HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
BÙI VĂN VIỄN
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN HỆ THỐNG ĐIỂM DÂN CƯ THEO HƯỚNG NÔNG
THÔN MỚI HUYỆN PHONG THỔ - TỈNH LAI CHÂU
Ngành:
Quản lý đất đai
Mã số:
60.85.01.03
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Vũ Thị Bình
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là
trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ bất kỳ học vị nào. Mọi sự giúp đỡ
cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận
văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2017
Tác giả luận văn
Bùi Văn Viễn
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới giáo viên hướng dẫn
khoa học PGS.TS Vũ Thị Bình đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình
thực hiện luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Quản lý đất đai, Học
viện Nơng nghiệp Việt Nam, Phịng Tài nguyên và Môi trường huyện Phong Thổ– tỉnh
Lai Châu, các phòng, ban, cán bộ và nhân dân các xã, thị trấn, huyện Phong Thổ đã
nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2017
Tác giả luận văn
Bùi Văn Viễn
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục viết tắt ........................................................................................................ vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình, biểu đồ............................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.3.
Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.4.
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...................................... 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu ......................................................................................... 3
2.1.
Cơ sở lý luận về phát triển hệ thống điểm dân cư ........................................... 3
2.1.1.
Khái niệm về điểm dân cư.............................................................................. 3
2.1.2.
Thành phần đất đai trong điểm dân cư ............................................................ 6
2.1.3.
Phân loại hệ thống điểm dân cư...................................................................... 9
2.1.4.
Những nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống điểm dân cư ........................... 10
2.2.
Thực trạng và xu thế phát triển hệ thống điểm dân cư một số nước trên
thế giới......................................................................................................... 12
2.2.1
Thực trạng và xu thế phát triển hệ thống điểm dân cư tại Thái Lan ..................... 13
2.2.2.
Thực trạng và xu thế phát triển hệ thống điểm dân cư tại Ấn Độ ........................ 13
2.2.3.
Thực trạng và xu thế phát triển hệ thống điểm dân cư tại Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa.................................................................................................... 14
2.3.
Đặc điểm và xu hướng phát triển điểm dân cư ở Việt Nam.................................. 14
2.3.1.
Xu hướng biến đổi cơ cấu dân số, lao động trong điểm dân cư nông thôn ......... 14
2.3.2.
Thực trạng kiến trúc cảnh quan điểm dân cư nông thôn ................................ 15
2.3.3.
Mối quan hệ giữa đơ thị hóa với phát triển điểm dân cư nông thôn nước
ta trong giai đoạn hiện nay ........................................................................... 18
2.3.4.
Những quy định về quản lý, quy hoạch xây dựng và phát triển điểm dân cư .......... 18
2.4.
Xu hướng phát triển đô thị và điểm dân cư nông thôn tỉnh lai châu..................... 24
iii
2.5.
Một số cơng trình nghiên cứu về phát triển hệ thống điểm dân cư ở Việt
Nam ............................................................................................................. 25
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 27
3.1.
Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 27
3.2.
Thời gian nghiên cứu ................................................................................... 27
3.3.
Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 27
3.4.
Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 27
3.4.1.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phong Thổ .................................. 27
3.4.2.
Thực trạng phát triển điểm dân cư huyện Phong Thổ năm 2015 .................. 27
3.4.3.
Định hướng phát triển mạng lưới dân cư huyện Phong Thổ đến năm 2020............. 27
3.4.4.
Xây dựng mô hình quy hoạch chi tiết điểm dân cư bản Vàng Pheo xã
Mường So huyện Phong Thổ.......................................................................... 28
3.5.
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 28
3.5.1.
Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu .......................................................... 28
3.5.2.
Phương pháp phân tích, xử lý số liệu và tổng hợp ........................................ 28
3.5.3.
Phương pháp phân loại điểm dân cư ............................................................... 28
3.5.4.
Phương pháp xây dựng bản đồ ..................................................................... 30
Phần 4. Kết quả và thảo luận ................................................................................... 32
4.1.
Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ............................................... 32
4.1.1.
Điều kiện tự nhiên........................................................................................ 32
4.1.2.
Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 36
4.1.3.
Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Phong Thổ............ 44
4.2.
Thực trạng phát triển điểm dân cư huyện phong thổ năm 2015 ..................... 46
4.2.1.
Đặc điểm phát triển điểm dân cư đô thị và nông thôn ................................... 46
4.2.2.
Hiện trạng sử dụng đất điểm dân cư huyện Phong Thổ năm 2015................. 48
4.2.3.
Thực trạng hệ thống điểm dân cư ................................................................. 51
4.2.4.
Kết quả phân loại điểm dân cư nông thôn..................................................... 53
4.2.5.
Nhận xét chung về phân loại hệ thống điểm dân cư ......................................... 56
4.2.6.
Thực trạng kiến trúc cảnh quan trong các điểm dân cư huyện Phong Thổ ..... 57
4.2.7.
Kiến trúc cảnh quan các cơng trình trong điểm dân cư ................................. 58
4.3.
Định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư huyện phong thổ đến năm
2020............................................................................................................. 60
iv
4.3.1.
Căn cứ cho định hướng phát triển mạng lưới dân cư..................................... 60
4.3.2.
Định hướng phát triển hệ thống mạng lưới điểm dân cư ............................... 64
4.4.
Xây dựng mơ hình quy hoạch chi tiết điểm dân cư bản vàng pheo xã
mường so huyện phong thổ theo chuẩn nông thôn mới ................................. 71
4.4.1.
Hiện trạng sử dụng đất điểm dân cư Bản Vàng Pheo .................................... 41
4.4.2.
