Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ đô thị ninh hòa tỉnh khánh hòa đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 theo hướng phát triển xanh và bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.67 MB, 131 trang )

..

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHAN VĂN DỌN

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ NINH HỊA,
TỈNH KHÁNH HỊA ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN
NĂM 2030 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN XANH
VÀ BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Cơng trình giao thơng
Mã số: 8580205

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN CAO THỌ

Đà Nẵng, Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.

Tác giả luận văn

PHAN VĂN DỌN



MỤC LỤC
TRANG BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
TRANG TĨM TẮT LUẬN VĂN TIẾNG VIỆT & TIẾNG ANH
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài. ..................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu. ............................................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu. .......................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................................. 2
5. Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................................... 3
6. Bố cục đề tài..........................................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH GIAO THÔNG ĐÔ THỊ THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN XANH VÀ BỀN VỮNG ......................................................... 4
1.1. Các khái niệm phát triển xanh và bền vững. ............................................................ 4
1.2. Các khái niệm đô thị phát triển xanh và bền vững. ..................................................4
1.2.1. Đô thị xanh:.....................................................................................................4
1.2.2. Đô thị phát triển bền vững: .............................................................................5
1.3. Những khái niệm về VTHKCC bằng xe buýt, xe đạp và đi bộ. ............................... 6
1.3.1. VTHKCC bằng xe buýt. .................................................................................6
1.3.2. Xe đạp. ............................................................................................................6
1.3.3. Đi bộ................................................................................................................7
1.4. Quy hoạch giao thông đô thị theo hướng phát triển xanh và bền vững của một vài
nước phát triển trên thế giới. ........................................................................................... 7
1.4.1. Thành phố Curitiba ở miền Nam Brazil . ....................................................... 7

1.4.2. Thành phố Vancouver - Canada . ...................................................................9
1.4.3. Hà Lan . .........................................................................................................10
1.4.4. Nhật Bản . .....................................................................................................11
1.4.5. Singapore . ....................................................................................................12
1.5. Quy hoạch giao thông đô thị theo hướng phát triển xanh và bền vững của các đô
thị lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. .......................................................................12
1.5.1. Thành phố Hà Nội. ........................................................................................ 12
1.5.2. Thành phố Hồ Chí Minh. ..............................................................................15


1.5.3. Thành phố Đà Nẵng. ..................................................................................... 18
1.6. Quy hoạch giao thông đô thị theo hướng phát triển xanh và bền vững của các đô
thị loại I, II, III của các tỉnh, thành phố. ........................................................................20
1.6.1. Thành phố Biên Hòa. .................................................................................... 20
1.6.2. Thành phố Nha Trang. .................................................................................. 21
1.6.3. Thành phố Hội An. ....................................................................................... 22
1.6.4. Các thị trấn, thị xã là đô thị loại III, IV. ....................................................... 23
1.7. Nhận xét, kết luận. ..................................................................................................23
1.7.1. Nhận xét. .......................................................................................................23
1.7.2. Kết luận. ........................................................................................................24
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI GIAO
THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ ĐƠ THỊ NINH HỊA ..............................................26
2.1. Giới thiệu chung về mạng lưới giao thơng vận tải Ninh Hịa. ............................... 26
2.1.1. Đường thủy. ..................................................................................................26
2.1.2. Đường sắt. .....................................................................................................26
2.1.3. Đường bộ. .....................................................................................................26
2.2. Khảo sát, đánh giá hiện trạng mạng lưới giao thông vận tải đường bộ Ninh Hòa. 27
2.2.1. Đánh giá hiện trạng. ...................................................................................... 27
2.2.2. GTCC: Xe buýt, xe đạp, đi bộ, tỷ lệ % dùng GTCC. ...................................37
2.3. Đánh giá đồ án quy hoạch năm 2005 và theo hiện trạng. ......................................44

2.3.1. Tỷ lệ % đất dành cho giao thông. .................................................................45
2.3.2. Tỷ lệ % các loại đường phố. .........................................................................46
2.3.3. Tỷ lệ % đường phố dành cho GTCC. ........................................................... 47
2.3.4. Tỷ lệ % người dân sử dụng phương tiện GTCC: xe buýt, xe đạp và bộ hành.
.................................................................................................................................48
2.4. Nhận xét, kết luận. ..................................................................................................48
2.4.1. Nhận xét. .......................................................................................................48
2.4.2. Kết luận. ........................................................................................................49
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
THEO HƯỚNG XANH VÀ BỀN VỮNG ....................................................................50
3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp. ................................................................................... 50
3.1.1. Các căn cứ pháp lý. ....................................................................................... 50
3.1.2 Tham khảo các kết quả nghiên cứu trước đây. .............................................50
3.2. Xây dựng nhóm tiêu chí phát triển hạ tầng GTĐT theo hướng xanh và bền vững
cho đô thị loại III của Việt Nam - cụ thể là thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.............54
3.2.1. Bối cảnh chung cho các đô thị loại III của Việt Nam. ..................................54
3.2.2. Đề xuất nhóm tiêu chí giao thơng xanh. ....................................................... 56
3.3. Đề xuất các nhóm giải pháp điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ Ninh Hòa
theo hướng phát triển xanh và bền vững. ......................................................................57


3.3.1. Nhóm giải pháp quy hoạch mạng lưới đường, hạ tầng giao thơng đơ thị. ...57
3.3.2. Nhóm giải pháp phát triển giao thơng xanh. .................................................61
3.3.3. Nhóm giải pháp tổ chức giao thơng - An tồn giao thơng. ........................... 69
3.3.4. Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách. ....................................................... 70
3.3.5. Đề xuất một số tuyến đường thực hiện giao thông xanh và bền vững cho thị
xã Ninh Hòa. ...........................................................................................................78
3.4. Kết luận..................................................................................................................89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................92

PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN.


