Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả quản lý dự án áp dụng cho các dự án xây dựng dân dụng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 131 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN QUÍ NGUYÊN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH QUẢ QUẢN LÝ
DỰ ÁN – ÁP DỤNG CHO CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG DÂN DỤNG
Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 11 năm 2009


i

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN QUÍ NGUYÊN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH QUẢ QUẢN LÝ
DỰ ÁN – ÁP DỤNG CHO CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG DÂN DỤNG
Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 11 năm 2009


ii

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học:………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Cán bộ chấm nhận xét 1:…………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Cán bộ chấm nhận xét 2:…………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày…..tháng…..năm 2009


iii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp.HCM, ngày 22 tháng 06 năm 2009

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: NGUYỄN Q NGUN

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 12/03/1983

Nơi sinh: Tp. Hồ Chí Minh

Chun ngành: Cơng nghệ và quản lý xây dựng
Khóa (Năm trúng tuyển): 2006
1- TÊN ĐỀ TÀI: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH QUẢ QUẢN LÝ DỰ
ÁN – ÁP DỤNG CHO CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM

2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thành quả quản lý dự án và các tiêu chí đánh giá
sự thành cơng của dự án xây dựng dân dụng.

- Lựa chọn một mô hình nghiên cứu trước đây để đo lường mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố đến sự thành công của dự án xây dựng dân dụng.
- Đưa ra các kiến nghị, biện pháp nhằm nâng cao sự thành công của dự án xây dựng
dân dụng.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

22/06/2009

4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 31/11/2009
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. CAO HÀO THI
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


iv

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này tơi đã nhận được rất nhiều hỗ trợ từ phía nhà trường, gia
đình và bạn bè thân thuộc.
Xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Cao Hào Thi, người đã tận tình hướng dẫn tơi
trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn quý Thầy Cô khoa Công Nghệ và Quản Lý Xây Dựng trường Đại Học Bách
Khoa TP.HCM đã truyền đạt nhiều kiến thức quý báu cho tơi hồn tất khóa học vừa qua.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn cha mẹ, gia đình và bạn bè thân thiết đã hỗ trợ tôi về
mặt tinh thần và cung cấp những thông tin quý giá cho đề tài nghiên cứu của luận văn

này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2009
Người thực hiện luận văn
Nguyễn Quí Nguyên


v

TĨM TẮT
Sự thành cơng của dự án đóng một vai trị quan trọng trong q trình hoạt động của
cơng ty, góp phần phát triển lâu dài và bền vững cho các cơng ty. Đối với các dự án xây
dựng nói chung và các dự án trong lĩnh vực xây dựng dân dụng nói riêng, những thành
quả của cơng tác quản lý dự án có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của dự án. Hơn
nữa, ở Việt Nam, trong thời gian gần đây có nhiều sự kiện liên quan đến sự thất bại của
các dự án xây dựng dân dụng. Mặc dù trước đây đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài
nước về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành cơng của dự án nhưng chưa có nghiên cứu
riêng nào tập trung đánh giá riêng cho sự thành công của các dự án xây dựng dân dụng ở
Việt Nam. Nhằm góp phần đem lại sự phát triển lâu dài, bền vững cho các công ty,
nghiên cứu này xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thành quả quản lý dự án và các tiêu
chí thành cơng của dự án, đồng thời đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này lên
sự thành công của dự án. Từ đó đưa ra các kiến nghị, biện pháp nhằm làm tăng mức độ
thành công của dự án xây dựng dân dụng.
Nghiên cứu gồm 2 giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu
sơ bộ nhằm điều chỉnh và bổ sung các thang đo để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến
thành quả quản lý dự án và các tiêu chí thành cơng của dự án, được thực hiện thông qua
kỹ thuật phỏng vấn sâu với kích thước mẫu là 10. Nghiên cứu chính thức được thực hiện
thông qua bản câu hỏi, dữ liệu được thu thập từ 150 dự án xây dựng dân dụng ở khu vực
kinh tế trọng điểm phía Nam. Dữ liệu được sử dụng để đánh giá độ tin cậy, độ giá trị của
thang đo và kiểm định mơ hình nghiên cứu. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha, nhân
tố khám phá và phân tích hồi qui đa biến được áp dụng ở giai đoạn này. Kết quả nghiên

cứu đã khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến thành quả quản lý dự án, bao gồm năng lực
của nhà quản lý dự án, năng lực của các thành viên tham gia dự án, sự hỗ trợ từ tổ chức,
tính ổn định của các yếu tố bên ngồi và đặc tính của dự án có ảnh hưởng tích cực lên sự
thành công của dự án.
Kết quả nghiên cứu là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý dự án và các
tổ chức hoạt động trong lĩnh vực dự án xây dựng dân dụng nhằm có định hướng, chính
sách để nâng cao thành quả của dự án.


