Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.07 KB, 42 trang )

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG NHÂN VIÊN
TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ
VẤN A&C – CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1 Đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến kiểm toán chu trình tiền lương
nhân viên trong kiểm toán BCTC.
Công ty A&C là một trong những công ty kiểm toán uy tín hàng đầu Việt
Nam trong lĩnh vực kiểm toán BCTC. Với kinh nghiệm lâu năm của mình, công ty
A&C luôn đảm bảo đưa ra một báo cáo kiểm toán đáng tin cậy cho khách hàng.
Trong những ngày đầu mới thành lập, tận dụng là một chi nhánh nhỏ của VACO,
công ty A&C đã tiếp nhận những kiến thức kiểm toán của nước ngoài. Sau khi tách
khỏi VACO và hoạt động độc lập, A&C đã tự xây dựng cho mình một chương trình
kiểm toán riêng dựa trên những kinh nghiệm và kiến thức đã thu nhận được. Sau
khi là thành viên của HLB, A&C đã xây dựng một chương trình kiểm toán mới
theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng phù hợp với pháp luật ở Việt Nam. Năm 2008,
chương trình kiểm toán mới được áp dụng và đã đem lại những thành công bước
đầu cho A&C. Với chương trình kiểm toán mới này không những giúp kiểm toán
viên thực hiện kiểm toán được thuận tiện mà còn giúp kiểm toán viên tiết kiệm
được thời gian kiểm toán. Chương trình kiểm toán mới cũng giúp cho các kiểm
toán viên mới dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc của A&C.
Kiểm toán chu trình tiền lương nhân viên có vai trò quan trọng trong kiểm
toán BCTC vì chu trình tiền lương nhân viên ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu trên
BCTC. Chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý
phân xưởng ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán, một chỉ tiêu tương đối quan trọng
trên BCTC. Ngoài ra tiền lương của bộ phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp
cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận trên BCTC. Các khoản trích theo lương và việc thực
hiện việc trích, nộp các khoản phí này cũng là một chỉ tiêu cần được xem xét. Bên
cạnh đó chu trình tiền lương cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao
động. Việc trả lương cần tuân thủ đúng với hợp đồng lao động và luật lao động.
Đặc biệt việc nộp bảo hiểm của công ty ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao
động khi ốm đau, thai sản và khi không còn khả năng lao động. Do vậy kiểm toán
chu trình tiền lương là một công việc không thể thiếu trong kiểm toán BCTC.


Đối với chu trình tiền lương nhân viên, công ty A&C đã thiết kế một chương
trình kiểm toán cụ thể. Chương trình kiểm toán này được chia thành các bước công
việc. Tuỳ vào đặc điểm của công ty khách hàng mà kiểm toán viên có thể áp dụng
các bước trong chương trình. Chương trình kiểm toán giúp kiểm toán viên kiểm
soát được các công việc đã, đang và chưa thực hiện để đảm bảo thời gian của cuộc
kiểm toán. Chương trình kiểm toán cũng đảm bảo các mục tiêu kiểm toán đối với
chu trình tiền lương nhân viên. Ngoài ra chương trình kiểm toán cũng giúp Ban
Giám đốc dễ dàng trong việc soát xét hồ sơ kiểm toán.
Assertions
addressed
(Refer to
Section
12.3 of the
Manual)
W/P
Ref
Notes
Work
completed
initials
and date
1. LẬP BIỂU TỔNG HỢP /
LEAD SCHEDULE
1.1. Lập Biểu tổng hợp theo từng chỉ
tiêu: Phải trả người lao động, KPCĐ,
BHXH, BHYT, Dự phòng trợ cấp
mất việc làm.
BO
0
1.2. Đối chiếu số dư đầu năm trên Biểu

