Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất trồng rừng sản xuất tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

ĐỒN TRUNG HIẾU

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ LOẠI HÌNH SỬ
DỤNG ĐẤT TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT TẠI
HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

ĐỒN TRUNG HIẾU

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ LOẠI HÌNH SỬ
DỤNG ĐẤT TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT TẠI
HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG
Ngành: Lâm học
Mã số: 8 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Sỹ Trung

Thái Nguyên - 2020



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu
và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa từng được công bố ở các
nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020
Tác giả

Đoàn Trung Hiếu


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ khóa 2018 - 2020. Được sự
nhất trí, phân cơng của Khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm - Đại
học Thái Nguyên và sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Lê Sỹ Trung
tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất trồng
rừng sản xuất tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”.
Trong q trình học tập và hồn thành luận văn, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, các thầy cô giáo tham
gia giảng dạy và trong Khoa Lâm Nghiệp, các cán bộ Kiểm lâm Hạt Kiểm lâm
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn về sự
giúp đỡ q báu đó.
Tơi xin chân thành cảm ơn giảng viên PGS.TS. Lê Sỹ Trung đã tận tình,
quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ để tơi hồn thành luận văn này.
Mặc dù có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Song do mới làm quen với công tác nghiên cứu cũng như có phần hạn chế về

kiến thức và kinh nghiệm nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân
chưa nhận thấy được. Tơi rất mong sự góp ý của các thầy giáo, cơ giáo để đề
tài hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020
Tác giả

Đoàn Trung Hiếu


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ÐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 3
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Một số vấn đề lý luận về đánh giá hiệu quả sử dụng đất ..................... 4
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 4
1.1.2. Một số vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng đất ....................................... 7
1.1.3. Một số cơ chế chính sách có liên quan đến sử dụng đất lâm nghiệp .... 10
1.2.Tổng quan nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất ....................... 20
1.2.1. Tình nghiên cứu trên thế giới ................................................................ 20
1.2.2. Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam ..................................... 28

1.2.3. Các kết quả nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất .................................. 31
1.3. Nhận xét chung ........................................................................................ 33
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊNCỨU ................................................................................................ 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 34
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 34
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 34
2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển trồng
rừng sản xuất. .................................................................................................. 34


iv

2.3.2. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất rừng trồng Thơng, Keo, Sa
mộc tại huyện Hịa An ..................................................................................... 34
2.3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến trồng rừng sản xuất ..................... 34
2.3.4. Đề xuất một số giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất tại huyện
Hòa An............................................................................................................. 34
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 35
2.4.1. Phương pháp kế thừa............................................................................. 35
2.4.2. Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn ........................................................ 35
2.4. 3. Phương pháp điều ra phỏng vấn (PRA) ............................................... 36
2.4.4. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 36
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 36
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 38
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất
rừng sản xuất ở huyện Hoà An ........................................................................ 38
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 38
3.1.2. Điều kiện dân số, kinh tế, xã hội ........................................................... 41
3.1.3. Nhận xét và đánh giá chung .................................................................. 44

3.2. Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng rừng tại huyện Hòa An ................ 45
3.2.1. Tài nguyên rừng hiện nay tại huyện Hịa An ........................................ 45
3.2.2. Tình hình giao rừng, giao đất lâm nghiệp ............................................. 47
3.2.3. Các loại hình sử dụng đất rừng trồng sản xuất tại huyện Hòa An. ....... 48
3.2.4. Các biện pháp kỹ thuật trồng rừng sản xuất.......................................... 53
3.2.5. Đánh giá sinh trưởng của các loại hình sử dụng đất rừng trồng Thơng,
Keo, Sa mộc: ................................................................................................... 55
3.3. Đánh giá hiệu quả của các mô hình trồng Thơng, Keo, Sa mộc .............. 56
3.3.1. Hiệu quả kinh tế .................................................................................... 56
3.3.2. Hiệu quả xã hội: .................................................................................... 60
3.3.3. Hiệu quả môi trường: ............................................................................ 63


v

3.4. Đề xuất một số giải pháp phát triển và nhân rộng các loại hình sử dụng đất
hiệu quả ........................................................................................................... 68
3.4.1. Giải pháp về quy hoạch ......................................................................... 68
3.4.2. Giải pháp về chính sách ........................................................................ 69
3.4.3. Giải pháp về khoa học kỹ thuật ............................................................. 70
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................................ 72
1. Kết luận ....................................................................................................... 72
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KSDĐ


