Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bài thu hoạch lớp trung cấp LLCT QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC của xã THẠCH HƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.45 KB, 16 trang )

1

BÀI THU HOẠCH
ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA XÃ THẠCH HƯNG
A/- PHẦN MỞ ĐẦU
1/- Lý do chọn đề tài:
Trước những yêu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển giáo dục, thời kỳ công
nghiệp hóa - hiện đại hóa thì giáo dục càng có vai trò quan trọng hơn, đặc biệt là vai trò
quản lý giáo dục của chính quyền cơ sở; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân; trong
đó lực lượng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục là nồng cốt. Chính vì thế, giáo dục – đào
tạo vừa gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, với khoa học công nghệ và củng cố
quốc phòng an ninh, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại.
Phát triển giáo dục của địa phương là một yêu cầu hết sức cần thiết và cấp bách,
Chất lượng giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ cho sự
nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, đây là một công việc không đơn giản, ngoài sự nổ lực
của ngành giáo dục, đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các khâu có
liên quan, trong đó khâu quản lý giáo dục đóng vai trò quan trọng đặc biệt là quản lý
giáo dục ở cơ sở nơi trực tiếp thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục và sự quan tâm
đầu tư mạnh mẽ của nhà nước để giáo dục thật sự là quốc sách hàng đầu. Nếu quản lý
giáo ở cơ sở yếu thì cho dù đường lối, chủ trưởng của cấp trên có đúng đắn tới đâu thì
cũng không mang lại kết quả cao được.
Chính vì vậy Trong nên em chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục ở xã
THẠCH HƯNG, huyện Hưng Hà”
2/- Mục đích chọn đề tài:
Dựa vào đề tài đã chọn qua đó tiến hành phân tích, đánh giá những mặt đạt được
và hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp quản lý giáo dục, đào tạo phù hợp,
cụ thể với địa phương trong thời gian sắp tới.
3/. Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: ngày 27/03/2014
- Không gian: xã THẠCH HƯNG
Đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục ơ xã THẠCH HƯNG năm 2013 ” nội


dung giới hạn trong phạm vi quản lý hoạt động giáo dục ở địa bàn xã THẠCH HƯNG
năm 2013 và giải pháp trong thời gian sắp tới.
4/. Phương pháp:

Bài thu hoạch

Quản lý hoạt động giáo dục của xã Thạch Hưng


2

Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài, tiến hành phân tích nội dung, thống kê, đối
chiếu với thực trạng quản lý giáo dục của xã THẠCH HƯNG. Đồng thời tìm ra các giải
pháp hiệu quả cho hoạt động giáo dục, để đưa chất lượng giáo dục của địa phương phát
triển ngày càng tớt hơn nữa.
B/- PHẦN NỢI DUNG
I//- Cơ sơ lý luận
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn
lực con người càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công
cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong
việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo
dục, phát triển kinh tế - xã hội.
Do xuất phát từ vai trò giáo dục – đào tạo là “quốc sách hàng đầu” đối với mục
tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho quốc gia. Sự
phát triển của đất nước nói chung và của các địa phương nói riêng. Việc nâng cao chất
lượng hoạt động quản lý nhà nước là một yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy và nâng cao
hiệu quả của sự nghiệp phát triển giáo dục. Hoạt động quản lý giáo dục của của cơ quan
quản lý nhà nước có vai trò to lớn trong việc tạo điều kiện tiền đề vững chắc cho giáo
dục phát triển; làm cho hoạt động giáo dục đi vào trật tư kỷ cương; đảm bảo công bằng
trong giáo dục, đào tạo thông qua hệ thống chính sách về giáo dục, đào tạo của nhà

nước, tạo cơ hội cho mọi người tham gia vào quá trình phát triển giáo dục.
Giáo dục đào tạo nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, nhân cách con người, tạo
cơ sở nền tảng cho con người tham gia vào cuộc sống xã hội và lao động thực tiển. Việc
nâng cao chất lượng chất lượng quản lý nhà nước đối với giáo dục là một yếu tố quan
trọng để thúc đây và nâng cao hiện quả sự nghiệp phát triển giáo dục
1/- Tư tương Hồ Chí Minh về quản lý hoạt động giáo dục
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, lãnh tụ vĩ đại của cách
mạng Việt Nam, đồng thời là nhà giáo, nhà văn hoá lớn của thế giới, Người sáng lập,
đặt nền móng và chỉ đạo việc xây dựng nền giáo dục mới Việt Nam. Chỉ riêng về giáo
dục, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đã là một kho tàng, ở tầm chiến lược và ngày càng
ngời sáng qua thực tiễn.
Nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, trước hết, phải nói đến tư tưởng giải
phóng con người thoát khỏi tăm tối, lạc hậu, đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc văn
minh, tiến bộ. Đây vừa là mục tiêu, vừa là khát vọng "tột bậc" của Người. Trong mỗi
giai đoạn cách mạng, dù ở trong hoàn cảnh nào, Người cũng là chiến sĩ tiên phong đi
vào phong trào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa
họ ra đấu tranh giành tự do độc lập; giải phóng họ thoát khỏi ách áp bức bóc lột của
thực dân phong kiến, thoát khỏi sự ràng buộc của hệ tư tưởng lạc hậu, tạo mọi điều kiện
Bài thu hoạch

