Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu chuẩn hóa phương pháp phân tích dư lượng ciprofloxacin trong thịt lợn bằng kỹ thuật elisa tại phòng kiểm nghiệm của công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 62 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ ĐỨC DŨNG

NGHIÊN CỨU CHUẨN HĨA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
DƯ LƯỢNG CIPROFLOXACIN TRONG THỊT LỢN BẰNG
KỸ THUẬT ELISA TẠI PHỊNG KIỂM NGHIỆM CỦA
CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM

Chuyên ngành:

Thú y

Mã số :

60 64 01 01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Dương Văn Nhiệm

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Ngô Đức Dũng

i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Dương Văn Nhiệm, người
đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Thú y và Bộ môn Thú y cộng đồng
đã tận tình dạy dỗ và đóng góp các ý kiến q báu để tơi hồn thành luận văn này.
Tôi chân thành cảm ơn lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt
Nam đã cho phép triển khai và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt q trình
nghiên cứu.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp của Phịng Kiểm nghiệm
của Cơng ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam và gia đình đã động viên, giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn


Ngô Đức Dũng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục .................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình .......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu .........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1

1.2.

Mục tiêu của đề tài ........................................................................................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ........................................................................................3
2.1.

Tình hình an tồn thực phẩm .........................................................................3

2.1.1.


Tình hình an tồn thực phẩm trên thế giới ......................................................3

2.1.2.

Tình hình an tồn thực phẩm ở Việt Nam ......................................................4

2.2.

Tình hình sản xuất chăn nuôi ở Việt Nam ......................................................5

2.2.1.

Sản xuất và tiêu thụ thịt ở Việt Nam ..............................................................5

2.2.2.

Tình hình sản xuất, sử dụng, quản lý thuốc thú y trong chăn nuôi ..................6

2.3.

Giới thiệu khái qt về cơng ty cổ phần tập đồn dabaco việt nam .................9

2.4.

Những hiểu biết cơ bản về kháng sinh nhóm Fluoroquinolone .....................12

2.4.1.

Kháng sinh nhóm Fluoroquinolone .............................................................. 12


2.4.2.

Kháng sinh Ciprofloxacin ............................................................................ 13

2.5.

Tồn dư kháng sinh trong thịt lợn và ảnh hưởng của chúng đối với sức
khỏe cộng đồng ........................................................................................... 14

2.5.1.

Khái niệm về tồn dư ....................................................................................14

2.5.2.

Ảnh hưởng của tồn dư kháng sinh trong thực phẩm đối với sức khỏe
cộng đồng .................................................................................................... 16

2.6.

Một số kỹ thuật phân tích dư lượng kháng sinh trong thực phẩm ................. 19

2.6.1.

Khái niệm về ELISA ...................................................................................20

2.6.2.

Phân loại ELISA..........................................................................................21


2.6.3.

Ưu, nhược điểm của phương pháp phân tích định tính ELISA ..................... 24

2.6.4.

Một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả phân tích của phương pháp ELISA .....24

iii


2.6.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhạy của phản ứng ELISA ............................. 25

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 26
3.1.

Vật liệu nghiên cứu .....................................................................................26

3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 26

3.1.2.

Địa điểm nghiên cứu....................................................................................26

3.1.3.


Thời gian nghiên cứu ................................................................................... 26

3.1.4.

Vật liệu, hóa chất và thuốc thử.....................................................................26

3.1.5.

Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm .................................................................... 27

3.2.

Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 27

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................27

3.3.1.

Thí nghiệm nghiên cứu tính phù hợp của kit ELISA dùng cho phân tích
định tính xác định Ciprofloxacin trong mẫu thịt lợn tươi.............................. 27

3.3.2.

Ứng dụng kết quả nghiên cứu của phương pháp để phân tích mẫu thực ....... 30

3.3.3.

Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................... 33


Phần 4. Kết quả và thảo luận ................................................................................. 34
4.1.

Kết quả nghiên cứu tính phù hợp của kit elisa dùng cho phân tích định
tính xác định Ciprofloxacin trong thịt lợn tươi .............................................34

4.1.1.

Kết quả nghiên cứu tính ổn định của kit ELISA ........................................... 34

4.1.2.

Kết quả xác định giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng của
kit ELISA .................................................................................................... 36

4.1.3.

Kết quả nghiên cứu khả năng phát hiện của kit (CCβ)..................................37

4.1.4.

Kết quả xác định độ chính xác (Accuracy: AC), độ đặc hiệu
(Specificity: SP), độ nhạy (Sensitivity: SE), độ lệch dương (Positive
deviation: PD) và độ lệch âm (negative deviation: ND) ............................... 38

4.1.5.

Kết quả xác định độ thu hồi, độ lặp lại và độ tái lặp .....................................40


4.2.

Kết quả phân tích dư lượng ciprofloxacin trong mẫu thịt lợn tươi bằng
Kit Elisa ...................................................................................................... 42

Phần 5. Kết luận và kiến nghị................................................................................. 44
5.1.

Kết luận.......................................................................................................44

5.2.

Kiến nghị..................................................................................................... 44

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 46
Phụ lục

.................................................................................................................... 49

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên Tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt

AC


Accuracy

Độ chính xác

ADI

Acceptable Daily Intake

Lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được

CCα

Decision limit

Giới hạn quyết định

CCβ

Detection capability

Khả năng phát hiện

ELISA

Enzyme-Linked ImmunoSorbent

Phương pháp ELISA

Assay

EU

European Union

Liên hiệp Châu Âu

FAO

Food and Agriculture Organization

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp

of the United Nations

của Liên Hiệp Quốc

Food and Drug Administration

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược

FDA

phầm Hoa Kỳ
FSIS

Food Safety and Inspection Service

Cơ quan Thanh tra và An toàn thực
phẩm


GMP

Good Manufacturing Practice

Thực hành sản xuất tốt

HACCP

Hazard Analysis and Critical

Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm

Control Point System

soát điểm tới hạn

High-performance liquid

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

HPLC

chromatography
LC/MS-MS

Liquid Chromatography/Mass

Sắc ký lỏng khối phổ hai lần

Spectrometry

LOD

Limit of Detection

Giới hạn phát hiện

v


LOQ

Limit of Quantification

Giới hạn định lượng

MRL

Maximum Residue Limit

Giới hạn dư lượng tối đa cho phép

MRPL

Minimum Required Performance

Giới hạn phân tích tối thiểu của

Limit

phương pháp


Negative deviation

Độ lệch âm

ND
NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PD

Positive deviation

Độ lệch dương

Ppb

Parts per billion

Phần tỷ

SE

Sensitivity

Độ nhạy

SP


Specificity

Độ đặc hiệu

TĂCN

Thức ăn chăn ni

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

IUPAC

WTO

International Union of Pure and

Liên minh Quốc tế về Hóa học thuần

Applied Chemistry

túy và Hóa học ứng dụng

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Ký hiệu quy ước mô phỏng các phương pháp ELISA ................................21
Bảng 3.1. Tiêu chí đánh giá về độ thu hồi..................................................................30
Bảng 3.2. Tiêu chí đánh giá về % CV ........................................................................30
Bảng 4.1. Kết quả phân tích kiểm tra đường chuẩn và tính ổn định của kit ................ 35
Bảng 4.2. Kết quả phân tích và kết quả tính tốn giới hạn phát hiện (LOD)
Ciprofloxacin trong thịt lợn tươi ................................................................37
Bảng 4.3. Kết quả xác định giới hạn phát hiện của phương pháp ở nồng độ 1,6 g/kg......38
Bảng 4.4. Kết quả phân tích mẫu xác định độ chính xác, độ đặc hiệu, độ nhạy,
độ lệch âm và độ lệch dương của phương pháp..........................................39
Bảng 4.5. Kết quả phân tích về độ chính xác độ đặc hiệu, độ nhạy, độ lệch âm và
độ lệch dương ........................................................................................... 39
Bảng 4.6. Kết quả đánh giá độ chính xác (AC), độ đặc hiệu, độ nhạy (SE), độ
lệch dương (PD) và độ lệch âm (ND) của kit ............................................. 40
Bảng 4.7. Độ thu hồi (R%), độ lặp lại và độ tái lặp của Ciprofloxacin trên nền
mẫu thịt lợn tại 5 µg/kg .............................................................................40
Bảng 4.8. Độ thu hồi (R%), độ lặp lại và độ tái lặp của Ciprofloxacin trên nền
mẫu thịt lợn tại 7,5 µg/kg .......................................................................... 41
Bảng 4.9. Độ thu hồi (R%), độ lặp lại và độ tái lặp của Ciprofloxacin trên nền
mẫu thịt lợn tại 10 µg/kg ...........................................................................41
Bảng 4.10. Kết quả phân tích dư lượng Ciprofloxacin trong mẫu thịt lợn tươi bằng
kỹ thuật ELISA ......................................................................................... 42

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Chuỗi giá trị sản xuất của Cơng ty Cổ phần Tập đồn DABACO Việt Nam........ 10
Hình 2.2. Sơ đồ mô phỏng của phương pháp ELISA sandwich và ELISA cạnh tranh ......... 23

Hình 4.1. Đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa nồng độ chuẩn
Ciprofloxacin và độ hấp thụ của kit ............................................................. 34

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ngơ Đức Dũng
Tên luận văn: Nghiên cứu chuẩn hóa phương pháp phân tích dư lượng ciprofloxacin
trong thịt lợn bằng kỹ thuật ELISA tại phòng kiểm nghiệm của Cơng ty Cổ phần Tập
đồn DABACO Việt Nam.
Ngành: Thú y

Mã số: 60 64 01 01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
- Chuẩn hóa được phương pháp phân tích Ciprofloxacin trong thịt lợn tươi bằng
kỹ thuật ELISA;
- Ứng dụng phương pháp đã chuẩn hóa để kiểm sốt tồn dư Ciprofloxacin trong
thịt lợn tươi của Cơng ty Cổ phần Tập đồn DABACO Việt Nam.
Phương pháp:
- Thí nghiệm nghiên cứu tính phù hợp của kit ELISA dùng cho phân tích định
tính xác định Ciprofloxacin trong mẫu thịt lợn tươi.
- Ứng dụng kết quả nghiên cứu của phương pháp để phân tích mẫu thực
- Phương pháp phân tích số liệu
Kết quả chính và kết luận:
1. Bộ kit ELISA dùng cho phân tích định tính dư lượng Ciprofloxacin trong thịt
lợn của hãng Biooscientific (MaxSignalTM Ciprofloxacin, mã 1068-01) đạt u cầu về
tính ổn định; các thơng số về khả năng phát hiện, hiệu lực của kit trong điều kiện phịng

thử nghiệm của DABACO là:
Độ chính xác (AC): 95% (AC ≥ 90%)
Độ đặc hiệu: 100% (SP ≥ 90%)
Độ nhạy (SE): 90% (SE ≥ 90%)
Độ lệch dương (PD): 0% (PD ≤ 10%)
Độ lệch âm (ND): 9,1% (ND ≤ 10%).
Giới hạn phát hiện LOD là 1,52 µg/kg
Khả năng phát hin CCò l 1,60 àg/kg
thu hi trong khong t 81,0 - 109,2%
Độ lặp lại là 7,99 – 10,64

ix


Độ tái lặp 8,63- 9,43
Kết quả này đáp ứng được yêu cầu của một phương pháp phân tích định tính
theo quy định trong Quyết định 657/2002/EC.
2. Phương pháp phân tích dư lượng Ciprofloxacin trong thịt lợn bằng kỹ thuật
ELISA đáp ứng các quy định trong Quyết định 657/2002/EC về yêu cầu kỹ thuật của
một phương phấp phân tích sàng lọc. Phương pháp là phù hợp để ứng dụng tại phòng
kiểm nghiệm của DABACO trong phân tích sàng lọc dư lượng Ciprofloxacin trong thịt
lợn. Phòng thử nghiệm quy định diễm giải kết quả thử nghiệm phân tích dư lượng
Ciprofloxacin trong thịt lợn bằng kỹ thuật ELISA theo khả năng phát hiện CCò l 1,60
àg/kg (mu tht ln dng tớnh d lng Ciprofloxacin, cần phân tích khẳng định bằng
kỹ thuật LC/MS/MS).