: Kiểu sử dụng đất

LSNG

: Lâm sản ngồi gỗ

NĐ-CP

: Nghị định – Chính phủ

NXB

: Nhà xuất bản

NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

SDĐ

: Sử dụng đất

TRSX

Trồng rừng sản xuất

RSX

: Rừng sản xuất


PAM

: Rừng trồng bằng nguồn vốn tài trợ của
chương trình lương thực thế giới

PAO

: Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của
Liên hợp quốc


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyệnHoà An ............................................ 45
Bảng 3.2: Trồng rừng sản xuất ở huyện Hồ An ............................................ 49
Bảng 3.3: Hiện trạng diện tích rừng trồng tại Huyện Hoà An ........................ 50
Bảng 3.4: Các loại hình sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu ......................... 52
Bảng 3.5: Biện pháp kỹ thuật lâm sinh được áp dụng trong các mơ hình ...... 53
Bảng 3.6: Sinh trưởng của Thông, Keo, Sa mộc tại thời điểm nghiên cứu .... 56
Bảng 3.7: Chi phí trồng và khai thác Keo, Thông, Sa mộc cho 01 ha ............ 57
Bảng 3.8: Trữ lượng của rừng trồng Keo, Thông, Sa mộc (01ha) .................. 58
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất trồng Keo, Thông, Sa mộc
cho 01ha .......................................................................................................... 60
Bảng 3.10. Công lao động tạo ra từ các KSDĐ rừng trồng sản xuất .............. 61
Bảng 3.11. Tính chất đất dưới rừng trồng Keo ............................................... 65
Bảng 3.12. Tính chất đất dưới rừng trồng thơng ............................................. 66
Bảng 3.13. Tính chất đất dưới rừng trồng Sa mộc .......................................... 67



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là một tài nguyên có khả năng tự tái tạo nếu con người biết khai
thác, lợi dụng đúng mức. Tuy nhiên do áp lực dân số và nhu cầu lâm sản tăng
để phát triển kinh tế - xã hội, con người đã khai thác ồ ạt, vượt quá khả năng tự
điều khiển của rừng nên cân bằng trong hệ sinh thái bị phá vỡ, làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường sống.
Việt Nam cũng đã và ðang diễn ra trong tình trạng trên, đặc biệt là sau
ngày thống nhất đất nước. Do nhu cầu lâm sản cho tái thiết và phát triển kinh
tế - xã hội tăng đã dẫn đến tài nguyên rừng bị tàn phá nặng nề. Thống kê của
Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), chỉ trong hơn 5 năm từ 2012 – 2017,
diện tích rừng tự nhiên đã bị mất do chặt phá rừng trái pháp luật mất chiếm
11%, 89% cịn lại là do chuyển mục đích sử dụng rừng tại những dự án được
duyệt. Tính đến tháng 09/2017, diện tích rừng bị chặt phá là 155,68 ha và
5364,85 ha diện tích rừng bị cháy. Thực tế, diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam
đang ngày càng suy giảm nhanh với tốc độ chóng mặt. Nhất là độ che phủ rừng
ở khu vực miền Trung. Độ che phủ rừng ở nước ta hiện cịn chưa đến 40%, diện
tích rừng ngun sinh còn khoảng 10%, đồng thời trữ lượng cũng suy giảm
nghiêm trọng khả năng bảo vệ môi trường (đất, nước, khơng khí) đã xuống dưới
ngưỡng cho phép. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn tới thiên tai (lũ lụt,
hạn hán, sa mạc hóa…) diễn ra thường xuyên với mức độ ngày càng lớn (Tổng
cục Lâm nghiệp, 2018).
Đứng trước tình hình trên nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế đã và
đang nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề làm thế nào đề phát triển kinh tế - xã
hội nhưng khơng làm suy thối mơi trường sống?
Trong sản xuất lâm nghiệp, vấn đề trên được giải quyết bằng các mô hình
sản xuất hợp lý, điều đó có nghĩa là hiệu quả kinh tế và sinh thái có tầm quan

trọng như nhau trong kinh doanh rừng.


