Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CP THAN CAO SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.94 KB, 93 trang )

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CP THAN CAO SƠN
- TKV NĂM 2007
2.1 Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty CP than Cao Sơn -
TKV.
Năm 2007 Công ty CP than Cao Sơn - TKV đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu
kinh tế kế hoạch đề ra. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2007 được phản
ảnh qua bảng số liệu (bảng 2-1) cho thấy:
- Nhìn chung năm 2007 Công ty CP than Cao Sơn - TKV đã hoàn thành, vượt kế
hoạch và có mức tăng cao hơn năm 2006. Cụ thể:
+ Than nguyên khai sản xuất năm 2007 đạt 2.960.565 tấn tăng so với kế hoạch là
210.565 (tương ứng tăng 7,66%), tăng so với năm 2006 là 45.940 tấn (tương ứng tăng
Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48
b

Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B

1
1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
18,30%). Đạt được kết quả này là do Công ty CP than Cao Sơn - TKV đã chú trọng công
tác tổ chức sản xuất cũng như các điều kiện thuận lợi của điều kiện địa chất mỏ.
+ Năm 2007, sản lượng than sach đạt 2.555.903 tấn tăng hơn so với năm 2006 là
345.976 tấn, tăng tương ứng 15,66%, tăng hơn kế hoạch là 55.903 tấn, tăng tương đối
2,24%. Đạt được các kết quả về sản lượng than sản xuất cao là do Công ty đã sử dụng tốt
các biện pháp làm tổn thất than trong quá trình khai thác và chế biến, đầu tư và quản lý
chặt chẽ trong các khâu sàng, tuyển.
+ Sản lượng than tiêu thụ năm 2007 là 2.851.627 tấn, tăng tương ứng so với năm
2006 là 377.781 tấn, tăng tương đối 15,27%, tăng hơn kế hoạch 131.627 tấn, tương ứng
tăng 4,84%. Thực hiện được điều này là do Công ty chú trọng tới khâu tiêu thụ, quản lý


chất lượng sản phẩm và tích cực mở rộng thị trường mới khi vẫn giữ mối quan hệ tốt với
các khách hàng truyền thống của mình.
+ Đất đá bóc thực hiện năm 2007 là 25.718.527 m
3
cao hơn năm 2006 và cao hơn
mức kế hoạch đặt ra lần lượt là 1.706.563 m
3
(hay tăng 7,11%) và 518.527 m
3
(hay tăng
2,06%). Nguyên nhân do Công ty đầu tư cho công tác phục hồi và sửa chữa lớn các thiết
bị, chuẩn bị chiến lược cho than sẵn sàng.
+ Hệ số bóc đất đá năm 2007 cao hơn năm 2006 là 0.02 m
3
/ tấn, cao hơn hệ số bóc
kế hoạch 0,02 m
3
/ tấn, đều tăng tương ứng 0,2% điều này chứng tỏ trong năm 2007, Công
ty đã kết hợp chặt chẽ trong việc sản xuất và chuẩn bị sản xuất cho hiện tại và cho các năm
tiếp theo.
+ Tổng doanh thu năm 2007 được hình thành từ 2 nguồn cơ bản là: Doanh thu sản
xuất kinh doanh than và Doanh thu hoạt động khác. Năm 2007, doanh thu từ than đạt
1.174.253 triệu đồng tăng 263.124 triệu đồng hay tăng 28,88% so với năm 2006 và tăng
14,96% so với kế hoạch. Nguyên nhân của việc tăng doanh thu than là do sản lượng than
tiêu thụ tăng và giá bán bình quân một tấn than tăng. Doanh thu từ hoạt động khác năm
2007 tuy có giảm so với năm 2006 nhưng vẫn đạt kết quả đề ra. Kết quả, tổng doanh thu
năm 2007 đạt 1.200.107 triệu đồng, tăng so với năm 2006 tăng 27,41% so với kế hoạch
tăng 16,12%.
Đối với các chỉ tiêu giá thành bình quân của 1 tấn than sạch: Trong điều kiện khai
thác xuống sâu, điều kiện sản xuất khó khăn cần phải đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị

hiện đại dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao, việc giảm giá thành là một việc làm khó khăn.
Trong năm 2007, giá thành bình quân một tấn than sạch đạt 407.968 đồng/tấn đã tăng lên
11,27% so với năm 2006 và tăng 0,53% so với kế hoạch.
Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48
b

Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B

2
2
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
Đối với việc đảm bảo nguồn vốn kinh doanh: Tổng vốn kinh doanh không ngừng
được duy trì và tăng cường, đó là mở rộng thêm quy mô sản xuất, đầu tư vào máy móc
thiết bị cũng như công nghệ khai thác mới vốn là cần thiết. Tổng vốn kinh doanh năm
2007 đạt 754.436 triệu đồng, vượt so với năm trước là 33,31%, tăng 188.491 triệu đồng.
+ Việc sử dụng lao động tiền lương của Công ty đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Trong
năm 2007, với số lượng cán bộ và người lao động là 3.812 người, tăng so với năm 2006 là
08 người và tăng 34 người so với kế hoạch. Do phải mở rộng khai thác Công ty đã tuyển
thêm lao động. Số lượng lao động của Công ty tăng, kéo theo tổng quỹ lương năm 2007
tăng so với năm 2006 là 67.195 triệu đồng, hay tăng 4,79% và tăng 1.449,70 triệu đồng
hay tăng 10,96% so với kế hoạch.
Việc tăng tổng quỹ lương làm cho tiền lương bình quân của người lao động năm
2007 đạt 3.850.000đồng/người-tháng, tăng so với năm 2006 là 168.546 đồng/ người- tháng
và tăng hơn kế hoạch là 350.000đồng/người-tháng. Việc tăng lương bình quân đã tạo điều
kiện cho người lao động cải thiện đời sống, tái sản xuất sức lao động, yêu nghề và gắn bó
hơn với Công ty.
+ Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân : Mặc dù đạt và vượt mức kế hoạch đề ra,
và tăng hơn năm 2006, song năng suất lao động bình quân theo giá trị lại có tốc độ tăng
cao hơn năng suất lao động bình quân theo hiện vật. Lý do một phần là do sự tăng lên của
giá bán than trong năm 2007.

