Tải bản đầy đủ (.doc) (228 trang)

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY 319 BỘ QUỐC PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (960.08 KB, 228 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------

CAO XN HỢP

HỒN THIỆN TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN
TẠI TỔNG CƠNG TY 319 BỘ QUỐC PHỊNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------

CAO XN HỢP

HỒN THIỆN TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN
TẠI TỔNG CƠNG TY 319 BỘ QUỐC PHỊNG

Chun ngành : Kế toán
Mã số



: 9.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. TRẦN VĂN HỢI
2. TS. NGUYỄN TUẤN ANH

HÀ NỘI - 2019


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là cơng trình nghiên
cứu của riêng tơi. Các số liệu nêu trong luận án là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng cơng bố ở
một cơng trình nghiên cứu khoa học nào.
Tác giả luận án

Cao Xuân Hợp


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ

MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG THEO MƠ HÌNH CƠNG TY
MẸ - CÔNG TY CON.............................................................................................22
1.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT
ĐỘNG THEO MƠ HÌNH CƠNG TY MẸ - CÔNG TY CON............................22
1.2. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TRONG
DOANH NGHIỆP............................................................................................27
1.3. NHIỆM VỤ VÀ NGUN TẮC TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN
TRONG DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG THEO MƠ HÌNH CƠNG
TY MẸ - CƠNG TY CON................................................................................32
1.3.1. Nhiệm vụ tổ chức cơng tác kế tốn..........................................................32
1.3.2. Ngun tắc tổ chức cơng tác kế tốn........................................................34
1.4. NỘI DUNG TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TRONG DOANH
NGHIỆP HOẠT ĐỘNG THEO MƠ HÌNH CƠNG TY MẸ - CƠNG
TY CON...........................................................................................................38
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán..........................................................................39
1.4.2. Tổ chức hệ thống chứng từ kế tốn để thu nhận thơng tin về các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.....................................................56
1.4.3. Tổ chức hệ thống tài khoản và sổ kế toán để hệ thống hoá và xử lý
thơng tin kế tốn....................................................................................61
1.4.4. Tổ chức lập, trình bày và phân tích Báo cáo tài chính và Báo kế
tốn quản trị để cung cấp thơng tin kế tốn cho các đối tượng
sử dụng.................................................................................................67
1.4.5. Tổ chức kiểm tra kế toán.........................................................................72
1.4.6. Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán..................73
1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ
TỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG THEO MƠ
HÌNH CƠNG TY MẸ - CƠNG TY CON..........................................................75
Kết luận chương 1............................................................................................81



Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI
TỔNG CƠNG TY 319 BỘ QUỐC PHỊNG...........................................................82
2.1. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CƠNG TY 319 BỘ QUỐC PHỊNG..........................82
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển............................................................82
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh.....................................................84
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI TỔNG CƠNG
TY 319 BỘ QUỐC PHỊNG.............................................................................88
2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán..........................................................88
2.2.2. Thực trạng tổ chức hệ thống chứng từ kế toán..........................................95
2.2.3. Thực trạng tổ chức hệ thống tài khoản kế tốn........................................101
2.2.4. Thực trạng tổ chức hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán.................106
2.2.5. Thực trạng tổ chức lập, trình bày, phân tích, nộp và cơng khai báo
cáo tài chính và lập, phân tích báo cáo kế toán quản trị.........................109
2.2.6. Thực trạng tổ chức kiểm tra kế tốn.......................................................121
2.2.7. Thực trạng tổ chức ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong kế tốn
............................................................................................................123
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI
TỔNG CƠNG TY 319 BỘ QUỐC PHÒNG....................................................125
2.3.1. Ưu điểm................................................................................................125
2.3.2. Hạn chế.................................................................................................127
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế............................................................................133
2.4. TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN Ở MỘT SỐ TẬP ĐỒN KINH TẾ
VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG THEO MƠ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG
TY CON VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TỔNG CƠNG TY 319
BỘ QUỐC PHỊNG........................................................................................134
2.4.1. Tổ chức bộ máy kế tốn ở một số Tập đồn kinh tế Việt Nam.................135
2.4.2. Bài học kinh nghiệm về tổ chức cơng tác kế tốn cho các doanh
nghiệp thuộc Tổng cơng ty 319............................................................138

Kết luận chương 2...........................................................................................140
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CƠNG TÁC
KẾ TỐN TẠI TỔNG CƠNG TY 319 BỘ QUỐC PHỊNG.............................141
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ TẦM NHÌN CỦA TỔNG CƠNG TY 319 BỘ
QUỐC PHỊNG..............................................................................................141


3.2. U CẦU HỒN THIỆN TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI
TỔNG CƠNG TY 319 BỘ QUỐC PHỊNG....................................................143
3.2.1. Hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại Tổng cơng ty 319 Bộ quốc
phòng phải phù hợp với đặc thù về quản lý kinh tế tài chính và tơn
trọng pháp luật về kế tốn.....................................................................143
3.2.2. Hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại Tổng cơng ty 319 Bộ quốc
phịng phải phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của Tổng
cơng ty.................................................................................................143
3.2.3. Hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại Tổng cơng ty 319 Bộ quốc
phịng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các
thông tin kinh tế, tài chính phục vụ cơng tác quản lý kinh tế..................144
3.2.4. Hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại Tổng cơng ty 319 Bộ quốc
phịng phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và khả thi................................145
3.3. NỘI DUNG GIẢI PHÁP HỒN THIỆN TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ
TỐN TẠI TỔNG CƠNG TY 319 BỘ QUỐC PHỊNG.................................146
3.3.1. Hồn thiện tổ chức bộ máy kế tốn........................................................146
3.3.2. Hồn thiện tổ chức hệ thống chứng từ kế tốn........................................151
3.3.3. Hồn thiện tổ chức hệ thống tài khoản kế tốn.......................................152
3.3.4. Hồn thiện tổ chức hệ thống sổ kế tốn..................................................159
3.3.5. Hồn thiện tổ chức lập, phân tích, nộp và cơng khai báo cáo tài
chính, lập và phân tích và báo cáo kế tốn quản trị...............................162
3.3.6. Hồn thiện tổ chức kiểm tra kế tốn.......................................................178
3.3.7. Hồn thiện tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác

kế tốn................................................................................................178
3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP...................................................181
3.4.1. Về phía Nhà nước..................................................................................182
3.4.2. Về các Hội nghề nghiệp.........................................................................184
3.4.3. Về phía Tổng Cơng ty 319 Bộ Quốc phịng............................................185
Kết luận chương 3..........................................................................................186
KẾT LUẬN...........................................................................................................187
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BÔ
CỦA TÁC GIẢ...................................................................................................189
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................190


