PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI DƯƠNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số BC HD
Hải Dương, ngày 12 tháng 9 năm 2010
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ
NĂM HỌC 2010 – 2011
Quán triệt sâu sắc Chỉ thị nhiệm vụ năm học mới của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT, 5 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm của Sở GD&ĐT, phương hướng
nhiệm vụ cụ thể của phòng GD&ĐT Hải Lăng, năm học 2010-2011 trường Tiểu
học Hải Dương tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
I. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CHUNG:
Năm học 2010-2011 là năm học có rất nhiều ngày lễ kỷ niệm được tổ
chức lớn trên cả nước, năm học thi đua lập nhiều thành tích chào mừng Đại hội
Đảng các cấp. Tiếp tục thực hiện hiệu quả ba cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Hai không”,“Mỗi thầy, cô giáo là một
tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”. Triển khai thực hiện thành công chủ
đề "Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục" của Bộ, 8
nhiệm vụ trọng tâm của Sở và chủ đề năm học “Đề cao chất lượng của người
Thầy trong kiểm tra và chấm điểm” của Sở GD&ĐT Quảng Trị. “Giáo dục
lịch sử và truyền thống cách mạng” của Phòng.
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT, thực hiện phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, đề ra nhiệm vụ xây dựng trường
chuẩn Quốc gia mức độ II và trường học Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn.
Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị trường học.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng công tác
Quản lý nhà trường và chất lượng dạy học – giáo dục của đội ngũ giáo viên.
Không ngừng đẩy mạnh nâng cao chất lượng đại trà và chất lượng học sinh giỏi
các cấp; triển khai áp dụng có chất lượng và hiệu quả các tiêu chí đánh giá, xếp
loại chất lượng giáo dục; tổ chức đăng ký và thực hiện mỗi người có một việc
làm mới trong lĩnh vực công tác của mình.
Chú trọng công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh
khó khăn, trẻ em khó học. Tiếp tục triển khai tốt phong trào “Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp”, tổ chức tốt hội thi Nói hay, viết đẹp cấp trường.
Thực hiện công tác kế hoạch hoá, đổi mới trong công tác quản lý, chỉ đạo
thực hiện dân chủ hoá, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện thu chi
tài chính đúng nguyên tắc. Đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động đoàn thể trong
nhà trường.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi:
-Luôn được sự quan tâm đầy trách nhiệm của Lãnh đạo các cấp về cả vật
chất lẫn tinh thần, đặc biệt là lãnh đạo Phòng GD&ĐT Hải Lăng, lãnh đạo Đảng
và Chính quyền xã Hải Dương;
-Đội ngũ: 32 CBGV; Có đội ngũ đảng viên khá đông: 11 đồng chí, chiếm
tỷ lệ khoảng 35%. Tuổi đời của đội ngũ Giáo viên khá trẻ, nhiệt tình trong công
tác. Luôn đoàn kết hổ trợ lẫn nhau vượt qua các khó khăn để hoàn thành nhiệm
vụ;
-Kế thừa kết quả của trường chuẩn QG mới được công nhân đồng thời
cũng hội tụ được kinh nghiệm công tác của nhiều đơn vị ngay trong đội ngũ giáo
viên;
-Cơ sở vật chất, trường lớp khá khang trang; Trang thiết bị cho các hoạt
động dạy học tương đối đầy đủ;
-Được sự hổ trợ và chia sẻ hết sức to lớn từ chương trình Tầm nhìn Thế
giới trong các hoạt động dạy học;
-Học sinh ngoan, chăm học; phụ huynh học sinh hết sức quan tâm và chịu
khó đầu tư cho con em trong học tập.
