Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Giải pháp phát triển sản xuất ngô lai của nông hộ trên địa bàn thị xã phú thọ tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 139 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ ĐỨC HẠNH

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NGÔ LAI CỦA
NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚ THỌ
TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn



Lê Đức Hạnh

i

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình
giảng dạy, hướng dẫn tơi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS TS. Nguyễn Thị Minh Hiền, cô
là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi hồn thành
luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, phòng Kinh tế, phịng Tài
ngun & Mơi trường, Văn phịng UBND thị xã Phú Thọ, UBND xã Thanh Minh, Hà
Thạch, Văn Lung và các trưởng khu dân cư, các nông hộ trên địa bàn thị xã Phú Thọ đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, tư liệu bản đồ
trong quá trình nghiên cứu luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cám ơn các bạn học viên cùng lớp, những người
thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong q trình học tập,
nghiên cứu để hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Lê Đức Hạnh


ii

năm 2017


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình ............................................................................................................. ix
Danh mục hộp .............................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... x
Thesis abstract .............................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.5.

Đóng góp mới của đề tài .................................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5

2.1.1.


Một số khái niệm ............................................................................................. 5

2.1.2.

Sự cần thiết phải phát triển sản xuất ngô lai ................................................... 11

2.1.3.

Đặc điểm của ngô lai ..................................................................................... 13

2.1.4.

Nội dung đánh giá sự phát triển sản xuất ngô lai ở nông hộ ............................ 15

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất ngô lai của nông hộ ................. 21

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 26

2.2.1.

Tình hình phát triển sản xuất ngơ lai trên Thế giới ......................................... 26

2.2.2.

Tình hình phát triển sản xuất ngô lai ở Việt Nam ........................................... 30


2.2.3.

Kinh nghiệm phát triển sản xuất ngô lai ở một số địa phương ở nước ta ......... 32

iii


2.2.4.

Bài học kinh nghiệm ...................................................................................... 36

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 38
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 38

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên.......................................................................................... 38

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................... 40

3.1.3.

Các thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội để phát
triển sản xuất ngô lai ở thị xã Phú Thọ ........................................................... 46

3.2.


Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 47

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ................................................................................... 47

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................... 47

3.2.2.

Phương pháp xử lý thông tin .......................................................................... 50

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 50

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ...................................................................... 51

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 55
4.1.

Thực trạng phát triển sản xuất ngô lai trong nông hộ trên địa bàn thị xã
Phú Thọ ......................................................................................................... 55

4.1.1.


Khái quát về ngành trồng trọt và sản xuất ngô lai ở thị xã Phú Thọ ................ 55

4.1.2.

Thực trạng của các nông hộ trồng ngô lai ....................................................... 57

4.1.3.

Thực trạng về quy mô và số lượng hộ trồng ngô lai........................................ 58

4.1.4.

Thực trạng thay đổi cơ cấu giống ngô lai trong nông hộ ................................. 59

4.1.5.

Thực trạng áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngô lai ở nông hộ ............ 62

4.1.6.

Thực trạng đầu tư thâm canh và sử dụng đầu vào cho phát triển sản xuất
ngô lai của các nông hộ.................................................................................. 63

4.1.7.

Thực trạng phát triển các hình thức liên kết nơng hộ để sản xuất và tiêu
thụ ngô lai...................................................................................................... 65

4.1.7.


Kết quả và hiệu quả kinh tế phát triển sản xuất ngô lai của nông hộ ............... 66

4.1.8.

Đánh giá chung .............................................................................................. 73

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất ngô lai trong nông hộ trên
địa bàn thị xã Phú Thọ ................................................................................... 74

4.2.1.

Thị trường tiêu thụ ngơ lai ............................................................................. 74

4.2.2.

Chính sách của nhà nước và địa phương ........................................................ 76

4.2.3.

Quy hoạch phát triển sản xuất ngô lai ............................................................ 80

iv


4.2.4.

Nguồn lực của nông hộ .................................................................................. 81


4.2.5.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 81

4.2.6.

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ công, dịch vụ khuyến nông ..................................... 82

4.2.7.

Tổ chức liên kết nông hộ để sản xuất – tiêu thụ ngô lai .................................. 85

4.3.

Định hướng và các giải pháp.......................................................................... 88

4.3.1.

Căn cứ đề xuất giải pháp ................................................................................ 88

4.3.2.

Định hướng.................................................................................................... 93

4.3.3.

Các giải pháp chính ....................................................................................... 94

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 105

5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 105

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 107

Phụ lục .................................................................................................................... 111

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình qn

CN

Cơng nghiệp

CP

Chính phủ


GTGT

Giá trị gia tăng



Lao động

TĐPTBQ

Tốc độ phát triển bình quân

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Sản xuất ngô lai thế giới giai đoạn 2004 - 2015 ....................................... 27

Bảng 2.2.


Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2011 ........................... 28

Bảng 2.3.

Sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2015 ............................. 29

Bảng 2.4.

Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020............................................. 30

Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất đai của thị xã Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2016 ....... 40

Bảng 3.2.

Tình hình diện tích, nhân khẩu khu vực nội và ngoại thị của Thị xã
Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2016 ............................................................... 41

Bảng 3.3.

Tình hình dân số và lao động nông, lâm nghiệp của Thị xã Phú Thọ
giai đoạn 2014 - 2016 ............................................................................. 43

Bảng 3.4.

Giá trị sản xuất các ngành của Thị xã Phú Thọ giai đoạn 2014-2016
Theo giá cố định 2010............................................................................. 45

Bảng 3.5.


