Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu sang myanmar của doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
KẾT QUẢ XUẤT KHẨU
SANG MYANMAR CỦA DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN KẾT QUẢ XUẤT KHẨU
SANG MYANMAR CỦA DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Hướng đào tạo: hướng ứng dụng
Mã số: 8340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Bùi Thanh Tráng



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu sang
Myanmar của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của riêng
bản thân tơi. Ngồi các kết quả tham khảo từ các tài liệu khác đã ghi trích dẫn trong
luận văn, các nội dung được trình bày trong luận văn này là do bản thân tôi thực hiện.
Các số liệu được trình bày trong luận văn này được thu thập từ thực tế và có nguồn
gốc rõ ràng, đáng tin cậy và được xử lý một cách trung thực, khách quan. Kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn
nào và cũng chưa được trình bày hay cơng bố ở bất cứ cơng trình nghiên cứu nào
khác trước đây.

Tp.HCM, ngày 30 tháng 7 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thị Vân Anh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
ABSTRACT

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................2
1.4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................2
1.5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
1.5.1. Nghiên cứu định tính ...........................................................................3
1.5.2. Nghiên cứu định lượng........................................................................3
1.6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu ....................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................4
2.1. Cơ sở lý thuyết .............................................................................................. 4
2.1.1. Lý thuyết xuất khẩu .............................................................................4
2.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu ..................................................................4
2.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp .............................. 4
2.1.1.3 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế ..................................5
2.1.2. Kết quả xuất khẩu................................................................................6
2.1.3. Lý thuyết về Marketing quốc tế ..........................................................7
2.1.3.1 Định nghĩa ..................................................................................7
2.1.3.2 Đặc trưng của Marketing quốc tế ...............................................8
2.1.3.3 Lợi ích của Marketing quốc tế ...................................................9


2.1.4. Doanh nghiệp nhỏ và vừa....................................................................9
2.2. Đặc điểm thị trường Myanmar ....................................................................12
2.2.1. Tổng quan chung về Myanmar .........................................................12
2.2.2. Đặc điểm thương mại của Myanmar .................................................13
2.2.2.1 Tỷ giá hối đoái..........................................................................13
2.2.2.2 Tập qn, văn hóa kinh doanh .................................................13
2.2.2.3 Phương thức thanh tốn............................................................ 14
2.2.2.4 Hệ thống phân phối và kênh bán hàng .....................................14

2.2.2.5 Dịch vụ logistic ........................................................................15
2.2.2.6 Chính sách giá ..........................................................................16
2.2.2.7 Hệ thống thuế nhập khẩu .......................................................... 17
2.2.2.8 Rào cản phi thuế quan .............................................................. 18
2.2.2.9 Đặc điểm văn hóa tiêu dùng của Myanmar .............................. 19
2.3. Tình hình xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam sang Myanmar
........................................................................................................................19
2.3.1. Kim ngạch thương mại Việt Nam - Myanmar ........................... 19
2.3.2. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Myanmar ....21
2.3.3. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp nhỏ và vửa
Việt Nam sang Myanmar ...............................................................................23
2.4. Các nghiên cứu về kết quả xuất khẩu .......................................................24
2.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................. 24
2.4.2. Các nghiên cứu trong nước .............................................................. 28
2.5. Các giả thuyết nghiên cứu và mơ hình đề xuất ..........................................34
2.5.1. Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................... 34
2.5.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ............................................................ 41
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................42
3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................42
3.2. Nghiên cứu định tính .................................................................................43


3.2.1. Cách triển khai nghiên cứu định tính ...............................................43
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính ........................................................... 43
3.3. Nghiên cứu định lượng ..............................................................................49
3.3.1. Đối tượng khảo sát ...........................................................................49
3.3.2. Kích cỡ mẫu .....................................................................................49
3.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu .......................................................... 50
3.3.4. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha ...........................................50
3.3.5. Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................50

3.3.6. Phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định mơ hình ........................51
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 53
4.1. Mô tả mẫu khảo sát và thống kê mô tả các biến ........................................53
4.1.1. Mô tả mẫu khảo sát ..........................................................................53
4.1.2. Thống kê mô tả các biến ..................................................................55
4.2. Kiểm định thang đo....................................................................................59
4.2.1. Kiểm định thang đo qua phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ....59
4.2.2. Kiểm định thang đo qua phân tích nhân tố khám phá EFA .............61
4.2.2.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến độc lập ............61
4.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến phụ thuộc .......63
4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính ......................................................................64
4.4. Dị tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong phân tích hồi quy ...........67
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................70
5.1. Kết luận ......................................................................................................70
5.2. Hàm ý quản trị ........................................................................................... 71
5.2.1. Về đặc điểm và năng lực doanh nghiệp ...........................................71
5.2.2. Về các chương trình hỗ trợ của chính phủ .......................................72
5.2.3. Về đặc điểm của thị trường .............................................................. 72
5.2.4. Về chiến lược Marketing xuất khẩu.................................................73
5.2.5. Về các rào cản xuất khẩu sang thị trường Myanmar .......................74
5.2.6. Về đặc điểm quản lý ........................................................................74


