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3

Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính mới của đề tài ............................................... 4
5.1.

Tính khoa học của đề tài............................................................................ 4

5.2.

Tính thực tiễn của đề tài ............................................................................ 5


5.3.

Tính mới của đề tài.................................................................................... 5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM NƯỚC THẢI TINH BỘT
MÌ VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ .................................................................................. 7
1.1. Giới thiệu một số quy trình cơng nghệ sản xuất tinh bột mì.................................. 7
1.1.1. Quy trình sản xuất tinh bột mì tại Việt Nam .............................................. 7
1.1.2. Quy trình sản xuất tinh bột mì tại các nhà máy ở Tây Ninh ....................... 8
1.1.3. Quy trình sản xuất tinh bột mì nhà máy Phước Long ................................. 9
1.1.4. Quy trình sản xuất tinh bột mì ở Doanh nghiệp tư nhân Hồng Minh ...... 10
1.1.5. Quy trình sản xuất tinh bột mì ở Thủ Đức ............................................... 11
1.1.6. Các cơ sở thủ công và tiểu thủ công nghiệp ............................................. 12
1.2. Tổng quan về vấn đề ơ nhiễm nước thải tinh bột mì ........................................... 14
1.2.1. Ô nhiễm nước thải chế biến tinh bột mì ở nhà máy Phước Long.............. 15
1.2.2. Ơ nhiễm nước thải chế biến tinh bột mì ở Tây Ninh ................................ 15
1.2.3. Ơ nhiễm nước thải chế biến tinh bột mì ở Bình Định............................... 16
1.3. Tổng quan về các cơng nghệ xử lý nước thải chế biến tinh bột mì ...................... 17
1.3.1. Các quy trình cơng nghệ xử lý nước thải chế biến tinh bột mì trong nước 18
1.3.2. Các cơng nghệ đã được ứng dụng ở nước ngoài ...................................... 22
vi


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BÙN HẠT HIẾU KHÍ ......................... 23
2.1. Lý thuyết về bùn hạt hiếu khí ............................................................................. 23
2.1.1. Khái niệm về bùn hạt hiếu khí ................................................................. 23
2.1.2. Cấu trúc bùn hạt hiếu khí......................................................................... 23
2.1.3. Ưu, nhược điểm của bùn hạt.................................................................... 24
2.1.4. Tính chất của bùn hạt hiếu khí................................................................. 26

2.2. Q trình tạo bùn hạt hiếu khí ............................................................................ 28
2.2.1. Cơ chế của quá trình tạo bùn hạt hiếu khí ................................................ 28
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình hình thành bùn hạt hiếu khí ............. 30
2.2.3. Bể phản ứng để tạo bùn hạt hiếu khí ........................................................ 34
2.2.4. Những phương pháp đẩy nhanh quá trình tạo hạt của bùn ....................... 35
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................. 35
2.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước ..................................................................... 35
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước...................................................................... 41
CHƯƠNG 3. LỰA CHỌN CƠNG NGHỆ, MƠ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 42
3.1. Cơ sở lựa chọn công nghệ .................................................................................. 42
3.2. Mô hình thí nghiệm............................................................................................ 43
3.2.1. Mơ hình thí nghiệm ................................................................................. 43
3.2.2. Nguyên tắc hoạt động của bể SBAR ........................................................ 44
3.3. Điều kiện thí nghiệm .......................................................................................... 44
3.4. Quy trình thí nghiệm .......................................................................................... 45
3.4.1. Giai đoạn thích nghi và tạo mầm bùn hạt................................................. 46
3.4.2. Giai đoạn tạo hạt và tăng tải trọng ........................................................... 47
3.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 47
3.5.1. Phương pháp thực nghiệm ....................................................................... 47
3.5.2. Các phương pháp thí nghiệm và phân tích ............................................... 48
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN.................................. 50
4.1. Giai đoạn thích nghi và tạo mầm bùn hạt (3 tuần đầu)........................................ 50
4.1.1. Biến thiên hàm lượng sinh khối trong bể phản ứng.................................. 51
4.1.2. Thành phần vi sinh trong bùn .................................................................. 53
4.1.3. Biến thiên pH và nồng độ COD theo thời gian vận hành ......................... 54
4.1.4. Kết quả khảo sát theo thời gian sục khí ở chu kì ổn định ......................... 55

vii



4.2. Giai đoạn phát triển của bùn hạt (từ tuần thứ 4 trở đi) ........................................ 56
4.2.1. Quá trình tạo hạt và tăng trưởng kích thước hạt ....................................... 56
4.2.2. Thành phần vi sinh trong bùn .................................................................. 60
4.2.3. Hàm lượng sinh khối trong bể SBAR ...................................................... 63
4.2.4. Khả năng lắng của bùn ............................................................................ 66
4.2.5. Tốc độ và khả năng phân hủy cơ chất ...................................................... 68
4.3. Cơ chế của quá trình tạo bùn hạt hiếu khí trên mơ hình SBAR ........................... 89
4.4. Tổng hợp, đánh giá khả năng ứng dụng thực tế của bùn hạt hiếu khí.................. 91
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 93
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 93
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 96
PHỤ LỤC.........................................................................................................................I

