Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN(A&C) CHI NHÁNH HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.92 KB, 16 trang )

Khảo sát và chấp nhận khách hàng
Lập kế hoạch kiểm toán
Chứng kiến kiểm kê (nếu có)
Thực hiện kiểm toán tại khách hàng
Tổng hợp, lập Báo cáo kiểm toán
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN(A&C) CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1/ Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
Các Công ty Kiểm toán khi tiến hành các cuộc kiểm toán đều tuân theo một quy
trình nhất định. Mỗi một Công ty kiểm toán tùy và đặc thù của Công ty mình đều
xây dựng cho mình một quy trình kiểm toán khoa học, hợp lý. Điều này là rất cần
thiết vì nó không những giúp Công ty tiết kiệm về mặt thời gian mà còn tiết kiệm
được chi phí kiểm toán, đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán, từ
đó nâng cao sức cạnh tranh với các công ty khác cùng ngành. Chi nhánh A&C tại
Hà Nội cũng đã xây dựng được một quy trình kiểm toán như vậy. Quy trình kiểm
toán này được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Quy trình kiểm toán tại Chi nhánh A&C Hà Nội
Khảo sát và chấp nhận khách hàng
Một cuộc kiểm toán được bắt đầu bằng việc khách hàng gửi thư mời kiểm toán
cho Công ty.
Đối với những khách hàng truyền thống
Đối với nhóm khách hàng này, Công ty xem xét xem có nên tiếp tục cung cấp
dịch vụ không? Để thực hiện được việc này, Công ty soát xét lại hồ sơ kiểm toán
năm trước đồng thời bổ sung, cập nhật thêm những thông tin mới về khách hàng.
Nếu như không có gì thay đổi bất thường, ban giám đốc công ty tiến hành ký Hợp
đồng kiểm toán với khách hàng. Sau đó hợp đồng kiểm toán được thực hiện bởi
các KTV của Phòng nghiệp vụ đã thực hiện kiểm toán cho khách hàng những năm
trước.
Đối với những khách hàng mới
Đây là nhóm khách hàng lần đầu tiên được kiểm toán hoặc đã được kiểm toán
bởi Công ty kiểm toán khác. Đối với những khách hàng lần đầu được kiểm toán:


sau khi nhận được thư mời kiểm toán, Công ty sẽ cử cán bộ thuộc ban lãnh đạo
hoặc là các KTV xuống gặp trực tiếp khách hàng để tìm hiểu về khách hàng. KTV
tiến hành thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng trên một số mặt sau: môi
trường lĩnh vực kinh doanh; mô hình cơ cấu tổ chức, quản lý của khách hàng; trình
độ, năng lực, tính liêm chính của ban giám đốc; các kết quả tài chính của khách
hàng; tình hình kinh doanh hiện tại và tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của
khách hàng. Ngoài ra, cán bộ được cử đi khảo sát cũng tìm hiểu những thông tin
chung về nền kinh tế như lãi suất ngân hàng, tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế,các
chính sách kinh tế của chính phủ, biến động của thị trường chứng khoán. Sau khi
đã có những hiểu biết về khách hàng, cán bộ được cử đi khảo sát phải lập Báo cáo
khảo sát về khách hàng rồi gửi cho người phụ trách. Việc lập Báo cáo khảo sát này
rất quan trọng, nó giúp cho Công ty xác định được mức rủi ro kiểm toán hợp lý từ
đó xác định số lượng các thử nghiệm cơ bản phù hợp. Trên cơ sở Báo cáo khảo sát,
cán bộ khảo sát tính toán và đề xuất mức phí kiểm toán lên Ban giám đốc. Nếu Ban
giám đốc Công ty thấy mức phí kiểm toán là hợp lý, Báo cáo khảo sát là phù hợp
chính xác thì Ban giám đốc sẽ phê duyệt và quyết định thực hiện kiểm toán. Sau đó
chuyển tới cho phòng Quản trị tổng hợp. Phòng quản trị tổng hợp soạn thư phí
kiểm toán gửi cho khách hàng. Sau khi được khách hàng chấp nhận mức phí kiểm
toán phòng Quản trị tổng hợp tiến hành soạn thảo Hợp đồng kiểm toán. Ban giám
đốc công ty trực tiếp ký Hợp đồng kiểm toán với khách hàng. Sau khi ký Hợp đồng
kiểm toán, Ban giám đốc sẽ phân hợp đồng về Phòng nghiệp vụ phù hợp. Trưởng
phòng nghiệp vụ có trách nhiệm phân công nhóm kiểm toán thực hiện hợp đồng
kiểm toán.
Với những khách hàng đã được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán khác, Công ty
liên hệ với các KTV tiền nhiệm để có được những thông tin về khách hàng nếu
những thông tin này đủ tin cậy thì Công ty tiến hành tính toán mức phí kiểm toán
và gửi cho khách hàng. Nếu khách hàng chấp nhận mức phí kiểm toán, Ban giám
đốc tiến hành ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng. Nếu KTV tiền nhiệm không
cung cấp thông tin thì công ty cũng thực hiện khảo sát nhóm khách hàng này như
đối với các nhóm khách hàng lần đầu kiểm toán.

Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán có vai trò rất quan trọng trong một cuộc kiểm toán, làm
tốt bước công việc này sẽ giúp KTV tiết kiệm được chi phí, thời gian đem lại hiệu
quả cao nhất cho một cuộc kiểm toán. Các KTV sau khi nhận được công việc sẽ
trực tiếp liên hệ với khách hàng để tìm hiểu kĩ hơn thông tin về khách hàng, đặc
điểm kinh doanh của công ty khách hàng. KTV chuẩn bị hai bộ hồ sơ kiểm toán là
hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm, lựa chọn đội ngũ kiểm toán, đánh
giá các mức trọng yếu và rủi ro, thực hiện các thủ tục phân tích, đánh giá hệ thống
kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng…từ đó triển khai cụ thể chương trình
kiểm toán với các khoản mục. Đối với các khách hàng thường xuyên của công ty
thì công việc thu thập được giảm đi nhiều và KTV chỉ cần thu thập các thông tin
mới về khách hàng như BCTC năm nay, báo cáo kiểm toán năm trước, biên bản
họp Ban Giám đốc, những thay đổi về nhân sự... Còn đối với các khách hàng mới
của công ty thì KTV cần thu thập thông tin về khách hàng như giấy phép thành lập,
giấy phép kinh doanh, biên bản họp Hội đồng Quản trị, ngành nghề kinh doanh,
nhân sự, cơ cấu tổ chức, BCTC năm nay, báo cáo kiểm toán năm trước (nếu có)...
Sau khi kế hoạch kiểm toán đã được lập, KTV sẽ liên hệ với khách hàng về thời
gian kiểm kê, thời gian thực hiện kiểm toán đồng thời cũng phải gửi trước cho
khách hàng danh sách tài liệu cần cung cấp để khách hàng chuẩn bị trước để tiết
kiệm thời gian cho môt cuộc kiểm toán.
Chứng kiến kiểm kê (nếu có)
Kiểm kê là công việc được thực hiện trước khi chính thức kiểm toán, kiểm kê
giúp kiểm toán thu thập thêm bằng chứng về một số khoản mục như: tiền và các
khoản tương đương tiền; hàng tồn kho; tài sản cố định. Quá trình kiểm kê gồm ba
bước:
Chuẩn bị kiểm kê: khi nhận được kế hoạch kiểm kê khách hàng gửi cho công ty,
các trưởng phòng nghiệp vụ lên kế hoạch kiểm kê, trình lên Ban Giám Đốc phê
duyệt. Các KTV được phân công kiểm kê tự liên lạc với khách hàng để biết địa chỉ
nơi kiểm kê và yêu cầu khách hàng chuẩn bị tài liệu phục vụ kiểm kê như sổ cái tài
khoản liên quan, danh mục hàng hoá, tài sản (đối với kiểm kê hàng tồn kho và