5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT

Từ viết tắt

Tiếng Việt

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

TIẾNG ANH
TT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

1

ASEAN

Association of Southeast Asian
Nations

Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á

2

CLMV


Cambodia-Laos-MyanmarVietnam (CLMV) Summit

Hội nghị cấp cao
Campuchia - Lào Myanma - Việt Nam

3

ACMECS

Ayeyawady-Chao PhrayaMekong Economic Cooperation
Strategy

4

EWEC

East West Economic Corridor

Hành lang kinh tế Đông
Tây

5

GMS

Greater Mekong Subregion

Tiểu vùng Mekong mở
rộng


6

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển
Châu Á

7

LC

Letter of credit

Thư tín dụng

8

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm nội địa

9

AFTA


The ASEAN Free Trade Area

Khu vực thương mại tự
do ASEAN

10

ATIGA

ASEAN Trade in Goods
Agreement

Hiệp định thương mại
hàng hóa ASEAN

Chiến lược Hợp tác kinh
tế Ayeyawady-Chao
Phraya-Mekong


11

HS code

Harmonized System Codes

Mã HS

12


SPS

Sanitary And Phytosanitary
Measure

Biện Pháp Vệ Sinh Và
Kiểm Dịch Động Thực
Vật

13

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế
giới

14

OIE

World Organisation for Animal
Health

15

LPI

Logistics performance index


Chỉ số năng lực quốc gia
về Logistics

16

TEU

Twenty-foot equivalent unit

Đơn vị tương đương 20
feet

Tổ chức Thú y Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................10
Bảng 2.2: Đối tác thương mại lớn của Myanmar năm 2019 ....................................20
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Myanmar từ năm 2011
đến năm 2019 ............................................................................................................21
Bảng 2.4: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Myanmar năm 2019……...22
Bảng 2.5: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm nước ngoài về các yếu tố ảnh hưởng
đến kết quả xuất khẩu ................................................................................................ 29
Bảng 2.6: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trong nước về các yếu tố ảnh hưởng
đến kết quả xuất khẩu ................................................................................................ 33
Bảng 2.7: Tổng hợp nguồn của các thang đo cho biến độc lập ................................ 37
Bảng 2.8: Tổng hợp nguồn của thang đo cho biến phụ thuộc ...................................39
Bảng 3.1: Thang đo điều chỉnh sau nghiên cứu định tính .........................................45
Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu theo qui mô lao động ..............................................53

Bảng 4.2: Thống kê mô tả mẫu theo số năm xuất khẩu sang Myanmar ...................53
Bảng 4.3: Thống kê mô tả mẫu theo số lượng nhà phân phối tại Myanmar. ............54
Bảng 4.4: Thống kê mô tả mẫu theo kim ngạch xuất khẩu sang Myanmar ..............55
Bảng 4.5: Giá trị trung bình của các biến ..................................................................56
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định thang đo ......................................................................59
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định KMO và kiểm định Bartlette lần 2 của biến độc lập ......62
Bảng 4.8: Kết quả xoay nhân tố lần 2 của biến độc lập ............................................62
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định KMO và kiểm định Bartlette của biến phụ thuộc.. ....63
Bảng 4.10: Kết quả xoay nhân tố của biến phụ thuộc ...............................................64
Bảng 4.11: Kết quả đánh giá độ phù hợp của mơ hình .............................................65
Bảng 4.12: Phân tích phương sai ANOVA ............................................................... 65
Bảng 4.13: Kết quả phân tích hồi quy đa biến .......................................................... 63


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất
khẩu sang Myanmar của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ............................... 41
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ..............................................................................42
Hình 4.1: Đồ thị phân tán Scatterplot .....................................................................67
Hình 4.2: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa .......................................................... 68
Hình 4.3: Đồ thị tần số P-P plot ..............................................................................69


