Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN XUẤT KHẨU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.36 KB, 4 trang )

1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN XUẤT KHẨU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ
NỘI
2.1. Đặc điểm hoạt động xuất khẩu hàng hóa tại Tổng công ty
2.1.1. Đặc điểm hàng hóa xuất khẩu
Thu gom hàng hóa trong nước tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là nhiệm
vụ đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu. Đối tượng xuất
khẩu chủ yếu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội là các mặt hàng thủ công
mỹ nghệ, hàng nông sản thuộc thế mạnh trong nước để phục vụ cho nhu cầu
tiêu dùng nước ngoài. Hiện nay, Tổng công ty xuất khẩu các nhóm mặt hàng:
- Hàng nông sản: Lạc nhân, tiêu đen, chè, cà phê hạt, gạo tẻ, tinh bột
sắn, nhựa thông, dừa sấy, hạt điều, thanh long, sắn lát khô, nấm mèo, hành
chiên, dứa v.v.
- Dược liệu: Hoa hồi, nghệ, quế.
- Thủ công mỹ nghệ: Hàng mây tre, gốm sứ, gỗ, sắt mỹ nghệ.
- Hàng thực phẩm: Dưa chuột muối, chuối sấy, mứt quất, phở khô, thịt
cá đóng hộp.
Trong số các sản phẩm kể trên thì mặt hàng thủ công mỹ nghệ là mặt
hàng chủ lực của Công ty mẹ Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Nhiều năm
qua, Tổng công ty đã xây dựng được mạng lưới kinh doanh ở 16 tỉnh thành
trên cả nước, quan hệ thương mại với trên 60 quốc gia trên toàn thế giới. Đây
SVTH: Nguyễn Thu Hằng Lớp: Kế toán 46C
1
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
là các đối tác luôn gắn bó chặt chẽ và sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của Tổng
công ty về chất lượng cũng như mẫu mã các sản phẩm. Đặc biệt mặt hàng thủ
công mỹ nghệ loại mặt hàng đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, luôn thay đổi về hình
thức, đa dạng về kiểu dáng và chất liệu. Do vậy, Tổng công ty rất chú trọng


đến việc thiết kế mẫu mã mới, thay đổi kiểu dáng, chất liệu và họa tiết nên
hàng hóa của Tổng công ty luôn được khách hàng trong và ngoài nước ưa
chuộng. Giá trị hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty liên tục tăng và ở
mức rất cao (năm 2004 là 8,262 triệu USD, năm 2005 là 8,841 triệu USD,
năm 2006 là 8,903 triệu USD). Bên cạnh mặt hàng thủ công mỹ nghệ, còn
phải kể đến các mặt hàng nông sản với kim ngạch xuất khẩu lớn đem lại
nguồn lợi đáng kể cho Tổng công ty.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản tiêu biểu năm
2006: Lạc nhân: 513.180 USD; Chè: 80.115,00 USD; Hạt tiêu: 62.000 USD
(Malaysia); 1.930.658 USD (Indonesia); 1.026.448 USD (Ai Cập); Gạo:
708.000 USD; Lạc nhân: 692.880 USD; Hạt tiêu: 308.000 USD; Rau quả
(Dứa, Thanh Long): 145.700 USD; Nông sản chế biến; Gia vị (hoa hồi, nghệ):
35.500 USD (Singapore).
Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2006 vào thị trường: 672.495
USD (Malaysia); 1.930.658 USD (Indonesia); 187.230 USD (Angieri);
1.686.097 USD (Ai Cập); 3.024.000 USD (UAE).
Ngoài ý nghĩa kinh tế nêu trên, việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
và hàng nông sản còn có ý nghĩa xã hội to lớn. Đây là những ngành hàng
được sản xuất bằng các nguyên vật liệu trong nước và bằng nguồn sẵn có
SVTH: Nguyễn Thu Hằng Lớp: Kế toán 46C
2
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
trong tự nhiên, thu hút được đông đảo lượng lao động ở các tỉnh thành phố.
Theo con số thống kê của Tổng công ty cứ 1,3 triệu USD giá trị hàng thủ
công mỹ nghệ và nông sản xuất khẩu thì giải quyết được khoảng 4500 lao
động thường xuyên quanh năm với mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng
đến 800.000 đồng/người/tháng. Nếu tận dụng lao động nông nhàn thì số
lượng lao động lên tới 6000 - 7000 người. Với kim ngạch xuất khẩu trong
những năm qua Công ty mẹ - Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã tạo công