TRANG TÓM TẮT LUẬN VĂN TIẾNG VIỆT & TIẾNG ANH
NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG BỘ
ĐÔ THỊ NINH HỊA, TỈNH KHÁNH HỊA ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM
NHÌN NĂM 2030 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN XANH VÀ BỀN VỮNG
Học viên: Phan Văn Dọn Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng cơng trình giao
thơng.
Mã số: 60.58.02.05. Khóa: K33. Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
Tóm tắt: GTCC bằng xe buýt cùng với xe đạp, bộ hành là các hình thức vận tải
được phát triển nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Âu, đã cho thấy
tính hiệu quả trong việc phát triển giao thông xanh. Đối với thị xã Ninh Hòa, việc điều
chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ theo hướng phát triển xanh và bền vững là định
hướng mang tính chiến lược, cần có sự quan tâm vào cuộc đồng bộ của chính quyền
địa phương và tồn thể cộng đồng dân cư. Trước hết phải thực hiện đồng bộ các giải
pháp từ quy hoạch, thiết kế, kết cấu hạ tầng đến tổ chức giao thông, quản lý, kết nối
với GTCC và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực giao thông theo
hướng thân thiện với môi trường. Một trong những giải pháp quan trọng là thực hiện
xây dựng các tuyến phố đi bộ, khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia giao thơng
bằng các phương tiện phi cơ giới như xe đạp, xe điện và đi bộ. Bên cạnh đó, cần phải
đầu tư phương tiện vận tải công cộng bằng xe buýt. Với tư duy đúng, lộ trình phù hợp
và những giải pháp sáng tạo, phát triển giao thơng xanh sẽ đóng góp một phần quan
trọng thực hiện thành công đô thị xanh thị xã Ninh Hịa.
Từ khóa: GTCC, xe bt, xe đạp và bộ hành; giao thông xanh; phát triển xanh và
bền vững.


STUDY ON ADJUSTING THE PLANNING OF NATIONAL AIRWAYS
IN NINH HOA TOWN, KHANH HOA PROVINCE TILL 2020 AND
VISION IN 2030 UNDER THE DEVELOPMENT OF GREEN AND
SUSTAINABLE DEVELOPMENT
Abstract: Public transport like buses, bicycles, pedestrians has developed in
many countries around the world, especially in European countries, showing the
efficiency in developing green traffic. For Ninh Hoa town, the adjustment of road
network planning in the direction of green and sustainable development is a strategic
direction that needs attention on the synchronization of local government and the
whole community residential. First and foremost, solutions must be taken from
planning, design, structure to traffic management, management, connection to public
transport and the application of scientific and technological advances to the transport


sector towards environmentally friendly. One of the most important solutions is to
build pedestrian streets, encourage communities to participate in non-motorized
vehicles such as bicycles, trams and pedestrians. In addition, investment in public
transport by bus. With proper thinking, appropriate roadmap and creative solutions,
green transport development will contribute an important part to successful
implementation of urban green Ninh Hoa Town.
Keywords: Public transportation, buses, bicycles and pedestrians; green traffic;
green and sustainable development.


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

GTCC
Giao thông công cộng.
VTHKCC Vận tải hành khách công cộng.
GTVT

Giao thông vận tải.
GTĐT
Giao thông đơ thị.
HTKT
Hạ tầng kỹ thuật.
ATGT
An tồn giao thơng.
BRT
Xe bt nhanh.
CNG
Khí thiên nhiên nén.
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức.
UBND
Ủy ban nhân dân.
TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
QCXDVN Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số
Tên bảng
hiệu
2.1. Thống kê các tuyến đường nội thị.
Thống kê các tuyến đường Quốc lộ qua thị xã Ninh Hịa do Bộ
2.2.
Giao thơng vận tải quản lý.
Thống kê các tuyến đường Tỉnh lộ thị xã Ninh Hòa do UBND tỉnh
2.3.

Khánh Hòa quản lý.
2.4. Thống kê các tuyến đường huyện.
Bảng thống kê số vụ tai nạn xảy ra các năm xảy ra trên địa bàn thị
2.5.
xã Ninh Hòa.
2.6. Bảng tổng hợp đất xây dựng đơ thị Ninh Hịa theo hiện trạng.
2.7. Bảng tổng hợp các loại đường phố theo TCXDVN 104:2007.
2.8. Bảng thống kê các tuyến đường dành cho xe bt.
Chỉ số giao thơng xanh trong nhóm chỉ số phát triển xanh và bền
3.1.
vững.
Đề xuất một số tiêu chí phát triển giao thơng xanh và bền vững 3.2.
áp dụng cho đơ thị Ninh Hịa.
3.3. Khoảng cách giữa các điểm dừng xe buýt
3.4. Bố trí bộ hành qua đường theo lưu lượng giao thông.
3.5. Giá vé xe buýt theo cự ly vận chuyển hành khách.
Tổng hợp các nhóm giải pháp điều chỉnh quy hoạch mạng lưới
3.6.
đường bộ Ninh Hòa theo hướng phát triển xanh và bền vững.
Danh sách các tuyến đường đề xuất bố trí quỹ đất để mở rộng đầu
3.7.
tư làn đường xe buýt, xe đạp và bộ hành.
Danh sách các tuyến đường bố trí làn đường dành riêng cho xe
3.8.
đạp.
Danh sách các tuyến đường bố trí làn đường xe đạp đi chung với
3.9.
các phương tiện khác.
3.10. Vị trí đặt trạm cho thuê xe đạp.
3.11. Quy hoạch bố trí vỉa hè dành cho người đi bộ.


Trang
28
31
31
32
36
45
46
47
53
57
62
66
68
74
79
83
84
86
88


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.

2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
2.9.
2.10.

