Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Xác định tác nhân gây chết cá chim vây vàng (trachinotus blochii) nuôi công nghiệp tại vịnh vân phong tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.98 MB, 54 trang )

HỌC VIÊN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ÁNH HẰNG

XÁC ĐỊNH TÁC NHÂN GÂY CHẾT CÁ CHIM VÂY VÀNG
(Trachinotus blochii) NUÔI CÔNG NGHIỆP TẠI VỊNH VÂN
PHONG TỈNH KHÁNH HỊA

Chun ngành:

Ni trồng thủy sản

Mã ngành:

60 62 03 02

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS. Phan Thị Vân
2. GVC. TS. Kim Văn Vạn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu viết trong luận văn này là trung thực và chưa từng
được công bố ở bất kỳ báo cáo nào. Kết quả có được ở luận văn là do sự cố gắng làm
việc, nghiên cứu và học hỏi một cách nghiêm túc của bản thân.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Ánh Hằng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp từ tôi đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cơ giáo, bạn bè và gia đình để tơi hồn thành đề
tài qua đây tôi xin gửi tới lời chân thành cảm ơn.
Lời đầu tiên, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Phan Thị Vân
Viện trưởng Viện NTTS 1 và GVC. TS. Kim Văn Vạn Khoa Thủy Sản đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện và hồn thành đề tài.
Tơi cũng xin phép gửi lời cảm ơn chân thành tới chị Trương Thị Mỹ Hạnh
trưởng phòng bệnh ĐVTS và các anh chị đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu quan
trắc cảnh báo Mơi trường và Phịng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Bắc - Viện
NCNTTS I - Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh đã tạo điều kiện cho tôi thực tập và đi lấy
mẫu trong suốt quá trình làm đề tài.
Qua đây tơi xin gửi lời cảm ơn tới Giám Đốc Học Viện, chủ nhiệm khoa Thủy
Sản, các thầy cô giáo trong Bộ môn MT&BHTS đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi
cho chúng tôi học tập và rèn luyện tại trường.
Nhân dịp này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân
và bạn bè đã tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần giúp tôi trong quá trình học tập
cũng như q trình hồn thành kỳ thực tập tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Ánh Hằng

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ................................................................................ viiiii
THESIS ABSTRACT .......................................................................................... ix

Phần 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề.............................................................................................1


1.2.

Mục đích nghiên cứu..............................................................................1

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................2

Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
2.1.

Giới thiệu chung về cá chim vây vàng .................................................................3

2.1.1. Vị trí phân loại ....................................................................................................3
2.1.2. Đặc điểm hình thái ..............................................................................................3
2.1.3. Phân bố tự nhiên của cá Chim vây vàng...............................................................4
2.1.4. Đặc điểm sinh học của cá Chim vây vàng ............................................................4
2.2.

Tình hình nghiên cứu bệnh và tác nhân gây bệnh trong ni cá biển ....................6

2.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh cá biển trên thế giới...................................................6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh tại Việt Nam .............................................................9

Phần 3. NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 12
3.1.


Đối tượng, thời gian và địa điểm thu mẫu .......................................................... 12

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................12
3.1.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 12
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 12
3.1.4. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 12

iii


3.2.

Nội dung nghiên cứu .........................................................................................12

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................12

3.3.1. Phương pháp thu và phân tích mẫu bệnh............................................................ 13
3.3.2. Thí nghiệm cảm nhiễm trong điều kiện in vivo để xác định tác nhân gây
bệnh là vi khuẩn ................................................................................................ 19
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................20

Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................. 21
4.1.

Hiện trạng bệnh vùng nghiên cứu và dấu hiệu bệnh lý ....................................... 21

4.2.


Kết quả phân tích tác nhân ký sinh trùng trên cá Chim vây vàng........................ 22

4.3.

Kết quả phân tích tác nhân vi khuẩn .................................................................. 25

4.4.

Thí nghiệm cảm nhiễm và đánh giá vai trò của tác nhân vi khuẩn gây bệnh
trên cá chim vây vàng ........................................................................................ 28

4.5.

Kết quả phân tích biến đổi cấu trúc mơ học trên cá chim vây vàng..................... 30

4.6.