Thiết kế mơ hình quy hoạch điểm dân cư bản Vàng Pheo............................. 71
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 76
5.1.
Kết luận ....................................................................................................... 76
5.2.
Kiến nghị ..................................................................................................... 77
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 78
v
DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
BTNMT
Bộ Tài nguyên và Mơi trường
CNH – HĐH
Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa
CHXHCN
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
GCNQSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HĐND
Hội đồng nhân dân
TNMT
Tài nguyên môi trường
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
UBND
Ủy ban nhân dân
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Giá trị sản xuất kinh tế ngành nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2015 ............ 37
Bảng 4.2. Tình hình phát triển ngành chăn ni huyện Phong Thổ năm 2015 ........... 38
Bảng 4.3. Tình hình biến động dân số huyện Phong Thổ giai đoạn 2010-2015 ......... 40
Bảng 4.4. Tình hình biến động lao động huyện Phong Thổ giai đoạn
2010-2015 ................................................................................................ 40
Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phong Thổ năm 2015 ................................. 49
Bảng 4.6. Hiện trạng sử dụng đất điểm dân cư huyện Phong Thổ năm 2015 ............. 50
Bảng 4.7. Hiện trạng phân bố hệ thống điểm dân cư nông thôn trên địa bàn
huyện Phong Thổ năm 2015 ..................................................................... 52
Bảng 4.8. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư nông thôn huyện Phong
Thổ theo chỉ tiêu nhóm A năm 2015 ......................................................... 53
Bảng 4.9. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư nông thôn huyện Phong
Thổ theo chỉ tiêu nhóm B năm 2015 ........................................................ 53
Bảng 4.10. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư huyện Phong Thổ theo chỉ
tiêu nhóm C năm 2015 ............................................................................. 54
Bảng 4.11. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư huyện Phong Thổ theo chỉ
tiêu nhóm D năm 2015 ............................................................................. 54
Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả phân loại điểm dân cư nông thôn huyện Phong
Thổ Năm 2015 ......................................................................................... 55
Bảng 4.13. Kết quả dự báo quy mô dân số huyện Phong Thổ giai đoạn
2015 - 2020 .............................................................................................. 64
Bảng 4.14. Hiện trạng sử dụng đất điểm dân cư Bản Vàng Pheo ................................. 71
Bảng 4.15. Quy hoạch sử dụng đất điểm dân cư Bản Vàng Pheo đến năm 2020.......... 74
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Phong Thổ trong tỉnh Lai Châu........................................32
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu kinh tế huyện Phong Thổ giai đoạn 2005 - 2015 .......................... 37
Biểu đồ 4.3. Cơ cấu đất đai huyện Phong Thổ năm 2015 .............................................48
Biểu đồ 4.4. Kết quả phân loại điểm dân cư huyện Phong Thổ năm 2015 ....................56
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Văn Viễn
Tên luận văn: Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo
hướng nông thôn mới huyện Phong Thổ - tỉnh Lai Châu
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.0312
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng sử dụng đất, thực trạng xây dựng và phát triển hệ thống
điểm dân cư huyện Phong Thổ - tỉnh Lai Châu.
Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Phong Thổ – tỉnh Lai Châu
theo hướng xây dựng nông thôn mới.
Phương pháp nghiên cứu
Đề thực hiện các nội dung của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu; Phương pháp phân tích, xử lý số liệu và tổng
hợp; Phương pháp phân loại điểm dân cư; Phương pháp xây dựng bản đồ.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả phân loại điểm dân cư năm 2015, tồn huyện Phong Thổ có 177 điểm
dân cư nơng thơn, trong đó có: 19 điểm dân cư loại I với hệ thống cơ sở hạ tầng đã được
xây dựng tương đối đầy đủ; 43 điểm dân cư loại II với cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư
đúng mức nên đời sống của người dân còn nhiều khó khăn và có 115 điểm dân cư loại
III với cơ sở hạ tầng trong điểm dân cư ít được đầu tư và đời sống người dân cịn khó
khăn. Qua kết quả phân loại cho thấy các điểm dân cư loại I và II chủ yếu tập trung tại
trung tâm huyện, xã nên việc đầu tư cơng trình cơng cộng cho những điểm dân cư này
khá thuận lợi. Với điểm dân cư loại III thường là các bản, làng phân bố xa trung tâm xã
gây khó khăn cho cơng tác đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như vấn đề quản lý xã hội của địa
phương. Kiến trúc cảnh quan nhà ở, cơng trình hạ tầng của khu vực trung tâm huyện
tương đối đẹp và khang trang, còn ở khu vực nông thôn kiến trúc nhà ở khá lộn xộn,
công trình hạ tầng có mật độ xây dựng và tầng cao trung bình thấp gây lãng phí đất đai.
Định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư huyện Phong Thổ đến năm 2020
được xây dựng trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện, của
tỉnh và có sự kế thừa kết quả quy hoạch của các ngành nên đảm bảo tính khả thi và
hợp lý. Đến năm 2020, mạng lưới dân cư hình thành hai loại: điểm dân cư đô thị và
điểm dân cư nông thôn. Xây dựng các điểm dân cư đô thị văn minh và hiện đại, đồng
ix
thời tiến hành chỉnh trang, cải tạo hệ thống điểm dân cư nông thôn kết hợp với quy
hoạch mở rộng, mở mới cơ sở hạ tầng đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân địa
phương. Định hướng đến năm 2020, tổng số điểm dân cư nơng thơn tồn huyện là 177
điểm dân cư, trong đó có 39 điểm dân cư loại I, 53 điểm dân cư loại II và cịn 85 điểm
dân cư loại III.
