Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Các chỉ tố liên kết báo hiệu sự phát triển chủ đề hội thoại: Luận văn Thạc sĩ ngành Ngôn ngữ học [Mã số: 602201]

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 132 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 1 Lớp Cao học K53 </i>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI



<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN </b>


---



<b>TRỊNH THỊ MAI HẠNH </b>



<b>CÁC CHỈ TỐ LIÊN KẾT BÁO HIỆU </b>


<b>SỰ PHÁT TRIỂN CHỦ ĐỀ HỘI THOẠI </b>





LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 2 Lớp Cao học K53 </i>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI



<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN </b>


---



<b>TRỊNH THỊ MAI HẠNH </b>



<b>CÁC CHỈ TỐ LIÊN KẾT BÁO HIỆU </b>


<b>SỰ PHÁT TRIỂN CHỦ ĐỀ HỘI THOẠI </b>



Chuyên ngành: Ngôn ngữ học



Mã số: 602201



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 3 Lớp Cao học K53 </i>
<b>LỜI CẢM ƠN </b>


Tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp,
người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tác giả thực hiện luận văn này.


Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các cán bộ, giảng viên của Khoa
Ngôn ngữ học – Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, những người tâm
huyết đã truyền cảm hứng và kiến thức quý báu về ngôn ngữ học cho tác giả trong suốt
thời gian học tập tại Khoa.


Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Gia đình đã ủng hộ, động viên
và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.


<i>Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2014 </i>
Người thực hiện


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 4 Lớp Cao học K53 </i>
<b>MỤC LỤC </b>


<b>MỞ ĐẦU</b> ... 1



<b>1. Tính cấp thiết của đề tài</b> ... 1


<b>2. Đối tƣợng</b> ... 2


<b>3. Mục đích và nhiệm vụ</b> ... 2


<b>4. Ý nghĩa khoa học của đề tài luận văn</b> ... 2


<b>5. Giới hạn, tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu</b> ... 3


<b>NỘI DUNG</b> ... 6


<b>Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết</b> ... 6


<b>1. Lý thuyết hội thoại</b> ... 6


<i><b>1.1. Khái niệm</b></i> ... 6


<i><b>1.2. Các đơn vị hội thoại</b></i> ... 6


<i><b>1.3. Vận động của hội thoại</b></i> ... 9


<i><b>1.4. Nguyên tắc cộng tác hội thoại</b></i> ... 12


<b>2. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ</b> ... 13


<i><b>2.1. Khái niệm hành vi tại lời</b></i> ... 14


<i><b>2.2. Tiêu chuẩn phân loại các hành vi tại lời</b></i> ... 15



<i><b>2.3. Các loại hành vi tại lời</b></i> ... 16


<b>3. Các chỉ tố liên kết văn bản</b> ... 17


<i><b>3.1. Khái niệm</b></i> ... 17


<i><b>3.2. Phân loại</b></i> ... 18


<b>4.Tiểu kết</b> ... 19


<b>Chƣơng 2: Chỉ tố liên kết đa chức năng với việc phát triển chủ đề hội thoại</b>
... 21


<b>1.</b> <b>Hình thức phát triển chủ đề hội thoại</b> ... 22


<i><b>1.1.</b></i> <i><b>Phát triển bằng cặp chêm xen</b></i> ... 22


<i><b>1.2.</b></i> <i><b>Phát triển bằng hành vi ở lời</b></i> ... 26


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 5 Lớp Cao học K53 </i>


<i><b>2.1.</b><b>Đại từ hồi chỉ - khứ chỉ</b></i> ... 34


<i><b>2.2.</b><b>Phó từ chỉ thời, thể</b></i> ... 36


<i><b>2.3.</b><b>Tiểu từ tình thái cuối câu</b></i> ... 41



<i><b>2.4.</b><b>Quán ngữ tình thái</b></i> ... 42


<b>3.Tiểu kết</b> ... 48


<b>Chƣơng 3: Chỉ tố liên kết đơn chức năng với việc phát triển chủ đề hội </b>
<b>thoại</b> ... 50


<b>1.Chỉ tố liên kết biểu thị quan hệ về trình tự thời gian</b> ... 50


<b>2.Chỉ tố liên kết biểu thị quan hệ nhân – quả</b> ... 54


<b>3.Chỉ tố liên kết biểu thị quan hệ tƣơng đồng</b> ... 59


<b>4.Chỉ tố liên kết biểu thị quan hệ tƣơng phản</b> ... 63


<b>5.Tiểu kết </b>………....……….. 68


<b>KẾT LUẬN</b> ... 70


<b>NGUỒN NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN</b> ... 73


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 6 Lớp Cao học K53 </i>
<b>MỞ ĐẦU </b>


<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>


Ngày nay, khi sự phát triển của internet cùng mạng xã hội cho phép con
người kết nối toàn cầu với nhau thì nhu cầu giao tiếp, trao đổi thơng tin cũng trở


nên đa dạng hơn, hội thoại cũng dần thay đổi cả về mặt hình thức lẫn nội dung.
Mối quan hệ và hình thức của các vai tham thoại giữa người phát và người tiếp
nhận cũng trở nên linh hoạt hơn. Song, những phương thức, nguyên lý cơ bản để
tạo lập cuộc hội thoại thì vẫn giữ nguyên giá trị.


Trong giao tiếp hội thoại, người nói (viết) và người nghe (đọc) luôn luôn
tác động lẫn nhau nhằm làm thay đổi nhận thức, tình cảm, hành động của đối
ngơn. Tùy thuộc mục đích của hội thoại mà những người tham gia giao tiếp sử
dụng chiến lược và ý đồ duy trì cuộc thoại riêng, một trong những cách làm cho
chủ đề hội thoại mở rộng hay phát triển là sử dụng phương tiện phát triển chủ
đề. Trong nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại, các phương tiện đó được gọi là chỉ
tố (indicator hay marker).


Tuy nhiên, để chỉ ra mối liên quan giữa các chỉ tố liên kết với việc báo
hiệu sự phát triển chủ đề hội thoại thì chưa có một cơng trình nghiên cứu nào đề
cập đến một cách sâu sắc. Chính điều đó đã tạo động lực cho chúng tôi thực hiện
đề tài. Công việc tưởng như đơn giản này hóa ra lại rất cần khi chúng ta tiến
hành kiến tạo các cuộc thoại trong đời sống thực (chẳng hạn, trong đàm phán,
thương lượng) cũng như trong việc phân tích diễn ngơn, tìm hiểu các tác phẩm
văn chương, nghệ thuật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 7 Lớp Cao học K53 </i>
Tính thời sự của đề tài luận văn thể hiện ở chỗ vừa đáp ứng nhu cầu của
thực tiễn phân tích hội thoại và phân tích diễn ngơn, vừa góp phần làm phong
phú thêm lí thuyết chung về hội thoại từ thực tiễn của tiếngViệt.


<b>2. Đối tƣợng </b>



Đối tượng mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu là các cuộc hội thoại giao
tiếp trong tiếng Việt. Các hội thoại này được thu thập qua các tác phẩm văn học,
internet, mạng xã hội, trong lời nói giao tiếp hàng ngày.


<b>3. Mục đích và nhiệm vụ </b>


Mục đích: Xác định, tìm hiểu, phân tích các phương tiện ngôn ngữ báo
hiệu sự phát triển chủ đề cuộc hội thoại trong tiếng Việt.


Nhiệm vụ của luận văn: Để thực hiện được mục đích trên, chúng tơi đặt ra
một nhiệm vụ cho mình đó là phải phác họa cho được các dấu hiệu về mặt hình
thức, ý nghĩa, xác định vị trí và vai trị của chúng trong giao tiếp hội thoại, trong
lời nói và trong sự phát triển chung của ngôn ngữ.


<b>4. Ý nghĩa khoa học của đề tài luận văn </b>


Việc nghiên cứu các dấu hiệu phát triển cuộc hội thoại trong tiếng Việt
góp phần nhất định vào việc nghiên cứu ngơn ngữ trong hoạt động giao tiếp, góp
phần nâng cao chất lượng cũng như hình thức, mục đích sử dụng ngơn ngữ giao
tiếp hàng ngày.


Về mặt lý thuyết: Bước đầu xác định các dấu hiệu, các từ ngữ và các hành
động ngôn ngữ tham gia phát triển cuộc hội thoại trong tiếng Việt. Điều này sẽ
làm sáng tỏ hơn những vấn đề về chức năng giao tiếp của ngôn ngữ, các hành vi
ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 8 Lớp Cao học K53 </i>
<b>5. Giới hạn, tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu </b>



Giới hạn: Do trình độ của học viên và thời gian hạn hẹp, chúng tôi không
thể đi sâu hơn vào phân tích mọi khía cạnh của hội thoại cũng như các phương
tiện liên kết trong tiếng Việt. Vì vậy, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu, tìm
hiểu về đặc điểm cấu tạo, vị trí của các từ ngữ và các hành động ngơn ngữ có tác
dụng mở rộng, phát triển và thậm chí kết thúc chủ đề hội thoại.


Tư liệu: Luận văn lấy tư liệu là những câu cụ thể trong đàm thoại giao
tiếp hàng ngày, internet, mạng xã hội như facebook, hội thoại trong các tác
phẩm văn học, truyện ngắn Việt Nam. Số lượng tư liệu được thu thập bằng cách
tổng hợp sau đó phân chia ra theo từng phương tiện biểu hiện.


Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, với mục đích của mình,
luận văn sẽ được nghiên cứu trên quan điểm ngữ pháp chức năng hiện đại, đi từ
nội dung đến hình thức, từ mục đích đến phương tiện, từ ý nghĩa đến cấu trúc
ngữ pháp. Trong khi nghiên cứu chúng tôi cũng chú ý tới mối quan hệ tương tác
qua lại giữa ba bình diện: Kết học - nghĩa học - dụng học.


Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Để làm nổi bật những vấn đề mà luận
văn quan tâm, chúng tôi sử dụng các phương pháp: Thống kê, miêu tả, phân
tích, so sánh… Cách thức làm việc được xác định dựa trên phương pháp nghiên
cứu và được chúng tôi thực hiện nhất quán trong từng phần cũng như trong toàn
bộ luận văn.


<b>6. Cấu trúc của luận văn </b>


Ngoài phần mở đầu, kết luận, tư liệu khảo cứu, luận văn gồm ba chương
được sắp xếp như sau:


Chương 1: Cơ sở lý thuyết


1. Lý thuyết hội thoại


1.1. Khái niệm hội thoại
1.2. Các đơn vị hội thoại
1.3. Vận động của hội thoại


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 9 Lớp Cao học K53 </i>
2. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ


2.1. Khái niệm hành vi tại lời


2.2. Tiêu chuẩn phân loại hành vi tại lời
2.3. Các loại hành vi tại lời


3. Chỉ tố liên kết
3.1. Khái niệm
3.2. Phân loại
4. Tiểu kết


Chương 2: Chỉ tố liên kết đa chức năng với việc phát triển chủ đề hội thoại
1. Hình thức phát triển chủ đề hội thoại


1.1. Phát triển bằng cặp chêm xen
1.2. Phát triển bằng hành vi ở lời


2. Các chỉ tố liên kết đa chức năng tham gia vào phát triển chủ đề hội thoại
2.1. Đại từ hồi chỉ – khứ chỉ



2.2. Phó từ chỉ thời – thể
2.3. Tiểu từ tình thái cuối câu
2.4. Quán ngữ tình thái


3. Tiểu kết


Chương 3: Chỉ tố liên kết đơn chức năng với việc phát triển chủ đề hội thoại
1. Chỉ tố liên kết biểu thị quan hệ về trình tự thời gian


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 10 Lớp Cao học K53 </i>
<b>NỘI DUNG </b>


<b>Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết </b>
<b>1. Lý thuyết hội thoại </b>


<i><b>1.1. Khái niệm </b></i>


Hội thoại là một hoạt động xã hội, được nảy sinh nhờ vào sự tham gia của
người phát lời và người thụ lời. Trong cuộc thoại khi hoạt động phản hồi nảy
sinh, vai trò của hai người tham gia cuộc thoại đã thay đổi. Bên nghe trở thành
bên nói và bên nói trở thành bên nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 11 Lớp Cao học K53 </i>
hữu quan trong hội thoại, chi phối và điều hòa cuộc thoại để đạt đến đích cuối
cùng của mỗi bên giao tiếp theo những quy tắc nhất định.



Hội thoại là một sự nỗ lực hợp tác giữa các bên tham gia, có thể có ba bên
hoặc nhiều hơn thế. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn của mình, chúng tơi
chỉ chủ yếu đề cập đến hội thoại hai bên hay còn gọi là song thoại.


<i><b>1.2. Các đơn vị hội thoại </b></i>


Hội thoại cũng có cấu trúc nội tại của nó. Mục đích của việc phân tích cấu
trúc hội thoại là làm rõ người phát lời muốn biểu đạt cái gì và người thụ lời lý
giải nghĩa như thế nào và phản ứng ra sao.


Theo tổng kết của Đỗ Hữu Châu trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học tập
2, nghiên cứu về cấu trúc hội thoại có 3 trường phái tiêu biểu, đó là: trường phái
phân tích hội thoại ở Mỹ, trường phái phân tích diễn ngơn ở Anh và trường phái
lý thuyết hội thoại Thụy Sỹ - Pháp.


Lý thuyết phân tích hội thoại cho rằng hội thoại có hai tổ chức tổng quát,
đó là: tổ chức cặp và tổ chức được ưa thích. Các tổ chức đó được xây dựng từ
lượt lời. Như vậy, theo quan điểm này thì lượt lời chính là đơn vị cơ sở, tổ chức
nên các đơn vị lớn hơn của hội thoại. Lượt lời do các hành vi ngôn ngữ tạo ra và
khi chúng đi với nhau lập thành từng cặp. Cặp kế cận (cách gọi của Schegloff và
Sacks, 1973) là hai phát ngôn mang đặc điểm: kế cận nhau, do hai người khác
nhau nói ra, được tổ chức thành bộ phận thứ nhất và bộ phận thứ hai, có tổ chức
riêng sao cho bộ phận riêng thứ nhất đòi hỏi phải có bộ phận riêng thứ hai.
Trong một số trường hợp, bộ phận thứ hai của cặp kế cận không xuất hiện ngay
sau bộ phận thứ nhất thì giữa chúng có sự có mặt của cặp chêm xen. Chúng tôi
coi cặp chêm xen là một yếu tố làm cho chủ đề hội thoại phát triển và sẽ khảo
sát kỹ hơn ở chương sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>



<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 12 Lớp Cao học K53 </i>
thoại, tham thoại (bước thoại, lượt lời) và hành động ngôn từ. Trong đó,cuộc
thoại, đoạn thoại và cặp thoại là ba đơn vị lưỡng thoại (do hai thoại nhân tạo nên
nhờ vận động trao đáp). Tham thoại (bước thoại) và hành động ngôn ngữ là đơn
vị đơn thoại (do một thoại nhân tạo ra).


a. Cuộc thoại


Cuộc thoại đó là một lần trao đổi, nói chuyện cá nhân trong hồn cảnh xã
hội nào đó. Theo C.K.Orcchioni, để có một và chỉ một cuộc thoại, điều kiện cần
và đủ là có một nhóm nhân vật có thể thay đổi nhưng không đứt quãng, trong
một khung thời gian – khơng gian có thể thay đổi nhưng khơng đứt qng, nói
về một vấn đề có thể thay đổi nhưng không đứt quãng.


(Dẫn theo [7], trang 298)
Như vậy, một cuộc thoại cần phải tuân thủ theo một hướng nhất định từ
đầu cho đến khi kết thúc. Đó chính là mục đích mà bất cứ cuộc hội thoại nào
cũng cần đạt được.


b. Đoạn thoại


Mỗi cuộc thoại bao giờ cũng có lúc bắt đầu và lúc kết thúc, chúng làm nên
ranh giới của một cuộc thoại. Mỗi cuộc thoại lại chứa đựng nhiều chủ đề, mỗi
chủ đề lại có nhiều vấn đề. Tập hợp các lượt lời trao đổi về một vấn đề làm
thành một đoạn thoại. Chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả Đỗ Hữu Châu
khi cho rằng: “Đoạn thoại là mảng diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết
chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa hoặc ngữ dụng”. Trong đoạn thoại những người
tham gia hội thoại nói về cùng một chủ đề.


Một đoạn thoại thông thường bao gồm ba phần: mở thoại (dẫn nhập đề


tài), thân thoại (triển khai đề tài) và kết thoại (kết thúc hội thoại). Tuy nhiên,
trong phạm vi luận văn này, chúng tơi khơng có ý định đi sâu nghiên cứu mô
hình của đoạn thoại và sự dẫn nhập đề tài hội thoại như thế nào, mà chỉ muốn
chỉ ra một ranh giới tương đối của các đơn vị trong cấu trúc của hội thoại làm cơ
sở cho các bước khảo cứu của chúng tôi ở chương 2 và chương 3.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 13 Lớp Cao học K53 </i>
Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất tạo nên đoạn thoại và qua đoạn
thoại mà góp phần tổ chức nên cuộc thoại. Các loại cặp thoại thường gặp: Cặp
thoại tối thiểu, cặp thoại một tham thoại, cặp thoại chủ hướng và cặp thoại phụ
thuộc.


Cặp thoại tối thiểu tương đương với sự kiện lời nói tối thiểu, tức là tối
thiểu cặp thoại phải là một cặp kế cận với hành động dẫn nhập và hành động hồi
đáp.


Cặp thoại một tham thoại xảy ra khi: người nghe thực hiện một hành động
vật lý (gật đầu, lắc đầu, xua tay,…) thay cho hành động ngôn ngữ hoặc khi
người nghe im lặng, khơng có hành động hồi đáp nào, trường hợp như vậy gọi là
cặp thoại hẫng.


d. Tham thoại


Tham thoại hay còn gọi là Bước thoại. Cặp thoại là cấu trúc gồm hai tham
thoại do hai đối tác của cuộc hội thoại tạo nên. Tham thoại là phần đóng góp của
một thoại nhân vào một cặp thoại. Tham thoại do hành động ở lời tạo nên. Dựa
trên phân loại về hành vi cơ sở của Hinderlang, Đỗ Hữu Châu cho rằng có 7
tham thoại cơ sở: Dẫn nhập (DN), Phản hồi tích cực (PHTC), Phản hồi tiêu cực


(PHTiC), Tái dẫn nhập (TDN), Phản dẫn nhập (PDN), Xét lại (XL) và Từ bỏ
(TB).


Về tổ chức nội tại, tham thoại do một hoặc một số hành vi ngơn ngữ tạo
nên. Một tham thoại có một hành vi chủ hướng (hành động quyết định đích của
tham thoại, cùng với hành động chủ hướng của tham thoại kia trong cặp thoại
lập thành một cặp kế cận) và có thể có hành vi phụ thuộc (làm rõ lý do hoặc bổ
sung nghĩa cho hành động chủ hướng).


Hành động chủ hướng của một tham thoại hoặc đòi hỏi hành động chủ
hướng của tham thoại kia trong cặp thoại hồi đáp hoặc hồi đáp cho hành động
chủ hướng của tham thoại ấy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 14 Lớp Cao học K53 </i>
Hội thoại diễn tiến theo những quy tắc nhất định. Những quy tắc chi phối
trực tiếp đến cuộc thoại theo C.K.Orecchioni bao gồm: quy tắc điều hành sự
luân phiên lượt lời, quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại và quy tắc chi phối
quan hệ liên cá nhân trong hội thoại. Tác giả Đỗ Hữu Châu [8] đề nghị bổ sung
thêm một nhóm quy tắc điều hành nội dung của hội thoại. Ông cho rằng các loại
quy tắc đó có vai trị “làm cơ sở, đứng đằng sau sự vận hành của hội thoại”.


Nguyên lí chi phối các quy tắc hội thoại là ngun lí cộng tác bởi vì hội
thoại là một hoạt động xã hội. Từ nguyên lí chung này mà các quy tắc hội thoại
ràng buộc các đối tác hội thoại trong một hệ thống những quyền lợi và trách
nhiệm.


Luân phiên lượt lời là nguyên tắc của sự tương tác qua lại trong hội thoại.
Trong cuộc thoại mỗi lúc có một người nói và khơng đồng thời. Người nói ln


phiên nhau và đó là lượt lời. Sẽ khơng có lượt lời nếu nhiều người nói cùng một
lúc. Như vậy vai nói sẽ thường xuyên thay đổi, trật tự của những người nói
không cố định mà luôn thay đổi. Đồng thời lượt lời thứ nhất có chức năng định
hướng cho lượt lời thứ hai. Khi nói một điều, người ta dự đoán chờ một điều
khác sẽ xảy ra. Nghĩa là hai lượt lời có quan hệ mật thiết với nhau, liên kết chặt
chẽ với nhau. Hội thoại là một hình thức hoạt động xã hội, nên theo G.Yule lượt
lời hoạt động theo một “hệ thống điều hành cục bộ” (thuật ngữ của Diệp Quang
Ban) được hiểu theo lối quy ước giữa thành viên trong một nhóm xã hội. Đây
thực chất là quy ước nắm giữ lượt lời, giữ hoặc trao lượt lời cho người đối thoại
một cách uyển chuyển. Kiểm sốt được quyền được nói, chủ động nắm giữ đề
tài và lượt lời là một quyền lực đáng kể trong hội thoại, có thể chi phối cuộc
thoại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 15 Lớp Cao học K53 </i>
một lời chào trở lại; hành vi hỏi yêu cầu có một câu trả lời; hành vi đề nghị cần
một phản hồi; hành vi cảm ơn cần một yêu cầu đáp lời… Wardhaugh gọi hành
vi ngôn ngữ này là điều muốn nói. Một hành vi ngơn ngữ xuất hiện có thể được
tiếp nhận tích cực hoặc tiếp nhận tiêu cực, chấp nhận hoặc từ chối. Tuy nhiên
người tham gia hội thoại có thể lờ đi mà khơng có biểu hiện ngơn ngữ nào.


Với những hành vi ngơn ngữ địi hỏi thông tin phản hồi, Wardhaugh cho
rằng, người tham thoại có quyền lựa chọn cách thức hồi đáp khác nhau: Hoặc
tuân theo, hoặc từ chối, hoặc đơn giản là lờ đi những gì người ta nói với mình.
Nhưng dù tn theo hành vi dẫn nhập từ chối hay lờ đi, người tham gia hội thoại
vẫn phải có chiến lược giao tiếp và sử dụng phương tiện biểu đạt trong hành vi
hồi đáp của mình. Một số khn mẫu về hình thức biểu hiện các hành vi này đã
được định sẵn cho người tham gia hội thoại lựa chọn. Nhưng trong hành vi hội
thoại, sự liên kết các hành vi tại lời chỉ có giá trị trên bề mặt phát ngơn. Sự liên


kết các hiệu lực tại lời của hành vi ngơn ngữ mới có giá trị đích thực. Có nhiều
hình thức biểu đạt ngơn ngữ cũng đem lại một hiệu lực tại lời là rất quan trọng.
Điều này quyết định hiệu quả giao tiếp. Trong thực tế, mỗi chúng ta cần phải lựa
chọn một cách nào đó đem lại hiệu quả giao tiếp cao nhất chứ không chỉ yêu cầu
bằng một mệnh đề từ chối thẳng thừng. Nghi thức, thói quen, phong tục, tập
quán… làm thành quy ước xã hội mà mỗi cá nhân đều phải tuân theo. Những
quy ước này giữ gìn và tạo độ cân bằng trong cuộc thoại. Những quy ước mang
tính nghi thức này được quy định theo một trình tự chặt chẽ với những hành vi
cụ thể mà mỗi bên tham gia cuộc thoại cần tuân theo ở mỗi loại hội thoại xác
định. [42]


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 16 Lớp Cao học K53 </i>
<i><b>1.4. Nguyên tắc cộng tác hội thoại </b></i>


Khái niệm “cộng tác hội thoại” được tác giả P.Grice đưa ra lần đầu vào
năm 1967, sau đó được nhắc lại trong cơng trình nghiên cứu Logic và hội thoại
(1978) và các bài thuyết minh sau đó.


Trước hết, phải nói rằng “cộng tác” mà Grice gọi tên “không phải để
nhằm đạt được những mục đích chung trong thế giới bên ngồi ngơn ngữ. Cái
mục đích chung – đích và phương hướng của cuộc hội thoại được nêu ra trong
nguyên tắc cộng tác hội thoại – là mục đích ở lời, là mục đích sử dụng ngơn ngữ
ngay trong cuộc hội thoại”. [8, trang 233].


Theo P.Grice, nguyên tắc cộng tác hội thoại làm cho “cuộc hội thoại được
xem xét đúng như mục đích hay phương hướng mà cuộc thoại địi hỏi”. Ngun
tắc này đúng với cả người nói và người nghe. Khi nói, người tham gia hội thoại
phải quan sát và thực hiện nguyên tắc cộng tác theo phương châm nhất định.


Nguyên tắc cộng tác hội thoại có vai trị trung tâm trong lý thuyết hội thoại. Hai
bên tham gia giao tiếp cùng cố gắng để đối tác của mình hưởng ứng, phát triển
cuộc thoại. Nguyên tắc này bao gồm các phương châm: Lượng, chất, quan hệ và
cách thức.


Phương châm về lượng: Hãy làm cho phần đóng góp của bạn có lượng tin
đúng như địi hỏi của mục đích cuộc thoại. Hãy đảm bảo nội dung vừa đủ.


Phương châm về chất: Đừng nói điều gì mà bạn tin là sai, đừng nói điều
gì mà bạnkhông đủ bằng chứng.


Phương châm về quan hệ: Hãy nói đúng với chủ đề đang được đề cập đến.
Phương châm về cách thức: Tránh nói tối nghĩa, tránh nói mập mờ, mơ hồ
về nghĩa, hãy nói ngắn gọn, có trật tự.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 17 Lớp Cao học K53 </i>
trang 237]. Nguyên tắc và phương châm hội thoại của Grice có hiệu lực cả cho
nội dung được nói ra trực tiếp, cả nội dung hàm ẩn.


Trong thực tế giao tiếp, người nói có thể vơ tình hoặc cố ý vi phạm
nguyên tắc và phương châm hội thoại. Grice phân biệt hai trường hợp này và gọi
chúng là vi phạm và phạm lỗi. Trường hợp phạm lỗi về nguyên tắc và phương
châm hội thoại là do người nói vụng về, không cố ý và sẽ khiến người nghe hiểu
sai ý mình. Cịn xúc phạm, vi phạm, từ bỏ chúng là sự cố ý không tuân thủ, tôn
trọng phương châm để tạo ra các hàm ý, gài vào phát ngơn trực tiếp của mình
những hàm ngôn hội thoại. Tuy nhiên, cách phân biệt này chưa thực sự rành
mạch nên vấp phải sự phản đối của một số tác giả khác.



Bên cạnh đó, cũng có khơng ít trường hợp được cho là vi phạm nguyên
tắc cộng tác hội thoại do sự khác biệt về về văn hóa và ngơn ngữ mà Grice chưa
khảo cứu hết được. Mặt khác, lí thuyết của Grice cũng có những hạn chế khi chỉ
bó hẹp trong những nội dung thông tin mà không đưa ra đượcmơ hình, cơ chế
tạo ra nội dung và đích liên cá nhân; nhắc tới tính quan yếu tuy nhiên không
khai thác triệt để dẫn đếnkhông coi trọng vai trò của ngữ cảnh đối với sự vận
hành lượt lời cả về hình thức lẫn nội dung,... Đây cũng chính là lý do sau này lý
thuyết quan yếu được phát triển bởi D. Sperber và D. Wilson và lí thuyết về lịch
sự ra đời giống như một sự bù đắp cho lỗ hổng trong lí thuyết của Grice.


Mặc dù vậy, lý thuyết nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice vẫn có giá
trị lớn lao và là cơ sở cho các cơng trình nghiên cứu hội thoại về sau.


<b>2. Lý thuyết hành vi ngơn ngữ </b>


Người có cơng đầu tiên khởi xướng lý thuyết hành vi ngơn ngữ đó chính
là Austin (1962) trong cơng trình nghiên cứu của mình: “How to do things with
words”, tác giả đã đưa ra khái niệm “hành vi nói năng”. Nội dung chủ yếu của
khái niệm này là, khi con người nói năng đều muốn sử dụng ngôn ngữ để làm
việc gì đó, hồn thành một hành vi nhất định nào đó. Chẳng hạn như có thể dùng
lời nói để trần thuật, hỏi, cầu xin, đề xuất, hứa hẹn, dọa nạt,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 18 Lớp Cao học K53 </i>
Lý thuyết này về sau được nhà triết học J.Searle phát triển. Trong cơng
trình nghiên cứu của mình, Austin đã đưa ra các tiêu chí phân biệt sự khác nhau
trong cùng một hành vi ngôn ngữ (hành vi ở lời, hành vi tạo lời và hành vi mượn
lời). Cụ thể như sau:



Hành vi tại lời: Là những hành vi được người nói thực hiện ngay khi nói
năng. Hiệu quả của chúng thuộc về ngơn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một
phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận.


Hành vi tạo lời: Là hành vi sử dụng các yếu tố ngôn ngữ như: ngữ âm, từ,
các kiểu kết hợp thành câu… để tạo ra một phát ngơn có hình thức và nội dung
nhất định.


Hành vi mượn lời: Là những hành vi mượn phương tiện ngôn ngữ để gây
ra một hiệu lực ngồi ngơn ngữ nào đó (hiệu quả tâm lí) ở người nghe, người
nhận hoặc chính người nói.


Hành vi ngơn ngữ chính là đơn vị nhỏ nhất của ngữ pháp hội thoại. Các
hành vi ngôn ngữ trên đây xét trong quan hệ hội thoại thì hành vi tại lời được
quan tâm hơn cả, khi tham gia hình thành nên tham thoại thì chúng tạo ra tính
đối thoại giữa người nói và người nghe: người nói có trách nhiệm đối với phát
ngơn của anh ta và anh ta có quyền địi hỏi người đối thoại phải hồi đáp lại bằng
một hành vi ở lời tương ứng.


<i><b>2.1. Khái niệm hành vi tại lời </b></i>


Trong giao tiếp một phát ngôn được đưa ra bao giờ cũng nhằm một mục
đích nhất định. Sự thực hiện hành vi như vậy gọi là hành vi tại lời. Nó cho người
nghe biết ý định và mục đích mà người nói hướng tới. Chính vì thế loại hành vi
này thường có những động từ ngữ vi tương ứng để gọi tên như: Khẳng định, hỏi,
mời, chào, chúc, khuyên, ra lệnh, yêu cầu…


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 19 Lớp Cao học K53 </i>


mặt… sâu hơn chúng ta cần phải nắm được những qui tắc điều khiển các hành vi
tại lời của ngơn ngữ đó.


<i><b>2.2. Tiêu chuẩn phân loại các hành vi tại lời </b></i>


Theo Nguyễn Đức Dân, từ những nghiên cứu nền tảng của Austin, Searle
đã nêu ra tới 12 phương diện mà các hành vi tại lời có thể khác nhau. Trong số
này ơng chọn ra ba tiêu chí cơ bản để phân loại các hành vi tại lời đó là: Đích ở
lời, hướng khớp ghép lời và trạng thái tâm lý được biểu hiện.


a. Đích tại lời


Đích tại lời của một hành vi ngơn ngữ là mục đích của hành vi ngơn ngữ
đó. Đích tại lời khơng trùng với hiệu lực tại lời, chỉ là bộ phận của hiệu lực tại
lời. Ví dụ: Đích tại lời của hành vi đề nghị là mong muốn người nghe giải quyết,
xem xét ý kiến mình nêu ra; hay đích tại lời của hành vi xin là làm cho ai đó bị
thuyết phục để cho mình cái gì; đích tại lời với hành vi hỏi là mong muốn nhận
được thơng tin từ phía người nghe…


b. Hướng khớp ghép lời


Tiêu chuẩn này quy định mối quan hệ giữa từ ngữ và thực tại mà hành
động đề ra. Hướng khớp ghép này có thể được xây dựng theo hai chiều, từ ngôn
ngữ tới hiện thực và từ hiện thực tới ngôn ngữ. Các hành vi đề nghị, yêu cầu,
mệnh lệnh,… là các loại hành vi mà ngơn từ có xảy ra trước và hiện thực diễn ra
như thế, tức hiện thực khớp với lời. Các loại hành vi như trần thuật, miêu tả,
khẳng định, hỏi… là các loại hành vi mà hiện thực xảy ra trước, ngôn ngữ diễn
ra sau và phản ánh đúng hiện thực ấy, tức lời khép với hiện thực.


c. Trạng thái tâm lý được thể hiện



Khi thực hiện một hành vi nào đó người ta có thể biểu hiện lịng tin, mong
muốn, điều đáng tiếc… Tiêu chuẩn này cho phép ta nhìn nhận nhiều hành vi
khác nhau về bề ngồi dưới cùng một góc độ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 20 Lớp Cao học K53 </i>
ta có thể gặp khó khăn khi nhận diện một hành vi tại lời, song chúng vẫn là cơ
sở khoa học cho ta cái nhìn đầu tiên cơ bản về hành vi được nói tới.


<i><b>2.3. Các loại hành vi tại lời </b></i>


Việc phân loại hành vi ngôn ngữ suy cho cùng có thể căn cứ vào phản
ứng qua lại của những người tham gia giao tiếp. Đây cũng chính là căn cứ để
nhận ra hành vi tại lời.


a. Cách phân loại của Austin


Austin đã đưa ra một bảng phân loại hành vi tại lời bao gồm: Phán định:
(đánh giá trên cơ sở sự kiện và lý lẽ xác đáng), hành xử (thể hiện quyền thế, luật
lê), ước kết (ràng buộc vào trách nhiệm), ứng xử (phản ứng lại), bày tỏ (trình
bày, thể hiện).


b. Cách phân loại của Searle


Tác giả này đã liệt kê 12 điểm được dùng làm tiêu chí phân loại hành vi
ngơn ngữ. Từ đó phân lập được 5 loại hành vi ở lời: Tái hiện, điều khiển, cam
kết, biểu cảm, tuyên bố.



Tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, hành vi tại lời có thể chia thành
hành vi tại lời trực tiếp và hành vi tại lời gián tiếp. Trong đó:


Hành vi tại lời trực tiếp: Là hành vi có sự tương ứng giữa cấu trúc phát
ngôn trên bề mặt với hiệu lực của nó gây ra.


Hành vi tại lời gián tiếp: Là hành vi khơng có sự tương ứng giữa cấu trúc
phát ngôn trên bề mặt với hiêu lực của nó gây nên. Nói cách khác, hành vi tại lời
gián tiếp là hành động mà trên cấu trúc bề mặt là A nhưng gây một hiệu lực là
B. Tuy nhiên cũng tùy thuộc từng hồn cảnh giao tiếp cụ thể mà xem đó là hành
vi tại lời trực tiếp hay gián tiếp.


(Dẫn theo Đỗ Hữu Châu [8])
<b>3. Các chỉ tố liên kết văn bản </b>


<i><b>3.1. Khái niệm </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 21 Lớp Cao học K53 </i>
phạm vi cú pháp học, khái niệm chỉ tố liên kết cũng được Nguyễn Văn Hiệp đề
cập trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (2009). Tác giả cho rằng “các yếu tố tham
gia tạo lập liên kết cho văn bản không chỉ giới giạn trong phạm vi các loại đề”
(mơ hình cấu trúc Đề - Thuyết của Halliday) mà cịn “trải rộng cho tồn câu, đặc
biệt ở tiếng Việt, nhiều khi phương tiện tạo lập mạch lạc và liên kết văn bản
được thể hiện một cách tinh tế”. Vậy nên, cũng khơng có gì lạ khi cuốn sách có
cách triển khai khác với thực tế phân loại của Halliday trước đó về các phương
tiện liên kết văn bản (phương thức quy chiếu, phương thức nối, phương thức
tỉnh lược, phương thức liên tưởng trường từ vựng,…).



Với cách tiếp cận chức năng và ngữ nghĩa, tác giả nhận định, có nhiều
loại nghĩa mà câu chuyển tải chỉ có thể hiểu được thấu đáo khi câu được đặt
trong hoạt động giao tiếp, trong diễn ngơn. Vì vậy mà cuốn sách chỉ ra cần thiết
phân loại và miêu tả các yếu tố liên kết câu với những câu khác trong diễn ngơn,
các yếu tố đánh dấu sự tương thích của câu với ngữ cảnh. Quan điểm như vậy
rất gần với quan điểm của Halliday khi ông cho rằng cấu trúc Đề - Thuyết của
câu là cấu trúc đảm bảo cho câu (mà ơng gọi là cú/clause) tương thích với những
câu đi trước nó và tương thích với ngữ cảnh.


<i><b>3.2.</b></i> <i><b>Phân loại </b></i>


Nguyễn Văn Hiệp đề xuất chia các dấu hiệu này thành hai loại: loại dấu
hiệu đa chức năng và loại dấu hiệu đơn chức năng, trong đó loại dấu hiệu thứ hai
được đặc biệt quan tâm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 22 Lớp Cao học K53 </i>
Những đại từ hồi chỉ - khứ chỉ, những từ có quan hệ thượng danh - hạ
danh, những vị từ tình thái tính, những phó từ chỉ thời thể, những tiểu từ tình
thái cuối câu, những quán ngữ tình thái được xếp vào loại dấu hiệu đa chức năng.