vi

ABSTRACT
The project success plays an important role of organization's activities, contributes to
the long-term development and stability for organizations. Civil construction projects,
critical success factors in project management have significant effects on the project’s
activities. Moreover, in Vietnam, there were many events relating to the failure of
civil projects in recent times. Although there were many studies about factors which
affect project success, the situation has been not focused on civil contruction project
yet. To help organizations have more long accomplishment and unshakeable, this
study determines success factors of project managers and project success criteria,
measures the effects of sucess factors on project management and proposes some
petitions and methods to enhance the civil contrucstion project success.
The study has conducted through 2 stages of pilot survey and main survey. The purpose
of the pilot survey is to explore, adjust and complete the scales used to success factors of
project management and project success criteria. It is carried out via in-depth interview
with sample size of 10. The main survey is carried out via interview technique with
questionnaire, sample size of 150 civil construction projects in the Southern Key
Economic Zone. Data is used to access the scales’ reliability and validity, as well as test
the theoretical framework. Cronbach’s alpha analysis, exploring factor analysis and
multi regression analysis are applied for this stage. The results indicated that effect

success factors of project management include the Support from Organizations,
Members Competencies, the stability of the external environment, Manager
Competencies and Characteristisc of the project demonstrate a significant positive
influence project success.
The result will be a useful reference for project managers and organizations in the area
in orienting and making policies in order to improve civil contruction project success.


vii

MỤC LỤC
TÓM TẮT ...........................................................................................................................v
ABSTRACT ...................................................................................................................... vi
MỤC LỤC........................................................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... xi
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. xiii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................1
1.1Lý do hình thành đề tài....................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................3
1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................................................................3
1.5 Bố cục của luận văn .......................................................................................................3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................5
2.1 Một số lý thuyết về quản lý dự án..................................................................................5
2.1.1 Dự án ...........................................................................................................................5
2.1.2 Quản lý dự án ..............................................................................................................5
2.1.3 Nhà quản lý dự án .......................................................................................................5
2.1.4 Tiêu chí đánh giá sự thành công của dự án.................................................................8
2.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án ............................................10
2.1.6 Lược khảo các mơ hình nghiên cứu ..........................................................................14

2.2 Mơ hình nghiên cứu đề nghị và các giả thuyết ............................................................17
2.2.1 Những tiêu chí đánh giá sự thành cơng của dự án ....................................................17
2.2.2 Những yếu tố liên quan đến môi trường bên ngoài...................................................17


viii

2.2.3 Những yếu tố liên quan đến năng lực nhà quản lý dự án và thành viên tham gia dự
án ........................................................................................................................................19
2.2.4 Những yếu tố liên quan đến tổ chức .........................................................................20
2.2.5 Những yếu tố liên quan đến đặc trưng của dự án .....................................................21
2.3 Tóm tắt .........................................................................................................................24
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................26
3.1 Thiết kế nghiên cứu......................................................................................................26
3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ ......................................................................................................26
3.1.2 Nghiên cứu chính thức ..............................................................................................28
3.2 Phân tích dữ liệu...........................................................................................................30
3.2.1 Giới thiệu...................................................................................................................30
3.2.2 Phương pháp phân tích nhân tố.................................................................................30
3.2.2.1 Khái niệm phương pháp phân tích nhân tố ............................................................30
3.2.2.2 Một số tham số quan trọng trong phân tích nhân tố ..............................................31
3.2.2.3 Mục đích của phân tích nhân tố .............................................................................32
3.2.2.4 Phân tích ma trận tương quan ................................................................................33
3.2.2.5 Mơ hình nhân tố .....................................................................................................34
3.2.2.6 Cách rút trích nhân tố.............................................................................................34
3.2.2.7 Xoay các nhân tố....................................................................................................35
3.2.2.8 Tiêu chí để xác định số lượng nhân tố rút được trích ............................................35
3.2.2.9 Tiêu chí để đánh giá ý nghĩa của factor loadings...................................................36
3.2.3 Phương pháp phân tích hồi qui đa biến.....................................................................37
3.2.3.1 Khái niệm phương pháp phân tích hồi qui đa biến ................................................37

