Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY AISC THỰC HIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.66 KB, 8 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU
TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY AISC THỰC HIỆN
3.1 VẤN ĐỀ CHỌN MẪU KIỂM TRA
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam sô 530” Lấy mẫu kiểm toán và các thủ
tục lựa chọn khác” :
“ Khi thiết kế thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên phải xác định được
các phương pháp thích hợp để lựa chọn các phần tử thử nghiệm nhằm thu thập
bằng chứng kiểm toán thoã mãn mục tiêu thử nghiệm kiểm toán”
Các phương pháp lựa chọn phần tử kiểm tra bao gồm:
a/ Chọn toàn bộ (kiểm tra 100%)
b/ Lựa chọn các phần tử đặc biệt
c/ Lấy mẫu kiểm toán: lấy mẫu kiểm toán có thể áp dụng phương pháp thống
kê hoặc phương pháp phi thống kê, việc lựa chọn phương pháp lấy mẫu nào là tuỳ
thuộc vào các xét đoán của kiểm toán viên xem phương pháp nào có hiệu quả hơn.
Chương trình kiểm toán có đưa ra một số phương pháp chọn mẫu áp dụng
cho các cuộc kiểm toán do AISC tiến hành. Đối với các thử nghiệm cơ bản, số mẫu
lựa chọn thường áp dụng theo phương pháp phân tầng kết hợp với chọn mẫu theo
theo đơn vị tièn tệ. Theo phương pháp này các phần tử có giá trị lớn sẽ được lựa
chọn, các phần tử còn lại sẽ được lấy ngẫu nhiên theo kinh nghiệm của kiểm toán
viên.
Theo cách này, mẫu được chọn có mang tính chất đại diện cao do khả năng
được lựa chọn của một đơn vị tiền tệ là như nhau, đồng thời số mẫu được chọn
chịu ảnh hưởng của chỉ số của độ tin cậy kiểm tra chi tiết do đó số mẫu chọn có thể
giảm xuống trong trường hợp hệ thống kiểm soát được cho là tốt và ngược lại.
Điều này phù hợp với các quy định chuẩn mực:
“Trong quá trình thu thập bằng chứng, kiểm toán viên phải sử dụng khả năng
xét đoán nghề nghiệp để đánh giá rủi ro kiểm toán và thiết kế các thủ tục kiểm toán
để bảo đảm rủi ro kiểm toán giảm xuống mức có thể chấp nhận được “
Tuy nhiên, khi tiến hành chọn mẫu cho các thử nghiệm kiểm soát, đặc biệt là
đối với chu trình tiền lương và nhân viên, thực tế phát sinh là ngoài phương pháp


chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ (áp dụng đối vói các khoản chi tiêu quỹ), thì hầu hết
các mẫu chọn là phi tiền tệ (kiểm tra danh sách lương khống,kiểm tra tính chính
xác trong tính lương…), việc chọn mẫu đối với các thủ tục kiểm tra này được dựa
trên việc chọn mẫu kiểm tra hệ thống, kết quả kiểm tra hệ thống sẽ giúp cho kiểm
toán viên quyêt định mở rộng hay không quy mô mẫu chọn để kiểm tra chi tiết..
Trên nhận xét đó, có thể thấy rằng, việc chọn mẫu này được thực hiện là
phi thống kê do nó chỉ phù thuộc vào xét đoán của kiểm toán viên và rất khó
có tính đại diện cao cho tổng thể. Hơn nữa, số lượng mẫu chọn chưa có mối
liên hệ chặt chẽ với việc đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm toán nội bộ và các rủi
ro kiểm toán. Trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 530 đoạn 41 chỉ rõ: “…
Cỡ mẫu chịu ảnh hưởng bởi rủi ro kiểm toán . Rủi ro có thể chấp nhận được
càng thấp thì số mẫu kiểm tra càng lớn…”.
Do đó, việc chọn mẫu cho các thử nghiẹm kiểm soát ( chọn mẫu phi tiền
tệ ) mặc dù không có công thức chung nào nhưng cũng cần xây dựng một quy
trình tiến hành xác định số mẫu chọn. Điều này có thể giúp cho kiểm toán viên
vừa hạn chế mẫu chọn vừa tránh được rủi ro. Giải pháp dơn giản nhất kiểm
toán viên có thể lập Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến cỡ mẫu trong
thử nghiệm kiểm soát.
BẢNG SỐ 13: TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CỠ MẪU TRONG THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT.
STT Nhân tố
Nhận
xét
Ảnh
hưởng cỡ
mẫu
1
Mức độ tin cậy mà kiểm toán viên dự định dựa vào hệ
thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ tăng lên
@ +

