Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.52 KB, 19 trang )

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI
VIỆT NAM
2.1. Những quy định Pháp lý liên quan tới tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập ở
Việt Nam
Để có thể tổ chức kiểm toán, các chủ thể kiểm toán độc lập phải dựa vào các
hệ thống chính sách kế toán, kiểm toán hiện hành.Vì thế, để xem xét kiểm thực
trạng tổ chức kiểm toán, trước hết chúng ta cần nghiên cứu đánh giá hệ thống
chính sách kế toán kiểm toán trong quá trình đổi mới quản lí kinh tế ở nước ta làm
cơ sở cho hoạt động kiểm toán.
2.1.1 Hệ thống chính sách kế toán làm cơ sở cho hoạt động kiểm toán
Kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay chủ yếu thực hiện kiểm toán báo cáo
tài chính cho các doanh nghiệp. Mặt khác, việc xác minh báo cáo tài chính phải
dựa trên hệ thống pháp lý về kế toán được ban hành, cụ thể như Luật kế toán, các
Quy định nghiệp vụ và các Chuẩn mực kiểm toán,... Do đó, chế độ kế toán có ảnh
hưởng rất lớn tới hoạt động kiểm toán, mỗi khi chế độ kế toán thay đổi sẽ kéo theo
sự thay đổi trong công tác kiểm toán.
Các văn bản kế toán chủ yếu được ban hành từ năm 1986 đến nay bao gồm:
Pháp lệnh Kế toán và Thống kê (20/05/1988), Điều lệ Tổ chức kế toán Nhà nước
ban hành theo Nghị định số 25/HĐBT (18/03/1989) của Hội đồng Bộ trưởng,
Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT (01/11/1995) của Bộ Tài chính về việc ban
hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp”,... Năm 2003, chế độ kế toán của Việt Nam
có bước tiến quan trọng khi Luật Kế toán chính thức được thông qua và ban hành
theo Nghị quyết số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003 của Quốc hội khóa XI. Và gần
đây hệ thống chính sách kế toán trong các doanh nghiệp được thay đổi theo Quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC (20/03/2006) về chế độ kế toán doanh nghiệp mới, sửa
đổi bổ sung trong thông tư số 161/2007/TT-BTC (31/12/2007). Bên cạnh đó không
thể không nhắc tới hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam, bao gồm:
1. Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC (31/12/2001) về việc ban hành công bố 4
chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1), Thông tư số 89/2002/TT-BTC (09/10/2002)
hướng dẫn thực hiện 4 chuẩn mực kế toán ban hành đợt 1.
2. Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC (31/12/2002) về việc ban hành công bố 6


chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2), Thông tư số 105/2003/TT-BTC (04/11/2003)
hướng dẫn thực hiện 6 chuẩn mực kế toán ban hành đợt 2.
3. Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC (30/12/2003) về việc ban hành công bố 6
chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3), Thông tư số 23/2005/TT-BTC (30/03/2005)
hướng dẫn thực hiện 6 chuẩn mực kế toán ban hành đợt 3.
4. Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC (15/02/2005) về việc ban hành công bố 6
chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 4), Thông tư số 20/2006/TT-BTC (20/03/2006)
hướng dẫn thực hiện 6 chuẩn mực kế toán ban hành đợt 4.
5. Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC (28/12/2005) về việc ban hành công bố 4
chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 5), Thông tư số 21/2006/TT-BTC (20/03/2006)
hướng dẫn thực hiện 4 chuẩn mực kế toán ban hành đợt 5.
Nói chung, hệ thống kế toán Việt Nam có đặc điểm là các quy định kế toán có
quan hệ chặt chẽ với các quy định về chính sách thuế, tài chính.Theo nguyên tắc,
cơ chế tài chính và luật thuế sẽ được xác lập trước khi đặt ra các quy định kế toán
và các quy định kế toán sau đó phải tuân thủ theo luật thuế và cơ chế tài chính. Tuy
vậy, trên thực tế hiện nay vẫn còn tồn tại một số điểm không thống nhất giữa chế
độ kế toán với chế độ thuế, tài chính nên gây khó khăn cho việc kiểm toán, đồng
thời làm giá trị của báo cáo kiểm toán cũng bị suy giảm.
2.1.2 Hệ thống chính sách về kiểm toán độc lập
a.Hệ thống chính sách kiểm toán độc lập-Cơ sở pháp lý trực tiếp
Hệ thống chính sách về kiểm toán hiện nay vẫn chưa thể cung cấp một cách
đầy đủ các cơ sở pháp lí cho hoạt động kiểm toán.Các chính sách về kiểm toán do
Nhà nước ban hành nhìn chung là tách biệt cho hai chủ thể kiểm toán chính là
Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán độc lập. Với chủ thể kiểm toán độc lập, cơ quan
thực hiện chức năng quản lý nhà nước là Bộ Tài chính.
Đối với hoạt động Kiểm toán độc lập, hệ thống văn bản pháp lý chủ yếu quản
lý hoạt động Kiểm toán độc lập ở Việt Nam được ban hành trước quyết định
105/2004/NĐ-CP bao gồm: Nghị định 07/1994/NĐ-CP ngày 29/01/1994 của
Chính phủ ban hành “Quy chế Kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân”,
Thông tư 22/TC/CDKT ngày 19/3/1994 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Quy

