Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nông thôn tại xã hòa bắc huyện hòa vang thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.34 MB, 159 trang )

..

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN HOÀNG HUY

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG NƠNG THƠN
TẠI XÃ HỊA BẮC, HUYỆN HỊA VANG, THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG

Đà Nẵng - Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN HOÀNG HUY

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG THƠNG THƠN
TẠI XÃ HỊA BẮC, HUYỆN HỊA VANG, THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành:
Mã số:


Kỹ thuật môi trƣờng
85.20.320

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH ANH HOÀNG

Đà Nẵng - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Huy


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN
MƠI TRƢỜNG NƠNG THƠN TẠI XÃ HỊA BẮC, HUYỆN HỊA VANG,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Học viên: Nguyễn Hồng Huy
Mã số: 85.20.320
Khóa 32

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN


Tóm tắt - Luận văn tiến hành nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn gồm:
nước cấp, thoát nước và xử lý nước thải, chất thải rắn nông nghiệp, chất thải rắn chăn nuôi và
chất thải rắn sinh hoạt. Từ đó, phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp kỹ thuật với chi phí
phù hợp, có tính khả thi khi áp dụng tại nơng thơn nhằm giải quyết các vấn đề môi trường,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cải thiện hơn môi trường tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng. Giải pháp sử dụng ở đây là chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tái sử
dụng, tái chế và ủ phân compost, chất thải rắn chăn nuôi sử dụng mô hình đệm lót sinh học,
biogas, xử lý chất thải rắn nông nghiệp nguy hại bằng cách tăng số lượng các bể chứa tại các
tuyến đường ở khu vực đất canh tác.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, xã Hịa Bắc có nhiều cơ hội áp dụng các giải pháp kỹ
thuật đã đề xuất, hầu hết các giải pháp đều có tính khả thi cao, khi áp dụng các giải pháp này
sẽ mang lại các lợi ích về mặt kinh tế, mơi trường và có thể triển khai áp dụng cho các xã
khác trên địa bàn huyện Hòa Vang cũng như các khu vực nơng thơn khác trên tồn quốc.
Từ khóa - cải thiện mơi trường; nơng thơn; xã Hịa Bắc; phân compost; ô nhiễm môi trường.
ASSESSING THE CURRENT STATUS AND PROPOSING SOLUTIONS
FOR IMPROVING RURAL ENVIRONMENT IN HOA BAC COMMUNE,
HOA VANG DISTRICT, DA NANG CITY
Abstract - This study focuses on assessing rural environment status, including water supply,
drainage, wastewater treatment, agricultural, livestock and domestic solid wastes.
Accordingly this study analyses and proposes technically feasible and cost-effective solutions
for rural areas to tackle environmental issues, reduce environmental pollution and improve
environmental conditions in Hoa Bac Commune, Hoa Vang District, Da Nang City. The
recommended solutions are as follows: domestic solid wastes are segregated for reusing,
recycling and composting; livestock wastes are treated by the model of biological padding or
biogas production; hazardous agricultural solid wastes are collected by increased number of
tanks placed along routes in cultivation areas.
The results show that Hoa Bac Commune has many opportunities to apply the
proposed technical solutions. Most of the proposed solutions are highly feasible and when
applied can bring economical and environmental benefits to the commune. The solutions can

also be applied to other communes in Hoa Vang District as well as other rural areas in
Vietnam.
Keywords - environmental improvement; rural areas; Hoa Bac Commune; composting;
environmental pollution.


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Tóm tắt luận văn
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3
3. Nội dung nghiên cứu........................................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
7. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 6
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH VỆ SINH MÔI TRƢỜNG NÔNG
THÔN ............................................................................................................................. 7
1.1. Nước sạch ................................................................................................................. 7
1.2. Thoát nước và xử lý nước thải.................................................................................. 8
1.3. Chất thải rắn sinh hoạt .............................................................................................. 8
1.4. Chất thải rắn nông nghiệp ...................................................................................... 10
1.5. Chất thải rắn chăn nuôi ........................................................................................... 11
1.6. Tổng quan về các giải pháp xử lý nước cấp, nước thải hộ gia đình, chất thải rắn

sinh hoạt, chất thải rắn nông nghiệp và chất thải chăn nuôi .......................................... 12
1.6.1. Giải pháp xử lý nước cấp ............................................................................ 12
1.6.2. Giải pháp xử lý nước thải ........................................................................... 17
1.6.3. Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt ....................................................... 22
1.6.4. Giải pháp xử lý chất thải rắn nông nghiệp.................................................. 26
1.6.5. Giải pháp xử lý chất thải rắn chăn nuôi ...................................................... 26
CHƢƠNG 2. HIỆN TRẠNG VỆ SINH MƠI TRƢỜNG TẠI XÃ HỊA BẮC ...... 28
2.1. Tổng quan về xã Hòa Bắc ...................................................................................... 28
2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 28
2.1.2. Điều kiện địa chất ....................................................................................... 28


2.1.3. Điều kiện về khí tượng ............................................................................... 30
2.1.4. Điều kiện về thủy văn ................................................................................. 32
2.1.5. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ........................................................... 32
2.1.6. Đánh giá chung ........................................................................................... 34
2.2. Hiện trạng vệ sinh môi trường ................................................................................ 35
2.2.1. Cấp nước ..................................................................................................... 35
2.2.2. Thoát nước và xử lý nước thải hộ gia đình ................................................. 41
2.2.3. Chất thải rắn sinh hoạt ................................................................................ 43
2.2.4. Chất thải rắn nông nghiệp ........................................................................... 51
2.2.5. Chất thải rắn chăn nuôi ............................................................................... 55
2.2.6. Cân bằng chất thải rắn xã Hòa Bắc............................................................. 57
2.3. Đánh giá mức độ đạt được các tiêu chí mơi trường trong Chương trình nơng thôn
mới ................................................................................................................................. 59
2.4. Tổng hợp, đánh giá tác động môi trường của các hoạt động phát sinh chất thải đến
môi trường xã Hòa Bắc ................................................................................................. 61
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VỆ SINH MƠI TRƢỜNG TẠI XÃ HỊA
BẮC ............................................................................................................................... 63
3.1. Giải pháp cải thiện vấn đề nước cấp ...................................................................... 63

