Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY AVA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.93 KB, 20 trang )

: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN
KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY
AVA
1. Đánh giá chung về thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền
tại công ty AVA
1.1. Nhận xét chung về kết quả đạt được của hoạt động kiểm toán tại công
ty AVA
Trong hơn một năm qua, từ khi thành lập Công ty TNHH Tư vấn Kế toán
và Kiểm toán Việt Nam đạt được những thành công nhất định, khẳng định vị trí
của mình trên thị trường kiểm toán Việt Nam. Nhờ có phương pháp kiểm toán
kiểm toán khoa học và bài bản, đội ngũ Ban Giám đốc giàu kinh nghiệm và
nhiệt huyết cùng với đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn nên công ty không chỉ
gây được uy tín với khách hàng mà còn cả với bạn bè và đồng nghiệp. Điều này
thể hiện rõ ở khối lượng khách hàng và chất lượng kiểm toán của công ty.
Phương pháp kiểm toán mà công ty áp dụng dựa trên cơ sở lý thuyết kiểm toán,
tuân thủ các chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế cũng như ở Việt Nam, dựa
vào cơ sở đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng. Công ty đã và đang
đóng góp vào sự phát triển của kế toán và kiểm toán Việt Nam.
1.1.1. Bài học kinh nghiệp rút ra từ quá trình hoạt động kiểm toán
- Bài học về đánh giá rủi ro
Trong phương pháp kiểm toán của mình, công ty rất chú trọng đến việc
đánh giá rủi ro để có những phương pháp kiểm toán và thu thập bằng chứng
thích hợp. Qua quá trình tìm hiểu rủi ro được xác định các quy trình nghiệp vụ
chủ yếu của khách hàng trong từng chu trình, được thực hiện ngay từ khi tìm
hiểu khách hàng và trong suốt quá trình kiểm toán liên tục đánh giá lại để đảm
bảo chất lượng của cuộc kiểm toán. Điều đó giúp công ty tiết kiệm được chi phí
kiểm toán cũng như kịp thời phát hiện những vấn đề mới và có phương hướng
kịp thời điều chỉnh.
Với chu trình bán hàng và thu tiền, KTV của công ty luôn quan tâm đến
các nhóm nghiệp vụ về doanh thu, các khoản phải thu và việc ghi sổ các khoản
phải thu, doanh thu, việc KSNB các khoản thu, nguyên nhân khách hàng không


thu hồi được các khoản phải thu và việc phải xoá sổ các khoản phải thu khó đòi,
việc lập dự phòng đối các khoản phải thu…
Việc phân tích rủi ro là cần thiết đối với tất cả các chu trình và đặc biệt
cần thiết đối với chu trình bán hàng - thu tiền do đây là chu trình quan trọng,
đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động SXKD của khách hàng. Phương pháp kiểm
toán mà công ty áp dụng một cách thống nhất theo tiêu chuẩn chung hướng dẫn
KTV thu thập đầy đủ bằng chứng để có những kết luận kiểm toán đúng đắn.
- Bài học về cách thu thập bằng chứng
Việc thu thập bằng chứng đáng tin cậy là nguồn quan trọng để có thể đưa
ra kết luận kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán KTV luôn phải linh hoạt để có
thể tìm ra các bằng chứng có hiệu lực. Điều đó đồng nghĩa với việc KTV luôn
phải biết vận dụng nhiều phương pháp khác nhau để thu thập bằng chứng và
điều đó làm tăng tính tin cậy của bằng chứng kiểm toán. Đối với khoản mục
doanh thu, phải thu khách hàng kiểm toán viên luôn kết hợp nhiều cách để thu
thập bằng chứng như kiểm tra tài liệu thu thập từ khách hàng, sử dụng các thủ
tục phân tích và tính toán lại, gửi thư xác nhận…
- Bài học về cách trình bày giấy tờ làm việc
Việc trình bày giấy tờ làm việc sao cho thật khoa học là rất cần thiết đối
với một người KTV. Nhận thức được tầm quan trọng của việc trình bày giấy tờ
làm việc trong việc hoàn thiện công việc kiểm toán và là cơ sở để đảm bảo rằng
bằng chứng thu được có tính thuyết phục cao công ty luôn quan tâm đến việc
đào tạo nhân viên hoàn thiện giấy tờ làm việc. Việc ghi chép cũng như lưu trữ
các file của từng khách hàng là rất khoa học. Trình tự thực hiện kiểm toán các
phần hành kiểm toán trong mỗi file của mỗi khách hàng đều giống nhau. Chính
nhờ thế nên việc tìm kiếm và tham chiếu đến các phần hành có liên quan cũng
như là việc soát xét lại được dễ dàng, không mất nhiều thời gian.
- Bài học về sự phân công công việc kiểm toán cho các KTV trong mỗi
cuộc kiểm toán:
Đây là một kĩ năng quan trọng đối với người làm trưởng nhóm. Việc
phân công công việc để đảm bảo sao không chồng chéo công việc, dễ dàng cho