Tên biểu đồ
Tỷ lệ % hệ thống đường giao thơng thị xã Ninh Hịa.
Số vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn thị xã Ninh
Hòa.
Nhu cầu sử dụng xe buýt của người dân.
Lý do đi xe buýt của người dân.
Loại vé người dân đang sử dụng đi xe buýt.
Nhu cầu sử dụng xe đạp của người dân.
Lý do đi xe đạp của người dân.
Khoảng cách quãng đường người dân sử dụng xe đạp.
Nhu cầu đi bộ của người dân.
Lý do đi bộ của người dân.

Trang
27
36
38
39
39
41
41
42
43

43


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số
hiệu
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.
1.6.
1.7.
1.8.
1.9.
1.10.
1.11.
1.12.
1.13.
1.14.
1.15.
1.16.
2.1.
2.2.
2.3.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.


Tên hình
Sử dụng đất và mật độ xây dựng dọc trên một mặt cắt của hệ thống
đường Tam tuyến.
Q trình phát triển của mạng lưới GTCC tích hợp ở Curritiba từ năm
1974 - 1982 .
Người dân sử dụng xe đạp, đi bộ trong công viên đô thị Stanley Park,
trung tâm thành phố Vancouver.
Người dân Hà Lan sử dụng thẻ đi tàu để thuê xe đạp OV-fiets.
Các khu vực ảnh hưởng của đường sắt đô thị.
Xe điện bánh sắt những năm 1980, ảnh F.Henry, Paris.
Xe điện bánh hơi năm 1990 Nguồn: CSDL của TRAMOC .
Bản đồ quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm
nhìn đến 2050
Tuyến phố đi bộ Quận Hồn Kiếm, Hà Nội .
Bản đồ Phát triển mạng lưới đường bộ vùng đô thị TP.HCM giai đoạn
2020 - 203.
Phối cảnh tuyến BRT số 1 TPHCM đi trên trục đường Võ Văn Kiệt Mai Chí Thọ, Dự án giao thơng xanh.
Xe bt sử dụng nhiên liệu CNG tại TP.Hồ Chí Minh.
Tầm nhìn phát triển giao thông vận tải của thành phố Đà Nẵng .
Kẹt xe đường Đồng Khởi, thành phố Biên Hòa.
Xe điện thành phố Nha Trang chở khách du lịch tham quan .
Khách du lịch nước ngoài đi xe đạp thưởng ngoạn phong cảnh Hội An
Hệ thống đèn tín hiệu giao thơng tại nút giao đường 2/4 với đường
Đinh Tiên Hồn, thị xã Ninh Hịa.
Bản đồ định hướng phát triển khơng gian đơ thị thị xã Ninh Hịa.
Tuyến xe bt Nha Trang - Ninh Hòa - Vạn Giã.
Cơn bão số 12 (tên quốc tế Damrey) đổ bộ vào thị xã Ninh Hòa sáng
ngày 04/11/2017 làm gãy đổ hệ thống cây xanh, điện chiếu sáng tuyến
đường Trần Qúy Cáp.

Rác thải sinh hoạt, bãi rác Hịn Rọ, thị xã Ninh Hịa
Khói bụi nhà máy khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Ninh Hịa.
Lũ lớn gây ngập lụt 02 bên bờ Sơng Dinh, thị xã Ninh Hòa.
Biểu đồ đảm bảo hài hòa 03 mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường
trong chiến lược phát triển xanh và bền vững.

Trang
8
8
9
10
11
13
13
13
14
16
17
17
18
20
21
23
35
44
47
55
55
55
55

56


Số
hiệu
3.6.
3.7.
3.8.
3.9.
3.10.
3.11.
3.12.

Tên hình
Hệ thống thơng tin người sử dụng xe đạp được kết nối qua mạng viễn
thông .
Mặt cắt ngang điển hình vỉa hè bố trí làn đi bộ.
Bố trí làn đi bộ trên vỉa hè đường Tân Định, thị xã Ninh Hịa.
Bố trí đèn tín hiệu giao thơng cho người đi bộ qua đường
Bố trí tuyến xe buýt đường Nguyễn Thị Ngọc Oanh, phường Ninh
Hiệp
Phạm vi nghiên cứu đề xuất bố trí trạm cho thuê xe đạp.
Bố trí tuyến phố đi bộ đường Trần Qúy Cáp, phường Ninh Hiệp

Trang
64
66
70
70
83

86
89


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài.
Thị xã Ninh Hịa nằm phía Bắc tỉnh Khánh Hịa và nằm trong một phần
diện tích thuộc Khu kinh tế Nam Vân Phong có vị trí thuận lợi về giao lưu trong
nước và quốc tế, trong đó có giao thơng đường bộ, đường thủy và đường sắt.
Ngày 11/3/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 51/2005/QĐTTg về việc phê duyệt quy hoạch Khu kinh tế vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hịa
đến năm 2020, trong đó xác định Khu kinh tế vịnh Vân Phong có các ngành
kinh tế chủ đạo là dịch vụ cảng trung chuyển quốc tế, dịch vụ du lịch, công
nghiệp và các ngành kinh tế biển và xác định mục tiêu đến năm 2020 xây dựng
đô thị Ninh Hịa thành đơ thị loại III với quy mơ dân số khoảng 241 nghìn dân
[1] đã tạo ra những tiềm năng cơ hội phát triển rõ nét hơn cho đơ thị Ninh Hịa,
hình thành một trung tâm kinh kế tổng hợp khu vực phía Bắc tỉnh Khánh Hịa.
Từ năm 2005, thị xã Ninh Hòa đã thực hiện dự án “Quy hoạch giao thơng
vận tải Ninh Hịa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” và đến năm 2008
thực hiện đồ án “Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đơ thị Ninh Hịa đến
năm 2020”. Từ đó đến nay, hệ thống giao thơng vận tải thị xã Ninh Hịa đã phát
triển hơn mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Tuy nhiên, đồ án
quy hoạch giai đoạn này mới chỉ tập trung vào quy mô đầu tư mạng lưới đường
phố, hạ tầng kỹ thuật của đô thị vừa và nhỏ giữa loại IV và loại III dẫn đến việc
triển khai thực hiện quy hoạch ở giai đoạn này (những năm 2015 - 2020) khơng
cịn phù hợp, hầu hết các đồ án quy hoạch chỉ quan tâm đến bề rộng lòng đường,
vỉa hè v.v... trong khi đó vấn đề kết nối tuyến, sử dụng khơng gian mặt cắt
ngang theo hướng tích hợp phát triển GTCC, đậu đỗ, dừng xe chưa được quan
tâm. Đặc biệt trong bối cảnh các đô thị ven biển nước ta chịu tác động lớn của

biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng ngập úng, ùn tắc và tai nạn giao xảy ra
thường xuyên hơn.
Ngày 25/10/2010 tại Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ phê duyệt
huyện Ninh Hịa trở thành thị xã, đơ thị loại IV, những quy hoạch cũ nói chung
trong đó có qui hoạch GTVT khơng cịn phù hợp với quá trình phát triển kinh tế
- xã hội của thị xã, công tác quản lý, đầu tư hạ tầng và phương tiện giao thơng
vận tải được các cấp chính quyền thị xã và tỉnh Khánh Hòa quan tâm, tuy nhiên
đơn vị tư vấn đã gặp khá nhiều lúng túng khi triển khai các dự án hạ tầng vì lý
do chưa có quy hoạch hồn chỉnh về GTVT đơ thị mà vẫn đang phải dùng các


2

quy hoạch cũ từ 2005 trong đề án nâng cấp đơ thị lên loại III, chính vì vậy để
kịp thời triển khai các dự án đầu tư hòa nhập cùng xu hướng thế giới phát triển
xanh và bền vững và giúp chính quyền thị xã có cơng cụ quản lý, nên việc chọn
đề tài: “Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ đơ thị Ninh Hịa,
tỉnh Khánh Hịa đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 theo hướng phát triển
xanh và bền vững” là vô cùng cần thiết và cấp bách hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
a. Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm mục tiêu
phát triển hệ thống giao thông xe buýt, xe đạp và bộ hành hướng đến phát triển
xanh và bền vững cho đơ thị Ninh Hịa định hướng đến năm 2030.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu mạng lưới đường bộ hiện trạng, phân tích đánh giá thực
trạng về hạ tầng kỹ thuật phục vụ giao thông, thu thập số liệu về tăng trưởng xe,
đưa ra dự báo về giao thông vận tải trong tương lai.
- Đề xuất các giải pháp về quy hoạch sử dụng đất có xét đến định hướng
phát triển vận tải xanh trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.
- Đề xuất các giải pháp về hạ tầng theo hướng phát triển xanh và bền

vững.
- Đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách, các giải pháp thuận lợi để
người tham gia giao thông tự nguyện lựa chọn phương án giao thông bằng xe
đạp và đi bộ trong khu vực nội thị và khu vực ngoại thị sử dụng phương tiện
GTCC là xe buýt giảm thiểu số lượng người sử dụng phương tiện cá nhân.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Mạng lưới giao thông đường bộ khu vực các phường trung tâm thị xã
Ninh Hòa: Phường Ninh Hiệp, Ninh Hà, Ninh Giang, Ninh Đa, Ninh Diêm,
Ninh Hải và Ninh Thủy. Phương tiện xe buýt chất lượng cao, xe đạp và người đi
bộ trên địa bàn 07 phường.
Người dân trên địa bàn thị xã Ninh Hịa trong đó có xét đến người dân nơi
khác đến công tác và làm việc như: công nhân nhà máy tàu biển Hyunhdai
Vinashin, nhà máy Nhiệt điện Sumitomo, Khu công nghiệp Ninh Thủy v.v...
4. Phạm vi nghiên cứu.
a. Về không gian: Khu vực tập trung dân cư tại các phường trung tâm của
thị xã Ninh Hòa là: phường Ninh Hiệp, Ninh Hà, Ninh Giang, Ninh Đa, Ninh
Diêm, Ninh Hải và Ninh Thủy.


3

b. Về thời gian: Đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài luận văn sử dụng một số phương pháp chủ yếu như:
- Phương pháp khảo sát, thu thập thơng tin và phân tích bằng thống kê
tốn học.
+ Đánh giá mạng lưới đường bộ đơ thị Ninh Hịa thơng qua quan sát, thị
sát và thu thập số liệu từ các đồ án quy hoạch liên quan đến ngành giao thông
vận tải đã được phê duyệt.
+ Khảo sát nhu cầu người dân sử dụng xe buýt.

+ Khảo sát nhu cầu sử dụng sử dụng xe đạp và bộ hành tại các phường
trung tâm đơ thị.
- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết quy hoạch, thiết kế phố đi bộ: Sưu tầm, diễn
dịch các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong và ngồi nước có liên quan đến luận
văn để tổng hợp, phân tích các kết quả nghiên cứu rút ra các kết luận cần thiết.
6. Bố cục đề tài.
Phần mở đầu: Trình bày sự cần thiết của đề tài; mục tiêu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu của đề tài; phương pháp nghiên cứu.
Chương 1. Tổng quan về quy hoạch giao thông đô thị theo hướng phát
triển xanh và bền vững.
Chương 2. Khảo sát và đánh giá hiện trạng mạng lưới GTVT đường bộ đơ
thị Ninh Hịa.
Chương 3. Giải pháp điều chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ theo
hướng xanh và bền vững.
Kết luận và kiến nghị