3.1.1. Giải pháp quản lý ........................................................................................ 63
3.1.2. Giải pháp kỹ thuật ....................................................................................... 64
3.1.2.1. Các cơng trình cấp nước tập trung ..................................................... 64
3.1.2.1. Các cơng trình cấp nước tại hộ gia đình ............................................ 66
3.2. Giải pháp cải thiện xử lý nước thải hộ gia đình ..................................................... 69
3.2.1. Xử lý nước thải từ nhà vệ sinh (nước đen) ................................................. 69
3.2.1.1. Bể tự hoại ............................................................................................ 69
3.1.2.1. Bể tự hoại cải tiến BASTAF ................................................................ 70
3.2.2. Xử lý nước thải sinh hoạt (nước xám) đối với các hộ gia đình bằng cơng
nghệ sinh thái ................................................................................................................. 71
3.3. Giải pháp cải thiện chất thải rắn ............................................................................. 74
3.3.1. Chất thải rắn nông nghiệp ........................................................................... 77
3.3.2. Chất thải rắn chăn ni ............................................................................... 78
3.3.2.1. Chăn ni trên đệm lót sinh học ......................................................... 78
3.3.2.2. Hầm biogas ......................................................................................... 78
3.3.3. Chất thải rắn sinh hoạt ................................................................................ 80
3.3.3.1. Tận dụng rác hữu cơ dễ phân hủy làm phân tại hộ gia đình .............. 81


3.3.3.2. Phương án 1: thu gom rác thải trên địa bàn xã Hòa Bắc về khu xử lý
rác của thành phố để xử lý ............................................................................................ 82
3.3.3.3. Phương án 2: quy hoạch khu xử lý chất thải rắn tại xã Hòa Bắc bằng
công nghệ đốt ................................................................................................................ 87
3.3.3.4. Phương án 3: quy hoạch khu xử lý chất thải rắn tại xã Hòa Bắc bằng
công nghệ đốt ................................................................................................................ 93
3.3.3.5. Lựa chọn phương án xử lý CTR sinh hoạt phù hợp với xã Hòa Bắc .. 96
3.3.3.6. Giải pháp quản lý CTR sinh hoạt phù hợp với xã Hòa Bắc.............. 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

BXD

Bộ Xây dựng

BYT


Bộ Y tế

COD

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

CP

Cổ phần

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

FAO

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

PCCC

Phịng cháy chữa cháy


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SXD

Sở Xây dựng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

UASB

Bể lọc ngược qua tầng bùn kỵ khí

UBND

Ủy ban nhân dân

UNICEF


Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

1.1.

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại một số tỉnh, thành phố

9

2.1.

Số liệu về tình hình xã hội, thu gom, xử lý rác thải tại 07 xã

34

2.2.

Thống kê các cơng trình cấp nước tập trung đã được xây dựng

36


2.3.

Lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các hộ thuộc xã Hòa Bắc

43

2.4.

Thành phần CTR tại xã Hòa Bắc

44

2.5.

So sánh thành phần CTR sinh hoạt tại xã Hịa Bắc và thành phố
Đà Nẵng

46

2.6

Tính chất CTR sinh hoạt của xã Hịa Bắc

47

2.7

Lượng phụ phẩm nơng nghiệp của xã Hịa Bắc


52

2.8

Ước tính khối lượng CTR chăn ni của xã Hịa Bắc

56

2.9

Đánh giá tác động mơi trường của các vấn đề vệ sinh mơi trường

62

3.1.

Tổng hợp kinh phí đầu tư bể lọc hộ gia đình

68

3.2.

Bảng tính kích thước tối thiểu của bể tự hoại cải tiến theo số
người sử dụng

71

3.3.

Tổng hợp kinh phí đầu tư mơ hình xử lý nước thải sinh hoạt quy

mơ hộ gia đình bằng cơng nghệ sinh thái

73

3.4.

Tổng hợp kinh phí đầu tư thu gom rác thải

86

3.5.

Tổng hợp kinh phí dịch vụ thu gom rác thải

86

3.6.

Khối lượng CTR sinh hoạt xử lý để đảm bảo thời gian vận hành
lị đốt

89

3.7.

Chi phí đầu tư lị đốt CTR sinh hoạt

90

3.8.


Tải lượng và nồng độ các thông số ô nhiễm

91

3.9.

So sánh với Quy chuẩn kỹ thuật môi trường

91

3.10.

Bảng điểm từng công nghệ

97

3.11.

Bảng tổng hợp điểm số đánh giá

99


DANH MỤC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình


Trang

1.1.

Tỷ lệ các khí thải chính phát sinh từ hoạt động chăn ni

11

1.2.

Mơ hình bể lọc nước gia đình

14

1.3.

Mơ hình khử sắt trong nước ngầm

15

1.4.

Sơ đồ xử lý nước mặt khi hàm lượng cặn ≤ 2.500 mg/l

16

1.5.

Sơ đồ xử lý nước mặt khi hàm lượng cặn > 2.500 mg/l


16

1.6.

Sơ đồ xử lý nước ngầm

17

1.7.

Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt tại Đức

19

1.8.

Bể tự hoại BASTAF

20

1.9.

Đất ngập nước nhân tạo dòng chảy ngầm theo phương ngang

21

1.10.

Đất ngập nước nhân tạo dòng chảy ngầm theo phương đứng


21

2.1.

Vị trí xã Hịa Bắc

28

2.2.

Hệ thống đường ống cấp nước

36

2.3.

Tỷ lệ sử dụng nguồn nước cấp tại xã Hòa Bắc

36

2.4.

Hiện trạng hệ thống cấp nước

38

2.5.

Tỷ lệ cung cấp nước tại xã Hòa Bắc


38

2.6.

Sơ đồ xử lý trạm cấp nước xã Hòa Bắc

39

2.7

Công tác quản lý trạm xử lý nước cấp

39

2.8.

Nhà vệ sinh của các hộ dân

41

2.9.

Tỷ lệ hộ dân xử lý nước thải sinh hoạt tại xã Hòa Bắc

41

2.10.

Khoảng cách an tồn từ nhà vệ sinh đến các cơng trình xung quanh


42

2.11.

Thành phần rác thải sinh hoạt tại xã Hịa Bắc

45

2.12.

Mơ hình thu gom rác hiện tại của xã Hịa Bắc

48

2.13.

Thùng rác trên các tuyến đường chính của thơn

48

2.14.

Thu gom rác trong ngõ, hẻm bằng xe ba gác

48

2.15.

Hố rác tại gia đình để chơn rác hoặc đốt


49

2.16.

Rác thải vứt ra ngồi môi trường, bãi đất trống

49

2.17.

Thùng rác bị bể

49

2.18.

Tỷ lệ xử lý CTR tại xã Hòa Bắc

50

2.19

Tỷ lệ phương án xử lý phụ phẩm nơng nghiệp tại xã Hịa Bắc

53

2.20

Thu gom bao bì thuốc BVTV


54

2.21

Bể chứa bao bì thuốc BVTV

54


2.22

Tỷ lệ phương án xử lý bao bì thuốc BVTV

55

2.23

Chăn nuôi heo

55

2.24

Chuồng trại chăn nuôi

55

2.25


Sơ đồ cân bằng CTR tại xã Hịa Bắc

59

3.1.

Mơ hình xử lý nước cấp

66

3.2.

