Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mức năng lượng trao đổi (me) và protein trong khẩu phần ăn của bò lai (bbb x lai sind) nuôi thịt tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 73 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THANH SƠN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC NĂNG LƯỢNG
TRAO ĐỔI (ME) VÀ PROTEIN TRONG KHẨU PHẦN ĂN
CỦA BỊ LAI (BBB x lai Sind) NI THỊT TẠI HÀ NỘI

Chuyên ngành:
Mã số:
Người hướng dẫn khoa học:

Chăn ni
60.62.01.05
TS. Lê Việt Phương

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn


Trần Thanh Sơn

i

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Lê Việt Phương - Học viện Nông nghiệp Việt Nam dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Dinh dưỡng và Thức ăn, Khoa Chăn nuôi – Học Viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Đảng ủy khối các
cơ quan tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Trần Thanh Sơn


ii

năm 2017


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh sách các ký hiệu, chữ viết tắt ................................................................................ v
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục hình, đồ thị ................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ...................................................................................................... viii
Thesis summary ............................................................................................................ x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.............................................................. 2

1.3.1


Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 2

1.3.2

Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài................................................................................ 3

2.1.1.

Trao đổi năng lượng ở gia súc nhai lại.............................................................. 3

2.1.2.

Quá trình tiêu hóa thức ăn và trao đổi chất trong dạ cỏ của loài nhai lại............ 5

2.1.3.

Phương pháp xác định các loại năng lượng của thức ăn cho gia súc nhai lại .............. 9

2.1.4.

Các hệ thống năng lượng trong dinh dưỡng gia súc nhai lại............................ 10

2.2

Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngồi ............................................ 13


2.2.1

Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................... 13

2.2.2

Tình hình nghiên cứu ngồi nước ................................................................... 16

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 22
3.1.

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................. 22

3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 22

3.1.2.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 22

3.1.3.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 22

3.2.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 22


3.3.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 22

iii


3.3.1.

Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein trong khẩu phần
ăn cho nhóm bị lai (BBB x lai Sind) giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi .................... 22

3.3.2.

Phương pháp phân tích thức ăn ...................................................................... 26

3.4.

Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 27

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 28
4.1.

Khả năng sinh trưởng của bò lai F1 (BBB x lai Sind) giai đoạn 6 - 12
tháng tuổi ....................................................................................................... 28

4.1.1.

Sinh trưởng tích lũy của bị lai F1 (BBB x lai Sind) giai đoạn 6 - 12 tháng
tuổi ................................................................................................................ 28


4.1.2.

Sinh trưởng tuyệt đối của bê lai F1 (BBB x lai Sind) giai đoạn 6-12 tháng
tuổi ................................................................................................................ 31

4.1.3.

Sinh trưởng tương đối của bê lai F1 (BBB x lai Sind) giai đoạn 6 - 12
tháng tuổi ....................................................................................................... 36

4.1.4.

Khả năng thu nhận thức ăn của bê lai F1 (BBB x lai Sind) giai đoạn 6 - 12
tháng tuổi ....................................................................................................... 38

4.2.

Hiệu quả sử dụng thức ăn của bê thí nghiệm .................................................. 42

4.2.1.

Tiêu tốn vật chất khô/1kg tăng khối lượng ..................................................... 42

4.2.2

Tiêu tốn protein/1kg tăng khối lượng ............................................................. 45

4.2.3.


Tiêu tốn năng lượng/kg tăng khối lượng bê thí nghiệm .................................. 48

4.3.

Tiền chi phí thức ăn cho tăng khối lượng của bò ............................................ 51

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 55
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 55

5.2

Kiến nghị ....................................................................................................... 55

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 56

iv


DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BBB
Cs

Nghĩa đầy đủ
Blanc Bleu Belge
Cộng sự

Cv

ĐVT

Hệ số biến động
Đơn vị tính

FAO
GT

Tổ chức Lương thực và Nơng nghiệp Liên hiệp quốc
Giới tính

KLCT
ĐC

Khối lượng cơ thể
Đối chứng

Mean (M)
NT

Giá trị trung bình
Nghiệm thức

NN&PTNT
TA

Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn
Thức ăn

TTNC

TTTA

Trung tâm nghiên cứu
Tiêu tốn thức ăn

TNHH MTV
SE

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Sai số tiêu chuẩn

SS
VCK

Sơ sinh
Vật chất khô

VSV

Vi sinh vật

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..............................................................................23
Bảng 3.2. Bảng thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm .....24
Bảng 3.3. Khẩu phần thí nghiệm................................................................................25
Bảng 4.1. Khối lượng bê trong thời gian thí nghiệm (kg) ...........................................30
Bảng 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của bê trong thí nghiệm (g/con/ngày) .......................32

Bảng 4.3. Sinh trưởng tương đối của bê trong thí nghiệm (%) ...................................37
Bảng 4.4. Thức ăn thu nhận (kg VCK/con/ngày) .......................................................40
Bảng 4.5. Hiệu quả sử dụng thức ăn (kg VCK/ kg tăng khối lượng) ...........................44
Bảng 4.6 Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng (g protein thô/kg tăng khối lượng) .....47
Bảng 4.7. Tiêu tốn năng lượng /kg tăng khối lượng (Mj ME/ kg tăng khối lượng) .....50
Bảng 4.8. Ước tính tiền thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (nghìn đồng/kg tăng
khối lượng) ................................................................................................53

vi


DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Tiêu hố prơtein và carbohydrate trong dạ cỏ ..................................................5
Hình 2.2. Q trình chuyển hố hợp chất chứa ni tơ trong dạ cỏ của gia súc nhai lại ......8
Hình 4.1. Khối lượng bê qua các tháng thí nghiệm ...................................................... 31
Hình 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của bê trong thí nghiệm (g/con/ngày)........................35
Hình 4.3. Sinh trưởng tương đối của bê trong thí nghiệm (%) ......................................37
Hình 4.4. Khả năng thu nhận thức ăn của bê lai F1 ở tháng tuổi................................... 41
Hình 4.5 Tiêu tốn Kg VCK/1kg tăng trọng .................................................................. 45
Hình 4.6. Tiêu tốn g Protein thơ/ 1kg tăng trọng .......................................................... 48
Hình 4.7. Tiêu tốn năng lượng Mj ME/kg tăng trọng ...................................................51
Hình 4.8. Tiền thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (nghìn đồng/ kg)...............................54

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thanh Sơn
Tên luận văn: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mức năng lượng trao đổi (ME) và
protein trong khẩu phần ăn của bò lai (BBB x lai Sind) nuôi thịt tại Hà Nội”.

Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 60.62.01.05

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá được ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi (ME) và protein thơ
trong khẩu phần ăn cho bị lai (BBB x lai Sind) nuôi thịt tại Hà Nội.
Nội dung nghiên cứu:
- Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein trong khẩu phần ăn cho
nhóm bị lai (BBB x lai Sind) giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi các chỉ tiêu nghiên cứu bao
gồm:
+ Thức ăn thu nhận của bò;
+ Tăng khối lượng bò;
+ Tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng;
+ Tiền chi phí thức ăn cho tăng khối lượng.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tiến hành thử nghiệm 3 mức năng lượng và protein trong khẩu phần ăn như
sau:
Khẩu phần 1: Mức ME là 9,5 Mj/kg VCK khẩu phần và protein thơ là 13% (tính
theo VCK khẩu phần)
Khẩu phần 2: Mức ME là 10,0 Mj/kg VCK khẩu phần và protein thơ là 14,0%
(tính theo VCK khẩu phần)
Khẩu phần 3: Mật độ ME là 10,5 Mj/kg VCK khẩu phần và protein thơ là 15%
(tính theo VCK khẩu phần)
Chọn 18 bê (tỷ lệ đực/cái là 50/50) khoảng 6 tháng tuổi, đồng đều về khối lượng,
chia thành 3 lơ thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí theo mơ hình khối ngẫu nhiên hồn
tồn. Bê ở mỗi lơ được ăn 1 khẩu phần ăn hỗn hợp hồn chỉnh riêng, mỗi bê được ni
riêng rẽ, đánh số tai để theo dõi các chỉ tiêu: khối lượng của bê hàng tháng, thức ăn thu
nhận hàng ngày


viii


Kết quả nghiên cứu
- Bò lai F1 (BBB x lai Sind) giai đoạn 6-12 tháng tuổi được sử dụng khẩu phần có
các mức năng lượng ME và protein thơ trong vật chất khô khẩu phần lần lượt là 9,5
Mj/kg và 13%; 10,0 Mj/kg và 14,0% ; 10,5Mj/kg và 15% đều có khả năng sinh trưởng
tốt, tăng trọng trung bình từ 845,6 - 909,7 g/con/ngày.
- Sử dụng khẩu phần có mức năng lượng trao đổi và protein thô trong vật chất khơ
là 10,0 Mj/kg CK và 14,0% có hiệu quả cao nhất, các chỉ tiêu như sau:
+ Sinh trưởng tuyệt đối: 903,5 g/con/ngày
+ Thức ăn thu nhận: 6,78 kg VCK/ con/ngày.
+ Tiêu tốn TĂ/ kg tăng khối lượng: 7,61 kg VCK/ kg tăng khối lượng;
+ Tiêu tốn năng lượng/kg tăng khối lượng: 77,05 Mj ME/kg tăng khối lượng;
+ Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng: 1058,8 g protein thô/ kg tăng khối lượng;
- Trong thời gian thí nghiệm tiền chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng là 28,62
nghìn đồng/ kg tăng khối lượng.

ix


THESIS ABSTRACT
Author name: Tran Thanh Son
Thesis title: "Influences of metabolizable energy (ME) and protein levels in diets
on crossbred cattle (BBB x crossbred Sind breed) raised in Hanoi".
Major: Animal Science

Code: 60.62.01.05


Educational Institution: Vietnam National University of Agriculture
Aims
Evaluating the influences of different ME and raw protein levels in feeding diets on
beef cattle (BBB x crossbred Sind breed) raised in Hanoi.
Contents
Assessment of following criteria when 6 - 12 month-old beef cattle (BBB x lai Sind
breed) were fed with diets containing various ME and protein levels:
+ Intake feed amount of cattle;
+ Weight gain of cattle;
+ Feed consumption for weight gain of cattle;
+ Feed cost for weight gain of cattle.
Materials and Methods
Three treatments containing different ME and protein levels were experimented to
feed cattle:
Treatment 1: ME level was 9.5 Mj per kilo and raw protein was 13% of dry feed.
Treatment 2: ME level was 10.0 Mj per kilo and raw protein was 14% of dry feed.
Treatment 3: ME level was 10.5 Mj per kilo and raw protein was 15% of dry feed.
Eighteen cattle at approximately 6 months old were selected (male/female rate:
50/50) to divide into 03 experimental groups. They were roughly equal in weight. The
experiments were arranged using the Randomized Complete Block Design (RCBD).
Every calf in each group were fed with 01 type of treatment, raised seperately,
invidually marked and documented about these data: monthly body weight and daily
intake feed amount.
Results
- All F1 generation cattle (BBB x crossbred Sind breed) at the developmental
period of 6 - 12 months old fed with diets containing various ME and raw protein levels