tổng hợp, Bảng cân đối số phát sinh,
sổ cái với số dư cuối năm trước hoặc
hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu có).
1.3. Đối chiếu số liệu cuối năm/kỳ trên
Biểu tổng hợp với sổ cái, sổ chi tiết.
Assertions
addressed
(Refer to
Section
12.3 of the
Manual)
W/P
Ref
Notes
Work
completed
initials
and date
2. CÁC CHÍNH SÁCH KẾ
TOÁN / ACCOUNTING
POLICIES
2.1. Xem xét xem chính sánh kế toán áp
dụng cho các khoản Phải trả người
lao động, KPCĐ, BHXH, BHYT, Dự
phòng trợ cấp mất việc làm có phù
hợp với các chuẩn mực kế toán, các
thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn
mực của Bộ Tài chính, chế độ kế
toán và các văn bản khác của Nhà
nước liên quan đến doanh nghiệp

không (ví dụ như Nghị định số
199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004
của Chính phủ, Thông tư số 82/TT-
BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài
chính,…).
2.2. Xem xét xem chính sách kế toán áp
dụng cho các khoản Phải trả người
lao động, KPCĐ, BHXH, BHYT, Dự
phòng trợ cấp mất việc làm có nhất
quán với năm trước không. Trường
hợp có thay đổi trong chính sách kế
toán đơn vị có tuân thủ theo hướng
dẫn của VAS 29 không.
3. KIỂM TRA HỆ THỐNG
KIỂM SOÁT / TESTING OF
Assertions
addressed
(Refer to
Section
12.3 of the
Manual)
W/P
Ref
Notes
Work
completed
initials
and date
CONTROLS
4. THỦ TỤC PHÂN TÍCH /

ANALYTICAL PROCEDURES
(Xem các phần 14.4, 14.5 và 14.6
của Tài liệu kiểm toán và Biểu 5.06
về hướng dẫn các thủ tục phân tích
như là các thủ tục chi tiết số liệu).
4.1. So sánh số dư các khoản phải trả
người lao động, BHXH, BHYT,
KPCĐ cuối năm nay/kỳ này so với
năm trước. Tìm hiểu và thu thập các
giải trình cho các biến động bất
thường.
4.2. So sánh tổng chi phí tiền lương và
tiền lương của từng bộ phận của năm
nay/kỳ này so với năm/kỳ trước và
với kế hoạch. Tìm hiểu và thu thập
các giải trình cho các biến động bất
thường.
4.3. Ước tính chi phí tiền lương từ các
chỉ tiêu khác có liên quan như số
lượng công nhân bình quân, tiền
lương bình quân,.... Thu thập giải
thích khi có sự khác biệt lớn.
4.4. So sánh tổng chi phí tiền lương và
tiền lương của từng bộ phận giữa các
tháng (quí) trong năm/kỳ. Tìm hiểu
Assertions
addressed
(Refer to
Section
12.3 of the

Manual)
W/P
Ref
Notes
Work
completed
initials
and date
và thu thập các giải trình cho các
biến động bất thường.
4.5. So sánh biến động khoản trích vào
chi phí của KPCĐ, BHXH, BHYT,
dự phòng trợ cấp mất việc làm xem
có cùng tốc độ biến động với tiền
lương hay không.
4.6. Ước tính KPCĐ, BHXH, BHYT, dự
phòng trợ cấp mất việc làm theo quy
định và so sánh với thực tế ghi nhận.
Thu thập giải thích cho sự khác biệt
(nếu có).
4.7. Xem xét ảnh hưởng của các kết quả
phân tích đến các thủ tục kiểm tra chi
tiết.
5. KIỂM TRA CHI TIẾT /
SUBSTANTIVE PROCEDURES
5.1. Trường hợp năm trước chưa kiểm
toán thì đối chiếu số dư đầu năm với
Báo cáo kiểm toán do của công ty
khác kiểm toán, xem hồ sơ kiểm toán
năm trước của công ty kiểm toán

khác hoặc xem chứng từ gốc, thanh
toán sau để xác nhận số dư đầu năm.
O, A, C
5.2. Phải trả người lao động
5.2.1. Kiểm tra chi phí tiền lương
trong năm/kỳ với quỹ lương hoặc
đơn giá tiền lương được giao.
O, C
Assertions
addressed
(Refer to
Section
12.3 of the
Manual)
W/P
Ref
Notes
Work
completed
initials
and date
5.2.2. Đối chiếu số liệu trên sổ sách
kế toán với Bảng lương hàng tháng.
Đảm bảo chi phí tiền lương được
phân loại phù hợp (tiền lương cho bộ
phận quản lý doanh nghiệp, bộ phận
bán hàng, bộ phận trực tiếp sản xuất,
bộ phận sản xuất chung,…).
O, A, CL
5.2.3. Chọn một số nhân viên trong