việc tham chiếu giữa các phần hành có liên quan mật thiết đến nhau, giảm thiểu
những công việc mà người khác làm. Điều này giúp cho hiệu quả cuộc kiểm
toán được nâng cao hơn nữa tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cuộc kiểm
toán. Tại công ty công việc này được thực hiện rõ ràng và chi tiết.
Đối với phần hành bán hàng thu tiền thì người được giao làm phần hành
này sẽ kết hợp làm các phần hành như hàng tồn kho để xác định khối lượng
hàng bán ra trong kì, kết hợp với phần hành thuế để xác định doanh thu chịu
thuế giá trị gia tăng, phần hành chi phí để xác định giá vốn hàng bán…
- Bài học về xây dựng chương trình kiểm toán: tại công ty có một chương
trình kiểm toán riêng dành cho từng khoản mục trên báo cáo. Việc lập chương
trình kiểm toán chi tiết như thế sẽ giúp cho người KTV làm việc theo một trình
tự khoa học và có phương pháp để thu thập bằng chứng đầy đủ. Đối với chu
trình bán hàng thu tiền, sau khi KTV đã có những hiểu biết về bản chất chu
trình bán hàng thu tiền, đánh giá ban đầu về các sai phạm trọng yếu trong chu
trình nhằm thu thập được các bằng chứng chắc chắn để đưa ra kết luận kiểm
toán.
- Bài học về kiểm soát chất lượng kiểm toán: Công ty luôn thực hiện rất
tốt công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán. Việc phân công nhiệm vụ, lập các
thủ tục kiểm tra chi tiết, và lựa chọn mẫu kiểm toán luôn được thực hiện bởi các
KTV có trình độ cao và có kinh nghiệm. Sau khi các KTV cấp dưới thực hiện
công việc của mình luôn được soát xét trưởng nhóm và kết thúc mỗi cuộc kiểm
toán sẽ được soát xét bởi người có chức vụ cao hơn. Hơn nữa trong quá trình
kiểm toán công việc của nhân viên cấp dưới luôn được kiểm soát bởi trưởng
nhóm. Thư quản lý trước khi gửi cho khách hàng luôn được thực hiện trước khi
đến công ty khách hàng và sự phân công phụ thuộc vào năng lực chuyên môn
và kinh nghiệm làm việc của từng thành viên trong nhóm kiểm toán giúp cho
nhân viên vừa phát huy năng lực tìm tòi sáng tạo, phát huy khả năng làm việc
theo nhóm trách nhiệm kết hợp với các nhân viên khác trong nhóm bảo đảm
chất lượng và thời hạn được giao.
- Bài học về sự kết hợp các thủ tục kiểm toán khác nhau: khi tiến hành

kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền, công ty đã áp dụng các thủ tục kiểm toán
khác nhau như trắc nghiệm kiểm soát, trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trực
tiếp số dư. Với cả hai khách hàng X và Y, công ty đều thực hiện thử nghiệm
kiểm soát để đánh giá sự phù hợp về mặt thiết kế và sự vận hành liên tục, hữu
hiệu của hệ thống KSNB nhằm mục đích đánh giá rủi ro kiểm soát và từ đó có
thể giảm thiểu số lượng các công việc các công việc phải thực hiện trong trắc
nghiệm trực tiếp số dư. Đồng thời công ty cũng thực hiện thủ tục phân tích để
tìm ra những khoản mục biến động bất thường để tiến hành thủ tục kiểm tra chi
tiết số dư.
2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền
tại công ty AVA
* Đánh giá tính trọng yếu trong quá trình kiểm toán
Trọng yếu là khái niệm quan trọng của kiểm toán, xác định tính trọng yếu
là công việc rất cần thiết đối với lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình
kiểm toán. Mức trọng yếu được KTV đánh giá cho toàn bộ BCTC và phân bổ
cho từng khoản mục trên BCTC. Thông thường, KTV đánh giá mức trọng yếu
ban đầu thông qua nhận định nghề nghiệp và mức đánh giá này có thể thay đổi
trong quá trình kiểm toán. Tại công ty AVA thì việc đánh giá mức trọng yếu cần
được chi tiết hơn đối với từng khoản mục. Đặc biệt đối với khoản mục được
đánh giá là “trọng yếu” như doanh thu, các khoản phải thu, hàng tồn kho… Nếu
chỉ sử dụng mức đánh giá chung cho các chu trình khác nhau có thể dẫn đến
việc không phát hiện được đầy đủ các sai phạm trọng yếu. Để khắc phục tình
trạng này, ngay trong quá trình thu thập thông tin cơ sở về chu trình được kiểm
toán, dựa vào xét đoán nghề nghiệp, kinh nghiệm và việc phân tích từng chu
trình của KTVcó thể đánh giá mức độ trọng yếu cho toàn bộ chu trình và phân
bổ cho từng khoản mục cụ thể của chu trình. Điều này giúp cho KTV có được
nhận định chính xác hơn về mức độ trọng yếu của từng khoản mục trong từng
chu trình cụ thể.
* Phương pháp chọn mẫu kiểm toán
Tại công ty AVA, việc chọn mẫu kiểm toán vẫn chủ yếu dựa vào chủ

quan của KTV. Thông thường, việc chọn mẫu theo nguyên tắc “số lớn”, mẫu
được chọn đều là các khoản có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thể bị
sai phạm lại ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Nên việc áp dụng chọn
mẫu bằng máy tính đối với công ty là hoàn toàn có thể thực hiện được. Đội ngũ
cán bộ khoa học thông tin của công ty có những am hiểu về công nghệ hiện đại
và lĩnh vực kế toán, kiểm toán có thể thiết kế một chương trình kế toán chọn
mẫu. Mặt khác, công ty cũng có thể thuê các chuyên gia thiết kế riêng một
chương trình chọn mẫu phù hợp với điều kiện hiện tại. Trong quá trình chọn
mẫu, KTV có thể áp dụng nhiều tiêu chuẩn chọn mẫu hơn chứ không nên chú
trọng quá nhiều vào giá trị của các phần tử trong tổng thể. Sử dụng các chỉ tiêu
khác nhau để phân loại tổng thể theo nhóm như: tiêu chí về các khách hàng của
khách thể kiểm toán hoặc tiêu chí về loại hàng hoá, dịch vụ cung cấp, thời gian
tín dụng… Việc làm này có thể làm tăng tính đại diện của mẫu chọn.
Để đánh giá cỡ mẫu có hiệu quả hơn, KTV nên xem xét thêm các nhân
tố:
+ Tổng thể sai sót KTV sẵn sàng chấp nhận ( sai sót có thể bỏ qua): tổng
sai sót KTV sẵn sàng chấp nhận càng thấp, cỡ mẫu cần được chọn càng lớn.
+ Số lượng sai phạm KTV dự định sẽ phát hiện được trong tổng thể (sai
sót mong đợi): KTV dự tính các sai phạm phát hiện được trong tổng thể càng
lớn thì kích cỡ mẫu cần thiết để đưa ra mức đánh giá hợp lý về lượng sai sót
thực tế trong tổng thể càng lớn. Các nhân tố có liên quan tới sự xem xét của
KTV về sai sót mong đợi gồm bản chất của các giá trị được xác định một cách
chủ quan kết quả của thử nghiệm kiểm soát, kết quả của các thủ tục kiểm toán
được áp dụng ở cả kỳ này và kỳ trước.
Do đó, trong thời gian tới công ty cần từng bước khắc phục những hạn
chế trong chọn mẫu kiểm toán bằng cách xây dựng được một quy trình chọn
mẫu phù hợp với điều kiện của công ty trong đó có áp dụng công nghệ tin học.
Hiện nay, phần mềm thống kê tin học rất phát triển, công ty sẽ không gặp nhiều
khó khăn trong việc lựa chọn một chương trình phù hợp. Bên cạnh đó, dịch vụ
tư vấn công nghệ kế toán hiện nay cũng rất phát triển, trong những năm tới