PHỤ LỤC...............................................................................................................194


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

BCĐKT

Bảng cân đối kế toán

BCKQHĐKD

Báo cáo kết quả kinh doanh

BCKTQT


Báo cáo KTQT

BCLCTT

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BCTC

Báo cáo Tài chính

BCTCHN

Báo cáo tài chính hợp nhất

BQP

Bộ Quốc phịng

CPSX

Chi phí sản xuất

CTCP

Cơng ty cổ phần

CTTNHHMTV

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên


DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HĐQT

Hội đồng quản trị

KTQT

Kế tốn quản trị

KTTC

Kế tốn tài chính

NCTT

Nhân cơng trực tiếp

NVLTT

Ngun vật liệu trực tiếp

QLDN


Quản lý doanh nghiệp

SXC

Sản xuất chung

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCT

Tổng cơng ty

TĐKT

Tập đồn kinh tế

TSCĐ

Tài sản cố định


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2017....................................................87
Bảng 2.2: Tình hình biến động vốn chủ sở hữu tại Công ty cổ phần
đầu tư và thương mại năm 2017......................................................113
Bảng 2.3: Bảng sở hữu vốn của Tổng công ty và các cổ đông tại Công
ty cổ phần đầu tư và thương mại 319 năm 2017............................113

Bảng 3.1: Quy trình phân tích báo cáo kế tốn quản trị.....................................177


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Trang
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tập trung.........................................42
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán phân tán..........................................47
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán
.............................................................................................................. 49
Sơ đồ 1.4: Mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn tại cơng ty mẹ............................50
Sơ đồ 2.1: Mơ hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Tổng công
ty...........................................................................................................88
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế tốn Tổng cơng ty 319............................89
Sơ đồ 2.3: Mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn của các đơn vị thành viên
hạch toán độc lập................................................................................93
Sơ đồ 3.1: Mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn tại Tổng công ty 319 (kiến
nghị)................................................................................................... 149


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Gần 20 năm qua, kể từ khi mơ hình Tổng cơng ty được thành lập và phát
triển theo mơ hình cơng ty mẹ - công ty con, nền kinh tế nước ta đã có những
chuyển biến tích cực. Đặc biệt là trong bối cảnh nhiều nền kinh tế trên thế giới
suy thối bởi ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thì kinh tế Việt Nam vẫn
đứng vững và từng bước phát triển. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, kế
tốn Việt Nam khơng ngừng được đổi mới, góp phần nâng cao hiệu quả của

công tác quản lý kinh tế tài chính thơng qua cơng cụ hữu hiệu này. Hội nhập
ngày càng sâu vào kinh tế thế giới, kế toán càng trở nên quan trọng trong việc
cung cấp thông tin về kinh tế tài chính phục vụ cho cơng tác điều hành quá
trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Khuyến khích, hỗ trợ phát
triển doanh nghiệp là một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước
để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững
nền kinh tế trong điều kiện hội nhập và thực hiện cách mạng cơng nghiệp lần
thứ 4.
Kế tốn là cơng cụ quan trọng trong hệ thống công cụ quản lý của doanh
nghiệp cần phải được tổ chức hợp lý và khoa học nhằm thu nhận, xử lý, phân
tích và cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ quá trình
điều hành hoạt động cho nhà quản lý trong doanh nghiệp cũng như các cơ quan
quản lý nhà nước, các nhà đầu tư, nhà cung cấp…
Về lý luận tổ chức cơng tác kế tốn trong các doanh nghiệp thuộc loại
hình kinh doanh khác nhau, trong đó có các doanh nghiệp hoạt động theo mơ
hình cơng ty mẹ - công ty con đã được một số tác giả nghiên cứu và đạt được kết
quả nhất định. Song, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu
vào các nền kinh tế thế giới, hoạt động của các doanh nghiệp cũng ngày càng đa
dạng, đòi hỏi kế tốn phải cung cấp được những thơng tin hữu ích, phù hợp với
từng đối tượng sử dụng thông tin kế tốn của doanh nghiệp với các mục đích
khác nhau. Theo đó, việc hệ thống hóa và làm rõ thêm khái niệm, nguyên tắc và


2
nội dung của tổ chức cơng tác kế tốn trong các doanh nghiệp nói chung và trong
các doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ- cơng ty con, từ đó có thể
vận dụng vào thực tiễn là một yêu cầu cấp thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Trên thực tế, các tổng công ty mạnh, các Tập đoàn kinh tế ở nước ta
những năm vừa qua đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội,

