Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU, RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.81 KB, 24 trang )

Bước 1
Chuẩn bị kiểm toán
Bước 2
Thực hiện công việc kiểm toán
Bước 3
Kết thúc công việc kiểm toán
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU, RỦI RO
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU, RỦI RO
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1.1. Vị trí của đánh giá trọng yếu, rủi ro trong quy trình kiểm toán báo
cáo tài chính
Mỗi công ty kiểm toán có quy định riêng về quy trình kiểm toán để đảm
bảo thực hiện được mục tiêu riêng của công ty. Tuy nhiên, tất cả đều cần đảm
bảo mục tiêu chung là một cuộc kiểm toán chất lượng cao, do đó, một cuộc
kiểm toán nói chung tuân theo trình từ gồm 3 bước chính như sau:
Sơ đồ 1.1: Trình tự kiểm toán tài chính
Thông thường, trọng yếu và rủi ro được coi là bước công việc cần thiết để
kiểm toán viên lập kế hoạch kiểm toán, thiết kế chương trình kiểm toán trong
bước chuẩn bị kiểm toán. Trên thực tế, đánh giá trọng yếu, rủi ro được thực hiện
Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Thu thập thông tin cơ sở
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và thiết kế chương trình kiểm toán
trong suốt cuộc kiểm toán, cả ở bước chuẩn bị kiểm toán và thực hiện kiểm
toán. Cụ thể như sau:
1.1.1.1. Đánh giá trọng yếu, rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán bao gồm những bươc công việc theo trình tự
sau:
Sơ đồ 1.2: Trình tự công việc chuẩn bị kiểm toán


Đánh giá trọng yếu, rủi ro là một bước trung gian trong chuẩn bị kiểm toán.
Có thể nói mục đích của công việc chuẩn bị kiểm toán là lập kế hoạch kiểm
toán, thiết kế chương trình kiểm toán. Để thiết kế chương trình kiểm toán phù
hợp, kiểm toán viên cần tiến hành đánh giá rủi ro, xác định mức trọng yếu đối
với từng khách hàng cụ thể. Các bước công việc như chuẩn bị kế hoạch kế toán,
thu thập thông tin cơ sở, thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
cũng nhằm cung cấp thông tin cho công việc đánh giá trọng yếu, rủi ro.
1.1.1.2. Đánh giá trọng yếu, rủi ro trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Giai đoạn thực hiện kiểm toán bao gồm các thủ tục kiểm toán cụ thể như
sau:
- Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
- Thực hiện thủ tục phân tích
- Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết.
Khi tiến hành các thủ tục kiểm toán trên, kiểm toán viên sẽ hiểu rõ hơn về
khách hàng, những hiểu biết đó có thể khác với những đánh giá ban đầu của
kiểm toán viên trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Khi đó, kiểm toán viên
cần tiến hành đánh giá lại trọng yếu, rủi ro kiểm toán để thay đổi chương trình
kiểm toán cho phù hợp. Như vậy, đánh giá trọng yếu, rủi ro có thể được thực
hiện bất kỳ lúc nào trong giai đoạn thực hiện kiểm toán nếu kiểm toán viên xét
thấy cần thiết.
1.1.2. Vai trò của đánh giá trọng yếu, rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài
chính
Kiểm toán viên đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán nhằm lập kế hoạch
kiểm toán, thiết kế chưong trình kiểm toán. Để thấy được vai trò của quy trình
đánh giá trọng yếu, rủi ro trong một cuộc kiểm toán, trước hết cần thấy được vai
trò của giai đoạn lập kế hoạch, thiết kế chương trình kiểm toán trong cuộc kiểm
toán đó. Trong một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên buộc phải lập kế hoạch
kiểm toán nhằm:
- Giúp kiểm toán viên thu thập được bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có
giá trị làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về các báo cáo tài chính, hạn chế

sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý, nâng cao hiệu quả công việc và giữ
vững được uy tín nghề nghiệp đối với khách hàng.
- Giúp kiểm toán viên phối hợp hiệu quả với nhau cũng như phối hợp hiệu
quả với các bộ phận có liên quan. Sự phối hợp hiệu quả đó là cơ sở để kiểm
toán viên tiến hành cuộc kiểm toán theo đúng chương trình đã lập với mức chi
phí hợp lý, tăng cường sức cạnh tranh cho công ty kiểm toán, giữ uy tín với
khách hàng trong mối quan hệ làm ăn lâu dài.
- Kế hoạch kiểm toán là căn cứ để công ty kiểm toán tránh bất đồng với
khách hàng
- Kế hoạch kiểm toán cũng là cơ sở để giám đốc kiểm toán soát xét, đánh
giá chất lượng công việc kiểm toán, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả
của cuộc kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán lại được lập trên cơ sở đánh giá rủi ro, trọng yếu. Dựa
vào đánh giá rủi ro, trọng yếu, kiểm toán viên xác định được mức độ sai sót có
thể chấp nhận được đối với báo cáo tài chính, xác định được mức độ tin cậy của
hệ thống kiểm soát nội bộ. Trên cơ sở đó, kiểm toán viên xác định được bản
chất, số lượng, thới gian các thử nghiệm kiểm toán cần thực hiện, lập ra kế
hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán phù hợp. Đây chỉ là những vấn đề
chung nhất khi nói về vai trò của đánh giá trọng yếu, rủi ro trong một cuộc kiểm
toán. Vai trò cụ thể hơn sẽ được trình bày ở những phần sau khi phân tích cụ thể
về trọng yếu và rủi ro trong một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính.
1.2. LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH
1.2.1. Khái niệm về rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính
Rủi ro là một trong những khái niệm cơ bản của kiểm toán tài chính. Trong
mỗi cuộc kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải đối mặt với hai loại rủi ro cơ
bản: rủi ro kiểm toán và rủi ro nghề nghiệp.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400: “Rủi ro kiểm toán là rủi ro
do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp
khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu”

Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISAs) : “Rủi ro kiểm toán là rủi ro
kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp khi báo cáo tài chính còn
có sai sót trọng yếu”
Vậy, rủi ro kiểm toán được hiểu là khả năng kiểm toán viên đưa ra ý kiến
không xác đáng về đối tượng được kiểm toán. Thông thường, đây là rủi ro kiểm
toán viên đưa ra ý kiến báo cáo tài chính trình bày trung thực và hợp lý trên các
khía cạnh trọng yếu trong khi báo cáo đó vẫn chứa đựng những sai phạm trọng
yếu. Kiểm toán viên có thể kiểm soát được loại rủi ro này trong mỗi cuộc kiểm
toán bằng cách tìm hiểu kỹ về khách hàng và tiến hành những thủ tục kiểm toán
thích hợp.
Rủi ro kinh doanh là khả năng uy tín nghề nghiệp của kiểm toán viên và
công ty kiểm toán bị tổn hại do nhiều nguyên nhân như kiện tụng, đồn đại bất
lợi...có liên quan đến việc phát hành báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên không
trực tiếp kiểm soát được loại rủi ro này nhưng có thể làm giảm bớt rủi ro thông
qua việc tiến hành những cuộc kiểm toán có chất lượng cao.
Do rủi ro kinh doanh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác mà kiểm toán
viên thực hiện mỗi cuộc kiểm toán không trực tiếp kiểm soát hết được nên loại
rủi ro được đề cập trong khoá luận tốt nghiệp này chỉ là rủi ro kiểm toan, tức là
khả năng kiểm toán viên đưa ra ý kiến không xác đáng về báo cáo tài chính của
khách hàng. Rủi ro kiểm toán là căn cứ quan trọng để kiểm toán viên xác định
mức trọng yếu, xác định phạm vi các thử nghiệm kiểm toán cần được tiến hành.
1.2.2. Các loại rủi ro kiểm toán
Có 3 loại rủi ro kiểm toán: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát
hiện. Cả 3 loại rủi ro này đều được sử dụng trong quy trình đánh giá rủi ro để có
được mức rủi ro kiểm toán mong muốn
1.2.2.1. Rủi ro kiểm toán mong muốn (DAR)
1.2.2.1.1. Khái niệm rủi ro kiểm toán mong muốn
Rủi ro kiểm toán mong muốn là mức độ rủi ro mà tại đó kiểm toán viên
chấp nhận báo cáo tài chính vẫn còn sai sót trọng yếu sau khi báo cáo kiểm toán
hoàn thành để đi đến ý kiến chấp nhận toàn phần. Về mặt lý thuyết, rủi ro kiểm