Quản lý hoạt động giáo dục của xã Thạch Hưng


3

cho mỗi dân tộc và mỗi người dân đứng lên làm chủ nền văn hoá, làm chủ vận mệnh và
tương lai của mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người kế tục và phát triển cao hơn cuộc đấu tranh đòi
quyền dân sinh, dân chủ, dân trí của thế hệ những người Việt Nam yêu nước. Người đã
tố cáo đanh thép chế độ thực dân Pháp trong việc "làm cho dân ngu để trị", "gieo rắc

một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát", đòi quyền "tự do học
tập" và "thực hành giáo dục toàn dân". Đồng thời, Người đã dày công tìm kiếm, phát
hiện và giới thiệu cho đất nước những nét tiến bộ mới của nền giáo dục kiểu mới của
nhân dân lao động - nền giáo dục Việt Nam xã hội chủ nghĩa mang tính nhân đạo và
tính dân chủ cao cả, bảo đảm cho sự phát triển toàn diện những năng lực sẵn có của con
người.
Trong suốt thời gian lãnh đạo đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở
toàn Đảng, toàn dân: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan
trọng và cần thiết". Người chỉ rõ cho chúng ta thấy mối quan hệ biện chứng giữa giáo
dục với cách mạng; giữa giáo dục với sự nghiệp giải phóng dân tộc và kiến thiết đất
nước. Người khẳng định: "Muốn giữ vững nền độc lập, muốn cho dân mạnh, nước giàu,
thì mỗi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, phải có kiến thức mới để có
thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ
quốc ngữ". Muốn cho dân mạnh, nước giàu thì dân trí phải cao, phải "đa dạng hoá các
loại hình đào tạo, mở trường vừa học, vừa làm để tạo điều kiện cho người lao động, cán
bộ, chiến sỹ được đi học". Khi dân trí cao sẽ xuất hiện nhiều nhân tài tham gia xây dựng
đất nước. Người chỉ cho chúng ta con đường đưa đất nước thoát khỏi cảnh yếu hèn - đó
là con đường phát triển giáo dục. Người nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" và
kêu gọi mọi người thi đua học tập để đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc văn minh,
tiến bộ.
2/- Quan điểm của về Đảng và nhà nước về quản lý hoạt động giáo dục
Giáo dục và đào tạo là một vến đề hết sức quan trong trong đời sống chính trị của
mỗi nước, là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi nước. Vì vậy, ngay từ khi giành được
chính quyền, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Do đó xác
định Giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam.
Bắt đầu từ Nghị quyết của Đại hội lần thứ IV của Đảng đã ra quyết định số 14-NQTW
về cải cách giáo dục với tư tưởng; Xem giáo dục là bộ phận quan trong của cuộc cách
mạng tư tưởng; thực thi nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ nhỏ đến lúc trưởng
thành; thực hiện tốt nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao
động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội.

Tư tưởng chỉ đạo trên được phát triển bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với yêu
cầu thực tế qua các kỳ Đại hội Đảng. Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào
tạo đã được Đại hội VII xem là quốc sách hàng đầu. Đó là một động lực thúc đẩy và là
Bài thu hoạch

Quản lý hoạt động giáo dục của xã Thạch Hưng


4

một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng
và bảo vệ đất nước. Phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của
đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực sự phát triển
kinh tế - xã hội. Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân
giúp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước. Phát triển giáo
dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con
người có kiến thức văn hoá, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng
tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh,
đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước những năm 90 và chuẩn bị cho tương lai. Phải mở
rộng quy mô, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, gắn học với
hành, tài với đức. Giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù
hợp với xu thế tiến bộ của thời đại.
Thực hiện một nền giáo dục thường xuyên cho mọi người, xác định học tập suốt
đời là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo.
Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục: Người đi học phải đóng học phí, người sử
dụng lao động qua đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo. Nhà nước có chính sách bảo
đảm cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học. Đại hội Đảng lần
thứ VIII khẳng định một lần nữa vai trò quan trọng của khoa học công nghệ và giáo dục
đào tạo “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” .
Coi trọng cả 3 mặt của giáo dục: mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu

quả để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đổi
mới hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và đại học, kết hợp đào tạo với nghiên cứu, tạo
nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận với công nghệ tiên tiến. Đảng ta đã có những
chuyển hướng về hợp tác quốc tế trong đào tạo cán bộ. Nghị quyết 02-NQ/HNTW của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đó nhấn mạnh quan điểm hợp tác đào tạo
với các nước như sau:
- Dành ngân sách nhà nước thỏa đáng để cử những người giỏi và có phẩm chất
tốt đi đào tạo và bồi dưỡng về những ngành nghề và lĩnh vực then chốt ở những nước
có nền khoa học, công nghệ phát triển.
- Khuyến khích đi học nước ngoài bằng con đường tự túc, hướng vào những
ngành mà đất nước đang cần, theo quy định của Nhà nước. Để thực hiện Nghị quyết
này, Chính phủ đã dành 100 tỉ đồng đầu tư cho việc đào tạo ở nước ngoài vào năm. Vấn
đề nhân tài ngày càng trở nên bức thiết, đến Đại hội IX, Trung ương Đảng một lần nữa
nhấn mạnh rằng: "Có chính sách hỗ trợ đặc biệt những học sinh có năng khiếu, hoàn
cảnh sống khó khăn được theo học ở các bậc học cao. Có quy hoạch và chính sách
tuyển chọn người giỏi, đặc biệt chú ý đến con em công nhân và nông dân để đào tạo ở
các bậc đại học và sau đại học. Tăng ngân sách nhà nước cho việc cử người đi học ở các
nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến. Khuyến khích việc du học tự túc" Đại hội
Bài thu hoạch

Quản lý hoạt động giáo dục của xã Thạch Hưng


5

Đảng lần thứ IX nêu rõ: "Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội
dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực
hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá". Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Tạo
chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, trước hết nâng cao chất lượng đội ngũ nhà
giáo, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt chú trọng giáo dục tư tưởng - chính trị, nhân

cách, đạo đức, lối sống cho người học.
Tăng cường phối hợp nhà trường và gia đình, phát huy vai trò giáo dục gia đình.
Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
hóa, tăng cường giáo dục tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự tu dưỡng, tự tạo việc làm.
Tăng cường giáo dục hướng nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước và
các địa phương, vùng, miền. Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học xã hội,
nhân văn, nhất là các môn học Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Hoàn thiện hệ
thống cơ chế, chính sách, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sớm xây dựng chính sách sử dụng và tôn vinh các
nhà giáo, cán bộ quản lý giỏi, có công lao lớn trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Nâng
cao chất lượng đào tạo sau đại học, chấn chỉnh việc phong chức danh, học vị, cấp văn
bằng. Phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn, trên cơ sở bảo đảm chất lượng
và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo
với sử dụng. Mở rộng hệ thống trường lớp giáo dục mầm non trên mọi địa bàn dân cư,
đặc biệt ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, nông thôn.
Hoàn thành cơ bản phổ cập trung học cơ sở vào năm 2012, củng cố kết quả phổ
cập tiểu học, đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục xóa mù chữ, ngăn ngừa
tái mù chữ, giáo dục cho người lớn. Thực hiện phổ cập trung học ở những nơi đó phổ
cập xong trung học cơ sở.
Điều chỉnh cơ cấu đào tạo, tăng nhanh dạy nghề và trung học chuyên nghiệp.
Hiện đại hóa một số trường dạy nghề nhằm chuẩn bị đội ngũ công nhân bậc cao có trình
độ tiếp thu và sử dụng công nghệ mới và công nghệ cao. Phát triển giáo dục không
chính quy, các hình thức học tập cộng đồng ở các xã, phường gắn với nhu cầu thực tế
của đời sống kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt
đời, hướng tới xã hội học tập.
- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Có chính sách hỗ trợ học sinh, sinh
viên thuộc các gia đình nghèo và các đối tượng chính sách xã hội. Ưu tiên phát triển
giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Chú trọng đào tạo cán bộ vùng dân
tộc (cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể từ bản, ấp trở lên và cán bộ khoa học kỹ thuật).
Củng cố và tăng cường hệ thống trường nội trú, bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số;

từng bước mở rộng quy mô tuyển sinh, đáp ứng yêu cầu đào tạo toàn diện đi đôi với cải
tiến chính học bổng cho học sinh các trường này. Thực hiện chế độ miễn phí học tập,
cung cấp sách giáo khoa cho học sinh vùng cao, vùng sâu, vùng xa, học sinh người dân
Bài thu hoạch

Quản lý hoạt động giáo dục của xã Thạch Hưng


6

tộc thiểu số. Thực hiện tốt chính sách cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ đối với vùng dân
tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn. Có chính sách bổ xung kiến thức cần
thiết cho số học sinh dõn tộc thiểu số đó tốt nghiệp trung học phổ thụng hoặc trung học
cơ sở mà không có điều kiện học tiếp để cỏc em trở về địa phương tham gia công tác ở
cơ sở.
Hội nghị Trung ương 6, khóa IX đó đề ra 3 nhiệm vụ để tiếp tục thực hiện Nghị
quyết Trung ương 2, khóa VIII:
Một là, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo nhân tài. Trong nhiệm
vụ này, trọng tâm là đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, ứng dụng cụng nghệ thông tin vào các cấp học, bậc học. Tiếp
tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách tổ chức phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử
dụng nhân tài.
Hai là, phát triển hợp lý quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn phục vụ quá
trình chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu xã hội; vấn đề bổ túc tiểu
học cho người lớn và phát triển giáo dục khụng chớnh quy; xõy dựng hệ thống trung
tâm học tập cộng đồng.
Ba là, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo cơ hội học tập cho mọi tầng
lớp nhân dân, nhất là cơ hội học cao đẳng và đại học cho con em nông dân và các gia
đỡnh diện chính sách. Nhìn lại tình hình đất nước, trải qua hơn 20 năm thực hiện đường
lối đổi mới, nhân dân ta đó đạt được những thành tựu to lớn cú ý nghĩa lịch sử. Tuy