Thông tin thứ cấp và nguồn cung cấp thông tin ....................................... 47

Bảng 3.6.

Đối tượng và số lượng mẫu khảo sát ....................................................... 49

Bảng 4.1.

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của Thị xã Phú Thọ giai
đoạn 2014 – 2016.................................................................................... 55

Bảng 4.2.

Đặc điểm của hộ trồng ngô lai điều tra năm 2016 .................................... 57

Bảng 4.3.

Cơ cấu các hộ trồng ngô lai theo diện tích tại các xã điều tra giai
đoạn 2014 – 2016.................................................................................... 58

Bảng 4.4.

Diện tích trồng ngơ lai trên địa bàn Thị xã Phú Thọ giai đoạn 2014 –
2016........................................................................................................ 59

Bảng 4.5.

Số lượng và cơ cấu nhóm hộ trồng ngơ lai theo diện tích của Thị xã
Phú Thọ năm 2016 .................................................................................. 60


Bảng 4.6.

Cơ cấu các loại giống ngô ở các xã điều tra năm 2016............................. 61

Bảng 4.7.

Cơ cấu sản lượng của các giống ngô tại các xã điều tra năm 2016 ........... 61

Bảng 4.8.

Tình hình áp dụng kỹ thuật trồng ngơ lai của các nông hộ trên địa
bàn thị xã Phú Thọ giai đoạn 2014 – 2016............................................... 63

Bảng 4.9.

Tình hình đầu tư bình quân cho 1 sào ngô lai giống LVN4 của các hộ
tại các xã điều tra tại năm 2016 ............................................................... 64

Bảng 4.10. Tình hình tổ chức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ của các hộ sản
xuất ngô lai trên địa bàn thị xã Phú Thọ giai đoạn 2014 – 2016 ............... 65

vii


Bảng 4.11. Diện tích, sản lượng ngơ lai của hộ điều tra năm 2016 ............................ 66
Bảng 4.12. Kết quả và hiệu quả kinh tế bình quân của hộ sản xuất ngô lai LVN4
năm 2016 tại các xã điều tra .................................................................... 67
Bảng 4.13. Kết quả và hiệu quả kinh tế bình quân của ngô cũ năm 2016 tại các
xã điều tra ............................................................................................... 68

Bảng 4.14. Kết quả và hiệu quả kinh tế bình qn của các tác nhân tham gia
ngành hàng ngơ lai LVN4 tại Thị xã Phú Thọ năm 2016 ......................... 71
Bảng 4.15. Kết quả và hiệu quả kinh tế bình quân của các tác nhân tham gia
ngành hàng ngô cũ tại Thị xã Phú Thọ năm 2016 .................................... 72
Bảng 4.16. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế bình quân của ngô cũ và ngô lai
LVN4 tại Thị xã Phú Thọ năm 2016 ....................................................... 72
Bảng 4.17. Khó khăn của các hộ trồng ngô lai của các hộ điều tra năm 2016 ............ 81
Bảng 4.18. Phản ảnh của hộ trồng ngô lai tại Thị xã Phú Thọ về hoạt động
khuyến nông tỉnh và thị xã Phú Thọ năm 2016 ........................................ 84
Bảng 4.19. Mức độ tác động của các cơ quan, tổ chức lên các hộ trồng ngô lai
của Thị xã Phú Thọ năm 2016 ................................................................. 85
Bảng 4.20. Ý kiến của một số doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm
trên địa bàn tỉnh về hộ trồng ngô lai tại Thị xã Phú Thọ năm 2016 .......... 87
Bảng 4.21. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đến phát triển sản
xuất ngô lai của các nông hộ tại Thị xã Phú Thọ ..................................... 88
Bảng 4.22. Ma trận SWOT trong phát triển sản xuất ngô lai của các nông hộ trên
địa bàn thị xã Phú Thọ ............................................................................ 89

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Phát triển sản xuất ngơ lai ............................................................................ 15
Hình 3.1. Mật độ dân số trung bình của các khu vực tại Thị xã Phú Thọ năm 2016 ..... 42
Hình 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành của Thị xã Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2016 ......44

DANH MỤC HỘP
Sơ đồ 4.1. Các kênh tiêu thụ ngô lai LVN4 của các nông hộ tại các xã điều tra năm
2016 ........................................................................................................................ 75
Hộp 4.1.


Cần có các chính sách hỗ trợ ................................................................................. 79

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Đức Hạnh
Tên luận văn: “Giải pháp phát triển sản xuất ngô lai của nông hộ trên địa bàn thị xã
Phú Thọ tỉnh Phú Thọ”.
Ngành: Kinh tế NN

Mã số: 60 62 01 15

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Góp phần phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm
tăng thu nhập cho người nơng dân.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
1. Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển sản xuất ngô lai của
nông hộ.
2. Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất ngô lai của nông hộ trên địa bàn thị xã
Phú Thọ tỉnh Phú Thọ.
3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất ngô lai của nông hộ tại
thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ.
4. Đề xuất định hướng một số giải pháp phát triển sản xuất ngô lai của nộng hộ
tại thị xã Phú Thọ giai đoạn 2016- 2020.
Phương pháp nghiên cứu
Với cách tiếp cận thực tế, đề tài chọn điểm nghiên cứu kỹ lưỡng, mang tính đại
diện với 3 xã Thanh Minh, Hà Thạch và Văn lung để khảo sát. Tại mỗi xã chọn 30 hộ