x



including 9.5 Mj/kg and 13%, 10.0 Mj/kg and 14.0%, and 10.5 Mj/kg and 15%
respectively showed good growth performance with average daily gain (ADG) obtained
at 845.6 - 909.7g/calf/day.
- The cattle fed with Treatment 2 (ME level = 10.0 Mj/kg and protein level =
14.0% of dry feed) showed highest productivity, in details:
+ Absolute weight gain: 903.5g/calf/day
+ Feed intake amount: 6.78kg dry feed/calf/day.
+ Feed conversion ratio (FCR): 7.61;
+ ME value per kilogram of weight gain: 77.05Mj;
+ Raw protein consumption per kilogram of weight gain: 1058.8g;
- Cost of feed per kilogram of weight gain was 28.62 thousands VND.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn ni trâu, bị là nghề truyền thống của người dân nước ta, năm 2015
tổng đàn bò của cả nước là 5,23 triệu con với sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt
292,5 nghìn tấn (Tổng cục thống kê, 2015). Chăn ni trâu bị ở nước ta có nhiều
điều kiện thuận lợi, vì vậy, theo chiến lược phát triển chăn ni của Bộ nơng
nghiệp và PTNT, chăn ni bị được khuyến khích phát triển với mục tiêu đến
năm 2020, đàn bò cả nước ước đạt 12,5 triệu con.
Chương trình cải tiến và nâng cao chất lượng giống bò thịt qua nhiều năm,
với dự án cải tiến nâng cao chất lượng đàn bò thịt của Thành phố Hà Nội, đã phối
tinh bò đực giống Sind và Brahman làm nâng cao tầm vóc cũng như sức sản xuất
của đàn bò và từng bước trang bị kỹ thuật chăn ni bị thịt cho hộ chăn nuôi của
thành phố. Kết quả điều tra ở 7 huyện ngoại thành có 75 - 82% bị thịt là bị lai
Sind và lai Brahman có chất lượng tốt, đa số các hộ chăn ni có kinh nghiệm và
ý thức ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

Trong những năm gần đây nước ta đã nhập tinh bò của một số giống bò
thịt nước ngoài như: Simental, Limousine, Charolais, Santa Gertrudis, Blanc
Blue Belge (BBB) để phối giống với đàn bò Lai Sind. So sánh kết quả theo dõi
sức sản xuất của con lai, khi lai các giống trên với bị lai Sind, thì con lai F1
(BBB x lai Sind) cho kết quả tốt hơn: tỷ lệ thụ thai cao, bê lai F1 BBB khoẻ, ít
bệnh, tăng trọng nhanh, tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh cao, chất lượng thịt tốt, thịt thơm
màu sắc đẹp và dinh dưỡng cao.
Bò lai F1(BBB x lai Sind) có tốc độ sinh trưởng nhanh, mới bắt đầu được
phát triển ở Việt Nam nói chung, vùng ngoại thành Hà Nội; trong đó huyện Ba
Vì nói riêng. Tốc độ sinh trưởng nhanh của bò sẽ đòi hỏi hàm lượng các chất
dinh dưỡng trong khẩu phần phải cao nhưng đến nay hầu như chưa có nghiên cứu
về nhu cầu dinh dưỡng cho nhóm bị này được tiến hành.
Để cung cấp dữ liệu cho việc xây dựng khẩu phần ăn hỗn hợp hồn chỉnh
cho nhóm bị lai (BBB x lai Sind) chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của mức năng lượng trao đổi (ME) và protein trong khẩu phần ăn của
bị lai (BBB x lai Sind) ni thịt tại Hà Nội ”.

1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá được ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi (ME) và
protein thô trong khẩu phần ăn cho bò lai (BBB x lai Sind) nuôi thịt tại Hà Nội.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Đưa ra mức năng lượng và protein phù hợp cho bê lai F1(BBB x lai Sind)
tại Hà Nội.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài đưa ra được mức năng lượng và protein phù
hợp cho bò lai F1 (BBB x lai Sind) góp phần hồn thiện quy trình chăn ni

nhóm bị này tại các cơ sở chăn ni bị thịt tại ngoại thành Hà Nội.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Trao đổi năng lượng ở gia súc nhai lại
Động vật nhai lại được xem là xã hội cộng sinh giữa gia súc và vi sinh vật
(VSV), nhờ vậy mà nó có khả năng sống và phát triển dựa vào khẩu phần thức ăn
giàu xơ (Brockman, 1993). Các nguồn phụ phẩm nông nghiệp và các loại thức ăn
giàu xơ khác mà con người và động vật dạ dày đơn khơng thể sử dụng vẫn có thể
được xem là nguồn thức ăn có giá trị cho gia súc nhai lại, chúng có khả năng
tổng hợp các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người từ các loại thức
ăn có giá trị thấp. Nhờ vậy, gia súc nhai lại có tiềm năng lớn để cải thiện cuộc
sống con người (Beever, 1993).
Quá trình lên men và trao đổi chất trong dạ cỏ đóng vai trị quan trọng trong
việc cung cấp năng lượng, protein cho gia súc nhai lại, tham gia điều khiển lượng
thức ăn ăn vào và ảnh hưởng sâu sắc đến sức sản xuất của gia súc.
Quá trình trao đổi chất trong dạ cỏ bao gồm hai q trình chính:
- Sự phân huỷ các thành phần thức ăn bởi VSV (chủ yếu là carbohydrates
và các hợp chất chứa nitơ).
- Quá trình tổng hợp các đại phân tử cho sinh khối VSV (chủ yếu là protein,
axít nucleic và lipid).
Cả hai quá trình trên đều chịu ảnh hưởng bởi cấu trúc khẩu phần, tốc độ
chuyển dời các tiểu phần thức ăn ở các túi dạ dày trước.
Dạ cỏ gia súc nhai lại có dung tích lớn và mơi trường thuận lợi cho VSV
yếm khí sống và phát triển. VSV dạ cỏ đóng góp vai trị đặc biệt vào q trình
trao đổi chất dinh dưỡng của vật chủ, nó có các enzyme phân huỷ liên kết  glucosid nằm trong vách tế bào thực vật và có khả năng tổng hợp đại phân tử
protein từ N-NH3.