TSCĐHH) và chuẩn bị chứng từ khi cần thiết.
Chứng kiến kiểm kê: KTV đóng vai trò là người quan sát quá trình kiểm kê của
khách hàng, ghi chép lại những nhận xét của mình, với khoản mục tiền KTV tuyệt
đối không được kiểm kê hộ khách hàng, với khoản mục hàng tồn kho và tài sản cố
định, kiểm toán có thể chọn mẫu để kiểm tra.Lập báo cáo kiểm kê: Sau khi đã
chứng kiến kiểm kê tại đơn vị khách hàng, KTV tiến hành lập báo cáo kiểm kê
theo mẫu của Công ty, báo cáo kiểm kê phải nêu rõ được kết quả kiểm kê có đáng
tin cậy không. Báo cáo kiểm kê được lưu vào hồ sơ kiểm toán cùng với những tài
liệu kiểm toán viên thu thập được.
Thực hiện kiểm toán
+ Họp triển khai: Trước khi tiến hành đến kiểm toán tại khách hàng, nhóm kiểm
toán và Ban giám đốc, phòng kế toán và đại diện các phòng ban chức năng tiến
hành họp để thông qua về mục tiêu, nội dung kiểm toán, trách nhiệm của các bộ
phận liên quan đến cuộc kiểm toán. Cuộc họp này được tổ chức giúp cho Ban giám
đốc nắm được tình hình một cách sát sao hơn.
+ Thực hiện kiểm toán: Ở A&C quy trình kiểm toán được tiến hành theo các khoản
mục trên BCĐKT và BCKQKD. Nhóm trưởng sẽ phân công công việc cho các
thành viên trong nhóm kiểm toán.
Mỗi thành viên theo phân công sẽ thực hiện kiểm toán phần hành mà mình thực
hiện bên cạnh đó cũng sẽ liên hệ với các thành viên khác cùng đối chiếu, kiểm tra
các phần hành có liên quan với nhau.
Một số các công việc mà kiểm toán viên tiến hành:
- Tổng hợp số liệu trên sổ cái, Báo cáo tài chính của đơn vị
- Thu thập các tài liệu liên quan: sổ sách, chứng từ, hợp đồng,…
- Kiểm tra chi tiết, đối chiếu số liệu, phát hiện những chênh lệch, sai sót
- Kiểm tra chứng từ gốc nhằm xác minh lại tính phát sinh, có thật của nghiệp
vụ được ghi nhận
- Phỏng vấn khách hàng
- Thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết khác như: gửi thư xác nhận,quan
sát, bút toán điều chỉnh ….

Mỗi thành viên của nhóm kiểm toán sau khi thực hiện xong phần hành của
mình đều phải chuyển lại cho nhóm trưởng kiểm tra, soát xét và nếu cần sẽ phải
thực hiện thêm các thủ tục cần thiết để hoàn thiện theo yêu cầu của nhóm trưởng.
Vào ngày cuối cùng của đợt kiểm toán, kiểm toán viên điều hành (nếu có) sẽ
xuống làm việc cùng nhóm kiểm toán để tổng hợp lại các nội dung tồn tại, các bút
toán điều chỉnh đống thời soát xét lại toàn bộ kết quả kiểm toán trước khi báo cáo
kết quả kiểm toán với khách hàng.
+ Họp kết thúc: Cuối mỗi cuộc kiểm toán, nhóm kiểm toán và cả kiểm toán
viên điều hành (nếu có) sẽ họp công bố kết quả kiểm toán với khách hàng. Cuộc
họp phải có mặt Ban giám đốc, bộ phận kế toán và đại diện các phòng ban của
khách hàng.
Cuộc họp nhằm mục đích báo cáo kết quả kiểm toán, nêu lên những vấn đề
tồn tại, đề xuất các xử lý, các điều chỉnh cũng như các biện pháp hoàn thiện hệ
thống kiểm soát nội bộ,… của khách hàng. Kiểm toán viên phải thống nhất với
khách hàng về các bút toán điều chỉnh.
Tổng hợp, lập báo cáo kiểm toán
Bước cuối cùng này được thực hiện hoàn toàn tại văn phòng công ty kiểm toán.
Nhóm trưởng nhóm kiểm toán sẽ là người đọc lại hồ sơ kiểm toán, ghi nhận các
vấn đề tồn tại và hướng xử lý. Nhóm trưởng cũng sẽ chính là người lập Báo cáo
kiểm toán.
Hồ sơ kiểm toán và Báo cáo kiểm toán sau khi lập sẽ được kiểm toán viên
điều hành soát xét lại. Nếu phát hiện thấy vấn đề còn tồn tại, kiểm toán viên điều
hành sẽ chuyển trả lại cho nhóm trưởng nhóm kiểm toán để trả lời và hoàn thiện,
nếu không thì chuyển sang cho bộ phận kiểm soát chất lượng.
Nếu Bộ phận kiểm soát chất lượng xét thấy báo cáo chưa hoàn thiện, còn
vấn đề tồn tại thì tiếp tục gửi trả lại cho trưởng nhóm kiểm toán hoàn thiện, nếu
không tiếp tục gửi lên Ban giám đốc xét duyệt lần cuối trước khi gửi cho khách
hàng.
Sau khi đã nhận được sự đồng ý của Ban giám đốc, nhóm trưởng sẽ lập
phiếu lấy ý kiến khách hàng và gửi cho khách hàng kèm theo báo cáo đã phê duyệt.

Khi nhận đựơc phản hồi từ phía khách hàng, nếu có ý kiến của khách hàng
về việc sử đổi Báo cáo kiểm toán nhóm trưởng sẽ phải đệ trình lên kiểm toán viên
điều hành và Ban giám đốc xem xét, cho ý kiến. Còn trường hợp khách hàng đồng
ý phát hành báo cáo, nhóm trưởng sẽ phải lập Phiếu yêu cầu phát hành trình giám

×