Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

bài thu hoach lớp trung cấp LLCT cơ hội và thách thức phát triển kinh tế du lịch ở đà nẵng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.6 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ
LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH K18
***

BÀI THU HOẠCH
NGHIÊN CỨU THỰC TẾ

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN KINH TẾ
DU LỊCH ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

Người thực hiện: Nguyễn Thị May
Đơn vị cơng tác: Trường THCS An Hóa

Tháng 01 năm 2021
1


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Qua thời gian đi nghiên cứu thực tế vừa rồi. Bản thân mỗi học viên nhận
thức sâu sắc được tầm quan trọng của việc đi nghiên cức thực tế. Đây là cơ hội
tốt nhất để các thành viên lớp Trung cấp lý luận - Hành chính K18 nói chung và
bản thân học viên nói riêng có cơ hội trải nhiệm, nhìn thấy, nghe thấy và cảm
nhận, va chạm thực tế, tích luỹ kinh nghiệm vốn sống để bổ sung kiến thức thực
tế để phục vụ cho q trình học tập và cơng tác .Việc đi nghiên cứu thực tế đáp
ứng được mức độ nhất định trong công việc của mỗi người trên các lĩnh vực
khác nhau. Từ đó việc vận dụng giữa lý luận với thực tiễn đạt hiệu quả tốt hơn.
Với phương châm “ lý luận gắn liền với thực tiễn” cũng như đáp ứng yêu cầu
học tập và làm việc… Nhà trường luôn quan tâm tới hoạt động đi nghiên cứu


thực tế của học viên nhằm gắn kết giữa lý luận và thực tiễn. Đi nghiên cứu thực
tế cịn là một phần chương trình trong khóa đào tạo Trung cấp lý luận chính trị hành chính, giúp học viên có khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn để đánh
giá, phân tích vấn đề trên quan điểm cụ thể, khách quan, toàn diện hơn.
Trong chuyến đi nghiên cứu thực tế lần này học viên của lớp đã được
nghe báo cáo, tìm hiểu, trao đổi về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
và du lịch thành phố Đà Nẵng. Trong các nội dung nghiên cứu thực tế mà lớp
được trải nghiệm, mỗi học viên thấy việc phát triển kinh tế - xã hội với ngành du
lịch là mũi nhọn mang lại thành công về tăng trưởng kinh tế, đưa Đà Nẵng trở
thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngồi nước. Có thể nói rằng, đây
là một thành phố đáng sống. Vì vậy, với suy nghĩ đó, em đã tìm hiểu và nghiên
cứu về nội dung: “cơ hội và thách thức phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng
hiện nay”.
2. Phương pháp nghiên cứu

2


Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu, tài liệu: Phần đa dựa vào các
thông tin trong các báo cáo chính trị về tình hình phát triển kinh tế, xã hội, du
lịch của thành phố Đà Nẵng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá, thực trạng phát triển du lịch thành phố và đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch của thành phố Đà Nẵng.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Bài viết này chỉ tập trung phân tích, đánh giá về phát triển
kinh tế du lịch của thành phố Đà Nẵng.
- Về thời gian: Nghiên cứu sự phát triển kinh tế du lich của thành phố Đà
Nẵng trong giai đoạn hiện nay .

3



NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Phát triển kinh tế du lịch là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tài
nguyên tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, quan tâm
đến các lợi ích kinh tế dài hạn và đảm bảo sự phát triển du lịch trong tương lai và
góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương.
Từ một thành phố nhỏ vừa mới chia tách, kinh tế chưa phát triển, 15 năm
thực hiện Nghị Quyết 33 ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và
phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” (Nghị quyết 33) đã góp phần quan trọng đưa Đà Nẵng phát triển vượt bậc,
được mệnh danh là “Thành phố đáng sống”.
Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết số 33, kinh tế - xã hội thành phố Đà
Nẵng phát triển tương đối toàn diện, đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Thành
phố duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao và liên tục, giá trị tổng sản phẩm
trên địa bàn tăng gấp 4,2 lần so với năm 2003. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng
hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp; các ngành, lĩnh vực đều
có bước phát triển. Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn ước tăng bình quân
10%/năm trong giai đoạn 2003-2019, riêng giá trị năm 2019 ước đạt 63.960 tỷ
đồng, gấp 4,2 lần so với năm 2003, bằng 1,39% so với cả nước; GRDP bình
quân đầu người năm 2019 ước đạt 82,8 triệu đồng (3.677 USD), gấp gần 7 lần
năm 2003 và 1,45 lần cả nước.
Không những phát triển về kinh tế du lịch, công tác an sinh xã hội cũng
được Đà Nẵng chú trọng một cách toàn diện. Năm 2019, thành phố có 5.402
giường bệnh, đạt 79,17 giường bệnh/10.000 dân, có 17,4 bác sĩ/10.000 dân và tỷ
lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 96,5% gáp 2,9 lần năm 2003. Mục tiêu thành phố