chế Kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân, Thông tư số 107/2000/TT-BTC
ngày 25/10/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký hành nghề kiểm toán (thay
thế Thông tư 04/TC/CDKT ngày 12/01/1999),…
Ngoải các văn bản trên còn có các quyết định của Bộ Tài chính về việc ban
hành và công bố các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam:
1. Quyết định số 120/1999/QĐ-BTC công bố 4 chuẩn mực kiểm toán đợt 1
2. Quyết định số 219/2000/QĐ-BTC công bố 6 chuẩn mực kiểm toán đợt 2
3. Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC công bố 6 chuẩn mực kiểm toán đợt 3
4. Quyết định số 28/2003/QĐ-BTC công bố 5 chuẩn mực kiểm toán đợt 4
5. Quyết định số 195/2003/QĐ-BTC công bố 6 chuẩn mực kiểm toán đợt 5
6. Quyết định số 03/2005/QĐ-BTC công bố 6 chuẩn mực kiểm toán đợt 6
7. Quyết định số 101/2001/QĐ-BTC công bố 4 chuẩn mực kiểm toán đợt 7.
Theo đánh giá trong Báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động KTDLL 1991-2001
của Bộ tài chính, về cơ bản, hệ thống văn bản pháp lý nói trên do Nhà nước ban
hành đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của các tổ chức KTDL,
việc hình thành đội ngũ KTV, bồi dưỡng, thi tuyển cấp chứng chỉ và quản lý đội
ngũ kiểm toán viên, tạo môi trường lành mạnh cho sự hoạt động và phát triển cũng
như từng bước mở cửa và hội nhập về dịch vụ kiểm toán độc lập.
Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của hoạt động kiểm toán độc lập đối với
kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường đã
và đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, hệ thống chính sách này đã bộc lộ một
số điểm bất cập :
Khuôn khổ pháp lí cho hoạt động kiểm toán độc lập chỉ bao gồm nghị định
của Chính phủ và các văn bản của Bộ tài chính do đó chưa tương xứng với sự phát
triển và tiềm năng của hoạt động kiểm toán độc lập hiện nay và chưa đồng bô với
các hệ thống pháp luật khác như: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam, Luật Doanh
nghiệp, Luật thuế, Pháp lệnh về Ngân hàng và các tổ chức tài chính chứng khoán.
Tính bao quát của các văn bản làm cơ sở cho hoạt động kiểm toán còn hạn chế
nhiều nội dung cần thiết chưa được đề cập đến một số nội dung đã đề cập chưa
được cụ thể rõ ràng và thiếu tính pháp lí.Các văn bản đã được ban hành còn thiếu