Chất chứa dạ cỏ là một hỗn hợp gồm thức ăn ăn vào, vi sinh vật dạ cỏ, các
sản phẩm trao đổi trung gian, nước bọt và các chất chế tiết vào dạ cỏ. Đây là một
hệ sinh thái phức hợp trong đó liên tục có sự tương tác giữa thức ăn, hệ vi sinh
vật và động vật chủ.
Môi trường dạ cỏ với các đặc điểm thiết yếu cho sự lên men: độ ẩm cao:

3


85-90%; pH dao động khoảng 6,4 - 7,0 luôn luôn được đệm bởi bicarbonate và
phosphates của nước bọt, nhiệt độ khá ổn định 38 - 420C và là môi trường yếm
khí. Các chất chứa ln ln được nhào trộn bởi sự co bóp của dạ cỏ, nhờ vậy
dinh dưỡng được lưu thông liên tục, sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men ra
khỏi dạ cỏ và các cơ chất được nạp vào thơng qua thức ăn. Có sự chế tiết vào dạ
cỏ những chất cần thiết cho vi sinh vật phát triển và khuếch tán ra ngoài những
sản phẩm tạo ra trong dạ cỏ. Điều này làm cho áp suất thẩm thấu của dạ cỏ luôn
ổn định. Thời gian thức ăn tồn lưu trong dạ cỏ kéo dài tạo điều kiện cho vi sinh
vật công phá. Những điều kiện đó là lý tưởng cho sự phát triển của VSV dạ cỏ.
Điều này được đánh giá bởi sự phong phú về chủng loại và mật độ VSV. Nước
bọt đổ vào dạ cỏ liên tục và duy trì thức ăn ở dạng lỏng, tạo thuận tiện cho VSV
tiêu hoá thức ăn. Cộng đồng VSV cũng ảnh hưởng đến lượng tiết nước bọt.
Các chất khí mà chủ yếu là khí CO2 và khí CH4 là sản phẩm trao đổi cuối
cùng của quá trình lên men dạ cỏ. Hầu hết các chất khí được thải ra ngồi thơng
qua q trình ợ hơi.
Sự vận chuyển sản phẩm cuối cùng ra khỏi dạ cỏ có ảnh hưởng to lớn đến
sự cân bằng sinh thái trong dạ cỏ và vì thế nó biến dạ cỏ thành môi trường lên
men liên tục. Các vật liệu đã được biến hóa và sinh khối VSV được thường
xuyên chuyển xuống phần dưới đường tiêu hóa. Vì vậy, số lượng VSV ln ln
duy trì ở mức ổn định. Vận tốc di chuyển chất chứa dạ cỏ xuống ruột là một chỉ
tiêu quan trọng để đánh giá q trình tiêu hóa dạ cỏ và nó được xác định bởi một

số yếu tố như: dung tích dạ cỏ, nhu động dạ cỏ, lượng thức ăn ăn vào và quá trình
lên men.
Hệ sinh vật dạ cỏ rất phức tạp và phụ thuộc nhiều vào khẩu phần thức ăn.
Năm 1941 những cơng trình nghiên cứu đầu tiên về vi sinh vật dạ cỏ đến nay đã
có tới hơn 200 lồi vi sinh vật dạ cỏ được mơ tả và ít nhất có 20 lồi protozoa đã
được xác định. Vi sinh vật dạ cỏ bao gồm: vi khuẩn, nấm, protozoa, mycoplasma,
các loại virus và thể thực khuẩn. Mycoplasma, virus và thể thực khuẩn khơng
đóng vai trị quan trọng trong tiêu hoá xơ. Quần thể vi sinh vật dạ cỏ có sự biến
đổi theo thời gian và phụ thuộc vào tính chất của khẩu phần ăn. Mật độ vi khuẩn,
protozoa và nấm theo thứ tự biến động trong khoảng 109 - 1010, 105 - 106, 103 105 trong 1 ml dịch dạ cỏ. Hệ vi sinh vật dạ cỏ đều là vi sinh vật yếm khí và sống
chủ yếu bằng năng lượng sinh ra từ quá trình lên men các chất dinh dưỡng. Gia
súc nhai lại được thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng nhờ vào các sản phẩm của quá

4


trình lên men trong dạ cỏ tế bào vi sinh vật; a xít béo bay hơi (AXBBH) và trong
một số trường hợp từ các chất dinh dưỡng thoát qua. Thành phần của tế bào vi
sinh vật dạ cỏ tương đối ổn định: Protein thực: 32 - 42%; các phân tử nhỏ chứa
nitơ: 10%; axit nucleic: 8%; Lipid: 11 - 15%; Polysaccharide: 17%; khống: 13%
2.1.2. Q trình tiêu hóa thức ăn và trao đổi chất trong dạ cỏ của loài nhai lại
Q trình tiêu hố thức ăn và trao đổi chất trong dạ cỏ được (Preston and
Leng, 1991) đưa mơ hình tổng qt như sau (Hình 2.1).
Tinh bột đường, xơ

Prơtein
Peptides

Axit amin
Vi sinh vật


NH3
AXBBH + CO2 + CH4
Hình 2.1 Tiêu hố prơtein và carbohydrate trong dạ cỏ
Thức ăn vào dạ cỏ là nguồn cơ chất cho quá trình lên men bởi vi sinh vật,
phần không được lên men sẽ chuyển qua dạ tổ ong, múi khế, một phần tiềm tàng
cho quá trình lên men được thốt qua q trình lên men dạ cỏ. Lượng thốt qua
tùy thuộc vào mức độ ni dưỡng. Lượng thoát qua tăng lên khi lượng thức ăn ăn
vào tăng và kích thước thức ăn nhỏ. Tốc độ chuyển dời thức ăn trong dạ cỏ tăng
lên ở thức ăn dạng lỏng hơn thức ăn dạng cứng.
Vì sự vắng mặt ôxy trong các dạ trước nên vi sinh vật có thể giải phóng một
lượng năng lượng nhỏ từ thức ăn, khoảng 4 - 5 phân tử ATP từ quá trình lên men
1 phân tử glucoza. Sự phát triển vi sinh vật khơng chỉ cần năng lượng mà chúng
cịn cần nguồn nitơ, khống... cho q trình tổng hợp sinh khối.
Các thành phần dinh dưỡng quan trọng trong thức ăn của gia súc nhai lại