2
Tỷ lệ sai phạm đối với thủ tục kiểm soát mà kiểm toán
viên có thể chấp nhận tăng lên
@ -
3 Tỷ lệ sai phạm đối với thử nghiệm kiểm soát mà
kiểm toán viên dự đoán sẽ xảy ra trong tổng thể
tăng lên
X -
4 Rủi ro kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát
thấp hơn thực tếgiảm xuống
X -
5 Số lượng đơn vị láy mẫu trong tổng thể không
thay đổi
@ O
… … ..
Tổng hợp các đánh giá
+ Tăng thêm
- Giảm xuống
@ Đúng
x: Sai
3.2. SỬ DỤNG CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN
3.2.1. Đánh giá hê thống kiểm soát nội
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400- đoạn 02 chỉ rõ: “ kiểm toán viên
phải có đầy đủ hiểu biết về hệ thống kế toán , hệ thống kiểm soát nội bộ của khách
hàng để kập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có
hiệu quả…”
Để có được sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và mô
tả chi tiết trên giấy tờ làm việc , công ty nên thiết kế thủ tục kiểm soát chung cho
mọi cuộc kiểm toán để từ đó chi tiết với từng khách hàng cụ thể với các loại hình
hoạt động kinh doanh , quy mô kinh tế… Thủ tục kiểm soát được thiết kế với nhiều

hình thức như Bảng tường thuật, Lưu đồ, song cách phổ biến là dưới dạng Bảng
câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ. Các câu hỏi nên được lập dưới dạng câu hỏi
đóng để không chiếm quá nhiều thời gian tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ
của đơn vị khách hàng mà vẫn đảm bảo không bỏ qua sai sót triọng yếu nào. Đối
với chương trình kiểm toán tiền lương và nhân viên , kiểm toán viên có thể đưa ra
bảng câu hỏi như sau:
BẢNG SỐ 14 : CÂU HỎI VỀ HỆ THỐNG KSNB ĐỐI VỚI
CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG
STT Nội dung câu hỏi C
ó
Khôn
g
Ghi chú
1 Việc tuyển dụng lao động, nâng cấp nâng bậc
lương, có được lãnh đạo phê duyệt hay không?
2 Bộ phận nhân sự có được thông báo thường xuyên
việc chấm dứt hợp đồng lao động hay không ?
3 Người chấm công lao động có được độc lập với bộ
phận kế toán không ?
4 Bộ phận kế toán và bộ phận sản suất có thường
xuyên đối chiếu về số lượng lao động và ngay
công trên bảng tính lương và thanh toán lương
không ?
5 Các bảng thanh toán lương có được phê duyệt
trước khi thanh toán bởi người có quyền hay
không ?
6 Có xây dựng chế lương riêng đối đạc điểm sản
xuất của đơn vị không
7 Có chế độ khen thưởng khuyến khích sản xuất
không?

... ...
Qua phỏng vấn nhân viên khách hàng dựa trên hệ thống câu hỏi đã xây
dựng kết hợp việc quan sát thực tế tại đơn vị khách hành, kiểm toán viên có thể
đánh giá được hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng nhanh chóng và
xác định mức rủi ro phù hợp
3.2.2. Thủ tục phân tích.
Thủ tục phân tích được sử dụng rộng rãi trong kiểm toán chu trình tiền
lương và nhân viên, nó giúp kiểm toán viên nhận thấy sự biến động bất
thường, qua đó tiến hành các thủ tục bổ sung (điều tra, phỏng vấn, kiểm tra chi
tiết…) để phát hiện các sai phạm trọng yếu. Chuẩn mực kiểm toán số 520 quy
định:
" Kiểm toán viên phải thực hiện phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán và giai
đoạn soát xét tổng thể về cuộc kiểm toán. Quy trình phân tích cũng được thực
hiện ở các giai đoạn khác trong quá trình kiểm toán".
Trong quá trình thực hiện quy trình phân tích, kiểm toán viên được phép
sử dụng nhiều phương pháp khác nhau từ việc so sánh đơn giản đến những
phân tích phức tạp đòi hỏi phải sử dụng các kỹ thuật thống kê tiên tiến. Mức
độ tin cậy vào kết quả của quy trình phụ thuộc vào các nhân tố sau:
- Tính trọng yếu các tài khoản hoặc nghiệp vụ
- Các thủ tục kiểm toán khác có cùng mục tiêu kiểm toán
- Độ chính xác dự kiến của quy trình phân tích
- Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát
Trường hợp quy trình phân tích phát hiện được những chênh lệch trọng yếu
hoặc mối liên hệ không hợp lý giữă thông tin tương ứng, hoặc có chênh lệch lớn
với số liệu dự tính, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục điều tra để thu thập
đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp. Trong trường hợp các thủ tục bổ xung
không giải thích được các chênh lệch thì kiểm toán viên phải xem xét lại mô hình
ước tính.
Đồng thời Công ty nên sử dụng phân tích các tỷ suất sau:
+ Tỷ suất chi phí tiền lương/ tổng chi phí

+ Tỷ suất chi phí tiền lương/ doanh thu
+ Tỷ suất chi phí tiền lương/ lợi nhuận

×