nông dân trồng ngô lai được phỏng vấn theo bộ phiếu khảo sát, ngoài ra cán bộ địa
phương, doanh nghiệp, cán bộ khuyến nông và đại diện các tổ chức có liên quan cũng
được tham vấn và phỏng vấn sâu. Đề tài lựa chọn, thu thập các tài liệu, dữ liệu thứ cấp
phong phú từ nhiều nguồn cung cấp tin cậy làm cơ sở để phân tích. Sau khi thu thập các
thơng tin, dữ liệu được phân loại, sắp xếp, đánh giá, và đưa vào các dạng bảng, biểu đồ
để thuận lợi cho quá trình phân tích. Thơng qua phương pháp thống kê so sánh, thống
kê miêu tả các thông tin, dữ liệu về phát triển sản ngô lai của nông hộ trên địa bàn thị xã
Phú Thọ được trình bày một cách logic, khoa học. Dựa vào có thơng tin đã có sẵn đề tài
sử dụng phương pháp phân tích quy nạp, diễn dịch, cơng cụ SWOT để phân tích, luận
giải vấn đề với hệ thống các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển sản xuất ngô lai của nông hộ
trên địa bàn thị xã Phú Thị cả về chiều rộng và chiều sâu nhằm xem xét, đánh giá vấn đề

x


một cách toàn diện, khách quan, logic và khoa học.
Kết quả chính và kết luận
Bằng việc phân tích thực trạng phát triển sản xuất ngô lai của nông hộ trên địa
bàn Thị xã Phú Thọ với các yếu tố ảnh hưởng chính về mặt thị trường tiêu thụ ngơ lai
yếu tố chính quyết định, ảnh hưởng chính sách, cơng tác quy hoạch của địa phương có
những bất cập chủ đạo, chưa xây dựng bản đồ quy hoạch trồng ngô lai trên toàn thị xã
để mọi người cùng biết và thực hiện cho đúng các quy luật vận hành, các yếu tố nguồn
lực của hộ còn nhiều hạn chế đặc biệt về trình độ hiểu biết thị trường và tổ chức liên kết
sản xuất ngơ lai. Thị xã Phú Thọ có điều kiện tự nhiên về vùng đất phù sa khá thuận lợi
cho phát triển sản xuất ngô lai, song diện tích mở rộng hạn chế vì vậy việc phát triển
theo chiều mở rộng diện tích có nhiều hạn chế. Các dịch vụ cơng và khuyến nơng cịn
nghèo nàn, các chính sách của cơ quan chính quyền tỉnh và địa phương chưa thực sự tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất ngơ lai thành vùng hàng hóa lớn.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về tình hình nội dung và các yếu tố ảnh hưởng
đến phát triển sản xuất ngô lai của nông hộ trên địa bàn thị xã Phú Thọ. Đề tài có đề

xuất một số nhóm giải pháp chính dựa trên các căn cứ và định hướng của địa phương
nhằm không ngừng phát triển sản xuất ngô lai của nông hộ hơn nữa, là điều kiện nâng
cao thu nhập và mức sống cho người trồng ngô lai. Các nhóm giải pháp chính gồm: 1)
nhóm giải pháp về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ngô lai. 2) nhóm giải pháp
đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong phát triển sản xuất ngô lai cho các nơng
hộ trồng ngơ lai qua các hình thức đào tạo nghề và nâng cao trình độ quản lý kinh doanh
ngơ lai. 3) hồn thiện chính sách đầu tư công, dịch vụ công, đặc biệt là dịch vụ khuyến
nông tỉnh và thị xã chung tay liên kết bốn nhà để phát triển sản xuất ngô lai trên địa bàn
thị xã Phú Thọ. 4) chính sách về chính sách đất đai nhằm hình thành vùng sản xuất hàng
ngơ lai tập trung trên quy mơ lớn có cơ hội áp dụng công nghê, kỹ thuật canh tác hiện
đại nhằm sản xuất ngô lai hàng loạt là cơ hội để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu
quả kinh tế sản xuất ngô lai và phát triển bền vững; 5) giải pháp về thị trường các yếu tố
nguồn lực để nông hộ phát triển sản xuất ngơ lai. Trong số các nhóm giải pháp trên thì
nhóm giải pháp về thị trường có vai trò quan trọng là định hướng cho việc phát triển sản
xuất ngô lai của địa phương.

xi


THESIS ABSTRACT
Author: Le Duc Hanh
Thesis title: Solutions to develop hybrid maize production of households in Phu Tho
town, Phu Tho province.
Major: Agriculture Economics

Code: 60 62 01 15

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives
Contribute to the development of agricultural production in the direction of

consumption product to increase income for farmers.
Specific objectives
1. Contribute to the systematization of theoretical issues on the development of
hybrid maize production by the household.
2. Evaluate the situation of hybrid corn production in Phu Tho town, Phu Tho
province.
3. Analysis of factors affecting the development of hybrid maize production of
households in Phu Tho town, Phu Tho province.
4. Proposing orientations for a number of measures to develop hybrid maize
production in the Phu Tho provincial town in the 2016-2020 period.
Research Methods
With a practical approach, the topic of study is thoroughly representative, with
3 communes Thanh Minh, Ha Thach and Van lung to survey. In each commune, 30
hybrid maize farmers were interviewed on a questionnaire basis. In addition, local
officials,

enterprises,

extension

workers

and

representatives

from

relevant


organizations were interviewed and interviewed. six. Subject-based selection,
collection of secondary material and data from a variety of reliable sources as a basis
for analysis. After gathering information, data is categorized, sorted, evaluated, and
put into tables and charts to facilitate analysis. Through comparative statistical
methods, the statistics describing the information and data on hybrid maize production
of farmers in Phu Tho town are presented logically and scientifically. Based on the
available information, an inductive, interpretive and SWOT analysis was used to
analyze and interpret the problem with a system of indicators that reflected the
development of hybrid corn production in shallow Households in the area of Phu Thi