Loại dấu hiệu đơn chức năng được biết đến với tính chun dụng của nó:
là những dấu hiệu chun dùng để liên kết văn bản. Về cương vị cấu trúc, chúng
thuộc về văn bản, hay bậc cấu trúc trên câu, nhưng tồn tại theo lối “biệt phái
công tác” trong câu. Về bản chất, chúng là những tác tử biểu thị những mối quan
hệ logic – ngữ nghĩa giữa các câu. Đó là quan hệ về trình tự thời gian, quan hệ
nhân – quả, quan hệ tương phản, quan hệ tương đồng, quan hệ giải thích,…


Sự phân biệt tầng bậc cấu trúc của các thành tố đã được manh nha nghiên


cứu từ những năm 60 của thế kỉ XX, gắn với lí thuyết từ tổ được du nhập vào
Việt Nam, khi đó các nhà nghiên cứu ngữ pháp đã đề cập đến vấn đề phân biệt
thành phần phụ của câu với thành phần phụ của từ tổ. Và sau đó với sự phát
triển của ngữ pháp văn bản, xuất hiện các ý kiến phân biệt giữa thành phần của
câu với những yếu tố thuộc cấu trúc bậc trên câu, có chức năng liên kết văn bản
(Nguyễn Kim Thản, Trần Ngọc Thêm, Diệp Quan Ban, Nguyễn Minh Thuyết,
Nguyễn Văn Hiệp). Trong cuốn “Phân tích diễn ngơn”, hai tác giả Brown và
Yule cho rằng các yếu tố này có vai trị quan trọng trong việc hình thành nên
mạch lạc và liên kết của văn bản.


Ứng dụng trong kỹ thuật soạn thảo văn bản, những yếu tố liên kết này
được xem là những chuyển đoạn. Những chuyển đoạn trong văn bản có thể quy
về một số nhóm như chuyển đoạn về trình tự, chuyển đoạn thể hiện quan hệ
nhân – quả, chuyển đoạn thể hiện quan hệ giải thích, chuyển đoạn thể hiện quan
hệ tương phản hay tương đồng,… Trần Ngọc Thêm và Halliday xếp những
chuyển đoạn này vào nhóm phương thức liên kết nối.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 23 Lớp Cao học K53 </i>
tiếp. Đó là trường hợp “thì, là” đứng đầu câu, như là chỉ báo cho sự tương thích
của câu nói đối với tình huống giao tiếp.


<b>4.</b> <b>Tiểu kết </b>


Như đã nói ở trên, để chỉ ra mối quan hệ giữa các chỉ tố liên kết và sự
phát triển của chủ đề hội thoại thì cần đến lý thuyết về hội thoại và lý thuyết về
hành vi ngôn ngữ làm cơ sở.


Hội thoại là một hoạt động xã hội, có sự tương tác chặt chẽ giữa người nói


và người nghe, dựa trên sự vận hành, trao đáp lượt lời của các nhân vật tham gia
giao tiếp. Vì vậy, việc chỉ ra một cách tương đối các đơn vị cấu thành nên hội
thoại cũng như các nguyên tắc chi phối tới hội thoại giúp xác định được cuộc
thoại đó vận động ra sao, phát triển theo hướng nào, có chệch khỏi đích ban đầu
hay khơng. Điều đó có vai trị to lớn của các hành vi ngôn ngữ, chính những
hành vi ngơn ngữ sẽ tạo lập nên các đơn vị cơ sở của hội thoại, thể hiện thái độ,
mục đích và trạng thái tâm lý của người nói.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 24 Lớp Cao học K53 </i>
<b>Chƣơng 2: Chỉ tố liên kết đa chức năng với việc phát triển chủ đề hội </b>


<b>thoại </b>


Mỗi cuộc hội thoại đều có một đề tài độc lập. Trong khi hội thoại vận
động thì đề tài đó được triển khai theo nhiều cách khác nhau, thể hiện qua các
chủ đề được nói đến.


Mỗi một mơ hình hội thoại cơ bản thường mang một chủ đề trao đổi. Tuy
nhiên, trong thực tế giao tiếp, các mơ hình thường có sự đan xen phức hợp với
nhau. Như vậy, khi mơ hình hội thoại phát triển hay mở rộng ra thì chủ đề của
hội thoại cũng vận động theo.


Ngữ pháp hội thoại cho rằng cách để phát triển các mơ hình hội thoại có
thể là bằng cặp chêm xen hoặc bằng các hành vi ở lời dùng trong các kiểu hành
vi cơ sở tạo nên mơ hình hội thoại.


Theo Đỗ Hữu Châu [8], trên cơ sở phân loại các cuộc hội thoại đơn giản
theo tiêu chí kết hợp đích và lời của Franke (1990) và Hundsnurscher (1995),


Gotz Hinderlang đưa ra 4 mơ hình hội thoại sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 25 Lớp Cao học K53 </i>
Hài hòa Bất hòa


Đồng nhất Tương hợp Nhượng bộ Khơng nhượng bộ
Hình thức tối thiểu của những cuộc hội thoại trên do các chuỗi 7 hành vi
sau lập nên:


(1) Hành vi dẫn nhập (DN): Bằng hành vi dẫn nhập, Sp1 nêu ra đích.
(2) Hành vi phản hồi tích cực (PHTC): Bằng hành vi phản hồi tích cực,


Sp2 chấp nhận đích mà Sp1 nêu ra ở DN.


(3) Hành vi phản hồi tiêu cực (PHTiC): Bằng hành vi này, Sp2 chối bỏ
đích của Sp1 nêu ra ở DN.


(4) Hành vi từ bỏ (TB): Bằng hành vi này, người nói từ bỏ đích đã nêu ra
ở hành vi trước của mình.


(5) Hành vi xét lại (XL): Bằng hành vi này, người nói thay đổi đích của
mình.


(6) Hành vi phản dẫn nhập (PDN): Bằng hành vi này, Sp2 đưa ra đích của
mình như là một phản ứng đối với đích của Sp1 ở DN.


(7) Hành vi tái dẫn nhập (TDN): Bằng hành vi này, người nói nhấn lại lập
trường của mình thể hiện ở hành vi trước.



Với bảy hành vi cơ sở nêu trên, có các mơ hình hội thoại cơ sở như sau:
<i>(I) Hội thoại hài hòa, (II) Hội thoại bất hòa nhượng bộ và (III) Hội thoại bất </i>
<i>hòa không nhượng bộ. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 26 Lớp Cao học K53 </i>
cứu của luận văn. Chúng tôi sẽ mô tả kỹ hơn mô hình (II) và (III) ở phần sau bởi
chủ đề hội thoại được phát triển trong hai mơ hình này.


<b>1.</b> <b>Hình thức phát triển chủ đề hội thoại </b>
<i><b>1.1.</b></i> <i><b>Phát triển bằng cặp chêm xen </b></i>


Như đã nói ở chương 1, trong các cuộc hội thoại các lượt lời thường đi
với nhau thành từng cặp được tổ chức thành bộ phận thứ nhất và bộ phận thứ
hai. Nếu vì một lý do nào đó, bộ phận thứ nhất và bộ phận thứ hai bị gián đoạn,
không đứng kế cận nhau thì khi đó cặp chêm xen xuất hiện.


Phụ thuộc vào quan hệ giữa cặp chêm xen với các tham thoại bao chứa nó
mà cặp chêm xen được chia thành hai loại: cặp chêm xen phụ và cặp chêm xen
đẳng lập. Cặp chêm xen phụ là cặp chêm xen phụ thuộc vào một tham thoại, giải
thích, chú thích, đặt điều kiện cho tham thoại đó. Giữa cặp chêm xen và tham
thoại có quan hệ chính phụ. Có cặp chêm xen phụ cho tham thoại dẫn nhập, có
cặp chêm xen phụ thuộc vào tham thoại hồi đáp.


Cặp chêm xen đẳng lập là cặp chêm xen đề cập đến những đề tài không
quan hệ trực tiếp đến điều được nêu ra trong hai tham thoại dẫn nhập và hồi đáp.
Những cặp tham thoại đẳng lập này thường gặp trong trò chuyện đời thường.
Những cặp thoại sửa chữa, thương lượng về chữ nghĩa cũng là những cặp chêm


xen đẳng lập thường gặp.


Vậy vấn đề đặt ra là, ranh giới của cuộc thoại được xác định như thế nào
khi những cặp thoại đẳng lập phát triển với độ dài đáng kể thì chúng ta có cịn
ngun cặp thoại chứa nó khơng? Có những cuộc thoại mà khi nó vận động thì
những cặp thoại chêm xen phát triển thành một đoạn thoại đẳng lập. Khi đó,
khoảng cách giữa tham thoại dẫn nhập và tham thoại hồi đáp quá lớn, rất khó để
kết luận chúng ta vẫn còn nguyên một cặp thoại dù là cặp thoại mở rộng. Chúng
tôi đồng ý với nhận định rằng khi đó những cặp chêm xen đã tự chúng tạo nên
một “câu chuyện” riêng với chủ đề và hình thức tương đương với một đoạn
thoại độc lập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 27 Lớp Cao học K53 </i>
Trong thực tế giao tiếp, nhiều khi câu chuyện của những người tham gia
hội thoại bị gián đoạn do ngoại cảnh tác động. Chẳng hạn, A đến nhà B chơi,
đang trị chuyện thì ấm đun nước phát ra tiếng kêu báo hiệu là nước sơi, A đứng
dậy nói: Tơi xin phép, B đáp lại: Khơng sao. Sau đó, khi A quay trở lại thì A và
B tiếp tục câu chuyện đang dang dở của họ.


Hoặc trong một trường hợp khác, A và B đang trao đổi công việc tài bàn
làm việc của A thì màn hình máy tính báo có email tới (đó là email quan trọng
của đối tác A đang đợi) thì A nói với B: Chờ mình check mail chút nhé, B đáp:
<i>Ừ, cậu cứ làm đi. </i>


Hoặc khi A đang nói, B bỗng nhiên vơ thức, chợt nhớ ra điều gì đó đang
làm dở, liền xen ngang vào câu nói của A một cách khơng cố ý như: A, hình như
<i>mình qn gì đó. A sẽ hoặc ngừng nói chờ phản ứng tiếp theo của B hoặc sẽ hỏi: </i>
<i>Sao thế? B nhận ra sự vơ ý của mình làm gián đoạn hội thoại sẽ đáp lại: Ừ, </i>


<i>không sao, cậu nói tiếp đi để dẫn nhập lại câu chuyện đang dang dở của cả hai </i>
bên.


Trong những trường hợp như vậy, các cặp chêm xen vẫn nằm trong diễn
tiến hội thoại, tuy nhiên về mặt nội dung, ý nghĩa, chúng khơng có liên quan gì
tới chủ đề đang được nói đến. B có thể phản hồi lại lời đề nghị của A cho phép
mình gián đoạn chủ đề bằng hành vi phi lời hoặc kèm lời.


Chính vì vậy, những cặp chêm xen khơng có giá trị làm cho chủ đề được
mở rộng hay phát triển, những cặp chêm xen gây nhiễu tới chủ đề đó khơng phải
là đối tượng được đề cập trong phần nội dung chính sau đây của chúng tơi.


1.1.2. Cặp chêm xen với tư cách là thành phần bổ sung, mở rộng chủ đề


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 28 Lớp Cao học K53 </i>
Nhiều khi người nghe, trước khi đưa ra lời hồi đáp cho lời dẫn nhập cần
phải hỏi lại cho rõ, hoặc nêu lý do để trì hỗn câu trả lời hoặc chuyển hướng câu
chuyện theo ý của mình buộc người nói thứ nhất phải trả lời trong lượt lời tiếp
theo thì khi đó chính Sp2 là người khởi xướng ra cặp chêm xen.


Ví dụ 1:


<i>A1: Lần tới chúng ta đi xem ở rạp Mipec nhé. </i>
<i>B1: Rạp đó ở đâu? </i>


<i>A2: Ở Tây Sơn, đoạn chân cầu vượt cắt Thái Thịnh ấy. Cùng nằm trong </i>
<i>chuỗi hệ thống MegaStar. Tiện đường hơn cho cả hai đấy. Tan làm, hẹn nhau ở </i>
<i>đó ăn nhẹ chút gì xong vẫn có thể kịp suất chiếu lúc 6h30. </i>



<i>B2: Okie, vậy lần sau xem ở đó nhé. </i>


(Nguồn: Yahoo)
Trong ví dụ này, cũng có cặp chêm xen là B1 và A2. Khi được đề nghỉ
đổi rạp xem phim trong lần tới, do chưa biết địa điểm mới ở đâu nên người nghe
muốn nhận được thêm thơng tin về nó trước khi đưa ra quyết định. Sau khi A trả
lời câu hỏi của B và đưa ra một số lý lẽ vì sao nên chọn rạp mới đó, có lẽ B cảm
thấy hợp lý nên đã đồng ý. Ở đây chúng ta có cặp chêm xen phụ gồm B1 và A2
phụ cho tham thoại hồi đáp của B. Chính cặp chêm xen này khiến cho việc đạt
tới đích của hội thoại được kéo dài hơn dự kiến ban đầu và khi đó chủ đề nội tại
của hội thoại đã phát triển, không chỉ là việc đề nghị - xác nhận đổi rạp nữa mà có
thêm sự giải thích, bổ sung cho địa điểm được đề nghị.


Ví dụ 2:


- <i>Mợ đã mua cho con chiếc bánh tây rồi đấy. Ăn đi rồi đi. </i>


- <i>Mợ ơi, bây giờ người ta không gọi là bánh tây nữa. Gọi là bánh mỳ mợ </i>
<i>ạ. </i>


- <i>Ừ, mợ lạc hậu. Nhưng ăn đi đã rồi đi. </i>


- <i>Thôi để cho các em, mợ ạ. Chúng con được phát bánh mỳ pa-tê. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 29 Lớp Cao học K53 </i>
Do có sự thương lượng về chữ nghĩa, cách dùng từ “bánh mỳ” và “bánh
tây” giữa hai nhận vật “mợ” và “con” nên ở đây có cặp chêm xen đẳng lập. Tuy


nhiên, sắp đến giờ “con” phải đi rồi nên “mợ” khơng muốn tranh luận thêm về
điều đó, thay vào đó là lặp lại đề nghị và có ý thúc giục con là hãy ăn sáng trước
rồi đi học.


Ví dụ 3:


- <i>La semaine prochaine (Tuần sau). Bác mình cho người về đón. Hưng </i>
<i>này, chắc mình sẽ nhớ lắm. </i>


<i>Hưng khơng kịp phản ứng, hỏi bâng quơ: </i>


- <i>Nhớ gì cơ? </i>


- <i>Mình chẳng biết, nhưng cái gì cũng nhớ. À, mình mang cho cậu con cá </i>
<i>vàng. Con này mình ni nó lâu rồi đấy. Đi của nó parfait! (tuyệt vời!)! Mình </i>
<i>tặng cậu. </i>


<i>Hưng mừng q, nói: </i>


- <i>Giáp vào đây. Thả ln xuống bể cá nhà mình. </i>


(Những mùa lá bàng rơi – Nguyễn Quốc Hùng)
Đây cũng là một cặp chêm xen nhằm phụ giải cho từ “nhớ” của tham
thoại ở lượt lời đầu tiên. Tuy nhiên, việc hỏi – trả lời của cặp chêm xen này có
vẻ hơi khiên cưỡng và dường như xuất phát từ vô thức của cả người hỏi lẫn
người trả lời nên nhanh chóng sau đó hội thoại được điều chỉnh lại chủ đề ban đầu.
<i><b>1.2.</b></i> <i><b>Phát triển bằng hành vi ở lời </b></i>


Một cách khác phức tạp hơn khiến cho chủ đề hội thoại phát triển chính là
các hành vi ở lời. Nói phức tạp bởi chúng có sự tham gia của nhiều yếu tố, sự


phát triển của chủ đề hội thoại trong những trường hợp này khơng chỉ dựa vào
mặt hiển ngơn của câu nói mà đơi khi chúng cịn có những hàm ý ẩn trong đó,
giữa các lượt lời của các nhân vật tham gia giao tiếp. Và khi khơng dùng cặp
chêm xen thì hội thoại nói chung và chủ đề hội thoại nói riêng cũng có hướng
phát triển đa dạng hơn rất nhiều.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 30 Lớp Cao học K53 </i>
<i>A: Lâu không gặp thấy mày trẻ ra và xinh lên nhiều đấy. </i>


<i>B: Được lời khen của Mai Xuka tao thấy như vén mây mù trông thấy trời </i>
<i>xanh. Mày vẫn là vợ ông Vinh hở? </i>


<i>A: Ôi, mày vẫn nhớ tên chồng tao à, may quá vẫn là vợ ông ấy mày ạ. </i>
<i>B: Nếu tao nói mày yêu khoảng 18 lão Dũng rồi mới lấy lão Vinh, thì có </i>
<i>bị coi là đốt nhà mày khơng? </i>


<i>A: Chuyện này bí mật đấy, chồng tao không biết đâu, sao mày nhớ lâu thù </i>
<i>dai thế khơng biết. </i>


<i>Tao cịn được cái nước gì khác ngoài chuyện nhớ lâu thù dai đâu. Mày là </i>
<i>tấm gương sáng cho tao về chuyện vừa yêu vừa say nắng đến gần chục lão cùng </i>
<i>tên cơ mà. </i>


(Nguồn: Facebook)
Ở đoạn thoại này, chúng ta thấy chủ đề hội thoại được phát triển khá là tự
nhiên và “có duyên” giữa hai người bạn lâu ngày không gặp nhau. Ở lời dẫn
nhập, A chỉ có một phát ngơn song ở đó có hai hành vi: (1). Nhận định về
khoảng thời gian A và B không gặp nhau đã lâu rồi và (2). Khen B trẻ và xinh


hơn trước. Vì thế, đến lượt mình, B cũng sử dụng hai hành vi hồi đáp tương ứng.
Ta có thể mơ tả cấu trúc hội thoại như sau:


A1a: Lâu rồi không gặp.


A1b: Mày trẻ ra và xinh lên nhiều đấy.


B1a: Được lời khen của Mai Xuka tao thấy như vén mây mù trông thấy
trời xanh.


B2b: Mày vẫn là vợ ông Vinh hở?


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 31 Lớp Cao học K53 </i>
triển câu chuyện khá thông minh của B.Bằng một hành vi ở lời gián tiếp để hỏi
thăm tình hình hiện tại của bạn, B cũng đồng thời tạo điều kiện, đưa đẩy A theo
lối nói chuyện hóm hỉnh của mình, nhắc lại những kỷ niệm của hai người, kéo
dài cuộc nói chuyện giữa hai người bạn đã lâu khơng có liên lạc với nhau.


Quay trở lại mơ hình hội thoại, với mơ hình (II) Hội thoại bất hịa nhượng
<i>bộ, sau khi Sp2 phản hồi tiêu cực hay phản dẫn nhập lời của Sp1 thì Sp1 có hành </i>
vi xét lại đích của mình. Sau đó, Sp2 sẽ lựa chọn từ bỏ phản hồi tiêu cực hoặc từ
bỏ đích của mình và chấp nhận đích của Sp1 xét lại.


(a) DN/Sp1 – PHTiC/Sp2 – XL/Sp1 – TB/Sp2 #
(b) DN/Sp1 – PDN/Sp2 – XL/Sp1 – TB #


Ví dụ 1:



<i>A1: Đi ăn thơi! </i>


<i>B1: Em đang dở tay chút. </i>
<i>A2: Chị chờ ở thang máy nhé. </i>
<i>B2: Vâng, em ra ngay đây. </i>


(Nguồn: Yahoo)
Trong ví dụ này, đích ở lời của A vừa là rủ B đi ăn chung với mình, vừa
hàm ý là nhắc A đến giờ nghỉ trưa rồi, hãy dừng cơng việc lại đó. Tuy nhiên, do
cịn dở việc (“đang dở tay” có nghĩa là vẫn tiếp tục làm việc cho tới lúc nói) và
có ý muốn làm cố thêm một chút nữa để hoàn thành, B đáp lại lời đề nghị của A
bằng một hành vi ở lời gián tiếp với mục đích bảo A chờ mình một lúc nữa,
nhanh thôi, tức là B đã tạo ra một hành vi phản dẫn nhập nhằm làm thay đổi đích
của A. Tiếp theo đó, A cũng đáp lại lời gián tiếp của B bằng một hành vi ở lời
gián tiếp, đồng thuận với đề nghị của B. Với tham thoại “chờ ở thang máy nhé”
thì A đã có sự xét lại đích của mình cho phù hợp với đề nghị của B.


Ví dụ 2:


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 32 Lớp Cao học K53 </i>
<i>B1: Không, tớ phải nói cho ra lẽ. </i>


<i>A2: Vậy cậu nói nhanh đi, tớ có việc phải đi bây giờ. </i>
<i>B2: Thơi, để sau tớ nói, cậu đi đi vậy. </i>


(Nguồn: Yahoo)
Trong ví dụ này thì B phản bác lời đề nghị không tiếp tục tranh cãi của A
bằng hành vi PHTiC, chưa nhượng bộ A bởi vẫn cịn điều gì đó ấm ức, muốn


phải nói chuyện đến tận cùng của vấn đề. Tuy nhiên, sau đó khi A có sự điều
chỉnh đích thì B lại đồng thuận với nó và chấp nhận dừng tranh luận.


Nhận thấy hội thoại được tiến hành theo mơ hình II thì nội dung thường
có một sự dùng dằng nhỏ giữa các bên tham gia trước khi đi đến đích của hội
thoại. Ở lượt nói đầu tiên, Sp2 đưa ra một lý lẽ, một lập luận để cho biết vì sao
mình khơng hoặc chưa thực hiện được đích của Sp1 nêu ra ở câu nói liền trước
với mình. Những cuộc thoại ngắn ngủi này diễn ra rất nhanh chóng và nếu có
bất hịa thì cũng khơng trở nên gay gắt vì vai tham thoại Sp2 sẵn sàng nhượng
bộ để giữ hịa khí. Những mơ hình này xét về mặt cấu trúc hội thoại đã thay đổi
chút ít, song về ý nghĩa, giá trị thơng tin thì sự chuyển hướng khơng q lớn.


Tuy nhiên, sự phân biệt các hình thức phát triển chủ đề hội thoại bằng cặp
chêm xen hay hành vi ở lời chỉ là một cách tương đối, để tiện phân tích về mặt
nội dung và ý nghĩa và cách thức sử dụng của các chỉ tố liên kết ở phần sau. Bởi
nếu xét về vị trí,khi bộ phận thứ nhất và bộ phận thứ hai không đứng cạnh nhau
thì ắt hẳn giữa chúng phải có cặp chêm xen. Cho nên, trong khi khảo sát và phân
tích, chúng tôi vẫn giữ cách gọi cặp chêm xen chung cho những cặp tham thoại
khiến cho chủ đề hội thoại phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 33 Lớp Cao học K53 </i>
hình II này và vì mục đích hịa khí của hội thoại mà cặp chêm xen này khơng có
điều kiện phát triển thêm hơn nữa.


Ở mơ hình (III) Hội thoại bất hịa khơng nhượng bộ có thể thấy hội thoại
vẫn cịn khả năng tiếp diễn theo trục tuyến tính tùy vào mức độ, tính chất tham
gia của các vai thoại.



(a) DN/Sp1 – PHTiC/Sp2 – TDN/Sp1 – TDN/Sp2…


(b) DN/Sp1 – PDN/Sp2 – TDN/Sp1 – TDN/Sp2…


Sp1 đáp lại PHTiC của Sp2 bằng một hành vi TDN, còn Sp2 nhấn mạnh
vào hành vi PHTiC hoặc vào hành vi PDN của mình. Nếu cả 2 phía tham gia hội
thoại đều khăng khăng giữ lập trường, quan điểm của mình thì hội thoại sẽ khó
đi đến “hồi kết”. Cặp TDN của Sp1 và Sp2 sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi ai đó bỏ
cuộc và nói ra một hành vi TB. Sự lặp đi lặp lại có tính tuần hồn cặp TDN –
TDN là đặc trưng cho những cuộc hội thoại tranh luận và sự tuần hoàn của cặp
XL – XL là đặc trưng cho những cuộc thương lượng, mặc cả.


Đối với những trường hợp này, khi gia tăng về số lượng cặp chêm xen tỏ
rõ vai trò và quyền lực của chúng trong vận động hội thoại, chúng không chỉ làm
thay đổi hình thức cấu trúc hội thoại mà còn làm cho chủ đề trao đổi được mở
rộng, phát triển.


Ví dụ:


<i>(Sau khi tham dự sự kiện về) </i>


<i>A1: Băng Châu hôm nay xinh như minh tinh. </i>
<i>B1: Í, khơng dám, bạn cứ nói thế, hihi. </i>


<i>A2: Soi từ lúc Băng Châu đi vào đến lúc ngồi xem có giống ảnh không </i>
<i>nhưng không ngờ xinh hơn cả ảnh. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 34 Lớp Cao học K53 </i>


<i>A3: Không, không chém chút nào! </i>


<i>A3: Ngại quá. </i>


(Nguồn: Facebook)
Ở đây, để thuyết phục B nhận lời khen, A vừa đưa ra lập luận rằng khi lần
đầu tiên có cơ hội được gặp B “bằng xương bằng thịt” trong sự kiện đó, A đã để
ý, quan sát B rất lâu và B đẹp hơn cả trong hình dung ban đầu của A, đồng thời
khẳng định A đánh giá rất chân thực, có cơ sở, khơng hề nói q lên so với thực
tế. Qua đó, Acũng nhắc lại đích của mình đã nêu ra từ đầu (bày tỏ cảm xúc trước
vẻ xinh đẹp với Băng Châu và muốn Băng Châu chấp nhận lời khen đó). Giả
như B có khiêm tốn từ chối lời khen thì A sẽ tiếp tục chứng minh điều mình nói
cho tới khi B tin và chấp nhận lời “nịnh đầm” của A.


Mặt khác, O. Ducrot cho rằng lập luận cũng là một hành động ở lời. Tác
giả đã chứng minh rằng hành vi lập luận cũng thay đổi tư cách pháp nhân của
người lập luận và người tiếp nhận lập luận, rằng lập luận cũng có ý định, cũng là
một hành vi quy ước và có những thể chế như những hành vi ở lời khác. Khi đưa
ra một lập luận, người lập luận phải tin vào và chịu trách nhiệm về các luận cứ
và kết luận mà mình đưa ra. Đối với người tiếp nhận, thì sự thay đổi về tư cách
pháp nhân thể hiện ở chỗ người này đang ở trạng thái vô can chuyển sang trạng
thái chờ đợi lập luận, tức chờ đợi hoặc kết luận, hoặc luận cứ.


Trong thực tế giao tiếp, ít khi ta miêu tả để miêu tả, đưa ra một lí lẽ hoặc
một luận cứ để dừng ở lí lẽ, luận cứ đó. Nói ra một phát ngơn hoặc một chuỗi
phát ngơn – tức là nói ra một câu hay/hoặc một chuỗi câu – một hành vi ở lời
bao giờ cũng để đi tới một cái gì đó khác nữa, để đi tới một kết luận. Chỉ khi nào
lời nói có kết luận thì người nói và người tiếp nhận mới cảm thấy thỏa mãn. Nói
ra một phát ngơn (một câu) chưa có kết luận mà khơng nói nữa, người tiếp nhận
thường cảm thấy ấm ức. (Dẫn theo [8])



</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 35 Lớp Cao học K53 </i>
Đặt những câu hỏi như vậy trước phát ngôn nghe được hoặc trước hành vi
ở lời tiếp nhận được là biểu hiện của sự thay đổi tư cách pháp nhân của người
tiếp nhận, chờ đợi sự hoàn chỉnh của lập luận mà anh ta mới nghe được một
phần.


Chẳng hạn, xét trong đoạn trao đổi sau giữa một nhân viên truyền thông
sản phẩm (A) với một đại diện của đơn vị báo chí (B). Bỏ qua phần chào hỏi
mào đầu, chúng ta đi vào phân tích nội dung chính của hội thoại:


<i>A1: Anh ơi, bên em sắp ra gMO Hoàng Đế. </i>
<i>B1: Rồi sao? </i>


<i>A2: Thời gian Open Beta dự kiến là vào đầu tháng tới. Hiện bên em đang </i>
<i>gấp rút hoàn thiện các khâu cuối cùng để tung sản phẩm ra thị trường. </i>


<i>B2: Game này có gì khác những game khác? </i>


<i>A3: Đây là game thuộc thể loại nhập vai chiến thuật, nhiệm vụ đa dạng, </i>
<i>đề tài mới lạ, cốt truyện hấp dẫn. Điểm đặc biệt nhất của nó là đồ họa 2,5D, </i>
<i>hiện chưa có game mobile nào có. Đặc biệt, tạo hình nhân vật theo lối vẽ chibi </i>
<i>rất ngộ nghĩnh, chuyển động mượt và hỗ trợ tối đa các nền tảng. Nội dung chi </i>
<i>tiết, em gửi trong mail, anh xem giúp em với nhé. </i>


<i>B3: Okie, để anh xem. </i>


<i>A4: Nếu anh muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm, anh có thể trải nghiệm bản </i>


<i>Việt hóa cùng với đội bên em nhé, em sẽ cung cấp bộ cài. </i>


<i>B4: Ok. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 36 Lớp Cao học K53 </i>
Khi B đặt câu hỏi: “Rồi sao?”, A đã có thể bước đầu đạt được mục đích,
dẫn dụ B vào “ma trận” hội thoại của mình, từ đó có cớ đưa ra những thơng tin
bổ sung, giới thiệu về đặc tính, đặc điểm của sản phẩm (game này hot ra sao,
cách chơi thế nào, phù hợp với đối tượng nào, các tính năng đặc sắc,...), thời
gian ra mắt,… để từ đó thuyết phục “đối tác” hội thoại (cũng là đối tác truyền
thông của mình trong trường hợp này), đi đến kết luận (lời đề nghị): Em đã gửi
bài viết, nhờ anh xem và đưa thông tin sản phẩm tới bạn đọc của báo hay nói
cách khác là hỗ trợ về mặt đăng tải thông tin cho chiến dịch truyền thông sắp tới
của bên A.


Đây chính là trường hợp sử dụng hành vi tại lời gián tiếp khi mà phát
ngơn trên bề mặt và hiệu lực của nó khơng tương ứng với nhau. A đã sử dụng
hành vi chủ hướng ẩn, hành vi ở lời gián tiếp để thăm dò phản ứng của B. A
không đưa ra lời đề nghị ngay từ đầu mà chờ phản ứng của B rồi mới tiếp tục
hành vi hội thoại của mình. Tham thoại thứ nhất của B là hành vi đáp lại đích ẩn
đó.


Từ ví dụ này có thể thấy, tham thoại thứ nhất (có thể coi như là một lập
luận chưa có kết luận) là điều kiện để cho hội thoại phát triển, song mốc đánh
dấu hội thoại đã thực sự phát triển hay chưa phải dựa vào tham thoại hồi đáp B1
với câu hỏi: Rồi sao?, Rồi thế nào, Thế thì sao?,… Bởi nếu Nếu với thái độ
khơng hợp tác, B hồn tồn có thể nói một cách khiên cưỡng rằng: “Anh không
quan tâm” và A khơng có cơ hội nêu ra đích hội thoại hoặc buộc phải dẫn nhập


cách khác để đạt được đích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 37 Lớp Cao học K53 </i>
<i><b>2.1.</b></i> <i><b>Đại từ hồi chỉ - khứ chỉ </b></i>


Xét trong khung miêu tả ngữ nghĩa của câu thì những đại từ hồi chỉ - khứ
chỉ vừa tham gia thể hiện nghĩa miêu tả của câu, đồng thời thực hiện chức năng
liên kết. Các chỉ tố được thuộc nhóm này được tìm thấy trong tư liệu là: thế, này,
<i>ấy, đó. </i>


Ví dụ 1:


- <i>Chị có thấy anh Dũng khác trước nhiều không? Anh ấy còn buồn... </i>


<i>chưa quên hẳn. Tội nghiệp! </i>
<i>Loan hỏi: </i>


- <i>Có phải chị định nói đến việc anh ấy bị ơng cụ, bà cụ từ, phải khơng? </i>


<i>Những lỗi đâu ở anh ấy. Ơng cụ bà cụ muốn cho con thành một anh trưởng giả, </i>
<i>ngờ đâu lại thấy con làm những việc quá ư táo bạo. Những việc đó đáng khen, </i>
<i>song chỉ vì sợ lụy đến mình và đến nhà mình mà ông cụ bà cụ nỡ từ anh ấy. Lúc </i>
<i>thường muốn có quyền đối với con, lúc biến lại sợ trách nhiệm. Anh Dũng thực </i>
<i>không phải là người con bất hiếu. </i>


<i>Thảo mỉm cười nói: </i>


- <i>Đấy ta thì cứ cho trái lời cha mẹ là bất hiếu. </i>



<i>Loan quả quyết đáp: </i>


- <i>Ngày xưa thế, bây giờ không thế nữa. Nhưng tôi chắc anh Dũng không </i>


<i>phải buồn vì mang tiếng là một người con bất hiếu hay buồn vì phải nghèo khổ, </i>
<i>anh Dũng buồn vì có một ơng bố... nhát gan... </i>


<i>Thảo mở to mắt nhìn Loan: </i>


- <i>Chị táo bạo lạ. Nhiễm những tư tưởng quá mới. </i>


<i>Loan buồn rầu bảo bạn: </i>


- <i>Tôi cũng nhận thấy như vậy, nhưng biết làm thế nào. Không thể mỗi </i>


<i>chốc mà đổi được hết tư tưởng mình đi được. Tôi biết là rồi tôi cũng sẽ gặp </i>
<i>những cảnh ấy. </i>


<i>Loan cúi đầu, trong lòng bối rối, lo sợ cho tương lai mù mịt. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 38 Lớp Cao học K53 </i>
<i><b>Thế</b></i> = trái lời cha mẹ là bất hiếu, là một đại từ hồi chỉ. Nhân vật chị Loan
đặt hai từ <i><b>thế</b></i> ở hai vế, vế đầu đại diện cho quan niệm xã hội cũ được nhắc đến
trong lời của Thảo ở câu trước, vế thứ hai là ý kiến của mình, đại diện cho quan
niệm mới, với ngầm ý phủ định quan niệm cũ. Từ đó, Loan tiếp tục đưa ra nhận
định của mình, lý do vì sao Dũng buồn, là vì Dũng “có một ông bố nhát gan”.



Ví dụ 2:


<i>- Cô giúp tôi việc này nhé, cô nhé? </i>


<i>Thiếu nữ ngắm cậu bé quần áo lơi thơi, chân tay đầy mực thì đốn chắc </i>
<i>rằng khơng phải con nhà giàu có, bỗng đem lịng thương người có lẽ cùng ở </i>
<i>trong một cảnh với mình. Cơ dịu dàng hỏi: </i>


<i>- Em muốn chị giúp điều gì vậy? </i>
<i>- Chị làm ơn xin phép cho tôi ra. </i>


(Nửa chừng xuân – Khái Hưng)
<i><b>Này</b></i> = xin phép cho tôi ra. Này trong câu <i>“Cô giúp tôi việc này nhé, cô </i>
<i>nhé?” là một đại từ khứ chỉ. Người nói đưa ra lời đề nghị giúp đỡ nhưng không </i>
chắc về việc người được đề nghị sẽ nhận lời, cho nên trong lời dẫn nhập của
mình, người nói chưa nói rõ việc cần nhờ là việc gì, và chờ đợi sự phản ứng của
người nghe mà quyết định có nói tiếp để xem “việc này” là việc gì hay khơng.
<i><b>2.2.</b></i> <i><b>Phó từ chỉ thời, thể </b></i>


Trong bản thân các phó từ chỉ thời đã bao chứa hàm nghĩa về tiền giả
định, nên về mặt hình thức, câu chứa nó bắt buộc phải có câu đứng trước hoặc
đứng sau để tường minh cho cái tiền giả định đó, và chúng là sợi dây nối kết
giữa các câu với nhau.


Các phó từ chỉ thời, thể được tìm thấy trong luận văn gồm có: vẫn, cũng,
<i>tiếp. Các từ này</i> xác lập một quan hệ nối tiếp, bổ sung. Khi kết hợp với tham
thoại có yếu tố chỉ tương lai, nó báo hiệu một sự việc được mong chờ sẽ xảy ra
ở tương lai gần.


Ví dụ:



</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 39 Lớp Cao học K53 </i>
<i>- Chị giáo báo tin cho em hay. </i>


<i>Dũng hơi cau mày, nhưng vội tươi cười nói: </i>
<i>- Cũng cịn lâu tơi mới đi. </i>


<i>Loan nhìn Dũng trách: </i>
<i>- Sao anh lại muốn giấu em? </i>
<i>Dũng cười đáp: </i>


<i>- Tơi có muốn giấu cơ đâu... Tơi cũng sắp nói chuyện để cơ biết. </i>


(Đoạn tuyệt – Nhất Linh)
Trong câu này, vị từ tình thái <i><b>cũng </b></i>xác lập một quan hệ nối tiếp, bổ sung
cho điều Dũng vừa khẳng định bên trên, đó là không muốn giấu Loan việc đi xa,
chỉ là chưa có cơ hội để nói sớm hơn. Nó thể hiện một khả năng về một điều sắp
xảy ra trong hiện thực, một sự ngầm cam kết của người nói đối với việc được
nói ra đó là nói chuyện với Loan về việc mình sắp rời xa nơi này. Điều đó cho
phép Loan chờ đợi một sự giãi bày của Dũng vì sao anh phải ra đi mà không
thông báo từ sớm, tạo điều kiện cho câu chuyện tiếp tục.