x


THESIS ABSTRACT

1. Master candidate: Ngo Duc Dung
2. Thesis title: "A study on validation of analysis method of Ciprofloxaxin residue in
pork by the ELISA technique at the laboratory of DABACO Group”.
3. Major: Veterinary Medicine

Code: 60 64 01 01

4. Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To validate the analysis method of Ciprofloxaxin residue in fresh pork by the
ELISA technique.
To apply the validated method to analyze Ciprofloxacin residue in fresh pork of
DABACO Group.
Materials and Methods
Research experiment the suitability of ELISA kit used for qualitative analysis to
determine Ciprofloxacin in fresh pork sample.
Apply research results of method to analysis real sample.
Method of data analysis.
Main findings and conclusions
ELISA kit used for qualitative analysis to determine Ciprofloxacin residue in
pork of Biooscientific (MaxSignalTM ciprofloxacin, code 1068-01) was satisfactory on
stability; index figures about the ability to detect; effect of the kit in laboratory
conditions of DABACO Group were:
Accuracy (AC): 95% (AC ≥ 90%)
Specificity: 100% (SP ≥ 90%)
Sensitivity (SE): 90% (SE ≥ 90%)
Positive deviation (PD): 0% (PD ≤ 10%)
Negative deviation (ND): 9.1% (ND ≤ 10%).
Limit detection LOD: 1.52 µg/kg.
Ability to detect CCò: 1.60 àg/kg.

Recoverability range is from 81.0 109.2%
Repeatability is 7.99 – 10.64.
Repeatability is 8.63 – 9.43
This result responses the requirements of a qualitative analysis method as
defined in Decision 657/2002 / EC.

xi


2. Parse method Ciprofloxaxin residue in pork by the Elisa technique responses
regulations in decision 657/2002/EC on technical requirements of an analytical screening
method. The method is accordant to application at the laboratory of DABACO Group in
analytical screening Ciprofloxaxin residue in pork. The laboratory stipulates interpretation
of test results analysis Ciprofloxaxin residue in pork by the Elisa technique according to
the ability to detect CCò was 1,60 àg/kg (Pork samples positive Ciprofloxaxin residue
needed to be analyzed, confirmed by technique LC/MS/MS).

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, nhu cầu ngày càng tăng trong tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc
động vật đồng thời cũng làm tăng nguy cơ một số bệnh lây từ động vật và do sử
dụng thực phẩm nguồn gốc động vật không an toàn lây sang người tiêu dùng, đặc
biệt là việc tổ chức và quản lý chăn nuôi, giết mổ động vật và chế biến sản phẩm
có nguồn gốc động vật khơng theo kịp sự phát triển của sản xuất chăn nuôi và
tiêu dùng xã hội.
Việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong chăn ni đang diễn biến phức tạp,
khó kiểm sốt và thực sự trở thành vấn nạn trong đời sống xã hội. Mặc dù đã có quy

định cụ thể về danh mục kháng sinh được phép sử dụng trong chăn nuôi, song việc
thực hiện những quy định này thường không được nhà sản xuất thức ăn công nghiệp
và người chăn nuôi tuân thủ một cách nghiêm túc. Một số kháng sinh cấm sử dụng
trong điều trị thú y như Enrofloxacin, Ciprofloxacin, Ofloxacin, Carbodox,
Olaquidox… vẫn được lén lút nhập khẩu vào Việt Nam và sử dụng trái phép.
Quinolone (enrofloxacin, ciprofloxacin, ofloxacin...) là nhóm kháng sinh
nhân tạo gồm những dẫn xuất của quinolein, quinolone đầu tiên được sử dụng từ
những năm 1960. Quinolone được fluor hóa gọi là Fluoroquinolone
Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh bán tổng hợp, có phổ kháng khuẩn
rộng, thuộc nhóm quinolone, còn được gọi là các chất ức chế DNA girase.
Để phân tích Ciprofloxacin trong thực phẩm có thể sử dụng nhiều phương
pháp khác nhau. Mỗi phương pháp phân tích hóa học có một mục đích nhất định,
từ việc xác định một chất ở nồng độ thấp đến xác định độ tinh khiết của một chất.
Với mỗi phương pháp phân tích, việc nghiên cứu xác định tính phù hợp của
phương pháp với mục đích phân tích là rất cần thiết.
ELISA (Enzyme – Linked ImmunoSorbent Assay) là một kỹ thuật sinh
hóa để phát hiện kháng thể hay kháng nguyên trong mẫu cần phân tích. Hiện nay
ELISA được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như y học, nông
nghiệp và đặc biệt là trong các quy trình kiểm tra an toàn chất lượng các sản
phẩm thực phẩm. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại kit ELISA của các hãng
khác nhau để phân tích dư lượng Ciprofloxacin trong thịt Tecna, Randox, Euro-

1


diagnostica, Biooscientific, Taiwan Advance... Mỗi loại kit ELISA để phân tích
định tính dư lượng Ciprofloxacin trong thịt của các hãng khác nhau là khác nhau
rất nhiều về khả năng ứng dụng theo mục đích sử dụng và điều kiện thực tế tại
phòng thử nghiệm ở Việt Nam. Việc đánh giá loại kit ELISA phù hợp cho phân
tích định tính dư lượng Ciprofloxacin trong thịt lợn phải phù hợp với quy định

