Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Người trồng cà phê nghĩ về lễ hội cà phê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.78 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1
Số 5391, Thứ Sáu, 10/03/2017


<b>NGƯỜI TRỒNG CÀ PHÊ NGHĨ VỀ LỄ HỘI CÀ PHÊ </b>


<b>Ngay từ cuộc họp báo đầu tiên chuẩn bị cho Lễ hội Cà phê Buôn Ma </b>
<b>Thuột lần thứ 6 - năm 2017, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn </b>


<b>Hải Ninh đã lưu ý: Người trồng cà phê là chủ thể số một của lễ hội, thông qua </b>


<b>sự kiện quan trọng này, cộng đồng sản xuất,</b> <b>kinh doanh cà phê có cơ hội và </b>


<b>điều kiện kết nối, hỗ trợ nhau để gia tăng chuỗi giá trị cho ngành hàng được </b>


<b>xem là mũi nhọn của Đắk Lắk hiện nay.</b>
<b>Khơng đứng ngồi cuộc</b>


Qua nhiều hoạt động, chương trình diễn ra tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần
này cho thấy người nông dân trồng cà phê ở đây đã được tạo điều kiện tham gia
vào “sân chơi” này một cách bình đẳng và thật sự có ý nghĩa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2
Sản xuất cà phê theo mơ hình liên kết, bền vững là mong muốn của


người nông dân. <i>Ảnh: T. Hường </i>


Ở góc nhìn khác và cũng là tâm tư chung của nhiều hộ
trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột hiện nay, lão nông
Phan Vĩnh Nam (thôn 11, xã Ea Tu) tâm sự: Vườn cà
phê của bà con ở đây phần lớn già cỗi, năng suất thấp,
chất lượng kém, tiêu thụ bấp bênh là nỗi lo thường trực


đối với người sản xuất. Lễ hội Cà phê lần này, có một
số nội dung mà người nông dân quan tâm là Hội thảo
khoa học chuyên ngành cà phê; Hội thi nhà nông đua
tài; Giới thiệu, quảng bá sản phẩm và tìm kiếm, ký kết
với các nhà đầu tư, nhà khoa học để phát triển cà phê
bền vững; Xúc tiến kêu gọi đầu tư vùng Tây Nguyên…
hy vọng sẽ giúp người trồng cà phê ở đây thay đổi tích
cực đời sống sản xuất của mình. Ơng Nam cho rằng,
cần phải thay đổi cung cách làm ăn, đặc biệt là với cây
cà phê - phải liên kết các hộ và nhóm hộ sản xuất lại
với nhau dưới sự bảo trợ, giúp đỡ của các nhà doanh
nghiệp, khoa học và quản lý nhằm tạo ra vùng thâm
canh nguyên liệu rộng lớn, có chất lượng thì giá trị hạt
cà phê mới được nâng cao. Điều đó chúng tơi đang
trông chờ hiệu quả thiết thực từ Lễ hội Cà phê lần này
mang lại.




“Cần phải thay đổi cung
cách làm ăn, đặc biệt là
với cây cà phê - phải liên
kết các hộ và nhóm hộ
sản xuất lại với nhau dưới
sự bảo trợ, giúp đỡ của
các nhà doanh nghiệp,
khoa học và quản lý nhằm
tạo ra vùng thâm canh
nguyên liệu rộng lớn, có
chất lượng thì giá trị hạt


cà phê mới được nâng
cao. Điều đó chúng tôi
đang trông chờ hiệu quả
thiết thực từ Lễ hội Cà
phê lần này mang lại”


<i><b>Lão nông Phan Vĩnh </b></i>


<i><b>Nam (xã Ea Tu, TP. Buôn </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

3
<b>Những kỳ vọng</b>


Có thể nói tâm tư của người nông dân sản xuất cà phê như ông Nam đã bắt đầu
được giải tỏa khi được tin nhân Lễ hội Cà phê lần này, Công ty Cổ phần Vinacafé
Biên Hịa và Cơng ty Cổ phần Phân bón Bình Điền thực hiện ký kết thỏa thuận
hợp tác chiến lược trong chương trình “Hỗ trợ phát triển Cà phê Bn Ma Thuột”
trong thời gian tới. Theo cam kết, hai công ty trên cùng đơn vị quản lý là Sở
NN-PTNT và Trung tâm Khuyến nông Đắk Lắk sẽ tiến hành các bước khảo sát, đánh
giá và xây dựng vùng sản xuất cà phê chất lượng theo chuỗi và năng suất cao tại xã
Ea Tu, TP. Bn Ma Thuột.


Ơng Phạm Quang Vũ - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hịa và
ơng Võ Văn Phu - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền
khẳng định: Chương trình này là tiền đề quan trọng cho việc xây dựng, hợp tác
chiến lược toàn diện, đồng bộ và dài hạn nhằm phát triển Cà phê Bn Ma Thuột
nói riêng và Việt Nam nói chung trong tương lai không xa. Các hoạt động của
chương trình được xây dựng trên cơ sở bám sát nhu cầu cấp thiết và những thách
thức ngày càng gia tăng của ngành sản xuất, canh tác cà phê tại Đắk Lắk, đó là các


vấn đề liên quan đến chất lượng hạt cà phê và làm sao gom các hộ nông dân đang
canh tác nhỏ lẻ trở thành vùng chuyên canh tập trung theo tiêu chuẩn đặt ra về năng
suất lẫn chất lượng. Ba vấn đề trọng tâm của chương trình này là tái canh vườn cây,
trồng và chăm sóc, kỹ thuật thu hoạch - chế biến cà phê sẽ được “4 nhà” (nông dân
- khoa học - doanh nghiệp - quản lý) thực hiện đồng bộ và gắn kết, giúp các nông
hộ sản xuất mặt hàng chiến lược này từng bước vươn lên thông qua chuỗi giá trị
của hạt cà phê mang thương hiệu Buôn Ma Thuột.


Rõ ràng, người nông dân trồng cà phê ở Đắk Lắk như ông Nam, ông Phúc có quyền
kỳ vọng về tương lai của mình và của cả cộng đồng dựa trên niềm tin và từng bước
đi song cùng của “4 nhà” nói trên để hương cà phê trên vùng đất này bay xa hơn
sau Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6-2017.


</div>

<!--links-->

×