Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạI công ty may chiến thắng tổng công ty dệt may việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.2 KB, 16 trang )

Chuyên đề thực tập
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tạI công ty may chiến thắng tổng công ty dệt
may việt nam
I. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG
Ơ công ty may Chiến Thắng, do đã nhận thức được tính cấp bách, sự cần
thiết và tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm
mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sản xuất trong điều kiện nền
kinh tế thị trường có cạnh tranh gay gắt nên công tác quản lý chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm cũng như công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm rất được quan tâm chú ý và nhận được sự chỉ đạo thường xuyên
của các cấp lãnh đạo. Nhờ vậy, kể từ khi nguyên vật liệu được đưa về nhập kho
cho đến khi sản phẩm sản xuất hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng đem nhập kho
chờ xuất giao cho khách hàng luôn được theo dõi và quản lý chặt chẽ.Việc vận
dụng sáng tạo các quy luật kinh tế thị trường cùng với việc cải tiến bộ máy quản
lý, đổi mới dây chuyền công nghệ…đã tạo ra cho công ty một vị trí vững chắc trên
thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Trong sự phát triển chung của công ty, bộ phận kế toán thực sự là một
trong những bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý doanh nghiệp.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức thành một phòng kế toán bao
gồm 1 kế toán trưởng, 1 kế toán phó, 7 nhân viên kế toán và 1 thủ quỹ. Đây là một
bộ máy gọn nhẹ, không cồng kềnh, lãng phí như trước. Để đạt được điều này thì
mỗi nhân viên trong phòng đều phải cố gắng nỗ lực nhiều trong công việc để kiêm
nghiệm phần hành được giao phó
Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức sổ Nhật ký – chứng từ và kết
hợp tính toán trên máy vi tính. Đây là hình thức tiên tiến đảm bảo cho hệ thống kế
toán của công ty thực hiện tốt được những chức năng, nhiệm vụ trong quản lý tổ
chức kinh doanh. Việc tính toán được tiến hành có sự trợ giúp của máy tính đã
giúp cho việc xử lý các chứng từ một cách nhanh chóng, đảm bảo cung cấp thông


Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C
11
Chuyên đề thực tập
tin một cách chính xác, kịp thời cho quản lý. Bên cạnh đó, phòng kế toán đã sử
dụng hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán khá đầy đủ theo quy định chung của Bộ
tài chính và đảm bảo phù hợp với hoạt động kế toán tại doanh nghiệp, đã tạo ra
được mối quan hệ lẫn nhau giữa các phần hành trong toàn bộ hệ thống kế toán
công ty. Việc tổ chức luân chuyển chứng từ, sổ sách ở phòng kế toán với các nhân
viên hạch toán kinh tế ở các phân xưởng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng chính
xác.
Việc phân cấp trong quản lý các yếu tố chi phí sản xuất đã giúp cho từng
bộ phận sản xuất, từng tổ sản xuất phát huy được tính tự chủ trong sản xuất, dám
làm, dám chịu trách nhiệm. Cũng từ đây, nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã được
áp dụng vào trong sản xuất mà điển hình là ở các phân xưởng đã lập “phiếu theo
dõi bàn cắt” nên đã phản ánh được một cách chính xác từng loại vải tiêu hao thực
tế cho từng mã hàng, giảm được lãng phí nguyên liệu do hạch toán sai như trước
đây
Việc thực hiện chế độ khoán quỹ lương theo tổng sản lượng thực tế đối
với các phân xưởng thực sự đã kích thích được công nhân sản xuất quan tâm đến
kết quả và chất lượng lao động của mình, thúc đẩy tăng năng suất lao động của
từng phân xưởng nói riêng và của toàn công ty nói chung. Công ty không chỉ giao
khoán lương cho phân xưởng mà còn định ra quy chế thưởng 20% giá trị nguyên
vật liệu tiết kiệm. Điều này làm cho số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho
nhanh chóng, hạn chế đến mức tối đa sản phẩm dở dang và giá trị nguyên vật liệu
thu hồi tương đối lớn. Thực hiện được điều đó trong điều kiện hiện nay quả thật đã
là một thành công rất lớn của công ty may Chiến Thắng
Tại công ty may Chiến Thắng, kỳ tính giá thành là 1 tháng đảm bảo việc
cung cấp số liệu được kịp thời cho yêu cầu quản trị cuả công ty.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, những điều đã làm được khá thành