Việc xây dựng mơ hình quy hoạch chi tiết điểm dân cư Bản Vàng Pheo nhằm
mục đích để khai thác sử dụng quỹ đất hợp lý, tiết kiệm, làm tiền đề cho việc thiết kế
quy hoạch các điểm dân cư theo hướng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Mơ hình quy
hoạch chi tiết điểm dân cư đảm bảo sự phát triển bền vững, lâu dài, làm cơ sở triển khai
các dự án xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt.
x
THESIS ABSTRACT
Master candidate: Bui Van Vien
Thesis title: Assess situation and orientation development of residential points system
by New Rural Plan in Phong Tho district, Lai Chau province
Major: Land management
Code: 60.85.01.03
Educational organization: Viet Nam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Assessing situation of land used, contruction and development of residential
point system in Phong Tho district, Lai Chau province.
- Orienting development of residential point system in Phong Tho district, Lai
chau province toward New Rural Plan.
Methodology
To implementing objects above, we used methods following: Collecting
document and data method; Analysis data and summarize method; Method of
categorizing residential point; Method of mapping.
Main findings and conclusion
Categorise point residental result in 2015 show that the Phong Tho district has
177 residential rural points including 19 class I residential points with infrastructures
were completely builded; 43 class II residential points which had infrastructure under
investment leading to standard leaving difficult; and 115 class III residential points
which was limited investment and standard leaving strongly difficult. The result also
show that class I and II residental points focus on district and communes center, thus
public investment was be favourable. Inversely, class III far from center leading to
difficult in infrastructure investment and social management. Achitecture and
infrastructure in center were beautiful and spacious, achitecture in others areas were
disorder, infrastructures were high density and average high of floor was low leading to
land waste.
Oritenting development network of residental point of Phong Tho to 2020 was
builded base on the master plan of socio-economic development of the district and
province and has inherited the planning results of the sectors. It will ensure feasibility
and reasonable. By 2020, the residental points network will be divided into two types:
urban residental points and rural residental points. Residental points will be builded
civilization and modernization, simultanous reorganization and revolution the rural
residental points in combination with the expanded planning and opening of new
xi
infrastructure so as to ensure good service for population. Oritented to 2020, number of
residential points is 177, including 39 class I residential points; 53 class II residential
points; and 85 class III residential points.
Developing the detailed master plan model in Vang Pheo residental points aims
to using resonable land resoures, economical as a premise for the master plan of new
rural residential points in district. The detailed planning model of the residential area
assures the sustainable and long-term development as a basis for the implementation of
construction and construction management projects under the approved planning.
xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong xu thế phát triển hiện nay, nơng nghiệp vẫn đóng vai trị vơ cùng
quan trọng trong đời sống của mỗi quốc gia và trong kinh tế nông thôn. Bất kỳ
một quốc gia nào xuất phát điểm của nền kinh tế ban đầu cũng là nơng nghiệp,
sau q trình cơng nghiệp hóa mới trở thành các nước cơng nghiệp phất triển. Vì
vậy, xây dựng nơng thơn mới được Đảng và Nhà nước Việt Nam cho là một
trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Là một huyện vùng biên giáp với Trung Quốc đã và đang được Nhà nước
đặc biệt ưu tiên với nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Huyện Phong
Thổ khẩn trương chỉ đạo các cấp các ngành, người dân cùng chung tay thực hiện
chương trình xây dựng nơng thơn mới và coi đó là nhiệm vụ trọng yếu của cả hệ
thống chính trị.
Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn huyện có 01 điểm quy hoạch điểm
dân cư hoàn chỉnh là thị trấn Phong Thổ tuy nhiên điểm quy hoạch này chưa có
sự liên kết rõ ràng với các điểm dân cư khác trong huyện. Sự phát triển ở các
điểm dân cư chủ yếu là tự phát, quá trình xây dựng nhà dựa vào nguồn vốn cự có,
các cơng trình hạ tầng xây dựng chưa đồng bộ chưa được bố trí hợp lý và phù
hợp với nhu cầu của người dân.
Theo xu thế phát triển, các điểm dân cư trong huyện ngày càng tăng và
thực tế cho thấy sự phân bố mạng lưới dân cư ở đơ thị và ở vùng nơng thơn cịn
có nhiều bất cập và hạn chế như: tình trạng xây dựng điểm dân cư còn phân tán,
lộn xộn, mạng lưới các cơng trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cịn thiếu và
khơng đồng bộ, khơng đảm bảo u cầu cho hiện tại và cho nhu cầu phát triển
trong những năm tới. Chính vì vậy, việc đánh giá thực trạng và định hướng điểm
dân cư nhằm xác định cơ sở pháp lý và khoa học cho việc quản lý và phát triển
các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn toàn huyện để đảm bảo ổn định đời sống
và hướng tới sự phát triển bền vững là rất cấp thiết.
Với mục đích xây dựng phát triển mạng lưới điểm dân cư theo hướng phát
triển nông thôn mới tạo tiền đề cho sự phát triển chung của huyện, đồng thời đảm
bảo đời sống cho người dân và thúc đẩy phát triển ổn định bền vững, tôi thực hiện
1
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm
dân cư theo hướng nông thôn mới huyện Phong Thổ - tỉnh Lai Châu”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất, thực trạng xây dựng và phát triển hệ
thống điểm dân cư huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
- Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư trên địa bàn huyện Phong
Thổ, tỉnh Lai Châu.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Phong Thổ - tỉnh Lai
Châu với diện tích đơn vị hành chính của huyện là 102.924,9ha bao gồm 01 thị
trấn là thị trấn phong thổ và 17 đơn vị hành chính cấp xã.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Đánh giá thực trạng hệ thống điểm dân cư trên cơ sở phân tích các đặc
điểm tính chất quy mô hạ tầng cơ sở của từng điểm dân cư. Dựa vào những kết
quả đó nhằm xác định cơ sở pháp lý và khoa học cho việc quản lý và phát triển
các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn toàn huyện để đảm bảo ổn định đời sống
và hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai.