3.2.3.2 Một số tham số thống kê trong phân tích hồi qui đa biến......................................38


ix

3.3 Tóm tắt .........................................................................................................................39
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................40
4.1 Phân tích dữ liệu...........................................................................................................40
4.1.1 Kiểm định thang đo...................................................................................................40
4.1.1.1 Độ tin cậy ...............................................................................................................40
4.1.1.2 Tính đúng đắn ........................................................................................................41
4.1.2 Các bước phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS 16.0 .............................................41
4.2 Kết quả phân tích tần suất và thống kê mơ tả các biến định tính.................................42
4.3 Kết quả phân tích tần suất các biến định lượng ...........................................................44
4.4 Phân tích tương quan....................................................................................................46
4.4.1 Sự tương quan giữa các biến phụ thuộc ....................................................................46
4.4.2 Sự tương quan giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập ....................................46
4.4.3 Sự tương quan giữa các biến độc lập ........................................................................49
4.4.4 Tóm tắt ......................................................................................................................52
4.5 Kiểm định thang đo......................................................................................................52
4.5.1 Phân tích độ tin cậy ...................................................................................................52
4.5.2 Phân tích nhân tố.......................................................................................................55
4.5.3 Tóm tắt ......................................................................................................................60
4.6 Kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết........................................................61
4.6.1 Phân tích tương quan.................................................................................................62
4.6.2 Phân tích hồi qui........................................................................................................62
4.6.3 Kiểm định giả thuyết.................................................................................................69
4.7 Tóm tắt .........................................................................................................................76
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................78



x

5.1 Các kết quả chính .........................................................................................................78
5.2 Những đóng góp, ý nghĩa thực tiễn và kiến nghị.........................................................79
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.......................................................................82
CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................83
PHỤ LỤC A: BẢN CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHỤ LỤC B: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU


xi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1

Những đóng góp của các đối tượng liên quan................................................8

Bảng 2.2

Mười yếu tố ảnh hưởng đến thành công dự án ............................................12
theo Pinto và Slevin (1987)

Bảng 2.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công dự án
trong các nghiên cứu trước đây ....................................................................13

Bảng 2.4


Tóm tắt các giả thuyết ..................................................................................24

Bảng 4.1

Các bước phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS .........................................41

Bảng 4.2

Loại dự án .....................................................................................................42

Bảng 4.3

Chủ đầu tư dự án...........................................................................................42

Bảng 4.4

Qui mô của dự án..........................................................................................43

Bảng 4.5

Ngân sách của dự án .....................................................................................43

Bảng 4.6

Cấu trúc tổ chức của dự án ...........................................................................44

Bảng 4.7

Giai đoạn dự án.............................................................................................44


Bảng 4.8

Kết quả phân tích tần suất các biến định lượng............................................45

Bảng 4.9

Sự tương quan giữa các yếu tố sự thành công của dự án .............................46

Bảng 4.10 Sự tương quan giữa các yếu tố môi trường
và sự thành công của dự án...........................................................................47
Bảng 4.11 Sự tương quan giữa các yếu tố năng lực nhà quản lý dự án
và sự thành công của dự án...........................................................................47
Bảng 4.12 Sự tương quan giữa các yếu tố năng lực thành viên
tham gia dự án và sự thành công của dự án..................................................48
Bảng 4.13 Sự tương quan giữa các yếu liên quan đến tổ chức
và sự thành công của dự án...........................................................................49
Bảng 4.14 Sự tương quan giữa các yếu tố thuộc về mơi trường bên ngồi ...................50


xii

Bảng 4.15 Sự tương quan giữa các biến thuộc nhóm năng lực nhà quản lý..................50
Bảng 4.16 Sự tương quan giữa các biến thuộc nhóm năng lực thành viên dự án..........51
Bảng 4.17 Sự tương quan giữa các yếu tố thuộc về tổ chức..........................................51
Bảng 4.18 Kết quả kiểm định thanh đo..........................................................................54
Bảng 4.19 Kết quả kiểm định thang đo mơi trường bên ngồi sau khi loại biến...........55
Bảng 4.20 KMO và Bartlett’s Test của các biến độc lập...............................................56
Bảng 4.21 Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập ..................................................57
Bảng 4.22 Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập (lần 2) ......................................58

Bảng 4.23 KMO và Bartlett’s Test của các biến độc lập...............................................59
Bảng 4.24 Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc ............................................60
Bảng 4.25 KMO và Bartlett’s Test của biến phụ thuộc ................................................60
Bảng 4.26 Tóm tắt thang đo các biến trong mơ hình hồi qui đa biến............................61
Bảng 4.27 Kết quả phân tích tương quan giữa các biến trong phân tích hồi qui...........62
Bảng 4.28 Kết quả phân tích hơi qui đa biến Mơ hình 1 ...............................................63
Bảng 4.29 Kết quả phân tích hồi qui đa biến Mơ hình 2 ...............................................64
Bảng 4.30 Kết quả phân tích hồi qui đa biến Mơ hình 3 ...............................................66
Bảng 4.31 Tóm tắt kết quả phân tích hồi qui các Mơ hình 1,2 và 3 ..............................67
Bảng 4.32 Kết qua phân tích hồi qui đa biến Mơ hình 4 ...............................................68
Bảng 4.33 Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết.....................................................77


xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Vị trí của nhà quản lý dự án .............................................................................7
Hình 2.2 Mối liên hệ giữa 3 yếu tố là chi phí, thời gian và chất lượng...........................7
Hình 2.3 Mười tiêu chí ảnh hưởng đến thành cơng dự án.............................................12
Hình 2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến thành cơng hay thất bại của dự án............................14
Hình 2.5 Nhân tố ảnh hưởng đến thành cơng của dự án ...............................................15
Hình 2.6 Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến thành cơng của dự án...............................16
Hình 2.7 Sự ổn định của mơi trường bên ngồi và sự thành cơng của dự án................18
Hình 2.8 Năng lực nhà quản lý dự án và sự thành công của dự án ...............................20
Hình 2.9 Năng lực thành viên dự án và sự thành cơng của dự án.................................20
Hình 2.10 Sự hỗ trợ từ tổ chức và sự thành công của dự án ...........................................21
Hình 3.1 Qui trình nghiên cứu.......................................................................................27
Hình 3.2 Sơ đồ thể hiện phương pháp phân tích nhân tố ..............................................33



1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Chương 1 sẽ trình bày lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,
ý nghĩa thực tiễn của đề tài và bố cục của luận văn.
1.1 Lý do hình thành đề tài
Sau thời kỳ đổi mới, bắt đầu nền kinh tế thị trường, Việt Nam dần có những tiến bộ
đáng kể về các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế…đặc biệt là nền kinh tế nước ta từng
bước hội nhập và trở thành niềm tự hào khi mức tăng trưởng luôn nằm trong nhóm dẫn
đầu của thế giới. Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2006-2010 bước đầu mang lại những
kết quả khả quan thông qua các chỉ số kinh tế xã hội năm 2008 như: tổng sản phẩm thu
nhập quốc dân GDP tăng 6.23%; trong đó ngành cơng nghiệp và xây dựng chiếm tỷ
trọng 39.91%. Mặc dù tốc độ tăng GDP năm 2008 chỉ là 6.23%, thấp hơn so với năm
2007 là 2.25% và thấp hơn 0.77% so với kế hoạch điều chỉnh nhưng trong bối cảnh
khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng như vậy cũng là một thành tựu lớn để giữ
vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Đây là nền tảng cho cơng cuộc
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Nhắm
đến mục tiêu GDP tăng trưởng hơn 8% trong những năm tiếp theo thì các lĩnh vực cơng
nghiệp và xây dựng; dịch vụ thương mại được ưu tiên hàng đầu.
(Nguồn: />
Ngành xây dựng Việt Nam nói riêng trong những năm gần đây cũng đã có những đổi
mới đáng khích lệ. Nhiều dự án quy mô đã và đang được tiến hành trên khắp các tỉnh
thành trong cả nước. Với vai trò nòng cốt phát triển kinh tế đất nước, dựa trên nền tảng
cơ sở vật chất hạ tầng đầy đủ, công nghiệp xây dựng cần đẩy mạnh phát triển mang lại
hiệu quả kinh tế lớn nhất có thể. Tuy nhiên, do những đặc thù phức tạp của ngành mà
phần lớn các dự án xây dựng tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng đều gặp phải những trở ngại và khó khăn từ lúc bắt đầu hình thành dự án, thi cơng
xây dựng cho đến khi hồn thành đưa vào sử dụng.



