Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua dịch vụ bảo hiểm nhân thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 109 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN THỊ MỸ HÀ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XU HƯỚNG MUA
DỊCH VỤ BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2009

PDF processed with CutePDF evaluation edition www.CutePDF.com


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỐNG ......................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. VÕ VĂN HUY............................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................


Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. NGUYỄN THANH BÌNH...........................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC
SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 12 tháng 09 năm 2009.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TS. VÕ VĂN HUY

PDF processed with CutePDF evaluation edition www.CutePDF.com


TRƯỜNG ĐHBK – TP.HCM
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------

----------------------Tp. HCM, ngày . . . . tháng . . . . năm 200. .

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Mỹ Hà

Phái: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 21-12-1982


Nơi sinh: T.T.Huế

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

MSHV: 01707020

I- TÊN ĐỀ TÀI:
Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua dịch vụ Bảo hiểm nhân thọ
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua dịch vụ Bảo hiểm nhân thọ
- Xác định những nhân tố đại diện cho các yếu tố nêu trên
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đại diện
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: ....................................................................................
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: ....................................................................
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : PGS.TS Nguyễn Thống...................................................
........................................................................................................................................
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

(Học hàm, học vị, họ tên và chữ ký)

CN BỘ MÔN
QL CHUYÊN NGÀNH

(Ghi chú: Học viên phải đóng tờ nhiệm vụ này vào trang đầu tiên của tập thuyết
minh LV)


i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ của các thầy cơ, bạn bè và gia đình. Tơi xin được bày tỏ sự trân trọng và
lòng biết ơn sâu sắc đối với những giúp đỡ này.
Trước tiên, tôi xin cảm ơn tất cả các thầy cô trong ban giảng huấn của Khoa
Quản lý Công nghiệp, trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM – những người đã
nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ cho tơi trong suốt khố học này. Đặc biệt, tôi xin
trân trọng gủi lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Thống đã tận tình hướng dẫn tơi
thực hiện luận văn này.
Tiếp theo, tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các bạn của tôi – những người đã chia
sẽ, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và thu thập dữ liệu cho luận văn.
Cuối cùng, tôi xin được trân trọng cảm ơn gia đình tơi – những người luôn động
viên, giúp đỡ về mặt tinh thần cũng như vật chất cho tôi trong những năm tháng
học tập này.

Tp HCM, tháng 7 năm 2009
Nguyễn Thị Mỹ Hà


ii

TĨM TẮT
Ngày nay, lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ khơng còn quá xa lạ đối với chúng ta, đang
ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của đất nước. Kinh tế phát triển, nhu cầu
của con người cũng phát triển, khi đã thoả mãn được các nhu cầu cơ bản, người ta
cần các nhu cầu khác cao hơn, đó như là một sự tất yếu của sự phát triển, và Bảo
hiểm nhân thọ phát triển cùng với sự phát triển nhu cầu về sự an toàn đối với bản
thân, cũng như đối với những người thân của mình. Nghiên cứu này nhằm mục đích
xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua dịch vụ Bảo hiểm nhân thọ.

Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước định tính và định lượng. Nghiên cứu định
tính theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp với 1w5 người, trong đó bao gồm các
lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực Bảo hiểm cùng một số khách hàng nhằm tìm
hiểu, đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua Bảo hiểm của khách hàng,
ngoài ra đánh giá mức độ rõ ràng của từ ngữ và khả năng trả lời các câu hỏi. Nghiên
cứu định lượng thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi với mẫu gồm 247 khách
hàng tại Tp.HCM. Dữ liệu được sử dụng để đánh giá thang đo và kiểm định các giả
thuyết. Phân tích hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), và
phân tích hồi quy được sử dụng trong phần này. Kết quả kiểm định cho thấy các giả
thuyết đều được chấp nhận. Xu hướng mua bảo hiểm nhân thọ bị ảnh hưởng bởi lợi
ích bảo vệ, lợi ích tiết kiệm, lợi ích đầu tư, lợi ích tinh thần, ảnh hưởng của các cá
nhân và hành vi kiểm soát cảm nhận.
Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung vào cơ sở lý thuyết về tiếp thị qua việc xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua Bảo hiểm nhân thọ của khách hàng.
Hơn nữa, nó giúp các nhà quản trị ngành Bảo hiểm trong việc thiết kế sản phẩm và
hoạch định các chiến lược sản phẩm, chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, nghiên cứu vẫn cịn một số hạn chế. Nghiên cứu sử dụng mẫu thuận
tiện nên hạn chế khả năng tổng quát hóa. Nghiên cứu chỉ được thực hiện trên phạm
vi Tp. HCM, chưa tổng quát được trên phạm vi cả nước, ngồi ra cịn có thể có
nhiều yếu tố khác tác động đến xu hướng mua chưa được khai thác, tìm hiểu.


