Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

KỸ THUẬT SẢN XUẤT PHÂN VI SINH - Thư Viện Số - Thông tin Khoa học và Công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.62 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>KỸ THUẬT SẢN XUẤT PHÂN VI SINH</b>



Phân vi sinh là chế phẩm chứa các vi sinh vật (VSV) sống có hoạt lực
cao đã được tuyển chọn, thơng qua các hoạt động của nó tạo ra các chất
dinh dưỡng cho đất và cây trồng làm cho cây trồng phát triển tốt hơn.


Ở Việt Nam, phân VSV cố định đạm cây họ đậu và phân VSV phân
giải lân đã được nghiên cứu từ năm 1960 và đến năm 1987 phân Nitragin
trên nền chất mang than bùn mới được hoàn thiện và đến năm 1991 đã có
hơn 10 đơn vị trong cả nước tập trung nghiên cứu phân vi sinh vật. Các nhà
khoa học đã phân lập được nhiều chủng vi sinh vật cố định đạm và một số
VSV phân giải lân.


Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân VSV khác nhau, nhưng
theo mật độ VSV hữu ích có thể chia làm 2 loại như sau:


- Phân VSV có mật độ VSV hữu ích cao (trên 108 tế bào/gam) và do
chất mang được thanh trùng nên VSV tạp thấp.


- Phân VSV có mật độ VSV hữu ích thấp (106-107 tế bào/gam) và
VSV tạp cao do nền chất mang khơng được thanh trùng.


Q trình sản xuất phân vi sinh theo 2 giai đoạn chủ yếu:


Giai đoạn 1: Tạo nguyên liệu cho sản xuất còn gọi là chất mang. Chất
mang được dùng là các hợp chất vô cơ (bột photphorit, bột apatit, bột
xương, bột vỏ sò,..) hay các chất hữu cơ (than bùn, bã nấm, phế thải nông
nghiệp, rác thải,..). Chất mang được ủ yếm khí hoặc hiếu khí nhằm tiêu diệt
một phần VSV tạp và trứng sâu bọ, bay hơi các hợp chất dễ bay hơi và
phân giải phần nhỏ các chất hữu cơ khó tan.



Giai đoạn 2: Cấy vào nguyên liệu trên các chủng vi sinh vật thuần khiết
trong điều kiện nhất định để đạt được hiệu suất cao. Mặc dù VSV nhỏ bé
nhưng trong điều kiện thuận lợi: đủ chất dinh dưỡng, có độ pH thích hợp,
CO2 và nhiệt độ mơi trường tối ưu chúng sẽ phát triển cực kỳ nhanh chóng


(hệ số nhân đôi chỉ 2-3 giờ); ngược lại trong điều kiện bất lợi chúng sẽ
không phát triển hoặc bị tiêu diệt, dẫn đến hiệu quả của phân bị giảm sút.
Để cho phân vi sinh được sử dụng rộng rãi, người ta thường chọn các
chủng vi sinh có khả năng thích nghi rộng hoặc dùng nhiều chủng trong
cùng một loại phân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nghiệp, phân lợn, trâu, bò, dê,..hoặc phân từ nguồn phế thải của quá trình
chế biến của các nhà máy như mía, mụn dừa, vỏ trái cây, .. Nói chung là đi
từ nguyên liệu nào có thể biến thành mùn. Sau đó là q trình phối trộn,
cấy các chủng vi sinh vào mùn.


Phân phức hợp hữu cơ vi sinh được sản xuất từ phế thải của nhà máy
đường theo công nghệ của FITOHOOCMON được Bộ Khoa học và công
nghệ cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích về “Quy trình sản xuất phân
phức hợp hữu cơ vi sinh”, như sau:


- Giai đoạn lên men nguyên liệu: Nguyên liệu là bùn mía, tro lị, than
bùn được lên men tạo thành mùn hữu cơ cao cấp


- Giai đoạn phối trộn và cấy vi sinh vật hữu ích: Phối trộn theo cơng
thức định sẵn tùy theo yêu cầu chất lượng phân và cấy VSV thuần khiết
vào môi trường mùn hữu cơ.


Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ vi
sinh từ nguồn nguyên liệu mụn dừa rất phong phú ở Bến Tre là phế thải của


các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa. Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ
mụn dừa được mô tả như sau:


- Giai đoạn sản xuất giá thể (đất sạch): Nguyên liệu mụn dừa được xử
lý để giảm hàm lượng muối (giảm EC) và giảm hàm lượng Tanin. Sấy hoặc
phơi khô, sau đó được phối trộn với chất dinh dưỡng chậm tan và chất phụ
gia. Ép đóng thành bánh hoặc đóng bao để dễ dàng vận chuyển.


- Sản xuất phân bón: Chế phẩm vi sinh gốc được nhân sinh khối, sau đó
được tưới đều vào nguyên liệu mụn dừa. Ủ hảo khí để có ngun liệu bán
thành phẩm.


- Từ mụn dừa bán thành phẩm sẽ phối trộn các vi sinh vật hữu ích để
có được sản phẩm phân hữu cơ vi sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

(bù lượng nước hao hụt trong những ngày khơ hạn). Khoảng một tháng có
thể vỡ ra, trộn lại đống ủ và bổ sung dung dịch E.M, ủ tiếp (có thể thêm
phân đạm, lân hịa với nước). Chế phẩm vi sinh vật hiện nay tương đối dễ
tìm và rẻ là E.M có bán ở Viện Khoa học Nơng nghiệp, các Trung tâm ứng
dụng tiến bộ khoa học công nghệ,... Đối với các nguyên liệu có khả năng
tạo thành chất chua như bã đậu, bã rượu, thạch dừa hư,.. thì nhất thiết phải
được bổ sung vơi để khử chua và hạn chế tạp khuẩn, đồng thời bổ sung chế
phẩm vi sinh thường xuyên để phân huỷ nhanh và cạnh tranh với men tạp.


Ở một số nơi, người ta còn ngâm các nguồn nguyên liệu hữu cơ giàu
đạm trong nước (cá vụn, bánh dầu,..) để một thời gian tưới cho cây trồng,
cây cảnh. Làm như vậy gây ô nhiễm môi trường vì mùi hơi, ruồi, dịi,..tác
động xấu đến khơng khí xung quanh, làm dơ nguồn nước. Nên ngâm trong
vật chứa kín và mỗi tháng pha với dung dịch EM bán trên thị trường tỷ lệ
1/1.000, nếu có thể sử dụng thêm chế phẩm protease (men phân huỷ


protein) thì thời gian phân huỷ được rút ngắn và đạm trong nước tưới dễ
tiêu hơn.


Trong điều kiện các loại vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm đang ngày
càng có nguy cơ phát tán như H5N1, bệnh lợn tai xanh,..Chúng ta nên hạn


chế cách ngâm trong nước và tuyệt đối không ngâm súc vật chết mà phải
chôn trong đất, có khử trùng bằng vơi hoặc hóa chất khử trùng mạnh hơn.


Phân hữu cơ vi sinh thật gần gũi vì nguồn ngun liệu hữu cơ ln có
chung quanh nhưng cũng thật lạ lẫm vì nguồn vi sinh khó tiếp cận. Khơng
sao cả vì hiện nay các chế phẩm vi sinh ngày càng phổ biến như
Tricoderma có hoạt tính xenlulaza cao (phân huỷ chất xơ), chế phẩm EM
gồm 80 loài vi sinh vật có ích đang có bán ở nhiều nơi.


</div>

<!--links-->

×