nhiên, cho đến nay, nước ta vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển. Trong khi
Việt Nam bước vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thỡ nhiều nước đó vượt qua
thời đại cách mạng công nghiệp đi vào thời đại cách mạng thông tin, xây dựng nền kinh
tế tri thức và xã hội tri thức. Khoảng cách về trình độ kinh tế, khoa học và công nghệ
giữa nước ta với các nước phát triển trờn thế giới, kể cả một số nước trong khu vực, có
xu hướng ngày càng mở rộng, mà một nguyên nhân quan trọng là do chất lượng trí tuệ,
năng lực sáng tạo và kỹ năng chuyên môn cũn bất cập của nguồn nguồn lực.
Trước những thách thức của thời đại cách mạng tri thức gắn liền với quá trình
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, khi mà nước ta đó trở thành thành viên thứ 150 của
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong cuộc đua tranh quyết liệt về mọi mặt, mà
chủ yếu là đua tranh về trí tuệ của cỏc quốc gia trên toàn cầu, sự yếu kém, bất cập và tụt
hậu của giáo dục và đào tạo đang trở thành lực cản đối với sự phát triển nhanh và bền
vững của đất nước.
Đặc biệt, sự nghiệp Giáo dục và Giáo dục lý luận chính trị được Đại hội toàn
quốc lần thứ X đặc biệt quan tâm và nhấn mạnh hơn nữa nhằm giáo dục con người phát
triển toàn diện, nhất là thế hệ trẻ.

Bài thu hoạch

Quản lý hoạt động giáo dục của xã Thạch Hưng


7

Đại hội X đã xác định mục tiêu giáo dục là nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần
yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, lý tưởng chủ nghĩa xã hội, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng
pháp luật, tinh thần hiếu học, ý chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo nàn, đào
tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ năng lực nghề nghiệp, quan tâm
hiệu quả thiết thực, nhảy cảm với chính trị, có ý chí vươn lên về khoa học - công nghệ.
Để cụ thể chủ trương đó, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương phát triển giáo dục một

cách tổng thể và toàn diện, bắt đầu từ chủ trương phát triển giáo dục mầm non, thực
hiện xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở trên phạm vi cả nước,
tạo môi trường thuận lơi dể cho mội người học tập và học tập suốt đời. Điều hành hợp
lý cơ cấu bậc học, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng trong hệ thống Giáo dục và đào tạo,
quan tâm đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, hướng vào mục tiêu phát triển
kinh tế, thực hiện tốt chính sách giáo dục gắn với phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay,
Đảng và Nhà nước ta lại càng phải quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp Giáo dục và đào
tạo nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ và nhân dân lao động để họ tham gia hội
nhập mà vẫn giữ vững truyền thống văn hoá dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá
nhân loại, làm chủ khoa học tiên tiến. Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục khẳng định:
"Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và cụng nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền
tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước"; Nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương
pháp dạy và học; thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hội, xã hội hóa", chấn chỉnh nền giáo
dục Việt Nam; Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở mô
hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các
bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những
hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo
nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự cụng bằng xã hội trong
giáo dục.
3/- Vận dụng kiến thức đã học
a/- Các khái niệm:
Khái niệm về quản lý
Quản lý là sự tác động có định hướng và tổ chức của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý bằng các phương thức nhất định để đạt những mục tiêu nhất định.
Khái niệm về giáo dục:
Giáo dục là lĩnh vực truyền bá, cung cấp kiến thức khoa học, kỷ thuật nhằm phát
triển trí tuệ, nâng cao hiểu biết, hình thành nhân cách lối sống và kỷ năng lao động,
thông qua đó con người có thể vận dụng trí tuệ, kỹ năng hiểu biết vào các quá trình hoạt
động thực tiển.