Năm 2007, bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu, phát triển Công ty vững mạnh, Công ty
còn đóng góp vào ngân sách Nhà nước 39.376 triệu đồng, tăng 7.764 triệu đồng so với
năm 2006 tức tăng 124,56%, và tăng hơn 2.923 triệu đồng hay tăng 108,02% so với kế
hoạch.
Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng rất nhiều so với năm
2006 và so với kế hoạch cụ thể, năm 2007 tổng lợi nhuận trước thuế tăng 110,19% so với
năm 2006 và tăng 107,11% so với kế hoạch. Tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty năm
2007 đạt 24.236 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 2.153 triệu đồng hay tăng 109,75%,
tăng so với kế hoạch là 1.608 triệu đồng hay tăng 107,11%.
Như vậy, qua phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm
2007 cho thấy kết quả sản xuất kinh doanh tương đối tốt, tạo ra một xu thế phát triển mạnh
mẽ. Quy mô sản xuất của Công ty mở rộng, công nghệ và trình độ của người lao động tăng
lên, công tác đào tạo được đảm bảo, thu nhập của người lao động tăng.
Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48
b

Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B

3
3
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
2.2 Phân tích tình hình tài chính Công ty CP than Cao Sơn – TKV năm 2007
Phân tích tài chính cho phép đánh giá tình hình tài chính, khả năng thanh toán, khả
năng cân đối vốn, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời của doanh nghiệp trên cơ sở đó
vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp, khái quát vừa xem xét một cách chi tiết các hoạt động tài
chính của doanh nghiệp để nhận biết phán đoán, nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về
kết quả hoạt động nói chung và các doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai.
2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty CP than Cao Sơn – TKV năm
2007
Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty CP than Cao Sơn - TKV năm 2007

là đánh giá sự biến động của tài sản và nguồn vốn, tính hợp lý của các biến động đó về số
tuệt đối, kết cấu, liên hệ với các chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để có các
kết luận tổng quát, đồng thời phát hiện các nghiên cứu sâu.
2.2.1.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán
Từ bảng cân đối kế toán (bảng 2-2) ta rút ra bảng đánh giá kháI quát tình hình tài
chính của Công ty CP than Cao Sơn - TKV (bảng 2-3)
2.2.1.2 Đánh giá tình hình tài chính qua Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh (bảng 2-4)
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một báo cáo tóm lược toàn bộ các
khoản doanh thu (và thu nhập) cùng với các chi phí liên quan đến từng hoạt động kinh
doanh và hoạt động khác. Bởi vậy giữa các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh có
quan hệ mật thiết với nhau. Mối quan hệ này được thể hiện qua công thức tổng quát sau:
Kết quả của từng
hoạt động kinh
doanh
=
Tổng số doanh thu hoặc
thu nhập của từng hoạt
động kinh doanh
-
Tổng số chi phí của
từng hoạt động kinh
doanh
Chỉ tiêu doanh thu thuần là doanh thu thực mà doanh nghiệp thu được khi cung cấp
sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho bên ngoài. Trong năm 2007, doanh thu thuần thực hiện là
1.200.108trđ có giá trị gần như tương đương với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
doanh nghiệp không có các khoản giảm trừ. Qua tính toán cho thấy để có được 1đồng
doanh thu thuần trong kỳ doanh nghiệp đã phải bỏ ra 0,8644đ chi phí cho sản xuất sản
phẩm than sạch (được thể hiện thông qua giá vốn hàng bán) có nghĩa là lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 13,55% tổng doanh thu thuần. Tuy nhiên điều đó
chưa phản ánh được kết quả sản xuất kinh doanh thực sự mà doanh nghiệp đã tạo ra trong

kỳ mà còn có nhiều khoản chi phí khác như: chi phí tài chính chiếm 0,0267đ/1đ doanh thu
thuần là những chi phí cho hoạt động tài chính nói chung mà chủ yếu vẫn là thanh toán
Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48
b

Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B

4
4
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
công nợ (tiền lãi vay ngân hàng trong năm là 31.109 trđ/32.381trđ chi phí tài chính). Chi
phí bán hàng chiếm 37.791 trđ còn chi phí quản lý doanh nghiệp là 63.550 trđ là tương đối
hợp lý trong điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay.
Điều đó cho thấy trong điều kiện sản xuất kinh doanh mà giá cả các yếu tố đầu vào
có nhiều biến động, nguồn vốn chủ sở hữu không thật dồi dào yêu cầu doanh nghiệp phải
đi vay nhiều từ ngân hàng khiến cho chi phí tài chính tăng cao, doanh thu hoạt động tài
chính không đủ để bù đắp chi phí tài chính đã là một sức ép và thách thức to lớn đòi hỏi
doanh nghiệp phải có những đường đi nước bước đúng đắn. Với kết quả lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh doanh là 29.384 trđ cùng với lợi nhuận khác 4.274 trđ đã tạo ra cho
doanh nghiệp 33.661 trđ lợi nhuận trước thuế đã đánh dấu những bước chuyển biến lớn
trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ trọng 0,1355đ lợi nhuận gộp/1đ doanh thu
thuần là chỉ tiêu khả quan nhất trong vài năm qua đã trở thành một động lực thúc đẩy cho
doanh nghiệp thực hiện được 0,0280đ lợi nhuận trước thuế cũng như 0,0177đ lợi nhuận
sau thuế trong 1đ doanh thu thuần. Việc thực hiện 22.236 trđ lợi nhuận sau thuế cũng như
0,0177đ/1đ doanh thu thuần đã phản ánh tất cả những thành công trong đường lối lãnh đạo
của doanh nghiệp trong kỳ và cả những tiềm lực mới sẽ được mở ra trong những năm tiếp
theo.
2.2.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản,
bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về tài sản (nhu

cầu về vốn) là một vấn đề cốt yếu để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành
liên tục và có hiệu quả.
Để đánh giá sâu sắc và toàn diện tình hình tài chính của Công ty CP than Cao Sơn -
TKV ta cần phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trên bảng cân đối kế toán
a. Phân tích nguồn vốn.
* Cân đối lý thuyết I:
B
NV
= A
TS
{I+II+IV+V (1,2)}+B
TS
{II+III+IV+V(1)}
Cân đối này thể hiện tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp phải
được hình thành trước hết và chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Cân đối ký thuyết I chỉ mang tính lý thuyết, trên thực tế xảy ra các trường hợp:
- Vế trái > Vế phải: Trường hợp này doanh nghiệp thừa nguồn vốn không sử dụng
hết nên sẽ bị chiếm dụng.
- Vế trái < Vế phải: Do thiếu nguồn vốn để trang trải các loại tài sản nên chắc chắn
doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoài.
Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48
b

Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B

5
5
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
Thay số vào công thức xác định được kết quả tính toán trong bảng 2-5
Bảng 2-5 ĐVT: đồng

Diễn giải BNV A
TS
{I+II+IV+V(1,2)}
B
TS
(II+III+IV+V(1)}
So sánh
Đầu năm 179.057.600.939 521.655.745.800 -342.598.144.861
Cuối năm 109.660.830.279 615.382.793.218 -505.721.962.939
Cuối năm - Đầu năm -69.396.770.660 93.727.047.418 -163.123.818.078
Qua bảng trên cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty đã không đủ để hình
thành nên tài sản cố định và tài sản lưu động ở cả thời điểm đầu năm và cuối năm. Ở thời
điểm đầu năm, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty không đủ để trang trải cho nhu cầu về
tài sản của mình là 342.598.144.861đồng và điều này lại càng tăng lên khi ở thời điểm
cuối năm là 505.721.962.939 đồng. Chính vì Công ty bị thiếu nguồn vốn chủ sở hữu cho
nên Công ty phải đi vay vốn hoặc đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác để bù đắp cho
lượng thiếu hụt trong năm 2007 là 163.123.818.078đồng.
* Cân đối lý thuyết II
B
NV
+ A
NV
{I (1),II(4)} = A
TS
{I+II,+IV,+V (1,2) + B
TS
(II+III+IV+V(1)}
Cân đối lý thuyết này thể hiện nếu thiếu vốn Công ty sẽ huy động đến các nguồn
trợ cấp hợp pháp tiếp theo, đó là nguồn vốn vay ngắn hạn và vay dài hạn đến hạn trả.
Trên thực tế thường xảy ra các trường hợp:

