Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

XÂY DỰNG ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ WEB SERVICE. LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 78 trang )

i

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN NGỌC LỢI

XÂY DỰNG ỨNG DỤNG
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ WEB SERVICE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng – Năm 2017


ii

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN NGỌC LỢI

XÂY DỰNG ỨNG DỤNG
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ WEB SERVICE

Chuyên ngành: Khoa học Máy tính
Mã số: 60.48.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tấn Khôi

Đà Nẵng - Năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Ngọc Lợi


ii

TĨM TẮT
XÂY DỰNG ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP TRÊN NỀN TẢNG CƠNG NGHỆ WEB SERVICE
Trần Ngọc Lợi, học viên cao học khóa 31, chuyên ngành Khoa học máy tính
Tóm tắt - Phân tích Báo cáo Tài chính có thể xem là nghệ thuật phiên dịch các số liệu,
bao gồm phân tích và giải thích các Báo cáo Tài chính thành những thơng tin hữu ích, làm cơ
sở cho việc ra các quyết định tài chính. Để triển khai xây dựng ứng dụng phân tích Báo cáo
Tài chính thì Web Service là cơng nghệ đáng được xem xét. Web Service được coi là một
công nghệ mang đến cuộc cách mạng trong cách thức hoạt động của các dịch vụ B2B
(Business to Business) và B2C (Business to Customer). Với sự phát triển và lớn mạnh của

Internet, Web service thật sự là một công nghệ đáng được quan tâm để giảm chi phí và độ
phức tạp trong tích hợp và phát triển hệ thống. Ứng dụng phân tích Báo cáo tài chính doanh
nghiệp dựa trên nền tảng cơng nghệ Web Service nhằm hỗ trợ cán bộ thuế phân tích báo cáo
tài chính của doanh nghiệp. Ứng dụng tính điểm và xếp loại rủi ro đối với Báo cáo tài chính
theo hướng tự động. Ngồi ra, ứng dụng hỗ trợ các mẫu biểu, theo dõi, tổng hợp các thông
tin, hồ sơ có liên quan đến doanh nghiệp giúp cán bộ thuế có thể phát hiện, xử lý và khắc
phục kịp thời các trường hợp sai phạm của doanh nghiệp trong việc kê khai, nộp thuế đối với
ngân sách nhà nước.
Từ khóa – Ứng dụng phân tích rủi ro BCTC; Cơng nghệ Web Service; Phân tích
BCTC; Ứng dụng Web Service; Rủi ro BCTC.
BUILD ANALYSIS BUSINESS FINANCIAL REPORTS APPLICATION ON THE
BASIS OF WEB SERVICE TECHNOLOGY
Abstract - Financial Statement Analysis is known as the art of interpreting the data,
including analysis and interpretation of Financial Reports into useful information, as a basis,
which is used for making financial decisions. Web Service is a technology worth considering
to build and develop the business financial statements analysis application. Web Service
Technology bring a revolution to the operating way of B2B services (Business to Business)
and B2C (Business to Customer). Follow the development and growth of the Internet, Web
service is deservedly chosen for reducing the cost and complexity of system integration and
development. The business financial statement analysis application, which is built on the
standard of the web service technology, assists a tax officials to analyze financial statements.
It scores points and ranks risks automatically. Besides, it supports the forms, tracking,
aggregation of information and records related to the business. It helps a tax officials to
detect, handle and prevent timely in case of violation of the business declare and pay taxes to
the state budget.
Key words - Application of Financial Reporting Risk Analysis; Web service
technology; Financial analysis; Web service application; Financial reporting risk.


iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
TÓM TẮT ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3
5. Bố cục của luận văn ............................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ WEB SERVICE ......................5
1.1. TỔNG QUAN VỀ WEB SERVICE ...................................................................5
1.1.1 Giới thiệu .......................................................................................................5
1.1.2 Kiến trúc của Web service .............................................................................7
1.1.3 Các thành phần của Web Service ..................................................................8
1.1.3.1 eXtensible Markup Language (XML) ....................................................8
1.1.3.2 Simple Object Access Protocol (SOAP) ................................................8
1.1.3.3 Web Service Description Language (WSDL) ........................................9
1.1.3.4 Universal Description, Discovery and Integration (UDDI) ...................9
1.1.4 Chất lượng của Web Service: ......................................................................10
1.2. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ...................................12
1.3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI............................................................12
1.4. KẾT CHƯƠNG ..................................................................................................13
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÂN TÍCH BÁO
CÁO TÀI CHÍNH ....................................................................................................14
2.1. BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .....................................................14

2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ RỦI RO ............................14
2.2.1 Phân tích ngang ............................................................................................15
2.2.2 Phân tích xu hướng ......................................................................................15
2.2.3 Phân tích tỷ số ..............................................................................................16