4



“khơng có hộ đặc biệt nghèo” cơ bản hồn thành. Đến cuối năm 2016 khơng cịn
hộ nghèo theo chuẩn của thành phố.
Nhiều cơng trình trọng điểm quy mơ lớn, hiện đại, tạo điểm nhấn về kiến
trúc cảnh quan đô thị được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Hạ tầng kỹ thuật và
hạ tầng xã hội của thành phố phát triển khá đồng bộ; không gian đô thị được mở
rộng gấp hơn 3 lần so với thời điểm năm 2003. Hệ thống hạ tầng công nghệ
thông tin và truyền thông, cấp điện, nước, điện chiếu sáng, cây xanh, xử lý rác
thải... được đầu tư khá đồng bộ, tạo diện mạo mới cho thành phố theo hướng đô
thị cảng biển, văn minh, hiện đại.
Có thể nói, Đà Nẵng là một trong những điểm sáng về phát triển du lịch
trong hai thập kỷ qua. Du lịch Đà Nẵng đánh dấu sự phát triển vượt bậc, bứt phá
về số lượng du khách trong nước và quốc tế cũng như sự gia tăng liên tục của
các loại hình dịch vụ, sản phẩm du lịch đa dạng. Du lịch Đà Nẵng có những bước
tiến mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút
đầu tư, tạo nhiều việc làm cho người dân, bảo tồn và phát huy được giá trị văn
hoá dân tộc.
Để tiếp tục phát huy thành quả đạt được, Đà Nẵng đã đề ra những nhiệm
vụ, trọng tâm để thúc đẩy thành phố phát triển trong thời gian tới. Đó là thành
phố tiếp tục đẩy nhanh tiến trình phát triển kình tế - xã hội với tốc độ cao, bền
vững; tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, chú trọng phát triển chiều sâu kết hợp phát
triển chiều rộng ở mức độ hợp lý… Thành phố xác định phát triển kinh tế dựa
trên 3 trụ cột chính là dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển; trong
đó, du lịch cơng vụ là chủ đạo; dịch vụ tài chính, ngân hàng, cảng biển, cơng
nghiệp cơng nghệ cao là nịng cốt; cơng nghiệp cơng nghệ thơng tin, đào tạo
nguồn nhân lực là mũi nhọn; kinh tế biển là thiết yếu… Cùng với đó, Đà Nẵng
quan tâm hơn nữa đến nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng
5