Mơ hình xử lý nước cấp hộ gia đình

67

3.3.

Bản vẽ bể tự hoại 03 ngăn

70

3.4.

Bể tự hoại cải tiến BASTAF

70

3.5.


Bản vẽ xử lý nước thải bằng thực vật

72

3.6.

Mơ hình quản lý CTR tại xã Hòa Bắc

75

3.7.

Khối lượng CTR sinh hoạt thu gom, xử lý theo từng năm

80

3.8.

Mơ hình hố chơn rác di động

81

3.9.

Sơ đồ tuyến thu gom rác thải sinh hoạt

84

3.10.


Số lượng thùng rác từng thơn theo năm

85

3.11.

Mơ hình lị đốt CTR sinh hoạt model CNC330

88

3.12.

Sơ đồ vận hành lò đốt

89

3.13.

Biểu đồ phân tích độ nhạy của cơng nghệ

100


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, hiệu quả trong công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng đang chịu áp lực ngày càng lớn. Nguyên nhân từ việc gia tăng dân số, hình thành
các khu dân cư mới trong thời gian ngắn, đầu tư về cơ sở hạ tầng còn chậm so với việc

phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, năng lực và phương án vệ sinh môi trường
chưa theo kịp thực tế,…Riêng đối với địa bàn huyện Hòa Vang là một huyện nơng
nghiệp của thành phố Đà Nẵng, có diện tích đất tự nhiên là 73.488 ha (chiếm 74,8%
diện tích của thành phố Đà Nẵng), trong đó đất nơng nghiệp 65.316 ha, đất phi nông
nghiệp 7.271 ha và đất chưa sử dụng 901,7 ha. Tồn huyện có 11 xã với 119 thôn và
dân số 124.844 người chiếm khoảng 13% số dân toàn thành phố, mật độ dân số 172
người/km2. Với diện tích đất rộng nhưng dân số thấp nên việc dân cư sống phân bổ
thưa thớt trên một diện tích rộng, địa hình đồi núi phức tạp là một trong những nguyên
nhân chính ảnh hưởng đến hiệu quả trong việc thực hiện các giải pháp vệ sinh môi
trường trên địa bàn huyện, đặc biệt là công tác thu gom rác thải sinh hoạt, bao bì thuốc
bảo vệ thực vật.
Hiện nay, đa phần rác thải sinh hoạt tại huyện Hòa Vang được thu gom bởi
Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Đà Nẵng. Tuy nhiên, do địa bàn rộng lớn, sâu nên
Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Đà Nẵng chỉ thực hiện thu gom tại các tuyến
đường chính hoặc các điểm tập kết rác để đưa về xử lý tại Khu xử lý chất thải Khánh
Sơn. Phần còn lại được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm hoặc vứt ra ngồi
mơi trường. Đối với bao bì thuốc bảo vệ thực vật, đã xây dựng các hố chứa và định kỳ
thu gom, xử lý. Tuy nhiên, số lượng, vị trí hố chứa chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Ngồi ra, tại địa bàn huyện Hịa Vang, chưa được đầu tư hệ thống thu gom, xử
lý nước thải, trừ một số Khu dân cư, Khu tái định cư mới thì đã được xây dựng hệ
thống thu gom, tuy nhiên nước thải vẫn chưa được xử lý triệt để. Nước thải phát sinh
từ các hoạt động chủ yếu xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trước khi vào thấm đất hoặc thải
ra các khu vực ruộng lúa hoặc ứ đọng gây mùi hôi, ảnh hưởng đến canh tác cũng như
đời sống người dân.
Trong những năm qua, công tác bảo vệ môi trường tại các xã, thôn của huyện
Hòa Vang đều được quan tâm, đặc biệt là sự hỗ trợ của Chương trình Nơng thơn mới
của Quốc gia đã giúp cải thiện bộ mặt nông thôn của tồn huyện. Tuy nhiên, bên cạnh
đó thì vẫn cịn một số khó khăn nhất định, đặc biệt là xã Hịa Bắc.



2

So với các xã khác ở huyện Hịa Vang thì xã Hòa Bắc là một xã miền núi nằm
cách Trung tâm hành chính huyện Hịa Vang khoảng 24 km về phía Tây Bắc và cách
trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 20 km với diện tích tự nhiên 33.395,4 ha, dân số
3.938 người với 1.197 hộ (diện tích trung bình là 27,8 ha/1 hộ). Tồn xã có 07 thơn
gồm: Phị Nam, Nam Yên, Nam Mỹ, An Định, Lộc Mỹ, Tà Lang, Giàn Bí, riêng thơn
Tà Lang, Giàn Bí có người đồng bào dân tộc Cơ Tu sinh sống.
Đến nay, chỉ có thơn Phị Nam và Nam n là có dân cư sống tập trung đông và
việc thu gom, vận chuyển rác thải được thực hiện bởi Công ty CP Môi trường Đơ thị
Đà Nẵng; 05 thơn cịn lại thì người dân sống phân bổ thưa thớt nên việc thu gom, xử lý
rác thải không được thực hiện đúng cách, rác thải tự hộ dân thu gom và chôn lấp hoặc
đốt tại vườn của gia đình hoặc đem vứt bừa bãi vào các khoảng đất trống của thôn gây
ô nhiễm môi trường khu vực. Bên cạnh đó, việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn từ
xã Hòa Bắc về bãi rác Khánh Sơn (cách khoảng 32 km) thì chi phí vận chuyển chất
thải rắn là khá lớn. Hiện nay, chỉ thực hiện thu gom, vận chuyển rác từ 01 điểm tập kết
là Trung tâm xã Hòa Bắc về bãi rác Khánh Sơn với tần suất 1 lần/1 tuần; việc tập trung
rác tại điểm tập kết thời gian dài trước khi được vận chuyển đi chôn lấp đã gây ra mùi
hôi, gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại chính vị trí tập kết rác.
Đối với rác thải bao bì thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong nơng nghiệp
đã có các bi giếng để lưu chứa, tuy nhiên, vẫn còn tình trạng vứt bừa bãi trên đồng
ruộng.
Cơng tác đầu tư cho hệ thống cấp nước (hệ thống phân phối và hệ thống xử lý
nước cấp) đã được quan tâm, chú trọng đầu tư từ nhiều nguồn kinh phí: ngân sách
thành phố, vốn Trung ương, xã hội hóa, vốn vay,...Đa phần các hộ dân đã được sử
dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước, ngoài ra một số đơn vị miền núi còn sử dụng
nước suối trực tiếp hoặc nước ngầm tự khai thác. Tại xã Hịa Bắc có các trạm cấp nước
quy mô nhỏ, do địa phương tự quản, sử dụng nguồn nước suối, khe hoặc từ các giếng
đào, giếng khoan và chỉ có 03 điểm đã được xử lý lọc cơ học là thôn Nam Yên, thôn
Tà Lang, thôn Giàn Bí. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch khoảng 89%, hộ dân sử dụng

nước hợp vệ sinh khoảng 97,2%. Tuy nhiên, về mặt cơ bản nguồn nước này khơng ổn
định; mùa khơ thiếu nước, mùa mưa thì nhiều nhưng độ đục và nhiễm bẩn cao; công
tác quản lý cịn lỏng lẻo nên cơng trình hoạt động khơng hiệu quả dần kém đi về kỹ
thuật cũng như chất lượng nước.
Đồng thời, tại xã Hịa Bắc chưa có hệ thống thu gom nước thải, nước thải tại
các hộ gia đình vẫn còn thấm vào đất hoặc cho chảy ra các bãi đất trống gây ô nhiễm
môi trường, không hợp vệ sinh. Thêm vào đó, việc chăn ni gia súc, gia cầm tại các
hộ gia đình cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mơi trường nước, khơng khí, đất.