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH GIAO THÔNG ĐÔ THỊ THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN XANH VÀ BỀN VỮNG
1.1. Các khái niệm phát triển xanh và bền vững.
- Phát triển xanh hay tăng trưởng xanh là việc có thể thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và phát triển, đồng thời đảm bảo rằng tài sản thiên nhiên của trái đất tiếp
tục cung cấp các nguồn lực và dịch vụ môi trường mà trên đó có phúc lợi của
chúng ta [2].
- Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại
nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng của các thế hệ tương lai trên cơ
sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và

bảo vệ môi trường [3].
- Giao thông xanh là các phương tiện giao thơng hạn chế khí thải CO2 và
các loại khí độc hại ra môi trường thông qua việc dùng sức người, sức kéo động
vật, năng lượng tái tạo, GTCC và thiết kế, thi cơng các cơng trình giao thơng
thân thiện mơi trường. Ý tưởng giao thơng xanh nhằm khuyến khích mọi người
sử dụng chính năng lượng của bản thân để di chuyển như đi bộ, xe đạp v.v… sử
dụng phương tiện GTCC thân thiện với môi trường như tàu điện, ô tô điện, xe
buýt v.v… sử dụng các phương tiện dùng năng lượng tái tạo như năng lượng
mặt trời, năng lượng gió v.v… Bản chất giao thơng xanh là xây dựng và duy trì
hệ thống giao thơng đơ thị phát triển bền vững nhằm làm thỏa mãn nhu cầu giao
thông của mọi người. Hệ thống giao thơng đó phải có những đặc trưng cơ bản:
có chiến lược phát triển giao thơng bền vững, hiệu quả giao thơng cao nhất với
chi phí xã hội thấp nhất, hài hịa với mơi trường đơ thị, phù hợp với mơ hình sử
dụng đất đơ thị, có nhiều mơ hình bổ sung ưu thế cho nhau [4].
1.2. Các khái niệm đô thị phát triển xanh và bền vững.
1.2.1. Đô thị xanh:
Theo GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng "Đô thị xanh Việt Nam” có 7 tiêu chí
cơ bản gồm:
- Không gian xanh: Quy hoạch đô thị phải đảm bảo hài hòa hiệu quả kinh
tế - sinh thái, thân thiện môi trường, thuận lợi cho phát triển GTCC, quy hoạch
sử dụng đất đô thị hợp lý và bảo đảm không gian xanh và mặt nước cho người
dân đô thị.
- Công trình xanh: Các cơng trình kiến trúc đơ thị có thể tiêu thụ tới 70%


5

tổng năng lượng tiêu thụ của tồn đơ thị. Để trở thành đơ thị xanh, các cơng
trình kiến trúc phải được thiết kế và xây dựng theo các tiêu chí: xanh hóa cơng
trình; tiết kiệm và sử dụng hợp lý năng lượng; tiết kiệm nguồn nước; giảm thiểu

chất thải ra môi trường xung quanh; môi trường trong nhà xanh.
- Giao thông xanh: Quy hoạch đô thị và xây dựng hệ thống giao thông bền
vững về mặt môi trường; phát triển hệ thống GTCC, đi xe đạp và đi bộ; quản lý
chặt chẽ các tiêu chuẩn về môi trường; cải tiến công nghệ sản xuất xe; xây dựng
hệ thống các trạm kiểm tra nguồn thải của xe và trạm bảo dưỡng sửa chữa xe.
- Công nghiệp xanh: Sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu có hiệu quả
cao; tiêu thụ năng lượng, nguyên vật liệu, phát sinh chất thải ít nhất, sản xuất ra
các sản phẩm nhiều nhất; phát triển công nghiệp phát thải Carbon thấp nhất; cải
tiến q trình cơng nghệ sản xuất theo hướng sản xuất sạch hơn.
- Chất lượng môi trường đô thị xanh: Các đô thị xanh phải đạt được chất
lượng mơi trường khơng khí, nguồn nước sạch; quản lý chất thải rắn tốt; vệ sinh
đường phố luôn sạch.
- Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, cơng trình lịch sử,
văn hóa.
- Cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường và thiên nhiên: Cộng
đồng dân cư có nhận thức cao và có ý thức tự giác sống hòa hợp với nhau, đặc
biệt là ứng xử có văn hóa trong tham gia giao thơng và thân thiện với môi
trường tự nhiên.
Cần đưa quan điểm phát triển xanh và tiêu chí xanh vào cơng tác quy
hoạch, thiết kế, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị như: cấp nước, thoát nước, xử lý
nước thải, cung cấp năng lượng, viễn thông, phát triển mạng lưới giáo dục, y tế,
văn hóa, thể thao và khơng gian xanh đơ thị. Ưu tiên phát triển hệ thống giao
thông xanh, tiết kiệm năng lượng; giảm phát thải, sử dụng năng lượng tái tạo,
đổi mới sử dụng công nghệ sạch.
1.2.2. Đô thị phát triển bền vững:
Theo World Bank thì 04 tiêu chí để thành phố phát triển bền vững bao
gồm:
- Cư dân và cộng đồng có thể sống lành mạnh trong mơi trường tự nhiên,
xã hội và nhân văn.
- Lành mạnh về tài chính, có thị trường vốn và thu hút được vốn đầu tư

trong và ngồi nước.
- Có tính cạnh tranh về cơ chế thích nghi với cơ chế thị trường để tăng