toán mong muốn được ước tính theo tỷ lệ từ 0% đến 100%. Mức rủi ro kiểm
toán mong muốn càng thấp, càng thể hiện mức độ chắc chắn của kiểm toán viên
với ý kiến chấp nhận toàn phần. Mức 100% thể hiện kiểm toán viên hoàn toàn
không chắc chắn báo cáo tài chính không có sai phạm trọng yếu. Mức 0% thể
hiện kiểm toán viên hoàn toàn chắc chắn báo cáo tài chính không chứa đựng sai
phạm trọng yếu. Mức rủi ro kiểm toán mong muốn bằng 0 rất hiếm khi xảy ra
do hạn chế về chi phí kiểm toán. Thông thường, mức rủi ro kiểm toán mong
muốn được xác định nhỏ hơn 1%.
1.2.2.1.2. Xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn
Mức rủi ro kiểm toán mong muốn đối với toàn bộ báo cáo tài chính được
kiểm toán viên xác định căn cứ vào các yếu tố sau:
a) Số lượng người sử dụng thông tin tài chính
Số lượng người sử dụng thông tin trong báo cáo tài chính càng lớn, ảnh
hưỏng của sai sót trọng yếu không được phát hiện càng lớn, mức rủi ro kiểm
toán, do đó, phải càng thấp để tăng mức độ chính xác cho kết luận của kiểm
toán viên. Số lượng người sử dụng thông tin tài chính có thể được kiểm toán
viên ước lượng bằng các chỉ tiêu sau:
- Quy mô công ty khách hàng: Quy mô công ty khách hàng thể hiện ở tổng
tài sản, doanh thu, số lượng chi nhánh, mức độ rải rác của các chi nhánh. Có thể
thấy với quy mô càng lớn, số người có liên quan đến công ty càng lớn, do đó, số
lượng người sử dụng báo cáo tài chính càng lớn.
- Phân phối quyền sở hữu: Những công ty sở hữu công cộng có ảnh hưởng
đến nhiều người hơn những công ty sở hữu tư nhận. Do đó, số lượng người
quan tâm đến thông tin tài chính của những công ty sở hữu công cộng cũng
nhiều hơn. -
- Tình hình công nợ , khả năng thanh toán của khách hàng: Công ty có
nhiều chủ nợ, khả năng thanh toán không tôt, số lượng chủ nợ quan tâm đến báo
cáo tài chính của công ty càng lớn.
- Khả năng tăng doanh thu, lợi nhuận của công ty: Khả năng tăng doanh
thu, lợi nhuận của công ty càng lớn, số lượng người muốn đầu tư vào công ty

càng lớn, quy mô của công ty cũng càng lớn. Do đó, số lượng người quan tâm
đến báo cáo tài chính của công ty càng lớn
- Số lượng nhân viên của công ty khách hàng: nhân viên của công ty khách
hàng là một trong những đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính của công ty
khách hàng. Mặt khác, mọi mặt hoạt động của công ty có ảnh hưởng trực tiếp
đến những nhân viên này. Do đó, số lượng nhân viên trong công ty càng lớn, số
lượng người sử dụng thông tin tài chính cũng càng lớn.
b) Khả năng khách hàng gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán
được phát hành
Khả năng khách hàng gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán
được phát hành càng lớn, ảnh hưởng từ ý kiến của kiểm toán viên đến công ty
càng lớn, do đó, mức rủi ro kiểm toán phải càng thấp để tăng mức độ chính xác
cho kết luận của kiểm toán càng lớn. Khả năng khách hàng gặp khó khăn về tài
chính sau khi báo cáo kiểm toán được phát hành được kiểm toán viên đánh giá
căn cứ vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn, công ty khách hàng bị lỗ trong nhiều năm
liên tiếp, khả năng thanh toán của khách hàng thấp, quy mô vốn của khách hàng
được mở rộng chủ yếu bằng các khoản vay nợ, năng lực lãnh đạo của ban giám
đốc công ty yếu kém..., khi đó khả năng khách hàng gặp khó khăn về tài chính
sau khi báo cáo kiểm toán được phát hành sẽ là lớn. Bên cạnh đó, có thể thấy
một số ngành nghề có khả năng gặp rủi ro lớn hơn những ngành nghề khác,
chẳng hạn như những công ty tín dụng.
Rủi ro kiểm toán mong muốn cho từng khoản mục trong báo cáo tài chính
được xác định căn cứ vào mức rủi ro kiểm toán được xác định cho toàn bộ báo
cáo tài chính. Thông thường, mức rủi ro kiểm toán mong muốn cho từng khoản
mục bằng mức rủi ro kiểm toán mong muốn đối với toàn bộ báo cáo tài chính
trừ một số trường hợp một số khoản mục có mức độ ảnh hưởng đến người sử
dụng thông tin tài chính lớn hơn các khoản mục khác.
1.2.2.2. Rủi ro tiềm tàng (IR)
1.2.2.2.1. Khái niệm rủi ro tiềm tàng
Rủi ro tiềm tàng là khả năng báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu