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình

Nội dung

Trang

Hình 1.1. Quy trình cơng nghệ sản xuất tinh bột mì ở Việt Nam ............................... 7
Hình 1.2. Quy trình cơng nghệ sản xuất tinh bột mì ở Tây Ninh ................................ 8
Hình 1.3. Quy trình cơng nghệ sản xuất tinh bột mì ở nhà máy Phước Long ............. 9
Hình 1.4. Quy trình cơng nghệ sản xuất tinh bột mì ở nhà máy Hồng Minh ........... 10
Hình 1.5. Quy trình cơng nghệ sản xuất tinh bột mì ở Thủ Đức ............................... 11

Hình 1.6. Quy trình cơng nghệ sản xuất tinh bột mì ở các cơ sở thủ cơng ................ 12
Hình 1.7. Quy trình cơng nghệ sản xuất tinh bột mì ở quy mơ hộ gia đình............... 13
Hình 1.8. Quy trình cơng nghệ xử lý nước thải tinh bột mì ở Tân Châu ................... 18
Hình 1.9. Quy trình cơng nghệ xử lý nước thải tinh bột mì ở NM Hồng Minh ....... 18
Hình 1.10. Quy trình cơng nghệ xử lý nước thải tinh bột mì ở NM Phước Long........ 19
Hình 1.11. Quy trình cơng nghệ xử lý nước thải tinh bột mì ở Tây Ninh ................... 20
Hình 1.12. Quy trình cơng nghệ xử lý nước thải tinh bột mì ở Hồi hảo - Bình Định 20
Hình 2.1. Sinh khối được kết dính với nhau để tạo thành hạt ................................... 23
Hình 2.2. Cấu trúc bùn hạt hiếu khí ......................................................................... 24
Hình 2.3. Bùn hạt trưởng thành ............................................................................... 26
Hình 2.4. Cơ chế của q trình tạo bùn hạt hiếu khí ................................................ 29
Hình 2.5. Lựa chọn các hạt bùn có vận tốc lắng cao trong bể phản ứng ................... 32
Hình 3.1. Mơ hình thí nghiệm - Bể phản ứng SBAR ............................................... 43
Hình 4.1. Biến thiên MLSS, MLVSS trong SBAR, OLR = 2.5 ............................... 51
Hình 4.2. Tỉ lệ MLVSS/MLSS theo thời gian, OLR = 2.5 ....................................... 51
Hình 4.3. SVI trong SBAR và VSS đầu ra ở các thời gian lắng khác nhau .............. 52
Hình 4.4. Thời gian lưu bùn (SRT) ở các thời gian lắng khác nhau ......................... 52
Hình 4.5. Kích thước của bùn ở giai đoạn thích nghi và tạo mầm bùn hạt ............... 53
Hình 4.6. Vi sinh vật trong bùn, OLR = 2.5............................................................. 54
Hình 4.7. Biến thiên pH theo thời gian vận hành, OLR = 2.5 .................................. 54
Hình 4.8. Biến thiên COD; E(COD)% theo thời gian, OLR = 2.5 ............................ 55
Hình 4.9. Biến thiên pH, DO, COD theo thời gian sục khí, OLR = 2.5 ................... 55
Hình 4.10. Sự thay đổi kích thước của bùn hạt theo thời gian vận hành ..................... 57
Hình 4.11. Bùn hạt bị vỡ ra (a, c. Bùn hạt bị vỡ, b. Lõi bùn hạt) ................................ 58
Hình 4.12. Kích thước hạt trung bình theo thời gian ở các tải trọng khác nhau .......... 58
Hình 4.13. Phân bố kích thước hạt ở tuần 5 và tuần 16 .............................................. 59
ix


Hình 4.14. Vi sinh vật trong bùn ở tải trọng OLR = 3.2............................................. 60