5


bao gồm: Carbohydrates, hợp chất chứa nitơ và lipít. Các quá trình trao đổi chất
của từng thành phần dinh dưỡng được tổng hợp như sau:
2.1.2.1. Tiêu hoá carbohydrates (CHO)
Carbohydrates chiếm khoảng 70 - 80% vật chất khô trong khẩu phần gia
súc nhai lại và được phân chia thành CHO cấu trúc và CHO phi cấu trúc của vách
tế bào thực vật (Van Soest, 1994). Loại CHO khơng có cấu trúc bao gồm: đường,
tinh bột và pectins. Các loại đường tự do hoặc là carbohydrates hòa tan là những
đường đơn hay đường đa chứa 2 đến 6 phân tử glucoza. Pectin là phần liên kết
với vách tế bào thực vật nhưng khơng liên kết với phần đã lignin hóa ở vách tế
bào. Carbohydrates cấu trúc bao gồm xenluloza, hemixenluloza và phenolic
lignin. Những thành phần này nằm ở vách tế bào thực vật và khơng hịa tan trong

dung dịch trung tính. Carbohydrates cấu trúc bao gồm phần khơng hịa tan có thể
tiêu hóa và phần khơng tiêu hóa được.
Q trình lên men carbohydrates cấu trúc bắt đầu sau pha chậm. Trong pha
chậm này vi khuẩn bám chặt vào các thành phần không hòa tan của thức ăn và
các men được tổng hợp. Một lượng nhỏ carbohydrates hịa tan trong khẩu phần
có vai trị thúc đẩy q trình phân giải carbohydrates khơng hịa tan bằng cách
thúc đẩy sự tăng sinh khối vi khuẩn.
Carbohydrates phi cấu trúc khơng địi hỏi pha chậm và q trình lên men
với tốc độ nhanh, diễn ra ngay sau khi ăn vào. Đường tự do được xem như lên
men ngay lập tức. Mặc dù tỷ lệ phân giải tiềm tàng cao, nhưng một số
carbohydrates như là tinh bột, fructosans được thốt qua dạ cỏ. Nhìn chung
khoảng 90% của tổng số xenluloza, hemixenluloza, pectic và đường tự do tiêu
hoá được phân giải ở dạ cỏ, phần còn lại được tiêu hóa ở manh tràng.
Sản phẩm của q trình lên men được hấp thu ở dạ cỏ là các axít béo bay
hơi (AXBBH), chủ yếu là axít acetic, propionic và butyric. Tỷ lệ giữa các axít
này tùy thuộc rất lớn vào cấu trúc khẩu phần ăn. Ngồi ra q trình lên men cịn
tạo ra các loại khí: carbonic, metan.
Các axit béo bay hơi sản sinh trong quá trình lên men ở dạ cỏ được hấp thu
vào máu qua vách dạ cỏ. Đó chính là nguồn năng lượng cho động vật nhai lại, nó
cung cấp khoảng 70 - 80% tổng số năng lượng được hấp thu bởi gia súc nhai lại.
ATP cũng được hình thành trong quá trình lên men carbohydrates. Sự sinh
trưởng của VSV dạ cỏ phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp năng lượng này.

6


2.1.2.2. Chuyển hoá các hợp chất chứa nitơ
Hợp chất chứa nitơ trong thức ăn của gia súc nhai lại bao gồm: protein
thực và nitơ phi protein (NPN). Protein thơ có thể được phân thành loại hịa
tan và loại khơng hịa tan. Cũng giống như carbohydrates, protein thơ loại hịa

tan được phân giải hầu như hoàn toàn và ngay lập tức sau khi ăn vào. Loại
protein khơng hịa tan chứa cả phần được phân giải và phần không được phân
giải ở dạ cỏ.
Theo (NRC, 2001) protein thơ có thể phân chia thành 3 thành phần như sau:
protein hịa tan, protein có tiềm năng phân giải và protein không phân giải trong
dạ cỏ (RUP). Protein hịa tan và protein có tiềm năng phân giải trong dạ cỏ là
khác nhau về đặc điểm phân giải nhưng có thể được xếp vào một nhóm là protein
phân giải dạ cỏ (RDP). Như vậy sẽ có loại protein phân giải nhanh, trung bình và
chậm. Tốc độ phân giải tùy thuộc vào đặc điểm của thức ăn, hoạt động phân giải
của VSV và môi trường dạ cỏ.
Cả vi khuẩn, protozoa, nấm dạ cỏ đều tham gia vào quá trình phân giải các
hợp chất chứa nitơ. Tuy vậy, vi khuẩn dạ cỏ là thành phần quan trọng nhất
trong q trình tiêu hố. Khoảng 30 - 50% lồi vi khuẩn được phân lập từ dạ cỏ
là có khả năng phân giải protein và đóng góp hơn 50% hoạt động phân giải
protein trong dạ cỏ. Khả năng phân giải protein của protozoa cao hơn vi khuẩn
song chỉ có khoảng 10-20% protozoa hoạt động phân giải protein (Nugent and
Mangan, 1981).
Quá trình chuyển hoá các hợp chất chứa nitơ trong dạ cỏ của gia súc nhai
lại có thể được tóm tắt qua Hình 2.2.
Protein khơng bị phân giải ở dạ cỏ (escaped protein) là loại protein có
nguồn gốc từ thức ăn khơng phân giải bởi VSV dạ cỏ và được tiêu hoá ở ruột.
Trong loại này có thành phần dễ bị phân giải song do có tốc độ chuyển dời
nhanh, khơng đủ thời gian cho VSV tấn công.