iii

ABSTRACT
Nowadays, life insurrance is not strange to us any more, is growing with the
development of the conutry. Economic’s development leads to the development of
human needs, when the basic needs are satisfied, human needs will become more
and more complicated that is indispensable for development. So the development of
Life insurrance accompanies the development needs of safety for themselves as well

as their relatives. This study aims to examine the factors influencing to life
Insurance purchasing trend.
The study was conducted by two stages of preliminary survey and main survey. The
preliminary is carried out vie face-to-face 15 people, including managers, specialists
in Insurance Industry and some customers. The purpose of this is to find out and
examine some factors influencing Insurace purchasing intention, as well as to
examine whether the questions are clear for respondents to answer or not. The main
survey is carried out vie a self-completed questionaire with a sample size of 247
customers in Ho Chi Minh city. Data is used to access the scales’s reliability and
vadility and test the hypotheses. Cronbach’s alpha analysis, exploring factor
analysis and regression analysis are applied for this stage. The result indicates that
all hypotheses are accepted. Life insurance purchasing intention is significant
effected by protection interest, economic interest, investment interest, moral
interest, influencing people and perceived behavioral control.
The result will contribute to the marketing literature by understading the factors
influencing the purchasing intention. Furthermore, it is useful reference for
Insurance management in product design and develop effective product strategies
and marketing strategies.
However, this study also has certain limits. The study uses non-probability samples,
so it is not possible to generalise from the result. It’s just taken at Ho Chi Minh city
and there are more possible factors influencing purchasing intention that are not
explored.


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN......................................................................ii
ABSTRACT...........................................................................................................iii

MỤC LỤC .............................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..........................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .....................................................................................vii
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về Bảo hiểm nhân thọ....................................................................... 1
1.1.1 Lịch sử ra đời của Bảo hiểm nhân thọ ............................................................. 1
1.1.2 Sự cần thiết của Bảo hiểm nhân thọ ................................................................ 2
1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4
1.2.1 Mục tiêu ......................................................................................................... 4
1.2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5
1.3 Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................... 5
1.4 Kết cấu của báo cáo nghiên cứu......................................................................... 5
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Giới thiệu .......................................................................................................... 6
2.2 Lý thuyết về thái độ ........................................................................................... 6
2.2.1 Mơ hình thái độ đơn thành phần (single-component attitude models).............. 7
2.2.2 Mơ hình thái độ ba thành phần (tricomponent attitude model) ........................ 7
2.2.3 Mơ hình thái độ đa thuộc tính (Multi-attitude model)...................................... 8
2.2.4 Mơ hình học thuyết hành động hợp lý ............................................................ 9
(Theory of Reasoned Action Model _ TRA)
2.2.5 Mơ hình hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior – TPB) ............... 12
2.3 Các nghiên cứu trước....................................................................................... 13


v

2.4 Đặc điểm của Bảo hiểm nhân thọ..................................................................... 15
2.4.1 Các thuộc tính của dịch vụ bảo hiểm nhân thọ ............................................. 16

2.4.2 Vai trò của cá nhân ảnh hưởng...................................................................... 17
2.4.3 Ảnh hưởng của các hành vi kiểm soát cảm nhận ........................................... 18
2.4.4 Xu hướng mua dịch vụ bảo hiểm nhân thọ.................................................... 18
2.5 Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết.............................................................. 19
2.5.1 Mơ hình nghiên cứu...................................................................................... 19
2.5.2 Các giả thuyết ............................................................................................... 19
2.6 Tóm tắt ............................................................................................................ 21
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu ........................................................................................................ 22
3.2 Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 22
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 22
3.2.2 Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 23
3.3 Các biến nghiên cứu và thang đo ..................................................................... 24
3.3.1 Đo lường nhận thức về dịch vụ bảo hiểm nhân thọ ....................................... 24
3.3.2 Đo lường chuẩn chủ quan về dịch vụ bảo hiểm nhân thọ .............................. 29
3.3.3 Đo lường hành vi kiểm soát cảm nhận .......................................................... 29
3.3.4 Đo lường thang đo ý định mua dịch vụ bảo hiểm nhân thọ............................ 30
3.4 Tóm tắt ............................................................................................................ 31
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Giới thiệu ........................................................................................................ 32
4.2 Thống kê mô tả................................................................................................ 32
4.3 Đánh giá thang đo............................................................................................ 34
4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA..................................................................... 38
4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá của thang đo Thái độ đối với BHNT ................. 38
4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA với thang đo xu hướng mua ...................... 45


vi


4.5 Kết quả phân tích............................................................................................. 46
4.5.1 Kết quả phân tích hồi quy ............................................................................. 46
4.5.2 Kiểm định giả thiết ....................................................................................... 49
4.6 Phân tích phương sai Anova ............................................................................ 50
4.7 Bàn luận kết quả .............................................................................................. 52
4.8 Tóm tắt ............................................................................................................ 53
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN
5.1 Giới thiệu ........................................................................................................ 55
5.2 Kết quả chính và đóng góp về mặt lý thuyết .................................................... 55
5.3 Hàm ý cho nhà quản trị.................................................................................... 56
5.4 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Dàn bài thảo luận tay đôi
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng
Phụ lục 3: Kết quả phân tích


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Thống kê mẫu........................................................................................ 33
Bảng 4.2: Cronbach’s Alpha của thang đo thái độ ................................................. 35
Bảng 4.3: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo xu hướng mua............................ 38
Bảng 4.4 Phân tích nhân tố ban đầu ....................................................................... 39
Bảng 4.5: Phân tích nhân tố sau khi loại biến TT17 ............................................... 41
Bảng 4.6: Phân tích nhân tố sau khi loại biến TT17 và KS25................................. 42
Bảng 4.7: Kết quả phân tích nhân tố các biến quan sát của các yếu tố độc lập ....... 42

Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố các biến quan sát của yếu tố phụ thuộc ......... 46
Bảng 4.9: Kết quả phân tích tương quan ................................................................ 46
Bảng 4.10: Bảng tổng kết các thông số của mơ hình .............................................. 47
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định phương sai ............................................................. 51
Bảng 4.12: Phân tích Anova giữa nhóm khách hàng khác nhau
về tình trạng gia đình ...........................................................................51
Bảng 4.13: Thống kê mơ tả giữa nhóm khách hàng khác nhau
về tình trạng gia đình ...........................................................................52

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Mơ hình học thuyết hành động hợp lý TRA ........................................... 12
Hình 2.2: Mơ hình hành vi hoạch định TPB........................................................... 13
Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Ánh Xuân .................................... 14
Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu đề nghị .................................................................. 19
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 23
Hình 4.1: Mơ hình hồi quy .................................................................................... 49


1

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về Bảo hiểm nhân thọ
1.1.1 Lịch sử ra đời của Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) là một hợp đồng giữa một cá nhân và một công ty bảo
hiểm nhân thọ để bảo hiểm cho bản thân mình hoặc người thân, hoặc giữa một tổ
chức với công ty bảo hiểm nhân thọ để bảo hiểm cho nhân viên của mình với mục
đích là đảm bảo an tồn tài chính cho người tham gia bảo hiểm. Khi sự kiện bảo
hiểm xảy ra, Công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ căn cứ vào điều khoản hợp đồng tương

ứng của sản phẩm mà khách hàng tham gia để chi trả quyền lợi bảo hiểm. Quyền lợi
bảo hiểm mà khách hàng sẽ nhận được ghi rõ trong Giấy chứng nhận bảo hiểm nhân
thọ.
Bảo hiểm nhân thọ được biết đến từ thế kỷ 16 và chính thức ra đời từ năm 1583,
hợp đồng bảo hiểm đầu tiên ra đời ở Anh, tuy nhiên do thiếu cơ sở kỹ thuật ngẫu
nhiên, nó giống như một trị chơi nên bị nhà thờ giáo hội lên án với lý do lạm dụng
cuộc sống con người. Sau đó do sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, cuộc sống của con
người được cải thiện rõ rệt, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ
thuật nên bảo hiểm đã có điều kiện phát triển trên phạm vi rộng lớn.
Ở Châu Á, công ty BHNT đầu tiên ra đời ở Nhật Bản (Meiji, 1868). Tại Việt Nam,
Công ty Bảo hiểm Việt Nam trước đây và Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam hiện
nay (gọi tắt là Bảo Việt) là doanh nghiệp Bảo hiểm đầu tiên, ra đời năm 1964. Kể từ
đó cho tới trước năm 1993, ở nước ta chỉ có một doanh nghiệp Bảo hiểm là Tổng
Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) trực thuộc Bộ Tài chính. Trong những năm
gần đây, dưới sự khuyến khích phát triển, đa dang hố hoạt động kinh doanh bảo
hiểm, năm 1993 Chính phủ đã ban hành nghị định về kinh doanh bảo hiểm, đây là
văn bản pháp lý chuyên ngành đầu tiên đặt nền móng cho pháp luật về bảo hiểm
trong điều kiện kinh tế thị trường.


2

Năm 1999 với sự tham gia của một số công ty BHNT có vốn nước ngồi, thị trường
BHNT Việt Nam trở nên sôi động và phong phú hơn. Đến nay,từ chỗ chỉ có duy
nhất cơng ty Bảo hiểm Bảo Việt, hiện nay trên thị trường đã có hơn 30 doanh
nghiệp đang hoạt động ở tất cả các lĩnh vực bao gồm bảo hiểm phi nhân thọ, bảo
hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm. Đây là một sự phát triển vượt bật
đối với ngành bảo hiểm tại Việt Nam.
1.1.2 Sự cần thiết của BHNT
Bảo hiểm là sự chia sẻ rủi ro giữa một số đông người với một số ít trong số họ phải

gánh chịu những rủi ro. Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, các rủi ro có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân: môi trường thiên
nhiên (bão, lụt, động đất …); tai nạn (ô tô, hàng không, tai nạn lao động…); bệnh
tật; môi trường xã hội (thất nghiệp, lạm phát,…).Bất kể là do nguyên nhân gì, khi
rủi ro xảy ra thường gây nên những khó khăn trong cuộc sống ảnh hưởng đến đời
sống bản thân, gia đình cũng như xã hội.
Sự ra đời và phát triển của BHNT đã góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển của nền
kinh tế thế giới. Ngày nay tham gia BHNT trở thành một nhu cầu tất yếu của người
dân các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Ở Châu Á, những năm
gần đây BHNT phát triển mạnh mẽ, thực hiện chức năng huy động vốn nhàn rỗi
trong dân, tạo nguồn đầu tư dài hạn cho sự phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm
cho hàng ngàn lao động.
Bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam
Với hơn 800 sản phẩm các loại, nguồn thu chủ yếu của ngành là từ phí bảo hiểm.
Mức tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm của ngành từ 1993 đến 2004 là 38%/năm.
Đóng góp của doanh thu phí bảo hiểm vào GDP cũng có tăng trưởng đáng kể. Từ
0,37% năm 1993 tăng lên 2,13% vào cuối năm 2006. Tổng số tiền bồi thường bảo
hiểm cho các tổ chức kinh tế và dân cư từ năm 2000 - 2005 đạt trên 12.300 tỉ đồng.
Dù có tăng trưởng cao, nhưng tỉ lệ đóng góp phí bảo hiểm vào GDP của Việt Nam
như vậy là khá nhỏ nếu so sánh với các nước trong khu vực. Tỷ trọng người dân