Ví dụ 2:


<i>- Ta đứng chờ xe điện, chị ạ. </i>


<i>- Chúng ta đi bộ có hơn khơng em? Đỡ được một hào mà lại khỏe người. </i>
<i>Ban nãy từ nhà bác Phán lên trường, chị cũng đi bộ đấy. </i>



<i>- Trời ơi! Chị đi bộ từ phố chợ Hôm lên trường. Sao chị biết đường?. </i>
<i>- Bác Phán bảo cứ theo đường xe điện mà đi. </i>


(Nửa chừng xuân – Khái Hưng)
Nếu ở ví dụ trên, hành động đi sau <i><b>cũng</b></i> được đề cập ở thì tương lai gần
thì trong trường hợp này, người nói nhắc lại một hành động ở thì quá khứ, hành
động đã xảy ra rồi (đi bộ từ nhà bác Phán lên trường). Người chị nói như vậy để
chứng minh cho người em (đối tác hội thoại) của mình thấy rằng quãng đường
xa như vậy còn đi được huống hồ là bây giờ, và để thuyết phục người em đi bộ
để tiết kiệm tiền và từ bỏ lời đề nghị của mình là hai chị em sẽ đi xe điện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 40 Lớp Cao học K53 </i>
<i>Vừa ở Thanh Hóa về được vài hôm, hôm nay Hưng thật bất ngờ thấy </i>
<i>Giáp xuất hiện trước cửa nhà, tay cầm khư khư cái hộp nhựa, Hưng chào hỏi: </i>


- <i>Cậu đi đâu đấy? Mấy năm nay chẳng gặp nhau. </i>


- <i>Hồi học xong tiểu học bố mẹ mình dự định cho mình sang Pháp, cho </i>
<i>nên xin cho mình vào học trường An-be-Sa-rơ. </i>


- <i>Mình và anh Vũ vào trường Dũng Lạc. </i>
<i>Giáp kể tiếp: </i>


- <i>Nhà mình có ông bác ở Pa-ri. Năm nay hai bác muốn cho mình sang </i>
<i>đấy học tiếp. Hai bác mình khơng có con. </i>


<i>Hưng buột miệng: </i>



- <i>Ôi, thật là tuyệt… La France! (Ôi nước Pháp!) Bao giờ cậu đi? </i>


(Những mùa lá bàng rơi – Nguyễn Quốc Hùng)
“Học <i><b>tiếp</b></i>” có nghĩa là đã học rồi, bây giờ học nữa, ở đây là tiếp tục học
theo chương trình giáo dục của Pháp bậc học phổ thông mà Giáp đã được làm
quen tại trường An-be-Sa-rơ trước đó như đã giới thiệu bên trên. Đây cũng chính
là một trong những lý do mà Giáp có mặt tại nhà Hưng để thông báo về việc
sang Pháp sắp tới: sang đó để đi học, bởi nhà bác bên đó khơng có con. Và phó
từ chỉ thời gian “tiếp” cũng đóng vai trị làm cầu nối với câu chuyện đã được
khai mở đằng trước.


Theo chúng tôi quan sát, “tiếp” thường xuất hiện trong những câu có hành
vi mang ý nghĩa cầu khiến, đề nghị hoặc hứa hẹn,… của giao tiếp đời thường.


Ví dụ 1:


<i>(Mẹ đang kể chuyện cho bé trước khi đi ngủ) </i>


<i>Mẹ: Hôm nay dừng ở đây nhé. Ngày mai Moon của mẹ sẽ biết người thợ </i>
<i>săn mang Bạch Tuyết đi đâu. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 41 Lớp Cao học K53 </i>
<i>Mẹ: Chuyện đó ngày mai Moon sẽ biết. Bây giờ đến giờ Moon đi ngủ rồi. </i>
<i>Nào, Moon hôn tạm biệt chúc ba mẹ ngủ ngon đi. </i>


(Phụ lục, trang 51)
Khi người mẹ dừng kể chuyện, bé vẫn còn tiếc nuối với những tình tiết


dang dở, muốn biết điều gì sẽ xảy ra với các nhân vật trong câu chuyện đang
tạm dừng ở thời điểm đó. Vì thế, bé đã đề nghị, nài nỉ mẹ kể nữa cho nghe, thỏa
mãn trí tị mị. Nếu lúc đó, người mẹ đồng ý thì câu chuyện về nàng Bạch Tuyết
và bác thợ săn sẽ tiếp tục, người mẹ vẫn đóng vai trị là người kể chuyện và tạo
điều kiện cho hoạt động giao tiếp của hai mẹ con được tiếp diễn. Tuy nhiên, lời
đề nghị của bé đã bị bác bỏ bởi lý do thời gian kể chuyện đã hết rồi, đã đến giờ
bé phải đi ngủ, câu chuyện sẽ được tiếp tục vào buổi kể chuyện của ngày hôm
sau. Đề nghị của bé đã không thành công và giao tiếp đi đến kết thúc.


Ví dụ 2:


<i>A: Thế túm lại là như nào? </i>


<i>B: Túm lại là, em mời anh café đi, anh kể tiếp cho nghe. (cười) </i>


<i>A: OK, không vấn đề gì, miễn là anh sẽ được nghe những gì cần nghe. </i>
<i>Nhưng có thể tiết lộ 1 chút được khơng, tị mị q đây này. </i>


<i>B: Hãy cứ đợi đi, kể ra hết thì anh mất bữa café à? </i>


<i>A: Thôi, được rồi. Vậy em muốn cafe hay trà? Ngồi ở đâu? Khổ quá cơ. </i>
<i>(cười). </i>


(Nguồn: Facebook)
Ở ví dụ này, vế câu chứa “tiếp” là một hệ quả sẽ được hiện thực hóa (B sẽ
kể cho A nghe phần còn lại của câu chuyện) nếu sự việc được đề nghị ở trước đó
xảy ra (A mời B café). Chủ đề của hai người bạn có sự dịch chuyển theo một
hướng mới, thỏa hiệp về việc tạm dừng cuộc nói chuyện và hứa hẹn một sự tiếp
diễn ở tương lai gần, việc mời café chỉ là cái cớ để hai người bạn gặp gỡ lần sau.



Ví dụ 3:


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 42 Lớp Cao học K53 </i>
<i>B: Các cậu cứ xem đi, mình phải về qua nhà có chút việc. </i>


<i>A: Việc gì mà gấp thế, nốt một tí nữa thơi. Lát mình đưa cậu về. </i>


<i>B: Kệ mình, mình đi taxi cũng được. Mình tranh thủ chạy qua cửa hàng </i>
<i>nữa, hơm nay hàng mới về, mình chạy qua xem một chút. </i>


(Phụ lục, trang 51)
Ở ví dụ này, tham thoại chứa <i><b>tiếp</b></i> cũng là một hành vi mời mọc, rủ rê: A
đề nghị B ở lại, đừng về vội để theo dõi diễn biến tiếp theo của bộ phim họ đang
xem mà như lời A thì đó sẽ là cảnh “gay cấn”, rất đáng để nán lại xem tiếp.
Bằng câu nói này, A muốn tác động để thuyết phục và thay đổi ý định trước đó
của B (ngừng xem phim, tạm biệt các bạn và ra về). Các tham thoại trao đổi sau
đó của hai người này đã được mở rộng, mỗi người đều đưa ra lý lẽ riêng để bảo
vệ ý kiến của mình, trước khi hội thoại chấm dứt và bộc lộ ưu thế nghiêng về ai.
<i><b>2.3.</b></i> <i><b>Tiểu từ tình thái cuối câu </b></i>


Do nội dung thông tin mà tiểu từ tình thái cuối câu biểu thị là gắn với tình
huống giao tiếp hoặc thể hiện những mối liên hệ giữa phát ngôn này và phát
ngơn khác nên những tiểu từ này có thể vừa tham gia biểu thị tình thái mục đích
phát ngơn, vừa có tác dụng liên kết văn bản.


Thuộc nhóm này có tiểu từ tình thái "mà", khi ở trong hội thoại nó tạo nên
một quan hệ ngữ nghĩa đối lập, thể hiện sự băn khoăn hoặc bác bỏ ý kiến của
tham thoại phía trước, buộc người nói trước đó phải đưa ra lý lẽ để giải thích


hoặc thuyết phục. Chính điều đó làm cho hội thoại phát triển.


Ví dụ 1:


<i>Hưng lại nằm xuống, Nhà vẫn tối om. Hưng vẫn khơng ngủ được, nhìn ra </i>
<i>ngồi sân. Dưới ánh trăng hạ tuần, Hưng vẫn nhìn thấy mờ mờ con ma giang </i>
<i>tayđung đưa theo gió, thỉnh thoảng lại có tiếng “soạt” một cái như bước chân </i>
<i>người. Hưng lại ngồi nhỏm dạy, lay lay ơng già nói thì thầm: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 43 Lớp Cao học K53 </i>
<i>Hưng chỉ cái bóng ngồi sân, ông già nhổm dạy, cả hai ông Nhàn và ông </i>
<i>Như Lai cũng ngồi dạy. Hai ông nghĩ chắc rằng thằng bé nhìn thấy ma thật </i>
<i>chăng… Bỗng ông già cười phá lên: </i>


- <i>Để ông ra bắt ma cho cháu Hưng nhé. </i>


<i>Ông già chạy ra cuối sân, mang vào chiếc áo nâu mặc đi làm đồng, treo </i>
<i>trên chiếc que, giang hai ống tay ra. </i>


- <i>Ma đây này. Ma bẩn quá ông giặt phơi, quên lấy vào. </i>


(Những mùa lá bàng rơi – Nguyễn Quốc Hùng)
Tiểu từ tình thái “mà” có ý nghĩa khái quát là khẳng định một điều gì đó
trong tình huống có sự khác biệt hay ngầm ẩn có sự khác biệt với một ý kiến
khác. Ở ví dụ trên, trong lượt lời đầu tiên giữa Hưng và nhân vật “ơng” thì có
hai ý kiến trái ngược nhau, trong khi Hưng muốn chỉ cho ông biết là “có ma” thì
ơng lại trấn an cháu mình bằng cách khẳng định “làm gì có ma” tức là “khơng có
ma”. Nhưng Hưng có lý do để tin vào nhận định của mình, bằng thính giác và


thị giác Hưng cảm thấy điều mình nói là đúng nên cố thuyết phục ơng cũng tin
vào điều đó, hay chí ít là muốn ơng xác thực giúp điều mình đang nghĩ tới. Vì
vậy, trong tham thoại tiếp theo, Hưng đã tái dẫn nhập lại đích của mình bằng
cách phủ định lại lời của ông đằng trước, “mà” ở trong câu biểu thị một nội dung
phản bác giúp Hưng tạo lập một hành vi mới. Và điều đó khiến nhân vật tiếp
nhận câu nói phải tiếp tục có hành vi hồi đáp.


Ví dụ 2:


- <i>Lại đây cháu, Sói con. Kể cho cơ nghe chuyện đánh nhau nào. </i>
<i>Vũ ấp úng: </i>


- <i>Dạ… Dạ… Hưng vật nhau với thằng Nuôi ạ. </i>


- <i>Thằng Nuôi nào? </i>


- <i>Thằng Nuôi trên đầu phố, con nuôi ông Tây ấy ạ. </i>


- <i>À thằng nuôi con ông Franh phải không? Sao lại đánh nhau? Thằng </i>
<i>ấy ngoan lắm mà. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 44 Lớp Cao học K53 </i>
Với việc sử dụng từ tiểu từ tình thái <i><b>mà</b></i> trong câu nói, người nói khẳng
định một thực tế khác hẳn với điều đang xảy đến đó là việc con trai bà và thằng
Nuôi (vốn được biết đến là rất ngoan) đánh nhau bởi thông thường chỉ có trẻ hư
hay vì một lý do đặc biệt nào đó mới đánh nhau và bà đang mong đợi Vũ nói
cho bà biết điều đó.



<i><b>2.4.</b></i> <i><b>Quán ngữ tình thái </b></i>


Những quán ngữ tình thái vừa tham gia biểu thị những nội dung tình thái
vừa tham gia liên kết văn bản nhờ những hàm nghĩa của chúng. Vị trí thường
thấy của chúng trong tiếng Việt là ở đầu câu. Nguyễn Văn Hiệp (2009) cho đó là
định ngữ câu, một loại thành phần phụ của câu, đồng thời phân loại dựa trên nội
dung biểu thị nghĩa tình thái của chúng. Theo đó, những qn ngữ tình thái này
được chia thành ba loại: Quán ngữ tình thái biểu thị những nội dung thuộc tình
thái nhận thức (Nào ngờ, thật ra, thì ra, có mà, cấm bao giờ, có lẽ, có khi,…) và
qn ngữ tình thái biểu thị những nội dung thuộc tình thái đạo nghĩa (Ai lại, ai
<i>khiến, tội gì, việc gì,…). Trong khung miêu tả của hội thoại thì những loại chỉ tố </i>
này thường xuất hiện cùng các hành vi ở lời để phát triển chủ đề hội thoại.


Luận văn tìm thấy các chỉ tố đa chức năng tham gia vào phát triển chủ đề
hội thoại bao gồm: <i>Thì ra, Cũng may, Có khi, Ai bảo, Việc gì/Việc qi gì, Tội </i>
<i>gì. </i>


Ví dụ 1:


<i>A: Tơi hỏi tại sao cô lại cười nhạo tôi? </i>


<i>B: Không phải là cười nhạo, mà vì nội dung cuộc gọi của cơ trong điện </i>
<i>thoại khơng giống những gì tơi nhìn thấy. </i>


<i>A:Cơ nghĩ tơi đang thảo luận với cơ đấy à? </i>


<i>B: Tơi nói lại lần nữa là không phải tôi cười nhạo. Mà tôi chỉ cảm nhận </i>
<i>được sự đồng cảnh ngộ thơi. Thì ra khơng phải chỉ có mình tơi khơng được hoan </i>
<i>nghênh ở nơi này. Tơi nghĩ vậy thơi. </i>



<i>A: Cái gì? </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 45 Lớp Cao học K53 </i>
(Phim Những người thừa kế)
<i><b>Thì ra</b></i> là quán ngữ biểu thị tình thái thực hữu, đây là kiểu tình thái cho
biết điều được nói đến trong câu là hiện thực, là đúng với thực tế, và hiện thực
này giúp giải thích cho một băn khoăn trước đó của người nói (điều băn khoăn
này có thể được thể hiện hiển ngôn hoặc không).Tức ở đây, quán ngữ tình thái
<i><b>Thì ra</b></i> xác lập một quan hệ giải thích. Cơ gái A muốn chỉ ra cho B hiểu rằng
khơng chỉ mình cơ “khơng được hoan nghênh” trên đất Mỹ mới là sự thật đang
diễn ra chứ không phải điều mà B vừa nói trong điện thoại và điều đó khiến cơ
đồng cảm với B chứ khơng phải cười nhạo như B nghĩ.


Ví dụ 2:


- <i>Cháu đã định đi học hay đi làm gì chưa? </i>


- <i>Dạ chưa, chú ạ. Hồi mới tốt nghiệp lớp 10, cháu có theo anh bạn cùng </i>
<i>lớp xin đi đá bóng chun nghiệp. </i>


<i>Ơng Du nhìn ơng bà Nhàn rồi nhìn Hưng: </i>


- <i>Sao cháu nơng nổi thế? Đã hỏi ý kiến bố mẹ chưa? Nghề bóng đá cũng </i>
<i>như ca hát sẽ dẫn dắt cháu đến đâu, cháu suy nghĩ kỹ chưa? </i>


- <i>Cũng may chú ạ, sau hai tháng tập luyện họ bảo cháu khơng có đủ khả </i>


<i>năng phát triển, thế là cháu bị loại ra. </i>


<i>Ơng Nhàn lúc này mới nói thêm vào: </i>


- <i>Sau đó nó cịn thi vào trường Thể thao Từ Sơn nữa. Thằng này mê thể </i>


<i>thao lắm. </i>


<i>Ơng Du nói đùa với Hưng: </i>


- <i>Chú biết rồi. Chú còn biết cháu trong đội chạy bốn trăm mét chứ gì. </i>
<i>Chú cịn biết cháu chạy hơi thụt lùi, nhưng đội cháu vẫn được nhất chứ gì. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 46 Lớp Cao học K53 </i>
rằng nghề đó có tuổi thọ rất ngắn, vậy nếu theo nó thì sẽ rất vất vả về sau, cho
nên ông tỏ ra ái ngại cho tương lai của Hưng nếu Hưng nhất định làm cầu thủ đá
bóng. Thì khi đó Hưng đã giải thích với ơng rằng vì Hưng khơng đáp ứng được
u cầu nghề nghiệp nên đã bị loại rồi, ông đừng lo lắng thêm nữa.


<i>Ví dụ 3: </i>


<i>A: Chúc mừng sinh nhật tình u nhé! Tiện thể nhắc ln là tuổi này lấy </i>
<i>chồng đẹp đấy. </i>


<i>B: Thanks em. Tới nữa không đẹp anh cũng lấy. </i>


<i>A: Kệ em! Nhưng nói chung là anh thèm cỗ cưới của dân 48 rồi nên đi </i>
<i>đâu cũng giục. </i>


<i>B: Mày giục em An í. Nghe bẩu em í cũng đang lập đề án về việc chống </i>


<i>lầy dữ lắm. </i>


<i>A: Đứa nào cũng bị thúc đít hết á! Cịi ai to cứ vượt đi nhá đừng có đợi nhau. </i>
<i>B: Có khi anh em mình phải làm bữa trà hoa để đàm đạo về vấn đề thúc </i>
<i>giục và giải pháp chống thúc giục Ngọc ạ. </i>


<i>A: Thứ 7 này nhá! </i>


<i>B: Duyệt. Thứ 7 nhá. Buổi nào? </i>


<i>A: Từ 12h – 4h anh đi lúc nào cũng được. Gọi An nữa nha! </i>
<i>B: Ukie, chốt khung giờ đó nhé. Cụ tỉ anh alo sau. </i>


<i>(Nguồn: Facebook) </i>
<i><b>Có khi</b></i> là qn ngữ tình thái khơng thực hữu, đây là loại qn ngữ khơng
khẳng định cũng khơng phủ định hồn tồn điều được nói đến trong câu mà nó
nêu ra một khả năng. Ở đây, B đưa ra một lời gợi ý về một buổi hẹn với giả định
rằng chủ đề đang được nói tới bên trên (lấy chồng) chỉ có thể đi đến hồi kết nếu
hai bên gặp nhau ở quán trà hoa nào đó và tiếp tục tranh luận về nó, tất nhiên có
cả sự tham gia của nhân vật thứ ba tên An.


Ví dụ 4:


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 47 Lớp Cao học K53 </i>


- <i>Bố vừa nói gì ạ? </i>


- <i>Ứng viên cho vị trí của con, chính là Yoon Jae Ho. Trưởng phòng </i>


<i>Yoon, cũng đã tới lúc được giao cho một công ty con rồi. </i>


- <i>Bố! </i>


- <i>Thấp giọng xuống. Ở bên ngồi có nhiều đơi tai đang nghe lắm. </i>


- <i>Con… đã thay đổi toàn bộ thành viên của ban điều hành rồi vậy mà </i>
<i>đơn xin cách chức vẫn có thể gửi tới đại hội cổ đông. Tất cả những giám đốc mà </i>
<i>con đề đạt, lại đồng ý thông qua quyết định bãi chức con sao? </i>


- <i>Ai bảo con tự ý thay đổi ban điều hành? Và không thèm hỏi ý kiến của </i>
<i>ta câu nào. Tất cả, đều là những người đã theo ta hàng chục năm nay. Cũng tới </i>
<i>lúc ta báo đáp cho họ sự tín nhiệm của họ rồi. </i>


- <i>Vậy cịn con thì sao? Vốn dĩ cũng chẳng cịn nhỏ tuổi gì, vậy mà vẫn </i>
<i>như một đứa trẻ để bố điều hành chỉ đạo từ phía sau. Bây giờ con đã là một </i>
<i>giám đốc bù nhìn rồi, rốt cuộc lý do gì khiến bố phải làm thế này chứ? </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 48 Lớp Cao học K53 </i>
cho phép, nếu vượt ra khỏi đó sẽ phải tự lĩnh hậu quả thì người con khơng chỉ
chống đối bằng hành động, thái độ mà cịn bằng cả lời nói. Đối thoại của hai cha
con không đạt được một sự thương lượng nào, đó là lý do hội thoại tiếp diễn dù
là khơng mong muốn.


Ví dụ 5:


- <i>Thế nào, chị Loan đã biết tin cô Minh Nguyệt tự tử chưa? </i>
<i>Loan đáp: </i>



- <i>Tôi biết rồi, biết trước khi họ đăng báo, vì tơi có quen cơ ta. Khốn nạn, </i>
<i>việc qi gì mà phải tự tử. Mẹ chồng ác thì về nhà bố mẹ mà ở, tội gì </i>
<i>rước khổ vào thân rồi đến nỗi tự tử. </i>


<i>Thảo nhìn bạn mỉm cười: </i>


- <i>Chị nói dễ q. Cịn chồng, cịn con... </i>
<i>Loan ngắt lời: </i>


<i>- Cơ ấy chưa có con. </i>


<i>- Vâng thì cơ ấy chưa có con. Nhưng cịn chồng... con gái đã bỏ chồng là </i>
<i>mất cả một đời rồi cịn gì. Mẹ chồng ghét, chồng bênh mẹ đuổi đi, cô Minh </i>
<i>Nguyệt cho đời mình là hết hy vọng. </i>


<i>Loan nói: </i>


- <i>Việc gì mà hết hy vọng. Mẹ chồng ác thì đi chỗ khác mà ở, chồng ghét </i>
<i>thì lại càng nên đi lắm. Khổ là vì cứ tưởng mình là thân con gái thì phải lấy gia </i>
<i>đình chồng làm gia đình mình, nếu mất gia đình ấy là đời mình bỏ đi. Sao lại thế </i>
<i>được. Mình sống, muốn sống thì khơng thể một mình mình sống được sao, nếu </i>
<i>cái gia đình kia khơng cho mình được sung sướng. Sao đàn ông họ bỏ vợ này </i>
<i>lấy vợ khác lại là sự thường. </i>


<i>Thảo thấy bạn nói có vẻ giận dữ, mỉm cười đáp: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 49 Lớp Cao học K53 </i>


(Đoạn tuyệt – Nhất Linh)
<i><b>Việc gì</b></i> và <i><b>tội gì</b></i> đều thuộc quán ngữ tình thái đạo nghĩa. Ở câu trên, <i><b>việc </b></i>
<i><b>quái gì</b></i> là một biến thể của tình thái ngữ “việc gì”, nhằm nhấn mạnh thái độ của
người nói. Cùng với “tội gì” ở câu sau, chúng đã xác lập nên một quan hệ tương
phản giữa những điều được nói đến, ở đây là: Nếu là vì lý do mẹ chồng ác thì có
thể dọn về nhà bố mẹ đẻ ở, và đáng ra như vậy thì khơng cần phải tự tử cho
khổ.Trong hội thoại này, Loan đã mở ra hướng phát triển cho câu chuyện bằng
cách đưa ra quan điểm cá nhân của mình về việc Minh Nguyệt tự tử.


Vai trị của “việc gì”ở phía sau về mặt liên kết cũng vậy, nó tạo nên quan
hệ tương phản giữa câu trước với câu sau, nếu mẹ chồng và chồng khơng tốt, có
thể dọn đi chỗ khác, khơng nên vì vậy mà mất đi hy vọng. Khi nói như vậy,
Loan đang phản bác lại ý kiến của Thảo ở câu trước. Và đó là “cái cớ” để cơ tiếp
tục đưa ra cách nhìn nhận của mình đối với cuộc sống: cuộc sống của mình là do
mình tự quyết định, tại sao phải phụ thuộc vào người khác, nếu sống như vậy thì
đó mới là khổ.


<b>3.</b> <b>Tiểu kết </b>


Qua việc khảo sát tư liệu, chúng tôi nhận thấy chỉ tố liên kết đa chức năng
khi tham gia phát triển chủ đề hội thoại bộc lộ một số tính chất sau:


-. Chỉ tố liên kết thường khơng tự mình tạo nên sự phát triển cho hội thoại
nói chung và chủ đề hội thoại nói riêng mà nó phải kết hợp hoặc xuất hiện cùng
cặp chêm xen hoặc hành vi tại lời nào đó. Trừ nhóm qn ngữ tình thái, độc lập
hơn về mặt ý nghĩa và có sắc thái khá rõ ràng nên có thể tự mình độc lập tạo nên
sự phát triển chủ đề của hội thoại, cịn các nhóm khác (đại từ hồi chỉ, khứ chỉ;
phó từ chỉ thời, thể và tiểu từ tình thái cuối câu) thường phải phụ thuộc vào hành
vi ngơn ngữ của chính tham thoại chứa nó và liền sau nó.



</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 50 Lớp Cao học K53 </i>
câu đúng như tên gọi của nó, ln đứng ở cuối câu. Cịn nhóm qn ngữ tình
thái thường đứng ở đầu câu, nếu ở vị trí khác trong câu, thì đó là ở đầu của một
vế câu. Về điểm này, cũng sẽ nhận thấy sự tương đồng ở nhóm các chỉ tố đơn
chức năng sẽ khảo sát ở chương sau, đó là những chỉ tố đứng ở đầu câu, như
một từ nối thì vai trị và ý nghĩa của chúng trong phát triển chủ đề hội thoại cũng
rõ ràng, dễ nhận ra hơn.


- Về mặt cấu tạo thì những chỉ tố này tồn tại ở hai dạng cơ bản đó là từ và
ngữ. Riêng nhóm qn ngữ tình thái thì các nhóm cịn lại là đại từ hồi chỉ, khứ
chỉ cùng với phó từ chỉ thời, thể và tiểu từ tình thái cuối câu đều là từ.


- Với cùng một từ hoặc một ngữ, khi tham gia vào phát triển chủ đề hội
thoại, tùy thuộc vào ngữ cảnh và mô hình, tính chất hội thoại khác nhau mà các
chỉ tố này có sự biểu hiện khác nhau về mặt ý nghĩa.


<b>Chƣơng 3: Chỉ tố liên kết đơn chức năng với việc phát triển chủ đề </b>
<b>hội thoại </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 51 Lớp Cao học K53 </i>
Căn cứ vào đó, các chỉ tố này được chia thành 5 nhóm chính: Nhóm biểu
thị quan hệ về trình tự thời gian, nhóm biểu thị quan hệ nhân – quả, nhóm biểu
thị quan hệ giải thích, nhóm biểu thị quan hệ tương đồng và nhóm biểu thị quan
hệ tương phản.


Qua thực tế xử lý tư liệu, chúng tôi nhận thấy rằng có 4 nhóm chỉ tố đơn


chức năng tham gia vào việc phát triển chủ đề hội thoại. Tuy nhiên, vì lý do thời
gian nên chúng tơi khơng thể khảo sát hết tất cả các trường hợp cụ thể, mà chỉ
phân tích, minh họa bằng một số chỉ tố đại diện cho mỗi nhóm.


<b>1.</b> <b>Chỉ tố liên kết biểu thị quan hệ về trình tự thời gian </b>


Thuộc nhóm này bao gồm các từ như: <i>trước hết, sau đó, một là, hai là, </i>
<i>trước tiên, thoạt tiên, thoạt đầu, tiếp theo, cuối cùng, sau cùng, rốt cuộc, </i>
<i>rồi,…Những từ này khi đứng trong câu, thông thường chúng chỉ ra một quan hệ </i>
trước – sau về thời gian, cho thấy một sự phát triển tuyến tính về sự việc được
nói đến. Tuy nhiên, khi được sử dụng trong giao tiếp hội thoại, chúng biểu thị
những mặt ý nghĩa đa dạng và phức tạp hơn và giữ một vai trò quan trọng với sự
phát triển của hội thoại.


Ví dụ 1:


- <i>Bây giờ em bàn thế này, anh chị nhé. Gia đình anh chị khơng phải gia </i>
<i>đình cơ bản, sống trong thành Hà Nội, không đi kháng chiến và anh là công </i>
<i>chức lưu dung. Nó có cái khó cho con đường tiến thân của các cháu. Anh chị </i>
<i>nên tính cho cháu Hưng thốt ly gia đình, cho cháu nó tham gia công tác xã hội </i>
<i>một thời gian rồi quay lại học sẽ thuận lợi hơn. </i>


<i>Ơng Nhàn nói ngay: </i>


- <i>Cháu Hưng chưa qua sư phạm thì dạy sao được chú? Con Nga nhà tôi </i>


<i>đây này, nó phải học bảy cộng hai ra trường mới được đi dạy cấp II. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>



<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 52 Lớp Cao học K53 </i>
tự theo trục thời gian tuyến tính, xác định một cột mốc trong câu chuyện giữa
những người đang trao đổi với nhau. Nólà yếu tố phân đoạn hiện thực, chia hội
thoại thành hai phần, phần trước tới <i><b>bây giờ</b></i> và phần sau từ <i><b>bây giờ</b></i> trở đi.Chủ đề
hội thoại có sự chuyển tiếp từ việc ơng Du ngừng hỏi han Hưng và ông bà Nhàn
về tình hình học hành, dự định nghề nghiệp của Hưng trước đó để tiến tớidự
tính, bàn bạc tương lai, sự nghiệp cho Hưng – cháu của mình ngay tại thời điểm
nói này. Có thể nói, <i><b>bây giờ</b></i> trong hội thoại này có vai trò như một yếu tố chấm
dứt chủ đề cũ để bắt đầu một chủ đề mới ở phía sau.


Ví dụ 2:


- <i>Tuy anh là người xấu nhưng cũng là người tốt. Nếu như tơi có thể hiểu </i>
<i>ra từ sớm thì tốt rồi. </i>


- <i>Bây giờ cũng chưa muộn. Cứ xem như hôm nay là cái “từ sớm” đó đi. </i>


- <i>Đừng như vậy. Cứ để cho tôi lướt qua anh như thế đi. Lần sau nếu anh </i>
<i>có thích ai hãy đối xử tốt với cô ấy. Đừng muốn nắm tay người ta mà lại giơ </i>
<i>chân đá ngã người ta. Cũng đừng vì để cùng ăn mì tương với người ta lại đi uy </i>
<i>hiếp. Tuy chỉ là một lúc ngắn ngủi nhưng nhờ có anh, tơi thấy rất ấm. Cám ơn </i>
<i>anh. Tôi đi đây. </i>


(Phim Những người thừa kế)
<b>Lần sau </b>khi đặt trong tình huống giao tiếp cụ thể này biểu thị một sự
việc, một tình huống, khả năng sẽ xảy ra trong tương lai. Người nói đề nghị
người nghe nếu có lần sau hãy cư xử khác, đừng cộc cằn thô lỗ và hành động
trái với điều mình muốn, mình nghĩ như bây giờ. Bằng cách đó, người nói đã
chuyển hướng nội dung câu chuyện sang một hướng khác trước khi kết thúc để
tránh tổn thương cho người nghe vì vừa bị từ chối lời tỏ tình.



Ví dụ 3:


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 53 Lớp Cao học K53 </i>


- <i>Mẹ thì sao? Mẹ thì sao hả? Chị cịn mặt mũi để nhắc tới mẹ sao? </i>


- <i>Em đến lúc nào vậy? Cũng chẳng liên lạc gì đã tới. </i>


- <i>Liên lạc để làm gì? Chị sẽ cho em thấy bộ dạng khác của chị sao? </i>


- <i>Đây là đại học đấy à? </i>


- <i>Ai nói cho em biết chị làm việc ở đây vậy? </i>


- <i>Còn ai nữa? Đương nhiên là người đàn ông sống chung với chị rồi. </i>


- <i>Em đến nhà chị rồi sao? </i>


- <i>Em tới rồi. Từ sau khi chị tới Mỹ, chị vẫn sống bằng việc trả tiền rượu </i>
<i>cho hạng lưu manh đó sao? Rốt cuộc chị cịn định nói dối tới khi nào vậy? Cái </i>
<i>gì? Kết hơn? Gặp được người đàn ông tốt? Học đại học? Đừng có thích loại </i>
<i>đàn ơng đó, mà hãy tìm một người đàn ông tốt thật sự đi. Đồ điên ạ! </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 54 Lớp Cao học K53 </i>
kết thúc hội thoại theo ý muốn của tơi, đó là hãy cho tơi biết sự thật, đừng hỏi


han vơ ích để che giấu và bao biện cho sự thật nữa.


Khảo sát trong ngữ liệu, chúng tơi tìm thấy các chỉ tố thuộc nhóm biểu thị
quan hệ về thời gian gồm có: <i>Bây giờ, Lần sau, Lần này, Rốt cuộc, Trước hết, </i>
<i>Tới nữa, Sau này, Rồi và tần xuất xuất hiện của chúng như sau: </i>


<b>Stt </b> <b>Chỉ tố </b> <b>Tần số </b>


<b>xuất hiện </b>


<b>Ví dụ </b>


2. Bây giờ 17 <i>Bây giờ em bàn thế này, anh chị nhé. </i>
3. Lần sau 2 <i>Lần sau nếu anh có thích ai hãy đối xử </i>


<i>tốt với cô ấy. </i>


4. Rốt cuộc 7 <i>Rốt cuộc chị còn định nói dối tới khi </i>
<i>nào vậy? </i>


5. Lần này 3 <i>Lần này mẹ thử lôi con ra đi. </i>


6. Trước hết 1 <i>Trước hết những sách nhiếp ảnh của </i>
<i>anh là không phản động rồi. </i>


7. Tới nữa 1 <i>Chúc mừng sinh nhật tình yêu nhé! </i>
<i>Tiện thể nhắc luôn là tuổi này lấy </i>
<i>chồng đẹp đấy. / Thanks em. Tới nữa </i>
<i>không đẹp anh cũng lấy. </i>



8. Sau này 2 <i>Con không cần lời cảnh báo của mẹ. </i>
<i>Sau này mẹ đừng can thiệp vào cuộc </i>
<i>sống của con nữa. </i>


9. Rồi 5 <i>Rồi không hiểu sao anh ấy quay lại </i>
<i>bước qua cây tre đổ một lần nữa. </i>


<b> Tổng </b> <b>37 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 55 Lớp Cao học K53 </i>
Thuộc nhóm này bao gồm các từ: bởi thế, bởi vậy, cho nên, vì vậy, vì thế,
<i>vậy nên, thành thử, thành ra, bởi vì, chả là, là vì,… Nhóm chỉ tố này khi đi hoạt </i>
động trong hội thoại hoặc diễn ngôn thường biểu hiện quan hệ logic – ngữ nghĩa
về mặt nguyên nhân – kết quả giữa phát ngôn liền trước và sau nó. Tức là nó chỉ
ra một sự ràng buộc về ý nghĩa, nếu xảy ra một sự việc hoặc sự việc đó được coi
là có sẵn thì sẽ dẫn đễn một sự việc khác mà kết quả của nó là tương ứng với sự
việc đằng trước.


Ví dụ 1:
<i>- Cơ bán nhà? </i>


<i>- Phải, tơi bán. Ơng Hạnh ơi, đó cũng là một sự bất đắc dĩ. Ông tính </i>
<i>ruộng vườn khơng cịn, tiền của cũng khơng thì lấy gì ăn tiêu mà chả bán nhà? </i>


<i>- Không được, việc ấy tôi xin cô. Bán nhà đi thì cịn đâu là nơi thờ tự cụ </i>
<i>Tú. Tơi theo cụ Tú ngày cụ cịn giàu có, nhờ cụ mà các cháu tôi đều biết dăm ba </i>
<i>chữ. Trước khi cụ mất, cụ dối dăng giao cho tôi trông nom cô và cậu Huy. Việc </i>
<i>ấy tôi nhất định không để tùy ý cô được. </i>



<i>- Vậy, ông để tơi chết đói hay sao? </i>


<i>Người lão bộc cúi đầu ngẫm nghĩ rồi nói: </i>


<i>- Thế này này, thằng cả nhà tơi đi lính khố đỏ, tơi được làng cấp cho mấy </i>
<i>mẫu ruộng. Vậy có lẽ cùng đủ gạo ăn. Chưa cần phải bán nhà. </i>


(Nửa chừng xuân – Khải Hưng)
<i><b>Vậy</b></i> biểu thị một quan hệ nhân – quả. Nội dung sự tình trong câu chứa là
kết quả của những sự việc trước đó. Vì ơng Hạnh khăng khăng khuyên không
nên bán nhà nên Mai đành phải đưa ra một kết luận khá gay gắt: Ơng để tơi chết
<i>đói hay sao? (đó là một sự thật hiển nhiên nhất, một khả năng hoàn toàn có thể </i>
trở thành hiện thực) để thuyết phục ơng Hạnh đổi ý. Nếu khơng nói vậy, dù Mai
có viện dẫn ra bao nhiêu lý do thì ơng Hạnh cũng sẽ khơng đồng tình với quyết
định đó.