2

Về kinh tế - xã hội, mơ hình sản xuất lâm nghiệp phải đem lại thu nhập
về lâm sản cao và ổn định, giải quyết việc làm cho nhân dân địa phương, đầu
tư hợp lý vàđược người dân chấp nhận. Đồng thời mơ hình cũng có khả năng
bảo vệ nguồn nước, duy trì độ phì nhiêu của đất, bảo vệ đa dạng sinh học.
Như vậy các vấn đề kinh tế và sinh thái được xem xét đồng thời trong mơ
hình sản xuất, trong đó sự tác động tương hỗ giữa sinh vật và môi trường dưới
sự điều khiển của con người, mơ hình sản xuất sẽ phát triển và đạt được mục
tiêu người sản xuất đề ra.
Là tỉnh miền núi, đất rộng người thưa và địa hình chủ yếu là đồi núi cao,
nên những năm qua tỉnh Cao Bằng đã coi phát triển lâm nghiệp là hướng đi
hiệu quả cho cơng tác xóa đói, giảm nghèo và trở thành hướng phát triển kinh
tế trọng tâm của tỉnh.Theo kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng
năm 2013, diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp tồn tỉnh trên 534.000 ha,
trong đó có hơn 17.622 ha đất rừng đặc dụng (gồm 14.759 ha đất có rừng);
297.450 ha đất rừng phịng hộ (185.447 ha đất có rừng); 218.931 ha đất rừng
sản xuất (139.277 ha đất có rừng)1. Hịa An là huyện miền núi, nằm ở trung tâm
tỉnh Cao Bằng, theo đánh giá hiện trạng sử dụng đất của huyện Hòa An tính
đến năm 2018 thì tổng diện tích tự nhiên tồn huyện là 6.690,72 km². Trong đó
140.942 ha đất có khả năng phát triển nơng nghiệp, chiếm 21% diện tích tự
nhiên. Huyện Hịa An, hiện có tới hơn 36.000 ha đất có rừng, trong đó diện tích
rừng trồng là 3.863 ha. Tỷ lệ che phủ của rừng năm 2018 là 59,6%. Trong đó:
Đất rừng sản xuất là 31.876,97 ha; đất rừng phòng hộ là 15.194 ha; đất rừng
đặc dụng 7.500 ha và 1.674,53 ha rừng ngoài quy hoạch2.
Từ năm 1992 đến nay, nhờ có chủ trương và chính sách xã hội hoá nghề
rừng, giao đất giao rừng, thực hiện chương trình 327( năm 1992), chương trình


Báo Nơng nghiệp Việt Nam, truy cập tại: ngày 15/1/2020
2
Báo Nông nghiệp Việt Nam, truy cập tại: ngày 15/1/2020
1


3

5 triệu ha rừng( năm 1998), PAM 5322 ( 1997-2002), Kế hoạch bảo vệ phát
triển rừng năm 2010-2020, nên tài nguyên rừng đang dần được phục hồi, độ
che phủ rừng đạt 41,29% năm 2019( tăng 23,9 % so với năm 2002) lập lại thế
cân bằng sinh thái (Viện khoa học Lâm nghiệp, 2020). Cùng với sự tăng lên
của diện tích rừng, nhiều mơ hình rừng trồng được triển khai vào sản xuất, trong
đó có nhiều mơ hình thành cơng nhưng cũng khơng ít mơ hình thất bại.
Từ thực tế trên, nghiên cứu hiệu quả của các mơ hình rừng trồng, đề xuất
và nhân rộng mơ hình thành cơng cùng với các giải pháp nâng cao hiệu quả là
một nhu cầu cấp bách của sản xuất, nhằm giảm sức ép về lâm sản lên rừng tự
nhiên. Góp phần giải quyết nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội, môi trường.
Từ yêu cầu của thực tế sản xuất, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất trồng rừng sản xuất tại huyện Hòa
An, tỉnh Cao Bằng”
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được thực trạng rừng trồng rừng sản xuất tại huyện Hòa An,
tỉnh Cao Bằng
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội, mơi trường của một số loại hình
sử dụng đất chính như: rừng trồng Thơng, Keo, Sa mộc.
- Đề xuất được các giải pháp nhằm phát triển và nhân rộng các loại hình
lựa chọn.
3. Ý nghĩa của đề tài

- Góp phần hồn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá hiệu quả sử
dụng đất Lâm nghiệp nói chung và đất trồng rừng sản xuất nói riêng tại huyện
Hòa an Tỉnh cao Bằng
- Các giải pháp đề xuất giúp các bên liên quan, tham khảo, áp dụng trong
quản lý sử dụng đất lâm nghiệp theo hướng bền vững, phù hợp với điều kiện của
địa phương.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số vấn đề lý luận về đánh giá hiệu quả sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Hiệu quả
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Khi nhận thức của con người
còn hạn chế, người ta thường quan niệm kết quả chính là hiệu quả. Sau này, khi
nhận thức của con người phát triển cao hơn, người ta thấy rõ sự khác nhau giữa
hiệu quả và kết quả. Nói một cách chung nhất thì hiệu quả chính là kết quả như
u cầu của cơng việc mang lại.
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra là kết quả mà con người chờ
đợi hướng tới; nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có
nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi
nhuận. Trong lao động nói chung, hiệu quả lao động là năng suất lao động được
đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm,
hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian (Vũ
Trọng Nghĩa, 2016).
1.1.1.2. Sử dụng đất
Sử dụng đất (Land use) là mục đích tác động vào đất đai nhằm đạt kết
quả mong muốn. Trên thực tế có nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau trong đó có