6

trưởng.
- Quản lý nhà nước tốt.
Phát triển bền vững chính là một trong những tiêu chí quan trọng để xây
dựng một đô thị văn minh hiện đại.
1.3. Những khái niệm về VTHKCC bằng xe buýt, xe đạp và đi bộ.
1.3.1. VTHKCC bằng xe buýt.
Là hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định bằng xe buýt, có các
điểm dừng đón, trả khách và phương tiện chạy theo biểu đồ vận hành [5].
- Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe bt là các cơng
trình phục vụ cho hoạt động khai thác VTHKCC bằng xe buýt bao gồm: đường
dành riêng cho xe buýt; điểm đầu; điểm cuối; điểm dừng; biển báo; nhà chờ;
điểm trung chuyển; bãi đỗ xe buýt; trạm điều hành; trạm bảo dưỡng sửa chữa;
trạm cung cấp năng lượng cho xe buýt.
- Phương tiện VTHKCC bằng xe buýt bao gồm xe buýt sử dụng năng
lượng sạch và xe buýt thông thường. Xe buýt thông thường là xe buýt chỉ sử
dụng nhiên liệu xăng, dầu. Xe buýt sử dụng năng lượng sạch là xe buýt sử dụng
khí hóa lỏng, khí thiên nhiên, điện thay thế xăng, dầu.
1.3.2. Xe đạp.
Là một phương tiện giao thơng có hai bánh, dùng bàn đạp để điều khiển,
gồm hai bánh xe được gắn vào cùng một khung xe, bánh này sau bánh kia. Đa
số xe đạp chuyển động nhờ lực đạp của người điều khiển và giữ thăng bằng
nhờ định luật bảo tồn mơmen qn tính. Xe đạp được coi là phương tiện giao
thông thân thiện với môi trường sinh thái [6].
- Phần đường dành cho xe đạp: Là phần đường được quy hoạch chỉ dùng

cho giao thông xe đạp hoặc kết hợp với loại hình giao thơng khác được bố trí ở
phần xe ngồi cùng hai bên dọc theo đường phố đối với cấp đường chính khu
vực trở lên. Làn đường được ngăn cách với các loại phương tiện giao thông khác
bằng dải phân cách, hàng rào phân cách hoặc vạch sơn liền.
- Tuyến đường bố trí dành cho xe đạp: Là tuyến đường thuộc mạng lưới
đường được quy hoạch có bố trí riêng phần đường dành cho xe đạp, có đầy đủ
hạ tầng phục vụ người tham gia giao thông xe đạp được thuận lợi. Mặt đường đủ
rộng để dành riêng cho giao thông xe đạp hoặc kết hợp với các phương tiện giao
thông khác.


7

1.3.3. Đi bộ.
Là hình thức vận động tự nhiên chủ yếu của con người nhằm di chuyển từ
vị trí này đến vị trí khác. Nó là hình thức di chuyển căn bản đơn giản và áp dụng
nhiều trong đời sống xã hội con người, thúc đẩy một lối sống năng động và thói
quen lành mạnh nhằm tăng cường sức khỏe cho con người. Đi bộ là một lựa
chọn đi lại có thể làm giảm đáng kể chi phí đi lại của bạn, góp phần bảo vệ mơi
trường, giảm ơ nhiễm trong khơng khí, giảm ùn tắc giao thơng [7].
- Đường đi bộ: là đường dành riêng cho người đi bộ, có thể được thiết kế
chuyên dụng hoặc kết hợp với xe đạp, có thể là một phần thuộc phạm vi hè
đường.
- Phố đi bộ: Là một tuyến phố với một mơ hình tổ chức giao thơng đặc biệt,
là một điểm đặc trưng của đô thị. Tại đây, người tham gia giao thông không sử
dụng bất kỳ một phương tiện nào. Là tuyến phố có những đặc trưng về quy hoạch,
kiến trúc, bảo tồn di sản văn hóa, thương mại và dịch vụ, người tham gia giao thông
được thụ hưởng những đặc trưng riêng được quy hoạch.
- Vỉa hè: Là bề rộng tính từ mép ngồi bó vỉa đến chỉ giới xây dựng của
đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp bố trí hệ thống hạ

tầng kỹ thuật dọc tuyến.
1.4. Quy hoạch giao thông đô thị theo hướng phát triển xanh và bền vững
của một vài nước phát triển trên thế giới.
1.4.1. Thành phố Curitiba ở miền Nam Brazil [8].
Để phát triển giao thông theo hướng xanh và bền vững, thành phố Curitiba
đã tiến hành thực hiện quy hoạch tổng thể trong thập niên 60 và 70 trên cơ sở quy
hoạch tích hợp giao thơng và sử dụng đất. Với sự lãnh đạo quyết liệt của chính
quyền thành phố và sự tham gia của các nhà khoa học đã sử dụng quy hoạch đô
thị để giải quyết các vấn đề đô thị một cách thấu đáo và đảm bảo tính liên tục và
nhất quán qua các đời thị trưởng của thành phố. Curitiba đã tận dụng tối đa cơ sở
hạ tầng sẳn có mà khơng phải chi quá nhiều tiền vào việc xây dựng mới.
Ý tưởng độc đáo về hệ thống Tam tuyến là kết quả của sự kết hợp giữa hệ
thống GTCC và quy hoạch sử dụng đất. Thành phố quy hoạch mạng lưới xe
buýt tích hợp, bao gồm xe buýt chở khách số lượng lớn hoạt động trên những
tuyến đường ưu tiên, xe buýt tốc hành chạy song song với các xe buýt một
chiều, nhiều tuyến nhánh để kết nối giữa khu dân cư mật độ thấp và các tuyến
chính. Hệ thống này được xây dựng dựa trên 2 tiêu chí là tốc độ và vận hành


8

đơn giản. Chỉ cần một chiếc vé trong tay, hành khách có thể đi và đến bất kì nơi
nào trong nội vùng thành phố với một mức giá phù hợp.

Hình 1.1. Sử dụng đất và mật độ xây dựng dọc trên một mặt cắt của hệ thống
đường Tam tuyến [8].
Với chiến lược sử dụng đất phức hợp kết hợp với GTCC, tầm nhìn dài hạn
ở Curitiba là xây dựng hệ thống GTCC tích hợp. Ý tưởng về mạng lưới GTCC
tích hợp chính thức được hình thành gồm mạng lưới xe buýt tốc hành, xe buýt
“chạy suốt” và “tốc độ” phối hợp các trạm xe buýt trung chuyển góp phần làm

cho chức năng của hệ thống ITN hoạt động liên tục và chính xác chính.