viên trong Đảng bộ; nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, thí
điểm mơ hình chính quyền đơ thị phù hợp với tình hình thực tế thành phố.
2. Cơ sở thực tiễn
Với hành trình 5 ngày, các học viên lớp K18 đi qua rất nhiều di tích lịch
sử, danh lam thắng cảnh (Thành cổ Quảng Trị,Đại nội Huế ,chùa Thiên Mụ và
cuối cùng là Bà Nà Hills. Ở mỗi địa danh ,các học viên đều có những cảm nhận
riêng khác nhau, nhưng dường như ở bất kỳ nơi nào, ở nơi đâu các học viên cũng
thấy tự hào, về một thời oanh liệt của lịch sử dân tộc Việt Nam, về cảnh đẹp của
đất nước mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta.
Đà Nẵng quả thực rất đẹp.Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều
quang cảnh đẹp mà Đà Nẵng còn là một thành phố đáng sống bởi sự trong lành
và yên bình . Đà nẵng từng liên tục giữ được thứ hạng cao nhất nước về tốc độ
phát triển kinh tế nhưng Đà Nẵng vẫn duy trì tốt an ninh trật tự, khơng có người
lang thang xin ăn, khơng có người nghiện ma túy trong cộng đồng và rất hiếm
khi xảy ra tình trạng kẹt xe. “Khơng có người lang thang ăn xin” là một trong 5
tiêu chí được Đà Nẵng phấn đấu trong nhiều năm.Theo đó, Sở LĐ-TB&XH tập
trung tuyên truyền, động viên những người lang thang xin ăn trở về địa phương;
chấn chỉnh người bán hàng rong chèo kéo khách tại các điểm du lịch ở các quận
nội thành. Nhờ những điểm tiến bộ đáng kể này mà thành phố Đà Nẵng đã tạo
nên một bộ mặt đô thị đẹp đẽ trong lòng du khách và bạn bè quốc tế.
3.Tiềm năng phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng
Toàn thành phố có diện tích 1.255,53 km² (trong đó phần đất liền là
950,53 km²; phần huyện đảo Hoàng Sa là 305 km²). Đà Nẵng hiện tại có tất cả là
6 quận, và 2 huyện là Hịa Vang và huyện đảo Hồng Sa.
3.1 .Vị trí địa lý của thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến
108°20' Đơng. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp
6



tỉnh Quảng Nam, phía đơng giáp biển Đơng. Trung tâm thành phố cách thủ
đơ Hà Nội 764km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía
Nam, cách kinh đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về
hướng Tây Bắc.
Đà Nẵng nằm ở vị trí vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là cửa ngõ ra
biển Thái Bình Dương của các nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam đồng
thời là trung tâm giữa 3 di sản văn hóa thế giới: Quần thể di tích Cố đơ Huế, phố
cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn là những điều kiện thuận lợi để thu hút khách du
lịch trong nước và quốc tế.
3.2 Địa hình của thành phố Đà Nẵng
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi.
Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi
chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ
dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ mơi
trường sinh thái của thành phố.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là
vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và
các khu chức năng của thành phố.
3.3. Khí hậu
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ
cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu
miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam.
Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa
khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng
không đậm và không kéo dài.
3.4. Tài nguyên tự nhiên của thành phố Đà Nẵng
7



* Bãi biển Mỹ Khê
Biển Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là 1 trong 6 bãi
biển quyến rũ nhất hành tinh năm 2006. Mỹ Khê là một trong những bãi tắm
nhộn nhịp nhất ở Đà Nẵng với vị trí thuận lợi nằm gần trung tâm thành phố. Biển
Mỹ Khê nổi tiếng với bãi cát trắng mịn, sóng biển ơn hịa, làn nước trong xanh
ấm áp quanh năm cùng hàng dừa thơ mộng bao quanh biển. Bờ biển dài, đẹp,
nước trong xanh bốn mùa, ấm và độ sóng êm, khơng khí trong lành trong một
khơng gian rộng rãi với phong cảnh đẹp và những dịch vụ chất lượng tốt nhất rất
thích hợp cho kỳ nghỉ biển vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
* Chùa Linh Ứng - Bán đảo Sơn Trà
Cách bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng khoảng 10km. Chùa tọa lạc trên một ngọn
đồi của bán đảo Sơn Trà, nằm ở lưng chừng núi, mang hình con rùa, mặt hướng
ra biển, lưng tựa vào cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn với bao chim thú của bán
đảo Sơn Trà…
Chùa Linh Ứng (Bãi Bụt Sơn Trà) là ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Đà
Nẵng cả về quy mô (rộng khoảng 20ha) lẫn kiến trúc nghệ thuật. Đây là ngôi
chùa nằm trong quần thể du lịch bán đảo Sơn Trà được xây dựng với sự kết hợp
hài hòa giữa nét hiện đại và truyền thống của chùa Việt, hiện đang là điểm du
lịch mới của thành phố biển xinh đẹp này.
* Khu du lịch Bà Nà Hills
Bà Nà nằm trên đỉnh Núi Chúa, thuộc về dãy núi Trường Sơn nằm ở xã
Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 25 km về phía
Tây Nam. Bà Nà được mệnh danh là Sapa thứ hai của Việt Nam, nơi được biết
đến như “Hòn ngọc khí hậu” của miền Trung, là một trong những trung tâm du
lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng cao cấp nhất Đông Dương trong thời kỳ Pháp thuộc.
Bà Nà được coi là lá phổi xanh của thành phố Đà Nẵng khi nơi đây là nơi
duy nhất có thể mang đến cho du khách nguồn khơng khí trong lành, tươi mát và
8