2

Theo Mac Callum M. (2000), ngành xây dựng được nhận xét như “Một ngành kinh
doanh hấp dẫn với nhiều rủi ro, đòi hỏi các bên tham gia phải nỗ lực và quyết tâm cao.
Việc hoàn thành một dự án đúng theo tiến độ và chi phí kế hoạch thật khó khăn và đáng
ngạc nhiên”
Trong thời gian gần đây, đã có rất nhiều cơng trình dân dụng được xây dựng với qui mơ
ngày càng lớn, điển hình là các dự án cao ốc trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê,
chung cư cao cấp phần nào đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân. Bên
cạnh đó cũng có rất nhiều sự kiện liên quan đến sự thất bại của các dự án xây dựng dân
dụng, điển hình là dự án cao ốc văn phòng Pacific, cao ốc văn phịng cho th Tân
Hồng Thân, cơng trình căn hộ Saigon Residences, tòa nhà 86 Nguyễn Thị Minh Khai
Q.3 … Vấn đề kiểm sốt chi phí, thời gian, chất lượng đã và đang là vấn đề bức xúc của
các bên tham gia dự án. Đối với chủ đầu tư, sự thất bại đồng nghĩa với việc sụt giảm về
lợi nhuận đầu tư, danh tiếng và thương hiệu. Còn với đơn vị Tư vấn, niềm tin của Chủ
đầu tư mất đi và theo đó là sự ra đi của những khách hàng tương lai. Nhà thầu xây dựng
cũng phải gánh chịu những hậu quả xấu do thiệt hại về tài chính và hơn thế nữa là bị
mất uy tín của cơng ty.
Mặc dù trước đây đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng
đến sự thành công của dự án như nghiên cứu của Pinto và Slevin (1988), Belassi và
Tukel (1996), Cao Hào Thi (2006)… nhưng chưa có nghiên cứu nào tập trung đánh giá
riêng cho sự thành công của các dự án xây dựng dân dụng. Vì vậy đó là lý do hình thành
đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả quản lý dự án - Áp dụng cho các dự án
xây dựng dân dụng ở Việt Nam”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Sự thành cơng của dự án đóng một vai trị quan trọng trong q trình hoạt động của
cơng ty, góp phần phát triển lâu dài và bền vững cho các công ty. Với mục đích mang lại
sự thành cơng cho dự án, nghiên cứu này nhằm đáp ứng các mục tiêu sau:
− Xác định các yếu tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá sự thành cơng của các dự án

xây dựng dân dụng.


3

− Lựa chọn một mơ hình nghiên cứu đã có từ những nghiên cứu trước đây để đo lường
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự thành công của dự án xây dựng dân dụng.
− Đưa ra các kiến nghị, biện pháp nhằm nâng cao sự thành công của các dự án xây
dựng dân dụng ở Việt Nam.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu trong phạm vi:
− Khu vực được chọn để thu thập số liệu phục vụ mục tiêu nghiên cứu là các khu vực
trọng điểm phía Nam, có tiềm lực phát triển kinh tế mạnh, có nhiều dự án triển khai
thực hiện….Cho nên phạm vi nghiên cứu sẽ tập trung vào 4 tỉnh/thành phố:
TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Dương.
− Các dự án xây dựng dân dụng đã được thực hiện trong 10 năm gần đây từ năm 1998
đến 2008, sau thời kỳ đổi mới.
− Thành phần tham gia trả lời bản câu hỏi là những thành viên đã tham gia thực hiện
các dự án nói trên.
− Thời gian thực hiện đề tài từ 22-6-2009 đến 30-11-2009.
1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Với mục tiêu nghiên cứu như trên, đề tài có ý nghĩa thực tiễn như sau:
− Đối với doanh nghiệp, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự
án giúp cho các doanh nghiệp có thể có các định hướng, chính sách, nguyên tắc quản
lý phù hợp nhằm đạt được sự thành công của dự án.
− Đối với nhà quản lý dự án, kết quả nghiên cứu còn giúp cho các nhà quản lý dự án
cải thiện, khắc phục được những thiếu sót để mang đến thành công cho dự án mà họ
quản lý.
1.5 Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn này được chia thành 5 chương. Chương 1 giới thiệu về tổng quan

của nghiên cứu. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về dự án, quản lý dự án, nhà quản lý


4

dự án, sự thành công của dự án, các nghiên cứu trước đây có liên quan đến nghiên cứu
và lựa chọn mơ hình lý thuyết cho nghiên cứu. Chương 3 trình bày phương pháp nghiên
cứu để kiểm định thang đo, mơ hình lý thuyết và các giả thuyết đề ra. Chương 4 trình
bày phương pháp phân tích và kết quả nghiên cứu. Chương 5 tóm tắt những kết quả
chính của nghiên cứu, những đóng góp của nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn cũng như
những hạn chế của nghiên cứu để định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.


5

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương 2 sẽ giới thiệu các lý thuyết về dự án, quản lý dự án, nhà quản lý dự án, các yếu
tố ảnh hưởng thành quả quản lý dự án, sự thành công của dự án, các mơ hình lý thuyết
đã được nghiên cứu trước đây. Đây chính là cơ sở để lựa chọn mơ hình nghiên cứu từ đó
đề xuất các giả thuyết của mơ hình.
2.1 Một số lý thuyết về quản lý dự án
2.1.1 Dự án
Dự án là một nỗ lực nhất thời được đảm nhận để tạo nên một sản phẩm hay một dịch vụ
duy nhất. Nhất thời có nghĩa là mỗi dự án đều có một khởi đầu xác định và một kết thúc
xác định. Duy nhất có nghĩa là qua một số cách phân biệt, sản phẩm hay dịch vụ này đều
có sự khác biệt so với những sản phẩm hay dịch vụ khác (Project Management Body of
Knowledge-PMBOK, 2004).
Dự án là một q trình bao gồm các cơng việc, nhiệm vụ có liên quan với nhau, được
thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về thời gian,