bảng lương để kiểm tra:
 Đơn giá tiền lương phù hợp
với Hợp đồng lao động và các quyết
định điều chỉnh lương.
O, A
 Tiền lương phải trả được tính
đúng.
O, E
 KPCĐ, BHXH, BHYT, thuế
thu nhập cá nhân được khấu trừ phù
hợp với qui định hiện hành.
RO
5.2.4. Chọn mẫu một số tháng để
kiểm tra xem việc chi lương có phù
hợp bảng lương và có ký nhận của
nhân viên không.
O, A
5.2.5. Chọn một số nhân viên trong
Bảng tính lương, đối chiếu với Bảng
chấm công, Thẻ bấm giờ, Bảng theo
dõi sản phẩm hoàn thành để đảm bảo
nhân viên trong bảng tính lương là
có thực.
O
5.2.6. Kiểm tra việc thanh toán CO, E
Assertions
addressed
(Refer to
Section
12.3 of the

Manual)
W/P
Ref
Notes
Work
completed
initials
and date
lương sau ngày kết thúc năm tài
chính/kỳ kế toán để đảm bảo các
khoản phải trả người lao động tại
thời điểm cuối năm/kỳ là hợp lý.
5.2.7. Xem xét xem Thỏa ước lao
động tập thể đã đăng ký với cơ quan
quản lý lao động chưa.
ORO
5.2.8. Xem xét xem người lao động
nước ngoài tại làm việc tại đơn vị có
giấy phép lao động không.
ORO
5.2.9. Xem xét xem số lượng lao
động người nước ngoài tại đơn vị có
vượt quá qui định của luật pháp
không, Hợp đồng lao động có phù
hợp với Luật lao động không (Xem
Thông tư 24/TT-BLĐTBXH ngày
26/9/2005 của Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội).
ORO
5.2.10. Nếu đơn vị có nhân viên đi

làm việc ở nước ngoài, kiểm tra xem
có phù hợp với Luật số
72/2006/QH11 về Luật người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài không.
A
5.3. KPCĐ, BHXH, BHYT
5.3.1. Kiểm tra việc tính KPCĐ,
BHXH, BHYT.
A, C
5.3.2. Đối chiếu số liệu giữa sổ kế O, C
Assertions
addressed
(Refer to
Section
12.3 of the
Manual)
W/P
Ref
Notes
Work
completed
initials
and date
toán với Biên bản quyết toán
BHXH, BHYT.
5.3.3. Trong trường hợp đơn vị
chưa quyết toán với cơ quan BHXH,
thực hiện kiểm tra các chứng từ nộp
KPCĐ, BHXH, BHYT trong

năm/kỳ.
O, C
5.4. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
5.4.1. Kiểm tra xem việc trích lập
dự phòng trợ cấp mất việc làm có
phù hợp với chính sách công ty, Bộ
luật lao động và chính sách tài chính
hiện hành (Thông tư 82/TT-BTC
ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính)
không.
A, C
5.4.2. Kiểm tra chọn mẫu một số
chứng từ chi trả trợ cấp mất việc làm
để đảm bảo khoản chi trả này là có
thực và phù hợp với quy định tại Bộ
luật lao động.
O, A
6. XEM XÉT KỸ LƯỠNG /
SCRUTINY
Đọc lướt qua sổ chi tiết các tài khoản
phải trả người lao động, BHXH,
BHYT, KPCĐ, Dự phòng trợ cấp
mất việc làm để phát hiện các nghiệp
vụ bất thường và kiểm tra với chứng
từ gốc.
O, A, CO,
CL
Assertions
addressed
(Refer to

