LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Phạm Thị Ngọc Lan với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Nghiên cứu thiết
kế nâng cấp trạm xử lý nước thải khu cơng nghiệp Đình Trám, huyện Việt n, tỉnh
Bắc Giang”.
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây,
do đó khơng có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn được thực
hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận
văn đều được trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm
theo quy định./.
NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN
Phạm Văn Lâm
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến các q thầy cơ trong trường nói chung;
các thầy, cơ giáo trong khoa Mơi trường nói riêng đã tận tình giúp đỡ, giảng dạy
những kiến thức bổ ích trong thời gian học tập và nghiên cứu tại mái trường Đại học
Thủy Lợi Hà Nội.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Thị Ngọc Lan đã giúp đỡ,
chỉ bảo và hướng dẫn tận tình tơi trong suốt q trình làm luận văn tốt nghiệp. Trong
thời gian khảo sát thực địa, tôi xin cảm ơn các cán bộ của Ban Quản lý các Khu công
nghiệp tỉnh Bắc Giang, Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Bắc
Giang cùng với sự hợp tác của các doanh nghiệp trong KCN Đình Trám, KCN Đồng
Vàng và sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, gia đình trong thời gian qua đã giúp tơi
hồn thành luận văn này.
Trong quá trình làm luận văn, bên cạnh những kết quả đạt được chắc chắn cịn nhiều
sai sót, kính mong q thầy cơ, các chun gia và các bạn đóng góp ý kiến để luận văn
hồn thiện hơn, giúp tơi có hành trang vững chắc trong cơng việc, cuộc sống sau này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phạm Văn Lâm
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ ix
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
4. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và các kết quả đạt được .....................................2
4.1 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 2
4.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 2
4.3 Kết quả dự kiến đạt được........................................................................................... 2
5. Cấu trúc của Luận văn .................................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 4
1.1 Tổng quan về nước thải công nghiệp ........................................................................4
1.1.1 Tổng quan về KCN ở Việt Nam ............................................................................. 4
1.1.2 Đặc điểm phát sinh, tính chất nước thải một số loại hình sản xuất ........................ 4
1.1.3 Tác động của một số loại nước thải công nghiệp không qua xử lý đến môi trường6
1.2 Tổng quan về các công nghệ xử lý nước thải công nghiệp .......................................8
1.2.1 Xử lý nước thải công nghiệp .................................................................................. 8
1.2.2 Đánh giá công nghệ và hoạt động vận hành xử lý nước thải ............................... 10
1.3 Giới thiệu khu vực nghiên cứu ................................................................................11
1.3.1 Hiện trạng KCN Đình Trám ................................................................................. 11
1.3.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ........................................................................ 15
1.3.3 Đánh giá hiện trạng của KCN Đình Trám đến mơi trường xung quanh .............. 20
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN
ĐÌNH TRÁM ................................................................................................................. 29
iii
2.1 Giới thiệu hệ thống xử lý nước thải KCN Đình Trám ............................................ 29
2.1.1 Khái quát quá trình hình thành trạm xử lý nước thải ........................................... 29
2.1.2 Sơ đồ công nghệ hiện trạng của trạm XLNT ....................................................... 31
2.1.3 Đánh giá hiệu quả xử lý và yêu cầu nâng cấp ...................................................... 37
2.2 Đề xuất, lựa chọn phương án thiết kế nâng cấp XLNT Đình Trám ........................ 44
2.2.1 Thơng số đặc trưng thiết kế nâng cấp .................................................................. 44
2.2.2 Phân tích, lựa chọn công nghệ thiết kế nâng cấp ................................................. 46
2.2.3 Tổng hợp các cơng trình ngun trạng, sửa chữa, xây mới. ................................ 56
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NÂNG CẤP TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CƠNG
NGHIỆP ĐÌNH TRÁM ................................................................................................. 59
3.1 Tính tốn thiết kế các cơng trình đơn vị .................................................................. 59
3.1.1 Song chắn rác ....................................................................................................... 60
3.1.2 Bể thu gom ........................................................................................................... 63
3.1.3 Ngăn lắng cát ........................................................................................................ 65
3.1.4 Bể điều hòa ........................................................................................................... 68
3.1.5 Bể keo tụ, đông tụ................................................................................................. 73
3.1.6 Bể lắng I ............................................................................................................... 77
3.1.7 Bể trung gian ........................................................................................................ 81
3.1.8 Bể Anoxic ............................................................................................................ 82
3.1.9 Bể MBBR hiếu khí ............................................................................................... 88
3.1.10 Bể lắng II ............................................................................................................ 96
3.1.11 Bể khử trùng ..................................................................................................... 101
3.1.12 Bể chứa bùn ...................................................................................................... 103
3.1.13 Sân phơi bùn ..................................................................................................... 103
3.2 Bố trí mặt bằng, trắc dọc các cơng trình ............................................................... 105
3.2.1 Mặt bằng nâng cấp trạm xử lý nước thải KCN Đình Trám ............................... 105
3.2.2 Trắc dọc các cơng trình xử lý ............................................................................. 106
3.3 Khái tốn kinh tế ................................................................................................... 110
3.3.1 Tính tổng mức đầu tư ......................................................................................... 110
3.3.2 Chi phí khấu hao ................................................................................................ 112
iv
3.3.3 Chi phí vận hành ................................................................................................. 112
3.3.4 Tính chi phí xử lý 1m3 nước thải ....................................................................... 113