nguồn lực và ngân sách (Cao Hào Thi, 2004). Đây là một định nghĩa về dự án ở nghĩa
rộng rãi nhất.
2.1.2 Quản lý dự án
Quản lý dự án là sự áp dụng kiến thức, các kỹ năng, công cụ và công nghệ vào các hoạt
động của dự án để đạt được các yêu cầu của dự án (PMBOK, 2004).
Quản lý dự án là một quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm sốt các cơng việc
và nguồn lực để hồn thành mục tiêu đã định đó là đạt được kết quả về chất lượng kỹ
thuật, chi phí tài chính và thời gian (Cao Hào Thi, 2004).
2.1.3 Nhà quản lý dự án
Sự tồn tại của tính khơng chắc chắn kết hợp với những kinh nghiệm hạn chế và khó
khăn trong khi tìm kiếm dữ liệu đã làm cho việc quản lý dự án phải là một sự kết hợp


6

của nghệ thuật, khoa học và tư duy logic. Kiến thức rộng là một yêu cầu đặc biệt quan
trọng đối với nhà quản lý dự án bởi vì hầu hết các dự án đều liên quan đến các khía cạnh
về tài chính, tiếp thị, tổ chức. Các bộ phận liên quan đến các khía cạnh này cần có sự
tương tác một cách rõ ràng, sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Nếu nhà quản lý dự án
không tạo ra và duy trì sự phối hợp tốt giữa các bộ phận thì kế hoạch có thể khơng được
hồn thành và khơng đáp ứng được mục tiêu đã đề ra.
Vai trò của nhà quản lý dự án có thể bắt đầu ở những thời điểm khác nhau trong chu kỳ
hoạt động của dự án. Có nhà quản lý dự án tham gia từ lúc bắt đầu, giúp lựa chọn dự án,
hình thành tổ dự án, và thương lượng các hợp đồng. Có những người bắt đầu ở giai đoạn
trễ hơn và được yêu cầu điều hành kế hoạch mà họ không tham gia trong giai đoạn hình
thành nó. Mặc dù bắt đầu ở những thời điểm khác nhau nhưng các nhà quản lý đều phải
giải quyết các vấn đề cơ bản như tiến độ thực hiện, ngân sách, phân bổ và quản lý nguồn
lực, mối quan hệ con người và thương lượng.
Vấn đề thiết yếu và có lẽ là phần cơng việc khó khăn nhất của nhà quản lý dự án là sự
chú ý tới tồn bộ bức tranh mà khơng được làm tổn hại đến những chi tiết quan trọng

nào. Nhà quản lý dự án phải phân tích đánh đổi các khía cạnh khác nhau trong mỗi
quyết định liên quan đến dự án (Cao Hào Thi, 2004).
Để hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình, nhà quản lý dự án phải thấy được 3 điều.
Thứ nhất là vị trí của nhà quản lý dự án trong bối cảnh chung của dự án như ở Hình 2.1.
Thứ hai là các mối tác động chính của các bên tham gia vào dự án như ban lãnh đạo của
tổ chức, nhà quản lý chức năng, tổ dự án, khách hàng, nhà thầu phụ, nhà tư vấn, cơ quan
chính quyền và các tổ chức khác. Thứ ba là những đóng góp của các đối tượng liên quan,
những đóng góp này được thể hiện chi tiết ở Bảng 2.1.
Từ Hình 2.1, ta nhận thấy nhà quản lý dự án luôn sống trong một thế giới đầy mâu thuẫn.
Các mâu thuẫn này xuất phát từ các dự án cạnh tranh về nguồn lực, mâu thuẫn giữa các
thành viên trong dự án, khách hàng muốn thay đổi yêu cầu và các nhà quản lý của tổ
chức “mẹ” muốn giảm chi phí. Như vậy nhà quản lý giỏi sẽ phải giải quyết tốt những
mâu thuẫn này (Cao Hào Thi, 2004).


7

Tổ chức mẹ
(Parent Organization)

Tổ dự án
(Project Team)

Người thụ hưởng từ dự án
(Client/Beneficiary)

Hình 2.1 Vị trí của nhà quản lý dự án
Trách nhiệm của nhà quản lý dự án là phải cân đối được mối liên hệ có tính đánh đổi
giữa 3 yếu tố là chi phí, thời gian và chất lượng, mối quan hệ này được thể hiện trong
Hình 2.2.