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố tác động đến kết quả
xuất khẩu sang Myanmar của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Trên cơ sở lý
thuyết về kết quả xuất khẩu cũng như các nghiên cứu về đặc điểm thị trường
Myanmar, tác giả sử dụng phương pháp định tính kết hợp định lượng. Nghiên cứu
định tính được thực hiện thơng qua tham khảo ý kiến của 5 chuyên gia là quản lý các
doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, dựa vào đó để xây dựng và chỉnh sửa bảng

câu hỏi phục vụ nghiên cứu định lượng. Phân tích dữ liệu cho thấy kết quả xuất khẩu
sang Myanmar của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chịu ảnh hưởng của 6 yếu
tố là: (1) Đặc điểm và năng lực doanh nghiệp, (2) Các chương trình hỗ trợ của chính
phủ, (3) Chiến lược Marketing xuất khẩu, (4) Đặc điểm quản lý, (5) Đặc điểm thị
trường Myanmar, (6) Rào cản xuất khẩu. Từ đó, tác giả đề xuất các hàm ý quản trị
nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng hoá sang
Myanmar của doanh nghiệp nhỏ và vừa nước ta trong những năm tiếp theo.
Từ khóa: Kết quả xuất khẩu, Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Myanmar


ABSTRACT
This paper aims to define specific determinants of export performance to
Myanmar of Small and Mediumsized Enterprises (SMEs) in Vietnam. Based upon a
comprehensive and systematic literature study of export performance and Myanmar
market analysis, the methodology is carried out through interviewing with managers
of five SMEs, the outcome of which allows for subsequent quantitative research. The
results indicate that six of the factors driving export performance including: (1)
Firm’s characteristic and capability, (2) Government assistance programs, (3) Export
marketing strategy, (4) Management characteristics, (5) Market characteristics, (6)
Export barriers. Finally, some solutions are proposed for boosting performance of
Myanmar exporting operation of Vietnamese SMEs in the future.
Keywords: Export performance, Small and Mediumsized Enterprises
(SMEs), Myanmar


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Lý do lựa chọn đề tài

Quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Myanmar chính thức được thiết lập từ
năm 1975, đã kéo dài hơn 40 năm và đang không ngừng phát triển trên mọi lĩnh vực:
chính trị, kinh tế thương mại, văn hóa - xã hội. Hai nước thường xuyên phối hợp, ủng
hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế, khu vực, tiểu vùng như: Liên Hiệp Quốc, Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội nghị Cấp cao CLMV (Campuchia, Lào,
Myanmar và Việt Nam), Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya Mekong (ACMECS), Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC), Tiểu vùng Mekong mở
rộng (GMS)… Hai bên đã ký Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác Hợp tác Toàn diện
giữa Việt Nam và Myanmar nhân chuyến thăm cấp nhà nước Cộng hịa Liên bang
Myanmar của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ ngày 24-26/8/2017.
Trong gần 10 năm qua, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và
Myanmar cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Việt Nam hiện là một trong
10 đối tác thương mại lớn của Myanmar. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt
Nam, kim ngạch thương mại hai chiều đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng
29,3%/năm ghi nhận trong giai đoạn 2011 – 2018. Sang năm 2019, tổng kim ngạch
thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Myanmar đạt 952,6 triệu USD, trong đó Việt
Nam xuất khẩu sang Myanmar hơn 721,3 triệu USD, nhập khẩu từ Myanmar gần
231,3 triệu USD.
Với dân số hơn 50 triệu dân, hầu hết các mặt hàng công nghiệp và tiêu dùng
đều phải nhập khẩu, Myanmar thực sự là thị trường hấp dẫn, “miền đất hứa” cho các
doanh nghiệp Việt Nam. Những năm gần đây, chính phủ Myanmar đã thực hiện nhiều
biện pháp cải cách, mở cửa nền kinh tế với thế giới. Từ năm 2012, nơi tác giả công
tác đã tổ chức nhiều cuộc khảo sát, các hội thảo thông tin giới thiệu thị trường, các
hội chợ quy mô lớn tại Myanmar. Tác giả nhận thấy mối quan tâm của các doanh
nghiệp đối với thị trường này là rất lớn. Bên cạnh những doanh nghiệp lớn đã có sự
hiện diện tại Myanmar từ lâu, cịn có những doanh nghiệp nhỏ và vừa mong muốn