iv
2.3. Q TRÌNH PHÂN TÍCH MỘT BÁO CÁO TÀI CHÍNH .............................16
2.4. MƠ TẢ BÀI TỐN ...........................................................................................17
2.5. XÂY DỰNG KIẾN TRÚC TỔNG THỂ HỆ THỐNG ......................................19
2.5.1 Phân hệ chức năng Quản lý người dùng ......................................................19
2.5.2 Phân hệ chức năng Nhập, quản lý và phân tích rủi ro Báo cáo tài chính ....19
2.5.3 Phân hệ chức năng Nhập, quản lý hồ sơ kiểm tra và kết quả kiểm tra ........19
2.5.4 Phân hệ chức năng Tiện ích sử dụng ...........................................................19
2.6. ĐẶC TẢ TRƯỜNG HỢP NGƯỜI DÙNG .......................................................20
2.7. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG .................................................................................23
2.7.1 Xây dựng biểu đồ Use Case.........................................................................23
2.7.1.1 Biểu đồ Use Case tổng quát .................................................................23
2.7.1.2 Phân rã Use case Cập nhật danh bạ doanh nghiệp ...............................23
2.7.1.3 Phân rã Use case Cập nhật thông tin BCTC .........................................24
2.7.1.4 Phân rã Use case Phân tích BCTC .......................................................24
2.7.1.5 Phân rã Use case Cập nhật hồ sơ kiểm tra............................................25
2.7.2 Mô tả Use case: ............................................................................................26
2.7.2.1 Use case Đăng nhập..............................................................................26
2.7.2.2. Use case Thêm mới BCTC ..................................................................27
2.7.2.3. Use case Cập nhật thơng tin BCTC .....................................................28
2.7.2.4. Use case Xố BCTC ............................................................................29
2.7.2.5. Use case Phân tích BCTC ....................................................................29
2.7.2.6. Use case Tra cứu ..................................................................................30
2.7.3 Các biểu đồ tuần tự ......................................................................................32

2.7.3.1. Biểu đồ tuần tự chức năng đăng nhập .................................................32
2.7.3.2. Biểu đồ tuần tự chức năng thêm BCTC ..............................................33
2.7.3.3. Biểu đồ tuần tự chức năng phân tích BCTC........................................33
2.7.3.4. Biểu đồ tuần tự chức năng Tra cứu: ....................................................34
2.7.4 Xây dựng cơ sở dữ liệu ................................................................................34
2.7.5 Biểu đồ lớp ...................................................................................................38
2.8. KẾT CHƯƠNG ..................................................................................................39
CHƯƠNG 3. TRIỂN KHAI HỆ THỐNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ .............40
3.1. MƠ HÌNH TRIỂN KHAI...................................................................................40
3.1.1 Xây dựng ứng dụng .....................................................................................40
3.1.2 Cài đặt hệ cơ sở dữ liệu ...............................................................................40
3.1.3 Phát triển dịch vụ .........................................................................................43


v
3.1.3.1 Cách thức tạo một dịch vụ web trên môi trường Dot net framework ..43
3.1.3.2 Để khai thác và sử dụng dịch vụ từ phía client: ...................................46
3.1.4 Cài đặt chương trình ....................................................................................47
3.2. CÁC KỊCH BẢN THỬ NGHIỆM .....................................................................48
3.2.1 Chức năng quản lý người dùng ....................................................................48
3.2.2 Chức năng cập nhật danh bạ doanh nghiệp .................................................49
3.2.3 Chức năng nhập, quản lý và phân tích BCTC .............................................51
3.2.4 Chức năng nhập, quản lý quyết định kiểm tra và kết quả kiểm tra ............57
3.3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ..................................................................................58
3.4. KẾT CHƯƠNG ..................................................................................................59
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN .............................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................61
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN.



vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Diễn giải

1

BCTC

2

B2B

Business to Business

3

B2C

Business to Customer

4


FTP

File Transfer Protocol

5

HTTP

HyperText Transfer Protocol

6

SMTP

Simple Mail Transfer Protocol

7

SOAP

Simple Object Access Protocol

8

TCP

Transmission Control Protocol

9


UDDI

Universal Description, Discovery and
Integration

10

XML

eXtensible Markup Language

11

W3C

World Wide Web Consortium

12

WSDL

Báo cáo tài chính

Web Services Description Language


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Miêu tả use case Đăng nhập

26

2.2.

Mô tả use case thêm mới BCTC

27

2.3.

Mô tả use case cập nhật BCTC

28

2.4.

Mơ tả use case xố BCTC

29


2.5.

Mơ tả use case phân tích BCTC

29

2.6.

Mơ tả use case tra cứu

30


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
1.1.
2.1.

Tên hình
Kiến trúc của Web service
Biểu đồ Use case tổng quát Hệ thống dịch phụ phân tích
BCTC

Trang
7
23


2.2.

Biểu đồ Use case cập nhật danh bạ doanh nghiệp

23

2.3.

Biểu đồ Use case cập nhật thông tin BCTC

24

2.4.

Biểu đồ Use case phân tích BCTC

24

2.5.

Biểu đồ Use case cập nhật hồ sơ kiểm tra

25

2.6.

Sơ đồ hoạt động đăng nhập

27


2.7.

Sơ đồ hoạt động thêm mới BCTC

28

2.8.

Mơ tả use case xố BCTC

30

2.9.

Mơ tả use case Tra cứu

31

210.

Biểu đồ tuần tự chức năng đăng nhập

32

2.11.

Biểu đồ tuần tự chức năng thêm BCTC

33


2.12.

Biểu đồ tuần tự chức năng phân tích BCTC

33

2.13.

Biểu đồ tuần tự chức năng tra cứu

34

2.14.

Biểu đồ lớp

38

3.1.