3

tham gia bảo hiểm nhân thọ hiện nay ở Việt Nam mới chỉ chiếm 4,5% dân số (trong
khi ở Nhật Bản tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ là 90%, Singapore 50%,
và ngay tại Indonesia tỷ lệ này cũng trên 10%) và số tiền tiết kiệm được người dân
dùng mua bảo hiểm nhân thọ mới chiếm 3,45% tổng số tiền tiết kiệm trong khu vực
dân cư.
Mười năm qua, ngành bảo hiểm đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển

của hệ thống tài chính nói riêng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung. Thị
trường bảo hiểm Việt Nam là một kênh quan trọng trên thị trường vốn, thể hiện tất
cả các vai trò trên thị trường tài chính. Đó là đảm bảo sự ổn định thông qua việc tập
trung và phân tán rủi ro, tăng cường ổn định tài chính trong hộ gia đình và doanh
nghiệp, huy động vốn dài hạn và đầu tư dài hạn, giảm áp lực đối với ngân sách nhà
nước thông qua hệ thống bảo hiểm xã hội.
Tuy vẫn cịn những hạn chế nhất định trong việc đóng góp một cách chủ động vào
phát triển tài chính, nhưng những hạn chế này sẽ nhanh chóng được gỡ bỏ. Với mục
tiêu chiến lược phát triển phù hợp và trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi,
ngành bảo hiểm Việt Nam sẽ tiếp tục khẳng định vai trò trong nền kinh tế.
Tiềm năng phát triển của thị trường BHNT Việt Nam
Theo phóng viên Thơng tấn xã Việt Nam tại Ln Đơn, Tập đồn tồn cầu Business
Wire ngày 5-6 công bố báo cáo "Dự báo triển vọng ngành bảo hiểm Việt Nam tới
năm 2013", nhận định rằng dù suy thối kinh tế tồn cầu, song ngành bảo hiểm
nhân thọ trên thị trường Việt Nam vẫn có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Báo cáo
nhận định thị trường bảo hiểm Việt Nam là một trong những thị trường phát triển
nhanh nhất thế giới. Với dân số 85 triệu người và mức độ thâm nhập của các cơng
ty nước ngồi đứng ở mức dưới 10%, lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ có một tiềm năng
phát triển to lớn tại thị trường Việt Nam. Bất chấp suy thối kinh tế tồn cầu, Việt
Nam vẫn thu hút mạnh nguồn đầu tư nước ngoài từ các nước như Nhật Bản và Hàn
Quốc. Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư quốc tế cũng đang "xếp hàng" để vào thị trường


4

Việt Nam. Tập đoàn toàn cầu Business Wire nhận định, bảo hiểm nhân thọ tại Việt
Nam sẽ tăng trưởng ở mức 11% tính theo năm trong giai đoạn 2009 - 2013.
Thị trường BHNT Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng
Dù thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam khơng cịn trong giai đoạn tăng trưởng
phi mã của những ngày đầu tiên, nhưng tiềm năng của thị trường này vẫn rất lớn..

Ông Liao Chih Chiang, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty bảo hiểm Cathay, cho
rằng, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ dân số trẻ cao nhất thế giới, với
hơn 54% nằm trong độ tuổi dưới 30 và thu nhập bình quân đầu người ngày càng
được nâng cao. Đây chính là những điểm hấp dẫn các nhà cung cấp bảo hiểm.
Tính đến nay, đã có 21 doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngồi đang hoạt động
tại Việt Nam. Việc mở cửa thị trường bảo hiểm đã kích thích các doanh nghiệp
trong nước mở rộng kinh doanh. Thống kê cho thấy, năm 2008, đầu tư trở lại nền
kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt xấp xỉ 59.000 tỷ đồng.
1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu
Với các phân tích và trình bày ở trên, ta thấy rằng việc nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định mua dịch vụ bảo hiểm nhân thọ là cần thiết và hữu ích cho
các hoạt động tiếp thị cũng như quá trình hoạch định chiến lược của các công ty
Bảo hiểm.
Như vậy mục tiêu nghiên cứu sau đây được đặt ra:
(1) Tìm hiểu thái độ của người tiêu dùng đối với các thuộc tính của dịch vụ
bảo hiểm nhân thọ
(2) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua dịch vụ bảo hiểm nhân
thọ


5

1.2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng được chọn nghiên cứu là các người tiêu dùng đã từng mua dịch vụ bảo
BHNT và chưa từng mua dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, và tập trung vào giới nhân
viên văn phịng, những người có thu nhập ổn định và khá. Do giới hạn về thời gian
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu được chọn trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.3 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu này đem lại một số ý nghĩa về lý thuyết cũng như thực tiễn cho