Biện pháp phòng và trị bệnh cho cá Chim vây vàng ...........................................36

Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 38
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 38

5.2.

Kiến nghị...........................................................................................................38

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 39


iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Tần suất thu mẫu và số mẫu thu ................................................................... 13
Bảng 3.2. Thời gian khử nước, làm sạch và thấm parafin ............................................. 18
Bảng 3.3. Thời gian nhuộm màu H&E......................................................................... 19
Bảng 4.1. Tỷ lệ nhiễm và thành phần giống loài ký sinh trùng trên cá Chim
vây vàng ...................................................................................................... 23
Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm và thành phần loài ký sinh trùng trên cá Chim giống ................24
Bảng 4.3. Kết quả phân tích tác nhân vi khuẩn trên cá Chim vây vàng .........................25
Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm và thành phần giống loài vi khuẩn trên cá Chim vây vàng ........27
Bảng 4.5. Kết quả công cường độc vi khuẩn Vibrio alginolyticus ................................29
Bảng 4.6. Kết quả phân tích biển đổi cấu trúc mơ bệnh cá Chim vây vàng ................... 30

v


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Sơ đồ nghiên cứu ký sinh trùng ...................................................................14
Hình 3.2. Sơ đồ các bước phân tích định tính vi khuẩn ............................................... 15
Hình 3.3. Sơ đồ các bước cắt mơ bệnh học .................................................................17
Hình 3.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm cảm nhiễm ............................................................. 20
Hình 4.1. Một số hình ảnh cá chim vây vàng trong quá thu mẫu .................................22
Hình 4.2. Ảnh sán lá đơn chủ Neobenedenia sp., trùng miệng lệch Broolynella sp...... 23
Hình 4.3. Bố trí thí nghiệm ......................................................................................... 28
Hình 4.4. Biến đổi bệnh lý ở mang cá Chim vây vàng ................................................ 31

Hình 4.5. Biển đổi bệnh lý ở gan cá Chim vây vàng ...................................................32
Hình 4.6. Biến đổi bệnh lý ở thận cá chim vây vàng ................................................... 32
Hình 4.7. Biến đổi bệnh lý ở ruột cá Chim vây vàng...................................................33
Hình 4.8. Biến đổi bệnh lý ở cơ cá Chim vây vàng ................................................... 333
Hình 4.9. Biến đổi bệnh lý ở não cá Chim vây vàng ...................................................34
Hình 4.10. Biến đổi bệnh lý ở mắt cá Chimvây vàng ................................................... 35

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

C

Cryptocaryon

ĐC

Đối chứng

H&E

Hematoxyline và Eosin

IRDO

Iridovirus


KST

Ký sinh trùng

NA

Nutrient Agar

Min

Giá trị nhỏ nhất

Max

Giá trị lớn nhất

T

Trachinotus

TB

Trung bình

TCBS

Thiosulphate Citrate Bile Salt Sucrose

V


Agar

VNN

Vibrio
Viral nervous necrosis

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Luận văn này cung cấp thơng tin khoa học về tác nhân gây bệnh cá Chim vây
vàng ở quy mơ ni cơng nghiệp. Kết quả có thể hỗ trợ và giúp người nuôi thúc đẩy mở
rộng quy mô nuôi công nghiệp cá Chim vây vàng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, dịch bệnh thường xảy ra ở 2 thời điểm trong năm
là tháng 3-4 và tháng 7-8. Tỷ lệ chết tích lũy của cá dao động từ 18 - 20%. Cá Chim vây
vàng thường bị bệnh ở giai đoạn cá còn nhỏ cá giống (2 – 4cm) và cá ni thương phẩm
(7 - 15cm). Cá chết thường có biểu hiện bất thường về tập tính sống: bỏ ăn, bơi tách
đàn,... Một số dấu hiện bộc lộ bên ngoài như: mắt dục, mờ, có các khoảng trắng khơng
bình thường trên mình, cụt vây đi, mang da tiết nhiều dịch nhờn, mang màu sắc nhợt
nhạt, có hiện tượng xuất huyết đi.... Cơ quan nội tạng ít bị biến đổi gan thận nhợt
nhạt, có hiện tượng bị sưng...
Kết quả nghiên cứu đã xác định sán lá đơn chủ Neobenedenia sp với tỷ nhiễm cao
100% (16/16) ở lồng 1 và lồng 3 với cường độ nhiễm min - max tương ứng là 3-10
trùng/lam (10x) là 1 trong những tác nhân gây chết cá Chim vây vàng ở giai đoạn cá
giống. Biện pháp trị bệnh đã được áp dụng ngay lập tức: tắm cá trong nước ngọt kết hợp
với Oxytetracycline (75 mg/lít) trong thời gian 3-5 phút. Kết quả cá đã ngừng chết và
phục hồi, phát triển bình thường.
Kết quả nghiên cứu xác định được 6 loài vi khuẩn Vibrio mytili, Vibrio