Mơ hình quan hệ cơ sở dữ liệu

41


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Qua q trình thực hiện Luật quản lý thuế, mơ hình quản lý thuế theo chức năng
ngày càng có hiệu quả và chuyên mơn hố cao. Cơng tác kiểm tra, giám sát được triển
khai rộng rãi và thường xuyên tại Cục Thuế tỉnh Trà Vinh. Tuy nhiên, công tác chuyên
môn ngày càng được chun mơn hố thì u cầu về trình độ cũng như phương pháp
giải quyết vấn đề của cán bộ chuyên trách ngày càng phải được nâng cao để đáp ứng
các giá trị “Minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính và đổi mới” của Tuyên ngôn ngành
thuế Việt Nam. Với cơ chế tự khai, tự nộp thuế đã được triển khai áp dụng, một số
doanh nghiệp đã kê khai, nộp thuế thường hay bị sai sót với nhiều lý do khác nhau
như: khơng tìm hiểu kỹ về chính sách thuế, việc nắm bắt chính sách thuế mới của chủ
doanh nghiệp và kế tốn chưa sâu sát hoặc do doanh nghiệp cố tình thực hiện không
đúng quy định.
Trước thực trạng hiện nay trong công tác quản lý thuế, các doanh nghiệp thường
vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và bị xử lý với nhiều hình mức độ khác nhau:
Truy thu số thuế vi phạm; Phạt 10%, 20% trên số thuế vi phạm; Phạt từ 01 đến 03 lần
số thuế trốn; Tính tiền chậm nộp 0,03% hoặc 0,05%/ngày tính trên số thuế vi
phạm.v.v. Việc xử lý các hành vi đó dẫn đến những khó khăn, hậu quả cho cả cơ quan
thuế và doanh nghiệp:
+ Đối với Doanh nghiệp: Hành vi vi phạm của doanh nghiệp càng lâu bị phát
hiện thì càng bị xử phạt nặng, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, có trường hợp
phải giải thể, phá sản…
+ Đối với Cơ quan thuế: Phải tăng cường quản lý về công tác thanh tra, kiểm tra,
quản lý nợ đối với các doanh nghiệp vi phạm hành chính về thuế.
Phân tích Báo cáo Tài chính có thể xem là nghệ thuật phiên dịch các số liệu, bao
gồm phân tích và giải thích các Báo cáo Tài chính thành những thơng tin hữu ích, làm
cơ sở cho việc ra các quyết định tài chính. Nghệ thuật này khơng chỉ địi hỏi vốn kiến
thức, hiểu biết nhất định về tài chính - kế tốn, về quản trị kinh doanh mà còn yêu cầu
những kỹ năng mang tính hệ thống và logic hết sức đặc thù. Đặc biệt, trong bối cảnh
nền kinh tế nước ta đang hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế toàn cầu, biến động
và bất ổn của khủng hoảng và hậu khủng hoảng kinh tế, vốn kiến thức này, vấn đề này
càng phải được cập nhật, củng cố và nâng cao hơn bao giờ hết.

Web Service được coi là một công nghệ mang đến cuộc cách mạng trong cách
thức hoạt động của các dịch vụ B2B (Business to Business) và B2C (Business to


2
Customer). Giá trị cơ bản của Web service dựa trên việc cung cấp các phương thức
theo chuẩn trong việc truy nhập đối với hệ thống đóng gói và hệ thống kế thừa .
Các phần mềm được viết bởi những ngôn ngữ lập trình khác nhau và chạy trên
những nền tảng khác nhau có thể sử dụng Web service để chuyển đổi dữ liệu thông
qua mạng Internet theo cách giao tiếp tương tự bên trong một máy tính. Tuy nhiên,
cơng nghệ xây dựng Web service không nhất thiết phải là các cơng nghệ mới, nó có
thể kết hợp với các cơng nghệ đã có như XML, SOAP, WSDL, UDDI… Với sự phát
triển và lớn mạnh của Internet, Web service thật sự là một công nghệ đáng được quan
tâm để giảm chi phí và độ phức tạp trong tích hợp và phát triển hệ thống.
Trước tình hình đó, nhằm phục vụ cho công việc của cơ quan đang công tác, tôi
chọn đề tài luận văn cao học về “Xây dựng ứng dụng phân tích Báo cáo tài chính
doanh nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ Web Service” nhằm hỗ trợ cán bộ thuế
phân tích hồ sơ có thể sử dụng ứng dụng để phân tích báo cáo tài chính của doanh
nghiệp, có thể phát hiện, xử lý và khắc phục kịp thời các trường hợp sai phạm của
doanh nghiệp trong việc kê khai, nộp thuế đối với ngân sách nhà nước.

2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu ứng dụng công nghệ WEB SERVICE để
xây dựng ứng dụng phân tích Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trên mạng. Từ đó
đánh giá, xác định mức độ rủi ro trong việc kê khai thuế của doanh nghiệp.
Để thực hiện được yêu cầu trên, luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ cụ
thể như sau:
1) Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về cơng nghệ Web service.
2) Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về phương pháp hạch toán kế tốn trong Báo cáo tài
chính của doanh nghiệp.

3) Tìm hiểu cơ sở lý thuế về các phương pháp đánh giá, xác định rủi ro trong Báo
cáo tài chính của doanh nghiệp.
4) Đề xuất phương pháp ứng dụng công nghệ Web Service để xây dựng ứng
dụng phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp để đánh giá, xác định rủi ro.
5) Phân tích thiết kế, xây dựng hệ thống.
6) Triển khai đánh giá kết quả thực hiện.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
- Hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp.


3
- Qui trình kê khai thuế của doanh nghiệp.
- Cơng nghệ Web Service.
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Cơng tác kiểm tra thuế.
- Phân tích Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
- Xây dựng ứng dụng hỗ trợ phân tích báo cáo trên nền tảng Web Service.

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Công nghệ Web Service,
- Phương pháp hạch toán kế toán trong Báo cáo tài chính của doanh
nghiệp,
- Các phương pháp đánh giá, xác định rủi ro trong Báo cáo tài chính của
doanh nghiệp;
b. Phương pháp thực nghiệm
- Khảo sát, phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau.