Thực hiện nghiên cứu Luận văn làm cơ sở đánh giá việc tổ chức việc sử
dụng đất, thực trạng xây dựng và phát triển hệ thống điểm dân cư đô thị và nông
thôn trên địa bàn huyện Phong Thổ - tỉnh Lai Châu.
Đề xuất định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện theo hướng
xây dựng nông thôn mới và các giải pháp thực hiện phải thiết thực phù hợp với
đặc điểm của địa phương, tuân thủ quy định theo tiêu chuẩn của pháp luật và Nhà
nước. Góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững, lâu dài cho huyện.
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐIỂM DÂN CƯ
2.1.1. Khái niệm về điểm dân cư
- Điểm dân cư đô thị:
Điểm dân cư đô thị là điểm dân cư tập trung phần lớn những người dân
phi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo kiểu thành thị.
Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là tập trung chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hóa hoặc chun ngành, có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, Đô thị bao gồm
nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn. Dân
số tồn đơ thị là dân số của khu vực nội thị và khu vực ngoại thị.
- Điểm dân cư nông thôn:
Theo quan điểm về xã hội học thì điểm dân cư nơng thơn là địa bàn cư trú
có tính chất cha truyền con nối của người dân nơng thơn (xóm, làng, thơn, bản,
bn, ấp), đó là một tập hợp dân cư sinh sống chủ yếu theo quan hệ láng giềng,
nó được coi là những tế bào của xã hội người Việt từ xa xưa đến nay (Vũ Thị
Bình, 2007).
Tại điều 3 Khoản 16 Luật Xây dựng năm 2014 thì điểm dân cư nơng thôn
là nơi cư trú tập trung của các hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh
hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định, được hình
thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và các yếu tố khác.
2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển điểm dân cư tại Việt Nam
Theo nhà sử học Nguyễn Quang Ngọc, nghiên cứu về điểm dân cư ở nơng
thơn trước hết phải nói đến làng. Làng vốn là một đơn vị tụ cư, đơn vị kinh tế,
đơn vị tín ngưỡng và sinh hoạt văn hố cộng đồng của người Việt xuất hiện từ rất
sớm. Chính quyền trung ương đã dựa vào làng Việt truyền thống, biến làng thành
một đơn vị quan hệ xã hội. Qua bao nhiêu biến đổi phức tạp của lịch sử phát
triển, làng vẫn tồn tại và vẫn giữ được bản sắc riêng của mình. Ngày nay xã là
đơn vị hành chính có quyền lực về mọi mặt nhưng làng vẫn là cốt lõi tinh thần và
vật chất của xã. Như vậy, khi nói đến “Làng” là đã chứa đựng một cách tương
đối hoàn chỉnh một đơn vị cấu thành cơ bản ở nông thôn (Đỗ Đức Viêm, 1997).
3
Sự phân bố các điểm dân cư trên các vùng lãnh thổ nước ta khơng đồng
đều. Q trình hình thành và phát triển điểm dân cư phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên (đất đai, khí hậu, địa hình...) và điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập
quán của mỗi vùng, trong đó các yếu tố về điều kiện tự nhiên giữ vai trò rất quan
trọng. Đặc trưng về mạng lưới dân cư trên các vùng thể hiện như sau:
* Vùng trung du và miền núi: Phổ biến ở rìa phía vùng trung du và miền
núi phía Bắc, các huyện trung du miền núi của các tỉnh Duyên Hải Tây Ngun.
Địa hình cơ bản là đồi gị, núi cao hay vùng cao nguyên rộng lớn là nơi bậc thềm
cao ráo, lưới sông suối phân bố tương đối đều, nước sinh hoạt chủ yếu lấy từ
giếng khơi hay nguồn nước mặt tuỳ theo vùng. Đồng cao thích hợp cho việc
trồng cạn. Nhà ở thường tập trung trên mặt thềm bằng phẳng, có vườn rộng để
trồng cây lâu năm, nhà ở giữa vườn... Vì thế nhà ở thưa, thành những xóm nhỏ,
khoảng cách giữa các xóm cũng khá xa. Tại nơi có đồi gị thì nhà ở tập trung ở
chân đồi, gị, để dành đất cho canh tác. Nhà ở gần nhau hơn, tập trung hơn, bao
quanh đồi nếu là những đồi riêng lẻ, còn nếu là dải đồi rộng giáp núi thì nhà hay
bám lấy phía thơng ra các cánh đồng. Đường đi lối lại dễ dàng nên phần lớn là
đường mịn, khơng có những trục đường rõ rệt, trừ khi làng nằm dọc các dịng
sơng, suối. Đất đai khơ ráo, bạc màu, nhiều nơi có đá ong, năng suất cây trồng
không cao, kinh tế nông nghiệp không phồn thịnh, nhà ở đơn sơ, nhỏ bé. Có nơi
là đất lâm trường, nông trường (Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2007).
* Vùng đồng bằng: Làng, thôn cũng nằm trên các bậc thềm để tránh lụt,
quy mô tương đối lớn, đông vui, các điểm dân cư cách nhau khoảng 2 - 4 km, rải
tương đối đều trên diện tích đất đai, mỗi điểm bao gồm 4-6 làng sát cạnh nhau.
Làng đã có luỹ tre bao quanh, nhà cửa khang trang, đình chùa to, đẹp, giao thông
giữa các làng thuận tiện.