3

Từ những vấn đề nêu trên, có thể nhận thấy giải pháp vệ sinh mơi trường trên
địa bàn xã Hịa Bắc hiện nay là chưa phù hợp, chưa hoàn toàn đảm bảo vệ sinh mơi
trường và hiệu quả. Do đó, việc nghiên cứu thay đổi phương án và áp dụng giải pháp
vệ sinh môi trường tại chỗ sẽ kỳ vọng mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và mơi trường
hơn cho mơi trường xã Hịa Bắc.
Xuất phát từ những lý do trên, học viên thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng
và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nơng thơn tại xã Hịa Bắc, huyện Hịa Vang,
thành phố Đà Nẵng” nhằm đưa ra các giải pháp quản lý, vệ sinh môi trường, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng môi trường, nâng cao nhận thức của
người dân về môi trường và đem lại môi trường trong sạch hơn cho cộng đồng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Cải thiện vệ sinh môi trường nông thơn tại xã Hịa Bắc, huyện Hịa Vang, thành
phố Đà Nẵng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được hiện trạng vệ sinh mơi trường tại xã Hịa Bắc gồm: nước sạch;
nước thải hộ gia đình; cơng tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chăn nuôi và
nông nghiệp.

- Đề xuất giải pháp cải thiện vệ sinh môi trường tại xã Hòa Bắc.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, số liệu, tài liệu liên quan
- Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa hình, khí
tượng thủy văn, kinh tế xã hội tại xã Hòa Bắc.
- Điều tra, khảo sát các số liệu, thông tin liên quan đến tình hình cấp nước; thốt
nước, xử lý nước thải hộ gia đình; thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn
nông nghiệp, chất thải chăn nuôi tại xã Hòa Bắc.
- Khảo sát về khối lượng (sử dụng phương pháp cân), thành phần, tính chất chất
thải rắn sinh hoạt tại xã Hòa Bắc.
- Khảo sát về khối lượng chất thải rắn nông nghiệp, chất thải chăn nuôi.
3.2. Đánh giá hiện trạng vệ sinh môi trường trên địa bàn xã Hịa Bắc
- Phân tích chất lượng nước cấp, nước thải hộ gia đình.
- Đánh giá hiện trạng cấp nước.
- Đánh giá hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải hộ gia đình.
- Đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn nông nghiệp.
- Đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi.


4

3.3. Các giải pháp nhằm cải thiện công tác vệ sinh mơi trường tại xã Hịa
Bắc
- Giải pháp cải thiện cấp nước.
- Giải pháp cải thiện thoát nước và xử lý nước thải.
- Giải pháp cải thiện quản lý chất thải rắn:
+ Chất thải rắn nông nghiệp
+ Chất thải rắn chăn nuôi
+ Chất thải rắn sinh hoạt

3.4. Đánh giá tác động đến môi trường của bãi chôn lấp hợp vệ sinh và lị đốt
chất thải rắn sinh hoạt
3.5. Phân tích chi phí - lợi ích của các giải pháp liên quan đến xử lý chất thải
rắn sinh hoạt
3.6. Lựa chọn giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với xã Hòa
Bắc
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để các doanh nghiệp, cơ quan
quản lý Nhà nước, UBND huyện Hòa Vang tham khảo, xem xét chọn các giải pháp cải
thiện vệ sinh môi trường phù hợp.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có khả năng triển khai, áp dụng vào thực tiễn công tác vệ
sinh môi trường trên địa bàn xã Hòa Bắc nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến
môi trường và nâng cao chất lượng môi trường sống cho người dân.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nước sạch, nước thải hộ gia đình, chất thải rắn sinh hoạt,
chất thải rắn nông nghiệp và chất thải chăn ni trên địa bàn xã Hịa Bắc, huyện Hịa
Vang.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi khơng gian: xã Hịa Bắc, huyện Hòa Vang.
* Phạm vi thời gian: nội dung thực hiện được tính đến năm 2025.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu có liên quan
Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa hình, khí tượng
thủy văn, kinh tế xã hội; các số liệu thứ cấp liên quan đến cơng tác quản lý cấp, thốt
nước, chất thải rắn tại xã Hòa Bắc.



5

6.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Xác định hiện trạng mơi trường, tình hình quản lý, xử lý nước cấp, nước thải,
chất thải rắn: sinh hoạt, nông thôn, chăn nuôi trên địa bàn xã Hịa Bắc.
6.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu
Sử dụng các phần mềm word, excel,… để tổng hợp, phân tích các số liệu khảo
sát hiện trạng vệ sinh môi trường đã thu thập được.
6.4. Phương pháp tham vấn cộng đồng
- Điều tra, khảo sát các số liệu, thơng tin liên quan đến tình hình vệ sinh môi
trường thông qua người dân địa phương tại xã Hòa Bắc. Số lượng mẫu điều tra đối
tượng này được chọn theo cơng thức cơng thức Slovin:
n = N/(1+Ne2)
Trong đó: n là số mẫu điều tra; N là tổng số mẫu, e: độ sai số, được tính bằng
phần trăm sai số của số gốc; e biến thiên trong khoảng 10% - 30%. Độ sai số được
chọn là 10%, tổng số mẫu là 1.231 mẫu (tổng số hộ trên địa bàn xã Hòa Bắc), số mẫu
điều tra là 92,48 phiếu, làm tròn 93 phiếu.
- Mẫu phiếu điều tra: Xem trong phần phụ lục.
- Phương pháp điều tra:
+ Điều tra trực tiếp: Phỏng vấn trực tiếp đối tượng điều tra, điền thông tin vào
phiếu có sẵn kết hợp khảo sát thực tế và chụp ảnh, ghi chép thêm các thơng tin khơng
có trong mẫu phiếu điều tra.
+ Điều tra gián tiếp: Gửi mẫu phiếu điều tra đến các hộ gia đình trên địa bàn xã
Hịa Bắc.
6.5. Phương pháp mơ hình hóa
Sử dụng phần mềm mơ hình hóa Meti-lis để tính tốn, đánh giá, xác định mức
độ lan truyền các chất ô nhiễm, phạm vi ơ nhiễm mơi trường khơng khí do hoạt động
của lị đốt chất thải. Các thơng số cần thiết: cơng suất hoạt động; hướng gió; vận tốc
gió; nhiệt độ khơng khí; bản đồ khu vực; ống khói,…
6.6. Phương pháp kế thừa

Kế thừa các kết quả đã nghiên cứu về quy hoạch, kỹ thuật công nghệ xử lý chất
thải và các đề tài nghiên cứu khác có liên quan.
6.7. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lý về quy hoạch, công nghệ
xử lý chất thải.
6.8. Phương pháp ma trận
Đánh giá, lựa chọn giải pháp quản lý chất thải rắn phù hợp thông qua bảng ma
trận trọng số.


