Ngăn ngừa nhiễm trùng
khi mang thai
Những bước đơn giản có thể giúp cho đứa trẻ chưa sinh của bạn được an
toàn
Đây là 10 lời khuyên giúp bạn ngăn ngừa những căn bệnh có thể làm hại
đứa con chưa sinh của mình. Bạn sẽ luôn luôn không biết nếu như bạn có bị nhiễm
bệnh hay không – đôi khi thậm chí bạn không cảm thấy bị bệnh. Nếu như bạn nghĩ
mình bị nhiễm khuẩn hoặc là có nguy cơ bị nhiễm bệnh thì hãy đến gặp bác sĩ.
1.Rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng, đặc biệt khi …
Sử dụng nhà tắm
Chạm tay vào thịt tươi, trứng tươi, hoặc là rau chưa rửa
Chuẩn bị thức ăn và khi ăn uống
Làm vườn hoặc chạm tay vào đất
Ôm vật nuôi
Ở cạnh người đang bị bệnh
Có nước bọt trên tay
Chăm sóc hoặc chơi đùa với trẻ
Thay tả lót
Nếu như xà phòng và nước không có sẵn bạn có thể dùng gel xoa tay chứa
cồn
2.Cố gắng không dùng chung nĩa muỗng, tách hoặc thức ăn với trẻ nhỏ.
Rửa sạch tay khi ở gần trẻ. Nước bọt và nước tiểu của chúng có thể chứa virus. Có
khả năng là vô hại với chúng, nhưng nó có thể nguy hiểm với bạn và đứa con chưa
chào đời của bạn.
3.Nấu thức ăn đến khi chín. Không nên ăn thức ăn nguội trừ khi nó đã được
hâm lại. Thức ăn nấu chưa chín có thể chứa vi khuẩn có hại.
4.Tránh những loại sữa chưa được tiệt trùng và thực phẩm làm từ loại sữa
này, vì nó có thể chứa những vi khuẩn có hại, không nên ăn những loại phó mát
trừ khi có ghi trên nhãn là đã được tiệt trùng.
5.Không nên chạm tay vào hoặc thay chỗ nằm cho chó hoặc mèo. Hãy nhờ
một người nào đó làm điều này. Nếu như bạn không thể nhờ ai và phải tự làm một
mình thì nên nhớ mang găng tay và rửa tay sạch sẽ sau đó. Vì những nơi này
thường có thể chứa những kí sinh trùng có hại.
6.Tránh xa khỏi những loài thú gặm nhắm sống hoang hoặc nuôi trong nhà
và phân của chúng. Nên dọn dẹp sạch sẽ những kẻ phá hoại này xung quanh và
trong ngôi nhà của bạn. Nếu như bạn có vật nuôi là một loài gặm nhắm như là
chuột hamster hay chuột lang thì nên nhờ ai đó nuôi hộ bạn đến khi đứa trẻ chào
đời, vì một số loài gặm nhắm có thể mang những virus có hại.
7.Kiểm tra các bệnh lây lan qua đường tình dục (STDs) như là HIV và bệnh
viêm gan B, tự bảo vệ mình khỏi các bệnh này. Một số người bị bệnh HIV, viêm
gan B, hoặc là STD có thể không cảm thấy mình bị bệnh. Việc biết mình có mắc 1
trong số những căn bệnh này hay không là điều quan trọng. Nếu lỡ như mắc phải
thì bạn hãy hỏi bác sĩ làm sao có thể giảm nguy cơ cho đứa con của bạn.
8.Hãy hỏi các bác sĩ về việc tiêm ngừa. Người phụ nữ mang thai thường
được đề nghị tiêm một số loại vắc xin trong khi mang thai hoặc ngay khi sau khi
sinh. Tiêm đúng vắc xin và đúng thời điểm có thể giúp bạn khỏe mạnh và giúp cho
đứa trẻ khỏi những căn bệnh trong thời gian dài.
9.Tránh những người đang mắc bệnh lây nhiễm. Bạn nên tránh xa khỏi
những người mà bạn biết là đang mắc bệnh có thể lây nhiễm như là bệnh thủy đậu
hoặc rubella (bệnh sởi), nếu như trước đây bạn chưa từng mắc bệnh hoặc chưa
tiêm ngừa vắc xin trước khi mang thai.
10.Tham khảo bác sĩ về vi khuẩn strep nhóm B. Khoảng 1 trong 4 phụ nữ
mang loại vi khuẩn này nhưng không hề cảm thấy bị bệnh. Một kiểm tra nhỏ gần
cuối khi mang thai có thể cho biết bạn có mang loại vi khuẩn này không. Nếu như
bạn có vi khuẩn strep nhóm B, hãy hỏi bác sĩ về cách bảo vệ con bạn trong khi
sinh.
Đây không phải là một hướng dẫn hoàn chỉnh về việc mang thai khỏe
mạnh. Nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về những thực phẩm an toàn, khi đi
ra ngoài nên mang theo chất xua đuổi côn trùng, uống thuốc và những điều quan
trọng khác.