Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

5 "bước" hoàn hảo để vượt qua thất bại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.88 KB, 4 trang )

5 "bước" hoàn hảo để vượt qua thất bại

Bạn hy vọng rất nhiều về cơ hội lần này: các kĩ năng của bạn đáp ứng
hầu hết yêu cầu công việc. Tuy nhiên, thực tế lại không hoàn hảo như
vậy. Bạn vừa nhận được thông báo vẻn vẹn rằng mình đã bị loại. Vậy
bạn sẽ phải làm gì tiếp sau?

Đừng dằn vặt bản thân về thất bại

John Kador, tác giả cuốn sách “301 câu hỏi hay nhất để hỏi trong cuộc
phỏng vấn”, khuyên bạn nên rút ra bài học từ mỗi lần bị từ chối và lạc quan
rằng đó không hẳn là do lỗi của bạn. “Đôi khi sự thật bại xảy đến không phải
do bạn đã làm sai. Đó chỉ là do có ai đó xuất sắc hoặc may mắn hơn. Và
cũng có thể là công ty đã chọn được một người từ trước và chỉ tiến hành
phỏng vấn những người khác cho đúng trình tự”.
Do đó đừng tự dằn vặt bản thân. Thay vào đó hãy viết ra những điều bạn học
được và bạn sẽ được đền đáp một cách xứng đáng vào những lần tiếp theo từ
chính sự nỗ lực của mình.

Gửi lại phản hồi một cách lịch thiệp

Cách bạn kiểm soát bản thân sau một lời từ chối có thể khiến nhà tuyển dụng
xem xét lại trường hợp của bạn hoặc giới thiệu bạn cho một nhà tuyển dụng
khác. Liz, Lynch, tác giả cuốn sách “Xây dựng mạng lưới thông minh”, góp
ý: “Sau khi biết kết quả, hãy gửi một tấm card cám ơn nhà tuyển dụng và
nhắc lại sự quan tâm của bạn tới công ty. Đồng thời thể hiện niềm hi vọng
họ sẽ lưu ý bạn tới những vị trí tuyển dụng trong tương lai. Và cho dù bạn
không gửi lại phản hồi hay làm bất cứ gì, đừng nói xấu công ty hay người
phỏng vấn trên blog của mình”.

Hỏi những nhận xét của nhà tuyển dụng



Kador đề nghị bạn nên nói rằng mình chấp nhận quyết định của nhà tuyển
dụng trước khi đề nghị giải thích lí do bạn bị loại. Ông nói: “Sẽ không ai nói
chuyện với bạn nếu họ nghĩ rằng bạn có ý định tranh cãi hay nài nỉ”.

Bạn có thể bỏ qua bước này nếu không đủ dũng khí để đối mặt với nhà tuyển
dụng một lần nữa. Nhưng nếu vẫn quyết định hỏi, bạn nên sử dụng email.
Đây là cách tốt nhất bởi nói chuyện qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp có thể
khiến bên kia không thoải mái. Và dù bạn nhận được lời phản hồi như thế
nào, đừng phản ứng một cách tiêu cực.

Lewis Lin, một người tư vấn nghề nghiệp, cho biết: “Bạn sẽ thường nhận
được câu trả lời chung chung hay qua loa của nhà tuyển dụng nhưng bạn vẫn
có thể đạt được mục đích của mình bằng cách nói khéo léo hơn như “Nếu có
thời gian, anh/ chị có thể nói rõ về nguyên nhân thất bại cũng như cách khắc
phục để tôi có thể cải thiện cho những cuộc phỏng vấn trong tương lai?”. Lin
nhấn mạnh: “Hãy duy trì cuộc nói chuyện một cách chuyên nghiệp nhất”.

Tiếp tục cố gắng

Dù nhà tuyển dụng nói: “Chúng tôi sẽ lưu lại hồ sơ của bạn” như một cách
để làm giảm bớt sự thất vọng của ứng viên bị loại nhưng chắc chắn bạn vẫn
có hi vọng ở những lần sau. Kador khuyên bạn nên tiếp tục nộp đơn vào
những vị trí thích hợp ở các công ty đã đăng kí cũng như ở nơi khác và giữ
liên lại với những nhà tuyển dụng bạn đã tiếp xúc. Và cách liên lạc tốt nhất
là qua email, thư tay.

Xây dựng mạng lưới quan hệ với nhà tuyển dụng

Nếu bạn có thể giúp đỡ nhà tuyển dụng bằng cách giới thiệu một ứng viên

khác, hãy làm như vậy. Thất bại khi phỏng vấn không đồng nghĩa với việc
bạn không được xây dựng quan hệ với nhà tuyển dụng. Mối quan hệ của bạn
càng rộng, cơ hội thành công khi xin việc của bạn càng cao.

×