7


THỨC ĂN

NPN


Protein

Protein không phân giải

Tuyến
nước
bọt

Protein Phân giải

NPN
peptides
DẠ CỎ

MÁU

Axit amin

NH3

Gan

NH3->Urê

Protein VSV
Thận

Tiêu hố ở ruột non


Nước tiểu

Hình 2.2. Q trình chuyển hố hợp chất chứa ni tơ trong dạ cỏ
của gia súc nhai lại
2.1.2.3. Q trình chuyển hố lipid trong dạ cỏ
Lipid trong thức ăn của gia súc nhai lại thường có hàm lượng thấp. Trong
các loại cỏ và các loại hạt ngũ cốc hàm lượng lipid chỉ có khoảng 4 - 6%. Các
dạng lipid là triglycerid, galactolipid (thành phần chính lipid trong các loại thức
ăn xơ) và phospholipid. Enzyme của cây cỏ và vi khuẩn đều liên quan đến quá
trình phân giải lipid. Có nhiều bằng chứng rõ ràng của quá trình trao đổi lipid
diễn ra ở dạ cỏ là phản ứng phân giải lipid, q trình hydrogen hố của các axít
béo khơng no và q trình tổng hợp lipid vi sinh vật. Các axít béo khơng no
nhanh chóng bị hydrogen hố trước để tạo thành phân tử axít monoenoic và cuối
cùng tạo thành axít stearic.

8


Một vấn đề quan trọng nữa là nếu hàm lượng lipid cao trong khẩu phần
của gia súc nhai lại làm giảm q trình tiêu hố vách tế bào thực vật vì nó tạo ra
ảnh hưởng âm tính đến khu hệ vi sinh vật dạ cỏ, ảnh hưởng đến quá trình thuỷ
phân lipid và q trình no hố các axít béo. Nhiều ý kiến cho rằng mức độ cao
của lipid trong khẩu phần có thể gây độc cho protozoa trong dạ cỏ (Armentano et
al., 1993).
2.1.3. Phương pháp xác định các loại năng lượng của thức ăn cho gia súc
nhai lại
2.1.3.1. Xác định năng lượng tích luỹ bằng kỹ thuật cân bằng Carbon - nitrơ
Trong nghiên cứu năng lượng với buồng hô hấp nhiệt sản xuất ra được uớc
tính và năng lượng giữ lại được xác định bằng hiệu số giữa: ME ăn vào - nhiệt
sản xuất ra. Cịn có cách lựa chọn khác nữa để ước tính năng lượng giữ lại một

cách trực tiếp và tính nhiệt sản xuất ra bằng phương pháp hiệu số.
Dạng dự trữ năng lượng chủ yếu ở gia súc sinh trưởng và vỗ béo là protein
và mỡ, năng lượng dự trữ dưới dạng carbohydrate là nhỏ và tương đối ổn định.
Số lượng protein và mỡ dự trữ có thể được ước tính bằng cách tiến hành các thí
nghiệm cân bằng carbon - nitơ. Thơng qua việc đo lượng carbon, nitơ đi vào và
ra khỏi cơ thể chúng ta tính được phần carbon, nitơ được giữ lại trong cơ thể.
Lượng năng lượng giữ lại sau đó có thể tính được bằng cách lấy số lượng chất
dinh dưỡng được giữ lại nhân với giá trị năng lượng của chất dinh dưỡng đó. Cả
carbon và nitơ đều đi vào cơ thể duy nhất thông qua thức ăn và nitơ rời khỏi cơ
thể duy nhất qua phân và nước tiểu. Carbon còn rời khỏi cơ thể ở CO và CH, và
thí nghiệm cân bằng được tiến hành trong các buồng hơ hấp.
Cách tính tốn năng lượng tích lũy được được mơ phỏng trong một ví dụ
sau đây cho một gia súc dự trữ năng lượng ở cả dạng protein và mỡ. Ở gia súc
kiểu này lượng carbon và nitơ ăn vào sẽ lớn hơn lượng carbon và nitơ thải ra, và
gia súc ở trạng thái cân bằng dương về năng lượng. Số lượng protein dự trữ được
tính bằng cách nhân cân bằng nitơ với 1000/160 (=6,25) vì protein của cơ thể có
chứa khoảng 160 g nitơ/kg. Protein cũng chứa 512g carbon và số lượng carbon
được dự trữ trong protein cũng có thể tính được. Phần carbon cịn lại được giữ lại
trong mỡ và có chứa khoảng 746g C/kg. Vì thế, mỡ dự trữ được tính bằng cách
chia cân bằng carbon, trừ phần đã dự trữ trong protein, với 0,746. Năng lượng dự
trữ trong protein và mỡ sau đó được tính toán bằng cách sử dụng các giá trị năng

9


lượng trung bình cho các mơ của cơ thể gia súc. Những giá trị này thay đổi tuỳ
thuộc vào loài gia súc, đối với bò và cừu, giá trị hiện được sử dụng là 39,3 MJ/kg
cho mỡ và 23,6 MJ/kg cho protein.
2.1.3.2. Xác định năng lượng tích luỹ bằng kỹ thuật giết mổ so sánh
Vì các thí nghiệm đo năng lượng với các buồng hơ hấp địi hỏi nhiều trang