Ví dụ 2:


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 56 Lớp Cao học K53 </i>
<i>Bà Lài kêu lên: </i>


<i>- Khơng phải đi nhậu. Ơng ta rủ ba con về xứ . </i>
<i>Bích Chiêu lặp lại: </i>


<i>- Về xứ à? Chuyện này lạ đó. </i>


<i>- Bởi vậy mới nói. Có lẽ sợ mẹ con ý kiến ra, ý kiến vô nên ông ta mới kéo </i>


<i>ba con đi nơi khác để bàn tính chuyện về quê. </i>


<i>- Nhưng ông ta là ai? </i>


<i>- Bác sĩ Kiên, một người cùng quê nhưng chả thân thiết gì, nếu khơng </i>
<i>muốn nói là xưa kia hai họ đã từng có mâu thuẫn với nhau . </i>


<i>- Vậy ông ta là người xấu hay tốt? </i>
<i>Bà Lài lúng túng: </i>


<i>- Làm sao dì biết được. Chuyện đáng lo là gia đình con từ lâu khơng cịn </i>
<i>liên quan tới ngồi đó. Ba con muốn chết mới trở về nơi bà nội con đã bỏ mà đi. </i>
<i>Muốn chết thật đấy. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 57 Lớp Cao học K53 </i>
Bích Châu đã điều chỉnh câu chuyện phát triển theo ý mình để khai thác được
thơng tin cần thiết.


Có thể xếp <b>thế </b>vào nhóm chỉ tố biểu thị quan hệ nhân – quả, bởi sự việc
được nhắc đến sau <b>thế</b> giống như hệ quả của sự việc trước nó. Khi xuất hiện
cùng với hành vi hỏi trong hội thoại, đôi khi <b>thế</b> mang sắc thái về sự băn khoăn,
không chắc chắn của người nói.


Ví dụ 1:


<i>Làm bộ ngây thơ, Loan hỏi bà Đạo: </i>
<i>- Thế bây giờ cháu phải làm gì, thưa cô? </i>
<i>- Cô phải rửa mặt, phấn sáp vào rồi đi tập lễ. </i>


<i>Loan lại nói: </i>


<i>- Vậy từ giờ trở đi, con làm như bị người ta đẩy đi lấy chồng. Ai bảo lễ thì </i>
<i>lễ, ai bảo bước thì bước, bảo cười thì cười, con khơng biết gì đâu, cơ nhé? </i>


<i>- Được, cơ khơng lo. Đã có các cơ phù dâu. Các cơ ấy cũng sắp đến bây </i>
<i>giờ. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 58 Lớp Cao học K53 </i>
Đạo hãy chỉ giáo thêm cho. Và quả thực, điều này đã đạt hiệu quả như Loan
mong muốn.


Ví dụ 2:


- <i>Về quê phải ngoan nhé. Ra đường gặp bất cứ ai cũng phải chào lễ phép. </i>
<i>Ở quê người ta coi trọng lời chào lắm đấy. “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Trông </i>
<i>thấy bà già xách nặng, phải xách đỡ nghe chưa. Khơng được đưa em Cường ra </i>
<i>ao bơi đấy. Cịn bé mà chơi ao, chơi lửa nguy hiểm lắm đấy. </i>


- <i>Thế con và anh Vũ có bơi được khơng ạ? </i>


- <i>Được, nhưng phải có người lớn biết. Lúc nào đi, bảo chị Tiu dẫn đi. </i>


(Những mùa lá bàng rơi – Nguyễn Quốc Hùng)
Trong đoạn thoại này, <i><b>Thế</b></i> đặt trong câu hỏi: Thế con và anh Vũ có bơi được
<i>khơng ạ? thể hiện sự băn khoăn của người hỏi. Ở trên, mẹ nhân vật dặn dò một </i>
loạt những điều trẻ em được/nên làm và không được/nên làm khi về quê. Tuy
nhiên, trong tất cả số đó, dường như chẳng có điều nào người con quan tâm tới.


Theo logic của người con thì chắc chắn, nếu mẹ có nói thêm thì cũng chẳng có
việc nào khiến mình hứng thú, vì thế nhân vật người con đã chủ động đưa ra câu
hỏi để được giải đáp đúng điều mình muốn biết. <i><b>Thế</b></i> có tác dụng như một yếu tố
liên kết biểu thị quan hệ nhân – quả giữa những điều được nhắc tới trong tham
thoại của người mẹ với điều người con hỏi ngay trong tham thoại liền kề: Vậy
trong số những điều người mẹ nói, việc người con bơi nằm trong số việc được
làm hay khơng được làm. Nó giúp người con đạt được mục đích của mình là
chấm dứt việc “thao thao” nói của người mẹ và bản thân mình có thể hỏi đúng
được điều mình cần, chính điều đó khiến chủ đề hội thoại được mở rộng hơn.


Những chỉ tố thuộc nhóm biểu thị quan hệ nhân – quả được tìm thấy trong tư
liệu bao gồm: Thế, Vậy, Ra/Thế ra/Ra là, Chẳng là, Vì thế, Thế nên, Bởi vậy, Vì
<i>vậy. Tần số xuất hiện của chúng được thể hiện qua bảng sau: </i>


<b>Stt </b> <b>Chỉ tố </b> <b>Tần số </b>


<b>xuất hiện </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 59 Lớp Cao học K53 </i>
1. Thế 37 <i>Thế những người trong bản thì sao? </i>


2. Vậy 26 <i>Vậy cịn con thì sao? </i>


3. Ra/Thế ra/Ra


8 <i>Thế ra anh đã biết? </i>



4. Chẳng là 1 <i>Ơi chẳng có gì mà cũng đánh nhau. </i>
<i>Chẳng là hai anh chàng miền Nam đi </i>
<i>qua cổng trường, ông gác cổng hỏi </i>
<i>giấy. </i>


5. Vì thế 2 <i>Vì thế, ai bảo con tự ý thay đổi ban </i>
<i>điều hành? </i>


6. Bởi vậy 1 <i>Bởi vậy mới nói. Có lẽ sợ mẹ con ý kiến </i>
<i>ra, ý kiến vô nên ông ta mới kéo ba con </i>
<i>đi nơi khác để bàn tính chuyện về q. </i>
7. Vì vậy 4 <i>Vì vậy em hy vọng anh có thể giúp em </i>


<i>chuẩn bị một căn hộ. </i>


8. Thế nên 7 <i>Thế nên, em nghe cho rõ đây! Em hãy </i>
<i>sang Mỹ ba năm đi. </i>


<b> Tổng </b> <b>86 </b>


<b>3.</b> <b>Chỉ tố liên kết biểu thị quan hệ tƣơng đồng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 60 Lớp Cao học K53 </i>
Ví dụ 1:


<i>- Cậu đã nghĩ kỹ chưa? </i>
<i>- Nghĩ gì cơ? </i>



<i>- Nghĩ đến việc ra Hà Nội buôn bán như tôi đã nhiều lần nói với cậu. </i>
<i>Thân cau mày đáp: </i>


<i>- Tôi đã bảo mợ đừng nhắc đến nữa. Thầy me không cho phép. Không </i>
<i>những thế, mẹ lại còn giận mợ nữa đấy, mẹ giận lắm. </i>


<i>- Giận vì cớ gì cậu? </i>
<i>- Cớ mợ tự tiện. </i>
<i>Loan vội nói: </i>


<i>- Tơi tự tiện? Đó mới là nói chuyện như thế. Nào tơi đã tự tiện gì đâu? Vả </i>
<i>lại khi nào cần đến tự tiện thì cũng phải biết tự tiện. Việc lập thân của cậu, cậu </i>
<i>khơng lo. </i>


<i>Thân nói sẵng: </i>


<i>- Mợ khơng phải nói nhiều. Tơi lấy mợ về khơng phải là để mợ dạy khôn </i>
<i>tôi. Việc của tôi tôi lo. Nhưng lập thân? Thân danh như tôi thế này mà đi làm </i>
<i>anh bán chiếu, mợ coi thế tiện lắm à? </i>


<i>Loan lạnh lùng đáp: </i>


<i>- Đã vậy thì được. Cậu khơng muốn làm, thì cậu để mặc tôi. Tôi sẽ xin </i>
<i>phép thầy me. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 61 Lớp Cao học K53 </i>
nhượng bộ trước sự cáo buộc của chồng, mặt khác đưa ra lý lẽ phản biện lại
nhận định đó, giống như sự cáo buộc ngược trở lại khiến chồng cơ cũng phải có


sự giải thích, phản bác tương xứng. Hội thoại đã phát triển theo hướng giằng co
giữa các lượt lời.


Còn <i><b>Đã vậy</b></i> ở câu dưới có vai trị kết thúc sự tranh luận, người nói là cơ
Loan tạm chấp thuận nhượng bộ chồng bởi cô biết rằng dù có khuyên giải thế
nào thì chồng cơ cũng khơng thốt khỏi được sự nhu nhược của mình.


Ví dụ 2:


<i>Thống thấy bóng bà Đạo đến chơi, bà Hai vội vã lau nước mắt, đi vào </i>
<i>nhà trong. Loan đứng dậy chào mời. Bà Đạo chưa kịp ngồi đã cất tiếng nửa đùa </i>
<i>nửa thật, mắng Loan: </i>


<i>- Cô Cả không được một nết gì hết. </i>
<i>- Thưa cơ làm sao ạ? </i>


<i>Bà Đạo quay mặt nhìn đi, cao giọng: </i>
<i>- Cơ làm tôi ngượng mặt với người ta. </i>
<i>Loan ngồi yên đợi, bà Đạo tiếp luôn: </i>


<i>- Mang tiếng là con gái đảm mà khơng được tích sự gì cả. Cô liều liệu </i>
<i>chứ không ở ngồi người ta nói nhiều lắm đấy, cơ ạ. </i>


<i>Như lúc thường thì Loan cũng cố nhịn và bỏ đi nơi khác, nhưng nàng vừa </i>
<i>mới gặp việc khó chịu xong, nàng không thể nén được nữa. </i>


<i>- Thưa cô, ở ngồi người ta nói gì thì nói, cháu khơng cần biết đến. Cịn </i>
<i>như cơ nói đảm, nhưng thế nào là đảm mới được chứ. </i>


<i>Bà Đạo nhiếc: </i>



<i>- Thế nào là đảm thì cơ biết đấy. </i>
<i>Loan đáp: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 62 Lớp Cao học K53 </i>
<i>bắt cháu như thế cháu không nghe, nên người ta cho cháu là một nàng dâu hư </i>
<i>thân, mất dạy! </i>


<i>Rồi trong khi bà Đạo cịn đang ngạc nhiên nhìn Loan, Loan thản nhiên </i>
<i>nói tiếp: </i>


<i>- Vả lại cơ cũng chẳng việc gì phải ngượng hộ cháu. Đời cháu, cháu phải </i>
<i>lo. </i>


(Đoạn tuyệt – Nhất Linh)
<i><b>Vả lại</b></i> trong đoạn thoại này cũng báo hiệu một sự kết thúc chủ đề đang
được nói đến, chấm dứt tranh luận khi mà Loan phản bác quan niệm của cô Đạo
thế nào là “đảm”, cho rằng cô không phải là một người phụ nữ đảm theo quy
chuẩn, cách nhìn nhận của xã hội. Cơ cho rằng đó là một quan niệm hết sức sai
lầm, hoặc ít ra là không phù hợp với xã hội tiến bộ nên từ đó cơ cũng bác bỏ
việc bà có lý do nào đó để xấu hổ về cơ.


Nhóm chỉ tố liên kết biểu thị quan hệ tương đồng có vai trị phát triển chủ
đề hội thoại bao gồm: <i>Vả lại, Đã vậy, Hơn nữa, Tiện thể, Còn nữa, Và. Chúng </i>
xuất hiện trong tư liệu khảo sát của luận văn khá hạn chế, cụ thể được thể hiện ở
bảng dưới đây:


<b>Stt </b> <b>Chỉ tố </b> <b>Tần số </b>



<b>xuất hiện </b>


<b>Ví dụ </b>


1. Vả lại 9 <i>Nào tơi đã tự tiện gì đâu? Vả lại khi </i>
<i>nào cần đến tự tiện thì cũng phải biết </i>
<i>tự tiện. Việc lập thân của cậu, cậu </i>
<i>không lo. </i>


2. Đã vậy 1 <i>Đã vậy thì được. Cậu khơng muốn làm, </i>
<i>thì cậu để mặc tơi. Tơi sẽ xin phép thầy </i>
<i>me. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 63 Lớp Cao học K53 </i>
4. Tiện thể 1 <i>Chúc mừng sinh nhật tình yêu nhé! </i>


<i>Tiện thể nhắc luôn là tuổi này lấy </i>
<i>chồng đẹp đấy. </i>


5. Còn nữa 1 <i>Còn nữa, để tham khảo, vừa rồi tôi </i>
<i>thấy trong giấy khám của bạn anh, thì </i>
<i>anh ta cùng tuổi với tôi. Vậy chẳng </i>
<i>phải anh cùng tuổi với tôi sao? </i>


6. Và 1 <i>Và cịn nữa, tại sao tơi phải nói chuyện </i>
<i>quan trọng như thế này với người ngồi </i>
<i>trước mặt vậy? </i>



<b> Tổng </b> <b>15 </b>


<b>4.</b> <b>Chỉ tố liên kết biểu thị quan hệ tƣơng phản </b>


Nhóm các chỉ tố này bao gồm: <i>có điều, nhưng, song, tuy thế, trái lại, </i>
<i>trong khi đó, thế nhưng, tuy nhiên, tuy vậy, thế mà,… Có thể nói, việc tạo ra sự </i>
tương phản về nội dung là yếu tố quan trọng để mở rộng hay phát triển chủ đề
hội thoại, thậm chí có khi nó còn giúp kiến tạo nên một chủ đề mới ngay trong
cuộc hội thoại. Khi người nói ở lượt lời của mình tạo ra một sự tương phản trong
câu nói của mình hoặc với tình huống giao tiếp thì rất dễ “lôi kéo” người nghe ở
lượt lời hồi đáp.


Ví dụ 1:


- <i>Sáng nay em ra phố thấy loa thông báo các nhà có sách phản động </i>
<i>phải nộp lên Đình đầu phố để đốt mình ạ. </i>


- <i>Cơ quan anh cũng phổ biến rồi. </i>
- <i>Sách phản động là sách gì? </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 64 Lớp Cao học K53 </i>


- <i>Anh đã ngóng mấy hơm nay rồi. Mình cứ xem kỹ lại sách của mình rồi </i>


<i>tự quyết đốt quyển nào, giữ quyển nào. </i>


- <i>Nhưng giữ lại nhỡ họ khám thấy thì sao? </i>



- <i>Trước hết những sách nhiếp ảnh của anh là không phản động rồi. </i>


<i>Bà Nhàn lo lắng: </i>


- <i>Nhưng bằng tiếng Tây, họ không hiểu, họ bảo sách phản động thì sao? </i>


<i>Ơng Nhàn an ủi: </i>


<i>Thơi lo lắng nhiều thế làm gì. Hưng chuẩn bị xem lại những sách con bác </i>
<i>cả cho nhé. Tối mai nhà mình đốt ít sách phản động ở ngồi sân. </i>


(Những mùa lá bàng rơi – Nguyễn Quốc Hùng)
Trong ví dụ này, mục đích trao đổi giữa bà Nhàn và chồng là phải xử lý
những cuốn sách bị liệt vào loại sách phản động, phải đốt bỏ hết tất cả chúng.
Tuy nhiên, do chưa xác định được sách cấm cụ thể là những sách nào cho nên bà
Nhàn tỏ ý băn khoăn và lo lắng, do vậy một loạt câu hỏi được bà đưa ra nhằm để
chồng giải thích: <i>Nhưng giữ lại nhỡ họ khám thấy thì sao?, Nhưng bằng tiếng </i>
<i>Tây, họ không hiểu, họ bảo sách phản động thì sao?. Hai từ <b>nhưng</b></i> đứng đầu
hai câu nói của bà Nhàn đều tạo ra mối quan hệ phản bác với phát ngơn trước đó
(bác bỏ khả năng mà người nói đằng trước cho là như vậy). Từ <i><b>nhưng</b></i> thứ nhất
có tác dụng bác bỏ việc giữ sách mà ông Nhàn cho là có thể, từ <i><b>nhưng</b></i> thứ hai
bác bỏ khả năng giữ được sách nhiếp ảnh của ơng Nhàn bởi nó viết bằng tiếng
Tây, không phải thứ chữ quốc ngữ nên dễ bị quy là sách phản động. Tuy nhiên,
hai từ <i><b>nhưng</b></i> đều được đặt trong câu có hành vi hỏi nên nó khơng phải sự bác
bỏ hồn toàn mà đưa ra một khả năng mới mà người nói đang băn khoan và cần
sự giải đáp.


Ví dụ 2:



</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 65 Lớp Cao học K53 </i>
<i>- Nhất là có hai việc mẹ dặn, anh đều quên nói cả hai. Việc thứ nhất là </i>
<i>đón em. Việc thứ hai là xin em cho Ái về ở với bà. </i>


<i>Mai nghe không hề đổi sắc mặt, dịu dàng trả lời: </i>


<i>- Em cũng thuận cho con anh về ở với anh và cụ án. Song, nếu anh quả </i>
<i>quyết chia rẽ mẹ con em thì chắc em khó lịng mà sống được. </i>


<i>Lộc vội nói: </i>


<i>- Thế nào anh có định tâm chia rẽ? Anh chỉ nhắc lại lời mẹ anh xin với em. </i>
<i>Mai rất ôn tồn: </i>


<i>- Em cam đoan với anh rằng ngày sau thế nào em cũng cho nó về ở với anh. </i>
<i>Em nói câu này xin anh đừng giận, em chỉ sợ con em, nó nhiễm cái giáo </i>
<i>dục nghiêm khắc... tàn nhẫn của cụ An... </i>


(Nửa chừng xuân – Khái Hưng)
<i><b>Song</b></i> ở đây tạo ra sự chia cắt phát ngôn thành hai phần bởi sự tương phản
trong ý nghĩa nội tại của nó. Hai phần này để trả lời cho hai ý của Lộc ở phía
trên. Phần đầu Mai đồng ý cho con về ở với bà và bố, còn phần sau một mặt
khẳng định dứt khốt dù có bị ép buộc Mai cũng khơng theo Lộc về chung sống
dưới cùng mái nhà với mẹ con Lộc, mặt khác, Mai muốn cho Lộc biết ý định
của mình là việc được cơ đồng tình ở câu trước Lộc hãy chờ đợi một thời gian,
để cơ chuẩn bị tâm lý cho việc đó chứ khơng nên ép buộc mẹ con rời xa nhau
ngay tức thì. Vì chưa đạt được mục đích của mình mà Lộc tiếp tục thuyết phục
Mai ở phía sau và Mai cũng đưa ra những lý lẽ giải thích cho quyết định của


mình.


Ví dụ 3:


- <i>Từ nãy đến giờ cậu đang làm gì ở đó vậy? Cậu bị thương ở đâu à? </i>


- <i>Tôi cũng không rõ nữa. </i>


- <i>Rốt cuộc là bị thương khi nào mà đến giờ vẫn chưa khỏi. </i>


- <i>Cậu định đi đâu à? </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 66 Lớp Cao học K53 </i>


- <i>Khơng phải cậu đã nói sự tồn tại của tơi khiến bố cậu ghét sao? </i>


- <i>Dù cho bố tôi phản đối, tôi cũng sẽ để cho cậu được ăn bữa cơm. Dạo </i>
<i>này cậu gầy đi nhiều đấy! Đi thơi! </i>


- <i>Khơng thích. Tơi có hẹn trước rồi. </i>


- <i>Cậu cứ như vậy! Với ai? Ở đâu? Khi nào? </i>


- <i>Cùng với ai, ở đâu thì rất rõ ràng. Nhưng khi nào thì tơi lại khơng rõ. </i>
<i>Tơi đi trước đây. </i>


(Phim Những người thừa kế)
<i><b>Dù cho</b></i> đã tạo nên một sự tương phản giữa hiện thực với điều được nói


đến. Ở đây, hiện thực là bố của người nói khơng ưa bạn của con (người nghe)
nên việc anh ta đến ăn cơm với gia đình là điều khó được chấp nhận, khó có khả
năng xảy ra. Tuy vậy, người nói cố tình phủ định điều đó để chứng tỏ sự chân
thành của mình. Đó cũng là cái cớ để người nói một lần nữa đưa ra lời mời, thúc
giục cho dù vừa bị từ chối. Có thể nói, sự tương phản trong tham thoại thứ nhất
là bước đệm cho hành vi tái dẫn nhập ở tham thoại tiếp theo.


Trong số các chỉ tố liên kết đóng vai trị báo hiệu sự phát triển chủ đề hội
thoại thì nhóm biểu thị quan hệ tương phản tuy có số lượng ít nhất song lại có
nhiều biến thể của cùng một chỉ tố nhất, bao gồm: Nhưng/Nhưng mà/Thế nhưng,
<i>Song, Tuy, Dù/Dù cho/Dù vậy, Dẫu/Dẫu sao, Thế mà/Vậy mà. </i>Và chúng cũng
có tần số xuất hiện nhiều nhất, cụ thể:


<b>Stt </b> <b>Chỉ tố </b> <b>Tần số </b>


<b>xuất hiện </b>


<b>Ví dụ </b>


1. Nhưng/Nhưng
mà/Thế


nhưng


87 <i>Ta đã nói giờ vẫn chưa phải là công ty </i>
<i>của con. Thế nhưng, con cứ luôn coi </i>
<i>đó là cơng ty của mình. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>



<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 67 Lớp Cao học K53 </i>
<i>lòng mà sống được. </i>


3. Dù/Dù
vậy/Dù cho


8 <i>Dù cho bố tôi phản đối, tôi cũng sẽ để </i>
<i>cậu được ăn bữa cơm. </i>


4. Dẫu/Dẫu sao 6 <i>Dẫu sao, em vẫn nhớ lời nguyện vọng </i>
<i>cuối cùng của thầy em: là để em Huy học </i>
<i>thành tài và trở nên người hữu dụng. </i>
5. Thế mà/Vậy




5 <i>Vậy mà tôi còn định đưa chú lên ngồi </i>
<i>vào vị trí phó giám đốc, chú sẽ cảm </i>
<i>thấy nực cười đến thế nào đây? </i>


6. Tuy 3 <i>Tuy là vậy, em vẫn đứng về phía anh. </i>


<b> Tổng </b> <b>111 </b>


<b>5.</b> <b>Tiểu kết </b>


Các chỉ tố đơn chức năng tham gia vào việc phát triển chủ đề hội thoại
theo hai cách hoặc nối tiếp chủ đề đang nói đến hoặc kết thúc chủ đề đó để mở
ra một chủ đề mới.



Trong các nhóm chỉ tố tham gia vào việc phát triển chủ đề hội thoại thì
nhóm biểu thị quan hệ tương phản thể hiện rõ nhất vai trò của chúng. Về mặt ý
nghĩa, khi đi vào giao tiếp hội thoại thì sự tương phản chính là cơ sở, điều kiện
thuận lợi để các nhân vật hội thoại lặp lại hành vi tái dẫn nhập để thuyết phục
đối phương chịu nhượng bộ đích hội thoại của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 68 Lớp Cao học K53 </i>


<b>Stt </b> <b>Loại chỉ tố </b> <b>Tần số xuất hiện </b>


<i><b>(lần) </b></i>
1. Biểu thị quan hệ trình tự thời gian 37


2. Biểu thị quan hệ nhân – quả 86


3. Biểu thị quan hệ tương đồng 15


4. Biểu thị quan hệ tương phản 111


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 69 Lớp Cao học K53 </i>
<b>KẾT LUẬN </b>


Luận văn “Các chỉ tố liên kết báo hiệu sự phát triển chủ đề hội thoại” đã
tập trung khảo sát mặt biểu hiện, vai trò của các chỉ tố liên kết đơn chức năng và
các chỉ tố liên kết đa chức năng khi tham gia vào sự vận động, phát triển của chủ
đề hội thoại nói riêng và hoạt động giao tiếp nói chung trên cả ba bình diện: Kết


học, Nghĩa học và Dụng học. Sau khi tiến hành khảo cứu trên nguồn cứ liệu thu
thập được, chúng tôi đi đến một số kết luận như sau:


1. Về mặt hình thức, những yếu tố này cần có mơi trường hoạt động, tạo
điều kiện cho chúng phát huy vai trị của mình. Dưới lý thuyết của hội thoại, căn
cứ vào các mơ hình và hành vi cơ sở của hội thoại, chúng tôi xác định được các
chỉ tố liên kết có tác dụng chỉ báo cho sự phát triển chủ đề hội thoại khi chúng
kết hợp với các cặp chêm xen, hay các hành vi ngôn ngữ ở lời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 70 Lớp Cao học K53 </i>
Tuy nhiên, tồn tại một cách khác phức tạp và đa dạng hơn, đó là phát triển
chủ đề hội thoại bằng các hành vi ở lời. Trong trường hợp này, sự phát triển của
chủ đề hội thoại có sự tham gia của nhiều yếu tố, không chỉ dựa vào mặt hiển
ngôn của câu nói mà cịn nhờ những hàm ngơn thơng qua sự trao đáp giữa các
nhân vật giao tiếp. Các hành vi hỏi, hành vi phản bác,… tham gia vào diễn tiến,
mơ hình hội thoại với vai trị vừa là dấu hiệu về mặt hình thức vừa có tác dụng
định hướng cho chủ đề hội thoại phát triển.


2. Về vị trí trong câu, các chỉ tố liên kết báo hiệu sự phát triển chủ đề
thoại có thể đứng ở đâu, ở cuối hoặc giữa câu. Tùy thuộc nhiệm vụ của chúng ở
trong câu là gì mà chúng có vị trí tương ứng thích hợp. Về măt cấu tạo thì những
chỉ tố này tồn tại ở hai dạng cơ bản đó là từ và ngữ. Với cùng một từ hoặc một
ngữ, khi tham gia vào phát triển chủ đề hội thoại, tùy thuộc vào ngữ cảnh và mơ
hình, tính chất hội thoại khác nhau mà các chỉ tố này có sự biểu hiện khác nhau
về mặt ý nghĩa.


Khi tham gia vào việc phát triển chủ đề hội thoại, các chỉ tố liên kết có thể
thuộc về tham thoại trực tiếp đánh dấu sự phát triển của chủ đề hội thoại hoặc là


yếu tố trong tham thoại tiền đề, chỉ báo cho sự phát triển của chủ đề hội thoại
trong tham thoại kế tiếp.


3. Về mặt nội dung ý nghĩa, hai kiểu ý nghĩa tiêu biểu của các chỉ tố liên
kết có vai trị làm cho chủ đề hội thoại phát triển đó là kiểu quan hệ tương phản
và kiểu quan hệ giải thích, bổ sung. Quan hệ giải thích, bổ sung giúp cho hội
thoại tiến triển thuận lợi, người nói và người nghe như thể tung hứng với nhau
để chủ đề ngày càng được mở rộng hơn. Trong khi đó, quan hệ tương phản nêu
ra một nhận định mới, thậm chí kể cả sự phủ định, bác bỏ. Khi đi vào giao tiếp
hội thoại thì sự tương phản chính là cơ sở, điều kiện thuận lợi để các nhân vật
hội thoại lặp lại hành vi tái dẫn nhập để thuyết phục đối phương chịu nhượng bộ
đích hội thoại của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 71 Lớp Cao học K53 </i>
vào việc làm cho chủ đề đang được đề cập đến kết thúc để dẫn nhập sang chủ
đề mới.


4. So sánh giữa hai nhóm chỉ tố liên kết đa chức năng và nhóm đơn chức
năng thì nhóm thứ nhất hoạt động linh hoạt hơn. Nhờ vào sắc thái và nội dung
thông tin vốn có mà các tiểu từ hay quán ngữ tình thái này khi tham gia vào câu
nói, chúng tạo ra những quan hệ về logic và ngữ nghĩa rất đa dạng. Nếu như các
chỉ tố thuộc nhóm thứ hai bị “đóng khung” về vị trí (chỉ đứng đầu câu) và ý
nghĩa (chia thành các nhóm nghĩa như tương đồng, tương phản,...) thì các chỉ tố
đa chức năng có thể vừa đứng đầu câu, vừa có thể đứng giữa, lại vừa có thể xuất
hiện ở cuối câu. Đồng thời, khi kết hợp với các hành vi ở lời khác nhau, trong
ngữ cảnh khác nhau, chúng cũng thể hiện những mặt nội dung ý nghĩa khác
nhau, khi thì biểu thị quan hệ đồng tình, giải thích, bổ sung, khi lại thể hiện thái
độ phản bác.



Tuy nhiên, hội thoại là một tổng thể có nội dung và cấu trúc rất chặt chẽ,
nội dung của hội thoại phát triển ra sao tùy thuộc vào tình huống, hồn cảnh và
người tham gia giao tiếp cụ thể. Nội dung đó quyết định tới hình thức biểu hiện
ra bên ngồi là các phương tiện ngôn ngữ, cho nên tùy thuộc vào từng cuộc thoại
mà có sự tham gia của các chỉ tố khác nhau vào sự phát triển nội dung hay đề
tài, chủ đề của hội thoại. Hay nói cách khác, một chỉ tố khơng phải có ý nghĩa
bất biến trong mọi cuộc thoại.


Nhìn chung, trong hội thoại hay hoạt động giao tiếp các chỉ tố liên kết này
được sử dụng phong phú và phức tạp hơn nhiều so với khi chúng đóng vai trị là
các yếu tố liên kết văn bản thông thường bởi hội thoại là hoạt động tương tác
linh hoạt giữa người nói và người nghe, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó
bao gồm cả yếu tố về “cảm hứng” của người giao tiếp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 72 Lớp Cao học K53 </i>
Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế, luận văn này chắc chắn cịn nhiều thiếu
sót. Chúng tơi mong muốn nhận được sự góp ý của các thầy giáo và các bạn.
Chúng tôi sẽ tiếp thu và sửa chữa khi trở lại đề tài này trong những lần nghiên
cứu tiếp theo.


<b>NGUỒN NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN </b>


Những mùa lá bàng rơi (2013). Nguyễn Quốc Hùng. Nxb Phụ nữ.
Đoạn tuyệt – Nhất Linh


/>83a3q3m3237nvn



Nửa chừng xuân – Khái Hưng


/>3a3q3m3237nvn


Chí phèo


/>3q3m3237nvn&cochu=


Ấm mãi lịng ta


/>a3q3m3237nvn


Những người thừa kế - Phim Hàn Quốc


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 73 Lớp Cao học K53 </i>
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Diệp Quang Ban, <i>Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, </i>
1998.


2. Diệp Quang Ban, Giao tiếp - Văn bản - Mạch lạc - Liên kết - Đoạn văn,
Nxb Khoa học xã hội, 2002.


3. Diệp Quang Ban, Ngữ pháp truyện và một vài biểu hiện của tính mạch
<i>lạc trong truyện, Ngơn ngữ số 10, 2002. </i>


4. Diệp Quang Ban, Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản, Nxb Giáo
dục Việt Nam, 2009.



5. Gillian Brown – Goerge Yule, Phân tích diễn ngôn (Trần Thuần dịch),
Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2002.


6. Nguyễn Tài Cẩn, <i>Ngữ pháp tiếngViệt (Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ), </i>
Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội, 1973.


7. Đỗ Hữu Châu, <i>Cơ sở ngữ dụng học tập 1, Nxb Đại học Sư phạm Hà </i>
Nội, 1998.


8. Đỗ Hữu Châu, <i>Đại cương Ngôn ngữ học tập 2 – Ngữ dụng học, Nxb </i>
Giáo dục, 2001.


9. Nguyễn Đức Dân, Lơ gích và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 1998.
10. Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học, tập 1, Nxb Giáo dục, 1998.


11. Nguyễn Thiện Giáp, <i>Phân tích hội thoại, Nxb Viện Thông tin khoa </i>
học, 1999.


12. Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội,
2000.


13. George Yule, Dụng học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 74 Lớp Cao học K53 </i>
15. M.A.K Halliday, <i>An introduction to function grammar (second </i>
<i>edition), 1994. </i>



16. M.A.K Halliday, <i>Dẫn luận ngữ pháp chức năng (Hoàng Văn Vân </i>
dịch), Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, 2001.


17. Cao Xuân Hạo, Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb Khoa học xã hội,
TP. HCM, 1991.


18. Nguyễn Văn Hiệp, Cú pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009.
19. Nguyễn chí Hịa, Thử tìm hiểu hành vi hỏi và hành vi trả lời trong sự
<i>tương tác lẫn nhau giữa chúng trên bình diện giao tiếp, Ngơn ngữ số 1, 1993. </i>


20. Nguyễn Văn Khang, <i>Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Khoa học xã hội, </i>
1977.


21. Nguyễn Đăng Khánh, <i>Lối nói vịng vo nhìn từ quan điểm giao tiếp, </i>
Ngôn ngữ số 5, 2005.


22. Đỗ Thị Kim Liên, Ngữ nghĩa lời hội thoại, Nxb Giáo dục, 1999.


23. Phạm Hùng Linh, <i>Phương tiện điều chỉnh sự chú ý của người nghe </i>
<i>trong hội thoại Việt ngữ, Ngôn ngữ số 10, 2004. </i>


24. Ngô Thị Minh, <i>Bàn thêm một số phương tiện biểu hiện ý nghĩa tình </i>
<i>thái trong ngơn ngữ hội thoại, Ngơn ngữ và đời sống số 9, 2005. </i>


25. Vũ Thị Nga, <i>Một số chiến lược rào đón trong hội thoại của người </i>
<i>Việt, Ngôn ngữ số 3, 2005. </i>


26. Nguyễn Quang Ngoạn, <i>Một số chiến lược phản bác thường dùng </i>
<i>trong tiếng Việt, Ngôn ngữ số 7, 2007. </i>



27. Mai Thị Kiều Phượng, Nghĩa hàm ẩn và cơ chế tạo ra các nghĩa hàm
<i>ngôn của hành động hỏi trong hội thoại mua bán bằng tiếng Việt, Ngôn ngữ số </i>
2, 2005.


28. Nguyễn Thị Quy, Vị từ hành động và các tham tố của nó, Nxb Khoa
học xã hội, 1995.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 75 Lớp Cao học K53 </i>
30. Chu Thị Thanh Tâm, Đề tài diễn ngôn: Sự cộng tác hội thoại để hình
<i>thành đề tài diễn ngôn và các hành vi dẫn nhập đề tài diễn ngôn, Luận án tiến </i>
sĩ, 1995.


31. Nguyễn Thị Việt Thanh, Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt, Nxb
Giáo dục, 2001.


32. Nguyễn Kim Thản, Động từ trong tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội Hà
Nội, 1977.


33. Lý Toàn Thắng, Lý thuyết trật tự từ, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội,
2004.


34. Trần Ngọc Thêm, Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Giáo dục,
2000.


35. Nguyễn Minh Thuyết - Nguyễn Văn Hiệp, Thành phần câu tiếng Việt,
Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, 1999.


36. Nguyễn Hữu Tiến, Mạch lạc và vai trò của các từ ngữ chuyển tiếp chỉ


<i>quan hệ so sánh, tuyển chọn trong văn bản, Ngôn ngữ số 4, 1995. </i>


37. Nguyễn Hữu Tiến <i>Quan hệ liên câu trong văn bản tiếng Việt, Ngôn </i>
ngữ số 1, 1999.


38. Nguyễn Việt Tiến, <i>Hỏi và câu hỏi theo quan điểm ngữ dụng học, </i>
Luận án tiến sĩ, 2002.


39. Nguyễn Việt Tiến Phân tích hội thoại dưới góc độ văn hóa, Ngơn ngữ
số 13, 2002.


40. Phạm Văn Tình, Giá trị mở thoại của các phát ngơn chào hỏi, Ngôn
ngữ và đời sống số 2, 2000.


41. Lê Anh Xuân, Trả lời dưới dạng câu nghi vấn gián tiếp thực hiện phát
<i>ngơn phủ định, Tạp chí ngôn ngữ số 11, 2000. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 76 Lớp Cao học K53 </i>
(Link:


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 77 Lớp Cao học K53 </i>
<b>PHỤ LỤC </b>


<b>Stt </b> <b>Tƣ liệu hội thoại </b> <b>Nguồn trích </b>


1. - Chị có thấy anh Dũng khác trước nhiều khơng? Anh ấy


còn buồn... chưa quên hẳn. Tội nghiệp!


Loan hỏi:


- Có phải chị định nói đến việc anh ấy bị ông cụ, bà cụ
từ, phải không? Nhưng lỗi đâu ở anh ấy. Ông cụ bà cụ
muốn cho con thành một anh trưởng giả, ngờ đâu lại
thấy con làm những việc quá ư táo bạo. Những việc đó
đáng khen, song chỉ vì sợ lụy đến mình và đến nhà mình
mà ơng cụ bà cụ nỡ từ anh ấy. Lúc thường muốn có
quyền đối với con, lúc biến lại sợ trách nhiệm. Anh
Dũng thực không phải là người con bất hiếu.


Thảo mỉm cười nói:


- Đấy ta thì cứ cho trái lời cha mẹ là bất hiếu.
Loan quả quyết đáp:


- Ngày xưa thế, bây giờ không thế nữa. Nhưng tơi chắc
anh Dũng khơng phải buồn vì mang tiếng là một người
con bất hiếu hay buồn vì phải nghèo khổ, anh Dũng
buồn vì có một ơng bố... nhát gan...