Hình 4.15. VSV có mật độ thưa dần trong pha lỏng và tập trung quanh bùn hạt ........ 61
Hình 4.16. Bùn hạt được nghiền ra và nhuộm gram................................................... 61
Hình 4.17. Tảo lục (Chlamydomonas) ....................................................................... 62
Hình 4.18. Bùn hạt và bơng bùn rời được soi tươi ở kính 40X................................... 62
Hình 4.19. MLSS; MLVSS theo thời gian vận hành ở các tải trọng khác nhau .......... 63
Hình 4.20. Tỉ lệ MLVSS/MLSS theo thời gian vận hành ở các tải trọng khác nhau ... 63
Hình 4.21. SVI, VSS đầu ra theo thời gian vận hành ở các tải trọng khác nhau ......... 66
Hình 4.22. Thời gian lưu bùn ở các tải trọng khác nhau ............................................ 66
Hình 4.23. Biến thiên CODvào, ra theo thời gian ở các tải trọng khác nhau .................. 68
Hình 4.24. Hiệu quả xử lý COD ở các tải trọng khác nhau ........................................ 68
Hình 4.25. Biến thiên CODra và E(COD)% theo thời gian, OLR = 3.2 .................... 69
Hình 4.26. Biến thiên CODra và E(COD)% theo thời gian, OLR = 5 ......................... 69
Hình 4.27. Biến thiên CODra và E(COD)% theo thời gian, OLR = 7.5 ...................... 70
Hình 4.28. Biến thiên CODra và E(COD)% theo thời gian, OLR = 10 ....................... 71
Hình 4.29. Tỷ lệ F/M ở các tải trọng khác nhau......................................................... 72
Hình 4.30. Biến thiên NH4+ ở các tải trọng vận hành khác nhau ................................ 74
Hình 4.31. Biến thiên Nkjeldahl ở các tải trọng vận hành khác nhau ............................. 74
Hình 4.32. Biến thiên nitrit, nitrat ở các tải trọng vận hành khác nhau ....................... 75
Hình 4.33. Biến thiên NH4+, nitrit, nitrat theo thời gian sục khí ................................. 75
Hình 4.34. Biến thiên nitrit, nitrat trong nước đầu ra, OLR = 3.2............................... 76
Hình 4.35. Biến thiên nitrit, nitrat trong nước đầu ra, OLR = 5 ................................. 76
Hình 4.36. Biến thiên NH4+vào, ra và E(NH4+)%, OLR = 5 .......................................... 77
Hình 4.37. Biến thiên nitrit, nitrat trong nước đầu ra, OLR = 7.5............................... 78
Hình 4.38. Biến thiên NH4+vào, ra và E(NH4+)%, OLR = 7.5 ........................................ 79
Hình 4.39. Biến thiên nitrit, nitrat trong nước đầu ra, OLR = 10................................ 79
Hình 4.40. Biến thiên NH4+vào, ra và E(NH4+)%, OLR = 10 ........................................ 80
Hình 4.41. Hiệu quả xử lý NH3, N-tổng ở các tải trọng khác nhau............................. 81
Hình 4.42. Biến thiên nồng độ Pvào, ra và E(P)% ở các tải trọng khác nhau ................. 81
Hình 4.43. Biến thiên nồng độ P theo thời gian sục khí ở các tải trọng khác nhau ..... 82
Hình 4.44. Biến thiên pH theo thời gian vận hành ở các tải trọng khác nhau ............. 83

Hình 4.45. Biến thiên pH theo thời gian sục khí ở các tải trọng khác nhau ................ 83
Hình 4.46. Quan hệ giữa độ kiềm và pH ở các tải trọng khác nhau ............................ 84
x


Hình 4.47. Quan hệ giữa độ kiềm và nitrit, nitrat ở các tải trọng khác nhau ............... 86
Hình 4.48. Biến thiên nồng độ DO, COD theo thời gian ở các tải trọng khác nhau .... 87
Hình 4.49. Biến thiên nồng độ DO ở các tải trọng khác nhau .................................... 88
Hình 4.50. Biến thiên nồng độ DO ở các tải trọng khác nhau .................................... 88
Hình 4.51. Cơ chế của quá trình hình thành bùn hạt hiếu khí..................................... 90
Hình p.1. Mơ hình thí nghiệm bể phản ứng khí nâng từng mẻ (SBAR).................. XIII
Hình p.2. Bùn hạt đã hình thành trong bể phản ứng SBAR .................................... XIII
Hình p.3. Bùn hạt phân thành 2 lớp rõ ràng (tuần 17-18) ....................................... XIII
Hình p.4. Bùn hạt được nghiền và soi tươi (tuần 14) ............................................ XIV
Hình p.5. Bùn hạt được nghiền, nhuộm gram và xem ở kính 40X (tuần 14) ......... XIV
Hình 0.6. Bơng bùn rời được soi tươi ở kính 40X (tuần 17-18) .............................. XV
Hình p.7. Bơng bùn rời được nhuộm gram và xem ở kính 40X (tuần 17-18) .......... XV
Hình p.8. Lớp ngồi bùn hạt được soi tươi ở kính 40X (tuần 17-18)....................... XV
Hình p.9. Lớp ngồi bùn hạt được nhuộm gram, xem ở kính 40X (tuần 17-18) .... XVI
Hình p.10. Lõi bùn hạt được soi tươi ở kính 40X (tuần 17-18) ............................... XVI
Hình p.11. Lõi bùn hạt được nhuộm gram và xem ở kính 40X (tuần 17-18) ........... XVI