- Tiến hành xây dựng các giải pháp và xây dựng ứng dụng đánh giá.
- Xác định mức độ rủi ro trong việc kê khai thuế dựa trên các chỉ tiêu trên
báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

5. Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn gồm các phần chính như sau:
Mở đầu: Trình bày tính cần thiết của đề tài, mục đích, phạm vi nghiên cứu của
đề tài, phương pháp nghiên cứu và bố cục của luận văn.
Chương 1. Tổng quan về công nghệ Web Service. Trình bày lý thuyết ngắn gọn,
khảo sát các cơng trình đã đăng tải liên quan đến đề tài luận văn, nêu những vấn đề
còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà đề tài luận văn quan tâm.
Chương 2. Thiết kế và xây dựng hệ thống phân tích Báo cáo tài chính của doanh
nghiệp. Tổng hợp, thu thập, phân tích, đánh giá các số liệu trên cơ sở lý thuyết, giả
thiết khoa học để giải quyết vấn đề mà đề tài quan tâm.
Chương 3. Triển khai hệ thống và đánh giá kết quả. Trình bày phần tính tốn, mơ
phỏng hay kết quả thực nghiệm để minh chứng cho các kết quả trong các chương


4
trước; Phần bàn luận phải căn cứ vào các dẫn liệu khoa học thu được trong quá trình
nghiên cứu của đề tài luận văn hoặc đối chiếu so sánh kết quả nghiên cứu của các tác
giả khác thông qua các tài liệu tham khảo.
Kết luận và hướng phát triển. Đánh giá kết quả đã đạt được, xác định những ưu
nhược điểm và hướng phát triển trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.


5


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ WEB SERVICE
1.1. TỔNG QUAN VỀ WEB SERVICE
1.1.1 Giới thiệu
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của Internet như hiện nay, các dịch vụ Web
(Web Services) càng dần trở nên phổ biến và đóng vai trị quan trọng trong các hệ
thống thơng tin của các công ty, tổ chức. Theo định nghĩa của W3C (World Wide Web
Consortium), Web Service là một hệ thống phần mềm được thiết kế để hỗ trợ khả năng
tương tác giữa các ứng dụng trên các máy tính khác nhau thông qua mạng Internet,
giao diện chung và sự gắn kết của nó được mơ tả bằng XML.
Thuật ngữ Web Service diễn tả một cách thức tích hợp các ứng dụng trên nền
Web lại với nhau bằng cách sử dụng các công nghệ SOAP (Simple Object Access
Protocol), WSDL (Web Services Description Language) và UDDI (Universal
Description, Discovery and Integration) trong môi trường phân tán và dựa trên nền
tảng các giao thức Internet với mục tiêu tích hợp ứng dụng dịch vụ và truyền thông
điệp. SOAP được dùng để truyền dữ liệu, WSDL là một ngôn ngữ dựa trên định dạng
XML được sử dụng để mô tả các dịch vụ và UDDI được sử dụng để liệt kê các thông
tin về những dịch vụ nào hiện tại đang có sẵn để có thể sử dụng. Với các thành phần
trên của Web Service ta nhận thấy Web Service không cung cấp cho người dùng một
giao diện đồ họa nào, mà chỉ đơn thuần là việc chia sẻ dữ liệu logic và xử lí trên các
dữ liệu đó thơng qua ngơn ngữ mơ tả về dữ liệu.
Tuy vậy, người phát triển các ứng dụng Web Service có thể hồn tồn viết
chương trình để cung cấp cho người dùng một giao diện đồ họa thuận tiện thơng qua
trình duyệt, cung cấp chức năng cho người dùng. Các dịch vụ Web sẽ được chạy liên
tục trên các máy chủ của nhà cung cấp, mỗi khi người dùng kết nối để sử dụng dịch
vụ, các dữ liệu người dùng nhập thông qua giao diện đồ họa sẽ được gửi đến máy chủ
cung cấp dịch vụ đó, xử lí, lưu trữ và gửi kết quả tương ứng về cho người dùng
Đặc điểm của Web service:
Độc lập nền.
Truy cập thông qua web.
Cấu trúc hướng dịch vụ.

Sử dụng các chuẩn mở.
Tự mô tả.


6
Độc lập ngơn ngữ.
Ưu điểm của Web service
Có thể tái sử dụng, dễ bảo trì.
Linh hoạt, dễ mở rộng.
Cài đặt dễ dàng.
Bảo mật cao.
Chi phí thấp, hiệu quả cao.
Tính ổn định, chịu lỗi cao.
Nhược điểm của Web service
Dữ liệu truyền nhiều.
Không hỗ trợ kết nối thời gian dài.
Không hỗ trợ kết nối duy trì trạng thái (stateless).
Ngồi ra, ta có thể kể đến một số hạn chế khác như: toàn bộ dữ liệu của cơ quan,
tổ chức được lưu trữ trên Server của nhà cung cấp dịch vụ, khơng có gì đảm bảo dữ
liệu của cơ quan, tổ chức đó được bảo đảm an toàn với độ tin cậy cao. Các dịch vụ
được cung cấp nhiều khi có thể bị thay đổi phụ thuộc vào điều kiện của bên cung cấp
dịch vụ hoặc thậm chí có thể bị ngừng cung cấp dịch vụ đó, từ đó khiến cho tất cả các
ứng dụng sử dụng dịch vụ đó cũng bị tạm dừng hoạt động, hoặc phải thay đổi theo.
Nói cách khác đó chính là sự phụ thuộc của người sử dụng dịch vụ Web vào bên cung
cấp dịch Web.
Ứng dụng của Web service:
Hiện nay có một số dịch vụ web thơng dụng như sau:
Dịch vụ chọn lọc và phân loại tin tức (hệ thống thư viện có kết nối đến web
portal để tìm kiếm các thơng tin cần thiết).
Các ứng dụng dịch vụ du lịch (cung cấp giá vé, thông tin về địa điểm…).