2. Khó khăn:
-Các điều kiện về CSVC mặc dù được đầu tư xây dựng khá khang trang,
song điều kiện về phòng học, phòng chức năng vẫn chưa thực sự đảm bảo theo
nhu cầu dạy học hiện nay; hai dãy nhà chức năng, mái nhà tầng, hệ thống điện
và hệi thống dẩn nước, hệ thống chống sét xuống cấp trầm trọng
-Đội ngũ giáo viên đa số ở xa, chưa thực sự ổn định
-Do thời tiết biến động ảnh hưởng đến mùa nên có thể ảnh hưởng lớn đến
việc huy động các nguồn lực tại chổ để xây dựng và tăng cường CSVC và hổ trợ
các hoạt động dạy học – giáo dục cho nhà trường; học sinh ở khu vực lẻ học vi
tính gặp khó khăn
-Gia đình của nhiều học sinh hoàn cảnh còn khó khăn cần được đở đầu,
hổ trợ trong học tập và sinh hoạt, nhiều học sinh khuyết tật cá biệt
III. CÁC CHỈ TIÊU VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
A/ HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU:
1. Học sinh:
* Công tác huy động số lượng:
-Huy động trẻ vào lớp 1: 100%.
-Huy động trẻ trong độ tuổi vào nhà trường: > 99%. Cụ thể:
Khối 1: 93/41
Khối 2: 89/38
Khối 3: 78/41
Khối 4: 106/48
Khối 5: 109/49
Toàn trường: 475/217
-Huy động và thực hiện tốt việc huy động và chất lượng giáo dục trẻ
Khuyết tật hòa nhập.
-Đảm bảo duy trì 100% trẻ đã huy động đến nhà trường.
-Tiếp tục duy trì tốt công tác phổ cập TH ĐĐT đã được công nhận.
* Chất lượng học tập, giáo dục:
-Chất lượng đại trà:
Giỏi: 33,3 %; Khá: 35,2%. TB: 31,5
Học sinh Yếu: Phấn đấu giảm xuống dưới 2%.
-Chất lượng thi HS giỏi các cấp và phong trào Nói hay-Viết đep:
-2-
+Học sinh giỏi Tỉnh: Đạt từ 5-7em
+Học sinh giỏi Huyện: Đạt 5-10 em
+Học sinh khảo sát chất lượng tại cụm: Đạt 8-12 em
+Phấn đấu đạt giải cấp Huyện về Nói hay-Viết đẹp.
+Xây dựng phong trào Nói hay - Viết đẹp thành truyền thống của trường.
-Các phong trào khác: Phấn đấu phát huy hiệu quả tốt nhất.
-Hạnh kiểm:
-Phấn đấu đạt tỷ lệ 100% học sinh xếp loại Thực hiện đầy đủ.
+Tổng hợp đăng ký, giao nhận chất lượng các khối:
Lo¹i
Khèi 1 Khèi 2 Khèi 3 Khèi 4 Khèi 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
GIOÍI
35
37,6
34
38.2 28
35,9
23
31,1 28 25,7
KHAÏ
40
43,0
34
38,2 29 37,2
33
31,1
31
28,5
T.BÇN
H
18
19,4
21
23,2 21 26,9
40
37,8
50
45,8
YÃÚU
00
2. Giáo viên:
* Thi tay nghề: (Không tính danh hiêu bảo lưu)
-Giáo viên dạy giỏi Trường: > 15 đồng chí.
-Giáo viên dạy giỏi Huyện: 2-3 đồng chí.
-Giáo viên dạy giỏi Tỉnh: 1 đồng chí.
* Hồ sơ cá nhân:
Tốt: 20 bộ Khá: 6 bộ
-Phấn đấu không có hồ sơ cá nhân xếp loại không đạt yêu cầu.
* Các Hội thi dành cho Giáo viên:
-Thi Viết chữ đẹp (Viết bảng và viết trên giấy vở); thi hồ sơ, thi GVDG
trường
-Hội thi các sản phẩm về ứng dụng CNTT, sáng tạo ĐDDH; thi giải toán
qua mạng Internet
-Đánh giá chất lượng về 01 việc làm mới (do GV đăng ký);
3. Thực hiện chủ đề năm học và các cuộc vận động.
-Phấn đấu triển khai và thực hiện hiệu quả chủ đề "Năm học đổi mới quản
lý và nâng cao chất lượng giáo dục" của Bộ “Đề cao chất lượng của người
Thầy trong kiểm tra và chấm điểm” của Sở GD&ĐT Quảng Trị. “Giáo dục
lịch sử và truyền thống Cách Mạng” của Phòng
-Thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, Học
sinh tích cực”.
