MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ
HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THĂNG LONG
3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính
tại Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hoạt động kiểm toán nói chung cũng như
hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng vẫn là những hoạt động mới mẻ. Trong khi đó
hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán chưa đầy đủ, nội dung, quy trình cũng
như phương pháp được vận dụng trong các cuộc kiểm toán của Việt Nam mới ở giai
đoạn đầu, nguồn tài liệu thiếu cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, việc lập kế
hoạch kiểm toán cần được coi trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của cuộc
kiểm toán.
Tiến trình gia nhập AFTA của Việt Nam tạo cơ hội cho các công ty kiểm toán
trong đó có Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long hội nhập với dịch vụ
kế toán, kiểm toán trong khu vực nhưng đồng thời cũng không ít thách thức được đặt
ra. Để có thể hoà nhập vào tiến trình hội nhập Công ty cần có bước chuẩn bị về mọi
mặt ngay từ bây giờ, trong đó hoàn thiện hơn nữa việc lập kế hoạch kiểm toán là một
yêu cầu được đặt ra.
Do Công ty đi vào hoạt động mới được hơn 2 năm nên khách hàng của Công
ty chủ yếu là khách hàng mới. Vì vậy để giữ được khách hàng và nâng cao uy tín của
mình Công ty phải rất chú trọng vào lập kế hoạch kiểm toán.
Tuy nhiên trên thực tế, công việc lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty Cổ phần
Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long còn chưa được chú trọng đúng mức cần thiết. Điều
đó không hoàn toàn là do trình độ kiểm toán viên, mà một trong những nguyên nhân
đầu tiên đó là trong một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính với một số lượng kiểm
toán viên nhất định nhưng phải thực hiện một khối lượng công việc lớn và dưới áp
lực về thời gian hoàn thành, nên trong nhiều trường hợp việc lập kế hoạch kiểm toán
vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả cao.
Việc từng bước hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, vì vậy, là một vấn
đề tất yếu được đặt ra đối với Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long.
3.2 Một số nhận xét về việc lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công
ty
Các cuộc kiểm toán do công ty thực hiện đều được lên kế hoạch chu đáo đảm
bảo thời gian, giá cả hợp lý và phải được Ban giám đốc phê duyệt. Công việc kiểm
toán luôn có sự hướng dẫn chu đáo, chỉ đạo và giám sát chặt chẽ ở mọi cấp để đảm
bảo rằng công việc do công ty tiến hành đạt được những chuẩn mực chất lượng đề ra.
Một cuộc kiểm toán có hiệu quả thì phải được chuẩn bị và tiến hành đồng bộ từ
giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán đến giai đoạn kết thúc kiểm toán. Thực hiện tốt giai
đoạn lập kế hoạch là cơ sở quan trọng mang lại thành công cho cuộc kiểm toán. Nhận
thức được vấn đề nêu trên, công ty rất quan tâm đến giai đoạn lập kế hoạch kiểm
toán, công việc thường được giao cho những kiểm toán viên có nhiều kinh nghiệm,
hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Công ty cũng đã xây dựng
những phương pháp để trợ giúp kiểm toán viên trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm
toán nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán.
Việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng tại công
ty thường có sự khác biệt giữa khách hàng mới và khách hàng thường xuyên. Với
khách hàng mới, việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ được tìm hiểu một cách kỹ
lưỡng nhưng mức độ tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ thường được đánh giá
thấp hơn. Với khách hàng thường xuyên, Công ty thường xác định có thể tin cậy vào
hệ thống kiểm soát nội bộ và quá trình tìm hiểu chỉ tập trung vào những hạn chế còn
tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ đã được phát hiện trong lần kiểm toán trước, trừ
những trường hợp có thay đổi lớn về nhân sự hoặc ảnh hưởng của môi trường kinh
tế.
Về đánh giá rủi ro Công ty thường có hai xu hướng khi đánh giá rủi ro kiểm
soát. Đối với khách hàng thường xuyên, kiểm toán viên đánh giá chủ yếu dựa trên
kinh nghiệm và hiểu biết đối với khách hàng. Tuy nhiên, đối với khách hàng mới,
qua quá trình tìm hiểu kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ thường là
không đáng tin cậy, rủi ro kiểm soát xác định ở mức hơn vì vậy kiểm toán viên thực
hiện các thử nghiệm chi tiết trong thực hiện kiểm toán. Việc đánh giá rủi ro chủ yếu
dựa vào kinh nghiệm và trình độ của kiểm toán viên
Tại công ty đội ngũ kiểm toán viên đều được lựa chọn phù hợp với mỗi cuộc
kiểm toán. Số lượng kiểm toán viên được lựa chọn theo yêu cầu về khối lượng công
việc phải hoàn thành trong một giới hạn về thời gian. Các kiểm toán viên được lựa
chọn đều là những người có khả năng và trình độ chuyên môn, có am hiểu về lĩnh
vực hoạt động kinh doanh của công ty khách hàng. Đồng thời mỗi cuộc kiểm toán
đều có sự hướng dẫn chỉ đạo trực tiếp từ Ban Giám đốc công ty đảm bảo chất lượng
và hiệu quả cho mỗi cuộc kiểm toán.