3.4 Lập hướng dẫn vận hành trạm xử lý nước thải nâng cấp ......................................113
3.4.1 Kiểm tra thiết bị trước khi vận hành................................................................... 113
3.4.2 Kiểm tra hóa chất vận hành ................................................................................ 114
3.4.3 Kiểm tra chế độ vận hành ................................................................................... 114
3.4.4 Khởi động các thiết bị trong hệ thống ở chế độ bằng tay................................... 114
3.4.5 Quy trình pha hóa chất và liều lượng hóa chất sử dụng ..................................... 114
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 116
1. Kết luận....................................................................................................................116
2. Kiến nghị .................................................................................................................116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 117
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 1
v
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Vị trí địa lý Khu cơng nghiệp Đình Trám và Đồng Vàng .............................. 12
Hình 1.2 Bản đồ vị trí lấy mẫu nước mặt tại kênh T6 ................................................... 23
Hình 2.1 Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ xử lý nước thải hiện trạng ............................... 32
Hình 2.2 Sơ đồ công nghệ phương án 1- Công nghệ AO-MBBR ................................ 47
Hình 2.3 Sơ đồ cơng nghệ phương án 2- Cơng nghệ SBR ........................................... 50
Hình 2.4 Sơ đồ cơng nghệ phương án nâng cấp Trạm XLNT tập trung KCN Đình
Trám .............................................................................................................................. 55
Hình 3.1 Giá thể Anox Kaldness và lớp màng biofilm trên giá thể .............................. 91
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG
Bảng 1.1 Tính chất nước thải sản xuất sơn .....................................................................5
Bảng 1.2 Tổng hợp kết quả quan trắc mơi trường khơng khí xung quanh khu vực KCN
Đình Trám......................................................................................................................21
Bảng 1.3 Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng mơi trường nước kênh T6 nơi tiếp
nhận nước thải sau xử lý ................................................................................................24
Bảng 1.4 Tổng hợp kết quả phân tích mơi trường nước dưới đất xung quanh ......................26
KCN Đình Trám ..............................................................................................................26
Bảng 1.5 Tổng hợp kết quả phân tích mơi trường đất tại khu vực KCN Đình Trám....28
Bảng 2.1 Tổng hợp thu gom nước thải Khu Đình Trám ...............................................30
Bảng 2.2 Tổng hợp thu gom nước thải CNN Đồng Vàng .............................................31
Bảng 2.3 Tổng hợp khối tích các cơng trình đơn vị xử lý hiện trạng............................37
Bảng 2.4 Kết quả phân tích chất lượng nước thải trong quá trình vận hành 2019
.......................................................................................................................................41
Bảng 2.5 So sánh ưu nhược điểm hai phương án ..........................................................52
Bảng 2.6 Tổng hợp các cơng trình ngun trạng, sửa chữa, xây mới ...........................57
Bảng 3.1 Các thông số thiết kế mương và song chắn rác..............................................62
Bảng 3.2 Các thông số thiết kế bể thu gom ...................................................................64
Bảng 3.3 Các thông số lựa chọn thiết kế bể lắng cát ngang ..........................................65
Bảng 3.4 Các thông số thiết kế ngăn lắng cát ...............................................................68
Bảng 3.5 Các thông số thiết kế bể điều hịa ..................................................................72
Bảng 3.6 Các thơng số thiết kế bể keo tụ ......................................................................76
Bảng 3.7 Các thông số cơ bản thiết kế cho bể lắng I [19] ...............................................77
Bảng 3.8 Các thông số thiết kế bể lắng I .......................................................................81
Bảng 3.9 Thông số thiết kế bể trung gian ......................................................................81
Bảng 3.10 Thông số động học của hệ vi sinh tự dưỡng và dị dưỡng. ...........................82
Bảng 3.11 Thơng số thiết kế bể thiếu khí ......................................................................87
Bảng 3.12 Các thông số thiết kế bể MBBR ..................................................................96
Bảng 3.13 Các thông số cơ bản thiết kế bể lắng đợt II [19] ............................................96
vii
Bảng 3.14 Các thông số thiết kế bể lắng đợt II ........................................................... 100
Bảng 3.15 Các thông số thiết kế bể khử trùng ............................................................ 102
Bảng 3.16 Các thông số thiết kế bể chứa bùn ............................................................. 103
Bảng 3.17 Các thông số thiết kế sân phơi bùn ............................................................ 104
BIỂU
Biểu đồ 1.1 Nhiệt độ khơng khí trung bình các năm .................................................... 16
Biểu đồ 1.2 Số giờ nắng trung bình qua các năm ......................................................... 17
Biểu đồ 1.3 Độ ẩm trung bình qua các năm .................................................................. 17
Biểu đồ 1.4 Lượng mưa trung bình qua các năm .......................................................... 18
Biểu đồ 1.5 Biểu đồ chất lượng nước mặt tại kênh T6 ................................................. 25
Biểu đồ 1.6 Biểu đồ chất lượng nước dưới đất xung quanh KCN Đình Trám ............. 27
Biểu đồ 1.7 Biểu đồ chất lượng đất xung quanh tại KCN Đình Trám .......................... 28
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ hiệu quả xử lý COD so với cột B QCVN 40:2011/BTNTMT ..... 38
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ hiệu quả xử lý BOD5 so với cột B QCVN 40:2011/BTNMT ...... 38
Biểu đồ 2.3 Biểu đồ hiệu quả xử lý TSS so với cột B QCVN 40:2011/BTNMT ......... 39
Biểu đồ 2.4 Biểu đồ hiệu quả xử lý N tổng so với cột B QCVN 40:2011/BTNMT ..... 39
Biểu đồ 2.5 Biểu đồ hiệu quả xử lý P tổng so với cột B QCVN 40:2011/BTNMT ..... 40
Biểu đồ 2.6 Biểu đồ hiệu quả xử lý Coliform so với cột B QCVN 40:2011/BTNMT . 41
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Các ký tự viết tắt
Các chữ viết đầy đủ
AO
Anoxic Oxic: Cơng nghệ bùn hoạt tính thơng thường
BOD
Biochemical Oxygen Demand: nhu cầu oxy sinh hóa
BTCT
Bê tơng cốt thép
BTNMT
Bộ Tài Nguyên và Môi trường
COD
Chemical Oxygen Demand: nhu cầu oxy hóa học
DO
Dissolved Oxygen: nồng độ oxy hịa tan
F/M_Food
Microganism ratio: tỉ lệ thức ăn cho vi sinh vật
FDI
Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngồi
KCN, KCX
Khu cơng nghiệp, Khu chế xuất
KKT
Khu kinh tế
MLSS
Mixed liquoz Suspended Solid: chất rắn lơ lửng trong bùn lỏng
MBBR
Moving Bed Biofilm Reactor: là quá trình kết hợp giữa hai quá
trình màng lọc sinh học và q trình bùn hoạt tính.