6

6.9. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phịng thí
nghiệm:
Tiến hành lấy mẫu, đo đạc và phân tích chất lượng mơi trường.
Nước ngầm: pH, Chỉ số pemanganat, Độ cứng, TDS, NH4+, NO3-, Fe, F-, SO42-,
E.coli, Coliform; nước mặt: pH, Màu, Độ đục, COD, TSS, NH4+, NO3-, PO43-, Fe, Cl-,
E.coli, Coliform; nước thải: pH, TSS, BOD5, NH4+, NO3-, PO43-, Dầu mỡ động thực
vật, Coliform; Chất thải rắn sinh hoạt: Độ ẩm, C, H, O, N, S, tro.
Phương pháp lấy mẫu, thiết bị, cơ sở phân tích và xác định giá trị các thông số
trong nước ngầm, nước mặt, nước thải, chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện theo
đúng quy định.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về tình hình vệ sinh mơi trường nơng thôn
Chương 2: Hiện trạng vệ sinh môi trường tại xã Hịa Bắc
Chương 3: Giải pháp cải thiện vệ sinh mơi trường tại xã Hòa Bắc



7

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH VỆ SINH MƠI TRƢỜNG NƠNG THƠN
Nơng thơn đang từng ngày đổi mới và có vai trị quan trọng trong q trình phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới đã đem lại những thay đổi tích cực về đời sống, cơ sở hạ tầng cũng như cảnh
quan môi trường nông thôn. Việc phát triển cơ sở hạ tầng, áp dụng khoa học cơng
nghệ cũng như các mơ hình mới vào trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi đã đem lại sự
phát triển kinh tế cho người dân, góp phần khơng nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội
của các địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở khu vực.
Cả nước có khoảng 8.978 xã, 79.899 thơn (ấp, bản) trên địa bàn nơng thơn,
trong đó có 34,8% số xã và 22,7% số thôn đã xây dựng hệ thống thốt nước chung.
Đến năm 2016, cả nước có 62,4% số xã có tổ chức thu gom rác thải, 45,3% số thơn có
tổ chức thu gom rác thải và 35,5% số thơn có xử lý rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, kết
quả đạt được vẫn còn thấp, chưa đều giữa các vùng, các địa phương [1].
1.1. Nƣớc sạch
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn (Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 31/3/2012 của Thủ tướng Chính
phủ) và Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020
(Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ), tồn
quốc hiện đã có hơn 16.000 cơng trình cấp nước sạch nơng thơn tập trung với tổng giá
trị hơn 20.000 tỷ đồng và được giao cho các đơn vị, doanh nghiệp, địa phương quản lý.
Việc này đã cải thiện đáng kể tình trạng khan hiếm và ơ nhiễm nước sạch tại các vùng,
địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, tại một số địa phương các cơng trình cấp nước
sạch hoạt động kém hiệu quả hoặc không hoạt động làm cho nguồn nước người dân sử
dụng chưa đảm bảo an toàn. Theo kết quả giám sát chất lượng nguồn nước sinh hoạt
của người dân nông thôn ở nhiều vùng trong tồn quốc do Bộ Tài ngun và Mơi
trường quan trắc cho thấy chất lượng nguồn nước khai thác có sự ơ nhiễm vi sinh cục
bộ, nhiều vùng có sự ô nhiễm kim loại nặng. Điều này đang là vấn đề lo ngại do tác

động của nhiều chuỗi hoạt động từ trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất công nghiệp, làng
nghề, sự phát thải từ khu công nghiệp, sản xuất, các khu đô thị giáp ranh…làm ảnh
hưởng đến sức khỏe của người dân
Tồn quốc có khoảng 86% người dân nơng thôn được sử dụng nước sinh hoạt
hợp vệ sinh. Tuy nhiên, số hộ dân nông thôn thụ hưởng nước sạch đạt chuẩn của Bộ Y
tế (QCVN 02/2009/BYT) mới chỉ chiếm 45%. Cùng với đó, chỉ có khoảng 32% hộ


8

dân được sử dụng nước từ các cơng trình cấp nước tập trung, cịn lại 68% là từ các
cơng trình giếng đào, giếng khoan, bể chứa nước mưa...[2].
Vì vậy, để đảm bảo cho các hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch hồn
tồn và đảm bảo an tồn thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng, công suất của các trạm
cấp nước và huy động thêm nguồn vốn, đóng góp của cộng đồng xã hội, sự tham gia
của các doanh nghiệp tư nhân là cấp thiết. Điều này cũng phù hợp với định hướng và
chủ trương của Chính phủ và với thực tế khi nguồn vốn ODA bị cắt giảm.
1.2. Thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải
Hiện nay, tại các vùng nơng thơn đang thực hiện nhiều mơ hình về thu gom rác
thải, chất thải rắn. Tuy nhiên, việc đầu tư các cơng trình thốt nước và xử lý nước thải
chưa được thực hiện đúng mức. Các nguồn nước thải bao gồm: nước thải sinh hoạt
phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, cơ quan hành chính, trường học và các nguồn
tương tự khác; nước thải từ các hoạt động sản xuất, chăn nuôi tại các hộ gia đình, các
khu vực sản xuất làng nghề…; nước mưa, nước ao hồ… tràn trên bề mặt vào hệ thống
thu gom chung. Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại hoặc hố xí thùng hoặc
cho thải thẳng ra mơi trường. Nước thải chăn ni thì xử lý bằng hầm biogas hoặc thải
thẳng ra môi trường. Các loại nước thải này chảy qua hệ thống các cống rãnh thoát
nước dọc theo đường làng, ngõ xóm, sau đó ra các kênh mương, ao, hồ và cuối cùng
xuống các sông, suối trong khu vực. Điều này không những gây ô nhiễm mơi trường
tại gia đình mà cịn ảnh hưởng đến khu vực chung, nguồn nước tại khu vực, mất cảnh