công trong thời gian vừa qua thì ở công ty may Chiến Thắng vẫn còn những tồn

Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C
22
Chuyên đề thực tập
tại, những điều còn chưa hợp lý trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm.
 Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu
phụ tham gia gia công sản phẩm như khoá, cúc các loại, chỉ, mác…
DO VẬY, HIỆN NAY CÔNG TY KHÔNG SỬ DỤNG TK 621- CHI
PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP ĐỂ HẠCH TOÁN NGUYÊN
VẬT LIỆU PHỤ, ĐIỀU NÀY KHÔNG PHÙ HỢP VỚI CHẾ ĐỘ KẾ
TOÁN HIỆN HÀNH. DO VẬY KHI XUẤT NVL PHỤ MUA NGOÀI
DÙNG VÀO SẢN XUẤT HÀNG GIA CÔNG TRONG TRƯỜNG HỢP
KHÁCH HÀNG ĐƯA KHÔNG ĐỦ KẾ TOÁN GHI
1 Nợ TK 154
1.1 Có TK 152( 1522)
Mặt khác, đối với chi phí vận chuyển nguyên vật liệu chính, phụ chưa được tính
vào khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà được hạch toán vào chi phí bán
hàng. Kế toán hạch toán chi phí vận chuyển nguyên vật liệu theo định khoản:
2 Nợ TK 641
2.1.1 Có TK 111
Việc hạch toán này sẽ dẫn đến sai lệch nội dung và độ lệch các khoản chi phí
trong giá thành sản phẩm và vi phạm chế độ kế toán chi phí, đã phản ánh sai giá trị
nguyên vật liệu, ảnh hưởng đến sự chính xác của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
 Về việc chưa lập biên bản kiểm nghiệm vật tư
Chất lượng vật tư ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt là sản
phẩm may mặc. Trong thực tế, công ty chưa lập biên bản kiểm nghiệm vật tư đối
với vật tư nhập kho. Điều này sẽ dẫn đến vật tư nhập kho sẽ khó được kiểm tra tỉ

mỷ khách quan về cả chất lượng, số lượng cũng như chủng loại. Do vậy, khó xác
định chất lượng vật tư dự trữ, nhập cũng như xuất. Ngoài ra, đối với vật tư nhâp

Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C
33
Chuyên đề thực tập
kho không đảm bảo chất lượng, quy cách khi đưa vào sản xuất sẽ ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm hoàn thành.
 Về vấn đề quản lý vật tư nhận gia công.
Hiện nay, đối với vật tư nhận gia công, công ty chỉ quản lý trên các chứng từ giao
nhận vật tư. Công ty là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng gia công cho nước
ngoài nhưng không sử dụng TK 002 để phản ánh giá trị nguyên vật liệu nhận gia
công từ bên đặt hàng. Do vậy, công ty sẽ gặp khó khăn khi quản lý vật tư nhận gia
công của bên đặt hàng, vi phạm nguyên tắc kế toán, khó theo dõi tình hình biến
động tăng, giảm của vật tư nhận gia công.
 Về việc hạch toán đúng đủ chi phí nhân công trực tiếp
Hiện nay, công ty thực hiện đúng chế độ trích 19% tiền lương công nhân sản xuất
nhưng KPCĐ là 2% và BHYT là 2% thì lại hạch toán vào chi phí quản lý doanh
nghiệp theo định khoản:
2.1.1.1 Nợ TK 642
2.1.1.1.1 Có TK 3382
2.1.1.1.2 Có TK 3384
Và do vậy, hiện nay công ty chỉ mới trích 15% BHXH trên tổng lương cơ bản vào
chi phí sản xuất. Việc trích KPCĐ, BHYT và ghi chi phí này chưa đúng theo chế
độ kế toán hiện hành là phải trích KPCĐ, BHYT của công nhân trực tiếp sản xuất
và nhân viên quản lý phân xưởng vào chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung, khiến giá thành sản phẩm không được tính toán đầy đủ
 Về việc mã khoá TK 627
Hiện nay, TK 627 – chi phí sản xuất chung của công ty được chi tiết thành các tiểu
khoản theo 9 phân xưởng mà không chi tiết theo hệ thống tài khoản kế toán doanh

nghiệp ban hành theo quyết định1141 – TC/ CĐKT ngày 1.11.1995 của Bộ trưởng
Bộ tài chính đã sửa đổi, bổ xung theo thông tư số 10/ CĐKT ngày 20.3.1997 của
Bộ tài chính
Ví dụ: TK 6271- chi phí sản xuất chung phân xưởng1 – Thành Công

Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C
44
Chuyên đề thực tập
2.1.1.1.2.1 TK 6272- chi phí sản xuất chung phân xưởng2 – Thành Công
TK 6273- chi phí sản xuất chung phân xưởng3 – Thành Công
………
TK 6277- chi phí sản xuất chung phân xưởng may thêu
TK 6278- chi phí sản xuất chung phân xưởng may da
TK 6279- chi phí sản xuất chung phân xưởng ITOCHU
Việc mã hoá này chưa đúng chế độ kế toán hiện hành. Ngoài ra việc mã hoá này
còn gây khó khăn cho kế toán khi theo dõi quy mô từng khoản chi phí như: chi phí
nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ…
 Về sổ sách hạch toán chi phí sản xuất(bảng phân bổ khấu hao TSCĐ)
Hiên nay, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ mà công ty đang sử dụng mới chỉ phản
ánh được một số khấu hao phải trích trong tháng theo nguồn hình thành tài sản cố
định cho từng đối tượng sử dụng. Bảng phân bổ khấu hao này chưa phản ánh được
nguyên giáTSCĐ, tỷ lệ khấu hao cho từng loại, từng nhóm TSCĐ cũng như tình
hình tăng, giảm TSCĐ trong kỳ. Như vậy, bảng phân bổ khấu hao này chưa cung
cấp một cách đầy đủ thông tin cho người quan tâm
 Về hạch toán nghiệp vụ nhập kho vật liệu tiết kiệm:
Hiện nay, công ty thường có vật liệu tiết kiệm được nhập kho như chỉ, vải…. Để
theo dõi số vật liệu tiết kiệm nhâp kho, kế toán sử dụng TK 1385- phải thu số
nguyên vật liệu tiết kiệm
- Đối với nguyên vật liệu do công ty mua ngoài để trực tiếp sản xuất tiết kiệm
được, kế toán ghi theo định khoản:

Nợ TK1522
Có TK 1385
Việc ghi này không hợp lý vì đối với giá trị nguyên vật liệu tiết kiệm, kế toán đã
không ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, do đó giá thành sản phẩm gia
công không được chính xác vì vẫn phải chịu phần chi phí nguyên vật liệu tiết kiệm
được trong giá thành. Ngoài ra không phản ánh sự lưu chuyển vật tư thu hồi trong
sản xuất

Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C
55
Chuyên đề thực tập
- Đối với nguyên vật liệu do bên đặt hàng giao tiết kiệm được
Số nguyên vật liệu tiết kiệm được từ khách hàng chuyển giao này chính là kết quả
của thành tích trong việc ký kết hợp đồng về định mức tiêu hao, của công tác quản
lý tốt quá trình sản xuất nên hạn chế được sản phẩm hỏng, tiết kiệm được mức tiêu
hao vật tư. NVL tiết kiệm bao gồm hai phần chính: một phần là do % NVL khách
hàng cung cấp thêm để bù vào sự hao hụt trong quá trình sản xuất( 3% đối với
NVL chính và 2% đối với phụ liệu), phần khác do thành tích tiết kiệm của các
phân xưởng. Tại công ty thành lập một tổ làm giá và xác định lại giá trị số NVL
tiết kiệm được theo giá mà công ty có thể bán được ra ngoài.
Đối với giá trị tiết kiệm được, kế toán ghi theo định khoản:
2.1.1.1.2.1.1脲 Nợ TK 152
2.1.1.1.2.1.1.1 Có TK 1385
Việc ghi này không thích hợp vì trước đây, phần giá trị NVL do bên đặt hàng
giao không được tính vào chi phí sản xuất công ty, vì vậy ta nên coi đó như một
khoản thu nhập bất thườn của doanh nghiệp.
Nhìn chung, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
ở công ty may Chiến Thắng được tổ chức tốt, có nhiều ưu điểm và sáng tạo song
vẫn còn tồn tại một số điều khiến cho việc tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm vẫn chưa thực sự được hoàn thiện. Đây là

điều khó tránh khỏi. Công ty cần sớm nghiên cứu, xem xét, đề ra được những giải
pháp tối ưu nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại để công tác kế toán tập hợp
chi phí và tính giá thành sản phẩm thực sự phát huy được hiệu quả cũng như vai
trò vốn có của nó trong sản xuất kinh doanh.
II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ
CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM

Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C
66

×