NTSH
Nước thải sinh hoạt
NTSX
Nước thải sản xuất
PTHT
Phát triển hạ tầng
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
SCR
Song chắn rác
SS
Suspended Solid: chất rắn lơ lửng
TCVN
Tiêu Chuẩn Việt Nam
TCXD
Tiêu chuẩn Xây Dựng
UBND
Uỷ ban nhân dân
VSV
Vi sinh vật
XLNT
Xử lý nước thải
ix
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các Khu cơng nghiệp (KCN) có vai trị quan trọng trong q trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Các KCN có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc hình thành lực
lượng cơng nghiệp mạnh cho phát triển kinh tế vùng, đất nước, tạo công ăn việc làm
cho hàng triệu lao động. Trong những năm vừa qua, tỉnh Bắc Giang đã có nhiều chính
sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư. Với việc thay đổi cơ chế quản lí, chính sách đầu tư
kinh tế đã to điều kiện cho sự ra đời của các khu công nghiệp sản xuất với nhiều nhà
máy, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Tuy vậy, cùng với đà tăng trưởng của các khu cơng
nghiệp, tình trạng ơ nhiễm mơi trường do các hoạt động sản xuất ngày càng gia tăng
đã ảnh hưởng xấu đến nguồn nước mặt. Trong đó điển hình là việc phát sinh lượng lớn
nước thải, có tác động tới chất lượng mơi trường xung quanh. Do đó cần kiểm soát và
xử lý triệt để, nhất là nguồn phát sinh từ các nhà máy, khu công nghiệp tập trung như
khu cơng nghiệp Đình Trám, cụm Cơng nghiệp Đồng Vàng.
Trạm xử lý nước thải KCN Đình Trám được thực hiện xây dựng theo Quyết định số
1128/QĐ-CT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc
phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN Đình Trám tỉnh Bắc Giang
(giai đoạn II); trên cơ sở Báo cáo đánh giá tác động môi trường KCN Đình Trám được
phê duyệt tại Quyết định số 533/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2006.
Phù hợp quy hoạch phát triển của Khu cơng nghiệp Đình Trám u cầu trong những
năm tới đây phải thực hiện việc xử lý nước thải công nghiệp đạt loại A - QCVN
40:2011/BTNMT trước khi thải ra mơi trường. Cùng với đó UBND tỉnh Bắc Giang đã
quyết định sát nhập cụm công nghiệp ô tô Đồng Vàng vào KCN Đình Trám dẫn tới áp
lực về lưu lượng xử lý nước thải công nghiệp tăng.
Yêu cầu cấp thiết phải nâng cấp công suất xử lý và chất lượng nước sau xử lý nước
thải công nghiệp hiện tại từ loại B lên loại A - QCVN 40:2011/BTNMT.
Vì vậy, đề tài“Nghiên cứu thiết kế nâng cấp trạm xử lý nước thải tập trung khu
cơng nghiệp Đình Trám, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang” là sự cần thiết và có ý
nghĩa thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
(1) Đánh giá được hiện trạng hệ thống xử lý nước thải khu cơng nghiệp Đình Trám.
1
(2) Thiết kế nâng cấp được hệ thống xử lý nước thải khu cơng nghiệp Đình Trám đáp
ứng u cầu của đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Nước thải công nghiệp.
+ Hệ thống xử lý nước thải khu cơng nghiệp Đình Trám, huyện Việt n, tỉnh Bắc Giang.
4. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và các kết quả đạt được
4.1 Nội dung nghiên cứu
(1) Đánh giá hiện trạng của hệ thống xử lý và công tác vận hành hệ thống hiện tại của
KCN Đình Trám.
(2) Đề xuất và lựa chọn phương án thiết kế nâng cấp hệ thống xử lý nước thải.
(3) Thiết kế nâng cấp trạm xử lý nước thải KCN Đình Trám.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
(1) Phân tích, tổng hợp số liệu: Thu thập số liệu, nguồn tài liệu liên quan đến kết quả
quan trắc nước thải, tài liệu vận hành bảo dưỡng, duy tu. Xử lý, đánh giá các thiết kế,
vận hành và phương pháp xử lý nước thải sẽ được triển khai trên thực tế.
(2) Khảo sát điều tra thực địa: Khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý nước thải hiện có.
Điều tra tổng hợp các loại hình sản xuất trong khu công nghiệp, lượng nước được sử
dụng và xả thải; và hiện trạng môi trường khu vực nghiên cứu.
(3) Phương pháp kế thừa: Kế thừa các số liệu nghiên cứu, tổng hợp từ các nghiên cứu
trước đã được thẩm định. Số liệu liên quan của các dự án có tính chất kinh tế, kỹ thuật
tương tự đã được triển khai. Kế thừa các bản vẽ hồn cơng cơng trình xây dựng.