- Vế trái > Vế phải: Trường hợp này nguồn của doanh nghiệp thừa và số thừa sẽ bị
chiếm dụng.
- Vế trái < Vế phải: Do thiếu nguồn vốn bù đắp nên doanh nghiệp phải đi chiếm
dụng vốn.
Thay vào công thức các số liệu trong bảng 2-6 được bảng cân đối số II.
Bảng 2-6
Diễn giải B
NV
+ A
NV
{I
(1),II(4)}
A
TS
{I+II,+IV,+V (1,2)
+ B
TS
(II+III+IV+V(1)}
So sánh
Đầu năm (Đồng) 391.896.565.015 521.655.745.800 -129.759.180.785
Cuối năm (Đồng) 412.293.752.231 615.382.793.218 -203.089.040.987
Cuối năm - Đầu năm 20.397.187.216 93.727.047.418 -73.329.860.202
Qua bảng 2-6 cho thấy mặc dù Công ty phải huy động thêm vốn từ các nguồn tài
trợ hợp pháp đó là đi vay ngắn hạn và dài hạn, nhưng cả ở đầu năm và cuối năm Công ty
vẫn chưa đủ vốn để đáp ứng cho nhu cầu tài sản của Công ty. Vì vậy Công ty đã phải đi
chiếm dụng vốn của các đơn vị khác để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh
Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48
b

Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B


6
6
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
doanh. Số vốn chiếm dụng cuối năm vẫn tăng lên so với đầu năm là: 73.329.860.202đồng.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh có sự quan hệ qua lại của nhiều đối tác, nên
không phải chỉ Công ty đi chiếm dụng vốn của bên ngoài mà nguồn vốn của Công ty cũng
bị chiếm dụng. Tình hình chiếm dụng nguồn vốn và bị chiếm dụng vốn của Công ty sẽ
được đánh giá thông qua bảng cân đối lý thuyết III.
* Cân đối lý thuyết III
B
NV
+ A
NV
{(I (1),II(4)} - A
TS
(I, II, IV, V (1,2) + B
TS
(II,III,IV,V(1)}
= A
TS
(III,V (3,4,)) + B
TS
{I,V(2,3)} - A
NV
{(I(2÷10), II(1,2,3)}
Cân đối lý thuyết này thể hiện số vốn mà Công ty bị chiếm dụng (hoặc đi chiếm
dụng) đúng bằng số chênh lệch giữa số tài sản phải thu và công nợ phải trả. Nói cách khác,
nó cho biết số vốn mà Công ty chiếm dụng hay bị chiếm dụng tại thời điểm phân tích. Kết
quả tính toán công thức qua bảng 2-7

Bảng 2-7
Diễn giải Vế phải Vế trái So sánh
Đầu năm (Đồng) -129.759.180.785 -129.759.180.785 0
Cuối năm (Đồng) -203.089.040.987 -203.089.040.987 0
Cuối năm-Đầu năm -73.329.860.202 -73.329.860.202 0
Qua bảng cho thấy rằng nguồn vốn của Công ty thực sự đi chiếm dụng là tương đối
lớn chủ yếu là từ đi vay. Ta thấy số vốn chiếm dụng của Công ty ở thời điểm cuối năm là
203.089.040.987đồng cao hơn so với đầu năm 129.759.180.785đồng. Như vậy, số vốn
chiếm dụng và bị chiếm dụng của Công ty CP than Cao Sơn - TKV năm 2007 là
73.329.860.202đồng.
b. Phân tích khả năng tự đảm bảo tài chính
Để phân tích khả năng tự bảo đảm tài chính của Công ty năm 2007 ta dùng các chỉ
tiêu sau:
- Tỷ suất nợ
Tỷ suất nợ =
Nợ phải trả (A
NV
)
x 100 ; %
Tổng nguồn vốn
+ Đầu năm :
Tỷ suất nợ =
386.888.622.394
x 100% = 68,36%
565.946.223.333
+ Cuối năm:
Tỷ suất nợ =
644.775.466.166
x 100% = 85,46%
754.436.296.445

Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48
b

Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B

7
7
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
- Tỷ suất tự tài trợ:
Tỷ suất tự tài trợ =
Vốn chủ sở hữu
x 100% ; %
Tổng nguồn vốn
Ta có:
Tỷ suất tự tài trợ = 100 - Tỷ suất nợ (%)
Bảng 2-8
Chỉ tiêu Đầu năm (%) Cuối năm (%)
Tỷ suất nợ 68,36% 85,46%
Tỷ suất tự tài trợ 31,64% 14,54%
Kết quả trên cho thấy tỷ suất tự tài trợ nhỏ hơn so với tỷ suất nợ và lại tăng vào
cuối năm dẫn đến tính chủ động của công tác trả nợ của Công ty giảm vào cuối năm. Tỷ
Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48
b

Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B

8
8
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
suất tự tài trợ phản ánh mức độ độc lập về tài chính của Công ty, còn tỷ suất nợ phản ánh

sự phụ thuộc của Công ty CP than Cao Sơn - TKV vào nguồn vốn bên ngoài. Tỷ suất nợ
và tỷ suất tự tài trợ có mối quan hệ mật thiết với nhau trong việc phản ánh mối quan hệ độc
lập giữa khả năng độc lập về mặt tài chính và tình trạng nợ của Công ty CP than Cao Sơn -
TKV.
Tỷ suất đầu tư =
Tài sản cố định (tính giá trị còn lại)
Tổng giá trị tài sản
Bảng 2-9
Tài sản cố định 401.299.237.222 517.782.067.909
Tổng tài sản 565.946.223.333 754.436.296.445
Tỷ suất đầu tư 70,91% 68,63%
2.2.3 Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng Cân
đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quỹ tài sản
hiện có và nguồn vốn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo.
Dựa vào bảng cân đối kế toán có thể biết được toàn bộ tài sản hiện có, hình thái vật chất,
cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của Công ty. Đánh giá khái quát tình hình
tài chính của Công ty than Cao Sơn năm 2007 thông qua bảng cân đối kế toán tại thời điểm
31/12/2007 được bổ sung thêm các cột chỉ tiêu trong bảng 2-10
- So với thời điểm đầu năm, tại thời điểm cuối năm, tài sản và nguồn vốn Công ty
đã tăng lên 188.490.073.112đồng, tương ứng tăng 33,3%. Trong đó, hầu hết các khoản
mục đều tăng, nhưng trong cơ cấu tỷ trọng tài sản và nguồn vốn có sự thay đổi.
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng từ 29,09% năm 2006 lên 31,37%năm
2007. Nhìn chung các khoản mục đề có xu hướng tăng. Trong đó, hàng tồn kho giảm từ
18,28% đầu kỳ xuống còn 12,58% cuối kỳ, và khoản phải thu tăng từ 7,82% đầu kỳ xuống
còn 18,43% cuối năm.
- Tài sản dài hạn giảm từ 70,9% năm 2006 xuống còn 68,63% năm 2007. Trong đó,
giảm tỷ trọng nhiều nhất là tài sản cố định từ 68,63% kỳ trước xuống còn 65,8% vào cuối
năm. Nguyên nhân của sự thay đổi tỷ trọng tài sản lưu động và tài sản cố định trong tổng
tài sản là do năm 2007, Công ty đã đầu tư mới một số máy móc thiết bị vào phục vụ sản

xuất và khai thác.
- Tài sản cố định tăng cao, với mức tăng tương ứng là 68,63% và 65,80%. Điều này
là do năm 2007, Công ty CP than Cao Sơn - TKV đầu tư nhiều vốn mua sắm thêm ôtô vận
Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48
b

Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B

9
9
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
tải phục vụ quá trình sản xuất mở rộng ở các khâu vận tải. Số tài sản đầu tư thêm này chủ
yếu được huy động từ nguồn vốn nợ dài hạn vì khoản nợ dài hạn của Công ty tại thời điểm
cuối năm tăng hơn đầu năm 96.618.168.980đồng, tương ứng tăng 39,68%. Tỷ trọng nợ
dài hạn tăng từ 43,02% thời điểm đầu năm lên 45,08% thời điểm cuối năm.
- Mức tăng tài sản ngắn hạn là 72.007.242.425đồng tương ứng 43,73%, nguyên
nhân là do Công ty đã chiếm dụng vốn của khách hàng và của người lao động. Tài sản lưu
động tăng chủ yếu là do các khoản phải thu tăng 94.763025694 đồng tương ứng 213,95%
và hàng tồn kho giảm 8.541.698.103 đồng tương ứng tăng 91,74%. Xét ở tỷ trọng trong
tổng tài sản, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có xu hướng tăng từ 29,09% lên 31,37%.
- Tài sản cố định và tài sản dài hạn tăng 116.428.830.687đồng, tương ứng 29,02%,
là do yếu tố tài sản cố định và yếu tố tài sản dài hạn tăng lần lượt là 31,01%. Việc Công ty
đầu tư mua sắm mới tài sản cố định là hợp lý, cần phải thay thế những tài sản của Công ty
đã cũ, tính khấu hao và cũng cần thiết phải đổi mới công nghệ cho phù hợp với yêu cầu
của sản xuất. Về cơ cấu tài sản cố định và đầu tài sản hạn cuối năm so với đầu năm giảm
từ 70,90% xuống 68,63%.
- Đối với các chỉ tiêu nguồn vốn : Khoản nợ phải trả cuối kỳ tăng 25.786.843.772
đồng, tương ứng tăng 66,65%, tập trung vào khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể, nợ
ngắn hạn tăng 112,44% còn nợ dài hạn tăng 39,68%. Như vậy, chứng tỏ trong năm 2007
Công ty CP than Cao Sơn - TKV đã trả được các khoản nợ cũ, và có xu hướng tăng thêm

các khoản nợ ngắn hạn, tỷ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn từ 68,36% từ đầu
năm còn cuối năm 85,46%.
- Xét về tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. Tại thời điểm đầu
năm tỷ trọng này là 31,63% cuối năm giảm xuống 14,53%. Điều này cho thấy vốn chủ sở
hữu của Công ty đã có sự chiếm giữ 51% vốn là của Nhà nước.
2.2.4 Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.4.1. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cung cấp cho người sử dụng biết được tiền
tệ của doanh nghiệp sinh ra từ đâu và sử dụng vào những mục đích gì. Từ đó, đoán được
lượng tiền trong tương lai của doanh nghiệp, nắm được năng lực thanh toán hiện tại cũng
như biết được sự biến động của từng chỉ tiêu, từng khoản mục trên báo cáo lưu chuyển tiền
tệ. Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ lượng tiền tạo ra từ kinh doanh chiếm vai trò quan
trọng do đó ta tiến hành tính và phân tích chỉ tiêu:
Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48
b

Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B

10
10
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
Tỷ trọng tiền tạo ra từ hoạt
động kinh doanh so với tổng
lượng tiền lưu chuyển trong kỳ
=
Tổng số tiền thuần lưu chuyển từ
hoạt động kinh doanh
x 100
Tổng số tiền thuần lưu chuyển trong

kỳ
Qua công thức này ta tính được tỷ trọng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh so với
tổng lượng tiền lưu chuyển trong năm 2007 là 3,7617. Giá trị này phản ánh tổng số tiền
thuần lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh lớn hơn nhiều so với tổng số tiền thuần lưu
chuyển trong kỳ. Điều đó có nghĩa là tổng số tiền thuần lưu chuyển từ hoạt động kinh
doanh đóng vai trò rất quan trọng trong tổng số tiền thuần lưu chuyển và lượng tiền được
tạo ra từ hoạt động kinh doanh là lớn.
Tuy nhiên cũng không hoàn toàn có nghĩa là chỉ có hoạt động kinh doanh mới tạo
tiền thuần mà trong hoạt động tài chính lượng tiền thuần lưu chuyển trong năm lên tới
77.644 trđ lớn hơn nhiều so với 55.424 trđ trong hoạt động kinh doanh. Lượng tiền thuần
trong hoạt động tài chính này chỉ được hình thành từ một nguồn là tiền vay ngắn hạn, dài
hạn 412.585 trđ tạo đủ vốn cho doanh nghiệp trong việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Số vay ngắn hạn, dài hạn đã giúp Công ty trang trải một phần lớn các khoản nợ gốc vay -
cũng chính việc trang trải nợ này trong kỳ ít đi nên doanh nghiệp mới có được lượng tiền
thuần trong hoạt động tài chính lớn như vậy.
Số tiền thuần lưu chuyển từ hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính
chủ yếu vẫn phục vụ cho hoạt động đầu tư. Số tiền thuần lưu chuyển từ hoạt động đầu tư
đã tăng gấp đôi trong năm 2007 mà riêng đầu tư để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài
sản dài hạn đã chiếm 143.366 trđ là kết quả của chính sách đầu tư mở rộng quy mô sản
xuất kinh doanh tại doanh nghiệp trong năm.
Nói chung lưu chuyển tiền thuần trong kỳ đã giảm xuống còn 14.734 trđ chỉ bằng
4,8% so với năm trước mặc dù có sự tăng lên đáng kể của dòng tiền lưu chuyển thuần từ
hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính đã cho thấyrõ sự tăng cường cho đầu
tư tại doanh nghiệp và cũng cho thấy sự mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh khi doanh
nghiệp làm ăn có lãi.
Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48
b

Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B


11
11
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Theo phương pháp trực tiếp)
Đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 Bảng 2-11
CHỈ TIÊU
MÃ SỐ
KỲ NÀY KỲ TRƯỚC
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 01 1.148.483.463.476 939.992.098.802
Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ 02 -556.405.066.307 -349.929.688.622
Tiền chi trả cho người lao động 03 -168.813.962.051 -126.710.827.796
Tiền chi trả lãi vay 04 -23.659.337.133 -20.313.386.540
Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 05 -8.685.261.231 -8.557.706.801
Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 06 201.189.262.266 37.313.614.193
Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 07 -536.684.616.299 -94.634.436.570
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 55.424.482.721 377.159.666.666
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
Tiền chi để mua sắm, XD TSCĐ và các TS dài hạn khác 21 -143.366.194.205 -192.921.842.249
Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và TS dài hạn khác 22
Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của các đơn vị 23
Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 24
Tiền thu hồi góp vốn đầu tư về đơn vị khác 25
Tiền đầu tư vào đơn vị khác 26 -4.749.707.000
Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 313.015.560 526.729.258
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 -147.802.885.645 -192.395.112.991
LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI
CHÍNH
Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của chủ sở

hữu
31
Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48
b

Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B

12
12
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
Tiền chi trả góp vốn cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu
của doanh nghiệp đã phát hành
32
Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 412.583.112.125 94.329.357.934
Tiền chi trả nợ gốc vay 34 -334.938.628.054 -263.646.730.341
Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35
Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36
Tiền chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 77.644.484.071 -169.317.372.407
Tiền chuyển tiền thuần trong kỳ 50 -14.733.918.853 15.447.181.268
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ (50 = 20+30+40) 60 16.889.651.241 1.442.469.973
Thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61) 70 2.155.732.388 16.889.651.241
2.2.5 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Công ty CP than Cao Sơn - TKV
năm 2007
2.2.5.1. Phân tích tình hình thanh toán
Trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ phát sinh các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán.
Tình hình thanh toán phụ thuộc vào phương thức thanh toán, quy định về nộp thuế của
Nhà nước, tuỳ thuộc vào mối quan hệ và sự thoả thuận giữa các đơn vị kinh tế với nhau.
Tình hình thanh toán thể hiện sự chấp hành kỷ luật tài chính và tôn trọng pháp luật. Bởi
vậy, việc phân tích tình hình tài chính của Công ty CP than Cao Sơn - TKV năm 2007 là

đánh giá rõ hơn tính hợp lý và sự biến động của các khoản phải thu, chi tìm ra nguyên
nhân dẫn đến tình trạng trì trệ trong thanh toán nhằm giúp cho Công ty làm chủ được tình
hình tài chính, đảm bảo sự tồn tại, sự phát triển và thể hiện tiềm lực tài chính của mình.
* Phân tích các khoản phải thu
KHOẢN PHẢI THU NĂM 2007 CỦA CÔNG TY CP THAN CAO SƠN - TKV
Bảng 2-12
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch %
1. Phải thu của khách hàng 35.964.609.681 127.791.410.584 91.826.800.903 355,32
2. Trả trước cho người bán 3.513.965.131 2.825.402.496 -688.562.635 80,4
3. Phải thu nội bộ 197.569.706 -197.569.706 0,00
4. Phải thu theo tiến độ kế
hoạch
5. Các khoản phải thu khác 4.614.333.015 8.436.690.147 3.822.357.132 182,83
Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48
b

Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B

13
13
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
6. Dự phòng phải thu khó
đòi(*)
Cộng các khoản phải thu 44.290.477.533 139.053.503.227 94.763.025.694 313,95
Những số liệu trong bảng cho thấy:
Tổng cộng các khoản phải thu cuối kỳ với đầu năm tăng 94.763.025.690 đồng,
tương ứng với tăng 313,952%. Trong đó, các khoản thu tăng lớn nhất là các khoản phải thu
của khách hàng tăng 91.826.800.903 đồng, tương ứng với 355,32%. Các khoản phải thu
nội bộ giảm 197.569.706 đồng. Các khoản phải thu khác tăng 82,84% hay tăng
3.822.357.132 đồng.

Để thấy rõ hơn về vấn đề này ta tính toán một số chỉ tiêu chủ yếu:
- Hệ số quay vòng các khoản phải thu:
Hệ số quay vòng các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành
tiền mặt của doanh nghiệp và được xác định theo công thức:
K
phải thu
=
D
thu thuần
Số dư bình quân các khoản phải thu
Số dư bình quân các khoản phải thu =
Phải thu đầu kỳ + phải thu cuối kỳ
2
Bảng 2-13
Chỉ tiêu Giá trị
Doanh thu thuần (Đ) 1.200.107.998.781
Số dư các khoản phải thu đầu kỳ (Đ) 44.290.477.533
Số dư các khoản phải thu cuối kỳ (Đ) 139.053.503.227
Số dư nợ bình quân phải thu của khách hàng (Đ) 91.671.990.380
Hệ số vòng quay các khoản phải thu (Kthu thuần) 13,09
Vậy các khoản phải thu bằng 1/13,09 lần doanh thu, nghĩa là cứ làm ra 13,09 đồng
doanh thu Công ty thu được thì bị khách hàng chiếm dụng 1 đồng, tỷ lệ này cho thấy vốn
của Công ty bị chiếm dụng.
Hệ số vòng quay các khoản phải thu của Công ty tương đối ổn định.
- Số ngày của doanh thu chưa thu:
Phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu trong một vòng vốn luân
chuyển.
N
phải thu
= Các khoản phải thu bình quân x 360 ngày

Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48
b

Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B

14
14
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
Tổng doanh thu thuần
N
phải thu
=
91.671.990.380
x 360 ngày = 27,4 ngày
1.200.107.988.781
N
phải thu
= 27,4 ngày có nghĩa là số ngày của doanh thu chưa thu năm 2007 là 27,4
ngày. Đây là số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu trong vòng luân chuyển, 27,4
ngày là cao cần phải rút ngắn hơn nữa để đáp ứng khả năng thanh toán các khoản nợ. Con
số này có thể chấp nhận được theo kinh nghiệm nếu:
Nn ≤ 1,3*(Kỳ hạn được thanh toán được hưởng chiết khấu)
2.2.5.2. Phân tích khả năng thanh toán
- Phân tích vốn luân chuyển: Đó là lượng vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh
doanh, đồng thời sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Vốn luân chuyển = Vốn lưu động - Nợ ngắn hạn
- Đầu năm:
Vốn luân chuyển = 164.646.986.111 - 143.422.755.005 = 21.224.231.106 (đồng)
- Cuối năm:
Vốn luân chuyển =236.654.228.536 - 304.691.429.797 = -68.37.201.261 (đồng)