các doanh nghiệp kinh doanh BHNT. Cụ thể:
(1) Giúp cho các công ty bảo hiểm biết rõ hơn về các thành phần tạo nên thái độ
của khách hàng đối với dịch vụ bảo hiểm nhân thọ.
(2) Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua dịch
vụ bảo hiểm nhân thọ của khách hàng.Từ đó giúp các nhà quản lý của các
cơng ty bảo hiểm nhân thọ có thể xây dựng các kế hoạch tiếp thị cũng như
hoàn thiện các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn.
(3) Cuối cùng kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung vào cơ sở lý thuyết về tiếp
thị. Nó có thể là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực
bảo hiểm nhân thọ nói riêng và lĩnh vực bảo hiểm nói chung trong việc khảo
sát các yếu tố ảnh hưởng lên xu hướng mua dịch vụ bảo hiểm của khách
hàng.
1.4 Kết cấu của báo cáo nghiên cứu
Báo cáo nghiên cứu này được chia thành năm chương. Chương 1 này nhằm giới
thiệu tổng quan về bài nghiên cứu. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết và các
nghiên cứu trước. Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu để kiểm định thang
đo và các giả thuyết. Chương 4 trình bày các kết quả phân tích và thảo luận về kết
quả. Chương 5 tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, những đóng góp, hàm ý
của nghiên cứu cho nhà quản trị cũng như những hạn chế của nghiên cứu để định
hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.


6

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Giới thiệu
Chương 1 giới thiệu tổng quan về bài nghiên cứu. Chương 2 này nhằm hệ thống cơ
sở lý luận cho nghiên cứu, các nghiên cứu trước và mơ hình nghiên cứu được đề

nghị. Chương 2 gồm các nội dung sau (1) Lý thuyết về thái độ; (2) Các nghiên cứu
trước; (3) Mơ hình nghiên cứu được đề nghị.
2.2 Lý thuyết về thái độ
Thái độ là một sự biểu lộ về cảm giác tinh thần mà nó phản ánh những đánh giá tiêu
cực hay tích cực đối với một đối tượng nào đó (sản phẩm, dịch vụ …). Như là một
kết quả của các quá trình tâm lý, thái độ khơng thể quan sát một cách trực tiếp
nhưng nó có thể được suy ra từ những lời nói hoặc hành vi của con người.
Có nhiều quan điểm về thái độ, theo Gordon Allport (1970) “Thái độ là một trạng
thái thiên nhiên về nhận thức (learned) để phản ánh việc thích hay khơng thích một
đối tượng cụ thể nào đó”.
Trong nghiên cứu này, đối tượng chính là dịch vụ bảo hiểm nhân thọ. Nhận thức
chính là kiến thức hay sự hiểu biết của khách hàng có được thông qua những kinh
nghiệm đã sử dụng qua dịch vụ hoặc từ việc tiếp nhận và phân tích những thơng tin
thu thập được có liên quan đến dịch vụ BHNT. Từ đó, khách hàng biểu lộ việc thích
hay khơng thích dịch vụ BHNT.
Việc nhận biết được thái độ của khách hàng đối với một sản phẩm cụ thể sẽ giúp
chúng ta suy ra được phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm đó trong tương lai.
Chẳng hạn như, nếu một người khơng thích dịch vụ BHNT thì chúng ta cũng khơng
mong đợi rằng người đó sẽ mua dịch vụ BHNT. Và ngược lại, nếu một khi đã thích
dịch vụ BHNT thì người đó sẽ hình thành ý định mua dịch vụ này.


7

2.2.1 Mơ hình thái độ đơn thành phần (single-component attitude models)
Mơ hình thái độ đơn thành phần cho rằng sự ưa thích của người tiêu dùng đối với
dịch vụ thường được xem là thái độ của người tiêu dùng đối với dịch vụ đó. Mơ
hình này có ưu điểm tiết kiệm thời gian, thiết kế bảng câu hỏi đơn giản và thực hiện
nghiên cứu không phức tạp. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là khơng cung cấp đầy
đủ và sâu sắc các yếu tố ảnh hưởng đến sự đánh giá của khách hàng. Chẳng hạn, có

hai khách hàng đáng giá cùng một mức đo lường sự yêu thích dịch vụ bảo hiểm
nhân thọ, tuy nhiên, khách hàng A thích dịch vụ vì nó mang lại lợi ích tiết kiệm dài
hạn cịn khách hàng B thì thích dịch vụ vì nó mang lợi ích bảo vệ khách hàng trước
những rủi ro. Do vậy, mơ hình này chỉ cho thấy cả hai khách hàng đều thích dịch vụ
bảo hiểm nhân thọ nhưng khơng giải thích được các yếu tố tác động lên sự u thích
đó.
Ngồi ra, mơ hình thái độ đơn thành phần cũng khơng giải thích được mối quan hệ
giữa sự ưa thích và xu hướng tiêu dùng dịch vụ của khách hàng.
Những nhược điểm của mơ hình thái độ đơn thành phần được khắc phục bởi mơ
hình Thái độ đa thuộc tính. Mơ hình này vẫn xem thành phần sự ưa thích là thái độ
nhưng nó có mối liên kết với thành phần nhận thức và xu hướng mua – là những
thành phần có ảnh hưởng quan trọng đến thành phần sự ưa thích.
2.2.2 Mơ hình thái độ ba thành phần (tricomponent attitude model)
Theo Schiffman và Kanuk (1987), thái độ được miêu tả gồm ba thành phần: Nhận
thức (cognitive), cảm xúc hay sự ưa thích (affective) và xu hướng hành vi
(conative).
Thành phần nhận thức liên quan đến sự hiểu biết (knowlegde) và niềm tin (belief)
của một cá nhân về đối tượng. Nhận thức dựa trên kiến thức hay sự hiểu biết của
khách hàng về dịch vụ thông qua những thông tin nhận được liên quan đến dịch vụ
và kinh nghiệm của khách hàng có được khi sử dụng dịch vụ, từ đó hình thành niềm
tin của khách hàng đối với dịch vụ. (Ví dụ, bảo hiểm nhân thọ mang lại sự an tâm
về tài chính để bù đắp những rủi ro cho khách hàng).