xi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng

Nội dung


Trang

Bảng 1.1. Thành phần, tính chất nước thải sản xuất tinh bột mì ............................... 14
Bảng 1.2. Thành phần, tính chất nước thải tinh bột mì nhà máy Phước Long .......... 15
Bảng 1.3. Thành phần tính chất nước thải tinh bột mì cơ sở tư nhân ở Tây Ninh ..... 16
Bảng 1.4. Thành phần tính chất nước thải tinh bột mì ở Bình Định ......................... 16
Bảng 2.1. So sánh thuộc tính của SBR với bùn hoạt tính và UASB ......................... 25
Bảng 2.2. Tính chất của bùn hạt hiếu khí và bùn hoạt tính thơng thường ................. 26
Bảng 3.1. Thành phần, tính chất nước thải tinh bột mì tại cơ sở sản xuất Thủ Đức .. 44
Bảng 3.2. Thành phần và hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước thải đầu vào ....... 45
Bảng 3.3. Các tải trọng vận hành trong giai đoạn tăng tải ........................................ 47
Bảng 4.1. Các khoảng thời gian vận hành trong mỗi chu kỳ ở giai đoạn thích nghi . 50
Bảng 4.2. Tỷ lệ F/M theo các tải trọng khác nhau.................................................... 72
Bảng p.1. Biến thiên các thông số theo thời gian vận hành, OLR = 2.5 ..................... II
Bảng p.2. Biến thiên các thông số theo thời gian vận hành, OLR = 3.2 ................... III
Bảng p.3. Biến thiên các thông số theo thời gian vận hành, OLR = 5 ...................... IV
Bảng p.4. Biến thiên các thông số theo thời gian vận hành, OLR = 7.5 ................... VI
Bảng p.5. Biến thiên các thông số theo thời gian vận hành, OLR = 10 ................... VII
Bảng p.6. Biến thiên MLVSS, SVI và VSSe theo thời gian vận hành, OLR = 2.5 .. VIII
Bảng p.7. Biến thiên MLVSS, SVI và VSSe theo thời gian vận hành, OLR = 3.2 .. VIII
Bảng p.8. Biến thiên MLVSS, SVI và VSSe theo thời gian vận hành, OLR = 5 ....... IX
Bảng p.9. Biến thiên MLVSS, SVI và VSSe theo thời gian vận hành, OLR = 7.5 .... IX
Bảng p.10. Biến thiên MLVSS, SVI và VSSe theo thời gian vận hành, OLR = 10 ..... IX
Bảng p.11. Biến thiên các thông số khảo sát theo thời gian sục khí, OLR = 2.5 ...........X
Bảng p.12. Biến thiên các thông số khảo sát theo thời gian sục khí, OLR = 3.2 ...........X
Bảng p.13. Biến thiên các thơng số khảo sát theo thời gian sục khí, OLR = 5............ XI
Bảng p.14. Biến thiên các thông số khảo sát theo thời gian sục khí, OLR = 7.5 ......... XI
Bảng p.15. Biến thiên các thông số khảo sát theo thời gian sục khí, OLR = 10......... XII

xii



DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BAS (Biofilm Airlift Suspension Reactor)

Bể phản ứng màng sinh học lơ lửng
sử dụng khí nâng

BOD (Biological oxygen demand)

Nhu cầu oxi hóa sinh học

COD (Chemical oxygen demand)

Nhu cầu oxi hóa hóa học

CSTR (Continously Stirred Tank Reactor)

Bể phản ứng khuấy trộn liên tục

E (COD) % (COD removal efficiency)

Hiệu quả xử lý COD

EPS (Extracell polymeric substances)

Hợp chất polymer ngoại bào

HRT (Hydraulic retention time)


Thời gian lưu nước

MLSS (Mixed liquid suspended solid)

Chất rắn lơ lửng trong chất lỏng

MLVSS (Mixed liquid volatiled suspended solid) Chất rắn lơ lửng bay hơi trong chất
lỏng
OLR (Organic loading rate)

Tải trọng chất hữu cơ

PAO (Phosphate – accumulating organism)

Vi khuẩn tích lũy photphat

PN (Proteins)

Protein ngoại bào

PS (Polysaccharides)