Bảng 2-14
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm
Vốn lưu động (Đ) 166.646.986.111 236.654.228.536
Nợ ngắn hạn (Đ) 144.422.755.005 304.691.429.797
Vốn luân chuyển 21.224.231.106 -68.037.201.261
Với khoản nợ ngắn hạn ở cuối năm là: 304.691.429.797 đồng, còn vốn luân chuyển
ở cuối năm là 68.37.201.261 đồng chứng tỏ Công ty chưa đủ khả năng thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn.
* Hệ số thanh toán ngắn hạn:
Hệ số thanh toán ngắn hạn thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa tài sản lưu động và các khoản
nợ ngắn hạn. Nó phản ánh mức độ đảm bảo của vốn lưu động với các khoản nợ ngắn hạn.
K
TTngh
=
Tài sản lưu động (A
TS
)
Nợ ngắn hạn (A
NV
(I))
Bảng 2-15
Chỉ tiêu Kỳ trước Kỳ này
Tài sản lưu động (Đ) 164.646.986.111 236.654.228.536
Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48
b

Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B

15
15

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
Nợ ngắn hạn (Đ) 143.422.755.005 304.691.429.797
KTTngh 1,14 0,77
Như vậy, có thể thấy nếu đem tỷ số thanh toán ngắn hạn ở cả đầu năm và cuối năm
so với con số kinh nghiệm (>2) thì khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty đối với các
khoản nợ ngắn hạn là rất thấp và hệ số thanh toán ngắn hạn ở đầu năm cao hơn cuối năm.
* Hệ số thanh toán tức thời:
K
TT tức thời
=
Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Các khoản phải thu
Nợ ngắn hạn
Bảng 2-16
Chỉ tiêu Kỳ trước Kỳ này
Tiền (Đ) 16.889.651.241 2.155.732.388
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0
Khoản phải thu (Đ) 44.290.477.533 139.053.503.227
Nợ ngắn hạn (Đ) 143.422.755.005 304.691.429.797
K
tt
tức thời 0,426 0,463
Nhận xét: Qua tính toán ở trên ta thấy; Hệ số thanh toán tức thời đầu năm và cuối
năm đều có K
tttt
< 1. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nợ tức thời của Công ty CP
than Cao Sơn - TKV năm 2007 là không khả quan.
* Hệ số quay vốn hàng tồn kho:
Nhu cầu vốn của doanh nghiệp phụ thuộc vào lượng và thời gian tồn kho của hàng
hoá (mục IV, A
tài sản

), dự trữ nguyên vật liệu, trên đường vận chuyển, hàng gửi bán.
K
hàng tồn kho
=
Giá vốn hàng bán (chi phí sản xuất)
; vòng/năm
Hàng tồn kho bình quân
Trong đó:
Hàng tồn kho bình quân

=
Hàng tồn kho đầu năm + Hàng tồn kho cuối năm
2
Hàng tồn kho BQ

=
(103.466.857.337 + 94.925.159.234) /2
= 99.196.008.285(đồng)
2
K
hàng tồn kho
=
1.037.456.621.889 = 10,6 vòng/năm
99.196.008.285
Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48
b

Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B

16

16
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
* Nhận xét: Theo kinh nghiệm hệ số này trong các doanh nghiệp mỏ là cao, thường
từ 7→ 8 là tốt. Chính vì thế năm 2007 Công ty CP than Cao Sơn - TKV bị tồn đọng vốn
vào hàng tồn kho ở mức cao.
* Số ngày của một kỳ luân chuyển hàng tồn kho
N
hàng tồn kho
=
360
=
360
= 33,96 ngày
K
hàng tồn kho
10,6
Vậy số ngày hàng tồn kho 1 vòng là 34 ngày. Đây là điều không thuận lợi cho
Công ty. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn thấp, tính chủ động không cao. Để
đảm bảo cho nguồn vốn công ty phải đi chiếm dụng vốn lớn hơn bị chiếm dụng, hàng tồn
kho còn lớn, khả năng thanh toán kém, vốn luân chuyển ít.
* Phân tích sức sản xuất của vốn lưu động (S
SX
)
- Sức sản xuất của vốn lưu động:
S
SX
=
Doanh thu thuần
; đồng
Vốn lưu động bình quân

Trong đó:
Vốn lưu động bình quân

=
VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ
; đồng
2
Vốn lưu động bình quân

=
164.646.986.111 + 236.654.228.536
2
= 200.650.607.323 (đồng)
S
SX
=
1.200.107.988.781
= 5,98đ SF/đv
200.650.607.323
Vậy 1 đồng vốn lưu động trong năm đã tham gia sản xuất cùng các đối tượng khác
đã tạo ra 5,98 đ doanh thu thuần.
- Sức sinh lời của vốn lưu động (S
sl
)
S
SL
=
Lợi nhuận thuần
= 29.383.761.447
= 0,1464

Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48
b

Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B

17
17
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
Vốn lưu động bình quân 200.650.607.323
Như vậy, với 1 đồng vốn lưu động tham gia vào sản xuất trong năm tạo ra 0,14
đồng lợi nhuận.
- Thời gian của một vòng luân chuyển (T
LC
)
T
LC
=
Thời gian kỳ phân tích
=
360
= 60,2 ngày
Số vòng quay trong kỳ của VLĐ 59,8
Vậy một vòng quay của VLĐ 60,2 ngày.
- Hệ số đảm nhận VLĐ (K
đn
).
K
đn
=
VLĐ bình quân

=
200.650.607.323
= 0,17 đ/đ
Doanh thu thuần 1.200.107.988.781
Vậy để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần năm 2007 Công ty phải huy động 0,17đồng
VLĐ.
2.2.6. Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời của vốn.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một
lượng vốn nhất định, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay và các khoản vốn chiếm dụng
trong thanh toán khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức, huy động, các loại vốn cần thiết
cho nhu cầu kinh doanh; đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng số vốn hiện có
một cách hợp lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách quản lý
kinh tế - tài chính và kỷ luật thanh toán của Nhà nước.
Do hoạt động tài chính là một nội dung cơ bản và là một bộ phận cấu thành hoạt
động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nên để hoạt động kinh doanh tiến hành thuận
lợi và đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần thúc đẩy và tăng cường hiệu quả của hoạt động
tài chính. Doanh nghiệp có đảm bảo được hiệu quả kinh doanh thì mới đảm bảo được hiệu
quả tài chính và ngược lại, nhờ đảm bảo được hiệu quả tài chính mới đảm bảo được hiệu
quả kinh doanh, mới thúc đẩy được sản xuất- kinh doanh phát triển, nâng cao hiệu quả
kinh doanh. Vì thế, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp không thể tách rời với
phân tích hiệu quả kinh doanh.
Trên thực tế, có nhiều cách tiếp cận hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, và do
vậy, vó nhiều chỉ tiêu khác nhau phản ánh hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên về mặt tổng
Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48
b

Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B

18
18

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
quát, để đo lường và đánh giá hiệu quả kinh doanh, các nhà phân tích thường sử dụng các
chỉ tiêu sau:
* Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh:
D
VKD
=
Lợi nhuận thuần SXKD
đ/đ
Vốn kinh doanh bình quân
D
VKD
=
29.383.761.447
= 0,04 đ/đ
(565.946.223.333+754.436.296.445)/2
Như vậy cứ 1 đồng vốn kinh doanh trong kỳ đã tạo ra 0,04 đồng lợi nhuận.
* Hệ số doanh lợi của doanh thu thuần:
D
VKD
=
Lợi nhuận sau thuế
; đ/đ
Doanh thu thuần
D
VKD
=
24.236.145.869
= 0,020 đ/đ
1.200.107.988.781