những cảm nhận độc đáo của sự giao thoa bốn mùa trong một ngày. Từ trên đỉnh
Bà Nà du khách có thể phóng tầm nhìn bao qt cả một vùng rộng lớn núi rừng
nguyên sinh của dãy Trường Sơn hùng vĩ, cánh đồng phì nhiêu vùng duyên hải
Miền Trung và tồn cảnh thành phố với bãi biển được bình chọn là một trong
những bãi biển đẹp nhất hành tinh. An lạc, tự tại, thả hồn với thiên nhiên hùng vĩ
là những gì du khách có thể cảm nhận được.
Ngồi ra Bà Nà Hills còn nổi tiếng với hệ thống cáp treo đạt bốn kỷ lục
thế giới (dài nhất, độ chênh lớn nhất, tổng chiều dài cáp dài nhất và sợi cáp nặng
nhất)cùng khu vui chơi giải trí trong nhà Fantasy Park lớn nhất Đông Nam Á …
3.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng của thành phố Đà Nẵng
Hiện nay thành phố Đà Nẵng đang là địa phương đi đầu cả nước trong
việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, các công trình cơng cộng
để phục vụ dân sinh và phát triển du lịch; đẩy mạnh các dự án đầu tư du lịch; mở
rộng cơ sở lưu trú phục vụ du lịch; xây dựng hàng loạt sản phẩm du lịch mới, có
sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch; triển khai các chương trình xúc tiến, quảng
bá du lịch trong và ngoài nước; đẩy mạnh liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa
Thừa Thiên-Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam...Bên cạnh đó, sân bay quốc tế Đà
Nẵng được xây mới đạt tiêu chuẩn quốc tế, là một trong 3 sân bay tốt nhất của
Việt Nam. Cảng Đà Nẵng là cảng thương mại lớn thứ ba ở Việt Nam cùng với
việc các đường bay quốc tế và các đường bay thuê chuyến từ Trung Quốc, Nhật
Bản, Thái Lan, Pháp, Đức, Úc, Mỹ… đến Đà Nẵng ngày càng được mở rộng
khiến lượng khách du lịch từ các thị trường này đến nơi đây ngày càng tăng
lên…
3.6. Các tiềm năng khác
Ngoài những tiềm năng trên thì thành phố đáng sống nhất Việt Nam cịn
tạo ấn tượng bởi những cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, lễ hội Quan Thế
Âm, hội đua thuyền... là những sự kiện văn hoá, du lịch đặc sắc, góp phần quảng
9