(4) Phương pháp tính tốn thiết kế: Tính tốn các cơng trình đơn vị tham khảo các tài
liệu sách, nghiên cứu, đề tài được công bố; sử dụng phần mềm Autocad để thiết kế các
bản vẽ mặt bằng, chi tiết mặt cắt.
(5) Phương pháp đánh giá môi trường: thực hiện lấy mẫu, bảo quản mẫu, phân tích
mẫu nước thải. Xử lý kết quả quan trắc đánh giá mức độ ảnh hưởng đến con người, tác
động tiêu cực lên môi trường xung quanh.
4.3 Kết quả dự kiến đạt được
+ Đánh giá được hiện trạng xử lý và vận hành trạm xử lý nước thải KCN Đình Trám;
2
+ Lựa chọn được phương án thiết kế phù hợp để nâng cấp trạm XLNT KCN Đình Trám;
+ Tính tốn thiết kế được cơng trình phương án nâng cấp, đánh giá được tính khả thi
về kinh tế trạm XLNT khu cơng nghiệp Đình Trám;
+ Sản phẩm gồm:
Thuyết minh thiết kế nâng cấp trạm xử lý nước thải KCN.
Các bản vẽ khổ A1 (Bản vẽ mặt bằng trạm XLNT, Bản vẽ trắc dọc trạm XLNT
theo đường nước, bản vẽ chi tiết 1 cơng trình xử lý cơ học; bản vẽ chi tiết 1
cơng trình xử lý sinh học).
5. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được cấu trúc với 3 chương nội
dung chính sau:
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá hiện trạng hệ thống xử lý nước thải KCN Đình Trám
Chương 3: Thiết kế nâng cấp trạm xử lý nước thải KCN Đình Trám
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về nước thải công nghiệp
1.1.1 Tổng quan về KCN ở Việt Nam
Tính đến hết tháng 6 năm 2018, cả nước có 325 KCN được thành lập với tổng diện
tích đất tự nhiên gần 95 nghìn ha, trong đó 231 KCN đã đi vào hoạt động và 94 KCN
đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng. Tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 53%,
riêng các KCN đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 73%. Số lượng các KKT ven
biển đã thành lập là 17 KKT, với tổng diện tích mặt đất và mặt nước xấp xỉ 845 nghìn
ha [9]. Các KCN, KCX đã phát huy được lợi thế về kết cấu hạ tầng đồng bộ, thuận lợi
cho sản xuất kinh doanh, theo đó, thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn cả trong nước và
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hàng năm, số lượng vốn FDI đầu tư vào KCN
chiếm khoảng từ 60-70% tổng vốn đầu tư FDI thu hút được của cả nước [10]. Theo
báo cáo của Vụ Quản lý khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các khu công nghiệp
(KCN), khu kinh tế (KKT) thu hút được 445 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký
mới và điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 7 tỷ USD và 259 dự
án đầu tư trong nước (DDI) đăng ký mới và điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư
cấp mới và tăng thêm khoảng 46.000 tỷ đồng [11].
Trong số 231 KCN đã đi vào hoạt động, 87% có nhà máy xử lý nước thải tập trung,
13% KCN còn lại đang xây dựng và lộ trình đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Các hệ thống xử lý nước thải tập trung của các KCN xử lý khoảng 71% lượng nước
thải phát sinh. Trong số này, đã có 121 KCN đầu tư lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải
tự động, liên tục đạt tỷ lệ trên 42%. Cả nước hiện có 587/1.143 cụm công nghiệp được
quy hoạch đã đi vào hoạt động, trong đó có 55 cụm cơng nghiệp có hệ thống xử lý
nước thải tập trung (chiếm 9,7%) (tăng 4 cụm công nghiệp so với năm 2017) [11].
1.1.2 Đặc điểm phát sinh, tính chất nước thải một số loại hình sản xuất
Hiện tại ở nước ta ước tính đã có khoảng 60-70 nhà máy xử lý nước thải tập trung tại
các KCN-KCX. Các lĩnh vực sản xuất chính của KCN-KCX gồm: Ngành sản xuất, lắp
ráp các linh kiện điện tử; sản xuất bao bì giấy; Sản xuất sơn, mạ kẽm; ngành công
nghệp chế biến thực phẩm, nông sản; Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi… Hoạt động
4
sản xuất khác nhau dẫn tới đặc điểm phát sinh, tính chất nước thải mỗi loại hình sản
xuất sẽ khác nhau.
- Nước thải sản xuất, lắp ráp các linh kiên điện tử: nước thải từ quá trình sản xuất linh kiện
điện tử thường chứa nhiều tạp chất, kim loại và thành phần chất hữu cơ lơ lửng và hòa tan.
- Nước thải sản xuất xi mạ: phát sinh lượng nước thải tuy không nhiều nhưng chất ô
nhiễm đa dạng, nồng độ ô nhiễm kim loại nặng cao (Cr6+, Ni2+, CN-).
Đặc trưng của nước thải từ quá trình sản xuất xi mạ là có chứa nhiều kim loại nặng nên
ảnh hưởng rất nhiều đến mơi trường và mang tính chất lâu dài, hệ lụy về sau nếu
không được xử lý đúng cách, các ion kim loại, muối, hợp chất khác khi được thải ra
môi trường không bị phân hủy mà sẽ tồn tại, tích tụ trong mơi trường thiên nhiên.
