Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chính phủ nên khuyến khích tiêu dùng như thế nào?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.59 KB, 6 trang )

Chính phủ nên khuyến khích
tiêu dùng như thế nào?

Chính phủ là những nhà làm thị trường nhiều ý tưởng. Lực lượng vũ trang
quảng cáo chiêu mộ tình nguyện viên. Các tổ chức y tế khuyên chúng ta từ
bỏ thuốc lá. Cùng với thông tin và lời lẽ thuyết phục, chính phủ từ lâu đã sử
dụng mã số thuế để buộc chúng ta phải thay đổi hành vi của mình: miễn phí
thuế đầu tư tiết kiệm cho hưu trí, tín dụng thuế khi mua các sản phẩm tiết
kiệm nhiên liệu.

Khi lời thuyết phục và động cơ thúc đẩy giá cả không hiệu quả, chính phủ có
thể đi bước tiếp theo xa hơn những nhà làm thị trường thương mại: Đưa ra
quy định và lập pháp.

Cuộc suy thoái kinh tế hiện thời đã đẩy nhiều người tiêu dùng vào tình cảnh
phải cắt giảm chi tiêu và tăng tiết kiệm, đặc biệt là ở những quốc gia có
mạng lưới an ninh xã hội còn chưa phát triển. Trước tình trạng này, Chính
phủ ở hầu hết các quốc gia đều đưa ra những chương trình vừa tăng tính hiệu
lực của tín dụng ngân hàng và vừa thúc đẩy tiêu dùng.

Từ châu Á...

Các chương trình như thế có thể thấy rõ nhất ở Trung Quốc – quốc gia có tỉ
lệ tiết kiệm đạt 50% và tiêu dùng nội địa được khuyến khích để bù vào phần
nhu cầu đối với hàng Trung Quốc bị cắt giảm trên thị trường quốc tế.

Cùng với chi tiêu cơ sở hạ tầng tăng, chính quyền cấp thành phố và cấp tỉnh
ở Trung quốc giới thiệu một loạt các chương trình phiếu thưởng và hóa đơn
thanh toán nhằm kích thích tiêu dùng trong ngắn hạn.

Một số chính quyền cấp địa phương đang chi trả lương cho nhân viên của họ


một phần bằng hóa đơn thanh toán chỉ có thể sử dụng cho chi tiêu trong một
khoảng thời gian nhất định nào đó. Một số khác đang tập trung nhắm mục
tiêu vào người nông dân và người tiêu dùng nông thôn với các phiếu thưởng
để thúc đẩy doanh số bán các mặt hàng lâu bền như ôtô và vô tuyến.

Cuối cùng, Hàng Châu đã phát hành các cuốn phiếu giảm giá ở các tỉnh khác
nhằm duy trì các cuộc thăm viếng của khách du lịch tới thành phố này.
Những cuốn phiếu thưởng này thường chào mời giảm giá từ 20-25% và hiện
đang có hiệu lực với các khách du lịch nước ngoài khi xuất trình hộ chiếu.

Tuy vậy, những chương trình này cũng tồn tại một số vấn đề. Trước hết, nếu
các phiếu thưởng chỉ có được sử dụng thông qua một số cửa hàng ủy nhiệm
nhất định và cho một số nhãn hiệu cụ thể, thì rõ ràng tồn tại rủi ro bị lạm
dụng khi các nhà làm thị trường cố gắng lách vào danh mục hàng được ưu
tiên.

Thứ hai, nhiều chương trình đòi hỏi người tiêu dùng phải thanh toán toàn bộ
giá đã niêm yết sau đó mang hóa đơn tới văn phòng chính phủ để lấy lại số
tiền được hạ giá. Không được giảm giá ngay tại chỗ không thể thúc đẩy
người tiêu dùng túng thiếu tiền mặt đưa ra quyết định mua hàng ngay được.
Thêm vào đó, quá trình lấy lại tiền giảm giá phức tạp có nghĩa là không phải
mọi khoản tiền giảm giá đều sẽ được khách hàng lấy lại và những quan chức
chính phủ cấp dưới có thể sẽ đút túi số tiền này để làm cho quá trình đòi tiền
diễn ra nhanh hơn.