2

tiếp cận thị trường còn nhiều dư địa này. Tuy vậy, việc tiếp cận thị trường này vẫn

cịn nhiều khó khăn do việc cải cách, mở cửa vẫn còn nhiều tồn tại, cơ sở hạ tầng
chưa đảm bảo, thu nhập bình qn cịn thấp, người dân chuộng hàng giá rẻ từ Trung
Quốc,…Trong khi doanh nghiệp lớn với nguồn tài chính mạnh có nhiều thuận lợi
trong q trình đầu tư và hoạt động kinh doanh tại thị trường Myanmar thì doanh
nghiệp nhỏ và vừa, do hạn chế về vốn, nguồn thông tin thị trường, trình độ cơng nghệ,
khả năng quản trị nhân lực,.. gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thâm nhập thị trường
này, họ rất cần sự tư vấn hỗ trợ từ nhiều phía. Việc Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến kết quả xuất khẩu sang Myanmar của doanh nghiệp nhỏ và vừa từ đó đề xuất các
hàm ý quản trị nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp này đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường
này là rất cần thiết. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất
khẩu sang Myanmar của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” làm đề tài luận văn của
mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
(1) Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ
và vừa của Việt Nam sang Myanmar.
(2) Xác định các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu sang thị trường này
trong những năm gần đây.
(3) Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đề xuất một số hàm ý quản trị góp
phần giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu hàng hóa
sang Myanmar trong những năm tới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu
sang Myanmar của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: Đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu
sang Myanmar của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu tập trung từ năm 2011 đến năm 2019.


3


1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này sử dụng cả hai phương pháp là nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng.
1.5.1. Nghiên cứu định tính
Thu thập tài liệu, số liệu thống kê, các nghiên cứu trước đó do các cơ quan, tổ
chức kinh tế và xúc tiến thương mại thực hiện có nội dung liên quan đến hoạt động
xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Myanmar.
Phỏng vấn, xin ý kiến chuyên gia là những nhà quản lý của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa đã và đang xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Myanmar.
1.5.2. Nghiên cứu định lượng
Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả dùng bảng câu hỏi chi tiết để khảo sát
120 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang xuất khẩu vào thị trường Myanmar. Dựa trên kết
quả thu thập được, tiến hành phân tích dữ liệu thơng qua cơng cụ SPSS bằng các kỹ
thuật: Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha để loại các biến đo lường không đạt và
phân tích nhân tố khám phá EFA để gộp những biến có tương quan với nhau lại thành
những tập hợp biến mới có ý nghĩa hơn, phân tích hồi quy để xác định mức độ tác
động của các yếu tố lên kết quả xuất khẩu và cuối cùng là kiểm định lại mơ hình.
1.6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu sẽ xác định mức độ tác động của các yếu tố đến kết quả
xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam sang thị trường Myanmar. Từ đó,
đề xuất những hàm ý quản trị nhằm góp phần giúp các doanh nghiệp vượt qua rào
cản, nâng cao hơn nữa hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu sang Myanmar trong
những năm tiếp theo.


4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT


2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Lý thuyết về xuất khẩu
2.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu
Luật Thương mại Việt Nam 2005 định nghĩa xuất khẩu hàng hóa là “việc hàng
hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh
thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (Điều
28, mục 1, chương 2). Dưới góc độ kinh tế, xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hóa
và dịch vụ cho một quốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh
tốn. Như vậy, có thể xem xuất khẩu là một trong những hoạt động mở rộng thị trường
của các doanh nghiệp. Hàng hóa doanh nghiệp khi đó sẽ vượt ra khỏi biên giới quốc
gia và đến tay người tiêu dùng ở những quốc gia khác, nơi có sự khác biệt về luật
pháp, tiền tệ, ngôn ngữ và văn hóa,…
Trong bối cảnh tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới và tự do hóa thương mại đang
diễn ra hết sức mạnh mẽ như hiện nay, xuất khẩu được coi là một trong những động
lực quan trọng của sự tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt là với các
nước đang phát triển, rất nhiều doanh nghiệp xem xuất khẩu không chỉ là việc mở
rộng thị trường mà còn để đảm bảo sự tồn tại của chính doanh nghiệp mình.Và như
vậy doanh nghiệp đang bước vào q trình quốc tế hóa hoạt động kinh doanh của
mình.
2.1.1.2 Vai trị của xuất khẩu đối với doanh nghiệp
Thơng qua hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu cơ bản
của mình đó là lợi nhuận, một mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều phải hướng tới.
Lợi nhuận là mục tiêu đầu tiên cũng như mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp,
nó quyết định và chi phối các hoạt động khác như: nghiên cứu, tìm kiếm thị trường
mới; thu mua và tạo nguồn hàng; tiến hành các hoạt động dự trữ, dịch vụ… các doanh
nghiệp trong nước có cơ hội tham gia và tiếp cận vào thị trường thế giới. Nếu thành