các kiểu sử dụng đất chủ yếu như cây trồng hàng năm, lâu năm, trồng rừng,
đồng cỏ,… Ngoài ra cịn có sử dụng đất đa mục đích với hai hay nhiều kiểu sử
dụng đất chủ yếu trên cùng một diện tích đất. Kiểu sử dụng đất có thể là hiện
tại nhưng cũng có thể trong tương lai, nhất là khi các điều kiện kinh tế xã hội,
cơ sở hạ tầng, tiến bộ khoa học công nghệ thay đổi. Trong mỗi kiểu sử dụng
đất nông lâm nghiệp thường gắn với các cây trồng cụ thể (Đỗ Đình Sâm, Ngơ
Đình Quế, Vũ Tấn Phương, 2005).


5

1.1.1.3. Hiệu quả sử dụng đất
Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối
quan hệ người – đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường.
Các nội dung sử dụng đất có hiệu quả được thể hiện ở các mặt sau:
- Sử dụng hợp lý về không gian để hình thành hiệu quả kinh tế khơng
gian sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất được sử dụng, hình
thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Quy mơ sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp hình thành quy mơ
kinh tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất thích hợp hình thành việc sử dụng đất một cách
kinh tế, tập trung thâm canh.
Việc sử dụng đất phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố liên quan. Vì vậy,
việc xác định bản chất khái niệm hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận
điểm triết học của Mác và những nhận thức lý luận của lý thuyết hệ thống nghĩa
là hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội,
hiệu quả môi trường (Nguyễn Thị Vòng và cs, 2001).
- Phải xem xét đến lợi ích trước mắt và lâu dài.
- Phải xem xét cả lợi ích riêng của người sử dụng đất và lợi ích của cả

cộng đồng.
- Phải xem xét giữa hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả sử dụng các nguồn
lực khác.
- Đảm bảo sự phát triển thống nhất giữa các ngành.
Riêng đối với ngành lâm nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về giá trị và
hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu
quả về mặt hiện vật là khối lượng lâm sản khai thác được để ổn định kinh tế xã
hội của đất nước.


6

Như vậy, hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện
pháp tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi
thế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những
hoàn cảnh cụ thể còn gắn sản xuất lâm nghiệp với các ngành khác của nền kinh
tế quốc dân, cũng nhý cần gắn sản xuất trong nýớc với thị trýờng quốc tế
Sử dụng đất lâm nghiệp có hiệu quả cao thơng qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên
thế giới. Nó khơng chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch
định chính sách, các nhà kinh doanh mà còn là mong muốn của người dân –
những người trực tiếp tham gia sản xuất.
Hiện nay, các nhà khoa học cho rằng: vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng
đất không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó mà phải
xem xét trên tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xă hội và
hiệu quả môi trường.
1.1.1.4. Đánh giá đất đai
Đánh giá đất đai là quá trình xác định tiềm năng của đất cho một hay nhiều
mục đích sử dụng được lựa chọn. Phân loại đất (Land classification) đôi khi
được hiểu đồng nghĩa với đánh giá đất đai nhưng có tính chun sâu hơn, chủ

yếu là phân loại đất đai thành các nhóm. Cũng có thể hiểu đánh giá đất đai là
một bộ phận của phân loại đất đai trong đó cơ sở phân loại là xác định mức độ
thích hợp của việc sử dụng đất (Đỗ Đình Sâm, Ngơ Đình Quế, Vũ Tấn Phương,
2005).
1.1.1.5. Kiểu sử dụng đất (KSDĐ)
Kiểu sử dụng đất là một loại hoặc một nhóm cây trồng được sản xuất trong
điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật hiện hành.
KSDĐ là một dạng sử dụng đất (SDĐ) được mô tả chi tiết hơn so với loại
hình sử dụng đất. Trong đánh giá đất đai một cách định lượng, dạng SDĐ nào
cũng chứa những KSDĐ, KSDĐ thực ra không phải là một đơn vị phân loại rõ