... đến châu Âu

Ở Châu Âu, chính phủ đang khuyến khích tiêu dùng thông qua các chương
trình đổi xe hơi cũ. Ví dụ như ở Đức, người tiêu dùng sở hữu một chiếc xe
có tuổi đời từ 9 năm trở lên (tuổi thọ trung bình của xe hơi trên đường phố là

8,5 năm) sẽ nhận được khoản tiền giảm giá là 2500EUR khi mua một chiếc
xe tiết kiệm nhiên liệu mới.
Mục đích giảm thiểu khí thải xe hơi vì môi trường chính là lá chắn cho
chương trình. Kết quả là doanh thu bán xe hơi ở Đức tăng 40% hàng năm
sau khi chương trình được tung ra, tính tới tháng 3/2009. Kể từ đó, tỉ lệ tăng
ổn định ở mức 21%.

Các chương trình tương tự được giới thiệu ở Pháp, Tây Ban Nha, và các
quốc gia châu Âu khác. Mặc dù nước Anh kém nhiệt tình hơn khi có 86% số
xe hơi bán ở Anh là hàng nhập khẩu, Chính phủ đang đi đầu giữ vai trò là
nhà trợ giúp cho nhiều nhà sản xuất phụ tùng và buôn bán xe hơi địa
phương.

Ý tưởng này giờ đây đang tràn qua bên kia bờ Đại Tây Dương và được các
nhà lập pháp Hoa Kỳ xem xét. Có hơn 50% xe hơi bán tại Hoa Kỳ được sản
xuất tại đây. Tuy vậy, có ba câu hỏi cần được trả lời trước khi chương trình
này nhận được tín hiệu đèn xanh:

1. Liệu lựa chọn một ngành công nghiệp để chính phủ trợ cấp, không quan
trọng là ngành công nghiệp đó chiếm bao nhiêu phần trăm tiêu dùng công
nghiệp cả nước có hợp lý hay không? Ví dụ như trợ cấp xe hơi có làm giảm
doanh số bán hàng của các trang thiết bị gia dụng mới không?

2. Liệu trợ cấp xe hơi có đơn giản sẽ mang lại doanh số bán hàng đến sớm
mà lẽ ra sẽ có được trong tương lai hay không? Hay chương trình đổi xe hơi
cũ sẽ khích lệ người tiêu dùng chưa bao giờ mua xe sẽ mua lần đầu tiên?
3. Việc trợ cấp có nên chỉ giới hạn với những chiếc xe hơi nhỏ, hay đối với
những chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu, hiệu quả môi trường (định nghĩa như thế
nào là xe tiết kiệm nhiên liệu, hiệu quả môi trường?), hay với toàn bộ những
chiếc xe do “ba đại gia” sản xuất, hay với tất cả các xe hơi được sản xuất tại

Hoa Kỳ (bất kể là do GM hay Toyota sản xuất), hay với mọi loại xe hơi
không phân biệt xuất xứ?

4. Căn cứ vào việc giám sát lượng khí thải thường niên từ xe hơi ở hầu hết
các bang, liệu những chiếc xe hơi có tuổi đời 9 năm không bảo vệ môi
trường đã đủ để làm lá chắn cho sự tham gia của cơ quan chính quyền đưa ra
đề nghị khuyến khích này? Tuổi trung bình của xe hơi trên đường phố Hoa
Kỳ là gần 9 năm, trong khi tuổi trung bình của xe tải nhẹ là 6,5 năm.

5. Liệu việc cắt giảm thuế thu nhập có đến được tới tay người tiêu dùng hay
các nhà sản xuất và các hãng buôn bán xe hơi sẽ đơn giản cắt giảm các
khoản chiết khấu của họ một cách hợp lý, kết quả là giá bán lẻ không thay
đổi?

6. Bao nhiêu phần trăm đăng ký xe mới tăng là cần thiết để cân đối với các
chi phí của chương trình cho người nộp thuế, ở những mức độ cắt giảm khác
nhau? Goldman Sachs coi con số 15% tăng nhu cầu phương tiện đi lại hàng
năm là có thể.

Bill Ford, Chủ tịch hội đồng quản trị của Ford Motor nhận định trên một bài
báo gần đây của tạp chí Fortune là: “Chúng ta hối thúc các nhà lập pháp phải

×