Chi phí

Mối quan hệ

Thời gian

Chất lượng

Hình 2.2 Mối liên hệ giữa 3 yếu tố là chi phí, thời gian và chất lượng


8

Bảng 2.1 Những đóng góp của các đối tượng liên quan
Vai trị

Đóng góp
Định nghĩa, hoạch định, kiểm sốt, điều khiển dự án, cụ thể:
- Quản lý các mối quan hệ giữa người và người trong các tổ chức
của dự án

Nhà quản lý
dự án

- Phải duy trì sự cân bằng giữa chức năng quản lý và kỹ thuật của
dự án
- Đương đầu với rủi ro trong quá trình quản lý dự án
- Đảm bảo các điều kiện ràng buộc của dự án


Tổ dự án

Những kỹ năng và nỗ lực để thực hiện các nhiệm vụ

Nhà lãnh đạo

Quyền lực (thẩm quyền), hướng dẫn, duy trì những ưu tiên của dự án

Khách hàng

Những yêu cầu của sản phẩm và ngân quỹ
Hỗ trợ trong việc xây dựng chính sách cơng ty và cung cấp nguồn
lực để hoàn thành mục tiêu đã đề ra trong điều kiện giới hạn của dự

Nhà quản lý
chức năng

án, cụ thể:
- Làm thế nào để hoàn thành mục tiêu?
- Nhiệm vụ được hồn thành ở đâu?

2.1.4 Tiêu chí đánh giá sự thành công của dự án
Sự thành công của dự án hay thành quả quản lý dự án thường được đo lường bằng các
tiêu chí thời gian, chi phí và chất lượng. Điều đó có nghĩa một dự án được gọi là quản lý
thành công nếu đạt được chất lượng mong muốn, trong thời gian và chi phí cho phép.


9

Sidwell (1983) đánh giá một dự án dựa trên nhiều tiêu chí được sử dụng phổ biến.

Những tiêu chí này bao gồm thời gian, chi phí, tính thẩm mỹ, chất lượng, chức năng, sự
thỏa mãn khách hàng và mối quan hệ đồng nghiệp.
Tuy nhiên, 3 thành phần là chi phí, thời gian và chất lượng được tiếp cận để đánh giá sự
thành công của dự án đối với Pinto và Slevin (1988) là chưa đủ, mà sự thỏa mãn khách
hàng được xem như là một tiêu chí quan trọng để đánh giá dự án.
Freeman và Beale (1992) đưa ra 7 tiêu chí chính được dùng để đo lường sự thành cơng
của dự án. Trong đó 5 tiêu chí: thành quả về kỹ thuật, hiệu quả của sự thực hiện, sự đáp
ứng mục tiêu chiến lược về tổ chức và quản lý, sự trưởng thành của con người và thành
quả kinh doanh và khả năng của nhà sản xuất là những tiêu chí được dùng thường xuyên.
Theo Wateridge (1995), khi nhà quản lý dự án công nghệ thông tin nhận định một dự án
không đáp ứng ngân sách và kế hoạch là một dự án thất bại. Điều này muốn nói là
những nhà quản lý dự án đang tập trung vào những tiêu chí ngắn hạn liên quan đến “q
trình” của dự án và chú trọng vào việc đáp ứng những ràng buộc về thời gian và ngân
sách. Như thế là họ đã phản đối những tiêu chí dài hạn liên quan đến “sản phẩm”, chẳng
hạn như việc bàn giao hệ thống đồng thời làm thỏa mãn người sử dụng.
Shenhar et al. (1997) đã cho rằng cần thiết để hiểu hai thành phần của sự thành cơng của
dự án đó là sự thành công quản lý dự án hoặc sự thành cơng sản phẩm hay cả hai. Yếu
tố chi phí, thời gian và chất lượng có thể được xem như là sự đo lường hiệu quả bên
trong của sự thành công quản lý dự án, thì sự thành cơng sản phẩm được quan tâm đến
sự hiệu quả bên ngoài của dự án.
Baccarini (1999) cho rằng sự thành công của dự án bao gồm 2 thành phần, một là sự
thành công quản lý dự án, hai là sự thành công sản phẩm. Sự thành công quản lý dự án
tập trung vào giai đoạn thực hiện dự án mà cụ thể là đáp ứng mục tiêu chi phí, thời gian
và chất lượng. Sự thành công sản phẩm là sự đạt được hiệu quả của sản phẩm cuối cùng
của dự án và quan trọng nhất là sự thỏa mãn khách hàng. Những thành phần của sự
thành cơng của dự án có thể là sự thành công quản lý dự án hay thành công sản phẩm
hay cả hai.