xii


town in both width and depth to review and evaluate the problem in a comprehensive,
objective, logical and scientific manner.
Main results and conclusions
By analyzing the situation of developing hybrid maize production of smallholder
farmers in Phu Tho town with the main factors influencing the market for hybrid maize,
the main factors influencing policy and work. The local master plan has major
shortcomings and has not been mapped out for hybrid maize production throughout the
town so that everyone knows and follows the rules of operation and resources of the
household. Many special restrictions on market knowledge and hybrid maize
production. Phu Tho town has natural conditions for the alluvial soils that are favorable
for the development of hybrid maize production, but the area is limited so the
development of expansion area is limited. Poor public services and extension, policies
of provincial and local authorities have not really facilitated the development of hybrid
maize production into large commodity areas.
Based on the current status of the content and factors affecting the hybrid maize
production development of households in Phu Tho town. The project proposes a number
of key solutions based on local bases and orientations to further develop hybrid maize

production by farmers, as a condition for raising incomes and living standards for
growers. Hybrid maize. The main groups of solutions include: 1) solutions to market
development of hybrid maize. 2) training solutions to improve the human resources in
the development of hybrid maize production for hybrid maize farmers through
vocational training and improved maize business management. 3) Improve the policy of
public investment, public services, especially provincial and city extension services to
link four houses to develop hybrid corn production in Phu Tho town. 4) Policy on land
policy to form a hybrid maize production area on a large scale has the opportunity to
apply modern technology and cultivation techniques to produce hybrid maize is a
chance to lower Cost of production, improved economic efficiency of hybrid corn
production and sustainable development; 5) Solutions on market of resource factors for
farmers to develop hybrid maize production. Among the solutions, market-based
solutions play an important role in shaping local hybrid maize production.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thị xã Phú Thọ là một đô thị nhỏ nằm ở vùng trung du miền núi phía bắc,
tuy là đơ thị cấp ba nhưng số lượng lao động làm nông nghiệp khá đơng chiếm
khoảng 52,6 % lao động tồn thị xã. (UBND Thị xã Phú Thọ, 2015).
Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, nền nông nghiệp nước ta phát
triển, Thị xã Phú Thọ cũng đã đạt được những thành tựu nhất định trong sản xuất
nông nghiệp. Đặc biệt sản xuất lương thực đã góp phần vào ổn định chính trị, kinh
tế và đời sống nhân dân. Do vậy sản xuất lương thực luôn là vấn đề rất quan trọng,
nhất là loại ngũ cốc phục vụ cho chăn nuôi gia súc, gia cầm đặc biệt là phát triển
sản xuất Ngô đã tạo được nguồn cung cấp thức ăn phần lớn cho ngành chăn nuôi.
Với thổ nhưỡng phù hợp với cây trồng là ngũ cốc việc nâng cao hiệu quả sản xuất
ngô trên địa bàn thị xã Phú Thọ là rất quan trọng, góp phần cho việc đảm bảo an

ninh lương thực và nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi trong khu vực (UBND
Thị xã Phú Thọ, 2015).
Thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ có vị trí trung tâm của tỉnh Phú Thọ, nằm ở
vùng tiếp giáp giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ, tỉnh có nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển nông nghiệp. Đặc biệt là vùng đất bãi phù sa ven sông là nguồn
tài nguyên trù phú để cây ngô lai phát triển.Trong những năm qua thị xã đã có
những bước chuyển đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế và phát triển các lĩnh vực xã
hội khác như thương mại, dịch vụ, doanh nghiệp tư nhân. Nhưng trong nông
nghiệp việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng thế mạnh vùng và sản xuất
hàng hóa chưa được coi trọng, đặc biệt với cây ngô lai chưa được tập trung đổi
mới mạnh mẽ cơ cấu mùa vụ và phát triển sản xuất theo định hướng thị trường.
Phát triển sản xuất ngơ lai có hiệu quả với những giống mới có sự tiến bộ về
năng suất, chất lượng tốt áp dụng vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
tăng nhanh trữ lượng và chất lượng ổn định là cơ hội để nâng cao thu nhập, cải
thiện cuộc sống của các nông hộ ở Thị xã Phú Thọ. (UBND TX Phú Thọ, 2015).
Bên cạnh đó trong những năm qua, hoạt động chăn nuôi của Thị xã Phú
Thọ tăng lên đáng kể năm 2015 sản lượng gia xúc hơi xuất chuồng toàn tỉnh là
104.112 tấn, gia cầm gần 24.678 tấn. Để phục vụ nhu cầu chăn nuôi và khai thác
được tiềm năng thế mạnh vùng bãi phù sa bồi đắp ven sông trong thời gian tới,