Nước thải xi mạ có thành phần đa dạng về nồng độ và pH biến đổi rộng từ axit (pH =
2-3) đến rất kiềm (pH = 10-11). Đặc trưng chung của nước thải xi mạ là chứa hàm
lượng cao các muối vô cơ và kim loại nặng. Tùy theo kim loại của lớp mạ mà nguồn ơ
nhiễm có thể là Cu, Zn, Cr, Ni… và cũng tùy thuộc vào loại muối kim loại được sử
dụng mà nước thải có chứa các độc tố như xianua, sunfat, amoni, cromat… Các chất
hữu cơ ít có trong nước thải xi mạ, phần chủ yếu là chất tạo bông, chất hoạt động bề
mặt… nên BOD, COD thường thấp và không thuộc đối tượng xử lý. Đối tượng xử lý
chính là các ion vơ cơ mà đặc biệt là các muối kim loại nặng như Cr, Ni, Cu, Fe,…pH
cao, nhiệt độ cao.
- Nước thải sản xuất sơn: hàm lượng SS và COD thường rất cao phát sinh từ nước thải
nhà máy sản xuất sơn gồm các chất tạo màng, dung môi, bột màu, các chất phụ gia, có
khả năng gây ơ nhiễm với độ phân tán, độ bền nhiệt động học, hoạt tính hóa học khác
nhau. Giá trị đặc trưng của nước thải sản xuất sơn như bảng dưới đây:
Bảng 1.1 Tính chất nước thải sản xuất sơn
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Giá trị
1
pH
-
4–6
2
BOD5
mg/l
100 – 200
5
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Giá trị
3
COD
mg/l
3.000 – 6.000
4
SS
mg/l
10.000 – 12.000
[Nguồn: Trung tâm CENFINEA].
- Nước thải sản xuất giấy bao bì: Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bột giấy là xơ sợi
thực vật, chủ yếu từ gỗ, các cây ngoài gỗ như đay, gai, tre nữa và các phụ phẩm nông
nghiệp như rơm, bã mía hoặc các loại sợi tái sinh. Các chất ô nhiễm của các nhà máy
sản xuất giấy bao bì có độ màu, giá trị BOD5 và COD cao.
1.1.3 Tác động của một số loại nước thải công nghiệp không qua xử lý đến môi
trường
- Tác động nước thải sản xuất linh kiện điện tử:
Nước thải sản xuất linh kiện điện tử: chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng, chất hữu cơ.
Thủy ngân (Hg): rất độc đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, phổi, thận có thể gây tử vong.
Trẻ em khi bị ngộ độc sẽ bị co giật, phân liệt…
Chì (Pb): có thể dẫn đến chết người. Những biểu hiện của ngộ độc chì cấp tính như
nhức đầu, dễ bị kích thích, và nhiều biểu hiện liên quan đến hệ thần kinh. Khi bị nhiễm
độc lâu dài đối với con người có thể bị giảm trí nhớ, giảm khả năng hiểu, giảm chỉ số
IQ, thiếu máu, chì cũng được biết là tác nhân gây ung thư phổi, dạ dày và u thần kinh
đệm. Nhiễm độc chì có thể gây tác hại đối với khả năng sinh sản, gây sẩy thai.
Crôm (Cr): gây loét dạ dày, ruột non, viêm gan, viêm thận, ung thư phổi…
Cađimi (Cd): Cađimi được biết gây tổn hại đối thận và xương ở liều lượng cao, gây
xương đau nhức trở nên giòn và dễ gãy…
- Tác động nước thải sản xuất xi mạ:
Xi mạ là ngành có mật độ gây ơ nhiễm mơi trường cao bởi hơi hóa chất, nước thải có
chứa các ion kim loại nặng, kim loại độc ảnh hưởng tới sức khỏe con người gây nên
6
nhiều căn bệnh khó chữa, nguy hiểm tới tính mạng. Nước thải từ các quá trình xi mạ
kim loại – nếu khơng được xử lý – qua thời gian tích tụ và bằng con đường trực tiếp
hay gián tiếp, chúng sẽ tồn đọng trong cơ thể con người và gây các bệnh nghiêm trọng,
như viêm loét da, viêm đường hô hấp, eczima, ung thư,…
- Tác động của nước thải sản xuất sơn:
Ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và cơng nghiệp do nước thải sản
xuất sơn có hàm lượng chất hữu cơ cao, khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng
độ oxi hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxi hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ.
Ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh: Hàm lượng chất lơ lửng
cao làm giảm tầng sâu nước được chiếu sáng, Phần khác, khi cặn lắng xuống dưới đáy
nước sẽ gây ra hiện tượng phân hủy kỵ khí, gây mùi hôi thối.
Ảnh hưởng đến các thủy sinh vật trong nguồn nước, có tác động tiêu cực và ảnh hưởng
chất lượng nguồn nước cấp: Hàm lượng chất dinh dưỡng cao: Nồng độ các chất N, P
trong nước cao sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước.
- Nước thải sản xuất dệt nhuộm: Ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm trong nước thải
ngành dệt nhuộm tới môi trường như sau:
Độ kiềm cao làm tăng độ pH của nước. Nếu pH >9 sẽ gây độc hại với các loại thủy
sinh, gây ăn mịn các cơng trình thốt nước và hệ thống xử lý nước thải.
Muối trung tính làm tăng hàm lượng tổng chất rắn TS. Lượng thải lớn gây tác hại đối
với các loài thủy sinh do làm tăng áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi
chất của tế bào.
Hồ tinh bột biến tính làm tăng BOD, COD của nguồn nước, gây tác hại đối với đời
sông thủy sinh do làm giảm oxy hòa tan trong nước.
Độ màu cao do lượng thuốc nhuộm dư đi vào nước thải gây màu cho dòng tiếp nhận,
ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các lồi thủy sinh, ảnh hưởng xấu tới cảnh
quan. Các chất độc như sunfit, kim loại nặng, hợp chất halogen hữu cơ (AOX) có khả
7
năng tích tụ trong cơ thể sinh vật làm hàm lượng tăng dần theo chuỗi thức ăn trong hệ sinh
thái nguồn nước, gây một số bệnh mãn tính hay ung thư đối với người và động vật.
