Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Một số vấn đề chung về KTĐL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.36 KB, 9 trang )

Một số vấn đề chung về KTĐL
1.1. Lịch sử hình thành KTĐL trên thế giới và ở Việt Nam
Trên thế giới, thuật ngữ kiểm toán đã có từ lâu, thuật ngữ này xuất hiện từ
khi xuất hiện nhu cầu xác định tính trung thực, độ tin cậy của thông tin trong
BCTC, kế toán và thực trạng tài sản của một chủ thể trong quan hệ kinh tế. Kiểm
toán có gốc từ La tinh là Audit nghĩa là nghe. Cho đến nay, ý nghĩa này chỉ mang
tính lịch sử. Ở thời điểm xuất xứ, thế kỷ III trước Công nguyên từ Audit có ý nghĩa
thật của nó. Khi đó, các nhà cầm quyền La Mã đã tuyển dụng các quan chức để
kiểm tra độc lập về tình hình tài chính và nghe thuyết trình của họ về kết quả kiểm
tra độc lập.
Ra sau thêm vài trăm năm nữa, kỹ năng nghe của kiểm toán, dần dần đi vào
trong một hệ thống, khi lúc này trên thế giới, sự ra đời của các công ty chứng
khoán, các hoạt động thương mại trở nên đa dạng và phức tạp, quy mô của hoạt
động sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng dẫn đến sự tách rời quyền sở hữu của
các cổ đông và chức năng điều hành quản lý. Vì vậy các chủ sở hữu tìm kiếm
những cách thức mới để kiểm tra nhằm ngăn chặn hành vi gian lận của các nhà
quản lý và những người làm công. Đáp ứng nhu cầu đó, KTĐL bắt đầu xuất hiện
và phát triển.
Từ hình ảnh về kiểm toán cổ điển là việc kiểm tra tài sản, phần lớn được
thực hiện bằng cách người nghe ghi chép đọc to lên cho một bên độc lập nghe rồi
chấp nhận. Cho đến nay, thực tiễn kiếm toán đã phát triển cao, đặc biệt ở Bắc Mỹ
và Tây Âu bằng sự xuất hiện của nhiều loại hình kiểm toán, nhiều mô hình tổ chức
và bằng sự thâm nhập sâu của kiểm toán vào nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội.
Kiểm toán phát triển mạnh ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, đại diện
là các công ty được thành lập từ những năm cuối của thể kỷ 19 phát triển đến hiện
nay và trở thành những CTKT hàng đầu thế giới như công ty Ernst & Young, công
ty Price WaterhouseCooper, công ty KPMG Peat Marwich, công ty Deloitte
Touche (Big Four).
Ở Việt Nam, trước năm 1975 đã có văn phòng kiểm toán của các CTKT
quốc tế hoạt động ở Sài Gòn. Sau khi đất nước thống nhất, hoạt động kiểm toán
của các văn phòng này không còn thích hợp với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung


lúc bấy giờ. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, các hoạt động kinh
tế được chỉ đạo thống nhất, định sẵn. Cùng với chế độ sở hữu tập thể đã dẫn đến
việc xác định quyền lợi, trách nhiệm, quyền hạn của các nhà lãnh đạo doanh
nghiệp cùng các cấp lãnh đạo khác không rõ ràng. Việc kiểm tra các thông tin kinh
tế ở thời kỳ này mang tính tuân thủ là chủ yếu và việc kiểm tra được thực hiện bởi
các cơ quan chức năng (thuế, tài chính, cơ quan chủ quản ...). Các thông tin này là
cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch và xây dựng kế hoạch cho giai đoạn
tiếp theo. Mặt khác với cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung thì không thể
tồn tại một doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế nào được xem là độc lập để thực
hiện đầy đủ chức năng kiểm toán. Do vậy vào thời kỳ này không xuất hiện nhu cầu
về kiểm toán. Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các loại hình doanh nghiệp
theo các hình thức sở hữu khác nhau được thành lập và phát triển mạnh, các doanh
nghiệp này đóng vai trò và ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế, đồng
thời các doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang thực hiện cơ chế hạch toán kinh
doanh độc lập. Với sự chuyển đổi này cho thấy đã xuất hiện đầy đủ các điều kiện
và yêu cầu cho sự ra đời của hoạt động KTĐL, đó là:
Một là, Do có sự đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tất sẽ phát sinh nhu cầu
cần phải có hoạt động kiểm toán cũng như nhu cầu tư vấn của bản thân các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đây là thông lệ và cũng là yêu cầu của công ty
mẹ. Mặt khác về phía quản lý Nhà nước cũng cần phải có được thông tin đáng tin
cậy để đánh giá thực trạng đầu tư cũng như thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
trong khi không thể áp dụng các hình thức duyệt quyết toán như đối với các doanh
nghiệp Nhà nước.
Hai là, Khi tính chủ động trong kinh doanh của các doanh nghiệp được phát
huy, các doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập, theo đó các yêu cầu thông tin
kinh tế trung thực và đáng tin cậy là hết sức quan trọng. Các thông tin này không
chỉ phục vụ cho cho một đối tượng là Nhà nước mà còn phục vụ cho nhiều các đối
tượng khác như Ngân hàng (tư cách là người cho vay), đối tác kinh doanh,...
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, ngày 13/5/1991 theo
giấy phép số 957/PPLT của Thủ tướng Chính phủ, BTC đã ký quyết định thành lập