nâng cao nguồn thu của ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho người lao
động. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, vấn đề tổ chức cơng
tác kế tốn là nhiệm vụ trọng yếu của các doanh nghiệp nói chung và các tổng
cơng ty hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con nói riêng nhằm thu
nhận, xử lý, phân tích và cung cấp đầy đủ và kịp thời các thơng tin tài chính kế
tốn phục vụ cho cơng tác quản lý, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm
bảo phát triển bền vững. Song, qua tìm hiểu cho thấy thực tế vấn đề tổ chức công
tác kế tốn đối với các Tổng cơng ty nói chung và Tổng cơng ty 319 nói riêng
vẫn cịn nhiều bất cập. Hơn nữa, Tổng cơng ty 319 Bộ Quốc phịng là doanh
nghiệp hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con trực thuộc Bộ Quốc
phịng, với những đặc điểm hoạt động kinh doanh phức tạp, nhiều lĩnh vực hoạt
động kinh doanh khác nhau và địa bàn hoạt động rộng khắp trên cả nước, bên
cạnh hoạt động kinh doanh, trong đó hoạt động xây lắp là chủ yếu còn thực hiện
nhiệm vụ quốc phòng.
Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn đã phân tích trên đây, để góp phần
hệ thống hóa lý luận và thơng qua khảo sát thực tiễn về tổ chức cơng tác kế tốn
tại Tổng cơng ty 319 Bộ Quốc phịng, tác giả đã chọn đề tài “Hồn thiện tổ
chức cơng tác kế tốn tại Tổng cơng ty 319 Bộ Quốc phịng” làm đề tài luận án
tiến sĩ kinh tế. Đề tài vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn và phù hợp
với chuyên ngành kế toán (mã số 9.34.03.01)
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Về lý luận cũng như trong thực tiễn, mọi doanh nghiệp thuộc loại hình
hoạt động và lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau đều phải quan tâm đến vấn
đề tổ chức cơng tác kế tốn hợp lý và khoa học. Bởi vì chỉ có như vậy, mới có
thể cung cấp được những thơng tin trung thực, chính xác và kịp thời cho nhà


3
quản lý trong việc điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt
hiệu quả mong muốn.

Do mỗi thời kỳ khác nhau, sự phát triển của nền kinh tế xã hội cũng khác
nhau nên các đề tài nghiên cứu chỉ có thể đạt được những kết quả tương ứng với
thời gian nghiên cứu và sau một số năm nhất định. Khi có sự thay đổi về thời
gian, khơng gian cũng như trình độ phát triển của kinh tế - xã hội thì cần thiết
phải tiếp tục nghiên cứu các vấn đề còn hạn chế trước đây nhằm xem xét kết quả
đạt được, những khoảng trống để đề ra nhiệm vụ nghiên cứu tiếp tục.
Sau khi nghiên cứu các cơng trình đã cơng bố liên quan đến tổ chức cơng
tác kế tốn trong các doanh nghiệp, NCS nhận thấy, trong những năm qua có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này trên các góc độ khác nhau. Có thể
khái quát các vấn đề nghiên cứu theo các nội dung sau đây:
Thứ nhất, các cơng trình liên quan đến doanh nghiệp hoạt động theo mơ
hình cơng ty mẹ-cơng ty con.
Trên thế giới, doanh nghiệp hoạt động theo mô hình cơng ty mẹ-cơng ty
cịn đã có từ rất lâu, song do sự phát triển của các nền kinh tế và chế độ chính trị
của mỗi nước khác nhau, mơ hình hoạt động này chủ yếu thuộc sở hữu tư nhân.
Do những đặc điểm khác nhau chi phối đến tổ chức cơng tác kế tốn, cụ thể là
chi phối đến tổ chức bộ máy kế tốn và các cơng việc kế tốn cụ thể liên quan
đến lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất nên nhiều cơng trình của các tác
giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề này. Điển hình là nghiên cứu của tác giả
Christine Windbich ler (2000), “Corporate Group Law for Europe” [47] đã nêu
rõ các nguyên tắc và đề xuất Luật tập doàn kinh tế và các tổ chức kinh doanh tại
Châu Âu. Trong nghiên cứu, tác giả đã đề cập đến những quy định cụ thể của
Liên minh Châu Âu về tổ chức hoạt động của các tập đoàn kinh tế, trong đó đề
cập đến vấn đề tổ chức cơng tác kế tốn của các tập đồn.
Nghiên cứu của các tác giả Colpal. A. M and Hikino T.(2010), “Foundations
of Business Groups: Towards an Integrated FrameWork” [48] chỉ ra cơ sở hình
thành các tập đoàn kinh tế, đề xuất kiến nghị hoàn thiện cơng tác quản lý, trong đó
có việc hồn thiện về bộ máy kế toán và các quy định cụ thể về kế tốn trong các
tập đồn, đặc biệt là các quy định về hợp nhất báo cáo tài chính.



4
Nghiên cứu của tác giả GS.TS Đoàn Xuân Tiên và cộng sự (2004) “Xây
dựng mơ hình tổ chức cơng tác kế tốn doanh nghiệp theo loại hình cơng ty mẹ,
cơng ty con ở Việt Nam” [25]. Nhóm tác giả đề tài đã nghiên cứu lý luận cơ bản
về mơ hình công ty mẹ - công ty con và tổ chức cơng tác kế tốn doanh nghiệp
theo mơ hình này. Trên cơ sở nghiên cứu, đề tài đánh giá thực trạng về tổ chức
cơng tác kế tốn theo các loại hình doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam, tác giả đã
đưa ra các giải pháp cơ bản xây dựng mơ hình tổ chức cơng tác kế tốn của
những doanh nghiệp này. Các vấn đề nghiên cứu được nhóm tác giả trình bày và
phân tích một cách khái qt, mang tính lơ gic và tính khoa học. Nội dung định
hướng, nguyên tắc và các giải pháp xây dựng mơ hình tổ chức cơng tác kế tốn
theo mơ hình cơng ty mẹ - công ty con được tập trung vào các vấn đề như: Phân
biệt mơ hình TCT hiện nay với mơ hình công ty mẹ - công ty con; tổ chức bộ
máy kế tốn và cụ thể hóa những phần hành kế toán trong bộ máy kế toán của
các doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ- cơng ty con.
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hương, trong luận án tiến sỹ về đề tài “Hồn
thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại các doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình
cơng ty mẹ - cơng ty con thuộc Bộ Quốc phịng” [15]. Luận án đã mơ tả khá rõ
nét về q trình hình thành và phát triển của các doanh nghiệp hoạt động theo
mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con tại Việt Nam và trên thế giới.
Đặc điểm của các doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ- công
ty con ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán được tác giả Trần Hải Long
nghiên cứu cụ thể tại Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong đề tài luận án
tiến sỹ năm 2011“Hoàn thiện tổ chức cơng tác kế tốn trong các doanh nghiệp
thuộc Tập đồn Dầu khí quốc gia Việt Nam” [19]. Về lý luận, tác giả nghiên
cứu mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong tập đoàn kinh tế và cho rằng
“Quan hệ giữa các doanh nghiệp trong tập đồn kinh tế thơng thường bao gồm
các quan hệ giao dịch kinh doanh, tài chính, phân phối lợi ích, trao đổi thơng tin,
nhân sự, văn hóa tập đồn... Đó là mối quan hệ giữa cơng ty mẹ và các công ty

con, giữa các doanh nghiệp trong tập đoàn”. Trên cơ sở khảo sát thực tiễn về đặc
điểm của các doanh nghiệp hoạt động trên những kĩnh vực khác nhau thuộc tập
đoàn như hoạt động thăm dị dầu khí, hoạt động khai thác dầu khí, hoạt động kỹ