Hàm lượng ô nhiễm các chất hữu cơ cao sẽ làm giảm oxy hòa tan trong nước, ảnh
hưởng tới sự sống của các loại thủy sinh.
Nhận xét:
Hậu quả chung của nước thải không qua xử lý là tình trạng ơ nhiễm nước, tỉ lệ người
mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm da, tiêu hoá, tiêu
chảy và nguy cơ ung thư ngày càng cao. Con người dễ mắc bệnh ung thư, viêm nhiễm
phụ khoa…, nguyên nhân là do từng sử dụng nguồn nước bị ơ nhiễm. Ngồi ra ô
nhiễm nguồn nước đang gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, nông
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản...
Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm
giun, sán. Kim loại nặng các loại: titan, sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau
thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu. Đáng chú ý nhất là hàm lượng kim
loại nặng trong nước thải nếu không được xử lý mà thải ra mơi trường sẽ bị thủy sinh
hấp thụ, tích lũy trong chuỗi thức ăn và cuối cùng là con người.
1.2 Tổng quan về các công nghệ xử lý nước thải công nghiệp
1.2.1 Xử lý nước thải công nghiệp
Hiện tại ở nước ta ước tính đã có khoảng 60-70 nhà máy xử lý nước thải tập trung tại
các KCN-KCX, trong số 171 KCN-KCX đưa vào hoạt động (tổng số có 223 KCNKCX có quyết định thành lập). Cũng khoảng 60% số khu công nghiệp và nhiều cụm
cụng nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất, các làng nghề chưa có trạm XLNT, có nơi đã
xây dựng trạm XLNT nhưng khơng hoạt động. Công nghệ XLNT thường dùng là
Công nghệ MBBR, Công nghệ AAO, Công nghệ SBR, Công nghệ MBR, Công nghệ
lọc sinh học (Trickling Filter)…
Công nghệ MBBR: xử lý nước thải bằng cơng nghệ đệm di động (MBBR). Q trình
xử lý sử dụng các loại vi sinh vật bám dính, tuy nhiên giá thể vi sinh được sử dụng
trong công nghệ này là giá thể đệm di động có diện tích bề mặt rất lớn, do chúng luôn
8
chuyển động trong bể nên đã tận dụng được tối đa diện tích bề mặt của giá thể vi sinh,
do đó mật độ vinh vật trong cơng trình xử lý MBBR rất lớn, bên cạnh đó việc giá thể
chuyển động làm tăng khả năng hịa tan ơxi vào nước, điều này khiến hiệu quả xử lý
theo công nghệ này cao hơn nhiều so với những công nghệ khác.
Công nghệ AAO: AAO cụm từ viết tắt của 3 quá trình: Yếm khí ( Anaerobic), Thiếu
khí ( Anoxic), Hiếu khí (Oxic). Cơng nghệ AAO là quá trình xử lý áp quá trình xử lý
sinh học liên tục dùng nhiều hệ vi sinh vật khác nhau: Hiếu khí, thiếu khí, yếm khí để
xử lý nước thải. Qúa trình xử lý như vậy cho hiệu quả xử lý cao, đặc biệt với nước thải
có hàm lượng hữu cơ Nito phốt pho cao. Tùy vào thành phần nước thải mà thể tích các
vùng kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí khác nhau. AAO được thiết kế áp dụng xử lý nhiều
loại nước thải: Nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp sản
xuất chế biến thực phẩm, nước thải khu công nghiệp tập trung.
Công nghệ SBR (Sequencing batch reactor) Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng
công nghệ phản ứng sinh học theo mẻ. Công nghệ xử lý nước thải SBR gồm 2 cụm bể:
cụm bể Selector và cụm bể C-tech, Bể SBR (Sequencing Batch Reactor) là bể xử lý
nước thải bằng phương pháp sinh học theo quy trình phản ứng từng mẻ liên tục. Đây là
một dạng của bể Aerotank. Nước được dẫn vào bể Selector trước sau đó mới qua bể Ctech. Bể Selector sẽ được sục khí liên tục tạo điều kiện cho q trình xử lý hiếu khí
diễn ra. Nước sau đó được chuyển sang bể C-tech. Bể SBR hoạt động theo một chu kỳ
tuần hoàn với 5 pha bao gồm: Làm đầy, sục khí, lắng, rút nước và nghỉ. Mỗi bước luân
phiên sẽ được chọn lựa kỹ lưỡng dựa trên hiểu biết chuyên môn về các phản ứng sinh
học. Hệ thống SBR yêu cầu vận hành theo chu kỳ để điều khiển quá trình xử lý. Hoạt
động chu kỳ kiểm sốt tồn bộ các giai đoạn của chu kỳ xử lý. Mỗi bước luân phiên sẽ
được chọn lựa kỹ lưỡng dựa trên hiểu biết chuyên môn về các phản ứng sinh học.
Công nghệ xử lý nước thải cơng nghiệp khá đa dạng và đặc biệt có xuất xứ từ nhiều
nước. Do đó các thiết bị cũng có xuất xứ từ nhiều nguồn cung cấp, kết quả sẽ gây
nhiều khó khăn cho việc sửa chữa, thay thế khi cần thiết [19].