trong Quyết định số 2002/657/EC do Ủy ban Châu Âu thiết lập cho phương pháp
bán định lượng (EC, 2002).
Để giúp Cơng ty cổ phần tập đồn DABACO Việt Nam (sau đây gọi tắt là
DABACO) lựa chọn loại kit ELISA phù hợp cho phân tích định tính dư lượng
Ciprofloxacin trong thịt lợn, góp phần xây dựng các chiến lược phịng ngừa chất
tồn dư độc hại trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, đảm bảo cung cấp thực
phẩm an toàn cho nguời tiêu dùng, việc “Nghiên cứu chuẩn hóa phương pháp
phân tích dư lượng ciprofloxacin trong thịt lợn bằng kỹ thuật elisa tại phịng
kiểm nghiệm của Cơng ty Cổ phần Tập đồn DABACO Việt Nam” là rất có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Chuẩn hóa được phương pháp phân tích Ciprofloxacin trong thịt lợn tươi
bằng kỹ thuật ELISA;
- Ứng dụng phương pháp đã chuẩn hóa để kiểm soát tồn dư Ciprofloxacin
trong thịt lợn tươi của DABACO.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH AN TỒN THỰC PHẨM
2.1.1. Tình hình an tồn thực phẩm trên thế giới
Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề được quan tâm
ngày càng sâu sắc trên phạm vi mỗi quốc gia và quốc tế bởi sự liên quan trực tiếp
của nó đến sức khỏe và tính mạng con người, ảnh hưởng đến sự duy trì và phát
triển nịi giống, cũng như q trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế
(DeWaal and Robert, 2005a; Trần Đáng 2007). Theo báo cáo của Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO, 2002), hàng năm hơn 1/3 dân số các nước phát triển bị ảnh
hưởng của các bệnh do thực phẩm gây ra. Các vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) có
xu hướng ngày càng tăng. Ở Mỹ, mỗi năm có 76 triệu ca ngộ độc thực phẩm với

325.000 người phải vào viện và 5.000 người chết. Trung bình cứ 1.000 dân có
175 người bị NĐTP mỗi năm và chi phí cho 1 ca NĐTP mất 1.531 đôla Mỹ
(DeWaal and Robert, 2005b).
Ở các nước phát triển khác như EU, Hà Lan, Nga, Trung Quốc, Hàn
Quốc... có hàng ngàn trường hợp người bị NĐTP mỗi năm và phải chi phí hàng tỉ
USD cho việc ngăn chặn nhiễm độc thực phẩm (WHO, 2004; DeWaal and
Robert, 2005c). Ở Anh cứ 1.000 dân có 190 ca bị NĐTP mỗi năm và chi phí cho
1 ca NĐTP mất 789 bảng Anh. Tại Nhật Bản, vụ NĐTP do sữa tươi giảm béo bị
ô nhiễm tụ cầu vàng tháng 7/2000 đã làm cho 14.000 người ở 6 tỉnh bị NĐTP.
Nước Úc có Luật thực phẩm từ năm 1908 nhưng hiện nay mỗi năm vẫn có
khoảng 4,2 triệu ca bị NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm, trung bình mỗi
ngày có 11.500 ca mắc bệnh cấp tính do ăn uống gây ra và chi phí cho 1 ca
NĐTP mất 1.679 đôla Úc. Tại Trung Quốc, ngày 7/4/2006 đã xảy ra vụ NĐTP ở
trường học Thiểm Tây với hơn 500 học sinh bị, ngày 19/9/2006 vụ NĐTP ở
Thượng Hải với 336 người bị do ăn phải thịt lợn bị tồn dư Clenbuterol, Tháng
2/2009, trên 70 người ở Quảng Đông bị ngộ độc khi ăn lịng heo có dư lượng
Clenbuterol. Tại Nga, mỗi năm trung bình có 42.000 chết ( />Đối với các nước đang phát triển, tình trạng trầm trọng hơn nhiều. Năm
1998, khoảng 1,8 triệu trẻ em bị tử vong do nhiễm độc thực phẩm (tiêu chảy),
và đến nay con số đó là hơn 2,2 triệu người tử vong hàng năm, trong đó cũng hầu

3


hết là trẻ em (Black and Lanata, 1995).
Ở các nước Đơng Nam Á như Thái Lan, trung bình mỗi năm có 1 triệu
trường hợp bị tiêu chảy. Riêng trong năm 2003, có 956.313 trường hợp tiêu chảy
cấp, 23.113 ca bị bệnh lỵ, 126.185 ca NĐTP. Trong 9 tháng đầu năm 2007, ở
Malaysia, đã có 11.226 ca NĐTP, trong đó có 67% là học sinh, tăng 100% so với
cùng kỳ năm trước. Tại Ấn Độ 400 ngàn trẻ em bị tử vong do tiêu chảy mỗi năm
(DeWaal and Robert, 2005d; WHO/SEARO, 2008).

Xu hướng NĐTP, bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra ở quy mô rộng nhiều
quốc gia càng trở nên phổ biến, việc phòng ngừa và xử lý vấn đề này càng ngày
càng khó khăn với mỗi quốc gia trở thành một thách thức lớn của tồn nhân loại.
2.1.2. Tình hình an toàn thực phẩm ở Việt Nam
Ở nước ta, tỷ lệ ngộ độc thực phẩm hiện còn ở mức cao. Hàng năm, có
khoảng 150 - 250 vụ NĐTP được báo cáo với từ 3.500 đến 6.500 người mắc, 3771 người tử vong. NĐTP do hóa chất, đặc biệt là hóa chất sử dụng trong nơng
nghiệp như hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV), một số hóa chất bảo quản thực
phẩm, chiếm khoảng 25% tổng số các vụ NĐTP. Tuy nhiên trong thực tế con số
này có thể cao hơn nhiều do công tác điều tra, thống kê báo cáo chưa đầy đủ
(Cục An toàn thực phẩm, 2011).
Về nguyên nhân ngộ độc thực phẩm, 29,6% vụ do thực phẩm bị ô nhiễm
vi sinh vật, 5,2% số vụ do hóa chất, 24,7 % do thực phẩm có sẵn độc tố tự nhiên,
40,5 % số vụ không xác định được nguyên nhân. Riêng năm 2010, cả nước đã
xảy ra 175 vụ ngộ độc (trong đó có 34 vụ ngộ độc trên 30 người) làm 5.664
người mắc và 42 trường hợp tử vong.
Ô nhiễm hóa chất, chất tồn dư trong thịt và sản phẩm động vật tươi sống
bao gồm ô nhiễm kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích
tăng trọng, chất kháng sinh… Sự tích lũy các chất này trong cơ thể người và
động vật là nguyên nhân gây rối loạn quá trình trao đổi chất, biến đổi một số
chức năng sinh lý, trong đó có bệnh tim mạch, gan, thận và nguy cơ gây ung thư.
Mặc dù đã có quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo
đảm an toàn thực phẩm, quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm nhưng việc tuân thủ
các quy định này còn chưa nghiêm túc. Ý thức trách nhiệm của người sản xuất,
kinh doanh thực phẩm với sức khỏe cộng đồng còn chưa cao. Còn thiếu quy định
cụ thể về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc khắc phục, xử lý