Polysaccarit ngoại bào

SBAR (Sequencing batch airlift reactor)

Bể phản ứng khí nâng từng mẽ

SBBC (Sequencing Batch Bubble Column)


Cột thổi khí theo mẽ

SBR (Sequencing batch reactor)

Bể phản ứng theo mẽ

SRT (Sludge retention time)

Thời gian lưu bùn

SOUR (Specific oxygen ultilization rate)

Tốc độ tiêu thụ oxi riêng

SS (Suspended solid)

Chất rắn lơ lửng

SVI (Sludge volume index)

Chỉ số thể tích bùn

UAF (Upflow Anaerobic filter)

Lọc kị khí dịng chảy ngược

UASB (Upflow anaerobic suspended blanket)

Bể kị khí bằng bùn sinh trưởng lơ
lửng


VSS (Volatiled suspended solid)

Chất rắn lơ lửng bay hơi

VSV

Vi sinh vật

xiii


Mở đầu

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ơ nhiễm mơi trường đang là mối quan tâm hàng đầu đối với các nước đang phát triển
như Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn đổi mới hiện nay, sự phát triển nhanh chóng
của các ngành cơng nghiệp và dịch vụ, q trình đơ thị hóa ngày càng gia tăng là các
ngun nhân chính dẫn đến các vấn đề ô nhiễm môi trường.
Thực tế, bùn hoạt tính thơng thường đã đóng vai trị rất quan trọng trong lĩnh vực xử lý
nước thải trong nhiều thập niên qua. Ngày nay do tải trọng ô nhiễm hữu cơ và nitơ
trong nước thải ngày càng cao nên các cơng nghệ cổ điển khơng cịn khả năng đáp ứng
các yêu cầu xử lý để đạt tiêu chuẩn thải ngày càng khắt khe, địi hỏi cần có một cơng
nghệ hiếu khí mới chịu được tải trọng cao và có khối tích cơng trình nhỏ. Hơn nữa
khuynh hướng xử lý nước thải ngày càng hướng tới cơng nghệ tuần hồn, tái sử dụng
nước thải nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước đang ngày càng cạn kiệt do đó bùn hoạt
tính sẽ dần dần khơng cịn đáp ứng được các u cầu mới này do tải trọng xử lý của
bùn hoạt tính thông thường thấp (0.5-2 kg COD/m3.ngày), nồng độ chất rắn lơ lửng
đầu ra cao, diện tích xây dựng cơng trình lớn.

Gần đây một loại bùn mới được phát minh ra đã khắc phục được những nhược điểm
của bùn hoạt tính thơng thường đó là bùn hạt hiếu khí với tải trọng xử lý cao
15kgCOD/m3.ngày (Moy và cộng sự, 2002), SVI nhỏ hơn 30 mL/g và vận tốc lắng rất
cao, lớn hơn 10 m/h (Linlin và cộng sự, 2005). Qua đó, ta có thể thấy khả năng xử lý
của bùn hạt hơn bùn hoạt tính thơng thường ít nhất 7 lần. Do bùn lắng tốt nên ít tốn chi
phí cho xử lý bùn và giảm được khối tích cơng trình. Trong tương lai, bùn hạt hiếu khí
là một giải pháp thay thế khả thi cho các q trình bùn hoạt tính thơng thường. Bùn hạt
hiếu khí có nhiều ưu điểm như vậy nhưng hiện nay ở nước ta các nghiên cứu về bùn
hạt hiếu khí cịn rất hạn chế. Do vậy hướng nghiên cứu của đề tài là cần thiết góp phần
cải tiến các công nghệ truyền thống, nâng cao hiệu quả xử lý của các quá trình sinh
học.
Hơn nữa nhiều nghiên cứu cho thấy, bùn hạt hiếu khí có khả năng xử lý hiệu quả nước
thải có thành phần ơ nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng cao như nước thải thủy sản, nước
thải bia, nước thải chăn nuôi gia súc, nước thải công nghệ thực phẩm...
1


Mở đầu

Nước thải chế biến tinh bột mì, một loại nước thải điển hình ở Việt Nam được đánh
giá là một trong số các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi nước thải
chứa hàm lượng hữu cơ, N, P, SS và CN khá cao. Mùi nước chua nồng, pH thấp gây
ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi trường. Cho tới nay, nhiều công nghệ truyền
thống đã được áp dụng để xử lý nước thải tinh bột mì như bùn hoạt tính, UASB, lọc
sinh học hiếu khí, kị khí hay hệ thống các hồ sinh học đã đạt được các kết quả nhất
định. Tuy nhiên, yêu cầu đạt tiêu chuẩn xả thải cịn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó,
bùn hạt hiếu khí lại dễ hình thành trên những loại nước thải có hàm lượng chất hữu cơ
và dinh dưỡng cao. Do đó, việc ứng dụng cơng nghệ bùn hạt hiếu khí để xử lý nước
thải tinh bột mì là khả thi và hết sức cần thiết.
2. Mục tiêu của đề tài

