Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AISC THỰC HIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.65 KB, 17 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH
HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AISC
THỰC HIỆN
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ
DỊCH VỤ TIN HỌC AISC- CHI NHÁNH HÀ NỘI
Kiểm toán là một dịch vụ còn khá mới mẻ ở nước ta hiện nay. Phần lớn các
công ty kiểm toán vừa mới hình thành và đang trong quá trình xây dựng. Công ty
kiểm toán và dịch vụ tin học AISC- Chi nhánh Hà Nội là một điển hình. Chính
thức thành lập năm 2001, tính đến nay đó chưa phải là một thời gian dài để một
công ty có thể khẳng định tên tuổi của mình. Thế nhưng AISC đang ngày một thu
hút đông đảo khách hàng hoạt động ở mọi lĩnh vực và dần tạo nên uy tín trên thị
trường, trở thành đối thủ cạnh tranh của các công ty kiểm toán có tên tuổi từ trước
tới nay. Có được điều đó là vì AISC chú trọng tới chất lượng và hiệu quả của một
cuộc kiểm toán hơn bất kỳ yếu tố nào khác… Với phương châm hoạt động: “Biến
tri thức thành giá trị phục vụ cho lợi ích các khách hàng của mình” AISC đặt ra
mục tiêu đồng thời cũng là nguyên tắc hoạt động cho mình là đem đến cho khách
hàng của AISC một dịch vụ có lợi nhất, thiết thực, tiết kiệm chi phí và tăng khả
năng tạo ra lợi nhuận.
Để thực hiện được điều đó, AISC đã xây dựng cho mình một quy trình kiểm
toán chuẩn, là nền tảng cho việc thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính. Nhìn
chung, việc thực hiện công tác kiểm toán của Công ty đã tuân thủ khá chặt chẽ các
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được thừa nhận
cũng như các chuẩn mực, nguyên tắc kế toán của Bộ Tài chính từ giai đoạn lập kế
hoạch cho đến lúc kết thúc, phát hành báo cáo kiểm toán. Điều này được thể hiện
rõ trong từng bước công việc của cuộc kiểm toán.
Thứ nhất: Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.
Nhận thức rõ việc lập kế hoạch kiểm toán sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc kiểm
toán có hiệu quả, giảm chi phí và đảm bảo chất lượng kiểm toán. Bởi vậy đối với
mỗi khách hàng, trước khi tiến hành kiểm toán AISC đều lập kế hoạch chung cho
cuộc kiểm toán và kế hoạch chi tiết cho từng phần hành.
Trong giai đoạn này, Ban Giám đốc bổ nhiệm chủ nhiệm kiểm toán và các


kiểm toán viên. Nhóm kiểm toán sẽ cử người xuống khảo sát khách hàng để đánh
giá khả năng có thể kiểm toán được. Như vậy ngay từ bước công việc này Công ty
đã có sự thận trọng thích đáng. Việc tìm hiểu khách hàng cũng được Công ty chú
trọng, chủ nhiệm kiểm toán cùng với các kiểm toán viên sẽ đánh giá khả năng rủi
ro có thể xảy ra đối với khách hàng, các khoản mục trọng yếu từ đó đưa ra kế
hoạch kiểm toán chi tiết.
Thứ hai: Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
AISC đã xây dựng cho mình hệ thống các chương trình kiểm toán chung
cho các cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính và các chương trình kiểm toán cho từng
chu trình. Chương trình này là những hướng dẫn chi tiết các bước công việc mà
kiểm toán viên phải thực hiện. Ở AISC, các kiểm toán viên đã vận dụng nó một
cách linh hoạt, sáng tạo vào trong từng cuộc kiểm toán cụ thể. Trong quá trình
kiểm toán, kiểm toán viên đã sử dụng nhiều phương pháp kiểm toán như: Đối
chiếu sổ sách chứng từ, thực hiện kiểm kê vật chất, thực hiện các thủ tục tính toán
lại… nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng có hiệu lực.
Trên cơ sở lập kế hoạch đầy đủ về thời gian, phạm vi tiến hành kiểm toán và
dựa trên các thủ tục kiểm toán đã đựoc xây dựng sẵn, kiểm toán viên tiến hành
kiểm tra chi tiết theo phạm vi đã xác định trên kế hoạch một cách tương đối chặt
chẽ.
Kiểm toán viên còn sử dụng óc phán đoán để đưa ra các nhận định từ đó kết
hợp với điều tra chọn mẫu nhằm đưa ra những kết luận chính xác. Cách làm này
giúp tiết kiệm thời gian, công sức.
Trong mỗi cuộc kiểm toán, bao giờ chủ nhiệm kiểm toán cũng phân công
công việc rất cụ thể cho từng kiểm toán viên. Các kiểm toán viên phải chịu trách
nhiệm về nhiệm vụ được giao. Ở AISC, các kiểm toán viên đã biết cách phối hợp
với nhau trong quá trình thực hiện nhằm giảm thiểu thời gian, khối lượng công
việc mà người khác đã làm. Chẳng hạn như: Khi tính giá hàng tồn kho, đối với
khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân công trong chi phí sản xuất
chung kiểm toán viên thực hiện kiểm toán hàng tồn kho đã sử dụng kết quả của
kiểm toán viên thực hiện kiểm toán phải trả công nhân viên. Hay đối với chi phí