4


hậu quả ngộ độc thực phẩm tập thể và truy cứu trách nhiệm đối với các chủ thể

gây ra ngộ độc thức phẩm.
Ở Việt Nam, mặc dù vẫn chưa phát hiện ca ngộ độc nào trên người liên
quan đến sự tồn dư kháng sinh Ciprofloxacin trong thịt lợn, nhưng cần đề phịng
những tác hại của nó gây ảnh hưởng đến nền kinh tế và sức khỏe của người dân.
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHĂN NI Ở VIỆT NAM
2.2.1. Sản xuất và tiêu thụ thịt ở Việt Nam
2.2.1.1. Tình hình sản xuất thịt lợn ở Việt Nam
Hiện nay, chăn ni có vai trò quan trọng trong cung cấp thực phẩm (thịt,
trứng, sữa). Trong những năm đầu của thế kỷ 21, việc đẩy mạnh phát triển về số
lượng gia súc, gia cầm đang được nhiều quốc gia quan tâm nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của con người về thịt, trứng, sữa và các sản phẩm khác trong
chăn nuôi. Theo Bộ Nơng nghiệp và PTNT (q I năm 2017), tình hình sản xuất
nơng nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là chăn ni lợn gặp khó khăn trong
khâu tiêu thụ do thương lái Trung Quốc bất ngờ dừng mua, dẫn đến giá thịt lợn
hơi sụt giảm sâu, người chăn nuôi phải chịu thua lỗ. Ước tính giá trị sản xuất
nơng lâm thủy sản quý I/2017 tăng 1,98% so với cùng kỳ 2016, trong đó: Nơng
nghiệp tăng 1,41%, lâm nghiệp tăng 5,04%, thủy sản tăng 3,59%. Theo Tổng cục
Thống kê ước tính số lượng lợn hiện tại của cả nước tăng khoảng 1,5-2% so với
cùng kỳ năm 2016. Các vấn đề dịch bệnh trong năm 2016 và q I/2017 được
kiểm sốt tốt, hạn chế tối đa được các tình trạng dịch cúm, lở mồm long móng,
lợn tai xanh… Nhờ vào những kinh nghiệm cũng như sự tìm tịi học hỏi các kỹ
thuật chăn nuôi lợn mà các hộ chăn nuôi đã đưa ra được những phương pháp,
quy mô chăn nuôi lợn hợp lý. Cơ cấu chăn nuôi chuyển dịch theo hướng mới:
chăn ni hộ trang trại, hộ chun nghiệp, hình thành các mơ hình liên kết. Sự
tăng trưởng của các đàn gia súc, gia cầm nhanh chóng vượt bậc. Tổng con số
tăng trưởng của đàn lợn trên 29 triệu con, so với cùng kỳ năm 2016 tăng lên 1,5 2%, dịch bệnh được khống chế, hàm lượng thức ăn cung cấp ổn định. Ở các địa
phương đang ngày tăng cường công tác kiểm tra q trình bn bán nhập lậu các
đàn gia súc gia cầm, chú trọng là lợn.
2.2.1.2. Tiêu thụ thịt lợn ở Việt Nam
Thịt được cung cấp chủ yếu từ chăn ni các động vật nơng nghiệp. Trong

đó, thịt lợn là phổ biến nhất (chiếm trên 36%). Việc tiêu thụ còn phụ thuộc vào

5


văn hóa, sở thích, niềm tin, tơn giáo của người tiêu dùng. Trong những năm gần
đây, tốc độ phát triển kinh tế của nước ta khá mạnh mẽ và luôn duy trì ổn định ở
mức cao 7-8%/ năm. Đi đơi với sự phát triển của đất nước, thu nhập của người dân
cũng tăng lên rõ rệt và chất lượng cuộc sống của con người ngày càng cao thì nhu
cầu đối với các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao ngày càng lớn. Điều đó
thể hiện rõ ở cơ cấu bữa ăn thay đổi. Cũng giống các nước đang phát triển , sản
lượng tiêu thụ thịt ở Việt Nam tăng rất nhanh.
Theo Tổng cục Hải quan (2016), lượng thịt lợn các loại được nhập khẩu về
Việt Nam đạt 39.400 tấn, trị giá 44 triệu USD. Theo số liệu của Tổng cục Hải
quan, tính đến giữa tháng 3, cả nước đã nhập khẩu gần 7.800 tấn thịt lợn các loại,
trị giá hơn 9,4 triệu USD. Con số này tăng gần 16% về lượng và 21% về trị giá
so với cùng kỳ. Vài năm gần đây, danh sách những quốc gia xuất khẩu thịt sang
Việt Nam ngày càng dài. Ban đầu chỉ có Mỹ, Úc, Brazil, Hàn Quốc. Nay, số
quốc gia tham gia vào danh sách này đang tăng lên như Nga, Pháp, Canada, Ba
Lan và một số nước trong Liên minh châu Âu cũng đang tìm cách quảng bá rầm
rộ sản phẩm thịt bò, thịt lợn của họ cho người tiêu dùng trong nước.
Theo Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số liệu
thống kê đến cuối năm 2016, tổng đàn lợn là trên 29 triệu con. Theo số liệu của
FAO công bố năm 2010, Việt Nam là một nước "có tên tuổi" trong ngành chăn
ni lợn, đứng thứ 4 ở khu vực châu Á, chỉ xếp sau Trung Quốc, Ấn Độ và
Indonesia. Tuy nhiên, ngành chăn ni chỉ có nhập khẩu thịt là chính, cịn xuất
khẩu lại khơng nhiều. Với tình trạng như vậy, theo ơng Nguyễn Thanh Sơn – Viện
trưởng Viện Chăn nuôi: nếu không kiểm sốt việc được an tồn dịch bệnh trong
chăn ni thì Việt Nam khó nghĩ đến chuyện xuất khẩu thịt vì an tồn dịch bệnh là
một trong những địi hỏi hàng đầu của các nước nhập khẩu thịt trên thế giới.