5
thuật dịch vụ dầu khí phục vụ cho việc khai thác thăm dị và khai thác dầu khí,
hoạt động lọc hóa dầu…, tác giả này cho rằng, mỗi hoạt động khác nhau cần có
những doanh nghiệp đảm nhận theo từng cơng việc cụ thể nhằm đảm bảo tính
chun mơn hóa. Đồng tình với quan điểm nêu trên, tác giả Nguyễn Tuấn Anh
(2011), trong đề tài luận án tiến sỹ “Tổ chức cơng tác kế tốn ở các tập đồn
kinh tế Việt Nam theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con [1] cũng đã nghiên cứu
và chỉ rõ mối quan hệ giữa các doanh nghiệp là các công ty con với công ty mẹ
cũng như mối quan hệ giữa các công ty con với nhau trên phương diện tổ chức
cơng tác kế tốn. Sau khi phân tích lý luận và thực tiễn về tổ chức cơng tác kế
tốn tại các tập đoàn kinh tế Việt Nam hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng
ty con, tác giả đã khuyến nghị “nên tổ chức bộ máy kế toán có sự kết hợp KTTC
và KTQT và bộ máy kế tốn của cơng ty mẹ nên tập trung vào cơng tác lập
BCTCHN” [1]. Vấn đề này, NCS thống nhất với các tác giả cho rằng các doanh
nghiệp là các công ty con có mối quan hệ chặt chẽ với cơng ty mẹ trong tổ chức
công tác quản lý và trong tổ chức cơng tác kế tốn, đặc biệt là trong việc thực
hiện các quy định chung về kế toán và cách thức lập và trình bày báo cáo tài
chính hợp nhất. Tuy nhiên, luận án chưa đi sâu nghiên cứu cho một tập đồn cụ
thể, trong khi đó mỗi TĐKT hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau đều có đặc
thù SXKD riêng và đặc thù này sẽ ảnh hưởng đến tổ chức cơng tác kế tốn.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu tiếp cận theo hướng tổ chức hệ thống
thơng tin kế tốn.
Theo Nancy A.Bagranoff và cộng sự (2005): “An accounting information
system is a collection of data and processing procedures that creates needed
information for its users” [50], cho rằng “Kế tốn dưới góc độ một hệ thống

thơng tin phải là tập hợp rất nhiều thành phần có liên quan với nhau (con người,
phương tiện, cơng nghệ, quy trình…) tham gia vào q trình vận hành của hệ
thống thơng tin kế tốn để có được thơng tin đáp ứng u cầu của người sử
dụng”. Các tác giả Boocholdt (1996), Romney và Steinbart (2008) trong hai
cuốn sách cùng tên “Accounting Information Systems” [46; 51] đã trình bày các
vấn đề chung nhất về hệ thống thơng tin kế tốn và cách thức tổ chức hệ thống
thơng tin kế tốn trong các tổ chức Theo các tác giả này, tổ chức hệ thống thông


6
tin kế toán hợp lý và khoa học sẽ tạo điều kiện cung cấp thơng tin kế tốn một
cách đầy đủ và kịp thời cho các nhà quản trị doanh để điều hành quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả.
Tác giả Hoàng Văn Ninh, trong luận án tiến sĩ “Tổ chức hệ thống thơng
tin kế tốn phục vụ cơng tác quản lý trong các tập đồn kinh tế Việt Nam” [18].
Tác giả đã làm rõ thêm sự cần thiết phải nghiên cứu tổ chức hệ thống thơng tin
kế tốn nhằm cung cấp thơng tin cho lãnh đạo doanh nghiệp phục vụ cho công
việc điều hành sản xuất kinh doanh; hệ thống hóa lý luận về tổ chức hệ thống
thơng tin kế tốn. Qua khảo sát thực trạng về tổ chức hệ thống thơng tin kế tốn
trong các doanh nghiệp thuộc các tập đoàn Tập đoàn Bưu chính Viễn thơng Việt
Nam, Tập đồn Điện lực Việt Nam, Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, tác
giả đã chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của tổ chức hệ
thống thơng tin kế tốn trong các Tập đồn này. Trên cơ sở đó, luận án đã đề
xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống thơng tin kế tốn ở các TĐKT
một cách khoa học, phù hợp và toàn diện cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
Tuy nhiên, trong luận án, tác giả chưa phân tích rõ cấu thành của hệ thống thơng
tin kế tốn gồm những thành phần nào và các giải pháp đề xuất, tác giả chưa đề
cập đến vấn đề lưu trữ dự liệu một cách thấu đáo.
Thứ ba, về khái niệm tổ chức cơng tác kế tốn
Việc nghiên cứu khái niệm tổ chức cơng tác kế tốn trong các doanh

nghiệp có ý nghĩa quan trọng nhằm xác định rõ phạm vi, nhiệm vụ để tổ chức
công tác kế toán một cách hợp lý đối với từng loại hình doanh nghiệp và từng
doanh nghiệp cụ thể.
Giáo trình tổ chức cơng tác kế tốn doanh nghiệp của Trường Đại học
kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2012) - NXB Phương Đông do ThS Nguyễn
Phước Bảo Ân làm chủ biên đã cung cấp những lý luận cơ bản, chung nhất về tổ
chức cơng tác kế tốn trong DN trong điều kiện áp dụng kế tốn thủ cơng và
trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, giúp cho những nhà nghiên cứu
có được phương pháp luận tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về lý luận và giúp cho
những người làm cơng tác thực tiễn có thể vận dụng phù hợp vào tổ chức cơng
tác kế tốn trong các DN thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Theo đó, các