Như vậy, cứ một đồng vốn doanh thu thuần mà công ty nhận được thì trong đó có
0,020 đồng lợi nhuận sau thuế.
2.3 Phân tích tình hình sử dụng lao động tiền lương
Lao động tiền lương là một trong các yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh
doanh. Tuy nhiên đây là một yếu tố đặc biệt vì nó liên quan đến con người. Việc phân tích
tình hình sử dụng lao động tiền lương nhằm đánh giá quá trình sử dụng lao động của Công
ty và khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật góp phần nâng cao
hiệu quả lao động sản xuất kinh doanh.
2.3.1 Phân tích tình hình sử dụng lao động
a. Phân tích số lượng và kết cấu lao động
Công ty có trình độ cơ giới hoá cao, máy móc thiết bị được trang bị đầy đủ song
một phần quyết định đến năng suất, sản lượng của Công ty chính là đội ngũ lao động. Việc
đảm bảo lao động về số lượng và chất lượng là vấn đề Công ty rất quan tâm. Trong những
điều kiện khác nhau thì doanh nghiệp có thể lựa chọn số lượng lao động khác nhau. Tuy
nhiên doanh nghiệp phải lựa chọn như thế nào để đảm bảo số lượng lao động phục vụ sản
xuất vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế là lớn nhất. Việc lựa chọn hợp lý số lượng lao động còn
có nghĩa là đảm bảo cho năng suất lao động lớn nhất. Phân tích mức độ đảm bảo số lượng
lao động nhằm đánh giá được thực chất mức độ đảm bảo về số lao động của doanh nghiệp
trong kỳ phân tích từ đó có biện pháp khắc phục những tồn tại trong việc đảm bảo về số
lao động của doanh nghiệp.
Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48
b

Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B

19
19
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
BẢNG SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA C.TY CP THAN CAO SƠN - TKV
Bảng 2-17 ĐVT: Người

T
T
Chỉ tiêu ĐVT TH 06
Năm 2007 TH 07/06 TH07/KH07
KH TH
± % ± %
1 Than NK sản xuất Tấn
2.502.625 2.750.000 2.960.565 457.940 118,30 210.565 107,66
2 Tổng số lao động Người
3.804 3.778 3.812

8
10
0,21 34
10
0,90
3 CN sản xuất trực tiếp "
3.456 3.454 3.469

13
10
0,38 15
10
0,43
4 CNV LĐ gián tiếp "
348 324 343

-5
9
8,56 19

10
5,86
Qua bảng 2-17 ta thấy tổng số lao động của Công ty than CP than Cao Sơn - TKV
năm 2007 là 3.812 người (trong đó CNV sản xuất chính chiếm 3.469 người) tăng 8 người
so với năm 2006 ứng với 0,21% và tăng 34 người so với kế hoạch. Để xem xét tính hợp lý
của việc thực hiện kế hoạch số lượng người lao động, ta xét công thức:
Qk
T
IT
T
I
×
=
1
Trong đó:
I
T
- Chỉ số hoàn thành kế hoạch về số lượng người lao động
T
1
, T
k
- Số lượng người lao động bình quân thực tế, kế hoạch
k
Q
Q
Q
I
1
=

Là chỉ số hoàn thành kế hoạch sản lượng
Q
1
, Q
k
- Sản lượng sản xuất thực tế, kế hoạch
I
T
=
3.812
= 0,937 = 93,7%
3.778 x
2.960.565
2.750.000
Lượng tăng tuyệt đối:

T
= 3.812 – 3.778 x
2.960.565
= - 255 người
2.750.000
Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48
b

Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B

20
20
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
Theo kết quả tính được ở trên ta có nhận xét: Trong năm 2007 Công ty CP than Cao

Sơn - TKV đã sử dụng số lượng lao động trong danh sách tiết kiệm tương đối so với kế
hoạch 100% -93,7% = 6,3% tương ứng với 255 người.
Do đó lượng lao động mà doanh nghiệp đang sử dụng đã góp phần tiết kiệm chi phí
sản xuất đồng nghĩa với giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh
doanh, tăng thu nhập cho CBCNV và doanh nghiệp trong năm 2007.
b. Phân tích chất lượng lao động
Phân tích chất lượng lao động nhằm thấy được khả năng đáp ứng về năng lực
chuyên môn của lao động so với yêu cầu công việc, đồng thời thấy được kết quả công tác
đào tạo đội ngũ lao động của doanh nghiệp (bảng 2-18)
Qua bảng 2-18 ta có những nhận xét sau: Chất lượng lao động của Công ty năm
2007 tương đối tốt, bậc thợ bình quân là 3,98. Trong số công nhân lao động kỹ thuật thì số
công nhân bậc 5 chiếm số đông có khả năng đáp ứng năng lực chuyên môn cao. Cụ thể:
Đối với công nhân vận hành máy khoan yêu cầu thợ chính phải có bậc 5, trong khi đó bậc
thợ bình quân của công nhân vận hành khoan là 5,03; đối với công việc vận hành máy xúc
yêu cầu bậc thợ bình quân là 5,5 thực tế bậc thợ bình quân của công nhân vận hành máy
xúc là 5,15; với mức bậc thợ bình quân này là đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của công
việc.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty hầu hết có trình độ Đại học, Cao
đẳng và Trung cấp. Đội ngũ này ngày càng được trẻ hoá sẵn sàng thích ứng nhu cầu áp
dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào công tác khai thác mỏ và chỉ đạo sản xuất kinh doanh
của Công ty.
PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG CÔNG TY CP THAN CAO SƠN – TKV NĂM 2007

TT Chức danh
Tổng
số lao
động
Số người theo bậc thợ
Bậc
thợ

BQ
trình độ văn hoá
1 2 3 4 5 6 7
PTCS PTTH
Tr
cấp
A CN TT sản xuất 3 469 299 322 619 589 690 449 171

951 1 553
I Công nhân kỹ thuật 3 139 299 322 614 589 690 449 171 3.98 951 1 553
1 Điện 360 19 82 97 83 69 10 4.36 99 142
2 Khai thác và chế biến than 893 131 223 294 173 72 4.80 310 461
3 Cơ khí 608 59 160 145 127 99 18 4.16 167 318
4 Vận tải 751 299 236 216 1.89 241 381
Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48
b

Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B

21
21
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
5 Xây dựng 59 8 11 21 16 3 4.91 15 15
6 Vận hành đường thủy 7 4 3 2.33 2 4
7 Bốc xếp 215 4 6 78 89 38 4.68 33 128
8 Thông tin liên lạc 44 10 12 19 3 4.34 5 12
9 Thương nghiệp 202 3 23 57 51 68 5.78 79 92
II Lao động phổ thông 330 193 137
B Lao động gián tiếp 343
1 Nhân viên y tế 30