thiết bị đắt tiền và lại chỉ tiến hành được với một lượng gia súc hạn chế, nên các
phịng thí nghiệm dinh dưỡng gia súc trên thế giới đã phát triển các kỹ thuật khác
để đo năng lượng giữ lại. Trong nhiều thí nghiệm ni dưỡng, lượng DE hoặc
ME ăn vào có thể đo được với độ chính xác cao, nhưng năng lượng dự trữ trong
cơ thể chỉ có thể ước tính thơng qua thay đổi khối lượng. Tuy nhiên, thay đổi
khối lượng khơng cho một ước tính chính xác về năng lượng được giữ lại vì
trước hết sự thay đổi khối lượng đơn giản có thể chỉ phản ánh sự thay đổi khối
lượng của đường tiêu hoá, hơn thế nữa hàm lượng năng lượng dự trữ trong các
mô thay đổi rất lớn phụ thuộc vào tỷ lệ giữa xương, cơ và mỡ. Đối với năng
lượng dự trữ trong trứng và sữa thì dễ dàng hơn vì gần như khơng biến động lớn
và dễ đo đạc.
Năng lượng dự trữ tuy vậy có thể xác định trong các thí nghiệm ni
dưỡng, nếu hàm lượng năng lượng của một gia súc được ước tính vào lúc bắt đầu
và lúc kết thức thí nghiệm. Trong các thí nghiệm kiểu này gia súc được chia làm
hai nhóm đồng đều và sẽ giết mổ một nhóm lúc bắt đầu thí nghiệm và nhóm kia
sau khi kết thức thí nghiệm. Hàm lượng năng lượng của mỗi gia súc được xác
định bằng Bomb calorimetry, dùng cả cơ thể hoặc cả cơ thể gia súc đã nghiền
nhỏ hoặc mẫu đại diện cho các mô của cơ thể sau khi đã khảo sát và tính tỷ lệ để
đưa vào đốt. Sau đó sẽ xây dựng quan hệ giữa khối lượng cơ thể và hàm lượng
năng lượng, quan hệ này sẽ được dùng để chẩn đoán hàm lượng năng lượng
trong cơ thể lúc bắt đầu thí nghiệm của nhóm thứ hai là nhóm khơng giết mổ vào
lúc bắt đầu thí nghiệm. Nhóm thứ hai được giết mổ vào lúc kết thúc thí nghiệm
cũng sẽ được xác định hàm lượng năng lượng bằng phương pháp tương tự và sau
đó tính lượng năng lượng dự trữ tăng lên sau thời gian làm thí nghiệm.
2.1.4. Các hệ thống năng lượng trong dinh dưỡng gia súc nhai lại
Trong 200 năm qua có một số hệ thống đánh giá giá trị năng lượng của thức
ăn gia súc đã được tạo lập. Vì vậy khó mà có thể nói về tất cả các hệ thống này
một cách chi tiết ở đây. Tuy nhiên những hệ thống quan trọng nhất sẽ được mô tả
ở phần sau đây.


10


2.1.4.1. Đơn vị cỏ khô
Đơn vị cỏ khô (hay unit) được Albrecht von Thaer mô tả vào năm 1809,
mặc dù vẫn còn chưa rõ ai là tác giả của hệ thống này. Đây là cố gắng đầu tiên
giới thiệu một giá trị thay thế có nghĩa là một giá trị cho phép biết được cần bao
nhiêu một loại thức ăn nào đó để thay thế một đơn vị thức ăn tiêu chuẩn mà
không gây ra bất cứ một sự thay đổi nào về năng suất.
2.1.4.2. Tổng các chất dinh dưỡng tiêu hoá được
Tổng các chất dinh dưỡng tiêu hoá được (Total digestible nutrients - TDN)
được phát triển đã gần 200 năm nay, để khắc phục phương pháp phân tích tương
đối (Weende) không mô tả một cách đầy đủ giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Tổng
các chất dinh dưỡng tiêu hố (TDN) của một kg vật chất khơ của một thức ăn nào
đó được tính như sau:
TDN g/kg = DCP + (DEE x 2,25) + DCF + DNFE
Ở đây: DCP, DEE, DCF, DNFE lần lượt là protein tiêu hoá, chất béo tiêu
hố, xơ thơ tiêu hố và bột đường tiêu hoá (g).
Hệ thống TDN đã được sử dụng rộng nhất ở Bắc Mỹ và hiện vẫn còn được
sử dụng ở một phạm vi nhất định tại Nam Mỹ, châu Phi và châu Á.
2.1.4.3. Đơn vị thức ăn Scandinavian
Đơn vị thức ăn Scandinavian (SFU) có nguồn gốc từ Đan Mạch vào khoảng
những năm 1880, tại đây người ta coi 1 kg thức ăn tinh là một đơn vị thức ăn.
Thức ăn tinh vào thời điểm này là hỗn hợp của ngũ cốc (yến mạch và đại mạch),
nhưng sau đó (1915 - 1916) các nước Bắc Âu đồng ý sử dụng 1 kg đại mạch là
một đơn vị thức ăn chuẩn. Nhờ Niels Johannes Fjord và Nils Hansson, SFU đã
được phát triển mạnh hơn và nhiều thí nghiệm ni dưỡng đã được tiến hành để
xác định giá trị thay thế của rất nhiều thức ăn khác so với đơn vị chuẩn. Ngày
nay, SFU được tính bằng phương pháp tương tự như đơn vị thức ăn cho vỗ béo
trước đây (Fattening Feed Unit - FFU).

2.1.4.4. Hệ thống Kellner
Hệ thống Kellner được phát triển hơn 100 năm trước đây do O. Kellner và
sau đó là G. Fingerling ở Đức. Bởi vì mỡ dự trữ là dạng dự trữ năng lượng thuần
khiết nhất, các thí nghiệm trao đổi hô hấp đã được tiến hành với việc bổ sung các
chất dinh dưỡng đơn thuần khiết (protein, mỡ, tinh bột và cellulose) cho bò đực