9
1.2.2 Đánh giá công nghệ và hoạt động vận hành xử lý nước thải
Các công nghệ xử lý nước thải cơng nghiệp có những ưu nhược điểm riêng nhưng hiện
nay đều là những công nghệ tiên tiến, hiệu quả xử lý cao. Những ưu điểm nổi bật của
các công nghệ xử lý như sau:
Công nghệ MBBR: Hiệu quả xử lý BOD cao, có thể đạt mức A QCVN40:2011
/BTNMT.Có thể cải tiến thành công nghệ AAO để xử lý triệt để Nito, Phopho và các
hợp chất khó phân hủy khác. Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao hơn
so với hệ thống xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính lơ lủng , vì vậy tải trọng hữu cơ
của bể MBBR cao hơn. Hàm lượng bùn tạo ra thấp. Chủng loại vi sinh vật xử lý đặc
trưng: Lớp màng biofilm phát triển tùy thuộc vào loại chất hữu cơ và tải trọng hữu cơ
trong bể xử lý. Điều kiện tải trọng cao: Mật độ vi sinh vật trong lớp màng biofilm rất
cao , do đó tải trọng hữu cơ trong bể MBBR rất cao.
Công nghệ AAO: Chi phí vận hành thấp, trình độ tự động hóa cao. Có thể di dời hệ
thống xử lý khi nhà máy chuyển địa điểm. Khi mở rộng quy mô, tăng cơng suất ta có
thể nối, lắp thêm các mơđun hợp khối mà không phải dỡ bỏ để thay thế
Công nghệ SBR: Khả năng khử được Nitơ và Photpho cao. Ổn định và linh hoạt bởi
thay đổi tải trọng. Hiệu quả xử lý chất ơ nhiễm cao. Có thể lắp đặt từng phần và dễ
dàng mở rộng thêm.
Do khả năng kinh tế của Việt Nam cịn có hạn, nên việc đầu tư xử lý nước thải đô thị
và công nghiệp chưa được nhiều, việc hút bùn từ bể tự hoại cũng chưa thực hiện đúng thời
hạn. Vấn đề quản lý vận hành và bảo dưỡng ở các nhà máy xử lý nước thải với mọi cấp
độ và quy mô đang là một vấn đề lớn không chỉ đối với nước ta mà cả các nước đang
phát triển. Đây không chỉ đơn thuần là quản lý kỹ thuật, mà còn liên quan đến chi phí
kinh tế. Do vậy nhiều nhà máy/trạm xử lý nước thải, khi xây dựng với kinh phí đầu tư
lớn nhưng không hoạt động. Hệ quả là hiệu suất xử lý rất thấp.
Hiện nay công nghệ, thiết bị xử lý nước thải ở nước ta có xuất xứ từ nhiều nước như
Nhật, Pháp, Ý, Hà Lan, Đan Mạch, Anh, Mỹ... Trong khi nước ta cịn chưa có cơng
nghiệp sản xuất, chế tạo thiết bị chuyên dụng đây sẽ là thách thức lớn đối với nước ta
trong những năm tới [9].
10
1.3 Giới thiệu khu vực nghiên cứu
1.3.1 Hiện trạng KCN Đình Trám
1.3.1.1 Vị trí KCN Đình Trám và Đồng Vàng
Khu cơng nghiệp Đình Trám có quy mơ 127,351 ha nằm trên địa bàn 2 xã Hồng Thái và
Hoàng Ninh thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ranh giới KCN được xác định như sau:
- Phía Bắc: Giáp đường Quốc lộ 1A cũ (cách khoảng 300m) và khu dân cư xã Hồng Thái.
- Phía Nam: Song song và cách đường Quốc lộ 1A mới 70m.
- Phía Đơng: Giáp khu dân cư xã Hồng Ninh.
- Phía Tây: Một phần song song và cách đường Quốc lộ 37 kéo dài 20m; một phần
giáp đất canh tác nông nghiệp và khu dân cư xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên.
11
1.3.1.2 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN Đình Trám
Hình 1.1 Vị trí địa lý Khu cơng nghiệp Đình Trám và Đồng Vàng
a. Hệ thống cấp nước
Khu Đình Trám
Nguồn nước cấp lấy từ nhà máy nước sạch Bắc Giang, cách Khu Cơng nghiệp khoảng
9km do Cơng ty Cấp thốt nước Bắc Giang đầu tư xây dựng, hệ thống cấp nước đến
hàng rào của doanh nghiệp Khu công nghiệp, do Cơng ty PTHT KCN tỉnh Bắc Giang
xây dựng hồn thành năm 2006.
Khu Đồng Vàng
12
Nguồn nước cấp lấy từ nhà máy nước sạch Bắc Giang, cách Khu Công nghiệp khoảng
9km do Công ty Cấp thoát nước Bắc Giang đầu tư xây dựng, hệ thống cấp nước đến
hàng rào của doanh nghiệp khu Đồng Vàng. Do Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt
Nam, Công ty Cổ phần Công nghiệp Delco, Công ty TNHH Fuhong Precision
Component xây dựng và hoàn thành năm 2008.
b. Hệ thống thốt nước
* Hệ thống thốt nước mưa
Khu Đình Trám
Cống qua đường vào mương tiêu nước dùng cống BTCT Ф = 2.500mm dài 65m;
tuyến mương đất hở chạy dọc quốc lộ 37 vào phía Tây KCN với chiều dài 1.100m.
Đoạn qua đường có cống BTCT Ф = 1.000mm dài 45m.
Hệ thống thoát nước mưa riêng bằng BTCT đậy nắp đan BTCT dùng rãnh BTCT đậy
tấm đan thoát ra mương tiêu nước mưa được thu gom qua các ga thu nước cách nhau
30m, có mặt cắt từ 600x800mm đến 1.800x2.700mm, với tổng chiều dài 8.751m. Hố
ga thu nước 1.200x1.200mm, 99 chiếc và 4 cửa xả. Do Công ty PTHT KCN tỉnh Bắc
Giang xây dựng hoàn thành năm 2006.