+ Đồng bằng Bắc Bộ: là nơi tập trung dân cư với mật độ cao nhất trong cả
nước. Các điểm dân cư nơng thơn ở đây đều là các làng xóm được hình thành lâu
đời trong quá trình phát triển của lịch sử đất nước, người dân đắp đê, trị thuỷ để
sản xuất lúa nước.
Về mặt tổ chức xã hội: trong suốt quá trình phát triển lịch sử xã hội các
đơn vị cơ sở căn bản vẫn duy trì theo các làng xóm truyền thống nên đa số các
điểm dân cư nơng thôn đều rất ổn định.
Sự phân bố các điểm dân cư nông thôn tương đối tập trung và được liên
4
hệ với nhau bằng mạng lưới đường bộ liên huyện, liên xã được hình thành từ lâu
và thường xuyên được tu bổ nâng cấp.
Mật độ các điểm dân cư cao, quy mô mỗi điểm dân cư cũng tương đối lớn.
+ Đồng bằng Nam Bộ: Mật độ các điểm dân cư khơng cao, quy mơ khơng
lớn, tính ổn định của các điểm dân cư này cũng thấp hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Các hộ dân cư nơng thơn sống ít tập trung nên cũng gây trở ngại cho việc
hình thành các mạng lưới cơng trình dịch vụ, phúc lợi cơng cộng cho khu vực
nông thôn.Về giao thông đi lại đường bộ gặp nhiều khó khăn nhất là vào mùa
mưa lũ, phát triển mạnh giao thông đường thuỷ trên các kênh rạch.
+ Vùng duyên hải miền trung: Là những dải đồng bằng nhỏ ven biển, đất
đai kém màu mỡ, năng suất cây trồng thấp, ngồi việc sản xuất nơng nghiệp cư
dân có thêm nghề đánh cá và làm muối. Mật độ các điểm dân cư thưa, quy mô
nhỏ. Cơ sở hạ tầng kém phát triển, giao thơng đi lại khó khăn.
* Vùng ven sông ven biển: Thường chạy song song với sông, ngăn cách
với sông bởi hệ thống đê cao đối với đồng bằng Bắc bộ, rộng và trong làng đồng
bằng có nhiều sống đất cao. Đây cũng là vùng bị bão lụt đe doạ nhiều, nhưng
cũng là nơi đất đai màu mỡ. Làng tập trung trên các sống đất cao, nên to lớn và
có hình dáng kéo dài. Như thế ưu điểm quần cư khơng rải đều trên diện tích đất
đai mà có hướng chạy dài rõ rệt, hoặc theo dịng sơng mới, hoặc theo dịng sơng
cũ và quy mơ cũng khơng đều, có nơi rất dày đặc đến trên chục làng, nơi thưa chỉ
có 2 - 3 làng, tuỳ kích thước của sống đất (Viện Quy hoạch và thiết kế nơng
nghiệp, 2007).
Kiểu làng bố trí trên bãi triều nhà thường tập trung thành hai dãy dọc hai
bờ kênh, xây dựng thấp nhưng khá chắc chắn, nếu lợp rạ hay cói thì mái cũng
được đè chặt cẩn thận. Nhà ở sít nhau, vườn hẹp không như trên các cồn cát.
Nằm ở các đảo bãi triều, ba bề là sông, một bề là biển, thuỷ triều lên xuống hàng
ngày, nước mặn. Muốn xây dựng điểm quần cư phải đắp đê bao quanh và đê phải
kiên cố vì ảnh hưởng của biển mạnh, đặc biệt là vào mùa mưa bão. Các làng nằm
rải rác, nhưng do mạng lưới kênh rạch chằng chịt mà làng nào cũng ở ven dịng
nước. Làng khơng to, nhưng nhà cửa thì chắc chắn, thường là xây gạch kiên cố
đối với miền Bắc và đơn giản, kết cấu xây dựng nhẹ đối với miền Nam.
Qua các kiểu quần cư vùng nơng thơn nói trên ta thấy quan hệ giữa môi
trường tự nhiên và cấu trúc làng xã thể hiện rõ rệt. Tại những nơi địa hình thấp,
5
làng nhỏ và rải khá đều, còn tại những nơi cao thấp khơng đều thì làng tập trung
ở chỗ cao như trên các sống đất, các dải cồn, nhiều làng có quy mơ lớn. Nơi đất
tốt, mật độ điểm quần cư cao có tới 1,5-2 điểm/km2 vì dễ thâm canh tăng vụ, còn
nơi đất xấu, bạc màu mật độ điểm quần cư thấp 0,3-0,5 điểm/km2 (Viện Quy
hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2007).
2.1.2. Thành phần đất đai trong điểm dân cư
2.1.2.1. Thành phần đất đai trong đô thị
- Khu đất công nghiệp:
Khu đất công nghiệp trong đô thị bao gồm đất xây dựng các xí nghiệp
cơng nghiệp và thủ cơng nghiệp được bố trí tập trung thành từng khu vực, trong
đó tính cả đất giao thơng nội bộ, các bến bãi hoặc cơng trình quản lý phục vụ cho
các nhà máy.
Khu đất công nghiệp là thành phần quan trọng của cơ cấu đô thị đồng thời
là một yếu tố quan trọng của sự hình thành và phát triển đơ thị. Do yêu cầu về
sản xuất và bảo vệ môi trường sống, để tránh những ảnh hưởng độc hại của sản
xuất công nghiệp, một số cơ sở sản xuất phải được bố trí ở bên ngồi thành phố,
được cách ly với các khu vực khác. Ngược lại, một số loại xí nghiệp công nghiệp
và thủ công nghiệp mà sản xuất không ảnh hưởng xấu đối với mơi trường thì có
thể bố trí trong khu dân dụng thành phố.