2.2.2. Tình hình sản xuất, sử dụng, quản lý thuốc thú y trong chăn ni
2.2.2.1. Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc thú y
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi phát triển mạnh đã thúc đẩy
ngành thuốc thú y phát triển nhanh chóng. Trong danh mục thuốc thú y 1993, cả
nước lúc này mới có 14 cơ sở sản xuất nhỏ, sản xuất 155 loại thuốc thông
thường, chủ yếu là san chia vài loại kháng sinh và sản xuất một số loại thuốc đơn
giản như vitamin các loại (vitamin B,C). Đến năm 2010, đã có khoảng 88 đơn vị
sản xuất thuốc thú y với trên 4.000 sản phẩm rất đa dạng về chủng loại và hình
thức. Trên 1.700 sản phẩm thuốc thú y thành phẩm, nguyên liệu của 190 nhà sản

6


xuất từ 35 nước trên thế giới đã được xem xét và cấp phép nhập khẩu vào thị
trường Việt Nam. Các doanh nghiệp đăng kí sản xuất lưu hành tổng số khoảng
5.200 sản phẩm, phần lớn là sản phẩm chứa kháng sinh, gần 500 sản phẩm chứa
các loại hóa chất, còn lại là các loại vaccine, chế phẩm sinh học, vitamin (Bộ
Nơng nghiệp và PTNT 2016a, 2016b).
Có thể nói rằng trong thời gian gần đây, ngành sản xuất thuốc thú y ở Việt
Nam đã đi từ khơng đến có, hiện nay sản phẩm thuốc thú y nội đã chiếm hơn
70% thị phần. Tình trạng nhập siêu trong những năm trước cơ bản được đẩy lùi,
nhiều cơng ty đã tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
Theo Cục Thú y (2016), hiện nay cả nước có khoảng gần 150 cơ sở sản xuất
thuốc thú y, trong đó 15 nhà máy đạt chứng chỉ GMP (Good Manufacturing
Practices – GMP). Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000
đã được áp dụng ở nhiều nhà máy, theo đó năm 2010 có hơn 100 loại thuốc thú y
Việt Nam đã có mặt tại 24 quốc gia khác, trong đó có cả những thị trường khắt
khe như Hà Lan, Bỉ…theo thống kê, cuối năm 2004, doanh số xuất khẩu thuốc
thú y đã đạt trên nửa triệu USD/năm.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp sản xuất thuốc thú y nước ta còn non trẻ, sự

quản lý của nhà nước còn nhiều hạn chế nên thị trường thuốc thú y nhìn chung
cịn nhiều bất cập. Trên thị trường, hiện tượng thuốc kém chất lượng, thuốc
không nhãn mác, thuốc chưa được công bố chất lượng, thuốc quá hạn sử dụng,
thuốc nhập lậu vẫn bày bán tràn lan. Do hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh,
sự định hướng sản xuất gần như thả nổi, nên nhiều sản phẩm không đảm bảo chất
lượng vẫn được sản xuất và đưa ra thị trường. Người chăn ni cịn thiếu kiến
thức đánh giá chất lượng thuốc thú y, do đó cịn có những loại thuốc kém chất
lượng, giá rẻ vẫn dễ dàng đến tay người tiêu dùng, nhất là những người nông dân
vốn ham hàng giá rẻ, điều này đã gây khơng ít khó khăn cho các đơn vị có sản
phẩm chất lượng tốt nhưng giá bán lại cao hơn.
Về góc độ cơ sở sản xuất, ngồi các cơng ty liên doanh với nước ngồi (cơng
ty Bio – pharmacchemie, Anova, Bayer, Virbac…) và đơn vị sản xuất đã có truyền
thống (Cơng ty cổ phần Thuốc thú y trung ương Vetvaco, Công ty Thuốc thú y TW,
Cơng ty cổ phần Hanvet, Vemedim) có quy mơ sản xuất ổn định, có trang thiết bị
sản xuất hiện đại và nhà xưởng tốt, có bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm trước
khi xuất xưởng (KCS), còn những cơ sở khác phần lớn mới được thành lập và hầu
như chưa có bộ phận kiểm tra chất lượng thuốc.

7


Để đảm bảo các yêu cầu về chất lượng trong sản xuất thuốc thú y, đồng thời
thực hiện các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nơng thơn đã có Thơng tư số 07/2012/TT-BNNPNT về quy định thủ tục
đăng ký, kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất thuốc thú y. Ngày 21/1/2008, Cục
Thú y có CV số 87/TY-QLT, thơng báo về thực hiện lộ trình GMP, theo đó, hạn
cuối cùng để các doanh nghiệp thực hiện tiêu chuẩn GMP đối với dây chuyền sản
xuất các loại thuốc tiêm hoặc thuốc uống dạng dung dịch là vào cuối năm 2008,
các dây chuyền sản xuất các loại thuốc bột cho uống hoặc trộn thức ăn bắt buộc
phải đạt GMP vào cuối năm 2010. Khi hết hạn này mà khơng có chứng chỉ GMP,