Các đại lý bán hàng qua mạng, thông tin thương mại như giá cả, tỷ giá hối
đoái, đấu giá qua mạng…
Dịch vụ giao dịch trực tuyến (cho cả B2B và B2C) như đặt vé máy bay, đặt
khách sạn, thơng tin th xe.
Dịch vụ Web cung cấp tiện ích cho việc xử lý văn bản, tài liệu của các công
ty, tổ chức.v.v.


7
1.1.2 Kiến trúc của Web service
Kiến trúc Web service gồm 3 phần:
Web service provider (bên cung cấp dịch vụ);
Web service consumer (bên sử dụng dịch vụ);
Web service broker (bên môi giới dịch vụ).

Hình 1.1. Kiến trúc của Web service
Ba thành phần kể trên tương tác với nhau bởi năm cơ chế, đó là:
 Service: là cơ chế cho phép client xác định và triệu gọi các dịch vụ từ xa thơng
qua mạng mà khơng phụ thuộc vào vị trí địa lí, hệ điều hành sử dụng hay ngơn ngữ lập
trình được sử dụng.
 Message: là phương tiện giao tiếp giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng
dịch vụ. Một message có thể là một yêu cầu từ bên sử dụng dịch vụ gửi đến bên cung
cấp dịch vụ hay là một phản hồi từ bên cung cấp dịch vụ về cho bên sử dụng dịch vụ.
Các message này được định nghĩa bằng ngôn ngữ đánh dấu độc lập nền tảng là XML.
 Dynamic discovery: là cơ chế được cài đặt dựa trên directory service. Về phía
bên cung cấp, chúng sẽ sử dụng directory service để tự đăng ký những dịch vụ mà
chúng cung cấp. Cịn về phía bên sử dụng, chúng sẽ truy vấn để tìm ra các dịch vụ
theo nhu cầu từ directory service thông qua mạng. Điều này làm giảm sự lệ thuộc của
bên sử dụng dịch vụ vào bên cung cấp dịch vụ.
 Publish: để có thể truy cập được thì một Web service cần phải được cơng bố

để các Service consumer có thể tìm thấy nó. Việc cơng bố có thể khác nhau tùy thuộc
vào từng ứng dụng cụ thể. Nhưng thông thường, một mô tả dịch vụ bao gồm các thông
tin sau: các interface, các kiểu dữ liệu, các tốn tử, các thơng tin kết nối, vị trí của dịch
vụ có thể truy cập được trên mạng, siêu dữ liệu, v.v…


8
 Find: trong thao tác tìm kiếm, Service consumer sẽ lấy mô tả về dịch vụ đang
được yêu cầu một cách trực tiếp hoặc thông qua Service broker. Thao tác tìm kiếm này
có thể diễn ra trong hai pha vịng đời của một Web service consumer, đó là pha thiết kế
xây dựng (lập trình viên cần biết mơ tả, interface của dịch vụ) và pha thực thi (xác
định vị trí và tiến hành triệu gọi dịch vụ).
 Bind: để sử dụng được dịch vụ thì cần phải triệu gọi nó. Trong thao tác bind,
Web service consumer khi thực thi sẽ gọi hoặc khởi tạo một luồng tương tác với dịch
vụ dựa trên các thông tin trong mô tả dịch vụ mà nó thu được trước đó như: vị trí dịch
vụ, cách liên lạc và tương tác với dịch vụ,…

1.1.3 Các thành phần của Web Service
1.1.3.1 eXtensible Markup Language (XML)
XML là nền tảng cho việc xây dựng một Web Service và tất cả dữ liệu sẽ được
chuyển sang định dạng thẻ XML.
Là một chuẩn mở do W3C đưa ra cho cách thức mơ tả dữ liệu, nó được sử dụng
để định nghĩa các thành phần dữ liệu trên trang web và cho những tài liệu B2B. Về
hình thức, XML hồn tồn có cấu trúc thẻ giống như ngơn ngữ HTML nhưng HTML
định nghĩa thành phần được hiển thị như thế nào thì XML lại định nghĩa những thành
phần đó chứa cái gì. Với XML, các thẻ có thể được lập trình viên tự tạo ra trên mỗi
trang web và được chọn là định dạng thơng điệp chuẩn bởi tính phổ biến và hiệu quả
mã nguồn mở.

1.1.3.2 Simple Object Access Protocol (SOAP)

SOAP là giao thức quan trọng trong Web service được xây dựng dựa trên XML,
một giao thức truyền thông hay một định dạng để gửi tin nhắn cho phép các ứng dụng
trao đổi thông tin với nhau qua HTTP. SOAP được sử dụng để đặc tả và trao đổi thông
tin về các cấu trúc dữ liệu cũng như các kiểu dữ liệu giữa các thành phần trong hệ
thống. Sử dụng SOAP, ứng dụng có thể yêu cầu thực thi method trên máy tính ở xa mà
khơng cần quan tâm đến chi tiết về platform cũng như các phần mềm trên máy tính đó.
SOAP có khả năng mở rộng, được hiểu theo nghĩa cung cấp khả năng mở rộng phục
vụ cho nhu cầu đặc thù của ứng dụng và nhà cung cấp.

a. Đặc điểm của SOAP
Khả năng mở rộng: Cung cấp khả năng mở rộng phục vụ cho nhu cầu đặc thù của
ứng dụng và nhà cung cấp. Các chức năng về bảo mật, tăng độ tin cậy có thể đưa vào
phần mở rộng của SOAP. Các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, tùy vào đặc điểm hệ


9
thống của mình có thể định nghĩa thêm các chức năng mở rộng nhằm tăng thêm lợi thế
cạnh tranh cũng như cung cấp thêm tiện ích cho người sử dụng.
Có thể hoạt động tốt trên các giao thức mạng đã được chuẩn hóa (HTTP, SMTP,
FTP, TCP, ...)
Có tính độc lập nền, độc lập ngơn ngữ lập trình, mơ hình lập trình được sử dụng.

b. Cấu trúc của thơng điệp SOAP
Thơng điệp SOAP bao gồm phần tử gốc envelope bao trùm tồn bộ nội dung
thơng điệp SOAP, các phần tử header và body.
Một thông điệp SOAP bao gồm các thành phần sau:
Protocol Header.
SOAP Envelope: Nó bao gồm hai phần chính:
SOAP Header.
SOAP body.