7

ràng trong SDĐ đai, nhưng nó chỉ ra được một sự SDĐ xác định thấp hơn loại
hình sử dụng đất (Lê Quang Trí, Phạm Thanh Vũ, 2006).
1.1.1.6. Đất
Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ của lục địa mà bên dưới nó
là đá và khống vật sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp
mặt tơi xốp của lục địa có khả năng sản xuất ra sản phẩm của cây trồng. Đất là
lớp phủ thổ nhưỡng, là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồn gốc của
thể tự nhiên là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh và thạch
quyển, khí quyển, thuỷ quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại của 4 quyển
trên và thổ quyển có tính thường xun và cơ bản. Theo nguồn gốc phát sinh,
tác giả Docutraiep coi đất là một vật thể tự nhiên được hình thành do sự tác
động tổng hợp của 5 yếu tố là: đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật và thời gian.
Đất được xem như một thể sống, nó ln ln vận động, biến đổi và phát triển.
Con người, trong quá trình sử dụng đất có tác động rất to lớn, có ý nghĩa quyết
định đến chất lượng đất. Đối với sản xuất nông lâm nghiệp, đất là một tư liệu
sản xuất vô cùng quý giá, cơ bản và không thể thay thế được. Đối với môi

trường, đất được coi như một “hệ đệm”, như một “phễu lọc” luôn luôn làm sạch
môi trường với tất cả các chất thải thông qua hoạt động sống của sinh vật nói
chung và con người nói riêng. Tóm lại, đất là một vật thể tự nhiên mà từ nó đã
cung cấp các sản phẩm thực vật để nuôi sống động vật và con người. Sự phát
triển của loài người gắn liền với sự phát triển của đất (Nguyễn Ngọc Nông và
cs, 2014).
1.1.2. Một số vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng đất
Ngày nay, mọi hoạt động sản xuất của con người đều hướng đến mục tiêu
là kinh tế. Tuy nhiên, để sản xuất đạt được hiệu quả thì nhất thiết khơng chỉ đạt
mục tiêu về kinh tế mà đồng thời phải tạo ra nhiều kết quả liên quan đến đời
sống xã hội và môi trường của con người.
Những kết quả đó có thể là:


8

- Cải thiện điều kiện sống và làm việc của con người, nâng cao thu nhập;
- Nâng cao đời sống tinh thần cho người dân;
- Cải tạo môi trường sinh thái, tạo ra một sự phát triển bền vững trong sử
dụng đất.
Bên cạnh đó, cần chú ý kết hợp hiệu quả lâu dài với hiệu quả trung gian
và hiệu quả trước mắt. Mọi giải pháp kinh tế - xã hội đều phải chú ý kết hợp
giữa lợi ích lâu dài, lấy lợi ích lâu dài làm trọng tâm, đồng thời khơng xem nhẹ
lợi ích trước mắt.
Căn cứ vào những mục tiêu có thể đạt được người ta chia hiệu quả thành
3 loại:
1.1.2.1. Hiệu quả kinh tế
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là
quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo
các ngành sản xuất khác nhau.

Theo Samuel – Nordhuas “Hiệu quả là khơng lãng phí”.
Theo các nhà khoa học Đức (Stienier, Hanau, Rusteruyer, Simmerman)
“hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sách mức độ tiết kiệm chi phí trong 1 đơn vị kết
quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong
một thời kỳ góp phần làm tăng thêm lợi ích cho xã hội”.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản
xuất hàng hóa với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau, Vì thế
hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:
- Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo quy
luật “tiết kiệm thời gian”;
- Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết
hệ thống;
- Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ các
lợi ích của con người.


9

Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả
đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là
phần giá trị của nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xem xét cả về phần
so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai
đại lượng đó
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế
sử dụng đất là “với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng
của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội.
1.1.2.2. Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội
và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật
thiết với nhau và là một phạm trù thống nhất.
Hiệu quả xã hội hiện nay phải thu hút nhiều lao động, đảm bảo đời sống
nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa
phương được phát huy, đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về việc ăn mặc và
nhu cầu sống khác nhau. Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hóa
của địa phương thì việc sử dụng đất bền vững hơn.
Theo Nguyễn Duy Tính (1995), hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất
nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn
vị diện tích đất nơng nghiệp.
1.1.2.3. Hiệu quả mơi trường
Hiệu quả mơi trường là một vấn đề mang tính tồn cầu, ngày nay đang
được chú trọng quan tâm và không thể bỏ qua khi đánh giá hiệu quả. Điều này
có ý nghĩa là mọi hoạt động sản xuất, mọi biện pháp khoa học kỹ thuật, mọi
giải pháp về quản lý... được coi là có hiệu quả khi chúng khơng gây tổn hại hay
có những tác động xấu đến mơi trường đất, môi trường nước và môi trường