ăn việc làm ổn định cho một số lượng lớn lao động, góp phần giải quyết tình
trạng thất nghiệp cho toàn xã hội.
2.1.2. Đặc điểm thị trường xuất khẩu
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Tổng công ty Thương mại Hà Nội
luôn xác định đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu
trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu. Tổng công ty đã tổ chức các đoàn khảo
sát thị trường tại nhiều nước trên thế giới, tham gia các hội chợ quốc tế, đẩy
mạnh quảng bá thương hiệu, tích cực cải thiện công tác chăm sóc khách hàng.
Tổng công ty là doanh nghiệp đầu tiên xuất khẩu hạt tiêu vào thị
trường Ai Cập và cũng là một trong những doanh nghiệp phát triển hàng thủ
công mỹ nghệ tại thị trường Châu Âu.
Tổng công ty đã và đang xuất khẩu sang 60 quốc gia trong khu vực và
trên thế giới. Trong đó, các thị trường xuất khẩu chủ lực bao gồm: Nhật Bản,
Đông Nam Á và Nam Á, các nước EU, Mỹ, Nga v.v. Trong những năm vừa
qua, mặc dù thị trường nước ngoài có những biến động mạnh và cạnh tranh
gay gắt nhưng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty luôn có nhịp độ tăng
trưởng cao. Đạt được kết quả này là do Tổng công ty đã xây dựng thị trường
truyền thống và không ngừng mở rộng tìm kiếm các thị trường mới.
Khu vực Châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Tổng công ty
Thương mại Hà Nội. Các nước thuộc khu vực này trong những năm qua có
SVTH: Nguyễn Thu Hằng Lớp: Kế toán 46C
3
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn nhất thế giới. Các bạn hàng lớn của Tổng công
ty ở thị trường này chủ yếu là các nước trong khối Asean. Mặt hàng nông sản
xuất khẩu sang khu vực này chiếm ưu thế lớn do chất lượng đảm bảo và có
khả năng cạnh tranh về giá cả. Mặt khác, tại thị trường Châu Á, Tổng công ty
có được nhiều thuận lợi về địa lý, giao thông vận tải và có những nét tương
đồng về phong tục tập quán nên dễ dàng đáp ứng được các nhu cầu về hàng

hóa của người tiêu dùng. Giá trị xuất khẩu hàng hóa của Tổng công ty không
ngừng tăng cao qua các năm, từ chỗ 11.626.160 USD vào năm 2004, chiếm tỉ
trọng 24,02% tổng giá trị xuất khẩu; đến năm 2007 con số này đã tăng lên
thành 17.089.261 USD chiếm tỉ trọng 26,41% tổng giá trị xuất khẩu. Bên
cạnh đó, các nước Nam Á cũng là một trong những thị trường lớn của Tổng
công ty. Các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo sang các nước này bao gồm: gạo,
lạc, dừa sấy, chè, thực phẩm sơ chế tinh chế.
Thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Tổng công ty phải kể đến là khu
vực Châu Âu. Các quốc gia thuộc khu vực này đều có nền kinh tế ổn định,
phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao. Khách hàng của Tổng công ty
tại thị trường này là các nước trong khối liên minh EU bao gồm: Pháp, Đức,
Bỉ, Hà Lan, Nga v.v. Giá trị xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này đạt
10.761.298 USD vào năm 2007. Nhu cầu tại thị trường Châu Âu đặc biệt là
các nước trong khối EU về mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất lớn. Tại thị trường
này, thói quen tiêu dùng của khách hàng rất đa dạng, phong phú song họ lại
có yêu cầu rất cao về chất lượng mẫu mã và độ tinh xảo của sản phẩm. Tuy
nhiên tại thị trường Châu Âu, hệ thống thương mại rất phát triển nên việc giới
thiệu các sản phẩm đến với khách hàng không phải là việc quá khó khăn. Bởi
vậy, ngoài việc không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm, Tổng công ty cần
đẩy mạnh công tác tiếp cận thị trường. Làm được như vậy, giá trị xuất khẩu
của Tổng công ty sang thị trường này còn tăng cao hơn so với các năm trước.
SVTH: Nguyễn Thu Hằng Lớp: Kế toán 46C
4

×