8

Thành phần cảm xúc hay sự ưa thích đại diện cho cảm giác chung của khách hàng
về việc thích hay khơng thích một đối tượng. Thành phần này thể hiện sự ưa thích
nói chung về đối tượng chứ khơng phân biệt từng thuộc tính của đối tượng. (Ví dụ,
tơi thích bảo hiểm nhân thọ). Sự đánh giá một cách chung chung này có thể chỉ là

mơ hồ, hoặc có thể chỉ là kết quả của việc đánh giá chung về sản phẩm dựa trên vài
thuộc tính. Cảm xúc thường được đề cập đến như là một thành phần chủ yếu của
thái độ. Thật vậy, một số nhà nghiên cứu xem thành phần này chính là thái độ và
hai thành phần còn lại mang chức năng hỗ trợ hoặc phục vụ cho thành phần cảm
xúc.
Thành phần xu hướng hành vi hay còn gọi là ý định mua được thể hiện qua xu
hướng tiêu dùng của khách hàng. Họ có thể có xu hướng tiêu dùng hay không tiêu
dùng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ. Xu hướng tiêu dùng là một yếu tố quyết định hành
vi tiêu dùng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ. (Ví dụ, tơi sẽ mua dịch vụ bảo hiểm nhân
thọ).
Như vậy, thái độ của người tiêu dùng đối với dịch vụ bảo hiểm nhân thọ bao gồm
ba thành phần chính: nhận thức về dịch vụ, thích thú về dịch vụ và xu hướng tiêu
dùng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ.
2.2.3 Mơ hình thái độ đa thuộc tính (Multi-attitude model)
Mơ hình thái độ đa thuộc tính được Fishbein và Ajzen xây dựng năm 1975. Trong
mơ hình này, thái độ của khách hàng được định nghĩa như là việc đo lường nhận
thức (hay còn gọi là niềm tin) của khách hàng đối với một dịch vụ đặc biệt hoặc đo
lường nhận thức của khách hàng về các thuộc tính của dịch vụ. Khách hàng có thái
độ ưa thích nói chung đối với những dịch vụ mà họ đánh giá “dương tính” và họ có
thái độ khơng thích đối với những dịch vụ mà họ đánh giá “âm tính”.
Mơ hình này tập trung vào nhận thức của khách hàng đối với các thuộc tính của
dịch vụ. Mức độ nhận thức về dịch vụ nói lên khả năng người tiêu dùng có thể nhận
biết và phân biệt đặc điểm các thuộc tính của dịch vụ. Khi một người tiêu dùng
quyết định tiêu dùng một dịch vụ nào đó, trước tiên họ phải nhận biết được dịch vụ


9

đó. Nhận biết dịch vụ là điều cần thiết nhưng chưa đủ, người tiêu dùng cịn thể hiện
sự thích thú của mình đối với dịch vụ thơng qua việc đánh giá các thuộc tính của

dịch vụ. Người tiêu dùng có thái độ “dương tính” hay “âm tính” về dịch vụ có thể
chỉ dựa vào một hoặc vài đặc điểm nào đó mà họ cho là quan trọng đối với việc tiêu
dùng.
Mơ hình thái độ đa thuộc tính của Ajxen và Fishbein đã làm sáng tỏ mối tương quan
giữa nhận thức và sự thích thú. Sự ưa thích về dịch vụ là kết quả của quá trình đo
lường niềm tin của người tiêu dùng đối với các thuộc tính của dịch vụ. Khi đó, họ
thường có xu hướng tiêu dùng dịch vụ mà mình thích thú. Mỗi một niềm tin gắn
liền với một thuộc tính của sản phẩm. Thái độ của khách hàng đối với dịch vụ bảo
hiểm nhân thọ sẽ phụ thuộc vào những niềm tin mà khách hàng có được đối với
từng thuộc tính của dịch vụ bảo hiểm nhân thọ.
Như vậy, nhận thức là thành phần đầu tiên của thái độ. Nếu một người tiêu dùng thể
hiện sự ưa thích đối với dịch vụ bảo hiểm nhân thọ thì trước tiên họ phải nhận biết
được dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và các thuộc tính cốt lõi của dịch vụ. Sự ưa thích
chính là kết quả các đánh giá dương tính của người tiêu dùng về các thuộc tính của
dịch vụ bảo hiểm nhân thọ. Từ đây sẽ hình thành xu hướng tiêu dùng dịch vụ, hay
nói cách khách họ sẽ mua dịch vụ bảo hiểm nhân thọ trong thời gian tới.
Lợi ích của mơ hình đa thuộc tính này là mơ tả được những điểm mạnh và điểm yếu
của dịch vụ từ việc đánh giá những thuộc tính của dịch vụ. Từ đó, đưa ra những
thay đổi cụ thể đối với dịch vụ và hoạch định những chiến lược marketing để hỗ trợ
nó.
2.2.4 Mơ hình học thuyết hành động hợp lý
(Theory of Reasoned Action Model _ TRA)
Mô hình TRA được xây dựng từ năm 1967, được hiệu chỉnh và mở rộng từ đầu
những năm 70 bởi Ajzen và Fishbein (1980). Nó miêu tả sự sắp đặt tồn diện của
các thành phần thái độ được hợp nhất vào một cấu trúc để dẫn đến việc dự đoán tốt