Hình 1.2. Q trình phát triển của mạng lưới GTCC tích hợp ở Curritiba từ năm
1974 - 1982 [8].
Như vậy, trong số các thành phố sử dụng xe bt của Brazil thì thành phố
Curitiba có tỉ lệ người sử dụng phương tiện này cao nhất, đây là một chiến lược
phát triển mạng lưới GTCC hợp nhất theo trục chính và các tuyến nhánh, một
thành phố tuyến tính, một hệ thống tích hợp các vấn đề nhà ở, khu vực thương
mại phức hợp, khu bảo tồn lịch sử và không gian công cộng, sử dụng đất, mạng
lưới đường bộ để hướng đến phát triển giao thông xanh và bền vững.


9

1.4.2. Thành phố Vancouver - Canada [9].
Thành phố Vancouver đã phát triển theo hướng xanh, bền vững được hình
thành trong đầu những năm 90 và được đánh giá cao trong việc kiểm sốt lượng
khí thải CO2 và duy trì chất lượng khơng khí, một phần nhờ sự quan tâm của
chính quyền thành phố trong việc thúc đẩy năng lượng xanh. Vancouver cam kết
giảm lượng phát thải 33% vào năm 2020. Trong năm 2008, Vancouver có lượng
phát thải CO2 là 4,6 tấn/người - mức thấp nhất ở Bắc Mỹ và mức thấp thứ ba so
với các thành phố phát triển trên toàn thế giới. Đến năm 2020, mục tiêu
Vancouver trở thành “thành phố xanh nhất thế giới” bằng cách thực hiện nhiều
sáng kiến bền vững. Trong đó có sáng kiến giao thơng xanh, khuyến khích
người dân thường xun sử dụng xe đạp, xe máy điện.
Các khu trung tâm thương mại và dịch vụ được nằm trong khoảng cách
ngắn sao cho người dân có thể đi bộ đến đó từ khu dân cư và từ nhà đi đến khu
làm việc có thể đi bằng GTCC. Hệ thống GTCC của khu vực được kết nối với
tất cả các khu dân cư lân cận với không gian mở, công viên, đường phố và các
con đường thiết kế cho người đi bộ, người đi xe đạp và GTCC.


Hình 1.3. Người dân sử dụng xe đạp, đi bộ trong công viên đô thị Stanley Park,
trung tâm thành phố Vancouver [10].
Như vậy, Vancouver để đạt được thành phố xanh hướng tới năm 2020,
chính quyền thành phố đã đặt ra tiêu chí giảm phát thải khí nhà kính khoảng
33% và chủ động trong lĩnh vực giao xanh, thành phố đặt 2 mục tiêu chính là


10

hướng tới 50% dân số đi bộ, đi xe đạp hoặc GTCC và giảm sử dụng xe cơ giới
20%.
1.4.3. Hà Lan [11].
Đường dành riêng cho xe đạp khoảng 20.000km và lưu lượng vận chuyển
khoảng 59% trong các thành phố trên toàn quốc được thực hiện bằng xe đạp, Hà
Lan được coi là một trong những “thiên đường xe đạp” trên thế giới. Với địa
hình bằng phẳng cùng cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng tương đối tốt và vươn
tới mọi nơi trên đất nước Hà Lan, đi xe đạp là hình thức di chuyển thuận tiện và
an tồn nhất ở đất nước này. Để bảo vệ người đi xe đạp trước dịng phương tiện
cơ giới đơng đúc, Hà Lan cũng cho xây dựng nhiều cầu vượt hoặc hầm đường
bộ dành cho xe đạp và người đi bộ qua các tuyến đường đông phương tiện.
Ở Hà Lan, hệ thống cho thuê xe đạp cũng rất phổ biến và tiện lợi. Các
thành phố và thị trấn trên khắp Hà Lan đều có hàng loạt hiệu cho thuê xe đạp
với đầy đủ các thiết bị và dịch vụ sửa chữa cần thiết. Một trong những hệ thống
cho thuê xe đạp nổi tiếng nhất ở Hà Lan là OV-fiets. Các trạm cho thuê xe đạp
OV-fiets thường được bố trí gần các nhà ga xe lửa hoặc trạm xe điện ngầm trên
khắp cả nước. Với hệ thống này, những người thường xuyên sử dụng tàu hỏa và
tàu điện ngầm đi làm trong các thành phố sẽ được thuê xe đạp từ nhà ga để đến
công sở hoặc về nhà, hạn chế đáng kể phương tiện cơ giới cá nhân lưu thông
trong đô thị. Chính vì sự tiện lợi và an tồn này mà OV-fiets đã nhận được sự

ủng hộ rộng rãi của người dân Hà Lan.

Hình 1.4. Người dân Hà Lan sử dụng thẻ đi tàu để thuê xe đạp OV-fiets [11].