10

khơng khí cũng như khơng làm ảnh hưởng xấu đến mơi sinh và đa dạng sinh
học. Có được điều đó mới đảm bảo cho một sự phát triển bền vững của mỗi
vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia cũng như cả cộng đồng quốc tế.
Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại hình sử dụng đất phải bảo
vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thối hóa đất bảo vệ mơi
trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%)
đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài; trong thực tế, tác động của môi
trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và theo chiều hướng khác nhau (Lê Anh
Thắng, 2011). Cây trồng được phát triển tốt khi phát triển phù hợp với đặc tính,

tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của hoạt
động sản xuất, quản lý của con người thì hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những
ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường. Hiệu quả môi trường được phân ra
theo nguyên nhân gây nên, gồm hiệu quả hóa học môi trường, hiệu quả vật lý
môi trường và hiệu quả sinh học mơi trường.
Trong lâm nghiệp, có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nhưng chưa có tài liệu hay nghiên cứu nào đưa ra khung chuẩn các chỉ tiêu và
phương pháp đánh giá hiệu quả mơi trường sử dụng đất lâm nghiệp nói chung
cũng như đất rừng trồng sản xuất nói riêng. V́ vậy, đề tài đã đưa ra một số chỉ
tiêu đánh giá có khả năng thực hiện được.
1.1.3. Một số cơ chế chính sách có liên quan đến sử dụng đất lâm nghiệp
Luật bảo vệ và phát triển rừng, công bố theo pháp lệnh số 58/L-CT-HĐNN
ngày 19/8/1991 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Hiện
nay Quốc Hội đã thông qua Luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi số
29/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004. Luật quy định về quản lý, bảo vệ,
phát triển, sử dụng rừng; quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, Trong đó, có quy
định nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng sản xuất…
Nghị định 01/1995/NĐ-CP ngày 04/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ
Quy định về giao khốn đất và sử dụng vào mục đích nơng nghiệp, lâm nghiệp


11

và thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước. Nghị định có đưa ra các loại đất
được giao khốn trong đất lâm nghiệp có đất rừng trồng sản xuất.
Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính
phủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước các cấp về rừng và đất
Lâm nghiệp. Quyết định này nhằm quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước
của các cấp có thẩm quyền đối với rừng và đất lâm nghiệp, góp phần ngăn chặn
những hành vi hủy hoại tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp, tạo điều kiện để mọi

tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Thủ tướng Chính
phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân sử dụng ổn định lâu dài dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng
đất và cho thuê đất lâm nghiệp trong đó có rừng sản xuất.
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004, Luật này quy định về quản lý, bảo
vệ, phát triển, sử dụng rừng (sau đây gọi chung là bảo vệ và phát triển rừng);
quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.
Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng và rừng sản xuất).
Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng. Quy chế này quy định
về việc tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng đặc dụng, rừng
phịng hộ và rừng sản xuất, bao gồm diện tích có rừng và diện tích khơng có
rừng đã được Nhà nước giao, cho thuê hoặc quy hoạch cho lâm nghiệp.
Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ về Một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007
- 2015 . Quyết định đưa ra mục tiêu phát triển rừng sản xuất đến năm 2015 là
trồng 2 triệu ha rừng sản xuất, bình quân mỗi năm trồng 250 nghìn ha (bao gồm
cả diện tích trồng lại rừng sau khai thác); Giải quyết việc làm, tăng thu nhập


12

nhằm ổn định đời sống cho đồng bào miền núi; Thúc đẩy hình thành thị trường
nghề rừng phát triển ổn định lâu dài.
Thông tư 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn lập Quy hoạch, kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng;

Quyết định số 57/2011/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ về kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng 2011-2020.
Luật đất đai năm 2013 quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và
trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống
nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Dự thảo Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) ban hành ngày 20/10/2016
quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, kinh doanh, chế biến và thương
mại lâm sản.
Luật Lâm nghiệp ban hành ngày 15/11/2017quy định về quản lý, bảo vệ, phát
triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.
Nghị định 156/2018/NĐ-CPquy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Lâm nghiệp, bao gồm: Tiêu chí xác định rừng, phân loại rừng và Quy chế quản lý
rừng; Giao rừng, cho thuê rừng sản xuất, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng
rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng; Phịng cháy và chữa cháy rừng; Đối tượng,
hình thức chi trả, mức chi trả dịch vụ môi trường rừng và điều chỉnh, miễn, giảm mức
chi trả dịch vụ môi trường rừng; quản lý sử dụng tiền dịch vụ mơi trường rừng; Chính
sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng; Nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, sử
dụng tài chính của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
Nghị định 83/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật lâm nghiệp.