1.1.3.3 Web Service Description Language (WSDL)
WSDL là một ngôn ngữ dựa trên XML dùng để mô tả giao diện của Web Service
và làm thế nào để truy cập các dịch vụ đó. Nó cung cấp một cách thức chuẩn để mô tả
các kiểu dữ liệu được truyền trong các thông điệp thông qua Web Service, các hoạt
động được thực hiện trên các thông điệp và ánh xạ các hoạt động này đến giao thức
vận chuyển. WSDL là một chuẩn của W3C.
WSDL định nghĩa cách mô tả Web Service theo cú pháp tổng quát của XML,
bao gồm các thông tin:
Tên dịch vụ.
Giao thức và kiểu mã hóa sẽ được sử dụng khi gọi các hàm của Web Service.
Loại thông tin: thao tác, tham số, những kiểu dữ liệu (có thể là giao diện của
Web Service cộng với tên cho giao diện này).
Một tài liệu WSDL hợp lệ sẽ gồm có hai phần:
Phần giao diện mô tả giao diện và giao thức kết nối.
Phần thi hành mô tả thông tin để truy xuất service.
Cả 2 phần trên sẽ được lưu trong 2 tập tin XML, bao gồm: tập tin giao diện
service (phần 1) và tập tin thi hành service (phần 2).

1.1.3.4 Universal Description, Discovery and Integration (UDDI)
UDDI là một chuẩn dựa trên XML định nghĩa một số thành phần cho phép các
client truy tìm và nhận những thơng tin được u cầu khi sử dụng Web Service.


10
Để có thể sử dụng các dịch vụ, trước tiên client phải tìm dịch vụ, ghi nhận thơng
tin về cách sử dụng dịch vụ và biết được đối tượng cung cấp dịch vụ, UDDI định nghĩa
một số thành phần cho biết trước các thông tin này để cho phép các client truy tìm và
nhận lại những thơng tin u cầu sử dụng web services.
Một UDDI gồm có hai phần:

Phần đăng ký của tất cả các Web Service’s metadata, bao gồm cả việc trỏ đến
tài liệu WSDL mô tả dịch vụ.
Phần thiết lập WSDL Port type định nghĩa cho các thao tác và tìm kiếm thơng
tin đăng ký.

1.1.4 Chất lượng của Web Service:
Với sự phát triển nhanh phóng và phổ biến của công nghệ Web Service, Chất
lượng các dịch vụ Web Service (QoS – Quality of Service) sẽ trở thành một yếu tố
quan trọng trong việc đánh giá sự thành công của các nhà cung cấp dịch vụ web.

 Các yêu cầu về chất lượng dịch vụ cho Web Service phải đáp ứng
được các u cầu dưới đây:
 Tính có sẵn : Tính có sẵn thể hiện một khía cạnh chất lượng của dịch vụ, tính
có sẵn trình bày dịch vụ có sẵn để dùng tại một thời điểm cụ thể hay khơng. Tính có
sẵn mơ tả xác suất mà dịch vụ sẵn sàng phục vụ. Trong tính có sẵn, một giá trị thời
gian được dùng để mô tả liệu một dịch vụ có sẵn sàng để phục vụ hay khơng. Giá trị
lớn hơn chỉ ra rằng dịch vụ luôn sẵn sàng để sử dụng trong khi giá trị nhỏ hơn chỉ ra
khơng thể dự đốn được liệu dịch vụ có sẵn trong khoảng thời gian cụ thể hiện tại hay
không.
Thông thường, người ta thường sử dụng một đại luợng thời gian để kết hợp với
tính có sẵn của một dịch vụ, đại lượng thời gian đó được gọi là TTR (Time to Repair )
- Thời gian phục hồi. TTR mô tả khoảng thời gian được dùng để phục hồi một dịch vụ
web nếu có lỗi xảy ra. Thời gian phục hồi lý tưởng và được mong đợi là thời gian phục
hồi có giá trị nhỏ.
 Tính truy cập được : Tính truy cập được thể hiện khía cạnh chất lượng dịch vụ
qua mức độ, khả năng phục vụ các yêu cầu Web Service. Nó diễn tả khả năng ước
lượng bao gồm tốc độ thành công hoặc sự thay đổi thành công của một dịch vụ cụ thể
trong một thời điểm. Tính truy cập được cịn được thể hiện thơng qua tính có sẵn của
dịch vụ Web. Một Web Service có tính truy cập cao khi hệ thống triển khai Web
Service đó có độ mềm dẻo cao. Độ mềm dẻo tham chiếu tới khả năng phục vụ các yêu

cầu một cách nhất quán mặc dù có thể có nhiều yêu cầu khác nhau cùng tồn tại trong
một tập hợp các yêu cầu.