- Khu đất kho tàng:
Khu đất kho tàng thành phố bao gồm đất xây dựng các kho trực thuộc và
không trực thuộc thành phố, kể cả đất đai xây dựng các trang thiết bị kỹ thuật
hành chính phục vụ, cách ly, bảo vệ... của các kho tàng.
- Khu đất giao thông đối ngoại:
Bao gồm các loại đất phục vụ cho yêu cầu hoạt động của các phương tiện
giao thông vận tải của thành phố liên hệ với bên ngoài, cụ thể là:
+ Đất giao thông đường sắt: Gồm đất sử dụng cho các tuyến đường sắt
(không kể đường sắt dùng riêng theo yêu cầu của công nghiệp), nhà ga các loại,
kho tàng, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho yêu cầu hoạt động của giao thông
đường sắt.
+ Đất giao thông đường bộ: Là các loại đất xây dựng tuyến đường, bến xe,
6
các trạm tiếp xăng dầu, bãi để xe, gara thành phố và cơ sở phục vụ cho giao
thông đường bộ.
+ Đất giao thông đường thuỷ: Bao gồm đất xây dựng các bến cảng hành
khách và hàng hoá, kể cả các kho tàng, bến bãi, cơng trình phục vụ và trang thiết
bị kỹ thuật phục vụ yêu cầu hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá của
thành phố với bên ngồi.
+ Đất giao thơng hàng khơng: Là đất xây dựng các sân bay dân dụng của
thành phố, nhà ga hàng khơng và hệ thống cơng trình thiết bị kỹ thuật khác của
các sân bay.
- Khu đất dân dụng đô thị:
Bao gồm các loại đất xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cơng cộng,
đường phố, quảng trường... phục vụ nhu cầu về nhà ở, nghỉ ngơi, giải trí của
nhân dân thành phố. Theo tính chất sử dụng, đất dân dụng thành phố được chia
thành 4 loại chính:
+ Đất xây dựng nhà ở: Bao gồm các loại đất xây dựng từng nhà ở, đường
giao thơng, hệ thống cơng trình phục vụ công cộng, cây xanh trong phạm vi tiểu
khu nhà ở, còn được gọi là đất ở thành phố.
+ Đất xây dựng trung tâm thành phố và các cơng trình phục vụ cơng cộng:
Gồm đất xây dựng các cơng trình phục vụ về thương nghiệp, văn hoá, y tế, giáo
dục... ngồi phạm vi khu nhà ở. Các cơng trình đó do tính chất và u cầu phục
vụ riêng mà có thể có vị trí quy hoạch khác nhau hoặc tập trung ở trung tâm
thành phố, trung tâm nhà ở, hoặc ở bên ngoài khu vực thành phố.
+ Đất đường và quảng trường hay cịn gọi là đất giao thơng đối nội: Bao
gồm đất xây dựng mạng lưới đường phố phục vụ yêu cầu đi lại bên trong thành
phố kể cả các quảng trường lớn của thành phố.
+ Đất cây xanh đô thị: Bao gồm đất xây dựng các công viên, vườn hoa của
thành phố và khu nhà ở.
Các mặt nước dùng cho yêu cầu nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân cũng
được tính vào diện tích cây xanh. Khi mặt nước quá lớn, chỉ tính 30% diện tích
mặt nước vào diện tích cây xanh thành phố.
- Đất khu đặc biệt:
Là loại đất phục vụ cho yêu cầu riêng biệt như doanh trại quân đội, các cơ
7
quan hành chính khơng thuộc thành phố, các cơ quan ngoại giao, nghĩa trang,
cơng trình kỹ thuật xử lý nước bẩn, bãi rác...
Các đơ thị có quy mơ trung bình trở lên thường có cơ cấu hồn chỉnh với
5 loại đất trên. Ở các đơ thị lớn, ngồi phần đất nội thành cịn có đất ngoại thành
với các thành phần gồm đất sản xuất nông nghiệp hoặc đất cây xanh xung quanh
thành phố. Đất ngoại thành phục vụ cho việc tổ chức sản xuất công nghiệp, đáp
ứng một phần nhu cầu đời sống của nhân dân, đồng thời tổ chức các cơ sở nghỉ
ngơi, giải trí, hệ thống trang bị kỹ thuật... của thành phố (Nguyễn Thế Bá, 2004)..
2.1.2.2. Thành phần đất đai trong điểm dân cư nông thôn
- Đất ở và đất vườn trong khuôn viên thổ cư của hộ gia đình:
Đây là loại đất gắn liền với đời sống vật chất, tinh thần của người dân
nông thôn. Mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt của hộ gia đình diễn ra đều có
liên quan đến loại đất này.
Khái niệm về thổ cư cho mỗi hộ gia đình ở nông thôn bao gồm cả phần
không gian phục vụ sinh hoạt gia đình và khơng gian để triển khai các hoạt động
theo phương thức kinh tế Vườn - Ao - Chuồng hoặc Vườn - Rừng - Ao - Chuồng
(Vũ Thị Bình, 2007).
Do đặc điểm của hoạt động sản xuất gia đình nên trong nơng thơn, đất ở
của mỗi hộ bao gồm cả phần diện tích phục vụ cho yêu cầu sản xuất phụ trong
gia đình. Thực tế phát triển nơng thôn ở nước ta những năm gần đây đã khẳng
định rằng đây là một phương thức tốt, phù hợp với thực tế của vùng nông thôn.