quan môi trường. Nhiều nơi còn thải ra nguồn nước mặt, là nguồn nước cấp sinh hoạt
của khu vực.
Chính vì vậy, việc đầu tư, áp dụng các công nghệ xử lý nước thải để xử lý nước
thải phát sinh, đồng thời nghiên cứu tận dụng, tái sử dụng nguồn nước này cho trồng
trọt, ni trồng thủy sản là góp phần xã hội hóa cơng tác bảo vệ mơi trường tại các
vùng nơng thôn. Tuy nhiên, do đặc thù về điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, ý thức
bảo vệ mơi trường… tại các vùng nơng thơn khác nhau và cịn nhiều hạn chế nên yêu
cầu đối với các công nghệ xử lý nước thải phù hợp với điều kiện các vùng nơng thơn
như cấu tạo đơn giản; chi phí đầu tư thấp; chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp; quản lý
vận hành đơn giản, dễ thực hiện.
1.3. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh từ các nguồn: các hộ gia đình, chợ,
nhà kho, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính... Chất thải rắn sinh hoạt khu vực
nơng thơn có tỷ lệ chất hữu cơ khá cao, chủ yếu là từ thực phẩm thải, chất thải vườn và
phần lớn đều là chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ 65% -70%. [3].


9

Bảng 1.1. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại một số tỉnh, thành phố
Phƣờng
Phƣờng Phƣờng Hòa
Thủy
Thị trấn
Tràng
Cƣờng Bắc
Phƣơng,
Hồ,
Huyện Cầu
Cát,

và phƣờng
Thị xã
huyện
Ngang,
quận Hải
Hòa Thuận
Hƣơng
Thuận
tỉnh Trà
An,
Thủy,
Thành,
Tây, quận
Vinh (%)
thành
tỉnh Thừa tỉnh Bắc
Hải Châu,
[3]
phố Hải
Thiên
Ninh
thành phố
Phòng
Huế (%) (%) [4]
(%) [4] Đà Nẵng (%)
[4]
76,18
77,1
56,9
55,18

50,72

TT

Thành
phần

1

Chất hữu cơ

2

Giấy

4,55

3

Nhựa, nylon

8,98

4

Kim loại
Da và cao
su
Thủy tinh
Dệt may

Gỗ, tre
Đá,
đất,
sành sứ
Chất
thải
sinh
hoạt
nguy hại

5,69

5
7
8
9
10
11

0,05

1,92
12,47
0,4

3,73
9,65
-

4,54

14,34
0,47

10,47
15,24
1,76

0,7

0,28

0,2

1,05

0,54

2,56

0,39
2,89

0,58
1,07

1,69
4,57

1,38
3,26


0,59

-

4,93

-

1,28

1,7

27,85

5,44

1,55

0,01

-

-

0,82

0,04

Theo bảng 1.1, ta có thể thấy đối với CTR sinh hoạt phát sinh tại một số khu

vực phường, xã, thị trấn có thành phần chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học rất cao,
chiếm hơn 50% tổng lượng chất thải rắn phát sinh, chất thải có thể tái chế, tái sử dụng
như giấy, nhựa, kim loại,...chiếm hơn 20% tổng lượng CTR phát sinh. Tuy nhiên, về
cơ bản, lượng phát sinh CTR sinh hoạt ở nông thôn phụ thuộc vào mật độ dân cư và
nhu cầu tiêu dùng của người dân. Ước tính tồn quốc phát sinh khoảng 31.000 tấn
CTR sinh hoạt/ngày và 6,6 triệu tấn/năm (với tỷ lệ phát sinh chất thải rắn khoảng 0,3
kg/người/ngày) [3].
- Phân loại rác thải sinh hoạt: việc phân loại rác thải sinh hoạt nơng thơn được
tiến hành ngay tại hộ gia đình. Một số loại chất thải được thu gom riêng như: giấy, bìa
các tơng, kim loại, thức ăn thừa,….Các chất thải khác để lẫn lộn bao gồm cả rác có
khả năng phân hủy và khó phân hủy như túi nilon, thủy tinh,…
- Công tác thu gom: hiện nay, đa số khu vực nông thôn, việc thu gom, vận


10

chuyển CTR sinh hoạt phần lớn là do các hợp tác xã, tổ, đội thu gom đảm nhiệm đến
vị trí tập kết hoặc khu xử lý rác tập trung. Các tổ, đội này hoạt động với mơ hình tự
quản và kinh phí hoạt động do người dân đóng góp hoặc hỗ trợ của chính quyền địa
phương. Ngồi ra, một số nơi hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận
chuyển rác thải. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tỷ lệ thu gom vẫn còn
thấp, trung bình đạt khoảng 40 - 55%, các vùng sâu, xa chỉ đạt 10%.
- Xử lý CTR sinh hoạt: chất thải hữu cơ được tận dụng cho chăn nuôi, phần còn
lại chủ yếu người dân tự xử lý bằng phương pháp đốt, chôn lấp hoặc đổ thải ra các khu
vực đất trống. Việc chôn lấp tại nhiều thôn, xã chủ yếu là tự phát, chưa có quy hoạch
cụ thể và không được thiết kế, quản lý phù hợp nên gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm môi
trường. Một số địa phương xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn bằng phương pháp đốt
như Hải Phịng, Ninh Bình, Vĩnh Phúc,…với các lị đốt cơng suất cỡ nhỏ (dưới
500kg/giờ). Đây là giải pháp nhanh chóng giải quyết việc xử lý chất thải sinh hoạt hiện
đang tồn đọng tại khu vực nông thôn. Trong khn khổ Chương trình xử lý CTR giai