11
 Tính tồn vẹn : Tính tồn vẹn thể hiện chất lượng dịch vụ ở cách thức mà Web
Service đảm bảo sự đúng đắn chính xác trong các tương tác theo từng khía cạnh cụ thể
của tài nguyên. Sự thực thi đúng đắn của các giao tác Web Service sẽ cung cấp tính
đúng đắn trong các tuơng tác. Một giao tác sẽ tham chiếu tới trình tự làm việc của các
thao tác được xử lý như một đơn vị công việc độc lập. Tất cả các hoạt động được hoàn
thành để tạo sự thành công cho một giao tác. Khi một giao tác không được thực hiện
thành công, tất cả các thay đổi sẽ được phục hồi lại trạng thái ban đầu.
 Khả năng hoạt động : Khả năng hoạt động thể hiện chất lượng dịch vụ ở khía
cạnh đo lường giới hạn của thông lượng và độ trễ. Giá trị thông lượng cao hơn và độ
trễ thấp thể hiện một Web Service hoạt động tốt. Thơng lượng trình bày số lượng yêu
cầu Web Service phục vụ tại một đơn vị thời gian định kì. Đỗ trễ là thời gian xoay
vòng giữa việc gửi yêu cầu và nhận các đáp ứng.
 Tính tin cậy : Tính tin cậy thể hiện khả năng đảm bảo dịch vụ và chất lượng
dịch vụ. Tính tin cậy được tính qua số lượng lỗi trên một tháng hay một năm. Theo
hướng tiếp cận khác tính tin cậy tham chiếu đến việc phân phát đúng đắn và đảm bảo
các thông điệp sẽ được gửi và nhận bởi các dịch vụ yêu cầu và các dịch vụ đáp ứng.
 Tính linh động : Tính linh động thể hiện chất lượng dịch vụ ở khía cạnh Web
Service có thể thích ứng với các luật, các quy tắc và khả năng kết hợp chuẩn và thiết
lập các dịch vụ mức cao hơn. Web Service sử dụng một số chuẩn như SOAP, UDDI,
WSDL. Sự tuân thủ ngặt nghèo các chuẩn để đảm bảo tính đúng đắn của các phiên bản
(VD SOAP V1.2) bởi các nhà cung cấp dịch vụ web là một yếu tố cần thiết cho các
yêu cầu đúng đắn của Web Service bởi các Web Service request.
 Tính an tồn : Tính an tồn của Web Service thể hiện ở cơ chế bảo mật, thẩm
định quyền, mã hoá thông điệp và cung cấp quyền truy cập. Các nhà cung cấp dịch vụ
Web có thể có các hướng tiếp cận khác nhau để đảm bảo độ an toàn cho các dịch vụ

web.
QoS cho các dịch vụ web yêu cầu một vài ngôn ngữ QoS để trả lời một số các
câu hỏi sau:
• Thời gian trễ mong chờ là bao nhiêu?
• Khoảng thời gian roundtrip-time chấp nhận được là bao nhiêu?

 Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của Web Service
Đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của Web Service mà nó
nằm ngồi quyền điều khiển của ứng dụng Web Service, chẳng hạn như:
Thời gian đáp ứng và tính sẵn sàng của Web Server
Thời gian thực thi ứng dụng như EJB/serverlet trong máy chủ ứng dụng web.


12
Back-end cơ sở dữ liệu và vượt quá khả năng hoạt động của hệ thống.

1.2. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
Trong lĩnh vực phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp hiện nay cũng có một
số cơng cụ hỗ trợ như sau:
Nhóm 1: Ứng dụng hỗ trợ nhập liệu và lưu trữ Báo cáo tài chính.
Ưu điểm: Lưu trữ được dữ liệu các Báo cáo tài chính ở mức an toàn dữ liệu
cao, số lượng lớn.
Nhược điểm: Các ứng dụng chỉ hỗ trợ phân tích ở mức tổng hợp mà chưa hỗ
trợ phân tích chi tiết từng Báo cáo tài chính để đáp ứng các nghiệp vụ của công chức
ngành thuế cần phải thực hiện. Khi cần phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp thì
cán bộ thuế phải thực hiện thêm thao tác phân tích bằng các công cụ hỗ trợ khác để lập
các mẫu biểu phân tích theo đúng quy trình phân tích Báo cáo tài chính.
Nhóm 2: Ngồi các ứng dụng thì cơng chức thuế thường phân tích Báo cáo tài
chính bằng cách thiết kế các bảng tính hỗ trợ phân tích hoặc phân tích bằng thủ công
từ các ứng dụng Microsoft Excel.v.v.

Ưu điểm: Hỗ trợ được các mẫu biểu theo quy trình phân tích Báo cáo tài
chính. Thao tác đơn giản trên giao diện Microsoft Office.
Nhược điểm: Phương pháp này còn hạn chế ở mặt lưu trữ và gặp khó khăn ở
trường hợp quản lý với số lượng lớn doanh nghiệp.

1.3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Để kế thừa được các ưu điểm và hạn chế được các khuyết điểm của các nhóm
ứng dụng đã được triển khai, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu nghiệp vụ của công chức
thuế trong công tác phân tích rủi ro Báo cáo tài chính doanh nghiệp, cần phải có một
hệ thống đáp ứng các yêu cầu sau:
Có thể hỗ trợ cán bộ thuế phân tích chi tiết từng Báo cáo tài chính của từng
doanh nghiệp;
Hỗ trợ đầy đủ các mẫu biểu thực hiện theo quy trình phân tích Báo cáo tài
chính;
Đảm bảo an tồn cơng tác lưu trữ, tra cứu dữ liệu qua các năm với số lượng
lớn.
Đồng thời, phải có một ứng dụng hỗ trợ thân thiện với người dùng, dễ cài đặt,
hỗ trợ người dùng ở những mơi trường tương tác khác nhau...
Đó chính là các mục tiêu khi xây dựng Ứng dụng phân tích Báo cáo tài chính
doanh nghiệp trên nền tảng cơng nghệ Web Service.