5


công đây sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp mở rộng thị trường và khả năng sản xuất
của mình.
Xuất khẩu giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh: Do phải chịu
sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đứng vững được, các
doanh nghiệp phải đổi mới trang thiết bị, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân viên
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Khi tham gia vào kinh doanh quốc tế tất yếu sẽ
đặt các doanh nghiệp vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó nếu muốn tồn
tại và phát triển được thì địihỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất
lượng, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm. Đây sẽ là một nhân tố thúc đẩy hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu trong điều kiện nền kinh tế hàng hố nhiều
thành phần sẽ góp phần đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong và
ngoài nước một cách tự giác, mở rộng quan hệ kinh doanh, khai thác và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực hiện có, giải quyết cơng ăn việc làm cho người lao động,nó
làm tăng thêm thu nhập của họ đồng thời cũng phát huy được sự sáng tạo của người
lao động Xuất khẩu dẫn tới sự hợp tác giữa các nhà khoa học và các doanh nghiệp
một cách thiết thực từ phía nhà sản xuất, nó khơi thơng nguồn chất xám trong và
ngồi nước.
2.1.1.3 Vai trị của xuất khẩu đối với nền kinh tế
Xuất khẩu góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm: Trong quá trình hội nhập
vào nền kinh tế thế giới và khu vực, hàng hoá các nước phải chịu sự cạnh tranh khốc
liệt với hàng hoá các nước khác và gặp phải sự cản trở quyết liệt của các hàng rào
thuế quan và phi thuế quan của các nước đặt ra. Vì vậy để tồn tại, đứng vững và phát
triển được thì các nước phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành
sản phẩm… để tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ cho hàng hố nước mình nhằm đứng
vững, phát triển trên thị trường và chống trả được sự cạnh tranh quyết liệt của hàng
hoá các nước khác.


6


Xuất khẩu giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống nhân dân: sản xuất
hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập khơng
thấp. Xuất khẩu cịn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục
vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu cơng nghiệp hố đất nước
địi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị kỹ thuật vật tư và cơng
nghệ tiên tiến. Nguồn vốn nhập khẩu có thể sử dụng từ các nguồn: Liên doanh đầu tư
nước ngoài với nước ta, Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ, Xuất khẩu sức lao động.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
của đất nước: Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ
thuộc lẫn nhau. Thường thì hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế
đối ngoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ kinh tế này phát triển. Chẳng
hạn, xuất khẩu và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng,
đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế,… Ngược lại, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại
kể trên lại tạo tiền đề cho việc mở rộng xuất khẩu.
2.1.2. Kết quả xuất khẩu
Theo Katsikea và cộng sự (2002), kết quả xuất khẩu là thành tích những hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trong thị trường mà doanh nghiệp đó xuất khẩu
hàng hóa sang. Đánh giá kết quả xuất khẩu là một cơng việc phức tạp, hiện nay vẫn
chưa có một sự thống nhất chung về cách đo lường kết quả xuất khẩu mặc dù đã có
nhiều nghiên cứu tiến cận vấn đề này.
+ Zou và Stan (1998) dựa trên 2 góc độ là tài chính và phi tài chính để đo
lường kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Tài chính của kết quả xuất khẩu được đo
lường bởi ba tiêu chí: bán hàng, lợi nhuận, và tốc độ tăng trưởng. Tiêu chí “bán hàng”
thể hiện doanh số xuất khẩu (kim ngạch xuất khẩu), số lượng xuất khẩu trong một
thời kì. “Lợi nhuận” đề cập đến tổng lợi nhuận xuất khẩu, tỉ suất lợi nhuận, tỉ lệ lợi
nhuận xuất khẩu so với tổng lợi nhuận doanh nghiệp, tỉ lệ giữa tổng lợi nhuận xuất
khẩu với tổng lợi nhuận bán hàng tại thị trường trong nước. Chỉ tiêu “mức tăng