7
tác giả của giáo trình cho rằng “tổ chức cơng tác kế toán trong doanh nghiệp là
việc xác định những cơng việc, những nội dung mà kế tốn phải thực hiện hay
phải tham mưu cho các bộ phận phòng/ban khác thực hiện, nhằm hình thành một
hệ thống kế tốn đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của DN” [2]. Trên một
phương diện khác, giáo trình Ngun lý kế tốn của Trường đại học Kinh tế
Quốc dân (2009) - NXB Thống Kê, Hà Nội, do PGS,TS Nguyễn Thị Đông chủ
biên; các tác giả của giáo trình này cho rằng “Tổ chức cơng tác kế tốn là những
mối quan hệ có yếu tố cấu thành bản chất của hạch toán kế toán, chứng từ kế tốn,
đối ứng tài khoản, tính giá, tổng hợp - cân đối kế toán” [9]. Cùng quan điểm này
nhưng tiếp cận theo một góc độ khác, tác giả Ngô Thị Thu Hương với đề tài luận
án tiến sỹ “Hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn trong các công ty cổ phần sản
xuất xi măng Việt Nam” (2012), sau khi phân tích các quan điểm khác nhau về tổ
chức cơng tác kế tốn trong các doanh nghiệp, đã cho rằng “tổ chức cơng tác kế
tốn trong các doanh nghiệp là việc tổ chức hệ thống chứng từ kế toán và ghi chép
ban đầu; tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống sổ kế tốn để
thu nhận, xử lý thơng tin kế tốn; tổ chức hệ thống báo cáo và phân tích báo cáo

kế toán để cung cấp số liệu phục vụ cho các đối tượng sử dụng” [14]. Nhìn chung,
quan điểm của tác giả này phù hợp với nhiều quan niệm khác về tổ chức cơng tác
kế tốn. Song, chưa nêu rõ được trong điều kiện tin học hóa cơng tác kế tốn thì
việc tổ chức cơng tác kế tốn thế nào là hợp lý, khoa học.
Thứ tư, về vai trò của tổ chức cơng tác kế tốn trong cơng tác quản lý.
Dưới góc độ tổ chức cơng tác kế tốn theo cách hiểu là tổ chức HTTT kế
toán trong doanh nghiệp. Một số tác giả trên thế giới và trong nước luôn phát
triển các nghiên cứu về vai trò và hiệu quả của tổ chức HTTT kế toán. Trên cơ sở
xuất phát từ vai trị cơ bản của kế tốn là thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp
thơng tin cho các đối tượng sử dụng, thì việc tổ chức HTTT kế tốn để có được
các thơng tin chính xác và kịp thời là vấn đề quan trọng hàng đầu. Theo Nancy
A.Bagranoff và cộng sự (2005): “Kế toán là một hệ thống thơng tin, tức là một
q trình thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin” [50]. Tuy nhiên ngày
nay, HTTT kế toán liên quan đến các dữ liệu và thơng tin tài chính cũng như phi
tài chính. Quan điểm của các tác giả này về HTTT kế toán như một hệ thống


8
tồn doanh nghiệp, xem xét kế tốn là trung tâm xử lý, phân phối và cung cấp
nhiều loại thông tin khác nhau. Các tác giả xem xét HTTT kế toán là trọng tâm
của quá trình. Điều này phù hợp với quan điểm hiện đại cho rằng, hệ thống kế
tốn khơng chỉ liên quan đến tài chính mà cịn liên quan cả đến các vấn đề phi tài
chính.
Vai trị của tổ chức cơng tác kế tốn trong quản lý doanh nghiệp còn được
nhiều tác giả nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn tại các doanh nghiệp thuộc
loại hình kinh doanh khác nhau. Theo Tác giả Ngô Thị Thu Hồng, trong luận án
tiến sĩ (2007) về đề tài “Hoàn thiện tổ chức cơng tác kế tốn trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa nhằm tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp” [12], khi
nghiên cứu lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp đã cho
rằng, “tổ chức cơng tác kế tốn có vai trị quan trọng trong việc thu nhận, xử lý,

phân tích và cung cấp thông tin tin cậy, kịp thời và trung thực cho các nhà quản
trị doanh nghiệp để ra được các quyết định tối ưu” [12]. Cùng quan điểm này, tác
giả Nguyễn Mạnh Thiều, trong luận án tiến sỹ với đề tài “Tổ chức cơng tác kế
tốn trong các cơng ty chứng khốn Việt Nam” (2011) đã cho rằng, “tổ chức
cơng tác kế tốn trong doanh nghiệp nói chung và trong các cơng ty chứng
khốn nói riêng có vai trị hết sức quan trọng nhằm thu thập, xử lý và phân tích
được đầy đủ các thơng tin kế tốn theo u cầu quản lý doanh nghiệp; Thể hiện
cụ thể trong việc tổ chức con người đảm đương những phần hành kế toán trong
bộ máy kế toán để thực hiện các phương pháp kế toán như phương pháp chứng
từ, phương pháp tài khoản, phương pháp tính giá và phương pháp tổng hợp - cân
đối” [28]. Về cơ bản, NCS đồng tình với các quan điểm này. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này cũng chỉ tập trung để vận dụng vào những doanh nghiệp cụ thể
như cơng ty chứng khốn hay các doanh nghiệp nhỏ và vừa…
Thứ năm, về nhiệm vụ và nguyên tắc của tổ chức cơng tác kế tốn
Xác định rõ nhiệm vụ và ngun tắc tổ chức cơng kế tốn trong các
doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao trách nhiệm trong việc tổ chức
cơng tác kế tốn của doanh nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện cho việc hoàn
thành các mục tiêu cung cấp thơng tin kế tốn kịp thời và trung thực phục vụ
cho các đối tượng sử dụng thơng tin kế tốn. Về nhiệm vụ tổ chức cơng tác kế