13

Một số Quy định, Nghị quyết liên quan đến trồng rừng, bảo vệ rừng tại Cao
Bằng và huyện Hòa An có thể kể đến như sau:
Quyết định 1237/QĐ-UBND năm 2008 ban hành Quy định chuyển đổi

rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng mới rừng sản xuất do Ủy ban nhân dân tỉnh
Cao Bằng ban hành.
Quyết định số 512/2014/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2014 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
Nghị quyết số 33/2015/NQ-HĐND về việc thông qua quy hoạch bảo vệ
và phát triển rừng tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2013 – 2020 của HĐND tỉnh Cao Bằng.
Quyết định 2601/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
Nghị quyết số 62/NQ-CP ngày 17 tháng 05 năm 2018 của Thủ tướng Chính
phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ
cuối (2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng.
Nghị quyết 24/NQ-HĐND năm 2018 thông qua Danh mục dự án, cơng trình
đăng ký nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng
đặc dụng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2019.
Nghị quyết 07/NQ-HĐND năm 2019sửa đổi, bổ sung danh mục các công trình,
dự án cần thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ,
đất rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Nghị quyết 20/2019/NQ-HĐND ngày 12 tháng 07 năm 2019về chính sách đặc
thù hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn
tỉnh Cao Bằng.
Quyết định 2244/QĐ-UBND năm 2019 về giao chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng năm 2020 ở Cao Bằng.


14

Quyết định2556 /QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 huyện
Hòa An, Cao Bằng.

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng
1.1.4.1. Điều kiện tự nhiên – khí hậu, thời tiết
Cũng như các loại cây trồng khác cây keo tai tượng, thơng, sa mộc cũng
chịu ảnh hưởng lớn bởi khí hậu thời tiết.
Đối với cây Keo cần chọn nơi trồng có vĩ độ 10-22o Bắc, độ cao dưới
500m so với mực nước biển, dốc dưới 25o. Nhiệt độ bình quân 21-27oC, tối cao
tuyệt đối 42,1oC, tối thấp tuyệt đối -0,8oC. Lượng mưa 1400-2400 mm, lượng
bốc hơi 540-1200 mm. Số tháng mưa trên 100mm là 5-6 tháng tập trung trong
mùa Hè. Đất dày trên 50-60cm, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét nhẹ, chua
pHKCl từ 3,5-5,0. Mùn từ trung bình đến giàu, trên 2% ở tầng mặt. Trảng cỏ cây
bụi, khơng hoặc có cây gỗ rải rác, nứa tép, lồ ô,…, nương rẫy bỏ hoá, rừng thứ
sinh nghèo kiệt. Không trồng nơi dốc trên 25o, có gió lùa mạnh, đất sét nặng bí,
đất trơ sỏi đá, chai cứng, lầy úng, kiềm mặn vì vậy trên thực tế nhiều nơi trên
địa bàn nghiên cứu khơng thích hợp cho việc trồng Keo Tai tượng
Cây Sa Mộc có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, để đạt
năng suất cao nên trồng nơi cịn tính chất đất rừng, đất có tầng dầy, nhiều mùn
thốt nước. Nên chọn nơi địa hình có độ dốc dưới 200 , độ cao trên 600m so với
mặt nước biển, điều kiên tự nhiên ở huyện Hòa An nói riêng và Cao Bằng nói
chung thích hợp cho cây sa mộc phát triển.
Thông mã vĩ là cây ưa sáng, lúc nhỏ (dưới 3 tuổi) có thể chịu bóng râm
nhẹ, tán thưa thường xanh. Sinh trưởng tốt ở nơi đất sâu và thốt nước, độ pH
= 4,5-5,5, có thể mọc được ở đất đồi núi có thực bì sim mua, tế guột. ở đất
kiềm, mỏng lớp ở độ cao dưới 300-400m. Sống được trên đất đồi núi trọc feralit
nghèo xấu, khơ hạn tầng mặt mỏng, có đá lẫn, chua nhiều, nhưng cây thấp, mọc
chậm và yếu hơn. Không chịu được đất úng, bí, kiềm, mặn, vơi. Điều kiện tự
nhiên phù hợp với điều kiện sinh trưởng, phát triển của cây Thông