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


2. - Em lo sợ việc nhân duyên của em lắm. Chị chắc biết,
nếu em khơng đổi được tính đi, thì khơng thể về làm dâu
nhà nào được cả. Vậy chỗ chị em, em không giấu giếm,
chị hẳn biết cái tình của em đối với anh Dũng.



Thảo gật đầu, rồi bảo Loan:


- Nhưng anh ấy chỉ là người bạn tốt mà thôi. Dẫu sao anh ấy
có hiểu chị nữa, hiện giờ anh ấy cũng khơng thể nghĩ đến
việc lập gia đình được. Chị chắc đã biết vì cớ gì.


Loan thong thả đáp:
- Em sẽ đợi...


Thảo nhìn Loan ái ngại:


- Nhưng chị đợi đến bao giờ, mà biết có đợi được
không?


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


3. - Thế nào, chị Loan đã biết tin cô Minh Nguyệt tự tử chưa?
Loan đáp:


- Tôi biết rồi, biết trước khi họ đăng báo, vì tơi có quen
cơ ta. Khốn nạn, việc qi gì mà phải tự tử. Mẹ chồng
ác thì về nhà bố mẹ mà ở, tội gì rước khổ vào thân rồi
đến nỗi tự tử.


Thảo nhìn bạn mỉm cười:


- Chị nói dễ q. Cịn chồng, cịn con...
Loan ngắt lời:



</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 78 Lớp Cao học K53 </i>
- Cô ấy chưa có con.


- Vâng thì cơ ấy chưa có con. Nhưng còn chồng... con
gái đã bỏ chồng là mất cả một đời rồi cịn gì. Mẹ chồng
ghét, chồng bênh mẹ đuổi đi, cô Minh Nguyệt cho đời
mình là hết hy vọng.


Loan nói:


- Việc gì mà hết hy vọng. Mẹ chồng ác thì đi chỗ khác
mà ở, chồng ghét thì lại càng nên đi lắm. Khổ là vì cứ
tưởng mình là thân con gái thì phải lấy gia đình chồng
làm gia đình mình, nếu mất gia đình ấy là đời mình bỏ
đi. Sao lại thế được. Mình sống, muốn sống thì khơng
thể một mình mình sống được sao, nếu cái gia đình kia
khơng cho mình được sung sướng. Sao đàn ông họ bỏ
vợ này lấy vợ khác lại là sự thường.


Thảo thấy bạn nói có vẻ giận dữ, mỉm cười đáp:


- Chị đã biết ở xã hội mình, lấy chồng là lấy cả gia đình
nhà chồng. Nếu khơng muốn thế thì chỉ có một cách là
khơng lấy chồng nữa hay là chọn người nào khơng có
gia đình mà lấy.


Rồi nghĩ đến việc riêng của Loan, thấy Loan hiện đang


bị bố mẹ ép lấy một người mà Loan không thuận, Thảo
liền ơn tồn nói tiếp:


- Nhưng nào mình có được tự ý kén chọn đâu mà bảo
kén chọn.


4. - Em thấy anh sắp đi xa nên phải vội vàng đến thăm anh.
Dũng vội hỏi:


- Sao cô biết tôi sắp đi xa?
- Chị giáo báo tin cho em hay.


Dũng hơi cau mày, nhưng vội tươi cười nói:
- Cũng cịn lâu tơi mới đi.


Loan nhìn Dũng trách:
- Sao anh lại muốn giấu em?
Dũng cười đáp:


- Tơi có muốn giấu cơ đâu... tơi cũng sắp nói chuyện để
cơ biết.


Bỗng chàng ngơ ngác nhìn quanh:


- Tí nữa tơi qn mời cơ xơi nước, tơi xin đun nước lấy
để cô uống như lời hứa hôm nọ.


Rồi chàng loay hoay dọn ấm chén và đem đèn cồn ra,
mỉm cười bảo Loan:



- Đấy cô xem, tơi cịn phong lưu. Trong nhà có cả đèn
cồn, có cả chè để tặng người bạn quý của tôi...


Loan ngắt lời:


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 79 Lớp Cao học K53 </i>
- Anh định đi đâu?


Dũng đáp:


- Tôi cũng chưa biết là đi đâu bây giờ.
Loan nói:


- Thế sao anh đi?


- Cơ bảo tơi ở đây thì sống bằng cách gì? Hơm nọ khơng
có tiền trả chủ nhà, họ mời tơi đi tìm chỗ khác, may mà
tìm được chỗ này rẻ tiền, chứ khơng thì bây giờ cịn đâu
ở đây?


5. - Năm nay cô nhất định thôi học?
Loan đáp:


- Nào có ở em mà em định. Em muốn học nữa nhưng
nhà không cho.


- Vì cớ gì thế cơ?



Ngập ngừng, Loan đáp:


- Vì... vì em khơng cịn ở nhà. Ra giêng có lẽ em...


Loan ngừng lại nhìn Dũng nhưng thấy Dũng nét mặt
khơng có gì đổi khác. Dũng ơn tồn nói:


- À, cô sắp sửa phải về ấp Thái Hà. Khi nào có tin mừng
tơi sẽ về...


- Thế ra anh đã biết?


- Vâng, tôi biết từ lâu. Tôi vẫn đợi, nhưng không ngờ
rằng sắp đến ngày cô về nhà chồng, tôi lại phải đi xa.
Nhưng thế nào tôi cũng phải cố về để mừng cơ.


Loan mặt nóng bừng, hai con mắt nhìn Dũng có vẻ căm
hờn. Nghẹn nào, nàng bảo Dũng:


- Nhưng anh đã biết đâu là một tin mừng. Đối với em
không phải là tin mừng.


Thấy vẻ mặt ngơ ngác của Dũng, Loan nói tiếp:
- Vì thầy me bắt ép em.


Dũng nói:


- Nhưng hai nhà đã đính ước với nhau từ lâu.


- Anh, anh mà cũng còn nghĩ thế kia à? Hai nhà đính


ước chứ có phải em đính ước đâu?


- Thế bây giờ cơ định thế nào?


- Em chẳng định gì cả. Chẳng bao giờ em lấy chồng.


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


6. Buổi chiều khi ăn cơm xong, bà Hai bảo con:
- Con đi với mẹ ra phố hàng Đào.


Loan hỏi:


- Thưa mẹ, mẹ muốn mua gì cơ ạ.


- Mua ít vải may áo cho cơ... Cơ ưa thứ nào thì đi với tơi
mà chọn.


- Nhưng thưa mẹ, con đã đủ áo mặc chẳng cần phải mua


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 80 Lớp Cao học K53 </i>
thêm, tốn tiền.


Bà Hai nói:


- Nhưng lúc cần tốn thì phải tốn. Con thích nhung hay gấm?
- Thưa mẹ, con ghét cả hai thứ. Ăn mặc xuềnh xoàng


thế nào xong thơi; vì những áo cũ của con còn dùng
được vài năm...


Bà Hai ngắt lời:


- Cái cô này gàn lắm. Thôi, mặc áo rồi đi khơng có lại tối.
Loan vẫn vờ ngây thơ hỏi:


- Nhưng may rồi để đấy, không bao giờ mặc đến thì mất
tiền toi vơ ích.


Bà Hai gắt:


- Cô này định trêu tôi đấy à?
Loan trả lời vắn tắt:


- Thưa mẹ, không.


Rồi nàng cúi đầu yên lặng một lúc lâu. Bà Hai đoán là
con sắp giở chứng, vội dịu lời bảo:


- Thơi cái đó tùy cơ.


Loan ngửng đầu nhìn thẳng rồi thong thả nói:


- Vâng thì xin mẹ để tùy con, và nhân thể mẹ để tùy con
định có nên lấy chồng hay khơng nên lấy chồng. Con đã
nhiều lần thưa với mẹ rằng con không thể...


Bà Hai giận dữ:



- À, cô không thể... Cô phải biết cô lớn rồi, cô phải biết
nghĩ chứ!


Loan vẫn ung dung từ tốn:


- Thưa mẹ, chính vậy. Chính vì con lớn, con biết nghĩ
nên con mới thưa cùng mẹ rằng con không thể về làm
dâu nhà ấy...


Bà Hai nói:


- Dễ thường cô tưởng chuyện chơi sao?
Loan đáp:


- Không, con không cho là chuyện chơi. Con cho là một
chuyện rất quan hệ trong đời con, mà chỉ quan hệ đối
với con mà thơi.


- Cịn tơi? Ra cô không coi lời hứa của tôi vào đâu cả.
- Thưa mẹ, sao mẹ hứa với người ta, trong bao nhiêu
năm mẹ nhận lễ của người ta. Nếu mẹ nghe con ngay từ
trước? Người ta đến ăn hỏi, mẹ cũng cứ nhận, lỗi đó
khơng phải ở con, vì mẹ khơng cho con hay. Việc của
con mà thầy me coi con như là khơng có ở nhà này.
Bà Hai vẻ mặt hầm hầm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 81 Lớp Cao học K53 </i>


nhưng cô phải biết, vì lẽ gì nên tơi mới tự tiện chứ. À, ra


mất tiền cho ăn học, để cô văn minh, cô về cãi cả bố
mẹ... Hỏng!...


7. Ơng Hai quay lại mắng con:
- Khơng được hỗn;


Loan nhìn ra đáp:


- Thưa thầy con không hỗn. Không bao giờ con dám vô lễ
với mẹ con. Nhưng ít ra mẹ con cũng để con nói chuyện
phân bày phải trái về việc rất quan hệ đến đời con.


Ơng Hai nghiêm nghị nhìn con rồi bảo:


- Việc ấy thầy mẹ định rồi và sẽ lo liệu thu xếp cho cô,
cô không phải bàn. Cái thói ở đâu, hễ mẹ nói câu gì là
cứ mồm một mồm hai cãi trả lại xa xả. Văn minh vừa
vừa chứ, người ta mới chịu nổi!


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


8. - Ơng ấy đi có dặn em bao giờ về không?


- Không, ông ấy không dặn, vì ơng ấy đi khơng về nữa:
ơng ấy đã trả lại nhà rồi.


Loan thất vọng, nhưng thấy đứa bé hay hay, liềm mỉm


cười bảo:


- Thế sao em không bảo ngay là ông ấy không ở đây nữa
có được khơng?


Đứa bé đưa mắt tinh qi nhìn Loan:
- Cơ cần gặp ơng ta? Cơ đến đòi nợ?


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


9. - Chị ở Hưng Yên lên bao giờ?
Cô cả Đạm trả lời:


- Tôi mới lên sáng nay. Lên xem hội chợ. Vừa lại đằng
nhà chị rủ chị đi, nhưng khơng gặp.


Loan giật mình:


- Ra năm nay có hội chợ, mà tơi qn bẵng đi đấy.
Thảo đứng chăm chú nhìn Loan một lúc, rồi nói:


- Sao chị Loan độ này bơ phờ thế kia, trông như người
mất hồn.


Loan làm bộ ngơ ngác:
- Thế à! Em có làm sao đâu.


Nàng gượng tươi cười cố nói lấy giọng vui vẻ:



- À, hay có lẽ tại nay mai em sắp lấy chồng nên như thế
chăng?


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


10. - Cậu xơi thôi. Tôi uống sợ lát nữa không ngủ được. Mai
phải dậy sớm đi tiễn đưa cô Loan về nhà chồng.


Lâm mỉm cười nói:


- Người ta xỏ mũi kéo đi, chứ ai đón mà khéo lơi thơi
đưa tiễn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 82 Lớp Cao học K53 </i>
Thảo hỏi gắt:


- Thế khi tôi về nhà cậu, người ta cũng xỏ mũi lơi đi à?
- Chứ gì. Chính mợ xỏ mũi tơi kéo chứ ai đâu. Nếu
không thế đã nằng nặc đòi về. Bây giờ tha hồ về, tôi
không giữ đâu.


11. - Anh mới về bao giờ?
Dũng đến bên bàn, đáp:


- Tơi vừa về xong. Chị giáo vừa nói cho tôi biết tin ngày
mai...



Loan hỏi, giọng gay gắt:


- Ý chừng anh về để mừng em?
Dũng đáp:


- Đó chỉ là ngẫu nhiên vì tơi về đến đây mới biết tin
mừng ấy.


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


12. Loan cất tiếng hỏi trước:
- Bao giờ anh lại đi?
Dũng hỏi lại:


- Cô mong cho tôi đi?


- Không phải thế... sao anh lại có cái ý nghĩ lạ lùng như
vậy?


Dũng vội nói chữa:


- Khơng, tơi nói đùa đấy. Có lẽ mai tơi đi sớm. Nếu cần
đi đêm nay đi cũng chưa biết chừng.


- Công việc anh cần đến thế kia à? Tôi cứ tưởng anh về
hẳn Hà Nội?


- Cũng muốn lắm, nhưng không thể được, không thể nào
như thế được nữa.



Nhớ lại hôm gặp gỡ cuối cùng ở nhà Dũng mấy tháng
trước, Loan hỏi:


- Thế trước kia anh đi làm gì?
Dũng khơng đáp, Loan lại hỏi tiếp:


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


13. - Sao hôm anh đi, anh không cho em biết? Anh có nhận
được thư của em gửi cho anh hôm ấy không?


Dũng sửng sốt:
- Thư nào?
Loan vội nói:


- Chắc anh khơng nhận được. Em hỏi thế, chứ trong thư
khơng có chuyện gì quan trọng cả... Mấy hơm sau, em
có lại đằng nhà anh trọ nữa.


- Cơ lại tìm tơi?


- Vâng. Nhưng anh đã đi rồi. Có thằng con chủ nhà ngộ
nghĩnh hết sức, nó tưởng em đến địi nợ anh.


Dũng cười đáp:


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>



<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 83 Lớp Cao học K53 </i>
- Vì nó thấy những người đến chơi với tơi tồn là những


người đến đòi nợ cả. Nhưng nợ ai, tôi cũng trả hết cả
rồi.


Loan mỉm cười:


- Chỉ trừ có em, người khách nợ đến sau cùng anh chưa
trả.


- Nợ ấy thì khơng bao giờ trả được. Mà cứ để nợ như thế
còn hơn trả nợ nhau.


Loan nói:


- Nhưng anh đã trả rồi, mà anh chưa biết. Hơm đó em
lên buồng anh, lấy của anh cái gương con. Em bắt đồ
đạc để trừ vào nợ rồi.


- Cái gương ấy đáng là bao mà cô lấy.
- Nhưng đối với em thì nó là q...


14. - Sao độ này cô sinh ra chán đời thế, cơ Loan? Cơ cịn
thiếu gì nữa. Cơ nên vui vẻ là hơn. Mà dẫu có thiếu cái
gì chăng nữa cơ cũng nên quên nó đi. Khi nào mình
khơng có cái gì mình thích thì mình nên thích cái gì
mình có. Cơ hẳn đã biết câu ấy.


Đoạn tuyệt –


Nhất Linh


15. Làm bộ ngây thơ, Loan hỏi bà Đạo:
- Thế bây giờ cháu phải làm gì, thưa cô?
- Cô phải rửa mặt, phấn sáp vào rồi đi tập lễ.
Loan lại nói:


- Vậy từ giờ trở đi, con làm như bị người ta đẩy đi lấy
chồng. Ai bảo lễ thì lễ, ai bảo bước thì bước, bảo cười
thì cười, con khơng biết gì đâu, cô nhé?


- Được, cô không lo. Đã có các cơ phù dâu. Các cô ấy
cũng sắp đến bây giờ.


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


16. Bỗng Thân bảo Loan:
- Tay mợ có sạch khơng?
- Khơng được sạch lắm.


- Thế thì mợ đi rửa tay rồi hái lấy ít hoa hồng.
Loan ngắt lời:


- Phải đấy, buồng chúng mình khơng có hoa. Để em vào
lấy cái lọ sứ ra đã... Nhưng sao lại phải rửa tay hở cậu?
Thân đáp:


- Mợ vào lấy cái đĩa ra đây, vì tơi định bảo mợ ngắt hoa
để cúng điện, hôm nay là ngày rằm mợ không nhớ sao!


Loan thất vọng thốt ra một tiếng:


- À!


Rồi nàng tiếp luôn:


- Để tôi vào thắp hương nhé. Nhưng cậu này, chiều mai
chúng ta lên chùa Láng chơi. Tơi có chuyện muốn nói


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 84 Lớp Cao học K53 </i>
với cậu.


Thân đáp:


- Đi thế nào được. Mai bận lắm, công việc ở nhà còn bề
bộn ra đấy, ai lại đi chơi. Chuyện gì mợ cứ nói ngay bây
giờ được không?


17. - Cậu đã nghĩ kỹ chưa?
- Nghĩ gì cơ?


- Nghĩ đến việc ra Hà Nội bn bán như tơi đã nhiều lần
nói với cậu.


Thân cau mày đáp:


- Tôi đã bảo mợ đừng nhắc đến nữa. Thầy me không
cho phép. Không những thế, me lại còn giận mợ nữa


đấy, mẹ giận lắm.


- Giận vì cớ gì cậu?
- Cớ mợ tự tiện.
Loan vội nói:


- Tơi tự tiện? Đó mới là nói chuyện như thế. Nào tơi đã
tự tiện gì đâu? Vả lại khi nào cần đến tự tiện thì cũng
phải biết tự tiện. Việc lập thân của cậu, cậu khơng lo.
Thân nói sẵng:


- Mợ khơng phải nói nhiều. Tơi lấy mợ về không phải là
để mợ dạy khôn tôi. Việc của tôi tôi lo. Nhưng lập thân?
Thân danh như tôi thế này mà đi làm anh bán chiếu, mợ
coi thế tiện lắm à?


Loan lạnh lùng đáp:


- Đã vậy thì được. Cậu khơng muốn làm, thì cậu để mặc
tôi. Tôi sẽ xin phép thầy me.


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


18. - Thế nào cô trắng răng đã về rồi đấy ư?
Bà Phán than thở:


- Nhà tôi vô phúc nên mới vớ phải một nàng dâu như thế.
Bà Tịch lấy tay quệt vết nước trầu rây hai bên mép, rồi
nói:



- Đấy, tôi đã can chị, chị không nghe, cứ đi rước những
thứ ấy về. Rước những hạng tân thời ấy về để nó làm bại
hoại gia phong nhà mình. Nó học giỏi mặc nó chứ, nhà
mình là nhà có phép tắc, nề nếp.


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


19. - Thưa cơ, ở ngồi người ta nói gì thì nói, cháu khơng
cần biết đến. Cịn như cơ nói đảm, nhưng thế nào là đảm
mới được chứ.


Bà Đạo nhiếc:


- Thế nào là đảm thì cơ biết đấy.
Loan đáp:


- Vâng, đảm nghĩa là về hầu hạ nhà chồng từ người trên


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 85 Lớp Cao học K53 </i>
đến người dưới cho chu tất. Nếu chỉ thế thì một con sen


cũng làm nổi, không cần phải một nàng dâu. Cháu, cháu
nghĩa khác: cháu không cho đó là bổn phận chính. Vì
người ta bắt cháu như thế cháu không nghe, nên người
ta cho cháu là một nàng dâu hư thân, mất dạy!



Rồi trong khi bà Đạo còn đang ngạc nhiên nhìn Loan,
Loan thản nhiên nói tiếp:


- Vả lại cơ cũng chẳng việc gì phải ngượng hộ cháu. Đời
cháu, cháu phải lo.


20. Khi qua cổng nhà một ông chú, Loan gặp Đức, một người
em họ làm thầy thuốc ở nhà thương Hà Nội. Đức nói:
- Tơi vừa ở đằng nhà ra đây. Hơm nay nhà có giỗ.
Loan ngơ ngác hỏi:


- Nhà ai?


- Nhà anh chị chứ nhà ai? Chị không biết à?
- Không, thế giỗ ai?


Đức cười:


- Tôi cũng không biết như chị. Thấy bên nhà gọi sang
thì sang... Chắc là giỗ xép.


Trong họ chỉ có Đức là hiểu được Loan và biết rõ tình
cảnh nàng, Đức nhìn Loan ái ngại:


- Chị nghĩ cớ gì trước để về nói với bác, khơng thì cũng
khá rầy rà đấy.


Loan cười nói:


- Con dâu trưởng như tơi thì mất nhờ.



Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


21. - Sao chị chán đời thế?


- Không! Em không chán đời. Chán đời là không thiết
sống nữa. Em, em còn muốn sống, muốn sống lắm...
Rồi nàng chua chát nói tiếp:


- Nhưng khơng phải sống thế nào cũng là sống!


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


22. Thảo nhớ lại những lời Loan nói trước mặt Dũng mùa
đơng năm ngối về cơ Minh Nguyệt tự tử, bảo Loan:
- Đấy chị xem không phải mỗi chốc ruồng bỏ được một
cách dễ dãi, như trước kia chị vẫn tưởng.


- Vâng, bây giờ em cũng nhận thấy như thế. Em tưởng
không thể nào chung sống với những người ấy được mà
em thấy trước rằng em phải chung sống với họ mãi mãi,
suốt đời.


Loan nói câu ấy là vì nghĩ đến đứa con trong bụng.
Nàng bảo bạn:


- Nhưng dẫu sao, em sẽ cố can đảm như lời chị dặn em,
tuy em đã hỏng cả một đời, em hết cả tuổi xanh chứa


chan hy vọng của em giam hãm vào một đời cằn cỗi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 86 Lớp Cao học K53 </i>
Chị nghĩ xem, vợ chồng ở đời với nhau, để cùng nhau


chung gánh công việc, để khuyến khích nhau, nhưng
chồng em thì chị bảo em khuyến khích cái gì, mà dẫu có
muốn nữa cũng khơng được, vì đối với mọi người trong
nhà, em chỉ việc ngậm miệng mà nghe lệnh trên.


23. - Nếu đứa con em đẻ ra là con gái thì em cũng sẽ cho nó
đi học, nhưng em sẽ hết sức làm thế nào cho nói khỏi
gặp cảnh ngộ như em. Chớ nếu sự học đó chỉ là một cái
tai ách thì thà đừng đi học còn hơn. Chị nghĩ mà xem
nếu em khơng đi học thì có lẽ em khơng đến nỗi khổ sở.
Thảo cười nhạt hỏi:


- Thế ngộ chị đẻ con trai?


- Nếu em đẻ con trai thì điều thứ nhất là em làm thế nào
cho nó khơng giống tính bố nó. Cái chí của nó phải ngược
lại cái chí của bố nó, em mới cho nó là đứa con có hiếu...
Bố nó có mỗi một cái chí là hết sức bênh vực đại gia đình,
để bây giờ cha mẹ, mà sau này sống nhờ con.


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh



24. Hơi men chếnh choáng, Dũng thấy tâm hồn rạo rực,
muốn ngỏ nỗi buồn riêng với bạn để mong được nhẹ
nhàng đôi chút. Chàng lắc đầu bảo bạn:


- Nhưng không thể được anh ạ. Mà vì thế nên chúng tơi
cịn đau khổ suốt đời. Nếu trước kia tôi biết là như thế
này, thì khơng bao giờ... không bao giờ phải hối hận.
Tơi có ngờ đâu.


Chàng ngừng lại, rụt rè khơng nói hết câu, nhưng vì lúc
đó bàng hồng say rượu, lại vì Độ là người bạn chí thân,
khơng cần giấu giếm điều gì, nên Dũng nói tiếp:


- Độ ấy tơi có ngờ đâu có ngày tơi yêu Loan như tôi yêu
nàng bây giờ. Loan, một người đàn bà có chồng. Nếu tơi
qn được!... Tơi muốn nhưng người ta khơng thể hồn
tồn tự sai khiến được. Ái tình nhiều khi mạnh hơn lẽ
phải. Nghị lực chỉ có thể ngăn mình làm điều trái, chứ
khơng thể đàn áp được tình yêu, nhất là thứ tình đó lại là
một thứ tình tuyệt vọng chỉ... đến làm tôi đau khổ,
khơng ích gì.


Độ hỏi:


- Nhưng sao trước kia, anh lại bỏ Loan đi?
Dũng đáp:


- Một phần vì cơng việc, một phần vì tơi tưởng đối với
Loan chỉ có thứ tình bè bạn mà Loan đối với tôi cũng
vậy. Chúng tôi chỉ buồn ít lâu rồi sẽ quên; khổ thế còn


hơn là làm phí cả đời nàng. Có biết đâu, chính bây giờ
tôi lại làm hỏng cả đời Loan mà tôi không ngờ. Loan


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 87 Lớp Cao học K53 </i>
bây giờ khổ sở, lỗi đó chỉ tại tơi.


Lần thứ hai. Dũng bảo bạn rót rượu vào cốc mình. Độ
vừa rót vừa nói:


- Người ta ở đời, ai khơng có nỗi khổ riêng.
Dũng đáp:


- Giá chỉ mình tơi chịu đau khổ thì tơi cũng vì bạn mà
n lặng chịu đau không than thở. Nhưng nào Loan có
qn tơi. Tơi hối hận chỉ vì lẽ đó. Loan đau khổ chỉ vì
tơi, và vì tơi, chịu bao nhiêu sự cay cực trong gia đình
chồng, vì tôi phải là nơi đáng để nàng sống.


Độ kiếm lời an ủi bạn:


- Đã như thế này rồi tôi thiết nghĩ chỉ còn một cách là
quên đi. Lâu lâu rồi cũng có thể quên được.


Dũng nói:


- Tơi cũng mong thế lắm. Nhưng tơi thì dễ, chỉ những
khi nào nhàn nhã mới nghĩ đến, nhưng Loan... anh tính
ở trong một gia đình như thế, làm thế nào mà Loan quên


được. Vì muốn cho Loan sung sướng mà tơi đã vơ tình
làm nàng đau khổ một đời. Tơi hối hận lắm...


25. - Năm nay chú ăn tết ở đây?
Dũng gật. Phúc lại hỏi:
- Chú không về nhà ăn tết?
Dũng mỉm cười:


- Chú không có nhà.


- Thế mọi khi chú khơng có nhà chú ở đâu?


Dũng nhìn đăm đăm xuống nền gạch. Câu hỏi vơ tình
của đứa bé nhắc chàng nghĩ cái đời cô độc của chàng,
lênh đênh nay đây, mai đó, tối ba mươi tết tạm dừng
chân trong một chốc lát để ngắm cảnh gia đình êm ấm
của người ta, mà chẳng bao giờ chàng được hưởng.


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


26. - Cũng may mà mợ lại đẻ con trai.
Loan cười nhạt, nói giọng mỉa mai:


- May thật ấy. Nhất là may cho thầy me có cháu trai nối
dõi. Cịn đối với tơi, con trai hay con gái cũng vậy, vì tơi
khơng có hy vọng gì ở lại nuôi con. Cứ xem lời hai ông
đốc tờ nói với nhau thì tơi khó lịng mà sống được.


Rồi nàng chua chát tiếp thêm:



- Dẫu đẻ con gái đi nữa, cậu cũng chẳng phải lo. Thế
nào me chẳng lấy cho cậu một người vợ khác để có con
trai nối dõi. Lo gì.


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


27. Thân bước vào buồng nhìn quanh quẩn rồi hỏi Loan:
- Con trai hay con gái thế mợ?


Loan quay lại chồng đứng lặng ở đầu giường ngong


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 88 Lớp Cao học K53 </i>
ngóng đợi câu trả lời. Nàng nhếch miệng mỉm cười đáp:


- Con gái.


Thân vẻ mặt lạnh lùng ngồi xuống ghế, nói:
- Thơi cũng được.


Rồi chàng nói vài tiếng nữa mà Loan nghe không rõ,
Loan hỏi:


- Cậu bảo sao cơ?
Thân đáp:


- Không.



Loan nhìn thẳng vào mặt chàng nói:


- Thì cậu cứ bảo ngay là cậu thất vọng, có phải thế
không?


Hai người cùng yên lặng. Loan vừa qua khỏi một cơn
suýt nguy đến tính mệnh, song không thấy chồng hỏi
thăm lấy nửa lời, nên nàng cũng không buồn kể lại.
Một lúc sau, biết cô đỡ đã tắm xong đứa bé, Loan bảo
Thân:


- Lúc nãy tôi đùa ấy. Đẻ con trai, cậu ạ.
- Thế à! Mợ làm tôi...


Loan đáp:


- Tôi làm cậu hết hồn có phải thế khơng?


28. - Bây giờ thì em cần gì đến những chuyện ấy nữa, chết
là hết nạn. Sau khi em chết rồi chỉ có chị là bạn thân của
em, xin chị vì tình thương mà giúp đỡ em tùy theo sức
chị và xin chị trả giùm em tiền thuốc và tiền buồng...
Thảo gật nói:


- Được, chị khỏi phải lo. Nhưng sao chị cứ nghĩ quanh
quẩn đến cái chết làm gì thế?


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh



29. Loan chưa kịp đáp, thì Bích đã nói:
- Tơi vừa đi thăm cháu về.


- Tơi cũng vừa ở trong ấy ra.
Bích nói:


- Thế mà chị dám nói với mẹ rằng cháu khơng việc gì.
Loan biết là em chồng sắp sinh sự, vội dịu lời đáp:
- Lúc tơi về thì nó tỉnh lắm, tơi tưởng...


Bích nói:


- Tơi, thì tôi cho là chỉ nội đêm nay, hay quá lắm thì
sáng mai. Trơng đứa bé xanh như tàu lá, hai con mắt
đen quầng, lờ đờ... Khốn nạn, khơng biết người ta làm
thế nào mà nó đến nỗi thế được.


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


30. Rồi bà quay lại hỏi Loan:
- Bây giờ mợ nghĩ sao?
Loan đáp:


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 89 Lớp Cao học K53 </i>
- Con chẳng nghĩ sao cả. Con nhất định chữa thuốc tây



cho đến cùng.


Bà Phán nguýt Loan:
- À! Mợ nhất định...


31. Ông Phán thương con dâu, vội nói đỡ:


- Chữa thuốc tây phải kiên tâm mới có cơng hiệu.
Bà Phán lườm chồng:


- Ơng chỉ được cái nói ngang như cua. Kiên tâm... kiên
tâm cho đến lúc chết không thở được nữa à?


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


32. - Chóng thật, mới ba tháng trời mà cỏ đã mọc xanh um
như một cái mộ cũ.


Loan thẫn thờ nói:


- Từ độ nó chết đến giờ, em coi như là đã lâu lắm. Bây
giờ em mới đến thăm mộ là lần đầu đấy, chị ạ, vì em
bận ln.


Thảo nói:


- Hai tháng trời tôi không thấy chị đến chơi, tơi đã mừng
rằng chị được n thân, vì tơi nghiệm ra rằng cứ mỗi lần
chị đến là một lần chị cho nghe một câu chuyện rắc rối


và buồn cho chị.


Loan cười rồi bảo bạn lại ngồi trên một bức tường hoa
thấp gần đó, nói:


- Em tưởng khơng có con nữa thì đời em sẽ đổi khác,
nhưng bây giờ em mới biết dẫu khơng có con cũng khó
lịng thốt ra khỏi cái cảnh đời em đương sống. Khó
lịng lắm. Bây giờ em mới hiểu cô Minh Nguyệt và
không trách cô ta như trước nữa.


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


33. - Em vẫn biết. Em vẫn muốn mình chỉ biết sống đời
mình, cịn thì mặc cả, nhưng nào người ta có để em yên
thân. Bây giờ chỉ có một cách bỏ chồng. Hôm qua em
vừa nói chuyện ấy với mẹ xong.


Thảo đưa mắt ngạc nhiên hỏi:
- Thế cụ bảo làm sao?


- Chắc em không nói chị cũng đốn ra. Mẹ em không
đời nào hiểu được cái khổ, nhất là cái khổ về tinh thần
của em. Mẹ em khơng thể tưởng tượng được em có thể
bỏ chồng được.


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh



34. - Tơi cho anh lấy nó làm nàng hầu.


Loan đứng núp sau một cây chanh, nín thở lắng tai
nghe. Đột có tiếng Thân nói rất khẽ:


- Con chỉ sợ nhà con nó khơng bằng lòng.
Bà Phán cao giọng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 90 Lớp Cao học K53 </i>
- Tôi cho phép anh lấy. Quyền đâu ở vợ anh mà anh sợ.


Vả lại anh vừa bảo mợ ấy khơng sinh đẻ gì được nữa.
Nếu việc này khơng xảy ra thì tôi cũng phải nghĩ đến
việc lấy vợ bé cho anh kia mà. Thế nó có thai độ mấy
tháng rồi?


- Thưa mẹ, độ bốn, năm tháng nay.
- Sao anh không bảo cho tơi biết trước?
n lặng một lúc rồi có tiếng Thân:


- Để hơm nào con nói chuyện với nhà con.


- Anh khơng cần nói. Để tơi bảo mợ ấy. Việc đó khơng
khó. Việc khó là khơng biết bà Lục có bằng lịng khơng?
Vả lại con ni thì con ni, chứ ở ngoài thế nào họ
cũng dị nghị.


35. - Trước tôi cũng tưởng chị Đạm ốm qua loa, vả lại thấy


chị bận việc nhà ln, nên tơi khơng nói chuyện.


- Thế chị ấy ốm về bịnh gì?


- Ốm ho lao. Bà Chánh ho phải lên Hà Nội chữa thuốc,
chị Đạm phải lên theo trông nom, hầu hạ rồi khơng biết
giữ mình, nên mắc lây. Bà Chánh vừa mới chết được vài
tháng nay. Chị ấy thì cũng chỉ nay mai...


Loan hỏi:


- Chị ấy đã đi học mà không biết giữ vệ sinh.


- Ấy ngay khi lên đây, tôi đã bảo cẩn thận. Nhưng chị ấy
đã đổi khác trước. Chị ấy rụt rè không dám cẩn thận, sợ
người nhà cho là vẽ vời, không hết lòng, mất cả tiếng
dâu thảo bấy nay.


Loan thở dài:


- Thế chồng làm gì?


- Chồng ở Hà Nội mở một hiệu cho thuê xe đạp đã hơn
năm nay. Chị ấy xin phép mãi mà bà Chánh khơng bằng
lịng cho theo chồng lên.


- Phải, ai người ta thả lỏng cho. Còn phải ở nhà hầu hạ chứ.
- Nhưng đến khi bà mẹ chồng mắc bệnh lên đây thì tự
nhiên người ta nghĩ đến chị ấy và bắt chị ấy lên để trơng
nom thuốc thang, cơm nước, vì tính bà Chánh rất kiệt,


khơng muốn ni đầy tớ.


Loan nói:


- Phải, đầy tớ thì bao giờ bằng được nàng dâu.


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


36. Ngừng một lát rồi Loan mỉm cười chua chát tiếp theo:
- Em cũng sợ có ngày thành như chị Đạm. Bây giờ em
đã thấy em đổi tính khác nhiều. Mỗi tuổi một già lại
thêm nhiều mối lo buồn, hết cả nghị lực để chống cự lại,
rồi sống uể sống oải thế nào xong thôi. Tiến chẳng mấy


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 91 Lớp Cao học K53 </i>
tiến, chỉ thấy lùi, lùi dần. Chị có nhận thấy bây giờ em


khác trước nhiều khơng?


37. - Cịn ăn gì được mà xem. Đem của khê ra không sợ
người ta nói cho mục mả.


- Thế bây giờ làm thế nào?


- Làm thế nào? Đổ nó đi chứ cịn thế nào nữa. Thế là cơ
hai có mỗi một món khéo hỏng be bét cả.



Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


38. - Chỉ sợ người ta dựa vào cớ mình bất phục tịng chồng,
cho mình định tâm giết người vì căm tức.


Thảo ngắt lời chồng:


- Dẫu sao, chị ấy cũng có quyền chống cự lại những khi
thấy nguy đến tính mệnh. Việc này khơng lo, đã có
trạng sư.


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


39. Loan cúi đầu yên lặng. Ông chánh án ân cần hỏi:
- Cơ cịn muốn nói gì nữa khơng?


Loan đáp:


- Tơi nói thế đủ rồi.


Rồi Loan lại thong thả về ngồi chỗ cũ.


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


40. - Hôm nay xấu ngày thế mà chị dọn nhà. Bây giờ chị
định đi đâu?



- Cháu đã thuê được nhà ở dưới kia. Cháu định mở
trường dạy học.


- Thế chị ở một mình.
Loan mỉm cười đáp:


- Thưa cơ, khơng ở một mình thì ở hai mình sao?


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


41. - Ở đời không biết thế nào cả. Bao nhiêu người thân yêu
mất dần. Bây giờ chỉ cịn có anh chị mà thơi. Cịn ai nữa?
Thảo muốn nhân câu nói của Loan để hỏi dị ý tứ Loan đối
với Dũng, điều mà nàng vẫn muốn biết rõ từ hôm ăn tiệc
mừng Loan. Nàng làm như người vơ tình, thẫn thờ nói:
- Cịn anh Dũng không biết độ này ẩn núp ở đâu mà
khơng thấy tin tức gì cả.


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


42. - Giá bây giờ anh ấy về thì chắc thấy nhiều sự thay đổi.
Khơng biết anh ấy có xem nhật trình khơng?


Lâm cười đáp:


- Anh ấy mà lại không đọc nhật trình.


- Thế thì chắc anh Dũng biết việc chị Loan?


- Sao lại không biết.


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


43. Loan làm như không nghĩ đến việc ấy nữa, vội vàng hỏi
Thảo:


- Mai là chủ nhật phải không chị? Tôi quên cả ngày, giờ.
Lâm nói đùa:


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 92 Lớp Cao học K53 </i>
- Cơ giáo thế thì hỏng. Cần nhất ngày chủ nhật lại quên.