phòng công nghệ tin học AVA cũng nên có những chính sách không ngừng
nâng cao chuyên môn của các cán bộ công nghệ thông tin. Bằng các biện pháp
hỗ trợ kinh phí cho các nhân viên đi học hoặc tham gia các hội thảo nghiên cứu
khoa học và các chương trình đào tạo, trao đổi kinh nghiệm giữa các công ty
kiểm toán sẽ giúp công ty xây dựng được những chương trình kiểm toán hiện
đại.
* Về việc thực hiện các thủ tục phân tích
Trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích, KTV nên gắn liền việc phân
tích xu hướng chung của nghành, hay của nền kinh tế nói chung hoặc dựa vào
các thông tin phi tài chính cũng có thể giúp KTV kiểm tra được tính hợp lý của
doanh thu, các khoản phải thu. Đây là việc mà còn ít công ty kiểm toán làm
được do thông tin về các chỉ tiêu chung của các ngành nghề kinh doanh vẫn còn
hạn chế. Bên cạnh đó, KTV có thể thực hiện các thủ tục sau:
+ So sánh doanh thu bán hàng, tỷ lệ lãi gộp của từng hàng hoá dịch giữa
các kỳ và giữa các tháng trong năm đồng thời so sánh với các số liệu chung của
ngành.
+ So sánh tỷ lệ doanh thu bán hàng trả lại, các khoản giảm giá trên tổng
doanh thu của kỳ này so với kỳ trước, hay giữa các tháng trong kỳ.
+ So sánh số dư tài khoản phải thu của khách hàng có giá trị lớn giữa các
kỳ để phát hiện doanh thu và các khoản phải thu có thể bị ghi khống.
+ So sánh tỉ lệ chi phí dự phòng của các khoản “nợ xấu” trên tổng doanh
thu hoặc tổng các khoản phải thu giữa kỳ này và kỳ trước để đánh giá khả năng
tài chính của khách hàng và cơ sở trích lập dự phòng cho các khoản nợ khó đòi.
Thực hiện phân tích tuổi nợ của các khoản phải thu và so sánh các khoản phải
thu lớn chưa thanh toán hoặc đã đến hạn hoặc quá hạn mà chưa thanh toán với
số dư năm trước.
Vì vậy công ty nên từng bước xây dựng một mô hình thực hiện quy trình
phân tích hợp lý, kết hợp cả các thông tin tài chính, phi tài chính và có thể áp
dụng linh hoạt trong các cuộc kiểm toán. Trước sự phát triển không ngừng của
nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới, các ngành nghề kinh doanh cũng