10

hơn và giải thích tốt hơn về hành vi. Lý thuyết này hợp nhất các thành phần nhận

thức, sự ưa thích và xu hướng mua.
Mơ hình TRA giải thích chi tiết hơn mơ hình đa thuộc tính. Fishbein và Ajzen
(1975) đã nhìn nhận rằng thái độ của khách hàng đối với đối tượng khơng thể ln
liên quan một cách có hệ thống đối với hành vi của họ. Và vì thế họ đã mở rộng mơ
hình này để có mối quan hệ tốt hơn về niềm tin và thái độ của người tiêu dùng thì
ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng. Mơ hình TRA giải thích các hoạt động phía sau
hành vi. Mơ hình này cho thấy xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất về
hành vi tiêu dùng.
Nếu nhà nghiên cứu người tiêu dùng chỉ muốn quan tâm đến việc dự đốn hành vi
mua, họ có thể đo lường xu hướng mua một cách trực tiếp (sử dụng các thang đo xu
hướng mua). Nhưng nếu nhà nghiên cứu quan tâm hơn nữa về sự hiểu biết các yếu
tố cơ bản góp phần đưa đến xu hướng mua thì họ sẽ phải xem xét các yếu tố dẫn
đến xu hướng mua là thái độ và thái độ chủ quan của khách hàng.
Thái độ trong mơ hình TRA có thể được đo lường tương tự như thái độ trong mơ
hình Thái độ đa thuộc tính. Người tiêu dùng xem dịch vụ như là một tập hợp các
thuộc tính với những khả năng đem lại những ích lợi tìm kiếm và thoả mãn nhu cầu
khác nhau. Họ sẽ chú ý nhiều nhất đến những thuộc tính sẽ mang lại cho họ những
ích lợi tìm kiếm. Hầu hết người tiêu dùng đều xem xét một số thuộc tính nhưng
đánh giá chúng có tầm quan trọng khác nhau. Nếu ta biết trọng số tầm quan trọng
mà họ gán cho các thuộc tính đó thì ta có thể đốn chắc chắn hơn kết quả lựa chọn
của họ.
Để hiểu rõ được xu hướng mua, chúng ta phải đo lường thành phần chủ quan mà nó
ảnh hưởng đến xu hướng mua của người tiêu dùng. Chuẩn chủ quan có thể được đo
lường một cách trực tiếp thông qua việc đo lường cảm xúc của người tiêu dùng về
phía những người có liên quan (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…) sẽ nghĩ gì về
dự định mua của họ, những người này thích hay khơng thích họ mua dịch vụ đó.
Đây là sự phản ánh việc hình thành thái độ chủ quan của họ.


11


Mức độ của thái độ những người ảnh hưởng đến xu hướng mua của người tiêu dùng
phụ thuộc vào hai điều: (1) mức độ mãnh liệt ở thái độ phản đối hay ủng hộ của
những người có ảnh hưởng đối với việc mua sản phẩm của người tiêu dùng và (2)
động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những người có ảnh hưởng
này.
Thái độ phản đối của những người ảnh hưởng càng mạnh và người tiêu dùng càng
gần gũi với những người này thì càng có nhiều khả năng người tiêu dùng điều chỉnh
xu hướng mua dịch vụ của mình. Và ngược lại, mức độ ưa thích của người tiêu
dùng đối với dịch vụ sẽ tăng lên nếu có một người nào đó được người tiêu dùng ưa
thích cũng ủng hộ việc mua dịch vụ này. Chẳng hạn, nếu người chồng rất thích dịch
vụ bảo hiểm nhân thọ thì người vợ sẽ có xu hướng mua dịch vụ bảo hiểm nhân thọ.
Mơ hình TRA là một loạt các liên kết những thành phần thái độ. Thái độ không ảnh
hưởng mạnh hoặc trực tiếp đến hành vi mua. Tuy nhiên, thái độ có thể giải thích
trực tiếp được xu hướng mua. Xu hướng mua thể hiện trạng thái xu hướng mua hay
không mua một sản phẩm trong thời gian nhất định. Trước khi tiến đến hành vi mua
thì xu hướng mua đã được hình thành trong suy nghĩ của người tiêu dùng. Vì vậy,
xu hướng mua là yếu tố dự đoán tốt nhất hành vi mua của khách hàng.
Hình 2.1 trình bày mơ hình TRA, mơ hình này giải thích mối liên hệ giữa thái độ và
hành vi mua


12

Niềm tin đối với những
thuộc tính sản phẩm
Thái độ
Đo lường niềm tin đối với
những thuộc tính của sản
phẩm


Niềm tin về những người
ảnh hưởng
Sự thúc đẩy làm theo ý
muốn của những người
ảnh hưởng