1


thị xã Phú Thọ đã có quy hoạch vùng trồng ngơ lai và khuyến khích sử dụng các
giống ngơ lai mức độ thích nghi rộng, kháng bệnh tốt, có năng suất cao và ổn
định. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đề ra và nâng cao hiệu quả sản xuất ngô
lai, các nông hộ cần phát triển sản xuất ngô lai theo định hướng thị trường theo
hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng sản phẩm, khai thác triệt để vùng đất phù sa
tiềm năng được tự nhiên bồi ven sông, lao động, vốn, kỹ thuật và thị trường.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ưu tiên các giống ngơ lai có giá trị kinh tế cao, mở

rộng diện tích trồng ngơ lai chất lượng thành vùng sản xuất ngô lai hàng hóa.
Trong những năm qua, chính quyền Thị xã Phú Thọ đã quan tâm chỉ đạo
phát triển sản xuất ngô lai đã đạt được một số kết quả. Tuy nhiên, kết quả đạt
được còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Người dân trồng ngô lai chủ yếu
để phục vụ chăn ni của gia đình nên việc trồng ngơ lai chưa thực sự hiệu quả,
việc phối hợp và hỗ trợ giữa các hội, đoàn thể ở thị xã để phát triển sản xuất, liên
kết tổ chức sản xuất và tiêu thụ ngơ lai cịn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ và khơng
thường xuyên, nên các hộ nông dân và thành viên trong chuỗi giá trị ngô lai đưa
ra được các giải pháp phát triển sản xuất ngô lai một cách khoa học và thiết thực.
Căn cứ vào các lý do trên, nhằm khai thác điều kiện về tự nhiên đất đai,
khí hậu và điều kiện kinh tế xã hội, phương hướng nhiệm vụ phát triển nơng
nghiệp nói chung và sản xuất ngơ lai của thị xã Phú Thọ, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Giải pháp phát triển sản xuất ngô lai của nông hộ trên địa bàn thị xã
Phú Thọ tỉnh Phú Thọ” trong báo cáo luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá phân tích thực trạng sản xuất ngơ lai và phân tích các
yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp phát triển sản xuất ngô
lai của nông hộ trên địa bàn thị xã Phú Thọ, góp phần phát triển sản xuất nơng
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm tăng thu nhập cho người nơng dân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển sản xuất ngô lai
của nông hộ.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất ngô lai của nông hộ trên địa bàn
thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ.

2


- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất ngô lai của nông

hộ tại thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất định hướng một số giải pháp phát triển sản xuất ngô lai của
nộng hộ tại thị xã Phú Thọ giai đoạn 2016- 2020.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng phát triển sản xuất ngô lai của nông hộ của thị xã Phú Thọ
những năm qua ra sao? Đã thực hiện các kết quả và hiệu quả như thế nào?
- Phát triển sản xuất ngô lai của nông hộ tại thị xã Phú Thọ đang gặp
những khó khăn, trở ngại gì? Ngun nhân của những khó khăn, trở ngại đó?
- Có các yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển sản xuất ngô lai trong nông
hộ trên địa bàn thị xã Phú Thọ?
- Cần có các giải pháp chủ yếu nào để tăng cường việc phát triển sản xuất
ngô lai của nông hộ tại thị xã phú Thọ giai đoạn 2016 đến năm 2020?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất ngô lai.
- Các đối tượng được khảo sát
+ Các báo cáo có liên quan đến phát triển sản xuất ngô lai
+ Các hộ phát triển sản xuất ngô lai, các tổ chức xã hội tại địa phương có
liên quan.
+ Các tổ chức tham gia chuỗi phát triển sản xuất - tiêu thụ ngô lai trên địa bàn.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung
- Đánh giá thực trạng phát triển ngô lai của nông hộ tại thị xã Phú Thọ
tỉnh Phú Thọ.
- Các yếu tố ảnh hưởng, kinh tế, kỹ thuật, đến phát triển sản xuất ngô lai
của nông hộ.
- Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển sản xuất ngô lai của nông hộ.
* Phạm vi về không gian
Trong phạm vi địa giới hành chính của thị xã Phú Thọ gồm 10 xã phường


3


(05 phường, 05 xã). Địa bàn nghiên cứu chủ yếu là các nông hộ của ba xã Thanh
Minh, Văn Lung và Hà Thạch.
* Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu các dữ liệu thông tin được sử dụng để đánh giá thực trạng
phát sản xuất ngô của nông hộ trên địa bàn thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ trong 3
năm từ 2014-2016, giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2016 -2020.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản
xuất ngô lai của nông hộ tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Phân tích, đánh giá
thực trạng , mục tiêu, các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến q trình phát triển sản
xuất ngơ lai của các nông hộ tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Từ đó, đánh giá
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong q trình phát triển sản xuất ngơ
lai của các nông hộ tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Đây chính là căn cứ khoa
học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phát triển sản xuất ngô lai
của các nông hộ tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ hơn nữa trong thời gian tới. Với
ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn, những kết quả nghiên cứu đạt
được có thể là một trong những tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các nông
hộ trồng ngô lai thực hiện phát triển sản xuất ngô lai ở các địa phương có điều
kiện tương tự.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Tăng trưởng và phát triển