Section
12.3 of the
Manual)
W/P
Ref
Notes
Work
completed
initials
and date
7. TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ /
PRESENTATION AND
DISCLOSURE
Xem xét việc trình bày và công bố
các khoản Phải trả người lao động,
KPCĐ, BHXH, BHYT, Dự phòng
trợ cấp mất việc làm trên Báo cáo tài
chính có phù hợp với Chuẩn mực kế
toán và chế độ kế toán áp dụng ở
trên không.
ORO, C,
CU, AV
8. CÁC THỦ TỤC KIỂM TRA
BỔ SUNG / ADDITIONAL
AUDIT TESTS
Biểu số 2.1: Chương trình kiểm toán của công ty A&C
Có thể nói, công ty A&C đã chú trọng phát triển thế mạnh của mình là kiểm
toán BCTC bằng việc không ngừng cải tiến chương trình kiểm toán. Điều này sẽ
giúp cho A&C nâng cao chất lượng kiểm toán và thực hiện kiểm toán một cách
chuyên nghiệp.

2.2 Kiểm toán chu trình tiền lương nhân viên trong kiểm toán BCTC
được thực hiện tại khách hàng ABC.
2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Khách hàng ABC là khách hàng thường xuyên của công ty trong nhiều năm
trở lại đây. Mọi thông tin về khách hàng ABC đều được lưu đầy đủ trong hồ sơ
kiểm toán chung. Sau nhiều năm kiểm toán và đem lại niềm tin cho khách hàng
cùng với chất lượng kiểm toán không ngừng được nâng cao, công ty A&C đã được
ABC tiếp tục lựa chọn và kí hợp đồng thực hiện kiểm toán BCTC năm 2008.
Khách hàng ABC tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước được chuyển đổi sang
hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần theo Quyết định số 0670/2004/QĐ-BTM
ngày 28/05/2004 của Bộ thương mại. Công ty đang hoạt động theo Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 01030044973 ngày 05 tháng 08 năm 2004 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Trong quá trình hoạt động, công ty ABC
được cấp bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ hai ngày 12 tháng
06 năm 2007 về việc tăng vốn điều lệ và bổ sung ngành nghề kinh doanh. Hiện nay
công ty ABC là công ty cổ phần có số vốn điều lệ là 15.966.600.000 với 31.10% số
vốn của Nhà nước và 68.90% số vốn của các cổ đông trong công ty. Trụ sở chính
của công ty được đặt ở Quận Hoàn Kiếm, Thành Phố Hà Nội. Ngoài ra công ty còn
có các chi nhánh ở các thành phố lớn khác trong cả nước như Hải Phòng, Cần Thơ,
Đà Nẵng, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh…
* Thông tin về kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của ABC bao gồm
+ Kinh doanh, xuất nhập khẩu, tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong
nước;
+ Kinh doanh hóa chất công nghiệp, chất dẻo, phụ gia cao su, dung môi, các
loại vật liệu điện, dụng cụ cơ khí.
+ Kinh doanh các loại vật tư khoa học kỹ thuật: hóa chất thí nghiệm, máy
thiết bị phục vụ nghiên cứu ứng dụng sản xuất, các mặt hàng phục vụ cho y tế,
máy, trang thiết bị. dụng cụ phân tích hóa lý, phân tích sinh hóa, dụng cụ thủy tinh,
nguyên liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, thực phẩm đã qua chế biến, dây và thanh