4. Huy động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học.
-Quyết tâm huy động các nguồn lực để chi trả hoàn thành các công trình
đã thực hiện trong năm học 2009-2010 theo đề án xây dựng trường chuẩn Quốc
gia.
-3-
-Tăng cường một số trang thiết bị, CSVC thiết yếu cho các hoạt động dạy
học trong năm học 2010-2011. Tham mưu và xin chủ trương Đảng uỷ, Uỷ ban
huy động nguồn XHH để mua sắm trang thiết bị dạy học
5. Đăng ký thi đua:
*Đăng ký danh hiệu Cá nhân:
-Lao động Tiến tiến cấp Trường: 18 đồng chí;
-Lao động Tiến tiến cấp Huyện: 2 - 3 đồng chí;
-Phấn đấu đạt danh hiệu Giáo viên TPT Đội giỏi cấp Huyện;
-Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở: 2 đồng chí;
-GVDG cấp tỉnh: 1 đồng chí
-GVDG cấp huyện: 2-3 đồng chí
*Đăng ký danh hiệu Tập thể:
-Công Đoàn: Vững mạnh xuất sắc cấp Huyện.
-Chi Đoàn: Vững mạnh Xuất sắc.
-Liên Đội: Liên đội mạnh cấp Huyện.
-Trường: Phấn đấu duy trì danh hiệu Tập thể Lao động Xuất sắc cấp
Huyện
* Khẩu hiệu hành động của đơn vị cho năm học 2010-2011 là:
“Cán bộ giáo viên – nhân viên trường tiểu học Hải Dương ra sức thi
đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
III. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ:
1. Về công tác huy động học sinh.
Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong địa phương, thôn, xóm, hội
phụ huynh học sinh để làm tốt công tác điều tra, thống kê số liệu, nắm chắc từng
độ tuổi, trình độ văn hoá tận hộ gia đình vào đầu và cuối năm học, phân công
giáo viên phụ trách, theo dõi và chỉ đạo ở các thôn, xóm cố định.
Tổ chức tốt công tác tuyển sinh lớp 1 vào bắt đầu từ tháng 8 hàng năm,
phải vận động các gia đình đưa trẻ trong độ tuổi đến trường làm thủ tục nhập
học.
Trường tham mưu cho lãnh đạo địa phương để có nguồn kinh phí hỗ trợ
cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không được để các em bỏ học.
Nếu có học sinh bỏ học hoặc có ý định bỏ học, giáo viên phải tìm mọi biện pháp
để duy trì được số lượng trong lớp. Cần phải báo cáo ngay với lãnh đạo nhà
trường, với Hội phụ huynh thôn để có hướng giải quyết khi có học sinh bỏ học.
Tăng cường công tác tuyên truyền về giáo dục trong nhân dân, kiên trì
chịu khó trong công tác vận động học sinh đến trường.
Giáo viên chủ nhiệm các lớp phải xây dựng được kế hoạch và biện pháp
giáo dục thích hợp cho từng đối tượng học sinh trong lớp mình (tránh việc đánh
đập, xúc phạm thân thể - nhân phẩm học sinh); nắm chắc tình hình kinh tế, điều
kiện học tập của từng học sinh trong lớp để từ đó có các biện pháp giáo dục khác
nhau, tránh không được đuổi học đối với học sinh khi chưa có ý kiến của BGH.
Thường xuyên đi thực tế thăm gia đình học sinh; tìm hiểu, theo dõi học sinh
khi ở nhà để ngày càng gần gũi với phụ huynh hơn, tránh tình trạng chỉ báo cáo
suông và nằm trong sổ sách còn thực tế thì không thực hiện.