Loan vui mừng nói:


- Thế thì sáng mai anh chị lại xơi cơm với em mừng
trường học mới và... Mừng em lên chức cơ giáo.


44. Loan thở dài nói tiếp:


- Huống hồ bây giờ em khơng cịn là một thiếu nữ ngây
thơ, trong sạch như trước kia nữa. Em chỉ cịn mong có
một điều là được mãi mãi sống như thế này, và quên hẳn
chuyện cũ đi, quên hết.


- Nhưng mà có người lại chưa quên...



Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


45. - Em về qua nhà một tí.
Lâm hỏi:


- Cơ ở đây ăn tết kia mà?


- Chốc nữa em sẽ trở lại... À, nhưng có lẽ em bận lâu
một chút. Hay là đến giao thừa, anh chị đi qua nhà vào
rủ em, rồi ta cùng đi chơi.


Đoạn tuyệt –
Nhất Linh


46. - Cô giúp tôi việc này nhé, cô nhé?


Thiếu nữ ngắm cậu bé quần áo lôi thôi, chân tay đầy
mực thì đốn chắc rằng không phải con nhà giàu có,
bỗng đem lịng thương người có lẽ cùng ở trong một
cảnh với mình. Cơ dịu dàng hỏi:


- Em muốn chị giúp điều gì vậy?
- Chị làm ơn xin phép cho tôi ra.
Cô buồn rầu:


- Nhưng chị xin phép sao được cho em ra?
- Được, chị cứ nhận tôi là em.


Cô thiếu nữ ngẫm nghĩ:


- Vậy xin phép ở đâu, em?


Cậu bé vui vẻ trỏ tay vào tồ nhà bên cạnh cổng:
- Ở phịng giấy ơng phó đốc kia kìa.


Cơ mỉm cười:


- Nhưng ơng phó đốc biết chị nói dối mất.


- Khơng,mọi khi tôi vẫn nhờ người xin phép như thế đấy.
- Nhưng chị để đại tang, thì nhận em là em thế nào được?


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


47. Cậu bé thất vọng, toan quay vào thi cơ gọi lại nói:


- Bây giờ chị nhờ em một việc này nhé: Em có biết anh
Dương Huy không?


- Không. Anh ấy học lớp nào?
- Học năm thứ ba.


- Cô muốn hỏi anh ấy à? Bảo bác canh cổng bác ấy tìm cho.
- Anh Huy là em chị. Chị muốn xin phép cho phép anh ấy ra.
- Vậy thì chị vào buồng ơng phó đốc mà xin phép.


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>



<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 93 Lớp Cao học K53 </i>
Cậu bé nói xong, cấm cổ chạy vào trong sân trường.


48. - Bẩm quan lớn thương tình chúng con mồ cơi cha mẹ.
- Nhà nước đã miễn cho học phí cịn kêu gì nữa! Vậy cơ
có đem tiền ăn nộp cho cậu Huy đấy không.


- Bẩm quan lớn con xin khất đến cuối tháng.


- Ấy, sai hẹn thì em cô thể nào cũng bị đuổi đấy nhé,
hiểu chưa?


- Xin vâng.


- Thế bây giờ cô xin phép cho cậu Huy ra chứ?


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


49. Mai nói luôn như để giấu sự cảm động, giấu sự ưu
phiền:


- Vậy em đi thay quần áo để ra phố với chị.
- Chị đã...


Huy không dám nói dứt câu. Nhưng Mai trả lời ln,
như đốn được tư tưởng của em:


- Đã, chị nộp tiền ăn cho em rồi.



Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


50. - Em nhớ... Em nhớ lắm. Em nhớ nên em quả quyết đem
hết nghị lực ra làm việc.


- Nghĩa là bây giờ em phải học đã.
Huy thở dài:


- Học? Nhưng tiền?


Mai gượng cười nói cứng cáp:
- Tiền, đã có chị, em đừng lo.


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


51. - Chị độ này gầy lắm.
Mai cười:


- Thì em cũng chẳng béo với ai! Chị tuy gầy nhưng chị
còn hơn em. Ai lại con giai mà mới đi một quãng đường
đã thở hồng hộc.


Huy có lẽ cốt để chị khỏi buồn nên tươi cười nói:


- Khơng chị ạ, em vẫn khoẻ đấy, chỉ vì sáng nay em


uống thuốc tẩy nên hơi mệt đó thơi. Đến mai, em lại
mạnh như thường.


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


52. - Ta đứng chờ xe điện, chị ạ.


- Chúng ta đi bộ có hơn khơng em? Đỡ được một hào
mà lại khỏe người. Ban nãy từ nhà bác Phán lên trường,
chị cũng đi bộ đấy.


- Trời ơi! Chị đi bộ từ phố chợ Hôm lên trường. Sao chị
biết đường?.


- Bác Phán bảo cứ theo đường xe điện mà đi.


Huy nghe chị nói lấy làm thương, ngỡ rằng chị trong túi
dễ khơng cịn xu nào để đi xe. Cậu liền giả vờ kêu mệt
không đi được nữa và nói với chị hãy dừng chân ngồi


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 94 Lớp Cao học K53 </i>
nghỉ ở tam quan đến Trấn Võ. Vẻ lo sợ lộ trên nét mặt


Mai. Cô buồn rầu bảo em:


- Có lẽ em phải uống thuốc bổ mới được.



Huy hối hận rằng đã làm chị kinh hãi, liền cười sặc sụa
rồi an ủi chị:


- Em đùa đấy! Em không mệt mà cũng không sao cả.
Chỉ vì em giàu lắm, nên muốn thết chị một cái vé xe
điện đó thơi.


53. - Em làm gì mà giàu thế?


- Em chả làm gì cả, nhưng em vừa có đồng bạc.
- Ai cho em đây?


- Một người bạn nghèo hơn chị em mình.
Mai có ý khơng bằng lịng:


- Sao em lại thế? Đến bác Phán em còn chả muốn nhờ,
mà nay lại nhận tiền của một người bạn nghèo.


- Vâng, chị mắng em rất phải. Nhưng hãy để em kể đầu đuôi
câu chuyện cho chị nghe đã nào! Trong lớp em có một anh
tên là Trọng. Anh nghèo nhưng khơng phải vì nghèo mà
khơng ai thèm chơi với anh. Họ xa anh chỉ vì anh là con nhà
hèn hạ. Cha mẹ anh làm nghề bán hàng rong.


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


54. - Thế năm nay cô Diên bao nhiêu tuổi?



- Năm nay chị ấy đã ngoài ba mươi, nhưng trang điểm
vào trơng cịn trẻ lắm. Thứ năm trước, chị ấy hớn hở vui
cười, vào thăm Trọng, em nói đùa: "Hơm nay trơng chị
trẻ như con gái mười tám". Chị ấy cũng cười nói đùa lại:
"Thế mà chị băm hai rồi đấy!" Chị Diên nói bng lời
thì buồn rầu xin lỗi em ngay: "Chết chửa! Cậu tha thứ
cho tôi nhé. Lắm lúc tôi điên rồ cứ coi cậu như em
Trọng". Em cười đáp lại: "Thì chị là chị anh Trọng cũng
như chị em chứ gì!" Câu trả lời của em khến chị Diên
rơm rớm nước mắt thở dài. Chắc chị ấy tưởng đến lòng
khinh bỉ của bọn anh em bạn học anh Trọng đối với chị
em ấy hẳn. Rồi chị ấy mở ví đưa cho Trọng và em mỗi
người một đồng bạc, nói để lấy tiền ăn quà. Em từ chối
thế nào cũng không được. Lại thêm Trọng cứ nằn nì nói
mãi, nên em nể lời phải nhận cho chị em chị ấy vui lòng.
Và xưa kia, em giúp Trọng như thế là thương.


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


55. - Em ơi, con ông Chánh đã lấy con ông Hàn làng Yên
Ninh rồi. Chứ chị mồ côi, mồ cút lại nghèo nàn thế này
thì ai thèm lấy. Huy có dáng bực tức:


- Thế ra họ bội hơn, bội ước rồi đấy!


- Em coi đó, giời cũng giúp cho giấc mộng của chị được
thành sự thật nhé.



</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 95 Lớp Cao học K53 </i>
56. - Thôi, tùy chị tự ý định liệu. Chị làm thế nào cho chúng ta có


thể khơng bước chân tới nhà bác Phán nữa là hơn hết.


- Chị cũng tưởng thế. Nhưng bây giờ khuya rồi em đi
nghỉ thôi.


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


57. - Thưa cơ, cơ có phải là cơ Mai, con cụ Tú Ninh Bắc không?
Mai ngước mắt lên nhìn rồi hỏi:


- Thưa ơng, sao ơng biết tôi?
Chàng kia cười:


- Thế ra cô quen tôi rồi? Tôi là Lộc...
Mai vui mừng hỏi:


- Cậu Lộc, con quan Huyện Kim Anh?


- Vâng, chính tôi là Lộc. Nhưng thầy tôi không làm tri
huyện nữa đâu. Thầy tôi đã thăng đến án sát và mất rồi.
- Khổ! Thế cậu bây giờ làm gì?



- Tơi làm Tham tá ở Hà Nội.
Mai cười:


- Chóng nhỉ. Mới ngày nào!
Lộc đỡ lời nói ln:


- Đã bẩy tám năm nay, cơ cịn bảo mới ngày nào.


Nửa chừng
xn – Khái
Hưng


58. Mai nhẩm ôn lại chuyện xưa mủm mỉm cúi xuống nhìn
guốc nói:


- Thế ra ông là anh Lộc của em đấy?


Mai cảm động buộc mồm nói ra câu quá thân mật. Cô
thẹn thùng hỏi chữa luôn:


- Thưa ông, thế cô Lục và cô Thanh, nay ở đâu?
Lộc như hiểu ý của Mai đáp lại:


- Thì cơ cứ gọi là anh như xưa cũng được chứ sao. Em
Lục lấy chồng đã vừa có cháu, em Thanh thì hãy cịn ở
nhà em tơi. Thế cịn em..., cịn cơ, nay chắc cơ cũng xuất
giá rồi chứ? Đấy cô coi tôi cũng biết chữ nho đấy.


Nửa chừng
xuân – Khái


Hưng


59. - Vậy ra cụ Tú đã...
- Vâng, thầy em mất rồi.


- Thương hại! Cú Tú hiền lành thông thái thế... Nhưng
hình cơ cịn một em trai nữa thì phải, tơi nhớ ngày xưa,
cơ thường nói chuyện đến cậu em.


- Vâng, em Huy, nay em đương học năm thứ ba trường Bưởi.
- Thế kia à? Thế năm nay, cậu Huy bao nhiêu tuổi?
- Em nó mười sáu.


- Mười sáu mà đã học năm thứ ba. Khá đấy.


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


60. - Cơ nghĩ gì mà trơng cơ như vẻ tư lự?
- Thưa ông, em đương nhớ tới ngày xưa.


- Thế cơ có nhớ tơi cái thời kỳ ở Đông Anh không?


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 96 Lớp Cao học K53 </i>
61. - Câu chuyện ngày xưa có lẽ khơng quan hệ bằng câu


chuyện ngày naỵ Ban nãy cơ có nói cơ về bán nhà bán


đất, để lấy tiền trả học phí cho cậu.. cho cậu em. Nhưng
nhỡ ra, cơ khơng bán được rồi thì sao?


- Bán rẻ thì thế nào cũng có người mua.


- Đã biết đâu? Mà cơ bán nhà rồi thì cơ ở vào đâu? Cơ
nói cơ th nhà ở Làng Bưởi, nhưng cô thân gái... tôi e
ngại lắm.


Hai người cùng quay ra nhìn xuống sân gạ Lộc nhắc lại:
- Phải, tôi e ngại lắm!


Mai buồn rầu đáp:


- Thưa ông, lúc này là lúc phải liều. Thế nào em cũng phải
để em Huy học đến nơi đến chốn. Mà muốn được thế thì
chỉ cịn một cách bán nhà... Và nếu ơng lo ngại cho em
thân con gái thì ở đâu mà không lo ngại. Ở quê nhà đã
chắc đâu tránh khỏi bọn hào cường hà hiếp? Dẫu sao, em
vẫn nhớ lời nguyện vọng cuối cùng của thầy em: là để em
Huy học thành tài và trở nên người hữu dụng.


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


62. - Hay tôi bàn lẽ này, cơ nghe có tiện khơng. Cậu Huy đã
muốn thơi học đi làm thì cơ cứ để cho cậu ấy thơi học.
Cậu Huy có thể tạm ra ở đằng tôi, rồi tôi giúp việc cho.
- Cám ơn ơng, nhưng em Huy khó tính lắm, nó chả chịu


thế đâu. Đến ở nhà đằng bác Phán Hai em, nó cịn chẳng
chịu nữa là.


- Thế thì cái đó tùy cơ. Nhưng cơ nhớ cho rằng khi nào
cơ cần đến tơi giúp cơ điều gì thì xin cô đừng ngần ngại,
đừng do dự. Tôi vẫn là người anh... người anh rất thân
của cô như khi xưa.


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


63. - Hay thế này này, cô đã quả quyết bán nhà bán đất thì
tơi cũng khơng thể ngăn cản cô được. Nhưng cô cứ cầm
lấy số tiền đây đề phòng khi chưa bán được nhà thì hãy
tiêu tạm.


Lộc vừa nói vừa mở ví đưa cho Mai bốn cái giấy bạc
năm đồng. Mai xua tay nói:


- Em cám ơn ông, quả thật em khơng dám nhận, em
khơng có quyền nhận.


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


64. - Thôi phải rồi. Bây giờ cô không là một cô bé con nữa
mà là một cơ thiếu nữ có nhan sắc chứ gì! Em nghĩ thế
thì em lầm. Trong thời chúng ta cách biệt, anh vần hỏi


thăm em luôn, chứ có phải bây giờ anh trơng thấy em
đẹp, anh mớ sắn sóc đến em đâu.


Mai bẽn lẽn, cúi gầm mặt xuống. Lộc lại nói tiếp:


- Vậy cơ cứ cầm lấy số tiền này cho tơi bằng lịng. Anh


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 97 Lớp Cao học K53 </i>
em chỉ nhờ nhau, chỉ cứu giúp nhau trong khi hoạn nạn


thơi, chứ lúc bình thường thì hồ dễ ai đã phải cần đến ai,
hồ dễ tôi được cái hân hạnh giúp đỡ cô chút đỉnh. Vậy
xin cô cứ cầm lấy, đừng nghĩ ngợi gì nữa.


- Quả thực em khơng dám, quả thực tôi không dám.
65. - Đấy, cô coi! Ai cũng bảo thế... Hay là thế này. Tôi cho


cơ vay, khi nào cơ bán được nhà có tiền lại hồn lại tơi. Nửa xn – Khái chừng
Hưng


66. Mai cảm động khơng nói nên lời. Lộc đứng dậy từ biệt:
- Thôi, chào cô, tôi xin sang bên kia một lát. À, cô
xuống ga Thạch Lỗi phải không?


- Vâng.


- Cơ coi tơi nhớ lâu thế đấy! Cịn tơi thì xuống ga Phúc
n. Tơi được nghỉ phép một tuần lễ, lên chơi ơng bác


làm quan ở đó. Hơm tơi về nếu cịn thì giờ, tơi sẽ ghé
vào thăm cơ nhé?... Có tiện khơng, cơ?


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


67. - Thưa cụ, cháu cũng chỉ biết chữ tên Nguyễn Lộc và
chữ số nhà 244 mà thôi.


- Vậy khơng đề ở phố nào à?


- Thưa cụ có, nhưng đề bằng chữ tây, cháu không hiểu.
Bà cụ cười:


- Thế sao tên chữ Tây cô lại đọc được?
- Thưa cụ, tên bằng chữ quốc ngữ chứ.


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


68. - Cơ bán nhà?


- Phải, tơi bán. Ơng Hạnh ơi, đó cũng là một sự bất đắc
dĩ. Ơng tính ruộng vườn khơng cịn, tiền của cũng khơng
thì lấy gì ăn tiêu mà chả bán nhà?


- Không được, việc ấy tôi xin cộ Bán nhà đi thì cịn đâu
là nơi thờ tự cụ Tú. Tơi theo cụ Tú ngày cụ cịn giàu có,


nhờ cụ mà các cháu tôi đều biết dăm ba chữ. Trước khi
cụ mất, cụ dối dăng giao cho tôi trông nom cô và cậu
Huỵ Việc ấy tôi nhất định không để tùy ý cô được.


- Vậy, ông để tôi chết đói hay sao?


Người lão bộc cúi đầu ngẫm nghĩ rồi nói:


- Thế này này, thằng cả nhà tơi đi lính khố đỏ, tơi được
làng cấp cho mấy mẫu ruộng. Vậy có lẽ cùng đủ gạo ăn.
Chưa cần phải bán nhà.


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


69. - Thôi, ông đừng ngăn tôi nữa, tôi đã quả quyết rồi.
- Còn cậu Huy? Việc này tùy ở cậu Huy chứ?


- Em Huy cũng bằng lòng rồi. Vậy chỉ nhờ ơng có chút
việc, ơng tìm hộ tơi một người mua nhà.


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 98 Lớp Cao học K53 </i>
- Cả đất lẫn nhà, bán rẻ cũng phải năm sáu trăm bạc.



- Tôi chỉ cần bán được độ bốn trăm thơi nhưng phải bán ngay.
- Làm gì mà vội vàng thế?


xuân – Khái
Hưng


71. - Thưa cụ, quả cháu nhà quê nhà mùa khơng biết uống
chè tàu.


- Thì làm gì mà vội thế? Vậy cả nhà lẫn đất cơ lấy bao
nhiêu tiền, cô lấy tôi... bao nhiêu tiền?


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


72. - Vậy bây giờ tơi đưa cơ một nghìn để cô... để em làm
vốn và vờ em làm tờ cầm nhà, cầm đất để che mắt thiên
hạ hẹn đến tháng sáu năm sau chuộc. Thế rồi... thế rồi
đến tháng sáu sang năm... tôi lại giả văn tự cho cơ, cho
em... Thế thì cơ tính có tiện không?


- Thưa cụ, cụ hãy cho cháu về nghĩ lại đã.


- Còn nghĩ ngại gì nữa? Mỗi cái giấy đây, cô viết cho
mấy chữ rồi tôi giao tiền xong, cô biết viết đấy chứ?
Mai nghĩ ra được một kế, một kế hoãn binh:


- Thưa cụ, cháu không biết chữ.


- Viết chữ quốc ngữ cũng được.


- Cháu cũng không biết viết chữ quốc ngữ. Thưa cụ, hay
thế này, vài hôm nữa mời cụ sang chơi bên cháu, rồi
cháu nhờ người trong họ thảo hộ văn tự, với lại bán
cũng có chú bác ký tên vào văn tự nữa mới được.


- Thế cũng được, thế càng hay, tôi sang thăm nhà cô,
nhà chúng ta. Vậy chiều mai tơi sang thăm nhé? Thế thì
em ngoan lắm?


- Bây giờ, cháu xin phép cụ, cháu về.


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


73. - Thế cô ngẫm nghĩ đi nhé. Chớ đổi ý kiền mà rầy rà
đấy. Nhà cơ mà tơi đã khơng mua thì tơi đố đứa nào ở
vùng này dám mua nổi. Không những thế, cịn khốn khổ
cực nhục với tơi nữa kia. Nhưng ấy là nói phịng xa đấy
thơi, chứ chắc cơ thương tơi lắm rồi.


Ơng Hàn trong lịng sung sướng, lại ngâm một câu Kiều nữa:
- Giá này dẫu đúc nhà vàng cũng nên.


Mai cắp nón vái chào :
- Lạy Cụ ạ, cháu xin về.


Nửa chừng


xuân – Khái
Hưng


74. - Hay là cô bằng lòng quách. Ở riêng một mình một
dinh cơ, lại có vườn có ruộng ?


Mai buồn rầu nhìn người lão bộc:
- Ơng lại khuyên tôi câu ấy ư?


- Cô nghĩ kỹ mà xem, bà Hàn ba cũng sung sướng đấy
nhé, sung sướng bằng mấy bà cả, bà hai. Cô lại lấy lịng
ơng Hàn thì chắc cịn sung sướng bằng mấy bà ấy nữa


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 99 Lớp Cao học K53 </i>
chứ lại.


75.


- Bẩm mẹ, nhưng người ta có phải là phường liễu ngõ
hoa tường đâu, người ta là con một ông Tú kia mà.
Bà mẹ càng nổi cơn thịnh nộ:


- Nhưng mầy phải biết, nó đã bỏ nhà bỏ cửa trốn lên Hà
Nội, thì cịn là người tử tế sao được ?


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng



76. - Chị ạ, ai ngờ người thế....
Mai vội vàng hỏi:


- Người nào? Người nào thế em?
- Người ấy.... Anh Lộc ấy?


- Em im ngay. Anh Lộc là người em khơng thể bình
phẩm bậy bạ được.


Huy tức quá, cười gằn... Nhưng hối hận xin lỗi chị ngay:
- Chị tha lỗi cho em. Nhưng chắc sắp xay ra sự gì đây...
Cái bà cụ đến đây tuần lễ trước không phải là thân mẫu
của anh Lộc đâu.


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


77. Mọi người ăn uống vui vẻ, đùa nhau pha trò, cười khanh
khách. Chẳng bao lâu, các thức ăn đã hệt cà, chai rượu
đã cạn.


Lộc nói:


- Biết thế ta mua hai chai.
Mai cười:


- Nhưng không ai mang cho. Một chai còn người nọ đưa
cho người kia xách nữa là hai chai.



- Hãy còn thòm thèm?


- Thế mọi khi cà tháng chẳng uống thì đã sao?


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


78. - Mình khơng ngủ à?


- Khơng, anh cần phái nói chuyện với em.
- Thế Huy đâu?


- Cậu Huy ngủ. Em ạ, anh trông thấy cậu Huy mà anh
thèm? Khơng tư lự điều gì thì sung sướng thế?


- Anh biết đâu rằng em nó khơng tư lự?


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


79. Lộc bỗng ngừng lại. Bà án hỏi:


- Con Mai, có phải con bé nhà quê nó rủ rê, nó quyến rũ
anh khơng?


Lộc mỉm cười:



- Bẩm mẹ, nói con quyến rũ người ta thì đúng hơn?
- Ừ, thế sao?


- Bẩm mẹ, bây giờ cô ấy vẫn ở với con, cô ấy đã....
Bà án đứng phắt dậy trỏ tay vào mặt con, mắng:


- Thế thì mày giỏi thật... Mày dối tao, mày đánh lừa


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 100 Lớp Cao học K53 </i>
tao... mày đi thuê nhà riêng để ở với nó. Mày cịn coi tao


ra gì nữa, thằng kia?
80. Lộc lại gần mẹ, dịu dàng:


- Bẩm mẹ, con thiết tưởng lấy Vợ là một sự quan trọng một
đời, phái tự chọn lấy một người y hợp tâm đầu thì gia đình
mới được vui vẻ, thuật hịa. Chứ xưa nay Cha mẹ hỏi vợ
cho con chỉ kén những chỗ môn đăng hộ đối...


Bà An cười gằn:


- Thế thì xưa nay Các gia đình dễ khơng hịa thuận, vui
vẻ cà đấy? Bây giờ chúng mày đi học chữ tây mới biết
kén vợ, còn các cụ thì lấy liêu lấy lệnh cà chăng?


- Bẩm mẹ không phải thê. Các cụ cũng có kén chọn
nhưng chỉ chọn những chỗ ngang hàng thôi.



Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


81. - Bẩm mẹ, nếu lấy nàng làm hầu được, thì lấy làm vợ
cũng được. Hay là thế này thì con khơng dám trái lệnh
mẹ nữa:


Mẹ cho phép con chỉ lấy nàng hầu chớ không phải lấy Vợ.
Bà An quát mắng:


- Thế mày bảo tao nói lại làm sao với bên quan tuần, hở
thằng kia?


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


82. Đến nơi thì may Vừa gặp Minh sắp sửa ra đi. Nhác thấy
nàng, Minh mỉm cười:


- Kìa em Diên? Nay khơng phải anh tìm đến em mà lại chính
em tìm đến thăm anh. Chắc em có việc gì cần đến anh?


Diên cũng cười, đáp:
- Có thể.


- Em cần tiền?


- Không. Nhưng anh sắp đi đâu thê?



- Anh định đi chơi mát. Nhưng chả thấy mấy khi em đến
thăm anh thì cố nhiên anh phải ở lại nhà để tiệp em.
- Không, ta cùng đi, cần lắm?


- Đi đâu mà gấp thế, hử em?


- Nhân tiện ôtô của anh đã đánh ra kia rồi, tôi xin anh đi
ngay cho. Cần lăm! Diên kéo Minh lên ôtô, và ghé tai
bảo anh tài xế:


- Lên làng Thụy Khê.


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


83. Mai vẫn còn căm tức, đứng thở hổn hển. Minh lại hỏi:
- Nhưng vì đâu bà gặp nơng nổi này? Vì cớ gì, anh Lộc
lại đề bà phái khổ sở đến thế này?


Mai gượng cười:


- Bây giờ ông đã biết tơi là ai thì tơi xin ơng một điều,
ơng sinh phúc cho là ơng đừng nói với ơng Lộc biết rằng


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 101 Lớp Cao học K53 </i>
tôi ơ? đây, đừng nói cho ơng Lộc biết rõ tình cảnh chi.



em tôi....


Minh ngẫm nghĩ rồi đáp :
- Xin vâng !.


- Thưa ông, tôi có thể tin được lịng hào hiệp của ông
không?


Minh ngần ngừ:


- Nhưng tôi muốn anh Lộc.... ăn năn tội lỗi....


84. Mai lại thở dài. Huy hơi gượng nói đùa để cố làm khy
lịng chị.


- Chị ạ, trơng con cóc đậu trên cái cọc bè rau muống
như pho tượng đồng đen một cô kỹ nữ Xiêm La giở hai
tay ra múa.


Mai mỉm cười, rồi hai chị em ngôi trên lặng, nhìn vơ
vẫn, nghĩ vơ vẫn, Huy bào Chị:


- Can chi chị phái lo phiền. Ông đốc tờ đã hứa tìm việc
cho em, rồi em đi làm cũng đủ tiền ni cháu.


- Ấy, chính vì thế mà chị buồn, em ạ. Trong sáu tháng
nay, ông đốc Minh hết chăm nom thuốc thang cho em
lại săn sóc đến chị và cháu. Chị em mình biệt làm thế
nào đề đền lại ơn ấy cho xứng đáng. Nói đến tiền thì tất


là chả đào đâu ra được rồi....


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


85. Minh mở ví đưa cho Huy Cái danh thiếp:


- Tên và địa chỉ của ông ấy đây.... Nhớ ga Núi Gội nhé,
qua Nam Định một ga.


Mai sung sướng nhìn em. Huy trên lặng ấp úng mấy Câu
Cam ơn. Minh vội gạt:


- Có gì mà ơn với huệ. Ông ấy Chẳng mượn cậu cũng
phải mượn người khác, mà vị tất đã giỏi bằng cậu.... À,
lương tháng mười lăm đồng đấy. Còn cơm thì ăn với
ơng ta. Đây, tiền lộ phí của ơng ấy gửi cho cậu đây.


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


86. - Thì cậu biết đâu rằng nó giữ được một lòng một dạvới
cậu?


- Bẩm con biết. Con biết nhiều hơn nữa. Con biết rằng
nhiều người giàu sang gấp mấy lần con muôn lấy người
ta làm vợ, mà người ta chỉ có một lời từ chối và cam
chịu ở canh nghèo nàn đói rét. Trong khi ấy thì con vui


thú cạnh gia đình đầm ấm với vợ mới.... mẹ cưới cho.


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


87. - Mẹ đi xem bói, thầy bói Cũng bào Vì Có kẻ thù ốn,
nên Cậu khó lịng mà có được Lộc mỉm cười:


- Con chà có ai thù ốn hết?


Bà An đăm đăm nhìn con khẽ nói:


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 102 Lớp Cao học K53 </i>
-Thế mẹ con con Mai?


Lộc đứng lặng hồi lâu, không đáp, như bị nghẹn lời.
Chàng đã cô tránh không đáp, như chuyện Mai với mẹ,
ai ngờ lại chính mẹ gợi ra khiên chàng ngây ngất cà
người. Lạnh lùng chàng đáp :


- Đôi với người ta con chà làm gì nên tội mà người ta
thù oán con.


88. Bà An khơng chờ con nói hết câu, vội hỏi:


- Bây giờ nó ở đâu? Nó sinh được một thằng con trai,
phái khơng?



- Vâng, chính thế.


- Nhưng bây giờ nó ở đâu ?


- Mẹ hỏi làm gì, con vừa viết thư xin lỗi người ta, nhưng
vị tất người không thèm phúc đáp.


- Nhưng khổ lắm. Tao hỏi mày bây giờ nó ở đâu?


- Bẩm mẹ, người ta ở Phú Thọ với cậu Huy, với ông
Huy làm giáo học ở đấy.


- Được? Rồi tao lên Phú Thọ.
Lộc vội gạt:


- Chết? Sao mẹ lại lên đấy? Mẹ lên làm gì?
- Lên bắt con mày Vê.


Lộc cười nhạt:


- Ai người để cho mẹ bắt về?


- Con mày sao tao lại không bắt được?


- Nhưng con lấy người ta đã khai giá thú đâu, khi người
ta sinh nở, con có nhận con con đâu?


- Được, tao sẽ có cách.



Dứt lời, bà An lững thững xuống nhà.


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


89. - Thưa ông, lệnh tỉ đi chơi vắng?


- Thưa cụ, chị cháu cũng sắp về. Chị cháu sang bên làng
cao Du mua mấy lường sơn.


- Buôn sơn kia đấy à?
Huy mỉm cười:


- Thưa cụ, làm giáo học lương bổng ít ỏi lắm, chị cháu
phái buôn bán cho được dư dật đồng tiền. Và như thế
cũng có việc đỡ buồn.


- Cũng phái. Tôi nghe buôn sơn lãi lắm thì phải.


- Thưa cụ, thỉnh thoang mới được một năm lãi, cịn thì
làng nhàng thơi.


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


90. - Chà mấy khi cụ lên chơi, thề nào cũng xin cụ chiếu cố
xơi với chị em cháu một bữa cơm xồng.



- Tơi cám ơn mợ. Nhưng quà thực tôi no lắm, tôi không
làm khách đâu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 103 Lớp Cao học K53 </i>
91. - Nay tôi muốn chuộc lại những điều lẫm lỗi của tôi, mà


ở đời chỉ có mình mợ mới có thể giúp tơi được việc ấy.
Mai thành thực, kính cẩn trà lời:


- Bẩm cụ, cụ dạy thế chứ con đâu dám.


- Khơng, tơi nói thức đấy. Mợ khơng nên đề tơi hối hận
suốt đời, vì một điều lẫm lỗi trong giây phút....


Mai làm bộ nhưng không hiểu:


- Nhưng, thưa cụ, có điều gì cụ cứ cho biết, nếu có thề
giúp được thì thực con khơng dám từ chối.


Bà án do dự một chút rồi quà quyết bào Mai:


- Mợ ạ, một ngày cũng là nghĩa. Huống hồ đã ăn ở với
nhau có con, có cái.


Mợ cũng chẳng nên giận cậu ấy, chẳng nên ốn tơi nữa.


Nửa chừng
xn – Khái


Hưng


92. - Mợ chớ nên thế, một ngày cũng nghĩa.
Mai mắt đỏ ngầu hỏi lại:


- Chớ sao hôm cụ đuổi tôi, cụ không nhớ đến câu ấy?
Bà Án mỉm cười:


- Có cơ khơng nhớ đấy chứ? Cịn tơi trước sau tôi vẫn
muốn cô với Lộc lấy nhau. Chẳng se vào thì chớ, ai nỡ
chia rẽ duyên người bao giờ, khơng bằng lịng là tự cơ
đấy thơi.


Mai cười một cách rất chua chát:


- Phải ! Bà lớn khuyên tôi lấy lẽ cậu Lộc, lấy lẽ con bà.
- Lấy lẽ cũng ba bảy đường lấy lẽ. Lấy lẽ làm nàng hầu
hầu củng có, lấy lẽ làm chị , làm em với vợ cũng có.
Mai khơng nói, hai mắt căm tức nhìn thẳng ra sân. Bà
Án tiếp luôn:


- Vậy nếu bây giờ tôi rước cô về làm chị làm em với mợ
huyện, nói thì cơ nghĩ sao?


- Thưa cụ, sáu năm về trước hình như tơi đã trình cụ biết
rằng nhà tơi khơng có mà lấy lẽ. Đối với kẻ khác (Mai
đăm đăm nhìn bà Án) đối với kẻ kia rồi lên làm cô
huyện rồi cô Phú, cô Thượng, nay mai là một vinh dự.
Nhưng tôi, tôi cho làm cô thượng không bằng, không
sung sướng bằng làm chị xã, chị bếp chị bồi , mà được


vợ một chồng yêu mến nhau, khi vui có nhau... khi buồn
có nhau, khi hoạn nạn có nhau... Cơ Huyện , Cụ lớn
không nên đem cái mồi cô Huyện ra nhử tôi cô Huyện.


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


93. Bà An kinh hồng:


- Cơ dạy nó thế à? Cô dám dạy cháu tôi những điều trái
luân thường, đạo ly như thế ư?


Mai mỉm cười:


- Thưa cụ, cụ lầm, nó là con tơi. Tơi muốn dạy nó điều


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 104 Lớp Cao học K53 </i>
gì mặc tơi. Cũng như cụ đã dạy con cụ quyến rũ người


ta, rồi khi người ta thai nghén, lại ruộng rẫy người ta ra.
94. Bỗng chợt nghĩ ra một điều, bà án tươi cười bào Mai:


- Nếu tôi đền ơn cơ một nghìn bạc thì cơ nghĩ sao?
Mai khơng hiểu:


- Thưa cụ, ơn gì ạ?



- Ơn cô nuôi nấng cháu tôi.
Mai cười nhạt:


- Thưa cụ, cụ cho tôi là một người vú em nuôi cháu cho
cụ phải không?


Bà An như mê mẩn, không nghĩ tới câu hỏi của Mai.
- Vậy hai nhìn nhé?


Mai đứng phắt dậy, dắt con đi ra cửa phịng quay lại nói:
- Cháu xin phép cụ, cháu phải đi đằng này có chút việc cần?
Rồi nàng bào Huy:


- Cậu ở nhà hầu chuyện bà nhé.


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


95. - Sao hôm nay chủ nhật lại không đi chơi đồi hở cậu?
Huy đương ngôi đọc một quyền tiều thuyết ở hiên, nghe
tiếng ái hỏi, liền gập sách lại ơm cháu vào lịng, khẽ bào:
- Vì hơm nay rét lắm nên chúng ta ở nhà.


Ai phụng phịu tỏ y khơng bằng lịng:


- Không phải thế đâu, mọi lần rét hơn thê này, cũng đi
chơi thì Sao?


Thấy ái thơng minh, có trí xét đốn, Huy Vui cười cúi


Xuống hơn cháu lên hai má rồi hỏi:


- Vậy Ái có biết Vì Sao khơng đi được khơng?
Ái buồn rầu:


- Chỉ tại hơm nọ cái bà gì bà ấy đền chơi, bà ấy chòng
mẹ, nên mẹ giận, mẹ Ở nhà có phải thê khơng, cậu?


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


96. Chàng lặng thinh đưa bức thư cho Mai. Mai xua tay em:
- Thơi em đọc, chị khơng mn có sự gì dính dáng đến
mẹ con họ nữa.


- Thì chị thử đọc xem? Đã biết là thư của ai?
Mai lãnh đạm:


- Còn của ai nữa?.... Nhưng dẫu của ai, em cũng xem hộ chị.


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


97. Bỗng Lộc chạy vội đến, ơm gì lấy Ái vừa hơn lấy hơn
để, vừa nói:


- Khốn nạn, anh mất trí nghĩ đến nỗi suýt nữa anh quên
con và em anh.



Chàng giơ tay bắt tay Huy và nói ln:


- Nhất là có hai việc mẹ dặn, anh đều quên nói cả hai.
Việc thứ nhất là đón em. Việc thứ hai là xin em cho Ái


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 105 Lớp Cao học K53 </i>
về ở với bà.


Mai nghe không hề đổi sắc mặt, dịu dàng trả lời:


- Em cũng thuận cho con anh về ở với anh và cụ án.
Song, nếu anh quả quyết chia rẽ mẹ con em thì chắc em
khó lịng mà sống được.


Lộc vội nói:


- Thế nào anh có định tâm chia rẽ? Anh chỉ nhắc lại lời
mẹ anh xin với em.


Mai rất ôn tồn:


- Em cam đoan với anh rằng ngày Sau thế nào em cũng
cho nó về ở với anh.


Em nói câu này Xin anh đừng giận, em chỉ sợ con em, nó
nhiễm cái giáo dục nghiêm khắc... tàn nhẫn của cụ An...
Mai mỉm cười nói tiệp :



- Vậy anh về thưa với cụ án hộ rằng bao giờ Ái cũng là cháu
cụ, và em sẽ đổi họ nó ra họ Nguyễn, để chiều lịng cụ.
Lộc khơng hiểu, ngơ ngác nhìn Mai, Mai giục:


- Thôi, thế là mọi việc đều xong xuôi cả. Vậy anh ra ga
cho, kẻo nhỡ chuyến xe hỏa bốn giờ.