§ Nghiên cứu khả năng tạo bùn hạt hiếu khí trên mơ hình SBAR.
§ Nghiên cứu khả năng xử lý các thành phần hữu cơ, Nitơ, Photpho trong nước thải
tinh bột mì của bùn hạt hiếu khí trên mơ hình SBAR.
3. Nội dung của đề tài
§ Tổng quan về vấn đề ô nhiễm nước thải tinh bột mì và cơng nghệ xử lý
- Tổng quan về các quy trình cơng nghệ sản xuất tinh bột mì
- Tổng quan về vấn đề ô nhiễm nước thải tinh bột mì
- Tổng quan về các cơng nghệ xử lý nước thải tinh bột mì
§ Cơ sở lý thuyết về q trình tạo bùn hạt hiếu khí
- Cấu trúc và tính chất của bùn hạt hiếu khí
- Ưu, nhược điểm của bùn hạt hiếu khí
- Cơ chế của q trình tạo hùn hạt hiếu khí
- Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình tạo bùn hạt hiếu khí
- Tổng quan về các cơng nghệ tạo bùn hạt hiếu khí

2


Mở đầu

§ Nghiên cứu q trình tạo bùn hạt hiếu khí trên mơ hình SBAR với nước thải tinh
bột mì
- Theo dõi và kiểm sốt q trình tạo bùn hạt hiếu khí qua hai giai đoạn: giai
đọan thích nghi, tạo mầm bùn hạt và giai đoạn tăng trưởng của bùn hạt
- Khảo sát hàm lượng sinh khối trong bể phản ứng và trong nước đầu ra
- Khảo sát tính chất hóa lý (đường kính hạt; khả năng lắng của hạt) và thành
phần vi sinh trong bùn hạt hiếu khí
§ Đánh giá tốc độ phân hủy cơ chất và khả năng xử lý nước thải tinh bột mì của bùn
hạt hiếu khí thơng qua việc khảo sát các chỉ tiêu DO, COD, Nitơ, Photpho.
§ Tổng hợp, đánh giá khả năng ứng dụng thực tế của bùn hạt hiếu khí trong xử lý

nước thải. Đặc biệt là các loại nước thải có thành phần hữu cơ dễ phân hủy sinh
học cao như: nước thải thủy sản, nước thải công nghiệp thực phẩm, nước thải chăn
nuôi gia súc, nước rỉ rác mới….
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
§ Nước thải được sử dụng cho nghiên cứu này là nước thải tinh bột mì được lấy từ cơ
sở sản xuất tinh bột mì thủ cơng ở Thủ Đức.
§ Cơng nghệ nghiên cứu là tạo bùn hạt hiếu khí và ứng dụng bùn hạt hiếu khí để xử
lý các thành phần hữu cơ, nitơ, photpho trong nước thải tinh bột mì.
§ Nghiên cứu tiến hành trên mơ hình SBAR được thiết kế theo tỷ lệ thích hợp và vận
hành hợp lý.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành ở quy mơ phịng thí nghiệm nên phạm vi nghiên cứu giới
hạn trong một số vấn đề sau:
§ Q trình tạo bùn hạt hiếu khí được tiến hành trong bể phản ứng khí nâng từng mẻ
(SBAR), một loại mơ hình được coi là thuận lợi nhất cho quá trình tạo bùn hạt hiếu
khí (Beun JJ, 1998).

3


Mở đầu

§ Nghiên cứu bước đầu chỉ ứng dụng trong xử lý nước thải tinh bột mì, một loại
nước thải điển hình của khu vực miền trung - nam Việt Nam có thành phần hữu cơ
và chất dinh dưỡng cao nên thuận lợi cho việc hình thành bùn hạt.
§ Đề tài chỉ khảo sát những chỉ tiêu cơ bản cần lưu ý trong q trình tạo bùn hạt hiếu
khí như: kích thước; khả năng lắng của bùn hạt hiếu khí (SVI); thành phần vi sinh
trong bùn hạt hiếu khí. Do đó, khi có điều kiện nghiên cứu áp dụng thực tiễn cần
nghiên cứu sâu thêm những chỉ tiêu khác như: thành phần polymer ngoại bào