các sản phẩm đã được phép sản xuất chỉ được lưu hành đền hết ngày 31/12/2010.
Dây chuyền sản xuất thuốc bột pha tiêm và các dạng thuốc khác có hạn cuối
cùng vào năm 2012, nếu không đạt được tiêu chuẩn GMP, các sản phẩm đã được
phép sản xuất chỉ được lưu hành đến hết 31/12/2012. Các sản phẩm thuốc tiêm
hoặc uống dạng dung dịch của các doanh nghiệp đến 31/12/2008 khơng có chứng
chỉ GMP theo quy định chỉ được lưu hành đến 31/12/2009. Như vậy, nếu không
đạt được chứng chỉ GMP đúng hạn, các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y sẽ
phải ngừng hoạt động sản xuất.
Thực hiện lộ trình GMP là rất cần thiết bởi mục tiêu của GMP hướng tới
sản xuất thuốc thú y chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn
nuôi. Để đảm bảo yêu cầu về chất lượng trong sản xuất thuốc thú y, việc thực
hiện GMP là con đường duy nhất mà thuốc thú y Việt Nam có thể cạnh tranh với
hàng ngoại. Tuy nhiên, theo dự báo, khi thực hiện lộ trình trên, sẽ chỉ cịn khoảng
20 cơng ty sản xuất thuốc thú y có thể đáp ứng đủ yêu cầu và tiếp tục tồn tại.
2.2.2.2. Tình hình quản lý thuốc thú y trong chăn nuôi
Ngày 22/1/1991, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã ban hành Quyết định số 17/NN –
CNTY/QĐ về việc ban hành Quy chế quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh
và sử dụng thuốc thú y. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên về Quản lý thuốc thú y
tại Việt Nam, có giá trị làm nền tảng cho việc xây dựng nội dung chương thuốc
thú y trong Pháp lệnh Thú y đầu tiên ban hành ngày 15/2/1993.
Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh bán tổng hợp, có phổ kháng khuẩn rộng
Do ức chế enzym DNA girase, nên thuốc ngăn sự sao chép của chromosom khiến
cho vi khuẩn không sinh sản được nhanh chóng. Ciprofloxacin có tác dụng tốt
với các vi khuẩn kháng lại kháng sinh thuộc các nhóm khác (aminoglycosid,

8


cephalosporin, tetracyclin, penicilin...) và được coi là một trong những thuốc có

tác dụng mạnh nhất trong nhóm fluoroquinolone.
Hiện nay, nhằm tăng cường biện pháp quản lý thuốc thú y, Ủy ban thường
vụ Quốc hội, Chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp luật sau:
- Pháp lệnh thuốc thú y ban hành ngày 29/4/2004.
- Nghị định số 33/2005/ND-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh thú y. Trong đó chương IV gồm các
điều từ 52 đến 62 quy định về lĩnh vực quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học,
vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y (Chính phủ, 2005).
- Quyết định số 10 ngày 10/02/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn quy định thủ tục đăng ký sản xuất, nhập khẩu, lưu hành thuốc thú y, nguyên liệu
làm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y.
- Quyết định số 72/2007/QĐ-BNN ngày 6/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành quy định kiểm tra chất lượng thuốc thú y.
Một số yêu cầu bức thiết trong đường lối phát triển quốc gia tiến tới hội
nhập quốc tế là quản lý chất lượng thuốc. Trên thực tế, hiện cịn khá nhiều tồn tại
trên góc độ quản lý nhà nước. Trước hết, phải nói đến hệ thống văn bản pháp quy
còn chưa đầy đủ và chưa đồng bộ. Quản lý và sử dụng thuốc kháng sinh hiện nay
vẫn chưa có chiến lược quốc gia và phối hợp cần thiết giữa các bộ, ngành; thiếu
hướng dẫn các cơ sở xây dựng phịng thí nghiệm. Theo số liệu điều tra của Cục
Thú y, trên thực tế chỉ còn rất ít cơ sở sản xuất thuốc thú y có phịng KCS, nên các
cơ sở hầu như khơng tự đánh giá được chất lượng sản phẩm do mình sản xuất.
Quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc thú y còn gặp nhiều khó khăn, vẫn cịn
nhiều loại thuốc khơng đăng kí lưu hành, không kiểm tra chất lượng, thuốc giả,
thuốc nhập lậu vẫn có mặt trên thị trường.
Hiện nay, hầu hết các mẫu thuốc thú y do Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc
thú y đang kiểm nghiệm là do các đơn vị sản xuất hoặc các hãng đại diện gửi
đến. Do đó, đánh giá chất lượng thuốc thú y lưu hành trên thị trường còn gặp
nhiều hạn chế. Điều này dẫn đến hệ quả là gây khó khăn cho việc đề xuất các
biện pháp thuốc thú y lưu hành trên thị trường.
2.3. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN

DABACO VIỆT NAM
Cơng ty Cổ phần Tập đồn DABACO Việt Nam là một tập đoàn hoạt động
đa ngành nghề, trong đó, lĩnh vực chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống gia

9


súc, gia cầm và chế biến thực phẩm. Tiền thân là doanh nghiệp nhà nước được
thành lập năm 1996 và được cổ phần hóa năm 2005. Từ đó đến nay, công ty đã
thành công trong việc phát triển cả chuỗi giá trị từ sản xuất con giống đến thức ăn
chăn nuôi, chăn nuôi gia công và chế biến thịt, được thể hiện theo Hình 2.1.

Hình 2.1. Chuỗi giá trị sản xuất của Cơng ty Cổ phần Tập đồn DABACO
Việt Nam
DABACO hiện có 6 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với tổng công
suất 85 tấn/giờ, công nghệ đồng bộ và tự động hóa được nhập từ những nước có
nền sản xuất TĂCN phát triển như Mỹ, Pháp, EU…, trong đó có 3 nhà máy sản
xuất thức ăn gia súc, gia cầm; 1 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản; 1 nhà máy
sản xuất thức ăn cho lợn con và 1 nhà máy sản xuất thức ăn đậm đặc. Thức ăn
chăn nuôi của DABACO được tiêu thụ ở hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước.
Sản phẩm của DABACO đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2008, ISO 22000:2005
và hàng loạt các giải thưởng chất lượng vàng của Việt Nam và quốc tế. Phịng thí
nghiệm được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc gia VILAS
242. Hiện tại, Tập đồn có 6 thương hiệu thức ăn chăn nuôi bao gồm: DABACO,
Topfeeds, Kinh Bắc, Khangti Vina, Nasaco và Growfeeds.
DABACO có hệ thống các trang trại ni giữ, lai tạo lợn giống gốc cụ kị,
ông bà thuộc các giống Duroc, Pietrain, Landrace, Yorshire được nhập khẩu từ
Canada, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Mỹ… và sản xuất con giống hạt nhân, giống
bố mẹ, giống thương phẩm, tinh lợn cung cấp cho hệ thống chăn nuôi gia công
của Tập đồn và bán ra thị trường.