Lộc như người không hồn, buồn rầu xuống đồi.
98. Bây giờ cụ mới lại gần hắn, khẽ lay và gọi:


- Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế ?
Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:


- Tao chỉ liều chết với bố con nhà mầy đấy thơi. Nhưng
tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa
biết chừng.


Cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm: người
ta bảo cụ hơn người cũng chỉ bởi cái cười.


- Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải
chết? Ðời người chứ có phải có ngoé đâu ? Lại say rồi
phải không?


Rồi đổi giọng cụ làm thân mật hỏi:


- Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi ? Ði vào nhà
uống nước.



Thấy Chí Phèo khơng nhúc nhích, cụ tiếp ln:


- Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. Có cái gì
ta nói chuyện tử tế với nhau. Cần gì phải làm thanh
động lên như thế, người ngoài biết, mang tiếng cả.


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng


99. Một hôm, không hiểu nghĩ ngợi thế nào, hắn vác dao
đến bảo thẳng vào mặt lý kiến rằng:


- Hồi tơi cịn tại ngũ, tơi gởi về nhà có trăm. Khơng biết
vợ tơi có tiêu pha gì, hay là cho trai mà khơng cịn một
đồng nào cả. Tơi hỏi thì nó bảo: ở nhà, đàn bà con gái


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 106 Lớp Cao học K53 </i>
một mình, không dám giữ tiền, được đồng nào mang gửi


ông lý cả. Tơi sợ nó bịa ra nên đã trói sẵn nó ở nhà. Bây
giờ tơi đến thưa với ơng, tính tốn xem được bao nhiêu
cho đem về ni cháu. Thiếu một đồng thì tơi khơng để
n cho chúng nó.


Lý Kiến hiểu rằng: "chúng nó" đây có thể gồm cả ơng.
Ơng cười nhạt bảo rằng:



- Thế này này anh binh ạ: chị ấy gửi tơi thì quả là khơng có...
Hắn trợn mắt lên quát:


- Thế thì thằng nào ăn đi?
Lý Kiến vội nói lấp ngay:


- Thế nhưng mà anh có thiếu tiền thì cứ bảo tơi một
tiếng. Chị ấy trót tiêu đi rồi thì có giết cũng chẳng ra.
Lơi thơi làm gì sinh tội.


Ơng mở tráp ra quăng hắn năm đồng bạc. Hắn cầm lấy,
"lạy ông" tử tế, rồi xách dao ra về.


100. Hắn nghiến răng nói tiếp:


- Vâng, bẩm cụ khơng được thì con phải đâm chết dăm
ba thằng, rồi cụ bắt con giải huyện.


Rồi hắn cúi xuống, tần mần gọt cạnh cái bàn lim. Cụ bá
cười khanh khách - cụ vẫn tự phụ hơn đời cái cười Tào
Tháo ấy - cụ đứng lên vỗ vai hắn mà bảo rằng:


- Anh bứa lắm. Nhưng này, anh Chí ạ, anh muốn đâm
người cũng khơng khó gì. Ðội Tảo nó cịn nợ tơi năm
mươi đồng đấy, anh chịu khó đến địi cho tơi, địi được
tự nhiên có vườn.


Nửa chừng
xuân – Khái
Hưng



101. - Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa chứ tơi không phải là cái kho.
Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:


- Cầm lấy mà cút đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo
người ta mãi à?


Hắn trợn mắt chỉ tay vào mặt cụ:
- Tao không đến đây xin năm hào!


Thấy hắn toan làm dữ cụ đành dịu giọng:
- Thơi cầm lấy vậy, tơi khơng cịn hơn.
Hắn vênh cái mặt lên, rất kiêu ngạo:
- Tao đã bảo khơng địi tiền.


- Giỏi! Hơm nay mới thấy anh khơng địi tiền. Thế anh
cần gì?


Hắn dõng dạc:


- Tao muốn làm người lương thiện!
Bá Kiến cười ha hả:


- Ồ tưởng gì! Tơi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.
Hắn lắc đầu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 107 Lớp Cao học K53 </i>
- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho



mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không
thể là người lương thiện nữa. Biết khơng! Chỉ có một
cách... biết khơng! Chỉ có một cách là... cái này biết không!
102. - Mẹ làm sao vậy?


Bà Chinh lắc đầu, Bích Chiêu khơng bỏ tật tị mị:
- Mẹ lại thối lộn tiền cho khách à?


Bà Chinh gắt gỏng:


- Khơng có. Con đừng hỏi nữa .


Ấm mãi lòng
ta – Trần Thị
Bảo Châu


103. Bà Lài thở hắt ra và càu nhàu:


- Đùa… đùa… Không được đụng tới ma quỷ đấy. Họ
nhà con toàn những người chết bất đắc kỳ tử . Nhắc tới
họ là bị quở ngay. Hồi xưa bà nội con phải… Bích Chiêu
nhịp tay lên bàn:


- Bà nội con phải bỏ xứ trốn đi vì sợ bị chết trùng chớ
gì? Xời ơi! Con đã nghe câu chuyện hoang đường này ức
tỷ lần rồi. Dì đừng nhát nữa, con hổng phải trẻ ba tuổi
đâu. Nhưng sao mẹ con có vẻ bồn chồn, lo lắng quá vậy?
Bà Lài nhếch mép:



- Thì đúng như con đã nói, bị ma ám .
Chiêu khúc khích:


- Dì nhắc chớ khơng phải con nha .
Bà Lài hạ giọng thật thấp:


- Tao nói thật. Lần này có chuyện lớn rồi .


Ấm mãi lòng
ta – Trần Thị
Bảo Châu


104. Bà Lài kêu lên:


- Không phải đi nhậu. Ông ta rủ ba con về xứ .
Bích Chiêu lặp lại:


- Về xứ à? Chuyện này lạ đó.


- Bởi vậy mới nói. Có lẽ sợ mẹ con ý kiến ra, ý kiến vô
nên ông ta mới kéo ba con đi nơi khác để bàn tính
chuyện về q.


- Nhưng ơng ta là ai?


- Bác sĩ Kiên, một người cùng quê nhưng chả thân thiết
gì, nếu khơng muốn nói là xưa kia hai họ đã từng có mâu
thuẫn với nhau .


- Vậy ông ta là người xấu hay tốt?


Bà Lài lúng túng:


- Làm sao dì biết được. Chuyện đáng lo là gia đình con
từ lâu khơng cịn liên quan tới ngồi đó. Ba con muốn
chết mới trở về nơi bà nội con đã bỏ mà đi. Muốn chết
thật đấy.


Bích Chiêu thảng thốt:
- Trời ơi! Sao dì lại nói thế?


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 108 Lớp Cao học K53 </i>
- Vì đó là sự thật.


105. Bích Chiêu co ro vì lạnh, nhưng mồm mép vẫn chua ngoa:
- Có quỷ mới tin… mấy người. Chờ tạnh mưa, tôi sẽ đưa
anh tới công an phường. Tới lúc đó thử xem cịn chối
được nữa không .


Gã đầu đinh gằn từng tiếng:


- Nếu là kẻ gian thật, có lẽ nãy giờ tôi thừa sức cướp
luôn chiếc Dream của cơ, chớ chẳng dại dột gì đứng đây
nghe mắng.


Ấm mãi lòng
ta – Trần Thị
Bảo Châu



106. - Tôi thách anh đó. Dám khơng?
Gã khoanh tay, ngạo nghễ:


- Xe, tơi chả thèm đụng vào, vì tơi là người lương thiện.
Nhưng cơ thì coi chừng. Tơi khơng ngại dạy dỗ những
cô nàng bộp chộp như cô em đâu.


Vừa nói, gã vừa lừ lừ mắt bước tới, khiến Bích Chiêu phải
thụt lùi tận sát vách tường, hai tay nắm chặt ở thế thủ .


Ấm mãi lòng
ta – Trần Thị
Bảo Châu


107. Bà Chinh chép miệng:


- Chẳng có bố mẹ nào muốn con mình tới những chỗ như
vậy. Bác trai đây có khác gì ba cháu.


Kha tỏ vẻ cương quyết:


- Nhưng tới giờ phút này, không muốn cũng không được
- Cháu nhất định phải biết những gì người lớn muốn giấu.


Ấm mãi lòng
ta – Trần Thị
Bảo Châu


108. - Tại sao mẹ phải đi cùng gã có dáng vẻ anh chị đó ?
Hắn khơng đáng tin tưởng chút nào.



Bà Chinh nhíu mày:


- Căn cứ vào đâu mà con nói thế?
Chiêu nói một hơi:


- Hắn là người con từng kể với mẹ trong vụ bị mất giỏ
xách đó. Hừ! Rõ ràng lúc nãy hắn làm mặt lạ như chưa
từng gặp con, chưa từng bị con mắng.


- Vì đã từng bị con mắng nên Kha phải làm mặt lạ cho
đỡ quê. Mẹ lại cho rằng có bạn đồng hành như nó thì rất
n tâm.


Bích Chiêu cong môi:


- Nhưng con lại nghĩ khác. Thà mẹ đi với con…
Bà Chinh bật cười:


- Cho con theo khác nào mang cục nợ.


Ấm mãi lòng
ta – Trần Thị
Bảo Châu


109. - Mẹ định đi bao lâu ?
- Chưa biết .


- Cái gã Kha ấy có đáng tin không ?



- Đáng. Mà con đừng hỏi nữa . Mẹ mệt quá .


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 109 Lớp Cao học K53 </i>
đi bệnh viện .


Bà Chinh cố nhấc chân lên, giọng đau đớn:
- Khơng được gọi nó về vào lùc này.


Nhìn cổ chân bắt đầu sưng to của mẹ, Bích Chiêu cương quyết:
- Nhưng mẹ nhất định phải vào bệnh viện.


ta – Trần Thị
Bảo Châu


111. - Cậu thấy tôi nói có sai đâu. Trang trại của dịng họ Vũ
kia rồi.


Kha ngắt ngang lời lão Bền:


- Thế còn khu nhà thờ tổ của dòng nhà cháu?
Lão Bền khẽ cười:


- Phải đi hết con dốc này mới thấy được. Nó khơng cách
xa trang trại của họ Vũ là mấy, nhưng muốn đến đó
khơng phải là chuyện dễ.


Ấm mãi lòng
ta – Trần Thị


Bảo Châu


112. - Đường sá rất khó đi. Hơn nữa, lâu lắm rồi khơng ai đến
đó. Nó hoang tàn đổ nát cả rồi, chiến tranh và thời gian
đã phá hủy bao nhiêu thứ.


Kha cương quyết:


- Nhất định cháu sẽ tới .
Lão Bền đanh giọng:


- Nhưng không phải là bây giờ. Vì trời sắp mưa tới rồi,
dù không muốn, cậu cũng phải ở trong nhà của họ Vũ
chúng tơi.


Ấm mãi lịng
ta – Trần Thị
Bảo Châu


113. - Phải nhà thờ tổ của dòng họ cháu không?
Lão Bền gật đầu:


- Phải. Nhưng đến cuối dốc, cậu sẽ chẳng thấy nó nữa đâu.


Ấm mãi lòng
ta – Trần Thị
Bảo Châu
114. Bà ta làu nhàu:


- Tui tưởng mai ông mới về chớ.


Lão Bền gắt gỏng:


- Hừ! Bà tưởng tôi ham ở lại thị trấn chơi lắm à? Dù cô
Cầm cho phép tôi vẫn muốn về sớm.


- Tui nói vậy hồi nào? Chưa vào tới sân đã gây gổ.


Ấm mãi lòng
ta – Trần Thị
Bảo Châu


115. - Chú đưa cháu tới chỗ ba cháu đi .
Lão Bền giẫy nẩy:


- Trời này làm sao đi được.


- Ở đây chả ai hoan nghênh cháu hết .


- Ôi dào! Hơi đâu cậu chấp nhất lời mụ già đó. Hơn nữa,
tơi cũng chẳng rành ông bác sĩ đang ở đâu. Cứ ở đây vài
bữa đã.


Ấm mãi lòng
ta – Trần Thị
Bảo Châu


116. - Trời ơi! Trơng em kìa. Dũng khí đâu cả rồi mà co ro
như mèo ướt thế?


Bích Chiêu bĩu mơi:



- Thế dũng khí của anh đâu mà mới vào tới sân nhà họ


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 110 Lớp Cao học K53 </i>
Vũ đã đòi đi chỗ khác.


Kha xoa cằm:


- Tơi nói thế để năng giá mình lên vì ở đây có một cơ gái
chắc là xinh lắm.


Bích Chiêu buột miệng:
- Sao anh biết xinh?


- Mỗi cái tên Nguyệt Cầm nghe đã ấn tượng rồi. Nào, em
có muốn gặp bác Thực khơng? Đi với tơi.


Bích Chiêu sáng mắt lên:
- Anh biết chỗ à?


Kha ra vẻ bí mật:


- Tìm và tin ý sẽ ra thơi.
Chiêu ngần ngừ:


- Người ta sẽ bảo mình tư động đi lng tuông trong nhà
họ, kỳ lắm.



Kha nhắn mạnh:


- Chú Bền đã nói em đây là cô chủ ngôi nhà này, em
phải thể hiện quyền làm chủ của mình chứ.


Bích Chiêu ngập ngừng:


- Nhưng tơi có biết gì đâu, ba mẹ cũng chẳng hề nói với
anh em tơi chuyện nhà cửa đất đai ở đây.


Kha cao giọng:


- Thì bây giờ em sẽ gặp bác Thực và hỏi cặn kẻ đầu đuôi.
Lia cái đèn pin trong tay, Kha hất hàm:


- Đi chứ cơ chủ?


Bích Chiêu bước theo anh.
117. - Ba tơi đi một mình à?


Tranh nhanh mồm:


- Dạ khơng. Ơng ấy đi với một người bà con họ Hồng
và hổng nói chừng nào về.


- Ông ta là ai?


Tranh trả lời thật nhanh:


- Dạ, ổng tên Ba Thìn, sống ở đây, gần nhà này. Ba Thìn


gọi bác sĩ Kiên là chú ạ .


Ấm mãi lòng
ta – Trần Thị
Bảo Châu


118. - Thắm ơi, ở đây có nhiều dế mèn khơng?


- Nhiều lắm. Nhưng tối thế này không bắt được. Bọn
con trai ngày nào cũng đi đổ dế.


- Đổ dế là gì?
- Đi tìm tổ dế.


- Làm sao biết là tổ dế?


- Chỗ đất nó đùn lên những viên đất nhỏ ấy. Đào rộng
miệng lỗ, rồi đổ nước vào lỗ, dế bị sặc nước bị ra, mình


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 111 Lớp Cao học K53 </i>
vồ lấy.


- Thế à? Dế nó khơng bị trên mặt đất à?


- Khơng, ít lắm. Nhưng đổ dế phải biết cách. Trước khi
đổ nước phải lấy con dao hay là cái que đâm sâu vào
giữa lỗ dế.



- Sao?


- À, phải chặn đằng sau nó. Có những lỗ dế có hai đầu.
Mình đổ nước đầu này nó chạy sang đầu kia nhảy lên
trốn mất.


- Thế hả?


Ở trên nhà, bốn người đàn ông ngồi trên phản nói
chuyện rơm rả.


119. - Ơng ơi, ngồi kia có ma.


Ơng già tỉnh giấc, mỉm cười bảo Hưng:


- Làm gì có ma. Cháu ngủ đi.


Ơng Nhàn giường bên kia chắc cũng chưa ngủ, nói vọng sang:


- Ngủ đi con, để ơng ngủ. Làm gì có ma.


Hưng lại nằm xuống, Nhà vẫn tối om. Hưng vẫn khơng
ngủ được, nhìn ra ngoài sân. Dưới ánh trăng hạ tuần,
Hưng vẫn nhìn thấy mờ mờ con ma giang tay đung đưa
theo gió, thỉnh thoảng lại có tiếng “soạt” một cái như
bước chân người. Hưng lại ngồi nhỏm dạy, lay lay ơng
già nói thì thầm:


- Ơng ơi, có ma thật mà.



Hưng chỉ cái bóng ngồi sân, ơng già nhổm dạy, cả hai
ông Nhàn và ông Như Lai cũng ngồi dạy. Hai ơng nghĩ
chắc rằng thằng bé nhìn thấy ma thật chăng… Bỗng ông
già cười phá lên:


- Để ông ra bắt ma cho cháu Hưng nhé.


Ông già chạy ra cuối sân, mang vào chiếc áo nâu mặc đi
làm đồng, treo trên chiếc que, giang hai ống tay ra.


- Ma đây này. Ma bẩn quá ông giặt phơi, quên lấy vào.


Cả nhà cười ồ lên. Tỉnh giấc không ngủ lại ngay được,
ông già pha ấm chè ngồi nói chuyện tiếp với hai ơng bạn
Hà Nội cả tiếng đồng hồ sau mới đi ngủ lại.


Những mùa
lá bàng rơi –
Nguyễn Quốc
Hùng


120. Vừa ở Thanh Hóa về được vài hơm, hơm nay Hưng thật
bất ngờ thấy Giáp xuất hiện trước cửa nhà, tay cầm khư
khư cái hộp nhựa, Hưng chào hỏi:


- Cậu đi đâu đấy? Mấy năm nay chẳng gặp nhau.


- Hồi học xong tiểu học bố mẹ mình dự định cho mình
sang Pháp, cho nên xin cho mình vào học trường
An-be-Sa-rô.



</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 112 Lớp Cao học K53 </i>


- Mình và anh Vũ vào trường Dũng Lạc.


Giáp kể tiếp:


- Nhà mình có ơng bác ở Pa-ri. Năm nay hai bác muốn
cho mình sang đấy học tiếp. Hai bác mình khơng có con.
Hưng buột miệng:


- Ôi, thật là tuyệt… La France! (Ôi nước Pháp!) Bao giờ
cậu đi?


- La semaine prochaine (Tuần sau). Bác mình cho người
về đón. Hưng này, chắc mình sẽ nhớ lắm.


Hưng không kịp phản ứng, hỏi bâng quơ:


- Nhớ gì cơ?


- Mình chẳng biết, nhưng cái gì cũng nhớ. À, mình
mang cho cậu con cá vàng. Con này mình ni nó lâu rồi
đấy. Đi của nó parfait! (tuyệt vời!)! Mình tặng cậu.
Hưng mừng q, nói:


- Giáp vào đây. Thả ln xuống bể cá nhà mình.



Hai người bạn ngồi ngắm con cá vàng bơi lượn, thì thầm
nói chuyện một lúc lâu.


121. - Anh đã ngóng mấy hơm nay rồi. Mình cứ xem kỹ lại sách


của mình rồi tự quyết đót quyển nào, giữ quyển nào.


- Nhưng giữ lại nhỡ họ khám thấy thì sao?


- Trước hết những sách nhiếp ảnh của anh là không


phản động rồi.
Bà Nhàn lo lắng:


- Nhưng bằng tiếng Tây, họ không hiểu, họ bảo sách


phản động thì sao?
Ơng Nhàn an ủi:


- Thơi lo lắng nhiều thế làm gì. Hưng chuẩn bị xem lại
những sách con bác cả cho nhé. Tối mai nhà mình đốt ít
sách phản động ở ngoài sân.


Những mùa
lá bàng rơi –
Nguyễn Quốc
Hùng


122. - Ôi, chẳng có gì mà cũng đánh nhau. Chẳng là hai anh
chàng miền Nam đi qua cổng trường, ông gác cổng hỏi giấy.


Hai đứa nói giọng miền Nam: “Khơng có giáy. Một cậu học
sinh miền Bắc ngứa mồm nhại lại: “Bác ơi, hai thằng này
không có giái đâu”. Thế là hai bên sửng cồ, lơi nhau ra bờ hồ
đánh lộn. Thằng học sinh miền Bắc bị đấm đá, rơi xuống hồ,
và bị phạt nghỉ học một ngày viết kiểm điểm.


Những mùa
lá bàng rơi –
Nguyễn Quốc
Hùng


123. - Mợ đã mua cho con chiếc bánh tây rồi đấy. Ăn đi rồi đi.


- Mợ ơi, bây giờ người ta không gọi là bánh tây nữa.
Gọi là bánh mỳ mợ ạ.


- Ừ, mợ lạc hậu. Nhưng ăn đi đã rồi đi.


- Thôi để cho các em, mợ ạ. Chúng con được phát bánh


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 113 Lớp Cao học K53 </i>
mỳ pa-tê.


124. Hưng cũng hào hứng:


- Nhất định rồi, không để thua lớp 9C như lần trước
nữa. Lần trước mình thua nó bao nhiêu xe nhỉ?



- Tùng trả lời qua loa:


- Ba xe. Thôi đi lấy bánh mỳ đi. Ăn xong còn đi nhận xe


sớm. Nhận xe muộn chúng nó chọn hết xe tốt. Lần trước
tổ tớ bị chiếc xẻng gẫy cán đấy, sửa mãi thành ra lỡ nửa
chuyến so với tổ cậu.


Những mùa
lá bàng rơi –
Nguyễn Quốc
Hùng


125. - Chuẩn bị cho cuộc thi đấu toàn quốc, Hưng nhé. Lần
này có nhiều đội tham gia hơn.


- Bao nhiêu đội?


- Mình cũng chưa rõ. Bọn mình vẫn là đội tiếp sức bốn


trăm mét đại diện cho trường Chu Văn An và cho thành
phố Hà Nội.


Những mùa
lá bàng rơi –
Nguyễn Quốc
Hùng


126. - Cháu đã định đi học hay đi làm gì chưa?



- Dạ chưa, chú ạ. Hồi mới tốt nghiệp lớp 10, cháu có
theo anh bạn cùng lớp xin đi đá bóng chun nghiệp.
Ơng Du nhìn ơng bà Nhàn rồi nhìn Hưng:


- Sao cháu nông nổi thế? Đã hỏi ý kiến bố mẹ chưa?
Nghề bóng đá cũng như ca hát sẽ dẫn dắt cháu đến đâu,
cháu suy nghĩ kỹ chưa?


- Cũng may chú ạ, sau hai tháng tập luyện họ bảo cháu


khơng có đủ khả năng phát triển, thế là cháu bị loại ra.
Ơng Nhàn lúc này mới nói thêm vào:


- Sau đó nó cịn thi vào trường Thể thao Từ Sơn nữa.


Thằng này mê thể thao lắm.


Những mùa
lá bàng rơi –
Nguyễn Quốc
Hùng


127. - Bây giờ em bàn thế này, anh chị nhé. Gia đình anh chị
khơng phải gia đình cơ bản, sống trong thành Hà Nội,
không đi kháng chiến và anh là công chức lưu dung. Nó
có cái khó cho con đường tiến thân của các cháu. Anh
chị nên tính cho cháu Hưng thốt ly gia đình, cho cháu
nó tham gia cơng tác xã hội một thời gian rồi quay lại
học sẽ thuận lợi hơn.



Những mùa
lá bàng rơi –
Nguyễn Quốc
Hùng


128. Ông Du quay sang Hưng:


- Nhưng… cháu có thích như vậy khơng chứ? Lên dạy


vài năm cháu lại về thi Đại học Sư phạm. Lúc đó thuận
lợi cho cháu nhiều vì cháu đã qua một thời gian phục vụ
miền núi.


- Hưng nhìn bố mẹ, rồi lại nhìn chú, chưa biết quyết


định ra sao:


- Dạ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 114 Lớp Cao học K53 </i>


- Ông Du kết thúc câu chuyện:


- Thôi để cháu Hưng suy nghĩ thêm và anh chị cũng tính
tốn thêm cho cháu.


129. - Bặt đi hơn mười năm trời rồi cịn gì. Cũng may ngày
hịa bình ơng bà ngoại vẫn cịn khỏe. Chi cứ đau đáu về


Hà Nội, nhưng công tác chưa cho phép.


Bà Nhàn nói:


- Ơng buồn lắm, lúc nào cũng chờ mong. Chờ mong cậu
Mỹ mãi thì vừa rồi họ có giấy báo cậu ấy hy sinh ở Cầu
Đuống khi Đội tự vệ thành rút ra đến đó. Mới nhận bằng
Tổ quốc ghi cơng tuần trước chú ạ. Ông buồn lắm, suốt
ngày chỉ ngồi lầm lỳ trên ghế chao.


Những mùa
lá bàng rơi –
Nguyễn Quốc
Hùng


130. - Các em đã trông thấy ma rừng bao giờ chưa?


- Thày ơi, nhiều ma lắm lố. Chúng em không dám đi


rừng buổi tối đâu mà.


- Thế những người trong bản thì sao?


- Họ quen ma rồi lố. Họ biết ma chỗ nào nên tránh
được.


Những mùa
lá bàng rơi –
Nguyễn Quốc
Hùng



131. - Thày có biết người ta làm nhân thế nào không ạ?


- Tết thày cũng hay ngồi xem gói bánh chưng. Bánh
chưng đường có gạo này.


- Vâng.


- Đậu xanh này.
- Vâng.


- Và đường phên cho vào giữa đậu xanh.
- Thế thôi ạ?


- Và một miếng thịt mỡ nữa.


Những mùa
lá bàng rơi –
Nguyễn Quốc
Hùng


132. - Thứ Ba này nhé. Vẫn nghỉ học mà. Tuần sau mới đi
học lại.


- Vâng ạ. Em xin phép pá mé rồi chúng mình… à chúng
ta đi thày ạ.


- Nhà em cịn ăn Tết khơng?


- Cịn ạ. Nhân tiện em mang cho bà ít bánh.



Những mùa
lá bàng rơi –
Nguyễn Quốc
Hùng


133. - Nộng điếp chài mị. (Em có u anh khơng?)


- An ngây thơ nói:


- Anh về nói với pá mé An đi.


- Nhưng anh phải về học đại học.


- Anh cứ về nói với pá mé, An sẽ chờ anh.


- Phải chờ anh lâu lắm. Đại học những bốn năm cơ.


- Dài bao lâu cũng được à. An chờ anh. Nhưng đại học
có nhiều con gái Hà Nội lắm lố, anh lại quên An. Anh có
về nói với pá mé không?


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 115 Lớp Cao học K53 </i>
Hưng ngại ngần:


- Ừ, anh sẽ hỏi ý bố mẹ anh, rồi đến hỏi ý pá mé em.


An khơng nói gì chỉ nép chặt vào người Hưng như tìm


một lời hẹn ước.


134. - Chiều tối nay đi học về, bọn mình sang lấy khế. Long
chuẩn bị một chiếc gậy dài, đầu có móc nhé.


- Lấy ở đâu ra? – Long hỏi.


- Nhà cậu mới dọn đến, thế nào cũng có gậy. Cậu tìm
dưới bếp ấy.


- Nhưng cao lắm, anh ạ.


Vũ giải thích:


- Khơng sợ đâu. Hơm qua mình chạy sang rồi, bên cạnh
cây có một đống củi xếp cao ngang thân cây. Bọn mình
trèo lên đó, móc quả.


- Nhưng mình sợ bà Thiên bắt được, mách cậu mợ thì chết.


Long động viên:


- Bà ấy hiền lắm, không mách đâu.


Những mùa
lá bàng rơi –
Nguyễn Quốc
Hùng


135. - Về quê phải ngoan nhé. Ra đường gặp bất cứ ai cũng


phải chào lễ phép. Ở quê người ta coi trọng lời chào lắm
đấy. “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Trông thấy bà già
xách nặng, phải xách đỡ nghe chưa. Không được đưa em
Cường ra ao bơi đấy. Còn bé mà chơi ao, chơi lửa nguy
hiểm lắm đấy.


- Thế con và anh Vũ có bơi được khơng ạ?


- Được, nhưng phải có người lớn biết. Lúc nào đi, bảo


chị Tiu dẫn đi.


Những mùa
lá bàng rơi –
Nguyễn Quốc
Hùng


136. Vũ thầm thì kể:


- Trong bụi tre ấy có một cây tre cứ chiều tối là ngả
xuống ngang mặt đường đung đưa nhè nhẹ. Người ta đồn
rằng ai đi về muộn qua đó, mà bước qua cành tre là con
ma xuất hiện. Anh Tác nhà mình đây này, khơng tin có
ma. Một hơm anh ấy qua nhà bạn bên Khoái Nội uống
rượu tới tận khuya. Ngà ngà say anh ấy đi loạng chọng
về, đến bụi tre, thấy cây tre nằm ngang giữa đường, anh
ấy bước qua. Không thấy gì. Anh Tác lẩm bẩm: “Chỉ
đồn láo”. Rồi không hiểu sao anh ất quay lại bước qua
cây tre đổ một lần nữa. Lần này bỗng cây tre rung lên
mấy cái và vọt lên cao như có ai cất cần câu ấy. Anh Tác


sợ quá kêu: “Ối! Ối!”, rồi rơi bịch xuống đất. May khơng
việc gì. Thế là anh ấy chạy một mạch về nhà. Nhà anh
Tác ở xóm bên kia kìa.


Hưng chỉ trố mắt nghe, vừa thú vị vừa hơi sờ sợ. Anh Vũ


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 116 Lớp Cao học K53 </i>
nói tiếp:


- Hưng muốn gặp ma khơng? Tối nay bọn mình đi xem thử.
- Mình khơng trèo qua cây tre đâu.


- Thế thì đi làm gì! Khơng trèo qua thì ma không xuất
hiện.


- Hay anh trèo qua trước?


Vũ thú nhận mình cũng sợ.


- Nói khốc thơi. Mình chẳng dám sang đấy bào buổi tối
đâu. Mà làng mình cũng chẳng ai dám.


137. - Lại đây cháu, Sói con. Kể cho cô nghe chuyện đánh
nhau nào.


- Vũ ấp úng:


- Dạ… Dạ… Hưng vật nhau với thằng Nuôi ạ.



- Thằng Nuôi nào?


- Thằng Nuôi trên đầu phố, con nuôi ông Tây ấy ạ.


- À thằng nuôi con ông Franh phải không? Sao lại đánh
nhau? Thằng ấy ngoan lắm mà.


Những mùa
lá bàng rơi –
Nguyễn Quốc
Hùng


138. - Lâu không gặp thấy mày trẻ ra và xinh lên nhiều đấy.


- Được lời khen của Mai Xuka tao thấy như vén mây


mù trông thấy trời xanh. Mày vẫn là vợ ơng Vinh hở?


- Ơi, mày vẫn nhớ tên chồng tao à, may quá vẫn là vợ
ơng ấy mày ạ.


- Nếu tao nói mày u khoảng 18 lão Dũng rồi mới lấy
lão Vinh, thì có bị coi là đốt nhà mày khơng?


- Chuyện này bí mật đấy, chồng tao khơng biết đâu, sao
mày nhớ lâu thù dai thế không biết.


- Tao cịn được cái nước gì khác ngồi chuyện nhớ lâu
thù dai đâu. Mày là tấm gương sáng cho tao về chuyện


vừa yêu vừa say nắng đến gần chục lão cùng tên cơ mà.


Facebook


139. - Băng Châu hôm nay xinh như minh tinh.
- Í, khơng dám, bạn cứ nói thế, hihi.


- Soi từ lúc Băng Châu đi vào đến lúc ngồi xem có
giống ảnh khơng nhưng khơng ngờ xinh hơn cả ảnh.


- Lại chém.


- Không, không chém chút nào!


- Ngại quá.


Facebook


140. - Anh ơi, bên em sắp ra gMO Hoàng Đế.
- Rồi sao?


- Thời gian Open Beta dự kiến là vào đầu tháng tới.
Hiện bên em đang gấp rút hoàn thiện các khâu cuối cùng
để tung sản phẩm ra thị trường.


- Game này có gì khác những game khác?


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 117 Lớp Cao học K53 </i>



- Đây là game thuộc thể loại nhập vai chiến thuật,


nhiệm vụ đa dạng, đề tài mới lạ, cốt truyện hấp dẫn.
Điểm đặc biệt nhất của nó là đồ họa 2,5D, hiện chưa có
game mobile nào có. Đặc biệt, tạo hình nhân vật theo lối
vẽ chibi rất ngộ nghĩnh, chuyển động mượt và hỗ trợ tối
đa các nền tảng. Nội dung chi tiết, em gửi trong mail,
anh xem giúp em với nhé.


141. - Chúc mừng sinh nhật tình yêu nhé! Tiện thể nhắc
luôn là tuổi này lấy chồng đẹp đấy.


- Thanks em. Tới nữa không đẹp anh cũng lấy.


- Kệ em! Nhưng nói chung là anh thèm cỗ cưới của dân
48 rồi nên đi đâu cũng giục.


- Mày giục em An í. Nghe bẩu em í cũng đang lập đề án
về việc chống lầy dữ lắm.


- Đứa nào cũng bị thúc đít hết á! Còi ai to cứ vượt đi


nhá đừng có đợi nhau.


- Có khi anh em mình phải làm bữa trà hoa để đàm đạo
về vấn đề thúc giục và giải pháp chống thúc giục Ngọc ạ.


- Thứ 7 này nhá!



- Duyệt. Thứ 7 nhá. Buổi nào?


- Từ 12h – 4h anh đi lúc nào cũng được. Gọi An nữa nha!


- Ukie, chốt khung giờ đó nhé. Cụ tỉ anh alo sau.


Facebook


142. - Ngày gì mà tồn đọc thấy bạn bè hẹn hị và đính hơn ri ta.
- Cơ cũng chuẩn bị đi thôi không nhỡ em đi xa lại


không thể tới dự.


- Đi xa là đi đâu em?


- Là đi về quê hoặc sang Lào đi du học.


Facebook


143. - Chúng ta hãy cứ là tình nhân thơi Vinh city ạ.


- Thỉnh thoảng về thăm “anh” Vinh, anh ấy lại níu kéo à dì?


- Ha ha, chuẩn. Đúng là cháu dì có khác. Nhưng mà anh
í lại perfect q, mà dì già của cháu thì lại chỉ quen với
cái bụi bặm, bon chen, hỗn tạp thôi.


- Cháu hiểu, nhưng dì vẫn đang tự dối lịng mình?


- Chà chà, dạo nì cháu của dì phân tích tâm lý chuẩn


gần như phân tích giá vàng í. Câu chuyện về anh Vinh
city có lẽ dì cháu ta phải trà đá để mạn đàm thì mới ra
hết được các khía cạnh rồi.


- Hi hi, ok dì.


Facebook


144. - Chị ui, hơm nay có đi chơi đâu khơng, sang em đi?


- Khơng có xe nên khơng đi đâu được. Cũng muốn sang


chơi nhưng khơng có xe cơ.


- Xe của chị đâu?


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 118 Lớp Cao học K53 </i>


- Chị gửi cho đứa em đi rồi. Định mua xe nhưng đợi
tiền chưa thấy nên đang hoãn. Thế cũng không đi đâu
hử, ở nhà tự kỷ à?


- Vâng. Đang tự kỷ ở nhà buồn buồn. Hay tối chị có bận


khơng, em qua chở chị đi chơi?


- Đi chơi đâu thế, đi luôn.



145. - Thế túm lại là như nào?


- Túm lại là, em mời anh cafe đi, anh kể tiếp cho nghe.
(cười)


- OK, không vấn đề gì, miễn là anh sẽ được nghe những
gì cần nghe. Nhưng có thể tiết lộ 1 chút được khơng, tị
mị q đây này.


- Hãy cứ đợi đi, kể ra hết thì anh mất bữa café à?


- Thôi, được rồi. Vậy em muốn cafe hay trà? Ngồi ở
đâu? Khổ quá cơ. (cười).


Facebook


146. - Lần tới chúng ta đi xem ở rạp Mipec nhé.
- Rạp đó ở đâu?


- Ở Tây Sơn, đoạn chân cầu vượt cắt Thái Thịnh ấy.
Cùng nằm trong chuỗi hệ thống MegaStar. Tiện đường
hơn cho cả hai đấy. Tan làm, hẹn nhau ở đó ăn nhẹ chút
gì xong vẫn có thể kịp suất chiếu lúc 6h30.


- Okie, vậy lần sau xem ở đó nhé.


Yahoo


147. - Đi ăn thơi!



- Em đang dở tay chút.
- Chị chờ ở thang máy nhé.
- Vâng, em ra ngay đây.


Yahoo


148. - Tớ không muốn tranh cãi thêm nữa.
- Khơng, tớ phải nói cho ra lẽ.


- Vậy cậu nói nhanh đi, tớ có việc phải đi bây giờ.
- Thơi, để sau tớ nói, cậu đi đi vậy.


Yahoo


149. - Hôm nay dừng ở đây nhé. Ngày mai Moon của mẹ sẽ
biết người thợ săn mang Bạch Tuyết đi đâu.


- Nhưng Moon muốn nghe bây giờ cơ, mẹ kể tiếp cho
Moon nghe đi. Thế Bạch Tuyết có bị trói tay chân khơng
hả mẹ? Bác thợ săn có phải là người ác khơng?


- Chuyện đó ngày mai Moon sẽ biết. Bây giờ đến giờ
Moon đi ngủ rồi. Nào, Moon hôn tạm biệt chúc ba mẹ
ngủ ngon đi.


Khẩu ngữ,
21h50',


23/9/2013, số
26 Trung


Kính, HN


150. - Cậu ở lại xem tiếp với bọn mình, sắp đến đoạn gay cấn
rồi.