11


thiến trưởng thành. Người ta đã thấy rằng năng lượng tích lũy dưới dạng mỡ (KJ)
cho 1g chất dinh dưỡng tiêu hóa là:
Tinh bột: 9,87 (100%); cellulose của rơm 10,0 (101%); protein (gluten)
9,37 (94%); mỡ trong các hạt có dầu 23,81 (241%); mỡ trong hạt ngũ cốc 20,92
(212%), mỡ trong cỏ 18,83 KJ (191%). Những số này được gọi là nhiệt lượng
thuần để vỗ béo và được chuyển thành calorie.
2.1.4.5. Hệ thống ME của ARC (Anh)
Hệ thống năng lượng trao đổi (hệ thống ME) sử dụng ở Vương quốc Anh
đầu tiên được Blaxter (1962) phát triển và được Hội đồng nghiên cứu nông
nghiệp (Agricultural Research Council - ARC) giới thiệu lần đầu tiên năm 1965.
Sử dụng các đề nghị của ARC (1965), bộ Nông nghiệp - Thủy sản - Thực phẩm
Vương quốc Anh (1975) đã đưa hệ thống ME đã đơn giản hóa ra áp dụng trong
sản xuất. Hệ thống này sau đó được ARC xem xét lại và xuất bản dưới dạng
sách: Nhu cầu dinh dưỡng của gia súc nhai lại vào năm 1980 (The Nutrient
Requirements for Ruminant Livestock, 1980). Vào năm 1990, hệ thống đã được
một nhóm nghiên cứu quốc gia đánh giá lại và sửa đổi và năm 1993, Hội đồng
nghiên cứu thực phẩm và nông nghiệp Anh (Agricultural and Food Research
Council - AFRC) tái bản lại hệ thống này.
2.1.4.6. Hệ thống NE của Hội đồng nghiên cứu quốc gia (Hoa Kỳ)
Hệ thống năng lượng cho bò ở Hoa kỳ của Hội đồng nghiên cứu quốc gia
(National Research Council - NRC) có một lịch sử khá dài và lần xuất bản gần

đây nhất (2001) là lần xem xét lại thứ bảy. Hệ thống này khởi nguồn từ TDN,
nhưng hiện nay TDN khơng cịn được dùng nữa và chuyển TDN thành DE để sử
dụng trong hệ thống NE mới.
2.1.4.7. Hệ thống NE của Van Es ở Hà Lan và Bỉ
Ở Hà Lan, Tiến sỹ A.J.H Van Es vào các năm 1975 và 1978 đưa ra hệ
thống năng lượng thuần cho tiết sữa (Net Energy System for Lactation, NEl).
Những nguyên tắc của hệ thống này được một số nước châu Âu như Pháp, NaUy, Phần Lan áp dụng cho việc đánh giá giá trị dinh dưỡng thức ăn của mình.
2.1.4.8. Hệ thống năng lượng trao đổi của ARC (Anh)
Như đã nói ở trên, hệ thống này cho phép ước tính nhu cầu năng lượng của
bị, cừu; gia súc nhai lại đang sinh trưởng, chửa và tiết sữa. Trong hệ thống này

12


giá trị năng lượng của thức ăn cũng được biểu thị dưới dạng năng lượng trao đổi
và giá trị năng lượng trao đổi của một khẩu phần bằng tổng giá trị năng lượng
trao đổi của các thức ăn thành phần tạo nên khẩu phần đó. Nhu cầu năng lượng
của gia súc được biểu thị bằng năng lượng thuần. Đặc điểm chủ yếu của hệ thống
này là một hệ thống các phương trình dự đốn hiệu quả sử dụng năng lượng trao
đổi cho duy trì, sinh trưởng và tiết sữa. Các dự đoán này được xác lập trên cơ sở
hàm lượng năng lượng trao đổi của khẩu phần và được biểu thị bằng tỷ lệ
ME/GE chứ không phải là MJ/kg. Hàm lượng năng lượng trao đổi của khẩu phần
có thể chuyển thành MJ ME/kg chất khô bằng cách nhân tỷ lệ ME/GE với 18,4 là
hàm lượng năng lượng trao đổi trung bình của 1 kg DM. Giá trị này này quá cao
cho các thức ăn có nhiều khống và q thấp cho các thức ăn giàu protein và mỡ.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGỒI
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Xuất phát từ yêu cầu tiêu dùng và để từng bước xây dựng đàn bò thịt ở Việt
Nam, từ những năm 1960, Nhà nước đã có chương trình cải tiến để nâng cao
năng suất của đàn bò địa phương bằng cách cho lai với các giống bò Zebu như bò

Red Sindhi. Thực tế bò Red Sindhi đã được nhập và nước ta từ đầu những năm
20 của thế kỷ trước và đã tạp giao với bò địa phương tạo ra bị lai Sind có khả
năng cho thịt tốt hơn bò địa phương rất nhiều. Vào những năm 70 ngồi các
giống bị thịt nhiệt đới như bị Red Sindhi, Sahiwal và Brahman và một số bị ơn
đới Limousin, Hereford, Simmental, Santa Gertrudis,... cũng là được nhập nội để
tăng cường việc lai tạo và cải tiến đàn bò địa phương trên phạm vi và quy mơ lớn
hơn. Các loại bị lai hướng thịt có tốc độ tăng trọng và khối lượng trưởng thành
khá cao (45 - 47%). Nhiều chương trình giống đã và đang được triển khai, góp
phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất và chất lượng đàn bị thịt Việt Nam.
Chương trình cải tạo đàn bị địa phương thông qua phương pháp thụ tinh nhân
tạo hoặc phối giống trực tiếp với giống bò đực giống Zebu tạo bị lai có tỷ lệ máu
ngoại trên 50%. Lai tạo, phát triển giống bị thịt chất lượng cao có tỷ lệ từ 75%
máu ngoại trở lên bằng sử dụng tinh của các giống bò thịt cao sản phối với bò cái
nền lai Zebu. Chọn lọc và nhân thuần các giống bò Zebu và các giống bò thịt cao
sản nhập nội phù hợp với điều kiện sinh sản từng vùng. Hơn nữa cho sức sản
xuất thịt cao, sức kháng bệnh tốt, đặc biệt là đem lại hiệu quả kinh tế cao cho
người chăn nuôi.

13


×