khấu hao TSCĐ, kiểm toán viên lấy kết quả từ kiểm toán TSCĐ…
Một ưu điểm nữa trong công tác kiểm toán ở AISC là các ghi chép của kiểm
toán viên được đánh số tham chiếu một cách có hệ thống. Ký hiệu tham chiếu được
đưa ra thống nhất cho toàn bộ Công ty. Điều này giúp cho kiểm toán viên dễ dàng
đối chiếu, so sánh các phần việc với nhau và giúp cho công tác kiểm tra, soát xét
trở nên nhanh chóng.
Thứ ba: Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
Để đưa ra ý kiến cuối cùng về Báo cáo tài chính, chủ nhiệm kiểm toán tiến
hành soát xét lại các công việc một cách độc lập trên các giấy tờ làm việc của kiểm
toán viên và các tài liệu thu thập được
Kết thúc kiểm toán, đoàn kiểm toán đều thực hiện đánh giá, rút kinh nghiệm
cho những lần kiểm toán sau.
Bên cạnh việc phát hành Báo cáo kiểm toán, Công ty cũng chú trọng đến
công tác tư vấn, chấn chỉnh hoạt động tài chính của đơn vị được kiểm toán thông
qua thư quản lý. Nhờ vậy sau khi được kiểm toán, các đơn vị sẽ hoạt động có hiệu
quả hơn.
Đạt được những kết quả trên là bởi AISC đã biết khai thác tối đa những lợi
thế của mình trong đó đầu tiên phải kể đến vai trò của Ban lãnh đạo Công ty. Ban
Giám đốc của AISC đều là những người có năng lực lãnh đạo và trình độ chuyên
môn giỏi, đã từng hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực kế toán- kiểm toán. Định kỳ
hàng tháng, Ban Giám đốc đều thực hiện đánh giá kết quả hoạt động của từng
phòng nghiệp vụ, giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Đóng góp vào thành công chung của Công ty không thể không kể đến đội
ngũ nhân viên. Đội ngũ nhân viên ở AISC được đánh giá là năng động, là những
người có tuổi đời còn rất trẻ, sức sáng tạo lớn. Phần lớn họ đều được đào tạo bài
bản về các lĩnh vực tài chính, kế toán và kiểm toán ở các trường đại học trong và
ngoài nước. Hằng năm, khi mùa kiểm toán kết thúc, các kiểm toán viên của Công
ty lại được tham gia các khoá học đào tạo, cập nhật kịp thời các thay đổi về chính
sách tài chính, kế toán.
Trong đoàn kiểm toán, Ban Giám đốc thường bố trí các kiểm toán viên mới