đoạn 2011 - 2020, tồn quốc đã có 26 cơ sở xử lý CTR tập trung được đầu tư xây dựng
theo kế hoạch xử lý CTR sinh hoạt của các địa phương. Trong số 26 cơ sở xử lý CTR
có 03 cơ sở xử lý sử dụng công nghệ đốt, 11 cơ sở xử lý sử dụng công nghệ sản xuất
phân hữu cơ, 11 cơ sở xử lý sử dụng công nghệ sản xuất phân hữu cơ kết hợp với đốt,
01 cơ sở xử lý sử dụng công nghệ sản xuất viên nhiên liệu. Đây là dấu hiệu tốt để nâng
cao công tác xử lý, giảm thiểu chất thải phải chôn lấp và hạn chế các tác động đến môi
trường. Tuy nhiên, cần phải thường xuyên theo dõi, đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt
động của các công nghệ xử lý CTR sinh hoạt đã áp dụng để xem xét, lựa chọn được
mơ hình cơng nghệ xử lý CTR sinh hoạt hồn thiện đạt được cả các tiêu chí về kỹ
thuật, kinh tế, xã hội và môi trường.
1.4. Chất thải rắn nông nghiệp
Chất thải rắn nơng nghiệp phát sinh trong q trình sản xuất nông nghiệp, chủ
yếu từ hoạt động trồng trọt (rơm, rạ; trấu, bao bì hóa chất bảo vệ thực vật;…). Thành
phần chất thải rắn nông nghiệp gồm nhiều chủng loại khác nhau, chủ yếu được phân
thành 2 loại chính là chất hữu cơ dễ phân hủy và chất thải khó phân hủy, độc hại.
Lượng chất hữu cơ dễ phân hủy chủ yếu là các phế phụ phẩm từ trồng trọt (rơm rạ,
thân rễ lá của các cây trồng như ngơ, đỗ, lạc, vừng). Các chất thải khó phân hủy và độc
hại chủ yếu là bao bì phân bón từ hoạt động trồng trọt. Trong đó thành phần chất hữu
cơ dễ phân hủy là chủ yếu chiếm hơn 99% tổng lượng CTR từ hoạt động nông nghiệp
[3].
Đối với khu vực nơng thơn, ước tính mỗi năm tại khu vực nơng thôn phát sinh
hơn 76 triệu tấn rơm rạ, khối lượng bao bì thuốc BVTV phát sinh khoảng 11.000


11

tấn/năm, khối lượng bao bì phân bón phát sinh khoảng 240.000 tấn/năm (lượng phân
bón sử dụng bình phân 80-90kg/ha, riêng lúa từ 150-180 kg/ha) và khối lượng thuốc
BVTV sử dụng hàng năm là rất lớn (500 ÷ 600 gam thuốc/lần phun/ha) [4]. Tuy nhiên,
cơng tác thu gom, xử lý cịn rất hạn chế. Đây là nguồn CTR độc hại cần thu gom, xử lý

đúng quy định, nhưng thực tế, sau khi sử dụng xong người nông dân tiện thể vứt ngay
tại bờ ruộng, mương, ao,...Tại một số địa phương, bao bì thuốc BVTV được chứa
trong các thùng hoặc bể xi măng cố định. Bao bì thuốc BVTV sau khi thu gom cùng
với bao bì phân bón hóa học thường được đem đốt hoặc chôn lấp hoặc bỏ với rác thải
sinh hoạt. Một số địa phương xử lý bằng phương pháp đốt ở các lị đốt nhưng chi phí
xây dựng, vận hành cao và thường đặt xa các cụm dân cư nên cơng tác vận chuyển, xử
lý gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, trấu...chủ yếu được xử lý
bằng cách đốt hoặc ủ làm phân bón hoặc làm thức ăn cho gia súc. Tuy nhiên, việc đốt
phế phẩm nơng nghiệp vừa gây lãng phí, vừa ơ nhiễm mơi trường. Q trình đốt ở
ngồi trời sẽ làm phát tán các chất ô nhiễm như bụi, CO, CO2, NOx, và một số khí độc
hại vào mơi trường khơng khí. Tại Châu Á, hàng năm nguồn phát thải do đốt sinh khối
ngồi trời ước tính đạt 0,37 triệu tấn SO2, 2,8 triệu tấn NOx, 1.100 triệu tấn CO2, 67 triệu
tấn CO và 3,1 triệu tấn CH4 [3]. Ngoài ra, tại một số địa phương khác đang áp dụng
công nghệ tái chế như: sử dụng làm nhiên liệu trồng nấm hoặc làm nguyên liệu biomass
đốt trong lò hơi,…
1.5. Chất thải chăn nuôi
Lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động chăn ni gia súc chính là bị, trâu,
lợn và các loại gia cầm như gà, vịt rất lớn. Đối với khu vực nơng thơn, ước tính mỗi
năm tại khu vực này phát sinh khoảng 47 triệu tấn chất thải chăn nuôi [4]. Đây là
nguyên nhân gây ô nhiễm lớn cho môi trường tự nhiên. Theo Tổ chức Nông nghiệp và
Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO) thì chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra 9% CO2,
37% methane và 54% các chất khác (Nitơ oxit, H2S, NH3,…) trong khí quyển.

Hình 1.1. Tỷ lệ các khí thải chính phát sinh từ hoạt động chăn nuôi


12

Đối với chất thải từ chăn nuôi, việc xử lý và quản lý chất thải cịn gặp nhiều

khó khăn. Các biện pháp chủ yếu được người dân nông thôn áp dụng như xử lý bằng
công nghệ biogas, ủ làm phân bón cho cây trồng, sử dụng đệm lót sinh học, xử lý chất
thải bằng sinh vật thủy sinh, hồ sinh học hoặc thải trực tiếp ra môi trường.
Theo kết quả điều tra các trang trại chăn ni lợn trên tồn quốc thì khoảng
74% các trang trại có áp dụng các biện pháp xử lý chất thải (trong đó có 64% áp dụng
phương pháp sinh học như biogas, ủ phân,...), 26% cịn lại là khơng xử lý [3]. Hiện
tồn quốc đã có hơn 300.000 cơng trình xử lý chất thải chăn ni thực hiện thành
cơng, góp phần giảm đáng kể ơ nhiễm do chất thải từ chăn ni.
Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều trang trại hoặc hộ chăn nuôi thải chất thải không được
xử lý và đổ trực tiếp vào hệ thống thốt nước, kênh mương gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến mơi trường nước mặt, nước sinh hoạt của người dân trong vùng. Đây là vấn
đề nhức nhối, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
1.6. Tổng quan về các giải pháp xử lý nƣớc cấp, nƣớc thải hộ gia đình, chất
thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn nông nghiệp và chất thải chăn nuôi
1.6.1. Giải pháp xử lý nước cấp
Tùy theo yêu cầu dùng nước, tính chất nguồn nước cấp sẽ lựa chọn phương án
xử lý phù hợp. Các cơng trình xử lý nước cấp phải đáp ứng các yêu cầu:
- Về kỹ thuật: quy mơ nhà máy, cơng trình, đường ống,…phải thiết kế hợp lý và
giảm thiểu việc bố trí máy móc thiết bị phức tạp gây khó khăn trong công tác bảo
dưỡng.
- Về công nghệ: nước sau xử lý phải đảm bảo yêu cầu dùng nước, cung cấp đủ
đến đối tượng sử dụng và phải hạn chế việc sử dụng hóa chất chi phí cao và cơng nghệ
phức tạp.
- Về kinh tế: chi phí xây dựng cơng trình phải hợp lý, giá thành được người sử
dụng nước chấp nhận được, chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp.
- Về vệ sinh mơi trường: cơng trình xử lý nước cấp phải đảm bảo các vấn đề về
an toàn, vệ sinh mơi trường bên trong và bên ngồi khu vực.
1.6.1.1. Xử lý nước cấp bằng phương pháp cơ học
a) Hồ chứa và lắng sơ bộ
Thực hiện các chức năng lắng bớt cặn lơ lửng, giảm lượng vi trùng do tác động

của các điều kiện môi trường, thực hiện các phản ứng oxy hóa do tác dụng của oxy
hịa tan trong nước và làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng giữa dòng chảy từ nguồn nước
vào và lưu lượng tiêu thụ do trạm bơm nước thô bơm cấp cho nhà máy xử lý nước.
b) Song chắn và lưới chắn rác