10


Lim và Mohamed (1999) đã đề xuất một giải pháp đánh giá sự thành công dự án qua hai
quan điểm: vĩ mô và vi mô. Quan điểm vĩ mô về thành cơng của dự án là trả lời câu hỏi:
Có phải khái niệm ban đầu của dự án đã đạt được? Nếu trả lời có, các dự án đó thành
cơng. Nếu trả lời không, dự án là không thành công hoặc thất bại. Hạn chế theo quan
điểm vĩ mô là chỉ cho biết được khái niệm ban đầu của dự án có đạt được hay khơng
trong giai đoạn hoạt động của dự án. Nó phụ thuộc vào người sử dụng và các bên liên
quan. Khi người dùng hài lòng, dự án được coi là thành công. Quan điểm vi mô về thành
cơng dự án thì xem xét tại giai đoạn thực hiện dự án và các bên liên quan trong việc xây
dựng. Hai tiêu chí để xác định dự án thành cơng theo quan điểm vĩ mơ là: hồn thành và
sự hài lịng. Trong khi tiêu chí hồn thành dự án là đủ để xác định dự án thành công theo
quan điểm vi mô.
Theo Kerzner (2001), dự án thành công được định nghĩa là hồn thành các cơng việc
trong giới hạn của chi phí, thời gian và chất lượng. Với định nghĩa này, dự án thành
công bao gồm các yếu tố sau:
• Trong giới hạn thời gian cho phép
• Trong giới hạn ngân sách cho phép
• Đạt được mức độ phù hợp của yêu cầu kỹ thuật
• Với những thay đổi tối thiểu trong qui mơ
• Đạt được sự chấp nhận, hài lòng của khách hàng/ người sử dụng.
Từ các quan điểm trên, nghiên cứu này sử dụng 4 tiêu chí về thời gian, chi phí, chất
lượng và sự thỏa mãn khách hàng để đánh giá sự thành công của dự án xây dựng dân
dụng (Shenhar, 1997; Baccarini, 1999; Cao Hào Thi, 2006).
2.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án
Thành công của các dự án xây dựng dân dụng trong nghiên cứu này sẽ tập trung vào bốn
tiêu chí: chi phí, thời gian, chất lượng và sự thỏa mãn khách hàng. Thành công sẽ được
xác định bằng mức độ thành quả đạt được.


11


Trong ba thập kỷ qua việc tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng đến dự án đã được thực hiện.
Và hầu hết các nghiên cứu đầu tiên tập trung vào việc xác định những yếu tố gây thất
bại dự án hơn là thành công.
Avots (1969) nhận ra những nguyên nhân của sự thất bại của dự án và đưa ra nguyên
nhân chính của sự thất bại này chính là sự chọn lựa nhà quản lý dự án không đúng, sự
kết thúc dự án ngồi ý muốn và khơng có sự hỗ trợ của cấp quản lý cao nhất.
Hughes (1986) đã kết luận rằng một dự án thất bại bởi vì những ngun tắc quản lý
khơng thích hợp, chẳng hạn như việc tưởng thưởng những hành động sai trái và thiếu sự
tuyên truyền những mục tiêu.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu gần đây không tập trung vào việc nghiên cứu những
nguyên nhân của sự thất bại dự án mà họ tập trung vào việc nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến sự thành cơng của dự án vì họ cho rằng việc nhận ra những nguyên nhân thất
bại chưa chắc đảm bảo mang lại sự thành công.
Dvir, et al (1998) gợi ý rằng yếu tố ảnh hưởng đến thành công của dự án không được
phổ quát cho tất cả các loại dự án. Sự thành công của các loại khác nhau bị ảnh hưởng
bởi tập hợp các yếu tố khác nhau. Vì vậy, việc áp dụng nghiên cứu cho một dự án cụ thể
là phương pháp thích hợp để tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng đến thành công cho dự án.
Pinto và Slevin (1987) đã cho rằng sự thành công của một dự án phụ thuộc vào 10 yếu
tố thể hiện trong Hình 2.3, đó là nhiệm vụ và mục tiêu dự án, sự ủng hộ của lãnh đạo,
lập kế hoạch dự án, tham vấn với khách hàng, vấn đề đội ngũ, vấn đề kỹ thuật, sự chấp
nhận của khách hàng, kiểm sốt và phản hồi, trao đổi thơng tin và xử lý trở ngại. Nghiên
cứu chỉ xác định các yếu tố ảnh hưởng quan trọng, mà không đo lường mức độ ảnh
hưởng của chúng lên sự thành công của dự án. Nghiên cứu chỉ xác định các yếu tố ảnh
hưởng quan trọng, mà không đo lường mức độ ảnh hưởng của chúng lên sự thành công
của dự án. Nghiên cứu cũng đã không xác định mối liên hệ, tương tác giữa các yếu tố
với nhau nhưng cũng đã đế nghị một số tương quan cơ bản giữa các yếu tố này. Bảng
2.2 mơ tả tóm tắt 10 yếu tố quan trọng.



×