Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

báo cáo chuyên đề Hóa học cấp TP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, CNTT bước đầu đã được ứng dụng vào giảng dạy,
học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục
còn rất hạn chế. Thực tế đó địi hỏi cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng giảng dạy
bằng cách phát huy những ưu thế của lĩnh vực CNTT, phải biết tận dụng nó, biến nó thành
cơng cụ hiệu quả phục vụ cho sự nghiệp giáo dục.


Thực tế cho thấy trong lĩnh vực giáo dục đào tạo (GD-ĐT), cơng nghệ thơng tin có
tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy học,. CNTT là phương tiện để
tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trị quan trọng thúc đẩy
sự phát triển của CNTT thơng qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ Giáo dục
và Đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các
cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực
nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>PHẦN II : NỘI DUNG</b>


<b>1. Những ưu điểm của PPDH bằng CNTT so với PP truyền thống là:</b>


1. Mơi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, camera, với âm
thanh, văn bản, biểu đồ.... được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt
hiệu quả tối đa qua một quá trình học tập đa giác quan.


2. Kĩ thuật đồ hoạ nâng cao có thể mơ tả nhiều q trình, hiện tượng trong TN, XH
mà giáo viên không thể tạo ra trong ĐK nhà trường.


3. Cơng nghệ tri thức nối tiếp trí thơng minh của con người, thực hiện những cơng
việc mang tính trí tuệ cao của các chuyên gia lành nghề trên những lĩnh vực khác nhau.


4. Ngân hàng dự liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau qua mạng máy


tính và Internet... có thể khai thác để tạo nên những ĐK cực kì thuận lợi và nhiều khi
khơng thể thiếu để học sinh học tập trong họat động và bằng hoạt động tự giác, tích cực
sáng tạo.


5. Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: Kênh hình, kênh
chữ, âm thanh sống động làm cho HS dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận lơgíc, có lý,
HS có thể dự đốn được về các tính chất, quy luật mới. Đây là một công dụng lớn của
CNTT trong q trình đổi mới PPDH. Có thể khẳng định rằng, mơi trường CNTT chắc
chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của HS và điều này làm nảy sinh
những lý thuyết học tập mới.


Thông qua một thời gian giảng dạy, cùng với việc dự giờ học tập kinh nghiệm của
một số đồng nghiệp có kinh nghiệm trong giảng dạy. Tổ Sinh - Hóa – Địa mạnh dạn
đưa ra chuyên đề này nhằm cùng với các đồng nghiệp tìm ra một giải pháp tối ưu và
hiệu quả cho bộ môn của mình. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học cần được thực hiện
theo hướng nào?


CNTT chỉ là phương tiện trợ giúp cho giáo viên chứ không phải là tối ưu, không
thể thay thế được công việc của giáo viên. Ứng dụng CNTT khơng có nghĩa là khơng
cần thiết phải sử dụng bảng đen; không cần sử dụng thêm các phương tiện, phương
pháp dạy học khác; không có nghĩa là vai trị của giáo viên khơng cịn quan trọng nữa
mà ngược lại, vai trò của giáo viên trong quá trình dạy học càng to lớn hơn.


Tuy nhiên, để có được tiết dạy Hóa học bằng ứng dụng CNTT có chất lượng thì giáo
viên phải tốn nhiều thời gian, công sức.


Dưới đây là một số ví dụ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3></div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>2. Dạy mơn Hóa học bằng giáo án điện tử có cần ghi bảng không?</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Vậy vấn đề đặt ra la thiết kế giáo án điện tử như thế nào để không cần ghi bảng?
Chúng ta nên tham khảo một số cách sau:


<i><b>a. Ln giữ trên màn hình các đề mục của bài dạy:</b></i>


Trên màn hình luôn hiển thị các đề mục đã và đang giảng của bài dạy bởi các mục
này được thiết kế lặp lại ở các Slide một cách hợp lý. Học sinh có thể nhận ra bố cục cơ
bản của bài trong suốt quá trình diễn ra tiết học.


Dưới đây là một số ví dụ:


<b>** Tiết 21: Định luật bảo tồn khối lượng (Hóa học 8)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6></div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7></div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Nếu không ghi bảng, giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách ghi vào vở. Giáo viên
thống nhất với học sinh các kí hiệu trước những nội dung cần ghi vở. Có nhiều cách, tùy
theo lựa chọn của giáo viên.


Dưới đây là một số ví dụ:


* Dùng các kí hiệu: @, *, #, … trước nội dung cần ghi.
* Thống nhất màu chữ (trên màn hình):


- Màu đen/màu đỏ: kiến thức cơ bản, cần ghi vào vở.


- Màu xanh/ màu vàng: câu hỏi hoặc kiến thức bổ sung để học sinh tham
khảo, có thể ghi hoặc khơng tùy khả năng tiếp thu của từng em.


<b>3. Ứng dụng một số tiện ích trong CNTT để thiết kế bài giảng Hóa học:</b>


<i><b>a. Chèn hình ảnh, video clip:</b></i>



- Giáoviên tìm tư liệu ở băng đĩa, mạng Internet… sau đó chọn lọc và cắt, chuyển đổi…,
chèn sao cho phù hợp với bài học.


Dưới đây là một số ví dụ:


* Bài “<i><b>Định luật bảo tồn khối lượng </b></i>” có thể cho học sinh xem đoạn video clip về
thí nghiệm kiểm chứng định luật bảo tồn khối lượng….


* Bài “<i><b>Nước</b></i>” có thể cho học sinh xem một số hình ảnh về ơ nhiễm mơi trường
nước….


b. Kết hợp trị chơi ơ chữ:


- Khi sử dụng giáo án điện tử, giáo viên nên thiết kế thêm trò chơi để tăng hứng thú cho
học sinh, những nội dung kiến thức trong bài mới hoặc cả những bài trước đó sẽ được tích
hợp trong trò chơi này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>PHẦN III : KẾT LUẬN</b>


Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục Đức - Trí - Thể - Mỹ và nhiệm vụ năm học
2009-2010, chúng ta đã tiến hành đổi mới nội dung sách giáo khoa và phương pháp dạy.
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy các mơn học nói chung và Hóa học nói riêng giúp học
sinh có hứng thú và niềm say mê học tập, trau dồi kiến thức.


Tổ Sinh - Hóa - Địa đã triển khai nhiều giờ dạy thao giảng, chuyên đề với những
hình thức ứng dụng khác nhau: + Ghi bảng kết hợp minh họa bằng CNTT.


+ Sử dụng CNTT hoàn toàn.



Việc ứng dụng CNTT vào bài dạy đã đem lại có nhiều ưu điểm, như: gây hứng
thú hoạc tập cho học sinh, thuận lợi cho giáo viên có những hình ảnh, thí nghiệm minh
họa, bài tập phong phú, chuyển tải được nhiều kiến thức cho học sinh....


Tuy nhiên vẫn cịn gặp một số khó khăn: trình độ CNTT của giáo viên còn hạn
chế, thời gian soạn giáo án mất nhiều thời gian, việc bố trí thời gian để mượn và sử dụng
cịn khó khăn...


Vì vậy, chúng tơi rất mong nhận được những lời góp ý chân thành từ các thầy
cơ đồng nghiệp để chuyên đề ngày một hoàn thiện hơn.


</div>

<!--links-->

×