Khu Đồng Vàng:
Hệ thống thốt nước mưa bằng BTCT, có đậy nắp đan bằng BTCT. Nước mưa trước
khi thoát ra mương tiêu nước được thu gom qua các hố ga thu nước cách nhau 30m, sử
dụng cống B400, B500, B600, độ dốc i=0,25% do Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt
Nam, Công ty Cổ phần Công nghiệp Delco, Công ty TNHH Fuhong Precision
Component xây dựng năm 2008, với tổng chiều dài khoảng 3.440m. Hố ga thu nước
1.000x1.000mm, 65 chiếc và 3 cửa xả.
* Hệ thống thốt nước thải
Khu Đình Trám:
13
Nước thải được xử lý cục bộ ở từng nhà máy trước khi thải vào hệ thống thoát nước
thải của KCN chảy qua hệ thống cống BTCT Ф 300mm ÷ Ф 500mm với chiều dài
6.173m. Trạm xử lý nước thải có cơng suất 2.000m3/ngày đêm. Nước thải sau khi
được xử lý đạt QCVN 40:2011, cột B, được thải ra kênh T6, nối với sơng Thương.
Khu Đồng Vàng:
Hệ thống thốt nước thải bên khu Đồng Vàng: Hệ thống thoát nước làm bằng bê tông
cốt thép, các tuyến nhánh D300, D400 và D600 chạy song song theo chiều dọc của
tuyến đường và đổ vào cống chính D800, có tổng chiều dài khoảng 1.080m. Nước thải
phát sinh của các Nhà máy tự xử lý đạt QCVN 40:2011, cột B đối với nước thải sản
xuất và QCVN 14:2008, cột B đối với nước thải sinh hoạt. Sau đó được xả vào kênh
thốt nước chung của Khu Đồng Vàng dọc theo quốc lộ 1A ra sơng Thương.
c. Hệ thống xử lý nước thải
KCN Đình Trám có trạm xử lý nước thải tập trung, CCN Đồng Vàng chưa có hệ thống xử
lý nước thải tập trung.
1.3.1.3 Hiện trạng sản xuất trong KCN Đình Trám, Đồng Vàng
Hiện tại, có 103 doanh nghiệp được cấp phép đầu tư vào KCN Đình Trám với mục
đích làm nhà xưởng sản xuất và văn phịng. Trong đó Khu Đình Trám có 93 doanh
nghiệp (trong đó có 17 đơn vị xây dựng nhà xưởng cho thuê và 76 đơn vị thuê lại nhà
xưởng và đất để sản xuất), Khu Đồng Vàng có 10 doanh nghiệp (trong đó có 2 đơn vị
xây dựng nhà xưởng cho thuê và 8 đơn vị thuê lại nhà xưởng và đất để sản xuất). Các
loại hình sản xuất của các đơn vị trong KCN: Các ngành sản xuất điện, điện tử, tự
động hóa; Các ngành dệt, may; Các ngành cơ khí chế tạo, lắp ráp, gia công; Các ngành
chế biến thực phẩm, dược phẩm, thức ăn chăn nuôi; Các ngành chế biến gỗ; Các ngành
sản xuất bao bì, nhựa giấy; Một số ngành dịch vụ (Dịch vụ tổng hợp, cho thuê nhà
xưởng, văn phòng…), phù hợp với Quyết định số 26/QĐ-KCN của Ban quản lý các
Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu
cơng nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang. Thời gian tới, các loại hình sản xuất của các
đơn vị trong KCN không thay đổi, các đơn vị được thể hiện chi tiết ở phụ lục [13].
14
1.3.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
1.3.2.1 Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm địa hình
Huyện Việt n nói chung nằm trong vùng tương đối thấp so với địa hình tỉnh Bắc
Giang vì địa hình của Bắc Giang thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.
Điều này được phản ánh rõ nét qua hướng dòng chảy của các con sơng chính thuộc địa
phận Bắc Giang. Địa bàn có KCN Đình Trám, huyện Việt n có địa hình tương đối
bằng phẳng, nơi tiếp giáp giữa vùng đồng bằng và đồi núi thấp với cao độ trung bình
5,2 so với mực nước biển.
Đặc điểm địa chất
Theo Báo cáo địa chất cơng trình KCN Đình trám trên cơ sở nghiên cứu và khảo sát
địa chất tại 20 lỗ khoan cho thấy khu đất gồm các lớp đất theo thứ tự từ trên xuống
dưới như sau:
Lớp 1: Là lớp đất canh tác phân bố trên toàn bộ khu đất, lớp có bề dày lớn nhất là
0,9m và mỏng nhất là 0,4m. Lớp này ít có ý nghĩa về đại chất cơng trình nhưng lại rất
quan trọng trong đánh giá về hiện trạng chất lương môi trường nền. Kết quả khảo sát
chất ượng lớp này có thấy: hầu hết các thông số đánh giá ô nhiễm đất đều thấp hơn
giới hạn cho phép.
Lớp 2: Lớp sét pha màu xám trắng, xám vàng, nâu trắng, trạng thái dẻo cứng, chiều
dày thay đổi từ 2,2 – 2,3m.
Lớp 3: Lớp sét pha màu xám xanh, xám ghi, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng, chiều
dày thay đổi 3,6-7,1 m.
Lớp 4: Lớp cát hạt mịn đến trung, màu xám xanh đến xám ghi, trạng thái xốp, chiều
dày thay đổi từ 3,4-10,8 m.
Lớp 5: Lớp đá sét bột kết màu xám đen, đen phong hóa trung bình, chặt axit, chiều dày
chưa xác định.
Nói chung, các lớp đất đá đều có khả năng chịu tải cao, đặc biệt là lớp đá sét bột kết
màu xám đen là lớp có khả năng chịu tải rất cao. Với các cơng trình có qui mơ và tải
15