(EPS); vận tốc lắng; tính kị nước; độ nén và cấu trúc của bùn hạt hiếu khí; phân lập
các chủng vi khuẩn kị khí và hiếu khí trong bùn hạt.
§ Nghiên cứu cũng chỉ giới hạn ở việc khảo sát hiệu quả xử lý COD, Nitơ, Photpho,
chưa đi sâu vào từng q trình nitrat hóa và khử nitrat hóa diễn ra trong bùn hạt
hiếu khí.
5. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính mới của đề tài
5.1. Tính khoa học của đề tài
§ Định hướng nghiên cứu phù hợp và có cơ sở khoa học trong việc lựa chọn mơ hình
tạo bùn hạt hiếu khí và loại nước thải giàu thành phần chất hữu cơ như nước thải
tinh bột mì.
§ Nghiên cứu được tiến hành theo hệ thống logic của quá trình vận hành và xử lý
nước thải, bắt đầu từ giai đoạn thích nghi cho đến q trình gia tăng tải trọng.
§ Kết quả nghiên cứu cung cấp các thông số và chế độ vận hành phù hợp cho một hệ
thống tạo bùn hạt hiếu khí.
§ Các hình ảnh, bảng biểu để lại những thơng tin có ích cho các nghiên cứu sau về
q trình tạo bùn hạt hiếu khí.
§ Cho biết cấu trúc của bùn hạt hiếu khí được tạo trên nước thải tinh bột mì, một loại
nước thải chưa được nghiên cứu trước đó.
§ Tồn bộ kết quả của đề tài được rút ra từ những thí nghiệm có căn cứ khoa học rõ
ràng, việc tính tốn, xử lý số liệu thơng qua các phương pháp thống kê tốn học
nên đảm bảo tính khoa học của đề tài.
4


Mở đầu

5.2. Tính thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài là đưa ra một công nghệ mới đó là cơng nghệ Airlift
Reactor hoạt động theo mẻ (SBAR) để tạo bùn hạt hiếu khí trên nước thải tinh bột mì,
một loại nước thải phổ biến ở Việt Nam có thành phần ơ nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng

cao. Nội dung của đề tài bao gồm việc khảo sát q trình tạo bùn hạt hiếu khí và ứng
dụng chúng để xử lý các thành phần hữu cơ và nitơ trong nước thải tinh bột mì. Qua
đó có thể đánh giá được khả năng xử lý ô nhiễm của bùn hạt hiếu khí. Ngồi ra mơ
hình cịn được sử dụng để lựa chọn các thông số tối ưu cho q trình tạo bùn hạt hiếu
khí. Từ đó ứng dụng bùn hạt hiếu khí vào các q trình xử lý thực tế trên nhiều loại
nước thải khác nhau, đặc biệt là các loại nước thải có thành phần hữu cơ dễ phân hủy
sinh học cao như nước thải công nghệ thực phẩm, nước thải chăn nuôi, nước rỉ rác
mới… nhằm giảm khối tích cơng trình, tăng tải trọng vận hành và hiệu quả xử lý.
5.3. Tính mới của đề tài
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về q trình tạo bùn hạt hiếu khí tuy
nhiên vẫn chưa đầy đủ các động thái của quá trình. Hơn nữa, các nghiên cứu được tiến
hành tập trung chủ yếu trên nước thải tổng hợp chứa thành phần chính gồm: Glucose
(Am Jang, 2003; Qiang Wang, 2004; Zhiping Wang-Lili Liu, 2005), Sucrose (Fang
Wang, 2005), Acetate (Peng Dangcong, 1998; Beun, 2000; Tay, 2001; Toh, 2003; Yu
Liu, 2003; Hui Xu 2003; De Kreuk, 2005; Mosquera, 2005), Ethanol (Shu Fang Wang,
2004; Lei Qin, 2005). Chỉ có một vài nghiên cứu trên nước thải cơng nghiệp (Belen
Arrojo, 2004; Zhiqiang Hu, 2005; Schwarzebbeck, 2005).
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng hiện nay tại Việt Nam các nghiên cứu về bùn hạt lại
cịn rất hạn chế. Đã có vài nghiên cứu về quá trình tạo bùn hạt nhưng chỉ thành cơng
trong việc tạo bùn hạt kị khí trong bể UASB. Bùn hạt kị khí có thời gian thích nghi rất
lâu trong khi đó bùn hạt hiếu khí lại thích nghi rất nhanh, ít tốn thời gian và hứa hẹn
đem lại hiệu quả cao trong các ứng dụng thực tế, đặc biệt thích hợp cho việc xử lý các
loại nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao như các ngành cơng nghiệp thực phẩm.
Cũng đã có vài nghiên cứu về q trình tạo bùn hạt hiếu khí trên nhiều loại nước thải
khác nhau nhưng không thành công hoặc cho ra các kết quả khơng như mong đợi do
khó khăn trong việc kiểm sốt q trình làm cho bùn hạt bị vỡ ra. Hơn nữa, chưa có
5


