Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

hệ thống hỗ trợ học dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.01 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bài 2: KỸ NĂNG TIẾP CẬN VÀ GIAO TIẾP BỆNH </b>


<b>NHÂN/KHÁCH HÀNG </b>



<i>Mục tiêu </i>


<i>Rèn luyện những kĩ năng tiếp cận và giao tiếp bệnh nhân/khách hàng </i>
<i>Giao tiếp trong một số tình huống đặc biệt</i>


<b>1. Tiếp xúc với bệnh nhân mua thuốc </b>


<b>1.1. Một số lưu ý chung về cách tiếp xúc bệnh nhân </b>


Khi tiếp xúc với khách hàng/bệnh nhân cần có thái độ cởi mở, chân tình. Nên
thường xun có những câu xã giao như “Tơi có thể giúp gì cho anh/chị?” hoặc
“Cám ơn!”, “Xin chào”. Cần nói nhẹ nhàng đủ nghe, khơng cáu gắt khi khách
hàng/bệnh nhân đang nói; khơng nổi nóng với khách hàng/bệnh nhân; khơng nói
chuyện với người thứ ba khi đang tiếp khách hàng/bệnh nhân; không làm việc
riêng, ăn uống khi đang bán hàng.


Khi giao tiếp với khách hàng/bệnh nhân nên:


 Nhìn thẳng vào mắt khách hàng để khách hàng nhận thấy bạn sẵn lòng giúp
đỡ, tư vấn cho họ trong việc mua thuốc.


 Mỉm cười hay gật đầu nhẹ nhàng để chào đón khách để tạo cảm giác an tâm
cho bệnh nhân khách hàng.


 Lắng nghe những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng, không cãi lại, không
ngắt câu, nổi nóng mặc dù chưa đồng thuận với những ý kiến của họ. Sau
đó, giải thích lại cho bệnh nhân sáng tỏ vấn đề; nếu là nhân viên bán hàng
thì báo lại cho dược sỹ chuyên mơn để giải thích với bệnh nhân.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

 Tìm hiểu nhu cầu của bệnh nhân, khơng quảng cáo các thuốc có trong nhà
thuốc để thuyết phục khách hàng mua. Chỉ giới thiệu các loại thuốc có tác
dụng điều trị để khách hàng tự lựa chọn.


 Khi khách hàng đang có điều gì đó bực bội, lo lắng, bối rối thì đừng vội nói
những ý của mình lấn át điều bệnh nhân trình bày. Bệnh nhân có hỏi nên trả
lời ngắn gọn dễ hiểu, đừng biến cuộc nói chuyện thành buổi quảng cáo giới
thiệu thuốc.


 Một số khách hàng thường chọn nhà thuốc quen để mua thuốc. Điều này sẽ
giúp dược sỹ có được thơng tin tồn diện và cập nhật về điều trị cũng như
thuốc bệnh nhân dùng. Do đó, có thể đưa ra hướng dẫn, tư vấn tốt hơn. Vì
thế, uy tín nhà thuốc rất quan trọng.


 Khi khách hàng đến mua thuốc, trước tiên nên hỏi: “Anh/chị mua thuốc cho
ai?”.


 Đối với bệnh nhân còn e ngại, mời vào phòng tư vấn để trao đổi thoải mái
các điều cần nói, cần giữ bí mật nội dung câu chuyện cho bệnh nhân.
 Nếu khách quen nên xưng hô bằng tên riêng thân mật (Lúc đầu và lúc cuối


buổi nói chuyện) sẽ làm khách yên tâm, phấn khởi.


 Tránh trả lời cộc lốc: như “khơng” hoặc “có”, làm mất lịng khách hàng.
<b>1.2. Cách ứng xử thích hợp với từng khách hàng: </b>


Khách hàng có nhiều người với tính cách khác nhau, trình độ hiểu biết khác nhau
nên ta phải tùy từng đối tượng mà đối xử.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

 <i>Với người ăn nói trịch thượng, hống hách:</i> cũng cần nhẹ nhàng đối xử,
không cáu gắt.


 <i>Với người hiểu biết rộng:</i> nên ứng xử lịch sự, nên nghe họ nói, lựa chọn điều
hay để học tập, khơng cần nói nhiều.


 <i>Với người chậm chạp lừng khừng:</i> khơng nên nóng nảy, phải nhẹ nhàng nói
dần dần cho rõ để tùy họ quyết định.


 <i>Với người nóng nảy, khó tính:</i> cần trả lời rõ ràng, chính xác, đừng dong dài;
họ sẽ mất kiên nhẫn mà bỏ đi mua nơi khác.


2. Giao tiếp trong các tình huống đặc biệt
2.1. Giao tiếp với người cao tuổi


Một số yếu tố cần quan tâm khi giao tiếp với người cao tuổi:


 <b>Khả năng tiếp thu:</b> vì ảnh hưởng của sự lão hóa nên hầu hết người cao tuổi
đều suy giảm về trí nhớ và khả năng tiếp thu vấn đề. Do đó, Dược sĩ cần kiên
nhẫn trong tư vấn cho người lớn tuổi, khéo léo khuyến khích họ phản hồi lại để
xem họ đã nắm được vấn đề chưa.


 <b>Thị lực:</b> Ở người lớn tuổi, thị lực có thể giảm nên phải lưu ý khi thông tin thuốc
bằng chữ cũng như giúp đỡ học trong việc đọc các thông tin trên nhãn thuốc
hay những căn dặn của bác sĩ ghi trong đơn.


 <b>Thính giác:</b> Khả năng nghe của người lớn tuổi cũng giảm. Do vậy cần nói to
rõ, ngắn gọn để họ có thể nghe được. Tốt nhất nên giao tiếp, tư vấn ở nơi yên
tĩnh như khu vực tư vấn riêng. Nên đứng đối diện bệnh nhân, cách họ 90 -180
cm để họ có thể nhìn được mơi bạn đang nói gì, điều này cũng rất có ích.


 <b>Khác biệt về nhận thức và giá trị:</b> Vì khác biệt về tuổi tác, thế hệ, người lớn


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

giao tiếp, cần thể hiện sự tôn trọng, lắng nghe họ; giải thích một các chân thành
khi họ có quan điểm không đúng về sử dụng thuốc.


 <b>Yếu tố xã hội:</b> người lớn tuổi có thể đang trải nghiệm nhiều tổn thất lớn lao
như sự mất mát, lo lắng về bệnh tật, tuổi già… Vì vậy cần lắng nghe, thể hiện
sự thấu hiểu, đồng cảm với họ.


2.2. Giao tiếp với bệnh nhân có vấn đề về tâm thần


Có rất nhiều yếu tố khiến cho việc giao tiếp của cán bộ y tế và bệnh nhân có vấn đề
về tâm thần khơng thành cơng. Dưới đây là một số lưu ý khi giao tiếp với nhóm
bệnh nhân này:


 <b>Tư tưởng rập khn nhất định về bệnh nhân tâm thần:</b> hãy cảm thông cho
bệnh nhân khi họ có những hành vi khác thường. Cần kiên nhẫn và chân thành
trong giao tiếp với họ. Bỏ qua những định kiến về họ, giúp họ vượt qua mặc
cảm xã hội.


 <b>Sự không hợp tác của người bênh:</b> họ thường không muốn giao tiếp với nhân
viên y tế vì nhiều lí do. Hãy kiên nhẫn và lắng nghe những chia sẻ của họ.
 Lưu ý: ngoài tư vấn cho người bệnh, dược sĩ cũng cần có những tư vấn phù hợp


</div>

<!--links-->

×