bá hình ảnh thành phố đến với bạn bè trong nước và quốc tế; bởi những cây cầu
nổi tiếng như: cầu sông Hàn, cầu Rồng, cầu Thuận Phước …cũng như văn hóa,
tình cảm của con người, những đặc sản nổi tiếng nơi đây, đó là điều kiện thuận
lợi để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
4. Sự phát triển không ngừng của ngành du lịch thành phố Đà Nẵng
Trước khi chưa đến Đà Năng một số học viên chỉ được biết Đà Nẵng trên
các phương tiện thông tin đại chúng . Chuyến đi thăm quan du lịch thực tế cùng
với lớp học lần này, các học viên không chỉ thấy được vẻ đẹp ở nơi đây mà còn
ngưỡng mộ về sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội Đà Nẵng.Đà Nẵng
đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục khoa học và
công nghệ lớn nhất của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và là thành phố lớn
thứ 4 của Việt Nam. Sau khi nghiên cứu mơ hình phát triển kinh tế xã hội của Đà
Nẵng, các học viên đã rút ra được một số kinh nghiệm phát triển của thành phố
để phục vụ cho công tác của bản thân sau này tại cơ sở .
4.1. Đà Nẵng biết phát huy một cách hiệu quả thế mạnh của mình và sử
dụng vị trí chiến lược đặc biệt để phát triển nhanh chóng và bền vững nền
kinh tế - xã hội
Diện tích của Đà Nẵng chỉ chiếm 0,4% cả nước. Nghĩa là Đà Nẵng không
mạnh về đất. Dân số Đà Nẵng với 1 triệu người chỉ chiếm 1,1% so với 92 triệu
dân của cả nước. 30km bờ biển Đà Nẵng cũng chỉ chiếm 0,9% so với 3.400km
bờ biển của cả nước. Trong khi đó, đóng góp GDP của Đà Nẵng vào GDP của cả
nước chiếm khoảng 1,3%.Qua đó cho thấy lợi thế lớn nhất của Đà Nẵng chính là
con người. Tỉ trọng con người chiếm lớn nhất trong cả nước!”
4.2. Đà Nẵng có cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng và tích cực.
Trong tăng trưởng GDP 9,7% của Đà Nẵng thì:
- Ngành dịch vụ đạt lớn nhất, 12% là rất đúng hướng.

10



-Ngành cơng nghiệp có cơng nghệ cao, quan tâm đổi mới công nghệ, tiếp
cận công nghệ hiện đại.
- Ngành nông nghiệp theo hướng, hiện đại, sản xuất hàng hóa
4.3. Đà Nẵng chú trọng cải cách hành chính
“Chúng ta có chính quyền trong tay, mọi chuyển động đều qua chính
quyền hết. Chính quyền làm đúng hướng thì người dân ủng hộ để phát
triển.Chính quyền làm chưa hợp lý, người dân nói mà mình nghe thì mình phát
triển nhanh hơn, cịn mình chưa nghe thì mình chậm lại. Do vậy, vai trị của
chính quyền rất quan trọng!”.
Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh dẫn đầu cả nước từ năm
2009 – 2011, giai đoạn 2012 – 2013 có sụt giảm nhưng 2014 – 2015 trở lại vị trí
dẫn đầu, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư. Chỉ số sẵn sàng ứng dụng
CNTT 7 năm liền, từ 2010 đến nay, đều dẫn đầu cả nước. Đây là tiền đề để Đà
Nẵng bước vào giai đoạn 15 năm phát triển mới.Chỉ số quản trị hành chính cơng
cũng liên tục xếp nhì cả nước.
4.5. Đà Nẵng đánh giá được sự hài lòng của người dân
Khảo sát mức độ hài lòng đưa ra những đánh giá khách quan về chất
lượng các dịch vụ công được cung ứng trên địa bàn thành phố thông qua việc thu
thập, tổng hợp và phân tích những cảm nhận, ý kiến đánh giá của cơng dân khi
sử dụng các dịch vụ này. Trên cơ sở đó, báo cáo kiến nghị những đề xuất trong
việc cải tiến chất lượng cung ứng dịch vụ cơng, góp phần nâng cao mức độ
hưởng thụ lợi ích của cơng dân, phát huy hơn nữa quyền làm chủ và tham gia
xây dựng chính quyền nhà nước của nhân dân. Bên cạnh đó, báo cáo kết quả
khảo sát chỉ ra những thành tựu, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân, tạo ra
cơ sở thực tiễn để chính quyền thành phố và các cơ quan cung ứng dịch vụ định
hướng các giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công nhằm cải thiện