đồng bộ, rời rạc và chậm trễ so với yêu cầu của thực tiễn.
Bên cạnh đó, chưa có quy định pháp lý làm cơ sở để xử lý các vấn đề phát
sinh hiện nay như: Một kiểm toán viên có chứng chỉ làm cho nhiều công ty kiểm
toán (công ty TNHH), hoặc vừa làm ở doanh nghiệp bên ngoài, vừa làm ở công ty
kiểm toán, công chức Nhà nước vẫn đăng ký hành nghề kiểm toán ở một số công
ty TNHH, hiện tượng cho mượn, cho thuê chứng chỉ kiểm toán viên, v.v…
b. Những thay đổi, chỉnh sửa trong hệ thống cơ sở pháp lý-Hoạt động cần
thiết cho sự phát triển của kiểm toán độc lập
Nhằm tiếp tục tăng cường và phát triển hoạt động kiểm toán độc lập góp phần
đổi mới kinh tế mở cửa và hội nhập quốc tế , cuối tháng 3/2004, Chính phủ đã ban
hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập. So với Nghị định
07/1994/NĐ-CP ,Nghị định 105/2004/NĐ-CP đã có nhiều nội dung đổi mới. Trong
đó, quy định về thành lập doanh nghiệp kiểm toán mới chặt chẽ hơn với chỉ 3 loại
hình công ty được thành lập là công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Sau đó, ngày 31/10/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 133/2005/NĐ-
CP về sửa đổi bổ sung Nghị định 105/2004/NĐ-CP. Theo Điều 1 của Nghị định
này Doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp
luật với các hình thức : Công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân
và doanh nghiệp theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các loại hình doanh
nghiệp này tuân theo Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư 2005. Các hình thức
công ty Cổ phần và doanh nghiệp nhà nước phải chuyển đổi xong trước ngày
21/4/2007.
Năm 2004 đánh dấu mốc cho sự phát triển chính thức của Thị trường Chứng
khoán Việt Nam.Từ đó tới nay, hoạt động của thị trường Chứng khoán ở Việt Nam
phát triển hết sức nhanh chóng với sự ra đời của hai trung tâm giao dịch Chứng
khoán tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cùng khoảng hơn 200 công ty được niêm
yết. Để đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước cũng như nhu cầu sử dụng thông tin
trên các báo cáo tài chính của giới đầu tư và các bên liên quan khác, Chính phủ và
Bộ Tài chính đã ban hành các quy định liên quan tới hoạt động kiểm toán cho các

doanh nghiệp niêm yết và phát hành chứng khoán, bao gồm Quyết định số
105/2004/NĐ-CP (30/03/2004) và Nghị định số 133/2005/NĐ-CP (31/10/2005)
ngoài ra còn có Quyết định số 89/2007/QĐ-BTC (24/10/2007) về việc ban hành
Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức
phát hành, tổ chứ niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán. Theo các quy định
này, để có thể được cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các công ty niêm yết, các công
ty kiểm toán phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định như sau:
• Về vốn điều lệ.Các công ty kiểm toán trong nước phải có vốn điều lệ ít nhất
là 2 tỷ VNĐ, còn các công ty nước ngoài phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là
300,000 USD.
• Về nhân sự. Yêu cầu phải có ít nhất 7 kiểm toán viên thực hành. Kiểm toán
viên tham gia kiểm toán công ty niêm yết phải được đăng ký trong danh sách kiểm
toán viên có chứng chỉ của Hiệp hội kiểm toán viên công chứng Việt Nam
(VACPA).Nếu kiểm toán viên đó là người Việt Nam cần phải có ít nhất 2 năm
trong hoạt động kiểm toán hoặc đã có chứng chỉ kiểm toán viên. Nếu kiểm toán
viên là người nước ngoài thì cần trải qua ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm kiểm toán
ở Việt Nam. Bên cạnh đó họ còn phải tuyệt đối độc lập với khách thể được kiểm
toán theo yêu cầu của Điều 8 khoản 2 Quyết định 89/2007/QĐ-BTC.
• Về thời gian hoạt động. Tối thiểu là tròn 3 năm tính từ ngày thành lập đến
ngày nộp Đơn đăng ký tham gia kiểm toán. Trường hợp các doanh nghiệp kiểm
toán phải chuyển đổi loại hình theo quy định của Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày
30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập và Nghị định 133/2005/NĐ-CP
ngày 31/10/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 105/2004/NĐ-CP thì ngày thành lập là ngày ghi trong Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh trước khi chuyển đổi. Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán
hoạt động tại Việt Nam từ tròn 6 tháng đến dưới 3 năm tính từ ngày thành lập đến
ngày nộp Đơn đăng ký tham gia kiểm toán thì 7 kiểm toán viên hành nghề phải có
ít nhất tròn 3 năm kinh nghiệm kiểm toán sau ngày được cấp Chứng chỉ kiểm toán
viên và đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 8 khoản 2 Điều 8 Quyết định
89/2007/QĐ-BTC.