9
tốn, tác giả Ngơ Văn Hậu, trong luận án tiến sỹ với đề tài (2016), “Hồn thiện
tổ chức cơng tác kế toán trong các doanh nghiệp Thương mại trên địa bàn Hà
Nội” [11] cho rằng, “Nhiệm vụ của tổ chức cơng tác kế tốn trong doanh doanh
nghiệp là tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp; giải
quyết tốt mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán; tổ chức thực
hiện các phương pháp kế toán…”. Đồng quan điểm trên, tác giả Nguyễn Thị
Thu Hương (2016), với đề tài “Hoàn thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại các
doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con thuộc Bộ Quốc

phịng” [15], nhận định rằng, “Tổ chức cơng tác kế tốn trong các doanh
nghiệp nói chung và trong các doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình cơng ty
mẹ- cơng ty con nói riêng có nhiệm vụ căn cứ vào đặc điểm của doanh nghiệp
để tổ chức bộ máy kế toán thành các bộ phận đảm nhiệm các phần hành cụ thể
khác nhau, các bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc thực
hiện thu thập, xử lý và phân tích thơng tin phục vụ cho lập báo cáo tài chính và
báo cáo kế tốn quản trị” [15]. Về nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong
doanh nghiệp, nhiều tác giả khi nghiên cứu về vấn đề này đều cho rằng tổ chức
công tác kế toán trong các doanh nghiệp phải tuân thủ theo những nguyên tắc
nhất định. Theo tác giả Vương Thị Bạch Tuyết (2017), với đề tài “Hồn thiện
tổ chức cơng tác kế tốn tại các Tổng cơng ty xây dựng cơng trình giao thơng
thuộc Bộ Giao thơng Vận tải” [29] đã cho rằng, “để tổ chức khoa học và hợp lý
công tác kế toán trong các doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹcơng ty con cần phải tn thủ các quy định trong Luật Kế toán, Chuẩn mực kế
toán, đồng thời phù hợp với đặc điểm cụ thể hoạt động của các doanh nghiệp,
đồng thời đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và khả thi. Đồng quan điểm này, tác
giả Phạm Thị Minh Tuệ (2015), trong đề tài luận án tiến sỹ “Hồn thiện tổ
chức cơng tác kế tốn trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may Việt
Nam” [23] còn bổ sung thêm nguyên tắc “vận dụng hợp lý Chế độ kế toán của
nhà nước và thực hiện những quy định cụ thể của doanh nghiệp” [23]. NCS
đồng tính với các quan điểm nói trên. Tuy nhiên, các tác giả chưa tính đến q
trình hội nhập kinh tế thế giới nói chung và hội nhập lĩnh vực kế tốn, kiểm
tốn nói riêng.


10
Thứ sáu, về nội dung tổ chức công tác kế tốn
Khi tổ chức cơng tác kế tốn, tất yếu phải xác định đầy đủ nội dung tổ
chức công tác kế tốn bao gồm những vấn đề gì nhằm đảm bảo được tính tồn
diện, trung thực và kịp thời của việc thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thơng
tin phục vụ cho các đối tượng kế toán. Nghiên cứu vấn đề này, nhiều tác giả với

cách diễn đạt khác nhau nhưng đều có những nét chung giống nhau, đó là nội
dung tổ chức cơng tác kế tốn cần phải bao quát tất cả các công việc liên quan
đến việc tổ chức thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin kế tốn phục vụ
cho các đối tượng sử dụng. Điển hình là tác giả Nguyễn Thị Thu Hương (2016),
cho rằng “nội dung tổ chức công tác kế tốn trong doanh nghiệp hoạt động theo
mơ hình cơng ty mẹ- công ty con là xác định rõ những nội dung cần thiết để tổ
chức khoa học và hợp lý các cơng việc kế tốn đối với cơng ty mẹ cũng như từng
công ty con và mối quan hệ giữa bộ máy kế tốn của cơng ty mẹ với bộ máy kế
tốn của các cơng ty con” [15]. Thống nhất với quan điểm trên đây, tác giả
Nguyễn Thị Nga (2017) còn bổ sung thêm nội dung về tổ chức lưu trữ tài liệu kế
toán và tổ chức kiểm tra kế tốn. NCS đồng tình với các quan điểm nêu trên và
tiếp tục phân tích làm rõ những đặc điểm của Tổng công ty 319 để vận dụng các
nội dung tổ chức cơng tác kế tốn vào các doanh nghiệp của Tổng công ty này
được tốt hơn.
Thứ bảy, về tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin
Trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển, đặc biệt trong
bối cảnh thế giới đang thực hiện cách mạng 4.0, tổ chức công tác tại các doanh
nghiệp cần chú ý nội dung tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin. Về vấn đề này,
nhiều tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu. Điển hình là Bloomfield, Brian
P., et al (1992), nghiên cứu về việc ứng dụng hệ thống máy tính trong việc thu
nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán; Tác giả Zsuzsanna (2012) đã đề cập
đến mối quan hệ giữa hệ thống thơng tin kế tốn và cơng nghệ thông tin. Tác giả
Nguyễn Đăng Huy (2011), trong luận án tiến sỹ với đề tài “Tổ chức công tác kế
tốn trong điều kiện ứng dụng cơng nghệ thơng tin tại các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu Việt Nam” [13] đã phân tích khá đầy đủ về sự cần thiết phải
ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán. Tác giả này cho rằng “Khi