11



mức độ hài lịng của cơng dân, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác cải cách
hành chính trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
4.6 . Đà Nẵng luôn tập trung hàng đầu trong công tác quy hoạch, quản lý
quy hoạch
Thành phố đã hoàn thành điều chỉnh Quy hoạch chung (kể cả phát triển
không gian đô thị thành phố) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 12/2014.
4.7. Đà Nẵng Xây dựng Thành phố Môi trường
Đà Nẵng luôn được đánh giá là một trong những đô thị sạch nhất cả nước
trong nhiều năm liền, với tỷ lệ thu gom rác thải đến nay tại khu vực đô thị đạt
98%..Điều đặc biệt khác với các thành phố khác trên cả nước nói chung và các
thành phố du lịch nói riêng, khi đồn chúng em đến với Đà Nẵng rất ngạc nhiên
với sự quản lý và ý thức bảo vệ môi trường của người dân ở đây rất tốt.Trên tất
cả các tuyến đường , các học viên chưa thấy có rác thải để bừa bãi trên
đường.Thật xứng đáng với thành phố du lịch nổi tiếng trên cả nước.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường như Dự án Phát triển
Đô thị Đà Nẵng thân thiện với mơi trường và khí hậu (ECUD), Dự án phát triển
bền vững thành phố Đà Nẵng v.v…Ngoài những thế mạnh đã nêu ở trên .Thành
phố Đà Năng vẫn cịn những khó khăn hạn chế như sau:
5. Những khó khăn, hạn chế của thành phố Đà Nẵng
- Hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao, tuy tốc độ tăng trưởng nhanh
nhưng du lịch Đà Nẵng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
- Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm
đầu tư đúng mức. Nguồn nhân lực hoạt động trực tiếp trong ngành du lịch còn
thiếu và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường đặc biệt là đội ngũ
hướng dẫn viên có trình độ ngoại ngữ đã làm ảnh hưởng đến chất lượng du lịch
nói riêng và hình ảnh du lịch Đà Nẵng và Việt Nam nói chung.
12



- Thiếu sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về du
lịch; các dự án đầu tư về du lịch - dịch vụ đăng ký nhiều nhưng triển khai chậm.
- Do đặc thù của địa phương nên ở Đà Nẵng mùa vụ du lịch rất rõ rệt do
vậy từ tháng 9 đến tháng 12 Đà Nẵng rất thiếu khách du lịch.
- Các trung tâm mua sắm quà lưu niệm, đặc sản, các khu vui chơi giải trí,
ẩm thực về đêm dù đã có, nhưng bị phân tán nên chưa thể đáp ứng nhu cầu và sự
tiện lợi cho du khách. Việc phân tán không gian du lịch như vậy sẽ khơng thể tạo
khơng khí và môi trường du lịch sôi động, đủ hấp dẫn và tiện lợi thu hút du
khách.
- Mặc dù công tác xúc tiến, phát triển du lịch đạt được những kết quả nhất
định tuy nhiên, do thiếu nguồn lực, đặc biệt là kinh phí nên quy mơ và chất
lượng các hoạt động xúc tiến, phát triển du lịch cịn hạn chế, cơng tác quảng bá
hình ảnh du lịch Đà Nẵng chưa được thực hiện liên tục để tiếp cận và khai thác
các thị trường khách quốc tế trọng điểm.
6. Giải pháp phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng
Ngày 14/3, UBND thành phố Đà Nẵng phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ
chức triển khai Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Qua đó, tổ chức triển khai thực hiện các nhóm giải pháp trọng tâm và phấn
đấu đến năm 2021, du lịch Đà Nẵng cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
nhất là du lịch biển cao cấp mang tầm quốc gia và quốc tế.
Theo đó, Đà Nẵng tập trung đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du
lịch theo hướng bền vững; cơ cấu lại ngành du lịch, đảm bảo chuyên nghiệp,
hiện đại và phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế; triển khai hướng dẫn thi hành Luật Du lịch năm 2018 đến cán bộ công
chức, người lao động và doanh nghiệp du lịch; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
và cơ sở vật chất kỹ thuật có trọng tâm, trọng điểm; tăng cường cơng tác xúc
13