bằng đồng, nhôm, tôn silic phục vụ sản xuất đồ điện, hàng trang trí nội thất, nhà ở.
+ Dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng máy móc thiết bị, hàng
bạch kim, các mặt hàng dụng cụ thủy tinh phục vụ nghiên cứu thí nghiệm.
+ Dịch vụ cho thuê: kho bãi, nhà xưởng, cửa hàng, văn phòng làm việc, thi
công xây lắp các công trình thiết bị công nghiệp, vật tư khoa học kỹ thuật công
nghệ cao.
+ Xây dựng các công trình và nhà ở và xử lý môi trường.
+ Sản xuất, gia công chế biến các sản phẩm gỗ, hàng thủ công mĩ nghệ cáp
điện dụng cụ thiết bị điện lắp ráp các sản phẩm điện tử máy tính.
+ Sản xuất các sản phẩm hóa chất tinh khiết.
+ Liên doanh liên kết tổ chức sản xuất chuyển giao công nghệ khoa học kĩ
thuật làm đại lí cho các hãng công ty trong và ngoài nước nhằm giới thiệu và bán
sản phẩm hàng hóa.
- Hệ thống hoạt động kinh doanh của công ty tại Hà Nội :
+ Hai phòng kinh doanh xuất nhập khẩu.
+ Xí nghiệp sản xuất gỗ
+ Trung tâm kinh doanh tổng hợp.
+ Trung tâm dịch vụ kĩ thuật.
+ Và các cửa hàng.
* Thông tin về tổ chức
ABC là công ty cổ phần nên đứng đầu là Hội đồng quản trị của công ty, đây là
nơi quyết định mọi chuyện quan trọng ảnh hưởng lớn đến công ty. Tại đây hàng
năm đều có cuộc họp của các cổ đông để đánh giá chất lượng hoạt động của công
ty, bổ nhiệm hoặc bãi miễn chức vụ của các thành viên trong Ban Giám đốc. Ban
Giám đốc gồm một Tổng Giám đốc và hai Phó Tổng Giám đốc. Ban giám đốc có
nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm của mình trước
Hội đồng quản trị. Để đảm bảo hoạt động của các thành viên trong Ban Giám đốc
đem lại lợi ích cho công ty, Hội đồng quản trị đã thành lập ra một Ban Kiểm soát
để giám sát hoạt động của toàn công ty và báo cáo kịp thời mọi thay đổi. Ban Kiểm
soát gồm 6 thành viên trong đó có một trưởng ban, hai phó trưởng ban và ba thành

viên.
* Thông tin về kế toán:
Chế độ kế toán áp dụng tại công ty ABC theo Quyết định 15/2006/QĐ – BTC
ngày 20/3/2006. Công ty ABC sử dụng hình thức sổ Nhật kí chung. Niên độ kế
toán là từ 1/1 – 31/12. BCTC được lập với đơn vị là VNĐ.
* Thông tin về nhân sự:
Công ty ABC có một chế độ tuyển dụng trải qua nhiều công đoạn và khá chặt
chẽ. Mỗi nhân viên làm việc tại công ty ABC đều có hồ sơ cá nhân và lý lịch rõ
ràng. Hợp đồng lao động ở đây được kí kết có thời hạn không xác định tuỳ thuộc
vào khả năng lao động của từng người. Nói chung hợp đồng lao động phù hợp với
các quy định về lao động của pháp luật Việt Nam. Công ty ABC hạch toán tiền
lương dựa trên Quyết định số 08/QĐ – HĐQT ngày 14/9/2004 của Hội đồng quản
trị công ty.
Ngoài các thông tin đã được lưu ở hồ sơ kiểm toán chung, để thực hiện kiểm
toán cho năm tài chính 2008, kiểm toán viên cần thu thập thêm một số thông tin bổ
sung về khách hàng ABC như báo cáo kiểm toán năm 2007 (do A&C thực hiện),
BCTC và biên bản họp Hội đồng quản trị năm 2008.
* Thực hiện đánh giá sơ bộ
Sau khi đã thu thập các thông tin mới về khách hàng, kiểm toán viên thực
hiện các thủ tục phân tích đối với các thông tin đã thu thập được để lập kế hoạch
kiểm toán về thời gian và các thủ tục kiểm toán cần sử dụng để thu thập bằng
chứng. Thông qua thủ tục phân tích ngang (so sánh số liệu của kì này với kì trước,
so sánh số thực tế với số dự toán,...)
Chỉ tiêu 31/12/2008 01/12/2008 Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối
(%)
A/ TS ngắn hạn 64.043.371.154 66.401.602.830 -2.358.231.676 -4
B/ TS dài hạn 6.488.547.053 3.275.122.916 3.213.424.137 98
Tổng TS 70.531.918.207 69.676.725.746 855.192.461 1