11
ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế tốn của doanh nghiệp ngồi việc

tổ chức hệ thống phần cứng còn rất cần thiết phải lựa chọn và sử dụng phần mềm
phù hợp” [13]. Đồng quan điểm này, tác giả Nguyễn Phước Bảo Ân và cộng sự
(2012) nhấn mạnh “Lựa chọn và tổ chức sử dụng phần mềm kế toán phù hợp với
đặc điểm, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp là một công việc quan trọng khi tổ
chức cơng tác kế tốn” [2]. Các tác giả này cịn cho rằng “Phần mềm kế toán phải
đáp ứng yêu cầu của người làm kế toán và của doanh nghiệp. Các yêu cầu này
được chia thành các nhóm như phù hợp với các quy định của pháp luật về chính
sách, chế độ kế toán; phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp; phù hợp với quy mô và đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán; phù
hợp với yêu cầu xử lý và cung cấp thơng tin; tích hợp dữ liệu; phần mềm phải dễ
sử dụng, dễ kiểm tra và dễ truy xuất thông tin…” [2].
Thứ tám, về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức cơng tác kế tốn
Trong q trình tổ chức cơng tác kế tốn của các doanh nghiệp nói chung
và các doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ- cơng ty con nói riêng
có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến, trong đó có những nhân tố khách quan và
những nhân tố chủ quan. Việc nhận biết đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng này sẽ tạo
điều kiện cho việc tổ chức cơng tác kế tốn hợp lý và khoa học hơn, tránh được
những vấn đề ảnh hưởng không tốt đến việc thu nhận, xử lý và cung cấp thơng
tin kế tốn. Về vấn đề này, tác giả Phạm Thị Tuyết Minh (2015), với đề tài “Tổ
chức công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty ô tô
Việt Nam” [16], đã nghiên cứu, phân tích khá rõ những nhân tố ảnh hưởng của đặc
điểm kinh tế kỹ thuật, đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất và quy
trình sản xuất tới tổ chức cơng tác kế tốn trong các doanh nghiệp thuộc Tổng
Công ty công nghiệp ô tô Việt Nam. Tác giả cho rằng “trình độ chun mơn của
những người làm kế tốn càng cao thì chất lượng cung cấp thơng tin kế tốn càng
tốt”. Tác giả Nguyễn Phước Bảo Ân và cộng sự (2012) cho rằng “trong quá trình
doanh nghiệp tồn tại và hoạt động, hệ thống kế toán có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều
nhân tố khác nhau, khi những nhân tố này thay đổi hệ thống kế tốn có thể bị ảnh
hưởng nghiêm trọng hay có thể dẫn đến phải tái tổ chức cơng tác kế tốn. Theo
các tác giả này, các nhân tố ảnh hưởng này bao gồm môi trường kinh doanh, nhu



12
cầu thơng tin kế tốn, u cầu quản lý doanh nghiệp, u cầu kiểm sốt trong
doanh nghiệp và cơng nghệ thơng tin và vai trị của cơng nghệ thơng tin trong
quản lý [2].
Kết luận rút ra từ các cơng trình nghiên cứu
Qua nghiên cứu một số cơng trình trong và ngồi nước đã cơng bố liên
quan đến tổ chức cơng tác kế toán theo từng mặt cụ thể trong các loại hình doanh
nghiệp khác nhau và với những thời gian khác nhau, tác giả rút ra kết luận sau:
- Tổ chức cơng tác kế tốn trong các doanh nghiệp là một cơng việc phức
tạp. Mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm đặc thù khác nhau nên khơng thể có
một mơ hình tổ chức kế tốn chung cho tất cả các doanh nghiệp. Điều này, cho
thấy để tổ chức công tác kế toán một cách khoa học và hợp lý cho một doanh
nghiệp thuộc loại hình hoạt động nào đó thì cần thiết phải nghiên cứu kỹ về lý
luận và thực tiễn. Qua đó, có thể vận dụng vào từng doanh nghiệp cụ thể.
- Tùy thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp, yêu cầu về tổ chức
thông tin tài chính theo lĩnh vực, bộ phận, khu vực địa lý mà các doanh nghiệp
cần tổ chức cơng tác kế tốn phù hợp nhằm cung cấp được những thông tin tin
cậy, phù hợp với từng đối tượng sử dụng thông tin.
- Khi nghiên cứu về tổ chức cơng tác kế tốn, các cơng trình đều tập trung
khai thác trên những khía cạnh là làm rõ đặc điểm của loại hình doanh nghiệp;
hệ thống hóa lý luận, làm rõ khái niệm, vai trị, nhiệm vụ, ngun tắc và nội
dung tổ chức cơng tác kế tốn hoặc tổ chức hệ thống thơng tin kế tốn. Về thực
tế, các cơng trình là những luận án tiến sỹ đã khảo sát thực trạng về tổ chức cơng
tác kế tốn trong các loại hình doanh nghiệp phù hợp với tên đề tài luận án như
trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Dệt may; các doanh nghiệp thuộc tổng
công ty ô tô Việt Nam; các doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ cơng ty con thuộc Bộ Quốc phòng; các doanh nghiệp thuộc tập đồn Dầu khí
quốc gia Việt Nam, các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Điện lực Việt Nam; các
doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu; các doanh nghiệp hoạt động theo mơ

hình cơng ty mẹ- cơng ty con thuộc Bộ quốc phịng…Trên cơ sở đó đã đề xuất
các giải pháp hồn thiện phù hợp với từng loại hình kinh doanh khi nghiên cứu
đề tài theo các góc độ hồn thiện về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, tổ chức


13
hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức hệ thống sổ kế tốn, tổ chức lập các báo cáo
tài chính.
Mặc dù trên những góc độ tiếp cận khác nhau, cách diễn đạt cũng khác
nhau nhưng nhìn chung các cơng trình nghiên cứu về tổ chức cơng tác kế tốn
hoặc tổ chức hệ thống thơng tin kế tốn trong các doanh nghiệp đều có sự thống
nhất là căn bản về lý luận. NCS đồng tình và kế thừa những vấn đề thuộc về lý
luận của tổ chức cơng tác kế tốn trong các doanh nghiệp nói chung và các
doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con trên phương diện
lý luận như các khái niệm, vai trị, nhiệm vụ, ngun tắc và nội dung tổ chức
cơng tác kế toán. Song, một số khoảng trống sẽ được NCS tiếp tục nghiên cứu
trong đề tài của mình. Cụ thể là:
- Đặc điểm hoạt động và mối quan hệ giữa các doanh nghiệp hoạt động
theo mơ hình cơng ty mẹ- công ty con, giữa công ty mẹ với công ty con và giữa
các công ty con với nhau và ảnh hưởng đến tổ chức cơng tác kế tốn;
- Các quan điểm về tổ chức cơng tác kế tốn cũng sẽ được phân tích rõ
thêm trong bối cảnh cơng nghệ thơng tin phát triển ngày càng nhanh trên phạm
vi tồn cầu;
- Ngun tắc tổ chức cơng tác kế tốn cũng cần thiết phải phân tích sâu
thêm trong bối cảnh kế toán Việt Nam ngày càng hội nhập với kế toán quốc tê;
- Về thực tiễn, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách tồn diện về
tổ chức cơng tác kế tốn tại tổng cơng ty 319- Bộ Quốc phịng. Các cơng trình
cũng chưa đi sâu phân tích và báo cáo phân tích phục vụ cho nhà quản trị; chưa
làm rõ phương pháp lập và trình bày BCTCHN và các chỉ tiêu báo cáo KTQT,
trong đó có báo cáo KTQT chi phí, là báo cáo quan trọng của doanh nghiệp xây