tiến, quảng bá du lịch; tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng
phát triển du lịch; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; tăng
cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; đẩy mạnh phát triển sản
phẩm du lịch.
Tuy nhiên, để Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, tạo ra sức bật cho du
lịch thì Đà Nẵng cần tập trung triển khai các biện pháp thiết thực, gia tăng giá trị
du lịch trên địa bàn. Tiềm năng du lịch Đà Nẵng là rất lớn nên thành phố cần
bám sát tinh thần của Nghị quyết, từ đó thống nhất trong nhận thức, đề ra dịnh
hướng hành động với qui mơ lớn hơn và mang tính bền vững.
Trong q trình phát triển, khơng phân biệt, kỳ thị với thị trường du lịch
nào mà cần có sự linh hoạt, mềm dẻo. Tập trung xây dựng chiến lược phát triển
du lịch phù hợp, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Với thế
mạnh của mình, Đà Nẵng có thể phát triển thành trung tâm du lịch hội nghị, hội
thảo hàng đầu của đất nước.
Đà Nẵng phấn đấu đến năm 2021 đón từ 8,9 - 9,35 triệu khách du lịch, tốc
độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017 - 2021 đạt khoảng 14%. Tổng doanh
thu du lịch đạt khoảng 36.400 tỷ đồng, tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch và
GRDP thành phố đạt khoảng 25%.
- Thành phố cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: Phát triển
cả số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú, nâng cấp và xây dựng thêm các khu vui
chơi giải trí, khu mua sắm hiện đại, đa dạng về hàng hóa…Cải tiến chất lượng
phục vụ của hệ thống đường hàng không, đường thủy, đường sắt, đường nội thị,
phát triển các phương tiện vận chuyển phục vụ du lịch…
- Điều chỉnh tổ chức các sự kiện phù hợp với thời gian để thu hút du khách
như du lịch tâm linh, du lịch hội thảo, tổ chức các lễ hội ...; tăng cường nghiên
cứu lượng khách đến Việt Nam vào thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 đảm bảo
thu hút khách du lịch.
14



- Cần đầu tư mạnh hơn nữa để đa dạng hóa sản phẩm du lịch hướng tới
sản phẩm giá trị cao để phục vụ du khách, đặc biệt là du khách quốc tế.
- Hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Phối hợp với các địa
phương, các ngành tăng cường công tác giáo cụ cộng đồng bảo vệ môi trường
sinh thái và cảnh quan thiên nhiên thành phố.
- Thành phố Đà Nẵng cần xây dựng chiến lược tăng cường quảng bá, tiếp
thị hình ảnh du lịch Đà Nẵng đối với khu vực thị trường trong nước và quốc tế.
Trên đây là những đề xuất góp phần để thành phố Đà Nẵng phấn đấu đưa
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn 2017-2021; đầu tư phát
triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, nâng cao chất lượng và tính chuyên
nghiệp, hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững, xây dựng Đà Nẵng trở thành trong
những trung tâm du lịch dịch vụ lớn của cả nước.

KẾT LUẬN
Mọi người khi đến với Đà Nẵng, đều ngưỡng mộ trước sự phát triển kinh
tế không ngừng .Đặc biệt ở đây chú trọng phát triển các nghành dịch vụ nhất là
du lịch , phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với cơ sở vật chất kĩ
thuật hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế.
Việc đi thăm quan du lịch, nghiên cứu thực tế là việc làm rất có nhiều bổ
ích, rất cần thiết. Việc làm đó đã giúp cho học viên nắm bắt được tình hình chính
trị, kinh tế - xã hội, tình hình an ninh trật tự, an tồn xã hội của các tỉnh miền
trung nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Khi được tiếp xúc với các di tích lịch sử, mỗi học viên đều có cái nhìn trực
tiếp để đánh giá, tiếp thu kho văn hóa nhân loại. Từ chuyến đi thực tế, tất cả các
học viên còn được mở rộng tầm mắt, hiểu rõ hơn về những kiến thức mình đã
được học, được nghe nhưng chưa nhìn thấy.Chuyến đi thực tế giúp cho học
viên được tìm hiểu, học hỏi để có thêm kiến thức phục vụ cho việc học tập và
công tác sau này.
15



Do thời gian nghe báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội còn hạn
chế, sự hiểu biết các thơng tin có giới hạn nên việc đánh giá và nắm bắt về sự
phát triển kinh tế du lịch du lịch của thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước
nói chung cịn chủ quan. Từ đó học viên đưa ra các giải pháp có thể chưa hợp lí.
Kính mong q thầy cơ đóng góp để báo cáo được hoàn chỉnh hơn.
Mỹ Đức, ngày 14 tháng 01 năm 2021
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thị May

16



×