13

Song chắn và lưới chắn đặt ở cửa dẫn nước vào cơng trình thu làm nhiệm vụ
loại trừ vật nổi, vật trơi lơ lửng trong dịng nước để bảo vệ các thiết bị và nâng cao
hiệu quả làm sạch của các cơng trình xử lý.
Song chắn rác có cấu tạo gồm các thanh thép tiết diện tròn cỡ 8 hoặc 10, hoặc
tiết diện hình chữ nhật kích thước 6 x 50 mm đặt song song với nhau và hàn vào khung
thép. Khoảng cách giữa các thanh thép từ 40 ÷ 50 mm. Vận tốc nước chảy qua song
chắn khoảng 0,4 ÷ 0,8 m/s. Song chắn rác được nâng thả nhờ rịng rọc hoặc tời quay
tay bố trí trong ngăn quản lý. Hình dạng song chắn rác có thể là hình chữ nhật, hình
vng hoặc hình trịn.
Lưới chắn rác phẳng có cấu tạo gồm một tấm lưới căng trên khung thép. Tấm
lưới đan bằng các dây thép đường kính 1 ÷ 1,5 mm, mắt lưới 2 x 2 ÷ 5 x 5 mm. Trong
một số trường hợp, mặt ngoài của tấm lưới đặt thêm một tấm lưới nữa có kích thước
mặt lưới 25 x 25 mm đan bằng dây thép đường kính 2 - 3 mm để tăng cường khả năng
chịu lực của lưới. Vận tốc nước chảy qua băng lưới lấy từ 0,15 ÷ 0,8 m/s [5].
c) Bể lắng cát
Ở các nguồn nước mặt có độ đục lớn hơn hoặc bằng 250 mg/l thì các hạt cặn lơ
lửng vơ cơ có kích thước nhỏ, tỷ trọng lớn hơn nước, cứng sẽ được giữ lại ở bể lắng
cát. Nhiệm vụ của bể lắng cát là lắng các hạt cát có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,2
mm và tỷ trọng lớn hơn để giảm lượng cặn trong cơng trình kế tiếp [6].
d) Lắng
Bể lắng có nhiệm vụ làm sạch sơ bộ trước khi đưa nước vào bể lọc để hoàn
thành quá trình làm trong nước. Theo chiều dịng chảy, bể lắng được phân thành: bể

lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng lớp mỏng và bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng.
- Trong bể lắng ngang, dòng nước thải chảy theo phương ngang qua bể với vận
tốc không lớn hơn 16,3 mm/s. Các bể lắng ngang thường được sử dụng khi lưu lượng
nước lớn hơn 3.000 m3/ngày. Đối với bể lắng đứng, nước chuyển động theo phương
thẳng đứng từ dưới lên đến vách tràn. Hiệu suất lắng của bể lắng đứng thường thấp
hơn bể lắng ngang từ 10 đến 20%.
- Bể lắng lớp mỏng có cấu tạo giống như bể lắng ngang thông thường, nhưng
khác với bể lắng ngang là trong vùng lắng có đặt thêm các bản vách ngăn bằng thép
không gỉ hoặc bằng nhựa. Các bản vách ngăn này nghiêng một góc 450 ÷ 600 so với
mặt phẳng nằm ngang và song song với nhau. Do có cấu tạo thêm các bản vách ngăn
nghiêng, nên bể lắng lớp mỏng có hiệu suất cao hơn so với bể lắng ngang. Diện tích bể
lắng lớp mỏng giảm nhiều lần so với bể lắng ngang.
- Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng có ưu điểm là khơng cần xây dựng bể phản
ứng, bởi vì q trình phản ứng và tạo bơng kết tủa xảy ra trong điều kiện keo tụ tiếp


14

xúc, ngay trong lớp cặn lơ lửng của bể lắng. Hiệu quả xử lý cao hơn các bể lắng khác
và tốn ít diện tích xây dựng hơn. Tuy nhiên, bể lắng trong có cấu tạo phức tạp, kỹ thuật
vận hành cao [5].
e) Lọc
Bể lọc được dùng để lọc một phần hay tồn bộ cặn bẩn có trong nước tùy thuộc
vào yêu cầu đối với chất lượng nước của các đối tượng dùng nước. Quá trình lọc nước
là cho nước đi qua lớp vật liệu lọc với một chiều dày nhất định đủ để giữ lại trên bề
mặt hoặc giữa các khe hở của lớp vật liệu lọc các hạt cặn và vi trùng có trong nước.
Sau một thời gian làm việc, lớp vật liệu lọc bị chít lại, làm tăng tổn thất áp lực, tốc độ
lọc giảm dần. Để khôi phục lại khả năng làm việc của bể lọc, phải thổi rửa bể lọc bằng
nước hoặc gió, nước kết hợp để loại bỏ cặn bẩn ra khỏi lớp vật liệu lọc.
Để thực hiện q trình lọc nước có thể sử dụng một số loại bể lọc có nguyên tắc

làm việc, cấu tạo lớp vật liệu lọc và thông số vận hành khác nhau. Vật liệu lọc sử dụng
thường là cát mịn, cát thạch anh, sỏi, đá dăm, than hoạt tính, các loại màng lọc [6].
Đối với các hộ gia đình vùng nơng thơn có thể xây dựng bể lọc nước tại nhà
đơn giản với các vật liệu lọc có sẵn như cát, sỏi, đá dăm, than. Hình 1.2 dưới đây minh
họa mơ hình bể lọc nước quy mơ hộ gia đình [7].
Tường
xây
Cát mịn
Sỏi,
than
Tấm đan
bê tơng
đục lỗ
Hình 1.2. Mơ hình bể lọc nước gia đình
[7]
1.6.1.2. Xử lý nước cấp bằng phương pháp hóa lý
a) Làm thống
Bản chất của q trình làm thống là hịa tan oxy từ khơng khí vào nước để oxy
hóa sắt II, mangan II thành sắt III, mangan IV ở dạng các hợp chất hydroxyl sắt và
hydroxyl mangan kết tủa dễ lắng đọng để khử ra khỏi nước bằng biện pháp lắng, lọc.
Ngồi ra, làm thống cũng khử CO2, H2S có trong nước. Mơ hình khử sắt trong nước
ngầm được minh họa tại hình 1.3 dưới đây [7].


×