Xu hướng
mua

Chuẩn chủ
quan

Hình 2.1 Mơ hình Học thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein
Nguồn: Schiffman và Kanuk, Cosumer behavior, Prentice – Hall International
Edition, 3rded, 1987, trang 279
2.2.5 Mơ hình hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior – TPB)
Mơ hình TPB được Azjen khắc phục nhược điểm của TRA (1985) bằng cách thêm
vào một biến nữa là “hành vi kiểm sốt cảm nhận”. Nó đại diện cho các nguồn lực
cần thiết của một người để thực hiện một cơng việc bất kỳ. Mơ hình TPB được xem
như tối ưu hơn đối với TRA trong việc dự đoán và giải thích hành vi của người tiêu
dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu.
Ajzen (1991) đã tập trung vào khái niệm kiểm soát hành vi được cảm nhận như là
niềm tin của một người về sự khó khăn hay dễ dàng ra sao trong việc thực hiện một
hành vi. Một người nghĩ rằng anh ta hoặc cô ta sở hữu càng nhiều nguồn lực và cơ
hội thì người đó dự báo càng có ít các cản trở và do đó sự kiểm sốt hành vi của
người đó càng lớn. Ajzen cho rằng các nhân tố kiểm sốt có thể là bên trong của
một người (kỹ năng, kiến thức,…) hoặc là bên ngồi người đó (thời gian, cơ hội, sự



13

phụ thuộc vào người khác,…), trong số đó nổi trội là các nhân tố thời gian, giá cả,
kiến thức (Olsen 2002).

Thái độ

Chuẩn chủ quan

Xu hướng mua

Hành vi kiểm sốt
cảm nhận

Hình 2.2 Mơ hình hành vi hoạch định TPB
Nguồn: website của Ajzen: />2.3 Các nghiên cứu trước
Theo nghiên cứu của Truett et al. (1990), nghiên cứu về nhu cầu bảo hiểm tại Mỹ và
Mexico, cho thấy nhu cầu bảo hiểm phụ thuộc vào mức phí bảo hiểm, mức thu
nhập, các yếu tố nhân khẩu học (tuổi, học vấn ). Nhu cầu bảo hiểm cao ở độ tuổi từ
25 đến 62, tỉ lệ thuận với thu nhập và trình độ học vấn.
Nghiên cứu của Browne et al. (1993) tại 45 nước cho thấy nhu cầu về sự an toàn thu
nhập và an toàn xã hội ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu bảo hiểm nhân thọ. Ngoài ra
yếu tố lạm phát cũng ảnh hưởng đến nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ.
Năm 2003, Ward et al. và sau đó là Beck et al. đã thực hiện nghiên cứu tại một số
nước Châu Á, nhu cầu bảo hiểm nhân thọ ở Châu Á ảnh hưởng mạnh bởi nhu cầu
tiết kiệm, học vấn. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng, thu nhập cao và tỉ lệ lạm
phát thấp đẩy mạnh nhu cầu bảo hiểm.
Năm 2004, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ánh Xuân tại thành phố Hồ Chí Minh,
ý định mua dịch vụ bảo hiểm nhân thọ ảnh hưởng bởi lợi ích bảo vệ của bảo hiểm
nhân thọ, và do ảnh hưởng của các nhóm tham khảo như gia đình, bạn bè, đồng



14

nghiệp. Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng “Thuyết hành động hợp lý” TRA để
giải thích cho hành vi mua của khách hàng, với mơ hình được đề nghị như sau:

Lợi ích bảo vệ
Lợi ích tiết kiệm
Lợi ích đầu tư
Lợi ích tinh thần

Ý định mua BHNT

Mức độ ủng hộ của
gia đình
Mức độ ủng hộ của
bạn bè, đồng nghiệp

Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Ánh Xn


15

2.4 Đặc điểm của Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ được hiểu như là một sự bảo đảm, một hình thức tiết kiệm và
mang tính chất tương hỗ, chia sẽ rủi ro giữa một số đông người với một vài người
trong số họ không may phải gánh chịu tổn thất. Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ bao
gồm những đặc điểm sau:
1. Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm dịch vụ: bởi vì sản phẩm bảo hiểm

có đặc điểm khơng hiện hữu, nó có tính vơ hình.
2. Sản phẩm có lợi nhuận xê dịch: do khả năng sinh lợi của một sản phẩm phụ
thuộc vào mức độ rủi ro của đối tượng tham gia bảo hiểm.
3. Một sản phẩm dễ bắt chước: một hợp đồng bảo hiểm, dẫu là bản gốc vẫn
không thể cấp bằng phát minh, không thể được bảo hộ.
4. Về phương diện tâm lý: khi tham gia một hợp đồng bảo hiểm cũng như mua
một loại hàng hố nhưng người mua chỉ muốn đề phịng và hạn chế rủi ro
chứ hồn tồn khơng muốn rủi ro, tổn thất xảy ra để nhận được bồi thường.
Khi tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, người tiêu dùng sẽ nhận được những
lợi ích từ dịch vụ bảo hiểm nhân thọ như sau:
1. Tham gia bảo hiểm nhân thọ là mua sự an tâm vì khách hàng sẽ có được
nguồn tài chính đảm bảo trong trường hợp khơng may bị tử vong hay bị
thương tật toàn bộ vĩnh viễn, dẫn đến mất nguồn thu nhập. Bằng cách đó,
bảo hiểm nhân thọ góp phần ổn định cuộc sống gia đình.
2. Tham gia bảo hiểm nhân thọ để tích luỹ cho những kế hoạch tương lai. Hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ giúp cho mỗi người, mỗi gia đình có kế hoạch tài
chính dài hạn, thực hiện tiết kiệm thường xuyên và có hiệu quả, như để dành
tiền cho con đi học, cho con một số vốn để vào đời, hoặc có thể mua xe, mua
nhà, vui hưởng cuộc sống sau khi về hưu, v.v…
Ngồi ra, bảo hiểm nhân thọ cịn mang lại lợi ích cho xã hội như:


×