Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

HUYỆN CƯ M'GAR CHÚ TRỌNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.79 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1


Số 5619 Thứ Sáu, 26/01/201

<b>HUYỆN CƯ M'GAR CHÚ TRỌNG ỨNG DỤNG </b>



<b>CÔNG NGHỆ CAO TRONG NƠNG NGHIỆP </b>



<b>Để tạo ra nguồn nơng sản chất lượng, nâng cao giá trị và bảo đảm an toàn </b>
<b>cho người tiêu dùng, huyện Cư M’gar đang tích cực ứng dụng khoa học kỹ </b>
<b>thuật, đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), bước đầu đã </b>
<b>mang lại những kết quả khả quan.</b>


Nhận thấy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sạch, chất lượng cao trên thị trường hiện
nay đang rất lớn nên chị Vũ Thị Kim Dung ở tổ dân phố 3, thị trấn Quảng Phú đã
đầu tư 150 triệu đồng để xây dựng hệ thống nhà màng trồng dưa lưới Đài Loan trên
diện tích 500 m2


. Chị Dung cho biết, khác với phương pháp canh tác truyền thống,
trồng dưa lưới trong nhà màng có thể hạn chế được sâu bệnh xâm nhập, giúp cây
phát triển tốt, cho năng suất cao. Với mơ hình này có thể trồng được 2 - 3 vụ mỗi
năm mà không phụ thuộc vào tác động của môi trường và biến đổi thời tiết. Sau
hơn 2 tháng trồng và chăm sóc, vụ dưa đầu tiên của gia đình chị đang chuẩn bị thu
hoạch để phục vụ cho thị trường Tết, sản lượng ước tính gần 1,5 tấn. Với giá bán
60.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, dự kiến mỗi vụ dưa gia đình chị thu về hơn 70
triệu đồng. Đây là điểm khởi đầu vững chắc để chị Dung mạnh dạn ứng dụng công
nghệ cao mở rộng diện tích, trồng thêm xà lách và dâu tây trong thời gian tới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2


Gia đình chị Nguyễn Thị Tâm ở thôn Tiến Đạt, xã Quảng Tiến cũng rất thành
cơng với mơ hình trồng nấm linh chi. Sau khi được tham gia lớp tập huấn chuyển


giao kỹ thuật của Trung tâm Dạy nghề huyện, chị đã quyết định đầu tư 200 triệu
đồng để xây dựng nhà, lắp đặt hệ thống tưới tự động và các phụ phẩm để trồng
nấm. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, trong đợt thu hoạch đầu tiên, với diện
tích 100 m2, quy mơ 18.000 bịch phơi, gia đình chị Tâm đã thu gần 300 kg nấm
tươi, tương đương với trên 180 kg nấm khô. Với giá bán khoảng 500.000 đồng/kg
nấm khơ, sau khi trừ hết chi phí, gia đình chị có lãi gần 100 triệu đồng. Đặc biệt, để
tiết kiệm chi phí và nâng cao thu nhập cho gia đình, những bịch phơi trồng nấm
linh chi sau khi thu hoạch xong sẽ được tận dụng để trồng nấm rơm, nấm sò và cuối
cùng là trồng rau.


<i>Vườn dưa lưới của chị Vũ Thị Dung chuẩn bị cho thu hoạch. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

3


rất khó để tiếp cận được nguồn vốn này. Bên cạnh đó, để phát triển NNCNC địi
hỏi phải có nguồn nhân lực am hiểu về khoa học – kỹ thuật, tuy nhiên, nguồn nhân
lực có chun mơn, được đào tạo trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện vẫn đang
còn thiếu...


“Phát triển NNCNC là hướng đi đúng đắn, bền vững để phát triển nền nông
nghiệp hàng hóa hiện đại, giúp tiết kiệm nhân cơng, thời gian và hạn chế sâu bệnh.
Song, để đẩy mạnh phát triển NNCNC, ngoài sự nỗ lực của người dân và chính
quyền địa phương, huyện Cư M’gar rất cần những chính sách khuyến khích, hỗ trợ
của Nhà nước, từ việc liên kết sản xuất đến tìm đầu ra tiêu thụ ổn định để người
dân yên tâm sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường” – đồng chí
Nguyễn Thượng Hải kiến nghị.


<b>Như Quỳnh</b>


</div>


<!--links-->

×