2 Cán bộ quản lý 304
2 Cán bộ đoàn đảng 09
Tổng số công nhân viên
3 812

Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48
b

Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B

22
22
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
c. Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động
Mục đích của việc phân tích này là đánh giá trình độ sử dụng tiềm năng lao động
thời gian, tính hợp lý của chế độ công tác, ảnh hưởng của việc tận dụng thời gian lao động
đến khối lượng sản xuất.
Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động để thấy được sử dụng thời gian lao
động có hiệu quả hay không, có lãng phí hay không để từ đó có biện pháp cụ thể để nâng
cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động.
Theo bảng 2-19, tổng số ngày công thực tế năm 2007 tăng 6.268 ngày so với năm
2006 tương ứng với 0,54% do nguyên nhân chủ yếu là tăng số lượng người lao động từ
3.804 người lên 3.812 người. Chúng ta có thể xem xét sự ảnh hưởng của chỉ tiêu số ngày
công bình quân 1 CNV và tổng số CNV đến chỉ tiêu số ngày công thực hiện như sau:
Số ngày công bình quân 1 người lao động tăng lên làm tổng số ngày công thực tế
toàn Công ty tăng:
(287 – 282) x 3.812 = 19.060 ngày công
Số lao động trong Công ty tăng làm tổng số ngày công thực tế tăng:
(3.812 – 3.804) x 282 = 2.256 ngày công
Vậy tổng số ngày công lao động thực tế tăng là:

19.060 + 2.256 = 21.316 ngày công
Ta có hệ số sử dụng thời gian lao động như sau:
H

=
N
tt
c 2007
N
tt
c 2006
x
Q
2007
Q
2006
Trong đó:
H

: Hệ số sử dụng ngày công lao động có xét đến sản lượng than nguyên khai sản
xuất
Q
2006
, Q
2007
: Sản lượng than nguyên khai sản xuất năm 2006, 2007
N
tt
c 2006
, N

tt
c 2007
: Tổng số ngày công làm việc thực tế của năm 2006, 2007
H

=
1.092.929
= 0,8636 = 86,36%
1.072.728

x
2.960.565
2.502.625
Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48
b

Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B

23
23
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
Lượng tăng tuyệt đối:

H

= 1.095.929 – 1.072.728 x
2.960.565
= - 173,091
2.502.625
Có nghĩa là trong năm 2007 tổng số CNV trong doanh nghiệp đã sử dụng hết 1.095.929

ngày công thực tế tiết kiệm được 173,091 ngày công tương ứng với 13,64% để thực hiện mức
sản lượng 2.960.565 tấn than nguyên khai.
d. Phân tích năng suất lao động
* Đánh giá chung năng suất lao động
NSLĐ là chỉ tiêu phản ánh rõ rệt nhất chất lượng sử dụng sức lao động. Phân tích
NSLĐ dựa trên cơ sở lý luận là các Doanh nghiệp phải phấn đấu không ngừng tăng NSLĐ,
lấy đó là biện pháp cụ thể chủ yếu để phát triển sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế và tạo ra
những tích luỹ vừa tăng cường sản xuất vừa đảm bảo thu nhập cho người lao động.
Qua bảng 2-20 cho thấy NSLĐ bình quân năm tính cho 1 người lao động trong
Công ty cũng như tính cho 1 CN sản xuất than đều tăng cao cả về giá trị và hiện vật so với
năm 2007. NSLĐ tính bằng hiện vật đối với 1 CN sản xuất than đạt mức tăng là 29,30% so
với năm trước khi thực hiện 853,43 T/người-năm là kết quả của công tác khoán và quản lý
chi phí, công tác điều hành sản xuất kinh doanh. Với điều kiện hiện có, việc hạch toán kinh
tế nội bộ trong Công ty được tăng cường, lệnh sản xuất được giao hàng ngày thông qua các
buổi giao ban, công tác chỉ đạo sản xuất được thực hiện sát sao hơn, chế độ kích thích vật
chất hợp lý là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tăng NSLĐ và đảm bảo chất lượng
trong sản xuất kinh doanh tại Công ty.
Về mặt giá trị, NSLĐ đạt mức 308,04 trđ/người.năm (đối với 1 CNV) và
338,50trđ/người-năm (đối với 1 CN sản xuất than) cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm
trước. Làm việc không biết mệt mỏi, tinh thần “kỷ luật- đồng tâm” đã thúc đẩy CBCNV
trong Công ty thi đua sản xuất tăng NSLĐ, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều này cho
thấy các nhân tố khách quan như giá bán trên thị trường kết hợp với sản lượng than tiêu thụ
tăng đến doanh thu để tính năng suất lao động đạt hiệu quả cao. Việc tăng năng suất lao
động chính là do công tác khai thác than được chú trọng hơn làm tăng sản lượng khai thác
năm 2007 so với năm 2006 tăng 457.940 tấn. Bên cạnh đó, là do chính sách và biện pháp
khuyến khích người lao động làm việc nhiệt tình và đạt hiệu quả hơn.
* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động
Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48
b


Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B

24
24
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Địa chất
Để thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố năng suất lao động và số lượng
công nhân sản xuất trực tiếp đến sản lượng, dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác
định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức tăng năng suất lao động của Công ty CP
than Cao Sơn - TKV năm 2007.
Áp dụng phương pháp tính số chênh lệch xác định ảnh hưởng của việc tăng số
lượng công nhân và tăng năng suất lao động đến tăng (giảm) số lượng than sản xuất theo
công thức:
Q = N x W (tấn)
Trong đó:
Q: sản lượng than sản xuất (tấn)
N: số công nhân sản xuất (người)
W: năng suất lao động của công nhân sản xuất (tấn/ người - năm)
Gọi N
0
, N
1
lần lượt là số công nhân sản xuất trong năm 2006 và 2007
W
0
,W
1
lần lượt là năng suất lao động của công nhân sản xuất năm 2006 và 2007
Ta có:
+ Chênh lệch về số công nhân sản xuất:
∆N = N

1
- N
0
= 3.469 - 3.456 = 13 người
+ Chênh lệch về năng suất lao động:
∆W = W
1
- W
0
= 853 - 724 = 129 tấn/người - năm
Từ đó cho thấy ảnh hưởng của các nhan tố như sau:
+ Nhân tố số lượng lao động:
∆ Q
N
= ∆N x W
0
= 13 x 724 = 9.413 tấn
Nhân tố năng suất lao động:
∆ Q
W
= N
1
- ∆W = 3.469 x 129 = 448.527
Tổng mức ảnh hưởng của hai nhân tố này:
∆ Q = ∆ QN + ∆ QW = 9.413 + 448.527 = 457.940 tấn
Vậy, sản lượng than khai thác năm 2007 tăng hơn năm 2006 là 457.940 tấn là do tác
động đến việc tăng số công nhân trực tiếp sản xuất và làm tăng sản lượng lên 9.413 tấn và
tăng năng suất lao động làm sản lượng tăng 448.527 tấn.
Do đó, có thể khẳng định rằng năng suất lao động có ảnh hưởng rất lớn đến sản
phẩm sản xuất trong kỳ. Vì vậy, để hoàn thành kế hoạch và đạt sản lượng cao hơn năm

Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48
b

Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B

25
25

×