Chi Đoàn - Đội Thiếu niên phải thường xuyên phối hợp và tổ chức các
hoạt động bổ ích, có lý thú kể cả trong và ngoài nhà trường bằng nhiều cách
-4-
(Trong đó có hoạt động Đội trên địa bàn dân cư) nhằm thu hút học sinh đến
trường và không có ý định bỏ học giữa chừng.
2. Chất lượng học tập, giáo dục.
a. Hanh kiểm.
Mỗi thầy cô giáo phải thực sự gương mẫu, là tấm gương sáng, mẫu mực
để học sinh noi theo. Tức là: bản thân từng thầy cô giáo phải nổ lực rèn luyện tu
dưỡng về tác phong, tư cách và đạo đức nghề nghiệp, phải lấy lương tâm nghề
nghiệp để giáo dục học sinh.
Các thầy cô giáo phải biết phối hợp với đội ngũ, với gia đình, Hội phụ
huynh học sinh và nhà trường để có biện pháp giáo dục đối với học sinh cá biệt.
Nhà trường phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong trường cũng như
địa phương để tuyên truyền, giáo dục đạo đức cho học sinh bằng nhiều hình thức
thiết thực khác nhau.
Phát huy hiệu quả từ hoạt động hổ trợ của chương trình Tầm nhìn đối với
công đồng, đặc biệt là việc hổ trợ cho các đôi bạn học tập để thu hút và giáo dục học
sinh.
Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục về lịch sử và truyền thống cách
mạng, giới thiệu những danh nhân, những anh hùng dân tộc và của địa phương
để học sinh am hiểu sâu sắc hơn (có thể vào các buổi chào cờ đầu tuần). Cần
phải biết khai thác tốt các di tích lịch sử, văn hóa, các tượng đài – các vị anh
hùng ở địa phương phục vụ cho công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho
các em, để các em hiểu sâu hơn về quê hương mình.
Liên đội phải có trách nhiệm và biện pháp cụ thể, thiết thực để thường
xuyên giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi chào cờ, sinh hoạt tập
thể. Thường xuyên thay đổi hình thức sinh hoạt tập thể, giờ chào cờ để học sinh
có hứng thú tham gia và qua đó để tuyên truyền, giáo dục.
b. Học lực:
Thường xuyên làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà
trường - xã hội để giáo dục các em ở mọi lúc, mọi nơi.
Phân hoá đối tượng học sinh theo năng lực ở các khối để có kế hoạch bồi
dưỡng, đặc biệt là khối 5 để tham gia thi Huyện, Tỉnh. Tổ chức bồi dưỡng học
sinh giỏi khối 1 đến 4 để làm cơ sở cho những năm sau. Định kỳ tổ chức thi
HSG cấp trường 2 lần/năm (vào cuối kỳ 1 và kỳ 2).
Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học
sinh yếu kém ở từng khối lớp, có biện pháp động viên cùng giúp đở lẫn nhau
trong học tập. Coi công tác BD HSD & phụ đạo HSY là nhiệm vụ hàng đầu của
mỗi giáo viên khi lên lớp. Thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh để nắm
bắt tình hình học ở nhà của học sinh.
Tổ chức dạy 7-8 buổi/tuần cho học sinh tất cả các lớp khu vực chính, 8 buổi
cho khu vực lẻ. Cần chú trọng nâng chất lượng giáo dục, tăng cường công tác phụ
đạo cho những học sinh có học lực còn yếu kém, bị hổng kiến thức cơ bản để các
em học tốt các lớp trên.
Tăng cường công tác rèn chữ, giữ vở cho toàn bộ học sinh ở tất cả các lớp
để xây dựng tốt phong trào Vở sạch - Chữ đẹp cấp Trường và tham gia thi cấp
Huyện đạt kết quả cao.
-5-