15


Bên cạnh những thn lợi thì có những khó khăn sau: Địa hình trồng
rừng sản xuất nhìn chung là xa xơi, độ dốc cao khó cho việc chăm sóc, bảo vệ.
Thời tiết là một trở ngại lớn, mùa khơ thì hay gây cháy rừng ảnh hưởng
đến sinh trưởng của cây rừng. Việc phòng chống cháy rừng cũng ảnh hưởng
đến doanh thu của rừng trồng.
1.1..4.2. Điều kiện về vốn
Do vốn đầu tư sản xuất trồng rừng sản xuất khá cao nên để đẩy nhanh việc
tăng diện tích trồng rừng sản xuất cịn gặp nhiều khó khăn. Nguồn vốn trồng
rừng phần lớn do Nhà nước hỗ trợ và vốn vay của các hộ gia đình. Vốn trồng
rừng sản xuất được xác định trên cơ sở các thành phần cây giống và phân bón
là chủ yếu v́ cơng lao động đối với các hộ trồng rừng sản xuất cơ bản là lao
động trong gia đình. Hiện nay, theo các chýõng trình hỗ trợ của huyện thì cơ
bản cây giống được nhà nước hỗ trợ cho người dân trồng rừng sản xuất với diện
tích hỗ trợ là trung bình 500 ha/năm.
Tuy nhiên, việc cung cấp giống chất lượng, giống tốt nhưng còn hơi đắt,
do vậy người dân vẫn còn trồng rừng với nguồn giống trôi nổi không rõ nguồn
gốc, ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của rừng trồng. Thị trường tiêu thụ
lớn, nhưng người dân thiếu thông tin thị trường, khi bán vẫn phải qua khâu
trung gian. Do vậy, người dân khi bán vẫn còn bị ép giá chưa đúng với giá cả
của thị trường. Nguồn vốn của người dân còn rất hạn hẹp, do vậy việc đầu tư
vào trồng rừng còn nhiều hạn chế.
1.1.4.3. Khoa học kỹ thuật
Khó khăn là nhận thức của một số người dân cṇ rất hạn chế, việc áp dụng
kỹ thuật trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng trồng c̣n chưa đúng kỹ thuật, dẫn đến
năng suất chưa cao.
- Chưa chủ động về giống, thiếu giống có chất lượng cao.
- Chưa áp dụng trồng rừng thâm canh và ban thâm canh chủ yếu trồng
rừng quảng canh.



16

- Chưa chủ động trong ni dưỡng và phịng trừ sâu bệnh hại.
1.1.4.4. Chính sách
Các chính sách chủ yếu có ảnh hưởng đến phát triển trồng RSX của huyện
Hoà An có thể phân chia thành 4 nhóm sau đây; Các chính sách về quản lý
rừng: Các chính sách về đất đai; Chính sách về thuế, đầu tư, tín dụng; Chính
sách về khai thác, vận chuyển lâm sản và thị trường:
* Đánh giá chung ảnh hưởng của các chính sách trên liên quan tới
việc phát triển trồng rừng sản xuất:
+ Tác động tích cực:
Nhìn chung, các chính sách ngày nay đã toàn diện hơn, quản lý nhà nước
bằng luật pháp đã có tiến triển và nhận thức xã hội về rừng được cải thiện. Rừng
đã được cải thiện cả về chất và lượng trong những năm qua, doanh thu ngành
lâm nghiệp đã đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế. Cộng đồng đã và đang
được hưởng lợi từ sự tăng trưởng này thơng qua việc cải thiện hỗ trợ tài chính
và tạo thêm công ăn việc làm.
Tạo ra khung pháp lý cho việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển
rừng sản xuất, quy định về giao rừng, chuyển nhượng quyền sử dụng, quyền sở
hữu rừng sản xuất là rừng trồng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng (Luật Bảo
vệ và Phát triển rừng 2004; Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ,
rừng sản xuất là rừng tự nhiên,…).
Quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, tập thể, cá nhân, hộ gia
đình tham gia phát triển rừng sản xuất, có chính sách khuyến khích người dân
tham gia hoạt động phát triển rừng trong việc tạo điều kiện để thực hiện cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,… Do vậy, tạo điều kiện thuận lợicho việc
quản lý, giao khoán rừng cũng như phát triển rừng sản xuất (QĐ 178/QĐ-TTg;
QĐ 661/98/QĐ-TTg phần chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm đối với
rừng trồng sản xuất,…).



×