vào nghề, kinh nghiệm còn hạn chế đi cùng những người lâu năm trong nghề. Đó
cũng là cách giúp các kiểm toán viên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Tuy nhiên, hiện nay AISC cũng như nhiều công ty kiểm toán độc lập khác ở
Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn khiến cho hoạt động kiểm toán chưa thực
sự tương xứng với tầm quan trọng của nó.
Yếu tố đầu tiên cần phải kể đến là áp lực cạnh tranh. Cạnh tranh là đặc trưng
cơ bản của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh diễn ra trong mọi lĩnh vực, mọi
ngành nghề. Kiểm toán cũng không nằm ngoài quy luật đó. Giữa các công ty kiểm
toán luôn có sự cạnh tranh lẫn nhau. Biểu hiện là các công ty thường tìm cách giảm
thiểu chi phí kiểm toán để thu hút khách hàng. Chính điều này là một trong những
nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Một khi chất lượng
kiểm toán không được đảm bảo thì tất yếu nó không mang lại niềm tin cho những
người sử dụng dịch vụ này.
Như đã nói trên, AISC còn đang rất non trẻ trên thị trường. Điều đó tỷ lệ
thuận với những khó khăn mà AISC gặp phải trước những công ty kiểm toán tên
tuổi với bề dày lịch sử như VACO, AASC hay các công ty kiểm toán nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam.
Một thực tế ở nước ta hiện nay cũng có ảnh hưởng đến các công ty kiểm
toán đó là môi trường pháp lý. Hiện tại Bộ Tài chính cùng với các cơ quan chức
năng đã có nhiều cố gắng trong việc tạo lập một hành lang pháp lý cho dịch vụ
kiểm toán hoạt động thế nhưng công việc này vẫn đang trong giai đoạn xây dựng
và hoàn thiện. Các Nghị định, Thông tư về chế độ kế toán còn chưa rõ ràng, bởi
vậy khó khăn trong khi thực hiện kiểm toán của các kiểm toán viên là khó tránh
khỏi.
Về phía các Doanh nghiệp, họ chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng,
cũng như những lợi ích mà dịch vụ kiểm toán mang lại. Nhiều đơn vị thực hiện
kiểm toán chỉ vì mục đích đối phó hoặc là theo yêu cầu của cấp trên mà không xuất
phát từ thực tế bản thân đơn vị. Bởi vậy họ đã không thực sự hợp tác, giúp đỡ kiểm
toán viên trong quá trình kiểm toán dẫn đến hiệu quả công việc bị hạn chế.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO DO CÔNG TY KIỂM

TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC AISC THỰC HIỆN
1. Tính cấp thiết phải hoàn thiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong
kiểm toán Báo cáo tài chính
Công ty kiểm toán AISC- chi nhánh Hà Nội, như đã giới thiệu ở trên Công
ty mới bước vào thị trường kiểm toán những năm gần đây bởi vậy các chương trình
kiểm toán do Công ty xây dựng còn đang trong quá trình hoàn thiện. Chính vì vậy
để chất lượng dịch vụ mà Công ty cung cấp cho khách hàng ngày một nâng cao đòi
hỏi Công ty phải không ngừng học hỏi, đúc rút kinh nghiệm từ thực tế nhằm hoàn
thiện hơn nữa chương trình kiểm toán của mình.
Đối với mỗi doanh nghiệp, để tiến hành sản xuất kinh doanh thì hàng tồn
kho là yếu tố cần thiết. Muốn quá trình sản xuất kinh doanh được hiệu quả trước
hết doanh nghiệp phải có một cơ chế quản lý và sử dụng hàng tồn kho thật hợp lý.
Nếu doanh nghiệp dự trữ vật tư quá lớn sẽ tạo ra sự lãng phí nguồn lực, có thể
khiến cho vật tư hàng hoá bị hư hỏng lỗi thời do thời gian lưu kho quá dài…Ngược
lại nếu doanh nghiệp dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián
đoạn. Qua đó ta thấy hệ thống cung cấp thông tin về hàng tồn kho cần phải hoạt
động một cách hiệu quả. Song trên thực tế thông tin về hàng tồn kho rất đa dạng,
xảy ra liên tục. Đặc tính phức tạp này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ
thống thông tin khiến cho hệ thống này hoạt động kém hiệu quả mà biểu hiện có
thể là không đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý và không trung thực. Xuất phát từ
đó, để kiểm tra và củng cố hệ thống này, chủ doanh nghiệp cần có tư vấn từ một
bên thứ ba độc lập, đó chính là các công ty kiểm toán. Như vậy, các công ty kiểm
toán phải không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính trong đó
có kiểm toán chu trình hàng tồn kho để đáp ứng được yêu cầu mà các nhà quản lý
đặt ra.

×