* Tăng trưởng: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng mức sản xuất mà nền
kinh tế tạo ra theo thời gian, được tính theo phần trăm thay đổi của mức sản
lượng quốc dân. (Lê Văn Diễn, 1991)
* Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế có thể được đo lường bằng chỉ số tuyệt đối hoặc được
đo lường bằng chỉ số tương đối về sự thay đổi của mức sản lượng quốc dân.
Tăng trưởng kinh tế được coi là một mục tiêu chính sách kinh tế của các chính
phủ các nước. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế là tạo điều kiện nâng cao mức sống
và an ninh quốc gia, điều kiện để phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.
Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quyết
định là các yếu tố nguồn lực sản xuất và chính sách kinh tế. Trong đó, các nguồn
lực sản xuất của một xã hội bao gồm vốn nhân lực (L), tích lũy tư bản (K), nguồn
tài nguyên thiên nhiên (R) và tri thức công nghệ (T). Sự gia tăng và cơ cấu kết
hợp hợp lý các nguồn lực này tạo ra sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh
đó, tuy khơng lượng hóa được tác động của các chính sách kinh tế đối với sự tăng
trưởng kinh tế, nhưng trên thực tế chúng lại là những biến số nội sinh rất quan
trọng cho sự phát triển kinh tế. (Lê Văn Diễn, 1991).
* Phát triển: Theo đại từ điển kinh tế thị trường viện nghiên cứu và phổ
biến tri thức bách kho 1998, phát triển là sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít
đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp lên cao, đơn giản đến phức tạp.
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về sự phát triển. Theo (Gerard
Crellet, 1993), phát triển là quá trình một xã hội đạt đến thoả mãn các nhu cầu
mà xã hội đó coi là cơ bản. Theo tác giả, phát triển là một quá trình thỏa mãn các
nhu cầu cơ bản mà một xã hội đặt ra. Do đó, quan điểm này phát triển khơng
dừng lại ở nội dung kinh tế mà cịn có nội dung xã hội. Nếu chỉ tiêu thu nhập
bình quân/người thể hiện sức sản xuất của xã hội thì cách xem phát triển ở đây
nhấn mạnh tới việc xã hội sử dụng những nguồn của cải đó như thế nào để thoả

5



mãn những nhu cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản.
(Raman Weitz, 1995) cho rằng: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên
tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những
thành quả tăng trưởng trong xã hội”. Ngân hàng thế giới (1987) đã đưa ra khái
niệm với ý nghĩa rộng hơn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng có liên quan
đến hệ thống giá trị con người, phát triển là: “Sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về
chính trị và các quyền tự do công dân để củng cố niềm tin trong cuộc sống của
con người trong các mối quan hệ với Nhà nước, với cộng đồng…”.
Phát triển là một quá trình tạo điều kiện cho con người sinh sống ở bất cứ
nơi đâu đều được thoả mãn nhu cầu sống của mình, có mức tiêu thụ hàng hố và
dịch vụ tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có trình độ học vấn cao, được hưởng
những thành tựu về văn hố và tinh thần, có đủ điều kiện cho một môi trường
sống lành mạnh, được hưởng các quyền cơ bản của con người và được đảm bảo
an ninh lương thực, an tồn, khơng có bạo lực (Lê Văn Diễn, 1991).
Từ các quan điểm khác nhau về phát triển, tôi cho rằng, phát triển ln có
ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng, phát triển bao gồm cả những thay đổi về số lượng
như tăng trưởng kinh tế và những thay đổi về mặt chất lượng cuộc sống. Do đó,
phát triển là quá trình chuyển biến về chất theo hướng tiến bộ, biến đổi về mọi
mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng lên
về quy mơ sản lượng sản phẩm, sự hồn thiện, tiến bộ về cơ cấu nền kinh tế
nhằm nâng cao chất lượng, sự tiến bộ, thịnh vượng giúp cuộc sống con người
trở nên tốt đẹp hơn.
Mở rộng khái niệm phát triển ta có “Phát triển bền vững”. Năm 1987,
Ngân hàng Thế giới lần đầu tiên đưa ra khái niệm phát triển bền vững: “Là sự
phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp
ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai,…”
Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững ở Johannesbug
(Nam Phi) năm 2002 đã định nghĩa: Phát triển bền vững là q trình phát triển có
sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển gồm: tăng

trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Tiêu chí để
đánh giá sự phát triển bền vững là tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến
bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống…

6


Hội nghị thượng đỉnh về trái đất năm tổ chức tại Rio de Janero đã đưa ra
đĩnh nghĩa vắn tắt về phát triển bền vững là: “Phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu
của thế hệ ngày nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các
thế hệ tương lai” (Lê Văn Diễn, 1991).
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển bền vững, để đạt được
phát triển bền vững cần phải đạt đồng thời 3 mục tiêu: Phát triển có hiệu quả kinh
tế; Phát triển hài hồ các mặt của xã hội, trình độ sống của các tầng lớp dân cư và
cải thiện môi trường sinh thái bảo đảm phát triển lâu dài, vững chắc cho thế hệ
hôm nay và mai sau.
“Phát triển bền vững” có nội hàm rất rộng, mỗi thành tố trong đó đều có
một ý nghĩa riêng. Một mẫu hình phát triển bền vững là mỗi địa phương, vùng,
quốc gia… không nên thiên về thành tố này và xem nhẹ thành tố kia. Vấn đề là áp
dụng nó như thế nào ở các cấp độ trên và trong các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội (Malcom Gillis, 1983; Đỗ Kim Chung dịch, 2009).
Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý,
hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn
đề xã hội và bảo vệ mơi trường. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là
tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác
hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng
môi trường sống…,
Nếu như khái niệm phát triển là tiến trình biến chuyển của xã hội, là chuỗi
những biến chuyển có mối quan hệ qua lại với nhau. Sự tồn tại và phát triển của

một xã hội hôm nay là sự kế thừa những di sản đã diễn ra trong quá khứ.
Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh
tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mơ sản
lượng sản phẩm, sự hồn thiện về cơ cấu nền kinh tế và nâng cao chất lượng mọi
mặt của cuộc sống. Thì phát triển nơng thơn là một phạm trù rộng được nhận
thức với rất nhiều quan điểm khác nhau:
Ngân hàng Thế giới (1975) đã đưa ra định nghĩa: “Phát triển nông thôn
là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và xã hội của
một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nơng thơn. Nó giúp những người
nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nơng được hưởng lợi ích từ
sự phát triển”.