Bảng 2.1: phân tích biến động tài sản
Chỉ tiêu 31/12/2008 01/12/2008 Chênh lệch
Tuyệt đối Tương đối (%)
A/ Nợ phải trả 54.176.318.207 53.710.125.746 466.192.461 0,86
Phải trả CNV 1.445.664.103 1.393.256.178 52.407.925 3,7
B/ Vốn CSH 16.355.600.000 15.966.600.000 389.000.000 2,4
Tổng nguồn vốn 70.531.918.207 69.676.725.746 855.192.461 1
Bảng 2.2: phân tích biến động nguồn vốn
Kiểm toán viên đánh giá và đưa ra kết luận không có biến động quan trọng
trong kế toán cũng như hoạt động kinh doanh tại công ty ABC kể từ lần kiểm toán
trước.
* Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại khách hàng ABC:
ABC là khách hàng năm trước đã được kiểm toán bởi A&C. Hệ thống kiểm
soát nội bộ ở đây được đánh giá cao, có khả năng ngăn chặn được các gian lận và
rủi ro ở mức cao. Rủi ro kiểm soát ở mức thấp. Điều này có thể thấy được qua việc
tổ chức một ban kiểm soát riêng. Ban Giám đốc cũng là những người có trình độ
chuyên môn cao, có thể đảm nhận tốt vai trò của mình. Phòng kế toán cũng có
trình độ chuyên môn cao, tất cả các thành viên trong phòng đều có trình độ đại học
chuyên ngành kế toán trở lên.
Năm nay, để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí kiểm toán, kiểm toán viên chỉ
xem xét những sự thay đổi trong hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty mà không
đánh giá lại từ đầu. Năm 2008 tổ chức nhân sự của công ty không có thay đổi lớn. Hệ
thống kiểm soát nội bộ tiếp tục được đánh giá tốt và rủi ro ở kiểm soát thấp. Do đó có
thể giảm thiểu các thủ tục kiểm tra chi tiết.
Đối với chu trình tiền lương nhân viên, kiểm toán viên đưa ra bảng đánh giá
về HTKSNB riêng.
Câu hỏi Có Không
1. Các thông tin về nhân sự có bao gồm
a. Hợp đồng lao động và các thay đổi X
b. Thay đổi về hệ số lương X

c. Mã số nhân viên và các thông tin pháp luật khác X
2. Bảng lương có
a. Phù hợp với mức lương và phúc lợi khác X
b. Tiền làm thêm giờ có được đối chiếu với thời gian làm thêm giờ. X
3. Tất cả các khoản thu nhập đã được tính thuế và thuế được trả đúng ngày. X
4. Có tài khoản kiểm tra để ngăn chặn các thanh toán và khấu trừ lương thấp/cao
hơn so với quy định.
X
5. Kiểm soát các khoản cho nhân viên vay. X
6. Điều chỉnh bảng lương được phê duyệt bởi người có thẩm quyền. X
7. Tiền lương được kiểm tra kĩ trước khi thanh toán X
8. Số tiền thanh toán bằng tiền mặt/TGNH đúng với số lương phải thanh toán. X
Bảng 2.3: Trích bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB khoản mục tiền lương
* Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro
- Đánh giá mức trọng yếu :
Để đánh giá mức trọng yếu đối với toàn bộ BCTC của công ty ABC, kiểm
toán viên dựa trên ba chỉ tiêu là tổng tài sản (trên BCĐKT), doanh thu và lợi nhuận
trước thuế (trên BCKQKD)
Dự kiến BCTC năm nay
Tổng tài sản 169.997.508.020
1% 1.699.975.080
2% 3.399.950.160
Doanh thu 368.216.631.035
0.5% 1.841.081.805
1% 3.682.163.610
Lợi nhuận sau thuế 3.890.822.824
5% 194.541.141
10% 389.082.282
Bảng 2.4: Đánh giá mức trọng yếu đối với BCTC của khách hàng ABC
Để đánh giá mức độ trọng yếu kiểm toán cần đưa ra số tiền có giá trị nhỏ nhất