7

trưởng” đánh giá mức độ thay đổi của doanh thu xuất khẩu và lợi nhuận trong một
khoảng thời gian nhất định. So với cách đánh giá kết quả xuất khẩu dựa trên chỉ tiêu
tài chính mang tính khách quan thì các biện pháp đánh giá phi tài chính của kết quả
xuất khẩu mang tính chủ quan hơn. Tiêu chí “sự thành công” đề cập đến niềm tin của
các nhà quản lí về đóng góp của hoạt động xuất khẩu vào tổng lợi nhuận và uy tín
doanh nghiệp. “Sự hài lịng” đề cập đến mức độ sự hài lòng của nhà quản lí với hoạt
động xuất khẩu của doanh nghiệp. Tiêu thức “đạt được mục tiêu” là đánh giá của các
nhà quản lí về kết quả đạt được so với mục tiêu đặt ra.
+ Katsikea và cộng sự (2000) phân loại các phương thức đo lường kết quả
xuất khẩu gồm có: phương thức kinh tế, phi kinh tế và chủ quan. Phương thức kinh
tế đo lường kết quả xuất khẩu dựa trên doanh thu, lợi nhuận và thị phần xuất khẩu.
Phương thức phi kinh tế dựa vào thị trường xuất khẩu (số lượng quốc gia xuất khẩu
sang, sản phẩm và các mặt hàng khác). Các phương thức chủ quan tập trung vào sự
nhận thức về thành công trong xuất khẩu, đạt được mục tiêu xuất khẩu, sự hài lòng
với các chỉ số kết quả xuất khẩu đặc trưng.
+ Nghiên cứu của Leonidou và cộng sự (2002) sử dụng tỷ lệ doanh thu xuất
khẩu, tăng trưởng doanh thu xuất khẩu, mức lợi nhuận xuất khẩu, sản lượng hàng hóa
xuất khẩu, thị phần trong thị trường xuất khẩu và sự đóng góp lợi nhuận xuất khẩu
làm chỉ tiêu đo lường kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp.
Trong nghiên cứu này, tác giả đánh giá kết quả xuất khẩu sang Myanmar của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên hai tiêu chí: Tài chính và phi tài chính, thang
đo các khái niệm nghiên cứu kết quả xuất khẩu được trình bày tại bảng 2.7.
2.1.3. Lý thuyết về Marketing quốc tế
2.1.3.1 Định nghĩa:
Theo tác giả Srinivasan, R. (2016), Marketing quốc tế được định nghĩa là một
quá trình lập kế hoạch và thực hiện việc hình thành, định giá, xúc tiến và phân phối
các ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ mang tính đa quốc gia nhằm tạo ra các trao đổi đáp

ứng các mục tiêu cá nhân và tổ chức. Theo nghiên cứu của tác giả Goodluck, C. and


8

Wineaster A. (2016), marketing quốc tế được hiểu như là một hoặc nhiều hoạt động
tiếp thị ngoài biên giới quốc gia; một cách chi tiết hơn, nó liên quan đến việc thực
hiện tất cả các chức năng tiếp thị ở nhiều quốc gia (sự khác biệt giữa tiếp thị một quốc
gia, hai quốc gia hoặc nhiều quốc gia). Cho dù một tổ chức tiếp thị hàng hóa và dịch
vụ của mình trong nước hay quốc tế, thì định nghĩa về marketing vẫn được áp dụng.
Tuy nhiên, phạm vi của marketing sẽ được mở rộng khi một tổ chức quyết định kinh
doanh ngồi biên giới, chủ yếu do nhiều khía cạnh khác mà doanh nghiệp phải tính
đến. Marketing quốc tế vì thế mà được định nghĩa như là việc thực hiện các hoạt động
kinh doanh được thiết kế để lập kế hoạch, định giá, quảng bá và hướng dịng hàng
hóa và dịch vụ của doanh nghiệp tới người tiêu dùng quốc tế.
2.1.3.2 Đặc trưng của Marketing quốc tế
Đặc trưng của marketing quốc tế là nhấn mạnh tầm quan trọng của sự khác
biệt văn hoá của từng thị trường quốc gia cũng như sự tương thích của sản phẩm cũng
như quảng cáo đối với khách hàng địa phương. Điều này đòi hỏi sự hoạt động độc
lập trong mỗi thị trường nước ngoài.Tất cảcác quyết định mang tính chiến lược phải
được tính tốn kĩ lưỡng để phù hợp với những nền văn hoá khác nhau. Tại thị trường
mỗi quốc gia, doanh nghiệp sẽ vấp phải sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp địa phương
với các lợi thế bên trong như sự gần gũi, thân quen với khách hàng địa phương, các
vấn đề chính trị, pháp luật, văn hóa – xã hội… Và để có được vị thế, các doanh nghiệp
phải điều chỉnh sản phẩm và quảngcáo của mình cho phù hợp với thị trường mỗi quốc
gia theo hai cách hoặc nhiều cách:
Thứ nhất là phân phối nguồn lực từ hoạt động xuất khẩu: chi phí vận chuyển,
thuế xuất nhập khẩu, số lượng lao động sẵn có và nguốn vốn.
Thứ hai là cơng ty có thể thành lập cơng ty con cho tất cả thị trường quốc tế
và hoạt động độc lập với công ty mẹ. Đây gọi là marketing đa thị trường nội địa. Các

doanh nghiệp con sẽ định vị, phát triển, sản xuất và marketing sản phẩm, các dòng
sản phẩm cho mỗi khu vực nội địa.