11

Như vậy, để phát triển giao thông xanh và bền vững, góp phần duy trì sức
khỏe của người dân, bảo vệ mơi trường bằng loại hình xe đạp, Hà Lan đã đầu tư
cơ sở hạ tầng tương đối tốt và hệ thống cho thuê xe rất phổ biến rất tiện lợi, giúp
cho người dân tiếp cận loại hình giao thơng này dễ dàng và được mệnh danh là
“thiên đường xe đạp” trên thế giới.
1.4.4. Nhật Bản [12].
Tại Nhật Bản do đơ thị hóa nhanh, tăng trưởng kinh tế ở mức cao dẫn tới
ùn tắc giao thông do tăng dân số, tăng sở hữu xe và tập trung dân cư ở khu vực
nội thị. Áp lực lên hệ thống hạ tầng giao thông đô thị ngày càng lớn. Để giải
quyết vấn đề này Nhật Bản đã xây dựng một hệ thống GTCC hiện đại (chủ yếu
là metro). Đồng thời, Nhật Bản cịn áp dụng chính sách “tái phát triển đơ thị”
bằng cách “điều chỉnh đất” quanh các nhà ga đường sắt. Thông qua hợp tác
“công - tư” giữa nhà nước và tư nhân, Nhật Bản đã huy động được một nguồn
vốn rất lớn để xây dựng hạ tầng và phát triển đơ thị. Mơ hình TOD được nhiều
thành phố tại Nhật Bản áp dụng, điển hình là thủ đơ Tokyo. Với quy mô dân số
trên 30 triệu người, Tokyo được biết đến là một trong những đơ thị có sức cạnh
tranh, sống tốt và thân thiện với môi trường bậc nhất trên thế giới. Đạt được điều
đó chủ yếu là nhờ Tokyo có được mạng lưới đường sắt đơ thị trải rộng, được
xây dựng trong q trình đơ thị hóa. Việc chuyển đổi giữa các loại hình phương
tiện giao thơng dễ dàng do xung quanh nhà ga thường bố trí các cơ sở hạ tầng
liên hợp như bãi đỗ xe, bến xe buýt v.v…

Hình 1.5. Các khu vực ảnh hưởng của đường sắt đô thị [12].

Như vậy, đối với Nhật Bản để phát triển giao thơng xanh, áp dụng mơ
hình TOD được nhiều thành phố tại Nhật Bản sử dụng, việc bố trí cơ sở hạ tầng
liên hợp như bãi đỗ xe, bến xe buýt, trạm cho thuê xe đạp v.v… xung quanh nhà


12

ga tạo điều kiện chuyển đổi giữa các loại hình phương tiện giao thông được dễ
dàng.
1.4.5. Singapore [13].
Singapore là một hịn đảo nhỏ có diện tích 690km2 với dân số khoảng trên
4,4 triệu người (năm 2005). Chiến lược phát triển giao thông theo hướng bền
vững bao gồm: kết hợp giao thơng và sử dụng đất; mở rộng tối đa hóa năng lực
mạng lưới đường bộ; quản lý nhu cầu sử dụng đường bộ; lựa chọn GTCC chất
lượng cao; áp dụng công nghệ thông tin.
Về GTCC, tổ chức cấp phép khai thác xe buýt và không bao cấp. Tăng
cường đầu tư vào hệ thống MRT. Quy định giá vé và vé dùng liên hoàn toàn hệ
thống. Ưu tiên phát triển đường sắt nhẹ trong tương lai. Một số biện pháp quản
lý giao thông tổng hợp đã được áp dụng như: phát triển hệ thống kiểm sốt tín
hiệu giao thơng GLIDE; hệ thống trợ giúp và điều khiển đường cao tốc; hệ
thống thơng tin phí đường điện tử; kiểm sốt giao thơng sử dụng dữ liệu hệ
thống định vị toàn cầu đối với thời gian đi lại của taxi để điều chỉnh mức phí
đường điện tử; thơng tin về thời gian thực tế trên xe và tại các điểm dừng đỗ xe
buýt; thơng tin hành trình tuyến và chuyến đi. Tổng chiều dài mạng lưới đường
bộ là 3.100km, chiếm 12% quỹ đất. Số tuyến đường cao tốc là 8 tuyến với tổng
chiều dài là 149km, đáp ứng 55% lưu lượng giao thông.
Như vậy, đối với Singapore việc quy hoạch sử dụng đất gắn liền với quy
hoạch giao thông, trong chiến lược phát triển giao thông theo hướng bền vững
Singapore áp dụng công nghệ thông tin vào hệ thống GTCC như: sử dụng vé
dùng liên hoàn toàn hệ thống; phát triển hệ thống kiểm sốt tín hiệu giao thơng

GLIDE; kiểm sốt giao thơng sử dụng dữ liệu hệ thống định vị toàn cầu v.v…
nhằm phục vụ người dân dễ tiếp cận các loại phương tiện, đi lại thuận tiện và an
toàn theo xu hướng phát triển xanh và bền vững.
1.5. Quy hoạch giao thông đô thị theo hướng phát triển xanh và bền vững
của các đơ thị lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
1.5.1. Thành phố Hà Nội.
Trước đây, Hà Nội đã có hệ thống tàu điện bánh ray và tàu điện bánh hơi
phát triển. Tuy nhiên, sau giai đoạn đổi mới, hệ thống vận tải cơng cộng khơng
cịn hoạt động, ngun nhân là: sau khi Liên Xô tan rã, việc nhập khẩu những bộ
phận thay thế từ nhà cung cấp truyền thống này trở nên rất khan hiếm và thị
trường xe máy được tự do hóa. Những lý do này, cộng với việc dân chúng
khơng hài lịng với chất lượng dịch vụ của hệ thống vận tải công cộng cũ. Trong


13

một nền kinh tế thị trường, những yếu tố này đã khiến người dân dần bỏ thói
quen sử dụng dịch vụ vận tải cơng cộng và tự tìm cho mình loại hình phương
tiện giao thơng phù hợp [14].

Hình 1.6. Xe điện bánh sắt những
năm 1980, ảnh F.Henry, Paris. [14].

Hình 1.7. Xe điện bánh hơi năm 1990
Nguồn: CSDL của TRAMOC [14].

Ngày 31/3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
519/QĐ-TTg phê duyệt giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm
nhìn đến 2050. Theo quy hoạch, đến năm 2030, nhu cầu vận tải hành khách tại
Hà Nội sẽ đạt 27,7 triệu chuyến đi/ngày đêm. Nhu cầu vận tải hàng hoá liên tỉnh

giữa Hà Nội và các tỉnh đạt khoảng một triệu tấn/ngày đêm, giữa các khu vực
thơng qua Hà Nội khoảng 0,6 triệu tấn/ngày đêm.

Hình 1.8. Bản đồ quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030
tầm nhìn đến 2050 [15].


×