Bài thu hoạch

Quản lý hoạt động giáo dục của xã Thạch Hưng


8

Quản lý nhà nước về giáo dục là sự tác động có tổ chức và điều hành bằng quyền
lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục và đào tạo - đào tạo nhằm thực hiện chức
năng, nhiệm vụ do nhà nước ủy quyền nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục, nhu cầu học
tập của nhân dân, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội.
Quyết định số 14-NQ/TW về quan điểm xem giáo dục là bộ phận quan trọng của
cuộc cách mạng tư tưởng; thực thi nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ nhỏ đến
lúc trưởng thành; thực hiện tốt nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp
với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội.
b/- Vai trò của giáo dục
Giáo dục đào tạo nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, nhân cách con người, tạo
cơ sở nền tảng cho con người tham gia vào cuộc sống xã hội và lao động thực tiển.
Giáo dục phổ thông có vai trò to lớn - là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế
và xóa đói giãm nghèo.
Giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp là yếu tố trực tiếp góp phần tăng
trưởng kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.
Giáo dục là nhân tố quan trọng để phát tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, có
đạo đức, có tri thức và ký năng lao động liên quan mật thiết với phát triển tăng trưởng
kinh tế - xã hội và xóa đói giãm nghèo, phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát
triển bền vững.
Theo nhà kinh tế học cổ điển Anh ông Adam smith: giáo dục, đào tạo là yếu tố
chủ yếu của tăng trưởng kinh tế. Ông nói: các nước sở dĩ trở nên giàu có là nhờ có một
nền giáo dục tớt, dân cư được học hành. Ơng coi nhân lực là nguồn lực chủ yếu của mỗi

quốc gia. Do đó giáo dục, đào tạo là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển
xã hội.
Trong Báo cáo chính trị đại hội IX của Đảng: Giáo dục là một trong những động
lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện phát triển
nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để tăng trưởng nhanh và bền vững.
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới hiện nay, giáo dục - đào tạo
ngày càng có vai trò to lớn, nó thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức,
là phương thức đặc biệt để giữ gìn, sáng tạo và phát triển văn hóa, giáo dục đóng góp
vào tăng trưởng kinh tế thông qua ứng dụng và thúc đẩy tiến bộ công nghệ; giáo dục đào tạo được coi là chìa khoá của sự phát triển.
Xuất phát từ vai trò “quốc sách hành đầu” của giáo dục, đào tạo đối với sự phát
triển quốc gia nói chung và của đại phương nói riêng nên hoạt động quản lý giáo dục
của các cơ quan quản lý nhà nước có vai trò to lớn: tạo điều kiện tiền đề vững chắc cho
giáo dục phát triển; làm cho hoạt động giáo dục đi vào trật tự kỷ cương; đảm bảo công
Bài thu hoạch

Quản lý hoạt động giáo dục của xã Thạch Hưng


9

bằng trong giáo dục, đào tạo của nhà nước, tạo cơ hội cho mọi người tham gia vào quá
trình giáo dục…
Vì thế, để phát huy vai trò to lớn của giáo dục và quản lý hoạt động gió dục hiệu
quả, các cấp, các ngành cần phải đổi mới tư duy phát triển giáo dục, đổi mới công tác
quản lý giáo dục, đổi mới cơ chế tài chính đối với giáo dục nhằm tạo tiền đề vững chắc
cho giáo dục phát triển.
c/- Quan điểm phát triển giáo dục:
Giáo dục đào tạo nhằm xây dựng con người phát triển toàn diện, có đầy đủ phẩm
chất đạo đức và năng lực trí tuệ đề xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.

Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, đào tạo
Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, cùng với khoa học và công nghệ
giáo dục, đào tạo là yếu tố quyết định góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
Xây dựng nền giáo dục theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”.
Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, nhà nước và của toàn dân; mọi
người, mọi cấp chăm lo cho giáo dục và đào tạo.
Giáo dục và đào tạo vừa phải gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, với khoa
học công nghệ và củng cố quốc phòng an ninh, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời
đại.
Phát triển giáo dục và đào tạo phải theo nguyên lý: học đi đôi với hành, giáo dục
kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiển, giáo dục nhà trường kết
hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
d/. Mục tiêu phát triển giáo dục:
Chiến lược đã đề ra mục tiêu tổng quát:
Giáo dục mầm non: Đến năm 2012 hầu hết trẻ em đều được chăm sóc, giáo dục
bằng những hình thức thích hợp. Tăng tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ từ 12% năm
2000 lên 15% năm 2005 và 18% năm 2012. đối với trẻ 3-5 tuổi tăng tỷ lệ đến trường,
lớp mẩu giáo để chuẩn bị vào lớp 1 từ 81% năm 2000 lên 85% vào năm 2005 và 95%
vào năm 2012.
Giáo dục trung học cơ sở: cung cấp học vấn phổ thông cơ bản và những hiểu biết
ban đầu về kỷ thuật, hệ thống và có tính hướng nghiệp để thực hiện phân luồng sau
trung học cơ sở, tạo điều kiện để tạo điều kiện để học sinh tiếp tục học tập hoặc đi vào
cuộc sống lao động. Đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở trong cả nước vào năm 2012.

Bài thu hoạch

Quản lý hoạt động giáo dục của xã Thạch Hưng


10


Giáo dục phổ thông: thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Tiếp cận
trình độ các nước phát triển trong khu vực. Tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi
đến trường từ 95% năm 2000 lên 97% năm 2005 và 99% năm 2012.
đ/. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục - đào tạo của chính quyền cơ sơ:
Theo qui định của nhà nước, những nội dung quản lý nhà nước về giáo dục, đào
tạo được qui định trong điều 99 Luật giáo dục, bao gồm 12 nội dung sau:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát
triển giáo dục.
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban
hành điều lệ nhà trường; ban hành qui định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục
khác.
- Quy định mục tiêu chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo, tiêu
chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành
sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng chứng chỉ.
- Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng
giáo dục.
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục.
- Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục
- Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục.
- Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh
vực giáo dục.
- Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục.
- Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự
nghiệp giáo dục.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại,
tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.
Dựa trên những nội dung này, chính quyền cơ sở tiến hành thực hiện các nội

dung sau:
+ Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương.