đó là 5% lợi nhuận sau thuế. Như vậy mức trọng yếu đối với toàn bộ BCTC là
195.000.000.
Đối với các khoản mục trên BCĐKT, mức trọng yếu sẽ được đánh giá bằng
75% mức trọng yếu của toàn bộ BCTC. Đây là mức trọng yếu được quy định tại
công ty A&C. Cụ thể mức trọng yếu đối với khoản mục tiền lương và các khoản
trích theo lương sẽ là 146.250.000.
- Đánh giá rủi ro kiểm toán
Mức rủi ro kiểm toán được đưa ra đối với công ty ABC là 3%. Với mức trọng
yếu đối với từng khoản mục 146.250.000 thì khoảng cách giữa các mẫu chọn để
kiểm toán sẽ được tính như sau: 146.250.000/3 = 48.750.000
Khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương cũng có khoảng cách
mẫu chọn là 48.750.000.
* Thiết kế chương trình kiểm toán.
Dựa trên chương trình kiểm toán đã được thiết kế trước của công ty, kiểm
toán viên đánh giá và áp dụng các bước công việc trong chương trình cho phù hợp
với công ty khách hàng. Đối với công ty ABC do đây là công ty có quyết định giao
quỹ lương nên kiểm toán viên cần chú trọng đến việc trích lương theo quyết định
về việc giao quỹ tiền lương của công ty.
Tuy nhiên, kiểm toán viên vẫn cần tuân thủ một số bước để thực hiện các
mục tiêu kiểm toán đã đặt ra. Ví dụ như:
+ Kiểm tra chi tiết một số tháng để xem việc tính toán, ghi sổ và chi trả lương
có đúng không.
+ Kiểm tra khảo sát tiền lương khống.
+ Kiểm tra việc chi trả lương sau ngày kết thúc niên độ…
2.2.2 Thực hiện kiểm toán
* Các tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị
• Sổ cái và các sổ kế toán chi tiết có liên quan đến chi phí tiền lương và các khoản
phải trả người lao động, KPCĐ, BHXH, BHYT, dự phòng trợ cấp mất việc làm.
• Thỏa ước lao động tập thể, Hợp đồng lao động.
• Quyết toán tiền lương của đơn vị.

• Các qui định, chính sách có liên quan đến tiền lương.
• Bảng tính lương, KPCĐ, BHXH, BHYT, dự phòng trợ cấp mất việc làm.
• Bảng tổng hợp chi phí tiền lương theo từng bộ phận.
• Biên bản quyết toán BHXH, BHYT.
• Chứng từ ngân hàng, chứng từ chi trả lương và trợ cấp mất việc làm.
* Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm kiểm toán
Để đảm bảo thời gian thực hiện và phát hành báo cáo kiểm toán đối với
BCTC của công ty ABC, Ban Giám đốc của A&C đã phân công công việc cho
nhóm kiểm toán gồm 5 thành viên bao gồm một trưởng nhóm chịu trách nhiệm về
cuộc kiểm toán và thường xuyên báo cáo tình hình cho Ban Giám đốc, hai kiểm
toán viên chính và hai trợ lý kiểm toán viên. Dựa vào các khoản mục trên BCTC,
trưởng nhóm phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.
* Kiểm toán chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương
- Tài khoản 334:
Để thực hiện công việc kiểm toán tiền lương, kiểm toán viên cần ghi nhận các
đặc điểm về việc tính và trả lương cho CBCNV của công ty ABC. Mọi đặc điểm
của khoản mục này đều được kiểm toán ghi nhận và giấy làm việc của mình.
Client: công ty ABC Prepared by: NTTD date 14/3/2009
Note of account: tài khoản 334 Review by: date
1. Công ty ABC chia lương thành ba khối là khối văn phòng, khối kinh doanh và
khối sản xuất có mức lương khác nhau.
Đối với khối kinh doanh thì Quỹ lương = 55% * (Tổng DT - Tổng CP chưa có
lương)
Đối với khối sản xuất thì Quỹ lương = 85% * (Tổng DT - Tổng CP chưa có

×