Mở đầu


nghiên cứu nào được tiến hành trên nước thải tinh bột mì, một loại nước thải phổ biến
ở nước ta có thành phần ơ nhiễm cao. Trong khi đó, bùn hạt lại dễ hình thành trên
những loại nước thải có hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng cao như vậy (Arrojo,
2004; Schwarzenbeck, 2005). Do đó, việc ứng dụng bùn hạt hiếu khí để xử lý nước
thải tinh bột mì là hồn tồn hợp lý nhằm tận dụng ưu điểm của bùn hạt hiếu khí với
nồng độ sinh khối cao nên có khả năng xử lý chất hữu cơ ở tải trọng cao.
Hơn nữa nước thải tinh bột mì sử dụng trong nghiên cứu này được lấy vào những thời
điểm khác nhau nên có thành phần và tính chất nước thải ln biến đổi nhưng q
trình tạo hạt vẫn diễn ra tốt và ổn định. Mặc dù thiếu những kinh nghiệm trong việc
vận hành một hệ thống tạo bùn hạt hiếu khí nhưng nghiên cứu cũng đã tạo ra được một
loại bùn hạt với hoạt tính cao trong việc xử lý các thành phần hữu cơ và dinh dưỡng
trong nước thải tinh bột mì. Qua đó, nghiên cứu đưa ra một triển vọng mới trong việc
ứng dụng bùn hạt hiếu khí trong xử lý nước thải thực tế. Chính vì vậy, việc lựa chọn
hướng nghiên cứu của đề tài là mới và cần thiết.

6


Chương 1. Tổng quan về vấn đề ô nhiễm nước thải tinh bột mì và cơng nghệ xử lý

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM NƯỚC THẢI TINH
BỘT MÌ VÀ CƠNG NGHỆ XỬ LÝ
1.1. Giới thiệu một số quy trình cơng nghệ sản xuất tinh bột mì
Nguồn ngun liệu sản xuất tinh bột mì có hai loại: từ củ mì tươi và từ mì lát khơ
1.1.1. Quy trình sản xuất tinh bột mì tại Việt Nam
Ở nước ta, chủ yếu tại Trà Cổ, Đồng Nai hoặc Bình Minh, Tân Bình v.v…, tinh bột mì
được sản xuất theo quy trình sau:

Củ mì tươi


Lột vỏ, cắt khúc, rửa
Nước

Mài, nghiền

Rây sàng

Nước

Rửa tinh bột, phân



Nước, dịch mủ

ly, lắng gạn
Tinh bột ướt
Sấy

Tinh bột khơ
Hình 1.1. Quy trình cơng nghệ sản xuất tinh bột mì ở Việt Nam

7


Chương 1. Tổng quan về vấn đề ô nhiễm nước thải tinh bột mì và cơng nghệ xử lý

1.1.2. Quy trình sản xuất tinh bột mì tại các nhà máy ở Tây Ninh
Tỉnh Tây Ninh là tỉnh có nhiều nhà máy sản xuất tinh bột mì có cơng suất lớn nhất ở

các tỉnh phía nam. Những nhà máy này đều chế biến tinh bột mì theo cơng nghệ của
Thái Lan, sử dụng nguyên liệu ở địa phương và tham gia xuất khẩu sản phẩm. Các
cơng đoạn chính trong quy trình sản xuất như sau:
Tinh bột ướt

Quậy, pha loãng

Tẩy chua, tẩy trắng

Tách tạp chất

Quậy

Ly tâm

Sấy khơ

Làm nguội

Đóng gói
Hình 1.2. Quy trình cơng nghệ chế biến tinh bột mì ở Tây Ninh

8


Chương 1. Tổng quan về vấn đề ô nhiễm nước thải tinh bột mì và cơng nghệ xử lý

1.1.3. Quy trình sản xuất tinh bột mì nhà máy Phước Long
Nhà máy Phước Long thuộc xã Bù Nho, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước là một
thành viên của cơng ty cổ phần TNHH Vedan Việt Nam, thành lập năm 1996 nhằm

phát huy hơn nữa hiệu quả kinh doanh của công ty. Sau đây là quy trình cơng nghệ sản
xuất tinh bột mì của nhà máy.

Củ khoai mì tươi

Băng tải

Gọt vỏ

Rửa

Băng tải

Ép bã

Băm nghiền

Làm nguội

Lọc

Lắng ly tâm

Tinh bột

Đóng gói

Sấy khơ

Quạt hút


Hơi nóng
Hình 1.3. Quy trình cơng nghệ sản xuất tinh bột mì ở nhà máy Phước Long

9


×