7


Phát triển nơng thơn có tác động theo nhiều chiều cạnh khác nhau. Đây là
một quá trình thu hút mọi người dân tham gia vào các chương trình phát triển,
nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của các cư dân nông thôn. Đồng
thời, phát triển nông thôn là q trình thực hiện hiện đại hóa nền văn hóa nông
thôn, nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc ứng
dụng khoa học và công nghệ. Phát triển nơng thơn mang tính tồn diện và đa
phương, bao gồm phát triển các hoạt động nông nghiệp và các hoạt động có tính
chất liên kết phục vụ nơng nghiệp, công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các ngành
nghề truyền thống, cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, nguồn nhân lực nông thôn và
xây dựng, tăng cường các dịch vụ và phương tiện phục vụ cộng đồng nông thôn.
Phát triển vùng nông thôn phải đảm bảo sự bền vững về môi trường, ngày
nay vấn đề phát triển nông thôn bền vững được đặt ra nhằm tạo ra sự phát triển
lâu dài, ổn định không những cho các vùng nông thơn mà cịn đối với cả quốc
gia. Phát triển nơng thôn bền vững là sự tập trung vào người dân, đồng thời phải
phát triển đa ngành và giải quyết thích đáng mối quan hệ liên ngành và phát triển

đảm bảo sự cân xứng với việc quản lý môi trường (Lê Văn Diễn, 1991).
Phát triển nơng thơn là một q trình cải thiện có chú ý một cách bền vững
về kinh tế, xã hội, văn hóa và mơi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân nông thôn. Qua trình này trước hết là do chính người dân nơng
thơn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác.
2.1.1.2. Sản xuất và phát triển sản xuất
Theo Lê Đình Thắng (1995) Sản xuất là một q trình hoạt động có mục
đích của con người để tạo ra những sản phẩm hữu ích (sản phẩm vật chất và sản
phẩm dịch vụ) nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của dân cư và xã hội (tiêu dùng
cho sản xuất, đời sống, tích lũy và xuất khẩu).
Như vậy, sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong
sản xuất con người đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có
nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác phục
vụ cuộc sống. Sản xuất là điều kiện tồn tại của mỗi xã hội, việc khai thác và tận
dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất là chủ yếu (Lê Đình Thắng, 1995).
Theo Lê Văn Diễn (1991) Phát triển sản xuất là một quá trình lớn lên về
mọi mặt của quá trình sản xuất trong một thời kì nhất định. Trong đó bao gồm cả

8


sự tăng lên về quy mô sản lượng hay giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ và sự
tiến bộ về mặt cơ cấu các mặt hàng. Phát triển sản xuất bao gồm: Phát triển sản
xuất theo chiều rộng và phát triển sản xuất theo chiều sâu.
+ Phát triển sản xuất theo chiều rộng: tức là huy động mọi nguồn lực vào
sản xuất như tăng diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động và khoa học
công nghệ mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm những xí
nghiệp tạo ra những mặt hàng mới (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006).
+ Phát triển sản xuất theo chiều sâu: nghĩa là xác định cơ cấu đầu tư, cơ cấu

ngành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học
công nghệ tiên tiến, cải tiến tổ chức sản xuất, phân công lại lao động, sử dụng
hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006).
Phát triển sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu chung của bất
kì nền kinh tế hay một doanh nghiệp nào. Nhưng ở mỗi nước, mỗi doanh nghiệp,
mỗi thời kì, sự kết hợp này có sự khác nhau. Theo quy luật chung của các nước
cũng như của các doanh nghiệp là thời kì đầu của sự phát triển thường tập trung
để phát triển theo chiều rộng, sau đó tích luỹ thì chủ yếu phát triển theo chiều sâu
(Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006).
Do sự khan hiếm nguồn lực làm hạn chế sự phát triển theo chiều rộng. Sự
khan hiếm này ngày càng trở nên khốc liệt trong điều kiện cạnh tranh do nhu cầu
của xã hội và thị trường; do sự cần thiết xây dựng, đổi mới và hiện đại hoá cơ sở
vật chất kỹ thuật của nền sản xuất xã hội hoặc của doanh nghiệp. Muốn vậy, phải
phát triển kinh tế theo chiều sâu thì mới có thể tích luỹ vốn.
Như vậy, bất kì một doanh nghiệp, một quốc gia nào muốn phát triển thì
địi hỏi phải phát triển toàn diện cả chiều sâu và chiều rộng nhưng chú trọng phát
triển theo chiều sâu là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn.
* Nội dung phát triển sản xuất
Nội dung của phát triển sản xuất được triển khai theo hai hướng cụ thể là:
Phát triển sản xuất theo chiều rộng: Bằng việc tập trung huy động mọi nguồn lực
vào sản xuất như tăng diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động và khoa
học công nghệ mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm những nhà
máy, xí nghiệp, cơ sở chế biến tạo ra những mặt hàng mới. Phát triển sản xuất
theo chiều sâu: Chủ yếu xác định cơ cấu đầu tư, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu loại
hình hợp lý, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, cải