dựng, xây lắp - hoạt động chủ yếu của tổng công ty 319.
Từ các nhận xét trên cho thấy việc nghiên cứu, hồn thiện tổ chức cơng
tác kế tốn tại Tổng cơng ty 319 Bộ Quốc phịng là cần thiết cả về lý luận và
thực tiễn; Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ kế thừa những vấn đề lý luận và
thực tiễn phù hợp với đề tài, đồng thời làm rõ thêm về lý luận cũng như đề xuất
các giải pháp phù hợp với bối cảnh hiện nay và những năm tới tại Tổng cơng ty
319 Bộ Quốc phịng.


14
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
- Về mặt lý luận: Đề tài phân tích, hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận về
tổ chức công tác kế tốn trong các doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình cơng ty
mẹ - cơng ty con dưới góc độ KTTC và một số nội dung KTQT.
- Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực trạng tổ chức
cơng tác kế tốn trên phương diện KTTC và một số nội dung KTQT như việc
phân công công việc giữa phần hành KTTC và phần hành KTQT; tổ chức tài
khoản KTQT, sổ KTQT, tổ chức báo cáo và phân tích báo cáo KTQT tại TCT
319 Bộ Quốc phòng; chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn
chế. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất giải pháp hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn
tại Tổng cơng ty này. Trong đó, có các nội dụng về tổ chức KTQT đã nêu trên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu lý luận về tổ chức cơng
tác kế tốn trong doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty
con và thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn tại tổng cơng ty 319 Bộ Quốc
phịng. Khơng nghiên cứu tổ chức cơng tác kế tốn trong các doanh nghiệp
thơng thường.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Luận án chủ yếu nghiên cứu tổ chức cơng tác

kế tốn dưới góc độ KTTC và chỉ đề cập đến một số nội dung cơ bản của KTQT
như về mơ hình kế tốn quản trị thuộc bộ máy kế tốn và sự phân cơng, phân
nhiệm KTQT trong các phần hành kế toán của bộ máy kế toán, tổ chức hệ thống
tài khoản kế toán và sổ kế toán sử dụng cho KTQT và báo cáo kế tốn quản trị
chi phí. Vì đây là những nội dung cơ bản nhất của tổ chức công tác kế toán quản
trị trong doanh nghiệp; những nội dung này được tổ chức tốt sẽ cung cấp đầy đủ,
kịp thời thông tin phục vụ công tác quản trị doanh nghiệp.
- Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu về tổ chức cơng tác kế tốn tại
Tổng cơng ty 319 Bộ Quốc phịng, bao gồm các cơng ty con: Cơng ty TNHH
MTV 319.1, Công ty TNHH MTV 319.2, Công ty TNHH MTV 319.3, Công ty
TNHH MTV 319.5, Công ty TNHH MTV xử lý bom mìn, vật nổ 319, Cơng ty


15
TNHH MTV 29, Công ty TNHH MTV 319 Miền Trung, Công ty TNHH 2TV
BOT quốc lộ 1A Cienco 4-TCT 319, CTCP đầu tư và thương mại 319, CTCP
xây lắp 319, CTCP Tư vấn, thiết kế và xây dựng 319, CTCP Bê tông 319, CTCP
Đầu tư khoản sản - Than Đông Bắc, CTCP phát triển Nha Trang và các đơn vị
thành viên: Xí nghiệp 9, xí nghiệp xây lắp 10, xí nghiệp 11, xí nghiệp 296, xí
nghiệp 319.7, xí nghiệp 319.8, xí nghiệp 319.9, xí nghiệp 319.15, xí nghiệp BOT
319 Sơng Phan, chi nhánh Hưng Yên, Các ban quản lý dự án, Các ban điều hành
cơng trình xây lắp…
- Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu, khảo sát thực trạng tổ chức cơng
tác kế tốn tại Tổng cơng ty 319 Bộ Quốc phòng từ năm 2015 - 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và những
nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, nghiên cứu các sự kiện kinh tế trong mối
quan hệ rằng buộc chặt chẽ với nhau; nghiên cứu lý luận kết hợp với điều tra,
khảo sát thực tế. Các vấn đề lý luận được dựa trên những khái niệm, nguyên lý,

phương pháp đã được thừa nhận và áp dụng tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
5.2. Phương pháp kỹ thuật
Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả sử dụng tổng hợp các phương
pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp thông tin là cơ sở đưa ra các nhận
định, đánh giá thực trạng và tìm nguyên nhân hạn chế của thực trạng về tổ chức
cơng tác kế tốn của Tổng cơng ty (cơng ty mẹ) và các đơn vị thành viên (công
ty con) thuộc tổng cơng ty 319 Bộ Quốc phịng. Tác giả sử dụng phương pháp
định tính trong nghiên cứu các vấn đề thực tiễn.
* Phương pháp thu thập thông tin
Tác giả sử dụng bảng hỏi để khảo sát, điều tra, thống kê thu thập số liệu,
thơng tin thơng qua các phịng kế toán của các doanh nghiệp và các nhà quản trị
doanh nghiệp đang làm việc tại các công ty, chi nhánh thuộc Tổng Cơng ty 319
Bộ quốc phịng, cụ thể là:
- Đối với các phịng kế tốn của các đơn vị thành viên và Tổng công ty, tác
giả gửi câu hỏi khảo sát qua mail, hoặc qua đường Bưu điện và phỏng vấn trực


×