DABACO có hệ thống các trang trại chăn nuôi gia công gà, lợn với qui mô

10


lớn, trang thiết bị hiện đại, tự động hóa và thân thiện với môi trường. Sản phẩm gà
thịt, lợn thịt đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm
theo qui định của pháp luật và hệ thống HACCP, cung cấp cho thị trường và đáp
ứng nguồn nguyên liệu đầu vào cho nhà máy chế biến thực phẩm của Tập đồn.
DABACO có một xưởng giết mổ lợn, cung cấp các sản phẩm thịt lợn sạch
cho thị trường. DABACO có 1 nhà máy chế biến với các trang thiết bị, công
nghệ hiện đại được nhập khẩu từ Châu Âu, sản xuất các sản phẩm như xúc xích,
dăm bơng, đồ hộp, giị, chả… với hương vị hấp dẫn, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm. Hiện tại nhà máy cung cấp ra thị trường khoảng 300 tấn sản phẩm
chế biến/ tháng.
Để hỗ trợ lĩnh vực chăn ni DABACO có Trung tâm nghiên cứu ứng
dụng và phát triển giống gia súc gia cầm và Trung tâm chẩn đoán thú y thực hiện
các chức năng nghiên cứu, lai tạo giống mới có năng suất, chất lượng cao và sạch
bệnh, tổ chức khảo nghiệm và ứng dụng trong hệ thống trang trại của Tập đoàn
và chuyển giao kết quả nghiên cứu cho người chăn nuôi; lấy mẫu bệnh phẩm,
chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị giúp các đơn vị chăn ni kiểm sốt được
dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.
Trong lĩnh vực chăn nuôi lợn, hiện DABACO có hệ thống 45 trang trại
chăn ni gia cơng lợn thịt tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng n, Hà Nội,
Vĩnh Phúc, Hồ Bình, Hải Dương... sản lượng mỗi năm đạt 7.000 tấn thịt lợn
tươi cung cấp cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận, chất lượng thịt được
người tiêu dùng đánh giá cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với tỷ lệ nạc
đạt trên 64%. Bên cạnh đó, DABACO ln quan tâm đến sự phát triển và thịnh
vượng chung của cộng đồng, đóng góp tích cực cho các hoạt động an sinh xã hội.
Để hỗ trợ tiêu thụ thực phẩm, DABACO xây dựng và phát triển PTN kiểm soát

chuỗi hệ thống thực phẩm. Tiền thân của PTN này là Trung tâm Chẩn đoán Thú
y DABACO được thành lập năm 2008. Hiện nay PTN mở rộng lĩnh vực phân
tích bao gồm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm của
DABACO. Các Phòng chức năng và các PTN được tổ chức theo cấu trúc phân
chia từng công đoạn độc lập (tách mẫu, phân tích xét nghiệm mẫu, tổng hợp và
trả kết quả…) và người thực hiện công đoạn sau kiểm tra cơng đoạn trước để
đảm bảo sự chính xác, khách quan về thao tác và kỹ thuật.
Phịng thí nghiệm của DABACO cam kết xây dựng, thực hiện, duy trì và
khơng ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng Phịng thí nghiệm đạt Tiêu

11


chuẩn Quốc gia VILAS 645 (ISO/IEC 17025:2005), nhằm tạo ra những sản
phẩm, dịch vụ tốt nhất, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đáp
ứng yêu cầu của khách hàng.
2.4. NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ KHÁNG SINH NHĨM
FLUOROQUINOLONE
2.4.1. Kháng sinh nhóm Fluoroquinolone
Fluoroquinolone chia thành 4 nhóm.
Các quinolon thế hệ 1: acid nalidixic và cinoxacin, chủ yếu được dùng
trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng.
Các quinolone thế hệ 2 hay fluoroquinolon, đặc trưng bởi việc thêm nguyên
tử fluorin vào cấu trúc quinolon, được đưa ra thị trường vào giữa những nǎm 1980.
Các thuốc thế hệ 2 gồm ciprofloxacin, enoxacin, grepafloxacin, lomefloxacin,
norfloxacin và ofloxacin. Các thuốc này có dược lực học hơn thuốc thế hệ đầu và
có tác dụng chống nhiều loại vi sinh vật gây nhiễm trùng. Các thuốc thế hệ 2 biểu
hiện tǎng hoạt tính chống gram âm và tác dụng tồn thân. So với các quinolon thế
hệ 1, các fluoroquinolone có ít tác dụng phụ hơn và vi khuẩn không nhanh chóng
kháng thuốc. Việc sử dụng trên lâm sàng bao gồm nhiễm trùng tiết niệu và viêm

đài bể thận không biến chứng và có biến chứng, bệnh lây qua đường tình dục,
viêm tuyến tiền liệt, nhiễm trùng da và mô mềm. Ciprofloxacin xâm nhập tốt vào
xương, do đó thuốc có thể thay thế cho các kháng sinh không dùng đường uống để
điều trị viêm xương tủy do vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
Các fluoroquinolone thế hệ 3 bao gồm gatifloxacin, levofloxacin,
moxifloxacin và sparfloxacin. Các fluoroquinolone thế hệ 3 có hoạt phổ rộng
chống vi khuẩn gram dương, đặc biệt là chống Streptococcus pneumoniae nhạy
cảm và kháng penicillin, và một số tác nhân gây bệnh khơng điển hình
như Mycoplasma pneumoniae và Chlamydia pneumoniae. Các thuốc thế hệ 3
cũng có phổ gram âm rộng nhưng tác dụng chống Pseudomonas kém
ciprofloxacin.
Các fluoroquinolone thế hệ 4 bao gồm trovafloxacin, alatrofloxacin.
Trovafloxacin là hoạt chất dùng đường uống, còn alatrofloxacin là tiền chất của
trovafloxacin được dùng đường tĩnh mạch. Trovafloxacin có tác dụng rõ rệt
chống vi khuẩn kị khí trong khi vẫn giữ được hoạt tính chống gram âm và gram
dương của các fluoroquinolone thế hệ 3.

12


×