Bài thu hoạch

Quản lý hoạt động giáo dục của xã Thạch Hưng


11

+ Phối hợp với trường học tổ chức đăng ký, huy động trẻ em vào lớp 1 đúng độ
tuổi và hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục. Thực hiện xóa mù chử và tái mù cho
những người trong độ tuổi.
+ Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của các cơ sở giáo dục bậc
giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học trên địa bàn.
+ Phối hợp với các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên quản lý trường tiểu
học, trung học cơ sở trên địa bàn.
+ Tổ chức thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, kêu gọi sự tham gia của các
tổ chức, cá nhân, nhất là nhân dân sống trên địa bàn tham gia vào công tác giáo dục, xây
dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
+ Quan hệ, phối hợp công tác chặt chẽ với với các trưởng phổ thông trên địa bàn
xã, giúp huyện quản lý các trường đang được đầu tư xây dựng, giúp cấp trên quản lý
giáo viên dạy trong xã. Tham gia với các trường thực hiện việc chăm sóc, giáo dục học
sinh với phương chăm kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
II/. Đặc điểm tình hình
1/. Đặc điểm tình hình chung:
THẠCH HƯNG là một xã đầu nguồn của huyện Hưng Hà, có quốc lộ 60 và tỉnh
lộ 933B đi qua, nối liền 2 tỉnh Sóc Trăng – Trà Vinh. Có vị trí đại lý: hướng đông giáp
Sông Hậu, tỉnh Trà Vinh; hướng tây giáp Sông Hậu huyện Long Phú; hướng nam giáp
xã An Thạnh Tây; hướng bắc giáp huyện Kế Sách. Xã có thế mạnh là vườn cây ăn quả,

có tìm ăn phát triển về kinh tế , đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái.
Xã có diện tích tự nhiên là 3.145,95ha, diện tích sản xuất là 1.3123,60ha.
Toàn xã có 3 ấp 2.023 hộ với 8.032 khẩu, trong đó nam là 3.909 khẩu, nữ là
4.123 khẩu, dân tộc kinh 1.990 hộ chiếm 98,37%, dân tộc khơmer 33 hộ chiếm 1,63%
với 137 khẩu.
2/- Thuận lợi
Được sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy - UBND xã, sự quyết tâm vượt
qua những khó khăn, thách thức phát huy sức mạnh công đồng, dân chủ sáng tạo biết
vận động nhiều phương pháp phù hợp với thực tiển tình hình của điạ phương. Lấy mục
tiêu phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa, giáo dục, y tế để thực hiện tớt chính
sách an sinh xã hợi.
3/- Khó khăn:
Cơng tác tun truyền phổ biến chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp
luật của nhà nước chưa đi vào chiều sâu, một số hộ nghèo còn trông chờ vào giúp đở
của Nhà nước, trình độ nâng lực của một số cán bộ còn hạn chế, công tác xóa đói giảm
Bài thu hoạch

Quản lý hoạt động giáo dục của xã Thạch Hưng


12

nghèo chưa thật bền vững nguồn vốn chính sách an sinh xã hội còn hạn chế, hộ nghèo
vẫn còn nhiều. các chính sách về giáo dục chưa đáp ứng tình hình thực tế.
III/- Thực trang trong thời gian qua:
1/- Thực trạng
Trên địa bàn xã THẠCH HƯNG có 4 điểm trường, các cấp học từ mẩu giáo cho
đến bậc học trung học cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của nhân dân. Cụ
thể có: 01 trường mẩu giáo Họa My, 02 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở các
trường đều nằm theo các tuyến lộ đal thuận tiện cho việc học tập, đi lại cho các em học