hai công ty: CTKT Việt Nam với tên giao dịch là VACO (QĐ 165-TC/QĐ/TCCB)
và công ty dịch vụ kế toán Việt Nam với tên giao dịch là ASC (QĐ164-
TC/QĐ/TCCB) sau này đổi tên thành Công ty dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán,
kiểm toán - AASC (quyết định 639-TC/QĐ/TCCB ngày 14/9/1993). Sự ra đời của
hai công ty nói trên đã tạo tiền đề cho sự ra đời của các CTKT khác ở mọi thành
phần kinh tế.
Tính đến nay, ở nước ta, sau hơn 17 năm hoạt động, KTĐL đã phát triển
nhanh về số lượng, quy mô và ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong nền kinh
tế. Các CTKT độc lập và số lượng KTV từng bước nâng cao năng lực chuyên môn,
chất lượng dịch vụ cung cấp. Đến nay cả nước đã có hơn 140 công ty cung cấp
dịch vụ kế toán, kiểm toán với trên 4.600 người làm việc, có gần 1.500 người được
cấp chứng chỉ KTV, cung cấp hơn 20 loại dịch vụ nghề nghiệp cho khách hàng,
hầu hết các dịch vụ cung cấp cho khách hàng ngày càng được tín nhiệm, được xã
hội thừa nhận. Như vậy chúng ta có thể thấy sự xuất hiện kiểm toán ở Việt Nam là
tất yếu khách quan, hoạt động KTĐL thực sự cần thiết trong nền kinh tế thị trường
và là nhu cầu của nền kinh tế chứ không phải là sự bắt buộc của các quy định pháp
lý.
1.2. Bản chất và đặc trưng của KTĐL
Trên thế giới hình thức tổ chức của các tổ chức kiểm toán ở các nước không
hoàn toàn giống nhau. Ở mỗi nước luật pháp quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm
của các tổ chức kiểm toán, thừa nhận sự khách quan và độc lập của kiểm toán… vì
thế mà xuất hiện rất nhiều định nghĩa khác nhau về KTĐL:
Theo định nghĩa của Liên đoàn quốc tế các nhà kế toán (International
Federation of Accountants - IFAC) thì “Kiểm toán là việc các KTV độc lập kiểm
tra và trình bày ý kiến của mình về các bản BCTC”.
Trong giáo trình kiểm toán của các tác giả Alvin A.Rens và James
K.Loebbecker thì:“ Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm
quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng
được của một đơn vị cụ thể nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù
hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập”.

Trích từ Auditing - Theory & Practice của John Dunn, University of
Strathclyde, Glasgow nhà xuất bản Prentice Hall: “Kiểm toán là thủ pháp xem xét
và kiểm tra một cách khách quan về từng khoản mục bao gồm việc thẩm tra những
thông tin đặc trưng được xác định bởi KTV hoặc thiết lập bởi thực hành chung.
Nói tổng quát, mục đích của kiểm toán là trình bày ý kiến hoặc đi đến kết luận về
cái được kiểm toán”.
Ở Việt Nam, theo Nghị định 105 của Chính phủ ngày 30/4/2004: “KTĐL là
việc kiểm tra và xác nhận của KTV và doanh nghiệp kiểm toán về tính trung thực
và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và BCTC của các doanh nghiệp, tổ chức
(gọi chung là đơn vị được kiểm toán) khi có yêu cầu của các đơn vị này”.
Đặc điểm của KTĐL thể hiện ở những điểm sau đây :
Một là, Đối tượng KTĐL là các thông tin kinh tế được kiểm toán mà KTV
sẽ đưa ra ý kiến về những thông tin này sau quá trình thực hiện kiểm toán. Các
thông tin kinh tế được kiểm toán có thể là các BCTC tổng hợp, chi tiết hàng năm,
báo cáo quyết toán giá trị công trình, báo cáo xác định giá trị vốn góp của các bên
đối tác, hoặc một nội dung, chỉ tiêu kinh tế nào đó như về tình hình kê khai nộp
thuế, tình hình sử dụng vốn đầu tư,... Đối với các dự án thì ngoài các thông tin về
tài chính như trên còn các thông tin kinh tế khác như các thông tin về tình hình
thực hiện dự án, nội dung và đánh giá hiệu quả dự án,... Có thể tập hợp các thông
tin kinh tế là đối tượng kiểm toán thành các nhóm sau:
- Thông tin kinh tế là các BCTC.
- Thông tin kinh tế mang tính hiệu quả trong hoạt động của một bộ phận hay
toàn bộ một tổ chức, một đơn vị. Các thông tin này liên quan đến các thủ tục và
phương pháp hoạt động của một bộ phận hay của toàn đơn vị kinh tế với tư cách là
chủ thể kiểm toán.
- Thông tin kinh tế liên quan đến việc tuân thủ các quy định mang tính chất
pháp lý hoặc đã được thống nhất trước mà đơn vị kinh tế đó phải tuân theo. Ví dụ
như việc thực hiện các quy định về quản lý lao động, tiền lương, các chính sách
quản lý tài chính, ...
Hai là, Chủ thể KTĐL là các KTV được cấp chứng chỉ hành nghề hợp pháp

thuộc các công ty, các văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp. Theo tiêu chuẩn của
IFAC (Liên đoàn kế toán quốc tế) và luật pháp các nước thành viên đều quy định
các yêu cầu cơ bản của KTV là: Có kỹ năng và khả năng nghề nghiệp, chính trực,
khách quan, độc lập và tôn trong bí mật. Ở nước ta, các quy định, tiêu chuẩn và
yêu cầu cơ bản của KTV được quy định cụ thể trong Quy chế KTĐL trong nền

×