đang ngày một được đa dạng hoá. Điều này cũng làm tăng tính phức tạp của các
nghiệp vụ phát sinh trong chu trình bán hàng - thu tiền. Do vậy, công ty cần
phải có chính sách khuyến khích nhân viên thu thập đầy đủ thông tin về các
ngành nghề kinh doanh khác nhau và có thể tham khảo ý kiến của các chuyên
gia trong những trường hợp cần thiết. Với việc thường xuyên tăng cường kiến
thức cho nhân viên qua các khoá đào tạo chuyên sâu về kiểm toán va các lĩnh
vực khác như phân tích tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh… Công ty có
thể sớm đạt được mục tiêu xây dựng các mô hình phân tích hợp lý đối với chu
trình bán hàng - thu tiền và với các chu trình khác trong kiểm toán BCTC.
* Về việc lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là công việc đầu tiên mà KTV thực hiện trong
mỗi cuộc kiểm toán nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách
hiệu quả. Hơn thế nữa công việc này hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện kiểm
toán, giúp cho công ty kiểm toán tiết kiệm được chi phí kiểm toán mà vẫn đảm
bảo hiệu quả công tác kiểm toán. Qua hồ sơ kiểm toán của công ty cho thấy một
số hồ sơ kiểm toán không lưu trữ kế hoạch kiểm toán, hoặc có lưu trữ nhưng kế
hoạch kiểm toán không đầy đủ. Việc xây dựng kế hoạch kiểm toán của công ty
đối với các khách hàng lớn cũng tương đối tốt do giá phí kiểm toán cao, có khả
năng trang trải cho các chi phí về khảo sát và lập kế hoạch kiểm toán. Còn đối
với các khách hàng nhỏ thì việc xây dựng kế hoạch kiểm toán thường thực hiện
kém do giá phí kiểm toán khó có thể trang trải cho các chi phí khảo sát và lập kế
hoạch kiểm toán. Tình trạng này cũng xảy ra tương đối phổ biến với các công ty
kiểm toán khác. Vì vậy công ty cần phải tăng cường chỉ đạo việc thực hiện giai
đoạn lập kế hoạch kiểm toán cần được các kiểm toán viên chú trọng hơn đảm
bảo cho việc nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán và tăng độ tin cậy cho báo cáo
kiểm toán của công ty, nâng cao uy tín của công ty trên thị trường kiểm toán.
3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền
tại công ty AVA
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền
Theo NĐ 133/2005 - NĐ-CP ban hành sửa đổi nghị định 105 thì tất cả

các công ty, doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán (bao
gồm công ty TNHH một thành viên và công ty nhà nước) cần phải sửa đổi sở
hữu song trước ngày 30/4/2007. NĐ này đã tạo ra một thay đổi lớn trong hoạt
động kiểm toán của nước ta, hàng loạt các nhóm kiểm toán của các công ty lớn
thuộc sở hữu nhà nước như AASC, VACO đã tách ra khỏi công ty thành lập rất
nhiều công ty kiểm toán mới (AVA là một trong những công ty như vậy). Hơn
nữa, với sự phát triển của thị trường chứng khoán, một số người cần sử dụng
các thông tin đã được kiểm toán ngày càng tăng điều này đồng nghĩa với việc
trách nhiệm pháp lý của các công ty ngày càng tăng. Trên cơ sở đó tạo ra một
môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, đòi hỏi các công ty kiểm toán
phải không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, giảm chi phí nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua hoàn thiện các chu trình kiểm toán.
Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ công ty kiểm toán độc lập nào cũng là lợi nhuận,
nhưng để đạt được mục tiêu này thì các công ty kiểm toán phải cung cấp cho thị
trường dịch vụ kiểm toán tốt. Vì vậy, hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài
chính nói chung và chu trình bán hàng - thu tiền nói riêng là một yêu cầu tất yếu
đối với các công ty kiểm toán.
Hiện nay tại Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
Tiến trình hội nhập không chỉ về thị trường tài chính, thị trường tiền tệ nói
chung mà còn cả mở cửa và phát triển thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán.
Việc mở cửa thị trường kế toán, kiểm toán là công việc quan trọng nhất thúc

×