sinh, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất cũng đáp ứng đủ nhu cầu trong việc giảng dạy và
học tập.
2/- Thành tựu:
* Về công tác chuyên môn:
Đào tạo thế hệ trẻ là nhiệm vụ hàng đầu nên UBND xã xác định “ Giáo dục là
quốc sách hàng đầu” giáo viên phải là người cán bộ “ Vừa hồng vừa chuyên”.
Toàn xã có 04 điểm trường với 82 giáo viên trực tiếp giảng dạycó trình độ nghiệp
vụ chuyên môn từ trung học đến đại học là: 45 đại học, 15 cao đẳng, 22 trung học đáp
ứng nhu câu dạy và học, đội ngũ giáo viên có vay trò rất quan trong trong việc nâng cáo
chất lượng giáo dục.
Thực hiện tốt chỉ thị số: 06-CT/TW, ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về tiếp
tục đẩy mạnh thực hiệncuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” trong nhà trường xem đó là một việc làm thường xuyên, liên tục giáo dục
thế hệ trẻ noi theo.
Năm 2013 xã tập trung chỉ đạo các điểm trường tổng kết năm học 2012-2013 và
khai giảng năm học 2013-2014 theo đúng qui định.
Truyên truyền thực hiện tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, thực hiên cuộc vận
động” mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”.
* Công tác huy động học sinh ra lớp:
Tổng số học sinh từ đầu năm học là 1.517/1.432 em đạt 105,94% , trong đó:
Mẫu giáo có 12 lớp có 243/240 trẻ đạt 101,25%;
Tiểu học có 36 lớp 734/721 em đạt 101,80%;
Trung học cơ sở có 351/306 em đạt 114,7%.
*Chính sách an sinh xã hợi:

Bài thu hoạch

Quản lý hoạt động giáo dục của xã Thạch Hưng



13

UBND xã phối hợp với ngành giáo dục đạo tạothực hiện các chính sách hổ trợ về
giáo dục đối với hộ nghèo như: thực hiện chính sách miển gimr học phí, chính sách hổ
trợ theo quyết định số: 101/2009/QĐ-TTg của Ủy ban dân tộc với mức hổ trợ
70.000đ/tháng/học sinh.
Năm học 2012-2013 hội khuyến học trao 18 xuất học bổng học học sinh nghèo
có hoàn cảnh khó khăn và khen thưởng học sinh giỏi của các điểm trường với tổng số
tiền là 10.550.000đ.
Nhân dịp tết trung thu xã vận động các mạnh thường quân và các đơn vị kết
nghĩa tăng 230 phần quà cho các em có hoàn cảnh khó khăn với số tiền là 11.300.000đ.
Nguyên nhân thành tựu
Đạt được kết quả trên trước hết là nhờ sự chỉ đạo, điều hành sâu sát, kịp thời của
cấp ủy, chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực của giáo viên, cán bộ quản lý giáo
dục - đào tạo và sự hỗ trợ nhiệt tình của các ban ngành có liên quan.
Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng phát huy tác dụng và có hiệu quả do sự
kết hợp chặt chẽ giữa Ban đại diện cha mẹ học sinh với các trường; cuộc vận động
“ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” được các cấp các ngành quan tâm hỗ trợ và góp sức
cùng ngành giáo dục làm cho cuộc vận động có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả cao. Học
sinh duy trì sỉ số, vận động học sinh ra lớp ngày càng nâng lên.
Nhận thức của đại bộ phận người dân ngày càng được nâng lên về lợi ích của
việc học tập, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỷ thuật tỷ lệ người biết chử ngày
càng tăng, công tác PCGD và bổ túc văn hóa thu hút nhiều đối tượng tham gia.
Đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục có ý thức hơn trong việc giảng dạy cũng
như học tập bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.
Nhờ những chính sách hổ trợ giáo dục cho con em hộ nghèo đã tao ra sự động
viên, khích lệ tinh thần, giảm bớt khó khăn cho hộ nghèo, giúp các em an tâm học tập
đạt kết tốt.
3/- Hạn chế:
Cơ sở vật chất các trường học tuy được đầu tư đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng

được yêu cầu nâng cao chất lượng toàn diện; trường mẩu giáo chưa có trụ sở, mượn các
điểm trường để giảng dạy nên cũng gặp nhiều khó khăn.
Công tác quản lý giáo dục của địa phương chưa sâu sát, thường giao phó cho các
trường đảm nhận, thiếu kiểm tra, đôn đốc để chỉ đạo kịp thời
* Nguyên nhân hạn chế:
Trong chỉ đạo và điều hành của Cấp ủy, Ủy Ban Nhân Dân, các ngành từ xã đến
các ấp và nhà trường thực hiện tuy đạt hiệu quả nhưng một số mặt còn thiếu cụ thể,
Bài thu hoạch

Quản lý hoạt động giáo dục của xã Thạch Hưng


14

thiếu tính chủ động, công tác vận động, tuyên truyền từng lúc, từng nơi còn thiếu
thường xuyên.
Do ảnh hưởng nền kinh tế thị trường, sự tác động của nền văn hóa nước ngoài
xâm nhập vào Việt Nam qua phim ảnh, Internet ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức, lối sống
của học sinh. Bên cạnh nhiều gia đình phụ huynh học sinh còn giao phó cho nhà trường,
coi việc giáo dục còn là nhiệm vụ của nhà trường, thiếu sự quan tâm chăm sóc.
Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu trong khi
đó công tác đào tạo bồi dưỡng còn nhiều bất cập; chưa có sự phối hợp chặc chẽ giữa
nhà trường, các đoàn thể, tổ chức xã hội và gia đình học sinh; việc giáo dục đạo đức, lối
sống, truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc, về Đảng cho học sinh chưa được chú trọng
đúng mức; chưa quan tâm nhiều đến học sinh từ cách dạy cho đến giáo dục đạo đức cho
học sinh. Công tác kiểm tra nội bộ trong các trường chưa thường xuyên nên kết quả dạy
và học còn nhiều hạn chế. Thiết bị được đầu tư những chưa đảm bảo điều kiện dạy và
học.
VI/. Phương hướng và giải pháp:
1/- Phương hướng

Tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm của đại hội Đảng các cấp, đặc biệt là
thực hiện các chỉ tiêu về giáo dục của nghị quyết đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2012 –
2015.
Chính quyền cơ ở phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên đối với hoạt động của
các cơ sở giáo dục trên địa bàn, để phát triển theo hướng bền vững hơn. Đảm bảo công
bằng, bình đẳng trong giáo dục. Bên cạnh từng cơ sở giáo dục phải tự phấn đấu vươn
lên để cải thiện về số lượng và chất lượng giáo dục hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.
Có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, các ban ngành trên địa bàn hoàn thành
công tác xóa mù, phổ cập giáo dục THCS. giử vững trường THCS đạt chuẩn quốc gia
và phấn đấu năm 2014 đề nghị công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, Huy động
học sinh ra lớp đầu cấp tối đa, chống tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, hạ thấp tỷ
lệ lưu ban, hạn chế học sinh yếu kém. Đặc biệt chú trọng con thương binh, liệt sĩ, gia
đình có công, học sinh có hoàn cảnh khó khăn thông qua các loại quỹ khuyến học,
khuyến tài trong các tổ chức xã hội, trong các trường và trong cộng đồng dân cư.
Vận động tốt “ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” hàng năm.
2/- Giải pháp:
- Những giải pháp chủ yếu:
Chính quyền cơ sở, các đơn vị trường lập kế hoạch phát triển giáo dục phù hợp
từng quý, năm để có cơ sở theo dõi kiểm tra, có hướng khắc phục, kịp thời, cần đi sâu
Bài thu hoạch

Quản lý hoạt động giáo dục của xã Thạch Hưng


15

sát thực tế để nắm được những khó khăn, thuận lợi của đại phương kịp thời có hướng
chỉ đạo đúng đắn.
Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục, tăng cường công tác giáo dục chính
trị tư tưởng, đạo đức, nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ giáo viên và

học sinh trong nhà trường.
Đẩy mạnh công tác đào tạo. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ về
số lượng, giỏi về chuyên môn theo hướng chuẩn hóa, đổi mới phương pháp giáo dục,
phương pháp quản lý. Tăng cường cơ ở vật chất các trường trong phạm vi kinh phí cho
phép. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực của địa phương
cho phát triển giáo dục trong thời gian tới.
Đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục cách dạy theo hướng một chiều. Phát
huy phương pháp dạy tích cực, sáng tạo, hợp tác; giãm thời gian dạy lý thuyết; tăng thời
gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, gắn bó chặt chẽ giữa học lý thuyết và thực hành.
Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, phát huy vai
trò của Mặt trận các đoàn thể ở xã, các ấp và nhân dân trong địa phương, trong đó
ngành giáo dục giữ vai trò chủ đạo để phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
C/- PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1/. Kết luận
Qua nghiên cứu thực tế trên cơ sở lý luận, phân tích nội dung, đối chiếu với thực
tiển về tổ chức quản lý hoạt động giáo dục ở xã THẠCH HƯNG năm 2013 bản thân
nhận thấy hoạt động giáo dục là công tác cực kỳ quan trọng, trong mọi công tác chung
của địa phương. Nếu làm tốt công tác quản lý hoạt động giáo dục ở địa phương thì chất
lượng dạy và học sẽ được nâng lên đáng kể. Đặc biệt là trong tình hình phát triển kinh
tế - xã hội hiện nay của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế thì giáo dục càng có vị trí quan trọng hơn, mà đặc biệt là công tác quản lý của
nhà nước đối với hoạt động giáo dục. Vì vậy việc quản lý giáo dục đào tạo ở xã
THẠCH HƯNG phải không ngừng phấn đấu để thúc đẩy ngành giáo dục phát triển lên
một tầm cao mới, nhằm đưa sự nghiệp phát triển của xã nói riêng, của ngành giáo dục
huyện, tỉnh nhà nói chung theo kịp sự phát triển chung của cả nước.
2/. Kiến nghị
Cần có chính sách ưu đãi cho ngành giáo dục, tạo điều kiện mọi mặt để giáo dục
phát triển ngày càng đi lên, xứng đáng là quốc sách hàng đầu.
Phân bổ giáo viên các trường hợp lý và có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ
quản lý, giáo viên nâng cao chất lượng cho phù hợp từng địa phương.


Bài thu hoạch

Quản lý hoạt động giáo dục của xã Thạch Hưng


16

Tăng cường hơn nữa công tác quản lý đối với các trường, chăm lo về cơ sở vật
chất trong điều kiện phạm vi cho phép thuộc địa bàn xã.

Bài thu hoạch

Quản lý hoạt động giáo dục của xã Thạch Hưng



×