- Các cậu cứ xem đi, mình phải về qua nhà có chút việc.
- Việc gì mà gấp thế, nốt một tí nữa thơi. Lát mình đưa


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 119 Lớp Cao học K53 </i>
cậu về.


- Kệ mình, mình đi taxi cũng được. Mình tranh thủ chạy
qua cửa hàng nữa, hơm nay hàng mới về, mình chạy qua
xem một chút.


Kính, HN


151. - Cậu phải đứng về phía tơi rồi. Đừng nghe lời bố!


- Những chuyện như vậy anh phải đến nhờ em mới
đúng. Không phải em phải làm thế nào mà anh nên nhờ
em có thể làm như thế được khơng. Tuy là vậy, em vẫn
đứng về phía anh. Có một cơ gái em thích. Bố sẽ khơng
dễ dàng để n cho cơ ấy. Vì vậy em hy vọng anh có thể
giúp em chuẩn bị một căn hộ.


- Lẽ nào là người ở trong căn phòng dành cho người
giúp việc?



- Vâng.


- Bây giờ cậu chỉ vì một cô gái mà định bỏ phiếu cho tôi sao?


- Vâng. Chỉ vì một cơ gái này mà em định đánh đổi tất cả.
Đây chính là bắt đầu. Nhưng sau này anh đừng nói “chỉ”.
Bởi vì từ bây giờ cơ gái này chính là tất cả của em.


- Được rồi. Tôi sẽ xem. Cậu chỉ cần một căn phịng thơi
sao? Có lẽ cũng cần xe, cần tài xế nữa chứ. Tôi sẽ cho
cậu tất cả. Cậu hãy cho tôi xem thế nào đi! Chuẩn bị
xong tất cả anh hãy liên lạc với em.


Những người
thừa kế -
Phim Hàn
Quốc


152. - Từ nãy đến giờ cậu đang làm gì ở đó vậy? Cậu bị
thương ở đâu à?


- Tôi cũng không rõ nữa.


- Rốt cuộc là bị thương khi nào mà đến giờ vẫn chưa khỏi.


- Cậu định đi đâu à?


- Cùng ăn cơm với bố mẹ tôi. Cậu muốn đi cùng không?



- Không phải cậu đã nói sự tồn tại của tơi khiến bố cậu
ghét sao?


- Dù cho bố tôi phản đối, tôi cũng sẽ để cho cậu được ăn
bữa cơm. Dạo này cậu gầy đi nhiều đấy! Đi thôi!


- Khơng thích. Tơi có hẹn trước rồi.


- Cậu cứ như vậy! Với ai? Ở đâu? Khi nào?


- Cùng với ai, ở đâu thì rất rõ ràng. Nhưng khi nào thì
tơi lại khơng rõ. Tơi đi trước đây.


- Không phải là cậu đến canh cổng nhà Cha Eun Sang
đấy chứ? Thế không được đâu! Sau này cậu sẽ bị đá thôi.
Không phải tôi chưa từng làm, tôi đều thử cả rồi đấy.


Những người
thừa kế -
Phim Hàn
Quốc


153. - Lại có chuyện gì mà cãi nhau to thế này? Lại cịn làm
con gái khóc nữa. Cậu còn dùng bạo lực nữa đấy à, Kim


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 120 Lớp Cao học K53 </i>
Tan? Thành cổ đông lớn là lợi hại lắm sao?



- Được rồi. Cậu giúp tơi giữ chặt cơ ấy. Tuy tơi khơng
thích nói điều này, nhưng khơng cịn lựa chọn nào khác
ngồi cậu.


- Cái gì?


- Nếu cơ ấy quay về trường thì đưa cơ ấy đi, rồi đưa cơ
ấy về đây. Đừng có đụng vào cơ ấy. Tới 8 giờ tơi sẽ tới
đón cơ ấy.


- Cuối cùng thì cậu cũng mất trí rồi. Khơng có gì đảm
bảo là chúng tơi sẽ đợi cậu ở đây.


- Tơi khơng có thời gian giằng co với cậu như thế này
đâu. Tôi đi rồi sẽ về.


Phim Hàn
Quốc


154. - Chuyện này là sao? Sao anh ở đây?


- Tôi dự kiến là hai chúng ta sẽ có hẹn trước. Nhưng tôi
rất ghét lạnh. Lần sau khi chờ tôi, em nên tìm một nơi có
mái mà chờ!


- Ai chờ anh chứ!


- Nếu lạnh thì mau mặc cái này…


- Nhân lúc tôi chưa bắt đầu uy hiếp, em hãy ngoan


ngỗn mặc nó đi. Thấy trời lạnh thế này, đừng có ra
ngồi đường nữa.


- Tơi cũng chỉ có một lần thơi mà.


- Đừng có buồn cười thế! Chỉ tơi nhìn thấy thôi đã ba
lần rồi.


- Cái gì cơ?


- Buổi sáng sớm hơm nào đó mặc đồ thể thao. Em với
dáng vẻ chưa tỉnh ngủ bước ra từ cổng nhà Kim Tan.
Hôm Myung Soo nhìn thấy. Tơi nghĩ hơm đó có lẽ là lần
đầu tiên chúng ta gặp nhau. Em không nhớ sao? Khơng
phải có hai đứa bé lớn từng này khóc thút thít đó sao?
Hơm đó để bảo vệ em, tôi đã gây gổ với chúng đấy.
Nhưng em đi không buồn ngoảnh đầu lại.


- Tôi không biết thật đấy. Tôi xin lỗi.


- Khơng sao. Tơi vốn thích tất cả mọi chuyện chỉ có
mình tơi biết.


- Tuy anh là người xấu nhưng cũng là người tốt. Nếu
như tơi có thể hiểu ra từ sớm thì tốt rồi.


- Bây giờ cũng chưa muộn. Cứ xem như hôm nay là cái
“từ sớm” đó đi.


- Đừng như vậy. Cứ để cho tôi lướt qua anh như thế đi.


Lần sau nếu anh có thích ai hãy đối xử tốt với cô ấy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 121 Lớp Cao học K53 </i>
Đừng muốn nắm tay người ta mà lại giơ chân đá ngã


người ta. Cũng đừng vì để cùng ăn mì tương với người ta
lại đi uy hiếp. Tuy chỉ là một lúc ngắn ngủi nhưng nhờ
có anh, tôi thấy rất ấm. Cám ơn anh. Tôi đi đây.


155. - Đừng đi!


- Tơi có hẹn với Tan.


- Đừng nói dối. Hơm nay Tập đồn Jeguk sẽ mở đại hội
đồng cổ đông. Bây giờ Kim Tan làm gì có thời gian gặp
em?


- Chúng tôi đã hẹn sẽ gặp mặt một lúc trước khi anh ấy
đến đại hội cổ đông.


- Tôi rất có kinh nghiệm và khá hiểu những chuyện ly
biệt và nửa đêm bỏ trốn như thế này. Nhưng biểu cảm
của em bây giờ không phải là đi gặp người ta. Mà là vẻ
mặt sắp từ bỏ điều gì đó. Chuyện gì vậy? Em bị đuổi
khỏi nhà Kim Tan rồi sao? Em sắp chuyển nhà à?


- Anh đúng là thần thông. Tơi sẽ sớm chuyển nhà. Dạo
này tơi đang tìm nhà. Khu của anh nếu có nhà nào rẻ hãy


gọi cho tơi! Nếu có duyên có khi chúng ta lại là hàng
xóm. Tơi đi đây.


Những người
thừa kế -
Phim Hàn
Quốc


156. - Chủ đề chính của buổi họp chính là giám đốc Kim
Won của công ty xây dựng Jeguk bị bãi nhiệm.


- Bố vừa nói gì ạ?


- Ứng viên cho vị trí của con, chính là Yoon Jae Ho.
Trưởng phòng Yoon, cũng đã tới lúc được giao cho một
công ty con rồi.


- Bố!


- Thấp giọng xuống. Ở bên ngoài có nhiều đơi tai đang
nghe lắm.


- Con… đã thay đổi toàn bộ thành viên của ban điều
hành rồi vậy mà đơn xin cách chức vẫn có thể gửi tới đại
hội cổ đông. Tất cả những giám đốc mà con đề đạt, lại
đồng ý thông qua quyết định bãi chức con sao?


- Vì thế ai bảo con tự ý thay đổi ban điều hành? Và
không thèm hỏi ý kiến của ta câu nào. Tất cả, đều là
những người đã theo ta hàng chục năm nay. Cũng tới lúc


ta báo đáp cho họ sẹ tín nhiệm của họ rồi.


- Vậy cịn con thì sao? Vốn dĩ cũng chẳng cịn nhỏ tuổi
gì, vậy mà vẫn như một đứa trẻ để bố điều hành chỉ đạo
từ phía sau. Bây giờ con đã là một giám đốc bù nhìn rồi,
rốt cuộc lý do gì khiến bố phải làm thế này chứ?


- Ta đã nói mấy lần rồi. Ta đã nói giờ vẫn chưa phải là


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 122 Lớp Cao học K53 </i>
công ty của con. Thế nhưng con cứ ln… coi đó là


cơng ty của mình. Ta đã nói rồi phải khơng? Ta khơng
hề có quy định phải chọn con trưởng hay con thứ. Trong
hai đứa con, ai giỏi hơn thì ta sẽ trao cho đứa đó. Con…
chỉ đơn giản là một nước cờ ta phải đi vì Tập đồn Jeguk
mà thơi. Nhưng vì nước cờ này đi khơng tốt, nên ta chỉ
cịn cách rút về.


- Vì thế này nên bố đã biến Tan thành cổ đông lớn phải
không ạ?


- Ta không muốn ăn nữa. Chúng ta về thôi.
157. - Ngồi xuống!


- Vì giờ trong tay em đã có thứ anh cần, nên anh mới
giữ em.



- Đừng ngạo mạn. Có như thế thì cậu cũng mới 18 tuổi
thôi. Cái tuổi mà không có người bảo hộ thì khơng thể
làm gì cả.


- 18 tuổi cũng là độ tuổi có thể làm những việc mà sau
này trưởng thành không thể làm được. Em đi đây.


- Ngồi xuống! Tơi vẫn chưa nói xong.


- Anh có thời gian để đơi co như thế này với em sao?
Hình như anh cịn phải gặp rất nhiều người đấy. Hãy gặp
em vào phút cuối. Anh hãy làm như anh vẫn làm. Chẳng
phải đối với anh thì em ln là người cuối cùng sao?


Những người
thừa kế -
Phim Hàn
Quốc


158. - Chú đã nghe về việc bãi nhiệm giám đốc rồi phải không?


- Vâng.


- Và nghe nói trưởng phịng Yoon là ứng viên của vị trí
giám đốc?


- Vâng.


- Cái giá mà bố tơi hứa trả cho chú chính là vị trí của tơi sao?



- Tơi đang hỏi có phải là chú bắt tay với bố tôi để kéo
tôi xuống khơng?


- Tuy q trình khơng phải như vậy, nhưng kết quả thì
đã thành như vậy.


- Sao chú có thể phạm phải sai lầm như vậy chứ? Sao có
thể? Đây chính là câu trả lời chú định đưa ra với tôi sao?
Vậy mà tơi cịn định đưa chú lên ngồi vào vị trí phó
giám đốc, chú sẽ cảm thấy nực cười đến thế nào đây?


- Tôi không hề thấy nực cười. Cậu hãy chiến thắng bố
mình đi. Hãy giữ lấy ghế giám đốc đi. Chỉ cần làm như
vậy là được. Nếu như giám đốc giữ được cái ghế giám
đốc, thì tơi lúc đó… sẽ đi làm với tư cách phó giám đốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 123 Lớp Cao học K53 </i>
159. - Mấy cậu thiếu gia các anh sao suốt ngày nghe điện


thoại của người khác…


- Ơng chủ tịch tấn cơng vì muốn Kim Tan phải quỳ gối
nên đã bắt em phải quỳ gối trước đúng không? Đúng
không?


- Không phải như vậy đâu.


- Cịn khơng phải? Rồi sau đó em bị Kim Tan phát hiện


đúng không?


- Anh đòi ăn mỳ thập cẩm sao lại gọi bánh gạo?


- Để lần sau ăn mỳ thì tơi mới lại gặp em được chứ.
Không được rồi, em viết giấy cam đoan đi. Chúng ta vẫn
chưa ăn được mỳ cịn gì. Tơi khơng tin em được.


- Được rồi, tôi sẽ viết.


- (Viết) Được chưa?


- Nhìn mà xem. Bình thường làm gì có chuyện em
ngoan ngỗn như vậy. Tơi hỏi vì sao lúc nãy em khóc?


- Ăn bánh gạo thơi.


- Xem ra hôm nay không đúng thời điểm cho lắm nên
tôi sẽ khơng hỏi nữa. Em có nhớ số của tơi khơng?


- Tơi cịn chẳng nhớ rõ số của mình.


- Học thuộc đi. Học thuộc cả số của Kim Tan nữa. Có
chuyện gì thì gọi điện. Khơng có chuyện gì mà gọi điện
thì càng tốt.


- Nếu anh khơng ăn nữa thì chúng ta đứng dậy thơi. Nếu
tơi về muộn thì mẹ sẽ lo lắng. Bây giờ cũng đã muộn rồi.
Bởi vì hơm nay là ngày tôi không phải đi làm thêm.



- Tơi sẽ để em về. Khơng gặp được em thì Kim Tan mới
phát điên lên mà. Cậu ta như vậy trơng rất thú vị. Nhưng
bù lại thì em sẽ đi xe ô tô của tôi về.


- Tôi sẽ làm vậy.


Những người
thừa kế -
Phim Hàn
Quốc


160. - Hôm nay có thể vào ở ngay. Sau khi cậu xuống lầu, tài
xế sẽ đưa cậu đi. Sau này chiếc xe đó, cậu dùng cũng
được, mà cơ gái đó dùng cũng được. Cứ tùy cậu liệu.


- Vâng. Em đi đây.


- Cậu không quên đại hội cổ đông hôm nay đấy chứ?
Nhất định phải tham gia.


- Em biết. Cái giá em vung kiếm chính là ở đó. Em sẽ
đến đúng giờ.


- Cậu cũng đừng quên phiếu cậu phải bầu không phải là
phiếu tán thành, mà là phiếu phản đối.


- Anh vẫn không tin em nhỉ? Hẹn gặp anh lát nữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>



<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 124 Lớp Cao học K53 </i>


- Cậu đừng đắc ý. Cô gái mà cậu giấu ấy, cậu nghĩ bố
mất bao lâu để tìm ra cơ ấy?


- Em biết. Chắc chắn có thể tìm được ngay thơi. Dù vậy
cũng không sao. Chỉ là em muốn cho mọi người thấy
tình yêu của em dành cho người anh và người cha trong
18 năm qua, bây giờ tình cảm này đã kết thúc. Đối với
em mà nói, cịn lại… chỉ có mình cơ ấy thơi. Vì vậy dù
em là ai, dù xuất thân của em thế nào, dù em bao nhiêu
tuổi cũng không vấn đề gì cả. Em sẽ dùng tất cả sức
mạnh của mình để bảo vệ cơ ấy. Vì vậy tuyệt đối không
được động vào cô ấy. Đây là cảnh cáo!


161. - Em vui thế sao?


- Đây là đồ đôi đầu tiên của chúng ta. Em thực sự muốn
thử cái này.


- Dù là thế đi nữa, những thứ này sao có thể để em mua
chứ? Cứ gặp chuyện cần tiêu tiền, em vẫn cứ phải tiêu
pha thoải mái.


- Mình mua giày mới rồi, chúng ta có cần đi thử khơng?
Đi khoe giày thể thao một chút.


- Được. Đi thôi! Đúng lúc anh cũng định đến một nơi.


Những người


thừa kế -
Phim Hàn
Quốc


162. - Ở đây là sao chứ? Là nhà của ai vậy?


- Nhà em.


- Sao cơ?


- Em hãy dọn khỏi nhà anh đi! Bố luôn khiến anh bất
an. Em đưa mẹ em theo, ngày mai dọn ngay đi.


- Chủ tịch cũng biết chứ?


- Sẽ biết ngay thơi. Dù có biết, anh cũng không cho ông
ấy động vào em. Anh hứa.


- Đây chính là cách vượt qua mọi chướng ngại trên thế
giới này mà anh nghĩ ra sao?


- Đây chỉ là bắt đầu thôi. Anh vẫn chưa thành thạo nên
chỉ có thể dùng cách thế này. Và anh xin lỗi vì cách làm
này q độc đốn. Anh sẽ làm tốt hơn. Anh sẽ cố hết sức
để tìm ra cách khiến em có thể chấp nhận được. Anh sẽ
cố gắng.


Những người
thừa kế -
Phim Hàn


Quốc


163. - Em định khi nào chuyển nhà?


- Ngày mai. Sắp đến giờ diễn ra đại hội cổ đông rồi phải
khơng? Anh đi nhanh lên đi!


- Cịn em?


- Em sẽ ở đây một lúc rồi đi. Em muốn chụp ảnh cho
mẹ xem và em muốn xem chi tiết thêm nữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 125 Lớp Cao học K53 </i>


- Vậy em về nhà bằng cách nào?


- Anh quên rồi sao? Một mình em cịn có thể đi Mỹ
được cơ mà. Anh đừng lo cho em.


- Được rồi. Vậy anh đi rồi về.


164. - Lần đầu tiên tham gia đại hội cổ đông, con cảm thấy
thế nào?


- Rốt cuộc bố đã làm gì anh vậy?


- Chẳng qua chỉ là cho nó chút cảm giác sỉ nhục mà thôi.
Không chỉ là anh trai con, ta cũng đối với con như vậy.



- Bố nói vậy… nghĩa là sao?


- Con bé Eun Sang đó ấy… Con bé mà con muốn che
giấu ấy, cách đây một tiếng, nó đã rời khỏi Hàn Quốc
rồi. Đừng quên hôm nay là cái giá mà con đã vung kiếm.
Hôm nay, con đã mất con bé đó.


Những người
thừa kế -
Phim Hàn
Quốc


165. - Giỏi thật, cậu tìm thấy rồi! Nhưng Cha Eun Sang đi
mất rồi.


- Đi rồi thì mới khơng có ở đây chứ. Cậu cũng không
phải là người không cho đi. Cha Eun Sang cũng không
phải cứ ngồi ở đây.


- Cậu biết rồi sao còn tới?


- Ngày hơm đó cảm ơn cậu nhé. Cậu đã tới tận nhà, và
giúp tôi trốn ra.


- Liệu cậu cịn có bí mật nào khác nữa không? Như
kiểu, cậu vốn dĩ là con gái chẳng hạn. Quân chủ bài mà
tôi đã phải giấu ba năm trời bây giờ mọi người đều lơi ra
để nói, tơi tức đến nỗi không thể nuốt nổi cơm. Đại Hàn
Dân Quốc này tự nhiên lại là cường quốc IT làm gì chứ?


Thật đúng là vấn đề.


- Đi thôi.


- Cậu quy hàng đi. Đừng để bị thương nữa. Hình như bố
cậu đã đụng đến Cha Eun Sang rồi.


- Tôi biết rồi nên cậu đừng bận tâm. Đi thôi nào.


- Cậu đi trước đi.


- Đứng dậy đi, cái thằng này! Đừng có ngồi một mình.


Những người
thừa kế -
Phim Hàn
Quốc


166. - Anh nhìn thấy em vừa mới tắt đèn thôi. Em mau ra
đây đi!


- Em sẽ cho anh năm phút. Em phải chuẩn bị nội dung
cho tiết học ngày mai.


- Anh sẽ không thể tới đây một thời gian. Cũng không
thể gặp em. Thế nên em nghe cho rõ đây! Em hãy sang
Mỹ ba năm đi. Anh sẽ qua đó đón em. Hãy đến đó đi,


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>



<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 126 Lớp Cao học K53 </i>
Huyn Joon à.


- Tại sao em lại phải sang Mỹ chứ? Đây là cuộc sống
của em, tại sao anh lại là người đưa ra quyết định chứ?


- Anh làm vậy là vì muốn cùng sống cuộc sống đó với
em. Thế nên…


- Chúng ta không thể làm vậy được. Em nói là anh và
em không thể chung sống với nhau được. Anh cũng biết
điều đó mà. Anh đi đi!


- Anh bảo em đi thì em đi đi! Anh khơng muốn em nhìn
thấy bộ dạng thảm hại của anh nên mới làm như vậy.
Anh nói sẽ tới đón em mà.


- Xảy ra chuyện gì rồi đúng không? Phải vậy không?


- Xin em hãy đi đi!


- Đã xảy ra chuyện gì rồi? Em lại phải đọc báo thì mới
biết được sao?


- Anh sợ điều đó xảy ra nên mới bảo em đi. Em đừng
đọc bài báo nào về anh hết. Em có biết để em đi anh
đã… bất lực thế nào không? Em không cần phải biết
điều đó. Xin em đấy! Đừng đọc.


- Em biết rồi. Em sẽ không đọc.


167. - Tan bảo tơi hãy cướp lấy từ tay nó.


- Sự việc trở nên dễ dàng hơn chăng?


- Tôi là người mời bữa rượu này, chú không thể nói đỡ
cho tơi được sao?


- Cậu khơng có ý nghĩ cố gắng hiểu Tan sao?


- Khi ông tôi mất, bác tôi, chú tôi, bố tôi, đến cả các cô,
tất cả đều cố gắng làm hại đối phương và tống đối
phương vào tù, bọn họ cứ bị kéo xuống rồi lại trèo lên
hết lần này tới lần khác. Tôi đã chứng kiến cuộc chiến
đó. Bất cứ lúc nào đánh nhau cũng là đánh nhau, thì hiểu
nhau để làm gì chứ?


- Vì để cuộc chiến đó khơng xảy ra, chủ tịch mới chia
đều cho hai người như vậy.


- Cuộc chiến đó xảy ra chính là vì muốn giành được sự
công bằng.


- Năng lực mọi người khác nhau mà lại chia đều thì đâu
có được. Điều đó khơng phải là cơng bằng đâu.


- Cái đó cũng đúng là như vậy.


- Rốt cuộc chú đứng về phía ai vậy?


- Tơi thì lúc nào cũng vì Tập đồn Jeguk… Cạn ly khơng?



- Chú có đang nghĩ tới chức phó giám đốc mà tôi đề


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 127 Lớp Cao học K53 </i>
nghị không?


- Một thời gian ngắn nữa tôi sẽ đưa ra câu trả lời.


168. - Không phải là con đi gặp Bo Na sao? Sao không cùng
ăn mà lại về?


- Con muốn ăn cùng với bố. Ăn cơm một mình thì sẽ
giống một người độc thân thật đấy. Trời cịn mưa nữa.


- Con khơng nghĩ là vì con mà tối thứ sáu đáng lẽ đầy
nhiệt huyết của bố trở nên rất vô vị sao?


- Bố có bạn gái rồi à?


- Bố hỏi là con khơng nghĩ mình đang quấy rầy bố à?


- Bố phải cắt cà rốt nhỏ hơn khoai tây chứ.


- Dựa vào đâu?


- Vì hàm lượng nước trong khoai tây cao hơn cà rốt, nên
khoai tây chín nhanh hơn cà rốt. Nếu nấu cùng nhau thì
cà rốt phải nhỏ hơn, như vậy thì thời gian để chín của hai


thứ mới giống nhau được.


- Vậy thì bố cứ thái to, rồi xào riêng từng thứ là được
mà.


- Như vậy sẽ cần nhiều thời gian hơn, hơn nữa mùi vị
cũng chẳng có gì khác biệt. Vì vậy việc xào riêng từng
thứ sẽ không hợp lý về kinh tế.


- Con hãy nói những điều vừa rồi bằng tiếng Anh đi.


- Ơi! Thơi được. Con thua rồi. Làm sao mà thắng bố
được chứ?


Những người
thừa kế -
Phim Hàn
Quốc


169. - Mẹ đang lấy tài sản ra để uy hiếp con đấy à?


- Vì đó là cách hữu hiệu nhất. Lần nào thử cũng có các
dụng hết.


- Rốt cuộc mẹ thích bố của Choi Young Do ở điểm nào
chứ? Mẹ cũng biết tay ông ta như thế nào cịn gì. Khơng
vừa lịng là ông ta sẽ động tay. Hay là… mẹ rơi vào lưới
tình thật sự?


- Yool Rachel!



- Mỗi lần mẹ gọi như vậy khơng thấy có lỗi với bố sao?
Rõ ràng mẹ đang định biến con thành Choi Rachel mà.


- Có một vị hơn phu đang bỏ trốn, cuộc đời con gái mẹ
cũng không tồi chút nào nhỉ? Con gửi lời hỏi thăm tới
con rể tương lai giúp mẹ nhé.


- Thật là bực mình. Tơi hỏi tại sao cơ lại cười nhạo tơi?


- Khơng phải là cười nhạo, mà vì nội dung cuộc gọi của
cô trong điện thoại không giống những gì tơi nhìn thấy.


- Cơ nghĩ tơi đang thảo luận với cô đấy à?


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 128 Lớp Cao học K53 </i>


- Tơi nói lại lần nữa là khơng phải tôi cười nhạo. Mà tôi
chỉ cảm nhận được sự đồng cảnh ngộ thơi. Thì ra khơng
phải chỉ có mình tơi khơng được hoan nghênh ở nơi này.
Tơi nghĩ vậy thơi.


- Cái gì?


- Xin lỗi vì đã giả bộ là người Nhật. Tôi xin phép nhé.
170. - Chuyện này là sao? Sao em lại ở đây? Cịn mẹ thì sao?


Mẹ thế nào rồi?



- Mẹ thì sao? Mẹ thì sao hả? Chị còn mặt mũi để nhắc
tới mẹ sao?


- Em đến lúc nào vậy? Cũng chẳng liên lạc gì đã tới.


- Liên lạc để làm gì? Chị sẽ cho em thấy bộ dạng khác
của chị sao?


- Đây là đại học đấy à?


- Ai nói cho em biết chị làm việc ở đây vậy?


- Còn ai nữa? Đương nhiên là người đàn ông sống
chung với chị rồi.


- Em đến nhà chị rồi sao?


- Em tới rồi. Từ sau khi chị tới Mỹ, chị vẫn sống bằng
việc trả tiền rượu cho hạng lưu manh đó sao? Rốt cuộc
chị cịn định nói dối tới khi nào vậy? Cái gì? Kết hơn?
Gặp được người đàn ông tốt? Học đại học? Đừng có
thích loại đàn ơng đó, mà hãy tìm một người đàn ông tốt
thật sự đi. Đồ điên ạ!


Những người
thừa kế -
Phim Hàn
Quốc



171. - Bạn anh không sao đúng không?


- Rốt cuộc sao cơ lại mang theo người thứ đó vậy?


- Bây giờ anh đang nổi cáu với tôi đấy à? Người lấy trộm
đồ là bạn của anh đấy. Hơn nữa anh ta còn hút thuốc…


- Cậu ấy chỉ là người thần kinh khơng được bình thường
thôi. Nếu cậu ấy hút thuốc phiện thật sự thì phải phân
biệt được bột mỳ dầu trà với thuốc phiện chứ.


- Thế nên ý của anh đây là lỗi của tôi sao? Bây giờ
người vô tội nhất là tôi đây.


- Người bị liên lụy phiền phức là tôi đây.


Những người
thừa kế -
Phim Hàn
Quốc


172. - Tình hình là thế nào vậy? Tại sao anh ta lại cầm hộ
chiếu của tôi đi? Bao giờ thì anh ta trả lại tơi?


- Tới lúc sẽ trả thôi.


- Tới lúc là khi nào?


- Lúc nào thời gian thích hợp.



- Khi nào là lúc thích hợp? Tôi hỏi tại sao lại lấy hộ
chiếu của tôi?


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 129 Lớp Cao học K53 </i>


- Nhưng… Sao cơ lại nói trống khơng vậy?


- Khơng phải ở Mỹ mọi người đều nói trống khơng sao?


- Đó là nói tiếng Anh.


- Vậy anh hãy coi như tơi đang nói tiếng Anh đi. Cịn
nữa, để tham khảo, vừa rồi tơi thấy trong giấy khám của
bạn anh, thì anh ta cùng tuổi với tôi. Vậy chẳng phải anh
cùng tuổi với tôi sao?


173. - Cô định đứng đây mãi sao? Cô ở đâu? Phải biết cô
sống ở đâu thì cảnh sát mới liên lạc với cô được chứ.
Khơng phải cơ bảo khơng có di động sao?


- Thế nên di động… Anh cho tôi mượn di động một lát
đi. Tôi sẽ trả cước gọi. Chị tôi sống gần đây.


- Cô ấy chịu nghe điện thoại của cô sao? Sau khi hai
người cãi nhau ầm ĩ như vậy?


- Anh thấy hết rồi sao?



- Lẽ nào… Không phải cô gọi cho cơ ấy vì chỗ ngủ đấy chứ?


- Chuyện đó khơng phải chuyện anh cần lo.


Những người
thừa kế -
Phim Hàn
Quốc


174. - Vì việc đính hơn của Tan và Rachel… tơi hy vọng chị
có thể chính thức hủy hơn.


- Nếu có hủy hơn thì chẳng phải người đề nghị trước là
tôi sao? Chị không thấy vị thế chủ khách bị đảo lộn à?


- Ý của tôi và Tan là như vậy.


- Chị… Tôi không biết phải xưng hô như thế nào, nhưng
dù sao ý kiến của Tan và người ngồi trước mặt, tôi khơng
quan tâm. Và cịn nữa, tại sao tơi phải nói chuyện quan
trọng như thế này với người ngồi trước mặt vậy?


- Bởi vì là chuyện quan trọng nên phải nói với tơi chứ.
Bởi vì tôi là mẹ của Tan.


- Mẹ của Tan mà tôi biết là hiệu trưởng.


- Tôi biết chị nghĩ gì về tơi. Tơi cũng biết chị nhìn tôi
bằng con mắt như thế nào. Đây là việc tôi đã quen rồi.
Thế nhưng, tôi khơng quan tâm tới việc đó. Dùng lợi ích


của các doanh nghiệp để trói buộc quan hệ chẳng phải
quá oan uổng sao? Đối với cả Tan và Rachel.


- Thế nên việc đính hơn này…


- Tác thành con mình với một đứa con ngoài giá thú
đúng là oan uổng cho Rachel nhà tơi. Bởi vì đó là việc
liên quan tới tương lai của con gái, thế nên tơi cũng nói
thẳng ln, việc gặp nhau như thế này, nếu khơng có…


- Tơi đã định không làm tới mức này.


- Tuy tôi không biết là gì, nhưng tơi khơng quan tâm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 130 Lớp Cao học K53 </i>


- (Hành động) Tôi xin lỗi. Với tôi cũng là việc liên quan
tới tương lai của con trai nên không có việc gì là tơi
không thể làm.


- Đúng là biện pháp đê tiện. Tại sao chị lại theo dõi
cuộc sống riêng tư của người khác? OK. Hãy hủy đi!


- Vâng. Đó chính là điều tơi muốn. Hãy hủy hơn đi!
175. - Con hãy cúi đầu nhận lỗi đi. Nói rằng con đã sai rồi.


Như vậy có phải tốt hơn không? Bị lấy điện thoại, bị tịch
thu máy tính, bị nhốt trong phịng, bây giờ con định làm


thế nào đây?


- Con nghe nói trong bóng tối sẽ nhìn thấy sao rõ hơn. Đã
trở nên đen tối hơn rồi thì chắc sẽ nhìn rõ sao hơn thơi.


- Con đang nói gì vậy?


- Mà thật là mẹ đi địi hủy hơn sao?


- Ừ. Họ nói là sẽ hủy hơn.


- Hai người gặp nhau rồi à?


- Cơ ấy khơng nói gì quá đáng với mẹ đấy chứ?


- Chuyện đó mẹ tự biết phải làm gì. Bởi vì mẹ muốn
làm cho con điều con muốn. Bởi vì mẹ là mẹ con.


- Mẹ không hối hận chứ?


- Không hề. Mẹ… hôm nay là lần đầu tiên là mẹ của
Tan. Con trai của mẹ đã nắm chặt tay mẹ, và đưa mẹ ra
khỏi phòng mà.


- Thế nên bây giờ con mới bị nhốt trong phòng. Lần này
mẹ thử lôi con ra đi.


- Con nghỉ ngơi đi. Đói thì bảo mẹ nhé.


Những người


thừa kế -
Phim Hàn
Quốc


176. - Không phải con bảo mẹ hãy đợi sao? Không cần biết
là kết hôn hay tái hôn, mẹ đều làm một cách thản nhiên
như vậy. Việc kết hôn cũng là do mẹ ủng hộ, mẹ dựa vào
đâu để hủy hôn sự của con chứ?


- Thế này không giống phong cách của con chút nào cả.
Không thể suy nghĩ một cách lý trí được sao? Con nói
xem, hơn sự của con với một thằng con riêng mà chấp
nhận được sao? Gia đình đó của họ q loạn. Thế này lại
hay.


- Lúc đầu ai là người vui mừng được làm thơng gia của
Tập đồn Jeguk chứ? Mà mẹ thì cao quý nỗi gì nào? Lần
này mẹ có thể đảm bảo không ly hôn và không lấy đi
nửa tài sản của bố Young Do chứ? Lúc đó chính mẹ là
người đưa một tay luật sư càn rỡ về rồi sống chết đòi ly
hơn với bố cịn gì. Đó là vì sao nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 131 Lớp Cao học K53 </i>


- Con suýt nữa đã dính phải một cuộc hơn nhân lừa đảo
và mẹ đã cứu con. Yool Rachel! Con khơng thể nói năng
chừng mực được sao?



- Ít nhất thì con cũng thích Tan thật lịng.


- Mẹ cũng từng thích bố con, tuy cuối cùng vẫn là ly
hôn. Con mau quên đi.


- Con không cần lời cảnh cáo của mẹ. Sau này mẹ đừng
can thiệp vào cuộc sống của con nữa. Cũng đừng nghĩ
tới việc đem con ra để làm ăn buôn bán. Con… khơng
phải là món hàng mới của mùa hè này đâu.


177. - Chắc bực lắm đây.


- Không phải đùa đúng không?


- Vui thật đấy. Tôi rất thích những cảnh si tình.


- Để tơi xuống đánh cho cậu ta một trận nhé.


- Đánh thì em đánh mới đúng. Anh sắp thi đại học rồi
mà khơng học ạ?


- Nói là vậy đấy. Tôi cũng không biết lớn lên rồi thì
mình sẽ ra sao.


- Ít nhất thì anh cũng có thể lớn lên một cách khỏe mạnh.


- Em cứ thử tới sang năm xem. Có thể khơng giống như
tuổi 18 đâu.


- (cười)



- Em cười như vậy tôi cũng không cho em đâu.


- Em đã cười ạ?


- Ừ. Cười rất đẹp.


Những người
thừa kế -
Phim Hàn
Quốc


178. - Tuy khơng phải vì em mà tôi về Hàn, nhưng trong
những lý do khiến tôi về Hàn không phải là khơng có
em. Em vẫn đang suy nghĩ đúng không?


- Tôi phải vào lớp rồi.


- Em biết phịng học ở đâu mới đi phải khơng?


- Biết chứ.


- Biết gì mà biết? Lớp vật lý ở khu A, phòng 301.


Những người
thừa kế -
Phim Hàn
Quốc


179. - Cái gì? Anh nhắc lại xem nào?



- Tơi nói tơi thích Cha Eun Sang.


- Cuối cùng thì anh cũng đã nói ra điều đó, Kim Tan.
Vậy nhưng, anh thích Cha Eun Sang thì sao? Anh muốn
tôi cho phép à? Hay là muốn bảo tôi biến đi? Anh tưởng
tôi không biết à?


- Việc tôi gặp ai, khơng cần phải có sự cho phép của cô.


- Sao đột nhiên anh lại yếu mềm như vậy? Đúng thế, cứ
cho à tôi nhường anh cả trăm lần thì anh cũng khơng cần


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

<i>Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh </i>


<i>Khoa Ngôn Ngữ Học 132 Lớp Cao học K53 </i>
tôi cho phép, nhưng lần này không phải là kết quả hiển


nhiên sao? Dù anh có cố gắng hết sức để trốn tránh tơi
thì cũng không thể tới lượt Cha Eun Sang được. Nếu
không phải là tiền bối Kim Seo Yeon, con gái thứ hai
của Tập đồn Seo In, thì sẽ là một trong hai đứa trẻ sinh
đôi đang học cấp một của Tập đoàn Gu Young là Min Ji
hoặc Yeon Ji. Nếu khơng thì sẽ là cháu gái của Tập đoàn
GK đang học ở trường bán trú tại Thụy Sỹ. Nếu không
phải như vậy…


- Tôi biết. Không phải là tôi không thử nghĩ tới.
180. - Cũng may là anh chưa hoàn toàn điên.



- Nhưng bây giờ tôi sẽ không nghĩ nữa. Suy nghĩ hay lo
lắng cứ để sau đi. Trước tiên cứ thực hiện đã. Không
phải là cơ thì tơi cũng cịn rất nhiều trở ngại cần phải
vượt qua. Cô đừng vượt quá và hãy để có thể quay lại
được. Chúng ta… đã từng là bạn mà.


- Cứ làm rồi mới xét kết quả thì cũng tốt, nhưng anh đã
nghĩ sai rồi. Anh cho rằng tôi không bị tổn thương một
chút nào. Việc đó cũng là anh đã nghĩ sai rồi.


</div>

<!--links-->
<a href=' />

×