Để tận dụng hết mọi khả năng và mọi thời gian có thể để đầu tư vào lao động sản
xuất, hệ thống Vườn-Ao-Chuồng trong kinh tế gia đình ln ln gắn liền với
phần đất ở của mỗi gia đình trong mối quan hệ đan xen và hỗ trợ nhau. Những
phần không gian trong khuôn viên hộ gia đình có thể bao gồm cả hai chức năng
sản xuất và sinh hoạt.
Theo Luật Đất đai năm 2013 thì đất ở của hộ gia đình cá nhân tại nông
thôn bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các cơng trình phục vụ đời sống,
vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc điểm dân cư nông thôn, phù hợp với xây
dựng điểm dân cư nông thôn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Do lịch sử hình thành đất điểm dân cư có sự khác nhau nên cơ cấu diện
tích loại đất này trong các điểm dân cư cũng rất khác nhau giữa các địa phương.
Qua kết quả nghiên cứu điều tra thực tế cho thấy đất thổ cư chiếm khoảng 30 -
8
60% tổng diện tích của điểm dân cư, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng.
Vùng đồng bằng thường có tỷ lệ đất thổ cư trong điểm dân cư cao hơn miền núi
(Vũ Thị Bình, 2007).
- Đất chuyên dùng trong điểm dân cư:
Đất chuyên dùng trong điểm dân cư bao gồm đất xây dựng trụ sở cơ quan,
cơng trình sự nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất có mục đích
cơng cộng (các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, phúc lợi xã hội, đất làm đường sá và
mương rãnh thốt nước, đất mặt nước, cây xanh, khn viên cơng cộng...). Đây
là loại đất phục vụ cho mục đích công cộng của cộng đồng xã hội. Tuỳ theo đặc
điểm về địa lý và tốc độ phát triển của mỗi địa phương mà cơ cấu diện tích các
loại đất này cao hay thấp. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển chung thì nhu cầu
sử dụng của loại đất này sẽ ngày càng cao (Vũ Thị Bình, 2007).
Đất chuyên dùng trong điểm dân cư do chính quyền các địa phương và
các tổ chức trực tiếp quản lý sử dụng nhưng phải thực hiện theo đúng quy hoạch
và pháp luật, đảm bảo cho việc sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm nhằm đáp ứng
mục tiêu phát triển lâu dài của đất nước và cộng đồng dân cư.
2.1.3. Phân loại hệ thống điểm dân cư
2.1.3.1. Phân loại đô thị
Nhằm phục vụ cho công tác quản lý hành chính về đơ thị cũng như để xác
định cơ cấu và định hướng phát triển đô thị, đô thị được phân chia thành nhiều
loại khác nhau. Thơng thường việc phân loại đơ thị dựa theo tính chất, quy mơ và
vị trí của nó trong mạng lưới đô thị quốc gia (Nguyễn Thế Bá, 2004).
Ở nước ta, theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phân loại đô thị. Hệ thống đô thị được phân thành 6 loại
như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV, loại V. Các đô thị ở vùng
cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì quy mơ dân số và mật độ dân số có
thể thấp hơn nhưng tối thiểu phải đạt 50% tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn
khác phải đảm bảo tối thiểu 70% mức tiêu chuẩn quy định so với các loại đơ thị
tương đương (Chính phủ, 2009b).
2.1.3.2. Phân loại hệ thống điểm dân cư nông thôn
Theo Luật Xây dựng số 16/2003 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập
9
trung của nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt
động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã,
ấp, bản, bn, phum, sóc (sau đây gọi chung là thơn) được hình thành do điều
kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá, phong tục, tập quán và các yếu
tố khác (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2003)
Ngày 16/4/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
491/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu baựng mơ hình nông thôn mới nhằm thực
hiện các mục tiêu quốc gia về nông thôn phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội
của đất nước và từng thời kỳ. Bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành 5 nhóm:
Nhóm tiêu chí về quy hoạch, về hạ tầng kinh tế - xã hội, về kinh tế và tổ chức sản
xuất, về văn hóa - xã hội - mơi trường và về hệ thống chính trị.
Phân loại điểm dân cư cần căn cứ vào những đặc điểm cơ bản sau: Điều
kiện sống và lao động của dân cư; Chức năng của điểm dân cư; Quy mô dân số,
quy mô đất đai trong điểm dân cư; Vị trí điểm dân cư trong cơ cấu cư dân; Cơ
cấu lao động theo các ngành kinh tế (Chính phủ, 2009a).
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 4418 quy định phương pháp đánh giá và phân
loại điểm dân cư nông thôn như sau (Bộ xây dựng, 1987):
*Mạng lưới điểm dân cư hiện trạng được phân thành 3 loại:
- Loại 1: Là các điểm dân cư chính, tồn tại lâu dài và phát triển gần những
làng bản được quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo để trở thành điểm dân cư
chính của hệ thống dân cư chung trên địa bàn lãnh thổ toàn huyện, được ưu tiên
quy hoạch và xây dựng đồng bộ. Các điểm dân cư này có các trung tâm sản xuất
và phục vụ công cộng chung của xã.
- Loại 2: Là các điểm dân cư phụ thuộc, phát triển có giới hạn. Các điểm
dân cư này có mối quan hệ hoạt động sản xuất và sinh hoạt gắn chặt với các điểm
dân cư chính.
- Loại 3: Là những xóm, trại, ấp nhỏ khơng có triển vọng phát triển, không
thuận lợi cho tổ chức sản xuất và đời sống, trong tương lai gần cần có biện pháp
và kế hoạch di chuyển theo quy hoạch.
2.1.4. Những nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống điểm dân cư
2.1.4.1. Nguyên tắc phát triển không gian đô thị
- Tuân thủ quy hoạch vùng lãnh thổ về địa lý và phát triển kinh tế: Mỗi đô
10
thị đều phải gắn bó với sự phát triển của tồn vùng vì quy hoạch vùng đã cân đối
sự phát triển cho mỗi điểm dân cư trong vùng lãnh thổ.