9


tiến tổ chức sản xuất, phân công lại lao động, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các

nguồn lực khan hiếm. (Đỗ Kim Chung và Phạm Vân Đình, 1997),
2.1.1.3. Ngơ lai
Ngô (Zea mays L.) là cây nông nghiệp một lá mầm thuộc chi Zea, họ hòa
thảo (Poaceae hay còn gọi là Gramineae). Ngơ được coi là nguồn ngun liệu
chính trong ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi, sản xuất thực phẩm như bột
ngơ và cịn được sử dụng trong một số ngành công nghiệp khác như sản xuất bia,
may mặc, dược phẩm. Tuy nghiên, 80% sản lượng ngô hàng năm được sử dụng
làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn ni (Nguyễn Hữu Hồng, 2010).
Các giống ngơ lai ghép được các nông dân ưa chuộng hơn so với các
giống, thứ ngơ thơng thường do có năng suất cao vì có ưu thế giống lai chống
chịu hạn hán và sâu bệnh tốt. Xuất phát từ yêu cầu phát triển đa dạng các giống
ngô lai trong sản xuất, các Viện nghiên cứu Ngô và trung tâm giống hàng năm đã
tiến hành khảo nghiệm sơ bộ trong nước tập đồn giống ngơ lai mới nhằm tạo ra
các giống ngô lai tốt, tham gia vào mạng lưới khảo nghiệm ngơ Quốc gia, qua đó
tìm ra những giống ngơ có đặc tính nơng học tốt như chín sớm, chịu hạn, chống
chịu sâu bệnh, thích hợp việc trồng dầy và các đặc tính khác như: thích ứng rộng,
năng suất cao và ổn định nhằm đáp ứng nhu cầu tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng và hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra. (Nguyễn Hữu Hồng, 2010).
2.1.1.4. Nơng hộ
Nơng hộ là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền kinh tế-xã hội.
Các nguồn lực đất đai, tư liệu sản xuất, vốn, lao động, thơng tin…được góp
chung, chung một ngân sách, ngủ chung một mái nhà, ăn chung, mọi quyết định
trong sản xuất kinh doanh và đời sống đều do chủ hộ phát ra (Ellis.F, 1993).
Nông hộ là tổ chức kinh tế phổ biến nhất cho mọi nền nông nghiệp, chiếm
đại đa số trong dân cư nông nghiệp. Hộ nông dân tồn tại cả ở chế độ phong kiến,
tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Có thể có các cách nhìn khác nhau, nhưng
các học giả đều có quan điểm chung là: Hộ nơng dân là hộ có phương tiện kiếm
sống dựa trên ruộng đất, chủ yếu là sử dụng lao động gia đình vào sản xuất, ln
nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham
gia từng phần vào thị trường với mức độ khơng hồn hảo. Từ khái niệm trên cần

lưu ý các bản chất cơ bản sau đây của hộ nông dân (Đỗ Quang Quý, 2001):
- Thứ nhất, hộ nơng dân có phương tiện kiếm sống dựa trên ruộng đất.

10


Như vậy, những hộ khơng có phương tiện kiếm sống nhờ vào ruộng đất thì
khơng phải hộ nơng dân. (Đỗ Quang Quý, 2001):
- Thứ hai, hộ nông dân chủ yếu sử dụng lao động gia đình. Như vậy, hộ
nơng dân khơng coi lao động th là nguồn lao động chính của mình. Do đó, thu
nhập mà nơng dân nhận được cịn có cả giá trị tiền cơng lao của gia đình của
chính họ. Trong trường hợp, giá trị thu nhập thấp, đồng nghĩa với việc họ “tự bóc
lột lao động” của chính mình. (Đỗ Quang Q, 2001):
- Thứ ba, hộ nông dân luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn. Sản xuất
nơng nghiệp trong kinh tế hộ, tự nó chưa bao giờ là phương thức sản xuất, nó
ln nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nơi mà có một phương thức sản xuất
khác phổ biến. (Đỗ Quang Quý, 2001):
- Thứ tư, hộ nông dân tham gia từng phần vào thị trường ở mức độ khơng
hồn hảo. Điều đó có nghĩa là hộ nơng dân sử dụng nguồn lực của mình và một
phấn nguồn lực mua ở ngồi thị trường. Sự tham gia vào thị trường cao hay thấp
tùy thuộc vào trình độ phát triển của thị trường trong nơng nghiệp ở mỗi quốc gia.
Sự tham gia đó thường khơng hồn hảo, thể hiện ở chỗ nơng dân thường có sản
phẩm trao đổi nhỏ, ít biết đầy đủ về thông tin thị trường. (Đỗ Quang Quý, 2001):
Tuy nhiên, trên quan điểm hiện đại về sự phát triển nông nghiệp và nơng
thơn, theo nghĩa tiếng Việt, “nơng dân” cịn được hiểu theo nghĩa rộng hơn “là
những người dân sống ở nông thôn”. Từ “nông” ở đây không phải chỉ là “nơng
nghiệp” mà là “nơng thơn”. Do đó, với cách nhìn này sẽ giúp chúng ta nhìn nhận
hộ nơng dân với phạm vi nghề nghiệp, sinh kế rộng hơn, bao trùm cả kinh tế
nông thôn.
2.1.2. Sự cần thiết phải phát triển sản xuất ngô lai

Phát triển sản xuất ngô lai là là việc tăng số lượng lao động, khai thác thêm
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động
trên cơ sở kỹ thuật như trước, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kỹ
thuật, cải tiến tổ chức sản xuất và phân công lại lao động, sử dụng hợp lý và có
hiệu quả các nguồn nhân lực, vật lực hiện có, góp phần tăng sản lượng sản phẩm
ngơ lai, tăng năng suất lao động, ổn định hơn, giảm chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm, cuối cùng mang lại lợi nhuận cao hơn cho người sản xuất ngô lai (Hồ
Quế Hậu, 2012).
Hiện nay, trong sản xuất ngơ hiện nay cịn phụ thuộc chủ yếu một số

11


×