• Về quy mô hoạt động. Công ty kiểm toán phải có ít nhất 30 khách hàng
thường xuyên trong vòng 2 năm gần nhất.Với công ty hoạt động từ 6 tháng tới
dưới 3 năm thì tại thời điểm nộp Đơn đăng ký tham gia kiểm toán phải có tối thiểu
là 30 khách hàng kiểm toán.
• Về tính độc lập. Doanh nghiệp kiểm toán đã được chấp thuận không được
thực hiện kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh
chứng khoán trong các trường hợp sau: có quan hệ về kinh tế như hùn vốn, liên
doanh, góp vốn cổ phần… với tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, tổ chức kinh
doanh chứng khoán hoặc ngược lại; Có cùng một tổ chức hoặc cá nhân sở hữu từ
5% vốn trở lên của mỗi bên; là khách hàng đang hưởng những điều kiện ưu đãi của
tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, tổ chức kinh doanh chứng khoán được kiểm
toán (như được cấp tín dụng với các điều kiện ưu đãi, bảo lãnh không có bảo
đảm…)
Bên cạnh đó, từ năm 2003, Chính phủ có chủ trương xây dựng Pháp lệnh về
kiểm toán độc lập.Theo kế hoach của Bộ tài chính đề xuất chủ trương xây dựng
luật với chính phủ, trình xin ý kiến Quốc hội thông qua kế hoạch xây dựng luật
tháng 11/2007, thì dự án Luật Kiểm toán độc lập sẽ được đệ trình lên Quốc hội và
thông qua trong năm 2009.
2.2.Tình hình tổ chức hoạt động của các công ty kiểm toán Việt Nam
2.2.1 Khái quát hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Hơn 17 năm hình thành và phát triển, Kiểm toán độc lập Việt Nam đã
trưởng thành vượt bậc về số lượng cũng như chất lượng.Nếu như năm 1991, cả
nước chỉ có một công ty kiểm toán(VACO) với 13 người thì đến cuối năm 2007 cả
nước đã có gần 150 doanh nghiệp kiểm toán trong đó có hơn 100 công ty có đủ
điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán cho nhiều lĩnh vực khác nhau với 1234 kiểm
toán độc lập. khoảng trên 1000 là kiểm toán viên là người Việt Nam, gần 100
KTV là người nước ngoài.Trong đó có hơn 106 KTV có trình độ quốc tế có chứng
chí ACCA.
Các doanh nghiệp kiểm toán đã cung cấp trên 20 loại dịch vụ cho 18.000
khách hàng với doanh thu 1.200 tỷ đồng.

Theo báo cáo đến ngày 31/12/2007 Danh sách các công ty kiểm toán độc lập
đăng ký hoạt động với Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam gồm:
• 3 Công ty là doanh nghiệp nhà nước (AASC, AISC và AAC)
• 4 công ty 100% vốn nước ngoài(E&Y, PWC, KPMG và Deloitte)
• 15 công ty hợp danh
• 95 công ty TNHH
• 9 công ty cổ phần
Trong năm 2006 đã thành lập mới 40 công ty, trong đó có 3 công ty hợp danh,
37 công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên. Như vậy, cùng với sự phát triển của
nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán độc lập đã hình thành và phát triển,
ngày càng trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất
lượng quản lý của doanh nghiệp.
Trải qua hơn 17 năm hoạt động, phát triển, hoạt động kiểm toán độc lập đã đạt
được một số thành công khá cơ bản và đáng khích lệ.
• Một là: Nhận thức về kiểm toán nói chung, kiểm toán độc lập nói riêng, nhận
thức vai trò, vị thế của kiểm toán độc lập ngày càng được khẳng định trong nền
kinh tế thị trường Việt Nam.
• Hai là: Hoạt động kiểm toán độc lập đã góp phần tạo lập môi trường đầu tư
thông thoáng, thuận lợi, thúc đẩy đầu tư, đặc biệt đầu tư nước ngoài.
• Ba là: Kiểm toán độc lập phát triển nhanh, mạnh cả về chất và lượng.
• Bốn là: Đã hình thành đội ngũ kiểm toán viên hành nghề với chất lượng
ngày càng nâng cao.
• Năm là: Với tư cách là hoạt đông dịch vụ trong lĩnh vực tài chính, kiểm toán
độc lập đã góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường dịch vụ tài chính,
tiền tệ mở cửa và hội nhập.

Số liệu thông kê các công ty kiểm toán trong năm 2007

×