9

2.1.3.3 Lợi ích của Marketing quốc tế
Marketing quốc tế mang đến những lợi ích được liệt kê dưới đây như sau:
Tồn tại: cần phải thừa nhận rằng việc cạnh tranh quốc tế không phải là vấn đề
lựa chọn trong thời đại tồn cầu hóa. Thế nhưng trên thực tế, nó có thể là lý do tồn
tại của nhiều doanh nghiệp. (Srinivasan, R., 2016)
Sự tăng trưởng của thị trường nước ngoài: thị trường quốc tế có thể mở rộng
tầm nhìn của một cơng ty trong nước ra ngồi biên giới quốc gia. (Srinivasan, R.,
2016)
Doanh thu và lợi nhuận: thị trường quốc tế mang đến một nguồn lớn doanh
thu cho doanh nghiệp. Ví như các cơng ty ở Hoa Kỳ đa phần kinh doanh ngoài biên
giới nhiều hơn thị trường nội địa. (Srinivasan, R., 2016)
Đa dạng hóa: tiếp thị quốc tế có thể giúp các sản phẩm của doanh nghiệp bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố chu kỳ như suy thoái và khí hậu. (Srinivasan, R., 2016)
Lạm phát và giá cả: lợi ích xuất khẩu là rất rõ ràng; mang lại lợi nhuận cao
hơn cho doanh nghiệp và giúp họ giảm bớt trong việc chống chọi với các vấn đề lạm
phát ở thị trường nội địa. (Srinivasan, R., 2016)
Lao động và đời sống: các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm thị trường quốc
tế tạo có thể tạo ra lượng lao động cao hơn và tạo mức sống tốt hơn cho người lao
động. Điều này cũng là một trong những lý do mạnh mẽ để các nước đang phát triển
tập trung vào việc phát triển thị trường ngoài biên giới. (Srinivasan, R., 2016)
2.1.4. Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là các doanh nghiệp có tên riêng, có trụ
sở giao dịch ổn định, số lượng lao động ít và số vốn nhỏ, được đăng kí kinh doanh
theo qui định của pháp luật nhằm thực hiên các hoạt động kinh doanh. Theo thơng lệ

quốc tế, DNNVV có thể chia thành ba loại căn cứ vào quy mơ đó là doanh nghiệp
siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Mỗi quốc gia đều có tiêu chí riêng
để xác định thế nào là DNNVV nhưng nhìn chung đều tập trung vào các tiêu chí về
số lao động, số vốn hay tài sản lúc thành lập; hoặc nguồn đầu ra như doanh thu, lợi


10

nhuận. Ở Việt Nam, theo điều 6, Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định quy định chi
tiết “hướng dẫn thi hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”, thì doanh nghiệp nhỏ
và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ,
doanh nghiệp vừa, tiêu chí cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
Lĩnh vực

Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ

hoạt động

Doanh nghiệp
vừa

siêu nhỏ

Nông nghiệp,

Số lao động tham Số lao động tham gia Số lao động tham

lâm nghiệp,


gia Bảo hiểm xã Bảo hiểm xã hội bình gia Bảo hiểm xã

thủy sản, cơng
nghiệp, xây
dựng

hội

bình

qn qn năm khơng q hội bình qn năm

năm khơng q 100 người.

không

10 người.

người.

quá

200

Tổng doanh thu Tổng doanh thu của Tổng doanh thu của
của năm không năm không quá 50 tỷ năm không quá 200
quá 3 tỷ đồng đồng hoặc tổng nguồn tỷ đồng hoặc tổng
hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ nguồn vốn không
vốn không quá 3 đồng.


quá 100 tỷ đồng.

tỷ đồng.
Thương mại,

Số lao động tham Số lao động tham gia Số lao động tham

dịch vụ

gia Bảo hiểm xã Bảo hiểm xã hội bình gia Bảo hiểm xã
hội

bình

quân quân năm khơng q hội bình qn năm

năm khơng q 50 người.

không

10 người.

người.

quá

100

Tổng doanh thu Tổng doanh thu của Tổng doanh thu của

của năm không năm không quá 100 tỷ năm không quá 300
quá 10 tỷ hoặc đồng hoặc tổng nguồn tỷ đồng hoặc tổng
tổng nguồn vốn vốn không quá 50 tỷ nguồn vốn không
không quá 3 tỷ.

đồng.

quá 100 tỷ đồng.