Các chương trình kiểm toán của công ty được thiết kế cụ thể đối với từng khoản
mục trên Báo cáo tài chính đảm bảo được các mục tiêu đề ra cho mỗi khoản mục về
việc đánh giá các rủi ro, sai sót có thể có trên mỗi khoản mục được kiểm toán. Việc
xác định các tài liệu mà khách hàng cần chuẩn bị, xác định các mục tiêu kiểm toán
đặc thù, phân tích sự biến động của các chỉ tiêu liên quan đến các khoản mục kiểm
toán giúp kiểm toán viên đánh giá rủi ro và hạn chế phạm vi thực hiện các thủ tục
kiểm tra chi tiết.
Việc thiết kế các chương trình kiểm toán đầy đủ và đồng bộ cho các khoản mục
kiểm toán giúp cho Ban giám đốc công ty sắp xếp một cách có kế hoạch các công
việc và bố trí nhân lực, hướng dẫn chi tiết cho các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán
trong quá trình thực hiện kiểm toán. Đồng thời thông qua chương trình kiểm toán,
các kiểm toán viên có thể thực hiện công việc có hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian,
công sức của kiểm toán viên trong mỗi cuộc kiểm toán và là căn cứ để trưởng nhóm
kiểm toán soát xét, đánh giá lại các công việc mà nhóm kiểm toán đã thực hiện.
Ngoài ra, chương trình kiểm toán còn là bằng chứng để chứng minh các thủ tục kiểm
toán đã được thực hiện bằng việc ký tên của các kiểm toán viên công ty lên chương
trình kiểm toán gắn liền với các thủ tục kiểm toán đã hoàn thành.
3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài
chính tại Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long
3.3.1 Nâng cao số lượng và chất lượng kiểm toán viên trong Công ty
Để cuộc kiểm toán tiến hành có hiệu quả thì kiểm toán viên đóng một vai trò
quan trọng. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi một hoặc nhiều người đã
được đào tạo đầy đủ, thành thạo như một kiểm toán viên. Do đó Công ty phải luôn
chú trọng tới chính sách đào tạo nhân viên.
Hiệp định thương mại Việt- Mỹ ra đời đề cập tới các chính sách mở rộng quan
hệ hợp tác kế toán, kiểm toán giữa các quốc gia. Lộ trình gia nhập AFTA mở ra nhiều
cơ hội cho Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực trong đó có lĩnh vực kế
toán, kiểm toán.Trong bối cảnh đó, để có thể hoà nhập với tiến trình chung Công ty
Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long cần có sự chuẩn bị về mọi mặt, đặc biệt là
việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cho kiểm toán viên.
Bên cạnh việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại Công ty thì ban lãnh đạo
Công ty nên gửi nhân viên sang các công ty kiểm toán có uy tín để tham gia các khoá
huấn luyện nâng cao trình độ.
Ngoài ra, bên cạnh yếu tố về chất lượng các kiểm toán viên thì yếu tố về số
lượng cũng là điều cần phải quan tâm. Cùng với uy tín ngày càng nâng cao số lượng
các công ty tham gia vào dịch vụ kiểm toán của Công ty ngày càng nhiều. Với số
lượng 25 nhân viên như hiện nay, Công ty chưa có khả năng đáp ứng được những
hợp đồng lớn. Do đó Công ty cần có kế hoạch về tuyển dụng nhân sự trong thời gian
tới.
Trước mắt Công ty cần cử cán bộ ôn luyện thi chứng chỉ kiểm toán viên. Đó là
chứng chỉ hành nghề được nhà nước công nhận. Hiện nay Công ty mới có 5 người có
chứng chỉ kỉêm toán viên. Hướng phấn đấu trong 5 năm tới 50% số cán bộ công nhân
viên của Công ty có chứng chỉ kỉêm toán viên. Chi phí bỏ ra cho một người đạt được
chứng chỉ kiểm toán viên là khá cao, tuy nhiên cùng với điều đó chất luợng dịch vụ
của Công ty sẽ ngày càng tăng khi có một đội ngũ nhân viên giỏi, đáp ứng được yêu
cầu của khách hàng.
3.3.2 Hoàn thiện phân tích sơ bộ báo cáo tài chính