13
1.4. KẾT CHƯƠNG
Dịch vụ Web đã khơng cịn là xa lạ, đặc biệt trong điều kiện thương mại điện tử
đang bùng nổ và phát triển không ngừng cùng với sự lớn mạnh của Internet. Bất kì
một lĩnh vực nào trong cuộc sống cũng có thể tích hợp với dịch vụ Web, đây là cách
thức kinh doanh và làm việc có hiệu quả bởi thời đại ngày nay là thời đại của truyền
thông và trao đổi thông tin qua mạng. Do vậy, việc phát triển và tích hợp các ứng dụng
với dịch vụ Web đang được quan tâm phát triển là điều hồn tồn dễ hiểu. Trong

chương này trình bày tổng quan về công nghệ Web Service, cụ thể như mô hình hoạt
động, các khái niệm cơ bản về kiến trúc và các thành phần chính cấu thành nên một
Web Service để từ đó xây dựng Ứng dụng phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp
trên nền tảng cơng nghệ Web Service nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai đề tài này là
có thể xây dựng một ứng dụng hỗ trợ tốt nhất cho cơng chức thuế trong cơng tác phân
tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp và đem lại hiệu quả xử lý công việc tốt nhất.
Trong chương tiếp theo sẽ tiếp tục phân tích và từng bước xây dựng hệ thống
hoàn chỉnh.


14

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÂN
TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.1. BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
BCTC là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ
phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
Nói cách khác, báo cáo kế tốn tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và
thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm (chủ DN nhà đầu tư,
nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng,…)
BCTC có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp cũng như đối
với các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm. Điều đó, được thể hiện ở những
vấn đề sau đây:
- BCTC là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách
tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài
chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
- BCTC cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình
hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp
trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và
khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- BCTC là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những
khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định về quản lý, điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ
hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.
- BCTC còn là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ
thuật, tài chính của doanh nghiệp là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện
pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy, BCTC là đối tượng quan tâm của các nhà đầu tư, cơ quan quản lý
thuế và cơ quan quản lý các cấp.

2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Phân tích báo cáo tài chính (BCTC) là quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu về
tài chính, kế tốn hiện hành và q khứ của doanh nghiệp nhằm đánh giá thực trạng tài
chính, chỉ ra những thay đổi chủ yếu, những biến đổi theo xu hướng, tính tốn các


15
nhân tố ảnh hưởng, những nguyên nhân của sự thay đổi trong các hoạt động tài chính,
kế tốn làm cơ sở dự tính các rủi ro và tiềm năng tương lai của doanh nghiệp.
Để phân tích BCTC cán bộ phân tích có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp
phân tích khác nhau, từ kết quả phân tích, để xác định phần nào cần chú trọng kiểm
tra, phần nào có nhiều khả năng sai phạm, từ đó xác định các bằng chứng cần cung
cấp, chứng minh. Các phương pháp phân tích tài chính thường được sử dụng:

2.2.1 Phân tích ngang
Phân tích BCTC thường liên quan đến so sánh những thơng tin tài chính nhất
định. Phân tích ngang là so sánh các khoản mục cụ thể trong một số kỳ kế toán. Việc
so sánh này được thực hiện theo một trong hai cách khác nhau.
So sánh bằng số tiền tuyệt đối: được thực hiện bằng cách so sánh số tiền tuyệt

đối của một số khoản mục trong một kỳ kế toán hoặc một số kỳ kế toán.
So sánh bằng tỷ lệ phần trăm: được thực hiện bằng cách so sánh tỷ lệ phần
trăm sự khác biệt các khoản mục trên BCTC giữa các kỳ phân tích. Ở đây, sự thay đổi
số lượng tiền theo phương pháp so sánh số tuyệt đối được thay thế bởi tỷ lệ phần trăm
thay đổi các khoản mục cụ thể.

2.2.1 Phân tích dọc
Thể hiện tỷ lệ % của từng chỉ tiêu trong BCTC trên một chỉ tiêu khác, cho biết
mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với nhau trong một báo cáo. Phân tích theo chiều dọc tập
trung vào mối quan hệ giữa các khoản mục hơn là tập trung vào quy mô tuyệt đối của
từng khoản mục trên BCTC. Khi phân tích thường mở rộng bằng cách so sánh các chỉ
tiêu trong nhiều thời kỳ với nhau. Điều này có thể tiết lộ xu hướng có thể hữu ích trong
việc ra quyết định. Thường phân tích theo chiều dọc Bảng cân đối kế tốn và Báo cáo
kết quả kinh doanh.
Báo cáo kết quả kinh doanh: Thực hiện phân tích theo chiều dọc của báo cáo
kết quả kinh doanh liên quan đến việc so sánh từng khoản mục so với doanh thu bán
hàng.
Bảng cân đối kế tốn: Thực hiện phân tích theo chiều dọc của bảng cân đối
liên quan đến việc so sánh từng khoản mục so với tổng tài sản.

2.2.2 Phân tích xu hướng
Là phương pháp phân tích sự biến động theo thời gian của từng khoản mục hoặc
của một số tỷ suất nào đó nhằm phát hiện những thay đổi bất thường, qua đó cán bộ
phân tích lập kế hoạch kiểm tra dữ liệu và thực hiện cơng việc phân tích cần tập trung
vào những vấn đề nào. Tuy nhiên, khi phân tích xu hướng phải xem xét sự biến động


×