11

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ Văn bản Nghị định Chính phủ số: 39/2018/NĐ-CP)
Theo Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu
tư biên soạn, nhóm DNNVV tại Việt Nam hiện đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
toàn bộ khu vực doanh nghiệp cả nước. Tại thời điểm 31/12/2018 có 382.444 doanh
nghiệp quy mơ siêu nhỏ, chiếm 62,6% số doanh nghiệp cả nước; có 189.879 doanh
nghiệp quy mơ nhỏ, chiếm 31,1%; có 21.306 doanh nghiệp quy mô vừa, chiếm 3,5%
số doanh nghiệp cả nước. Trong khi đó số doanh nghiệp quy mơ lớn là 17.008 doanh
nghiệp, chỉ chiếm 2,8% số doanh nghiệp cả nước. So với bình quân giai đoạn 20112015, bình quân giai đoạn 2016-2018 mỗi năm doanh nghiệp có quy mơ vừa tạo ra
2,04 triệu tỷ đồng, chiếm 9,9%, tăng 73,4%; doanh nghiệp có quy mơ nhỏ tạo ra 3,19
triệu tỷ đồng, chiếm 15,5%, tăng 38,6%; trong khi doanh nghiệp siêu nhỏ đóng góp
tỷ lệ thấp nhất vào tổng doanh thu thuần của tồn bộ khu vực doanh nghiệp với 571,89
nghìn tỷ đồng, chỉ chiếm 2,8%, tăng 42,5%.
Như vậy, DNNVV đã và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền
kinh tế Việt Nam. Với việc chiếm đến 97,2% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, các
DNNVV đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm, huy
động các nguồn vốn trong và ngoài nước cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giải
quyết các vấn đề xã hội. Ngồi ra, trong q trình vận hành, các DNNVV đã tạo ra
một đội ngũ doanh nhân và công nhân với kiến thức và tay nghề ngày càng được nâng

cao và hoàn thiện.
Tuy chiếm số lượng lớn trong nền kinh tế nhưng DNNVV Việt Nam còn tồn
tại nhiều hạn chế như: Các doanh nghiệp đa phần làm dịch vụ, chỉ khoảng 20% là
hoạt động sản xuất; có tới 42% doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng
và 85% doanh nghiệp hoạt động chính thức có doanh thu dưới 2 tỷ đồng; số lượng
doanh nghiệp tư nhân tuy tăng hàng năm nhưng quy mơ bình qn của mỗi doanh
nghiệp là không lớn.


12

DNNVV ln ở trong vịng luẩn quẩn của năng lực cạnh tranh thấp bởi thiếu
vốn. Do tiềm lực tài chính thấp nên DNNVV thiếu nguồn lực để thực hiện các ý tưởng
kinh doanh lớn, các dự án đầu tư lớn và trong thời gian dài. Cũng do nguồn vốn hạn
chế nên DNNVV thường gặp khó khăn trong việc đầu tư cho nghiên cứu thiết kế cải
tiến công nghệ. Công nghệ lạc hậu đi kèm với năng lực quản lý kém nên giá thành
cao, năng lực cạnh tranh thấp, ít có cơ hội tiếp cận được các đơn hàng sản xuất với
giá trị gia tăng cao. Mặt khác, DNNVV cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt
nhân lực có tay nghề cao, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm và tính cạnh tranh trên thị trường. Trong hoạt động thương mại quốc tế, các
doanh nghiệp này càng gặp nhiều khó khăn hơn, bên cạnh những khó khăn về vốn,
nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cịn vướng khó khăn về việc thiếu thơng tin thị
trường, thiếu kênh bán hàng và thiếu kinh nghiệm giao dịch quốc tế.
2.2. Đặc điểm thị trường Myanmar
2.2.1. Tổng quan chung về Myanmar
Cộng hịa Liên Bang Myanmar nằm ở Đơng Nam Á, giáp Ấn Độ, Trung Quốc,
Thái Lan, Bangladesh và Lào, có diện tích 678.500 km2 và dân số 54,05 triệu người,
trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm 47% dân số (theo dữ liệu năm 2019
của Ngân hàng Thế giới World Bank). Đạo phật chiếm 87,9% dân số (năm 2019) và
có ảnh hưởng rất lớn tới văn hóa và tập quán của người Myanmar.

Là một quốc gia đang trong q trình chuyển đổi từ chính quyền qn sự sang
thể chế dân chủ, Myanmar bắt đầu mở cửa từ năm 2011 và cuộc bầu cử dân chủ đầu
tiên vào năm 2015 là một bước ngoặt quan trọng đối với quốc gia này. Việc thực thi
các biện pháp cải cách như thống nhất tỷ giá hối đối, tự do hóa thị trường, hội nhập
thị trường khu vực, tự do hóa thể chế kinh tế và tài chính giúp cho nền kinh tế
Myanmar tăng trưởng nhanh chóng, cải thiện phúc lợi xã hội, nghèo đói giảm gần
một nửa, từ 48% xuống 25% từ năm 2005 đến 2017.
Theo số liệu chính thức của Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB, GDP năm
2019 của Myanmar đạt mức 6,8%, tăng 0,4% so với năm 2018. Dưới tác động của


×