chưa kể đến sự tác động của bất kỳ hoạt động kiểm toán nào, kể cả hoạt động
của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Rủi ro tiềm tàng phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh, loại hình kinh doanh
của khách hàng, năng lực của nhân viên trong công ty khách hàng.
1.2.2.2.2. Đánh giá rủi ro tiềm tàng
a) Đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính
Để đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng đối với báo cáo tài chính của công ty
khách hàng, kiểm toán viên căn cứ vào các yếu tố sau:
a1) Đặc thù về quản lý của công ty khách hàng
Chất lượng quản lý càng cao, mức độ rủi ro tiềm tàng được đánh giá càng
thấp. Chất lượng quản lý được đánh giá dựa vào những tiêu chí sau:
- Các quyết định quản lý được thực hiện bởi một người hay một nhóm
người: Nếu công ty khác hàng bị chi phối bởi một cá nhân, mức độ xuất hiện rủi
ro trọng yếu trong báo cáo tài chính sẽ cao hơn trường hợp những quyết định
quản lý được thực hiện bởi một nhóm người. Có thể thấy nếu một cá nhân riêng
lẻ chi phối toàn bộ tổ chức, khả năng gian lận nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân
đó sẽ cao. Mặt khác, những quyết định quản lý được thực hiện bởi một cá nhân
chi phối toàn bộ tổ chức không được soát xét lại bởi những thành viên khác, do
đó, làm tăng khả năng xuất hiện những quyết định sai lầm.
- Mức độ luân chuyển các nhà quản lý cấp cao: Nếu kiểm toán viên nhận
thấy các nhân sự quản lý cấp cao liên tục thay đổi, kiểm toán viên nên đặt ra
những nghi ngờ về tính liêm khiết cũng như năng lực của các nhà quản lý đo, từ
đó, đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức cao.
- Các nhà quản lý kỳ vọng quá mức vào một mức lợi nhuận cao: Nếu kiểm
toán viên nhận thấy nhà quản lý có động cơ mạnh mẽ để tìm kiếm một mức lợi
nhuận cao như để vay vốn ngân hàng, để chuẩn bị phát hành chứng khoán; kiểm
toán viên nên chú ý đến khả năng ghi nhận tăng doanh thu, giảm chi phí, nên
đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức cao.
- Các nhà quản lý tỏ thái độ bất hợp tác, trốn tránh cam kết về trách nhiệm
của nhà quản lý đối với các thông tin trên báo cáo tài chính của khách hàng:

Nếu các nhà quản lý tỏ thái độ thiếu thiện chí, thiếu hợp tác với kiểm toán viên,
kiểm toán viên cần chú ý đến khả năng gian lận, thái độ làm việc thiếu nghiệm
túc của ban quản lý, nên đặt rủỉ ro tiềm tàng ở mức cao.
- Uy tín trong kinh doanh của các nhà quản lý thấp: Thông tin về uy tín của
các nhà quản lý có thể thu thập từ việc thẩm vấn các ngân hàng, các tổ chức
kinh doanh có liên quan. Nếu uy tín của nhà quản lý trong giới kinh doanh được
đánh giá càng thấp, kiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức càng cao.
- Nhà quản lý tỏ sự nhiệt tình quá mức đối với công việc của kiểm toán
viên: Nếu các nhà quản lý tỏ ra quan tâm quá mức, nhiệt tình bất thường đối với
công việc của kiểm toán viên, kiểm toán viên nên đặt ra nghi ngờ về thái độ này
và đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức cao.
- Thường xuyên diễn ra tranh cãi giữa kiểm toán viên và nhà quản lý: Mức
độ thường xuyên này càng lớn, kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng càng
cao.
a2) Đặc thù về hoạt động kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của khách hàng
Đặc thù về hoạt động kinh doanh của khách hàng được xem xét dựa trên
các tiêu chí sau:
- Mức độ giám sát chặt chẽ các hoạt động trong công ty khách hàng: Mức
độ giám sát này càng lớn, kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng càng cao.
- Hoạt động kinh doanh của khách hàng tập trung hay phân chia rải rác:
loại hình hoạt động tập trung được đánh giá mức rủi ro tiềm tàng cao hơn so với
loại hình hoạt động phân chia rải rác. Chẳng hạn nếu công ty khách hàng có
nhiều chi nhánh, mức rủi ro tiềm tàng sẽ được đánh giá cao hơn trường hợp
công ty khách hàng không có chi nhánh.
- Kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng nhạy cảm với các nhân tố
kinh tế bên ngoài: Mức độ chi phối của các nhân tố kinh tế bên ngoài như thay
đổi tỷ giá, thay đổi chính sách kinh tế có liên quan... đối với hoạt động của công

×