- Triệt để khai thác các lợi thế của điều kiện tự nhiên: Những đặc trưng
của cảnh quan thiên nhiên là cơ sở để hình thành cấu trúc khơng gian đơ thị. Các
giải pháp quy hoạch, đặc biệt là trong cấu trúc chức năng cần phải tận dụng triệt
để các điều kiện tự nhiên, nhằm cải thiện nâng cao hiệu quả của cảnh quan mơi
trường đơ thị và hình thành cho đơ thị một đặc thù riêng hịa hợp với thiên nhiên
ở địa phương đó.
- Phù hợp với tập quán sinh hoạt truyền thống sinh hoạch của địa phương
và dân tộc: Mỗi địa phương, mỗi dân tộc có một phong tục tập quán khác nhau.
Đó là vốn tri thức bản địa quý giá cần được khai thác và kế thừa để tạo cho mỗi
đơ thị một hình ảnh riêng của dân tộc và địa phương mình. Quy hoạch xây dựng
và phát triển đơ thị cịn phải hết sức lưu ý đến vấn đề cơ cấu tổ chức của các khu
ở, khu trung tâm đô thị và các khu đặc trưng khác như khu vực danh lam thắng
cảnh, khu vực lịch sử, khu vực tâm linh tôn giáo…
- Kế thừa và phát huy thế mạnh của hiện trạng: Cần phải kết hợp và phát
huy mọi tiềm năng giữa cái cũ và cái mới trong đô thị, giữa truyền thống và hiện
đại, đặc biệt chú ý đến cơng trình kiến trúc có giá trị, các khu phố cổ truyền thống.
- Phát huy vai trò của khoa học kỹ thuật tiên tiến: Thiết kế quy hoạch tổng
thể xây dựng đô thị phải đảm bảo phát huy tốt các mặt về kỹ thuật đô thị, trang
thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại, đặc biết là giao thông đô thị. Cần đảm bảo
thực hiện các quy chế và chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật xây dựng. Phải tuân thủ các
chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương về xây dựng
phát triển đơ thị, hiện đại hóa các trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện giao thông
vận tải, thông tin liên lạc.
- Tính cơ động và hiện thực của đồ án quy hoạch: Bất kỳ một đồ án nào
khi thiết kế cũng phải đề cập đến khả năng thực thi của nó và trong từng giai
đoạn. Muốn thực hiện được ý đồ phát triển tốt thì tính cơ động và linh hoạt của
đề án phải rất cao, có nghĩa là trước những hiện tượng đột biết về đầu tư xây
dựng hoặc những chủ trương mới của chính quyền về xây dựng đơ thị thì hướng
phát triển cơ bản và lâu dài của đô thị vẫn được đảm bảo (Nguyễn Thế Bá, 2004).
2.1.4.2. Nguyên tắc phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn
- Dựa trên những cơ sở phương hướng, nhiệm vụ, phát triển sản xuất
11
(trồng trọt, chăn nuôi, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ), đồng
thời phải phục vụ thiết thực cho các kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
của địa phương.
- Phù hợp với quy hoạch bố trí lao động, dân cư trên địa bàn huyện và
phải xem xét đến quan hệ với các điểm dân cư lân cận, phải phối hợp chặt chẽ
với các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan như quy hoạch thủy lợi, quy
hoạch giao thông, quy hoạch đồng ruộng.
- Phải xuất phát từ tình hình hiện trạng, khả năng về đất đai, nhân lực, vốn
đầu tư, theo phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đồng thời phải
phù hợp với điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậy, thủy văn…), phù hợp với các
truyền thống, tập quán tiến bộ về sản xuất và sinh hoạt chung của từng vùng,
từng dân tộc.
- Đảm bảo yêu cầu về quốc phòng, chống bão lụt và bảo vệ môi trường.
- Cần xét đến triển vọng phát triển trong tương lai, phải đáp ứng các yêu
cầu sản xuất và đời sống trong giai đoạn trước mắt, đồng thời phải có phương
hướng quy hoạch dài hạn từ 15 đến 20 năm.
- Kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo và xây dựng mới, triệt để tận dụng những
cơ sở cũ có thể sử dụng được vào mục đích sản xuất và phục vụ đời sống (Quyền
Thị Lan Phương, 2006).
2.2. THỰC TRẠNG VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐIỂM DÂN
CƯ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Sự phát triển kinh tế và xã hội của các khu vực trên thế giới rất không
đồng đều. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Âu, Mỹ bước vào
giai đoạn cực thịnh của nền cơng nghiệp thì ở Châu Á, châu Phi và châu Mĩ La
Tinh nhiều nước còn là thuộc địa một số khác mới giành được độc lập, chưa ra
khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu.
Sự lớn mạnh nhanh chóng của nền sản xuất cơng nghiệp ở các nước kéo
theo sự ra ñời của hàng loạt đô thị với mức độ tập trung dân số cao. Ở nhiều
thành phố, môi trường sống bị ô nhiễm đến mức báo động. Ngành khoa học
nghiên cứu về quy hoạch phát triển đơ thị đã ra đời để tìm giải pháp sửa chữa
những sai lầm của sự phát triển tự do, ồ ạt trong khu vực các thành thị. Khu vực
nơng thơn ít được chú ý nhất là về lý thuyết quy hoạch phát triển nơng thơn. Vì
vậy, đây là một lĩnh vực mới mẻ. Mỗi nước tuỳ điều kiện kinh tế, xu hướng
12