alginolyticus, Photobacterium damselae, Vibrio parahaemolyticus, Vibrio fluvialis,
Vibrio vulnificus ở một số kiểm tra tuy nhiên với tỷ lệ và cường độ nhiễm thấp thể hiện
chúng chỉ là tác nhân cơ hội. Kết quả thí nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn Vibrio
alginolyticus khơng là tác nhân gây bệnh trên cá chim vây vàng.
Kiểm tra mơ cá bệnh khơng có biến đổi mơ bệnh học nào đặc biệt. Các tổn thương
phổ biến chủ yếu ở mơ mang, mơ ruột. Khơng có biến đổi cấu trúc mơ bệnh nào phát
hiện ra có sự xâm nhập của tác nhân virus VNN và IRDO trên cá.

viii


THESIS ABSTRACT
This dissertation provided scientific information on the pathogen of snub-nose
pompano with the industrial farming scale. The results can support and help farmer to
expand the farming scale of the snub-nose pompano species.
The results showed that the disease usually occurs two times of the year: From
March to April and from July to August. Cumulative mortality of fish ranged from 18 to
20%. The snub-nose pompano usually get disease at small fish size (2 - 4cm) and
commercial fish size (7 - 15cm). Dead fish often has abnormal behavior such as: do not
eat, swimming separate with the flock, etc. Some external characteristics such as:
blurred vision, abnormal white spaces, lose tails, skin and gill have more mucus, pale
color, hemorrhage phenomenon ....Internal organs less changed, liver and kidney were
pale and swollen phenomenon ...
The results of the study showed that Neobenedenia sp had high infection rate
100% (16/16). In fish cage number 1 and fish cage number 3 which had intensity of
infection min-max corresponding to 3-10 fluke/lamen (10x). This is one of the factor
kill snub-nose pompano at the fingerling stage. Remedies were applied immediately:
Bathing in fresh water and combined with oxytetracycline (75 mg/l) for 3-5 minutes.
Result recorded that fish stopped dead and recovered, grew normally.
The results of this study identified 6 bacterium species Vibrio mytili, Vibrio

alginolyticus, Photobacterium damselae, Vibrio parahaemolyticus, Vibrio fluvialis,
Vibrio vulnificus. However, the rate and intensity of infection are low. So that they are
just opportunity factor. The result of the infection of Vibrio alginolyticus bacterium was
not pathogenic factor in snub-nose pompano.
There were not the specific histopathological changes on tissues of diseased
fish. The lesions are mainly in gill tissue and intestinal tissue. No any one
histopathological change detects the intrusion of VNN and IRDO virus on fish.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam được xem là quốc gia có tiềm năng phát triển nghành nghề ni
cá biển bởi có đường bờ biển kéo dài từ Bắc xuống Nam hơn 3.260 km, với
nhiều eo vịnh. Cá Chim vây vàng (Trachinotus blochii) là lồi cá biển có giá trị
kinh tế cao, được nhập vào Việt Nam vào những năm 2000. Đây là lồi ni
quan trọng tại vùng biển miền nam Trung Quốc và một số quốc gia trên thế giới,
đang được tiêu thụ mạnh ở Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Mỹ,
Singapore…. Ở Việt Nam cá Chim vây vàng đã được phát triển nuôi ở các tỉnh
ven biển như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Khánh Hòa...đem lại hiệu quả và
năng suất cao cho người nuôi (Tổng cục thủy sản, 2015).
Cá Chim vây vàng là lồi cá tương đối dễ ni, kháng bệnh tốt và đang trở
thành đối tượng cá nuôi lợ, biển của Việt Nam. Giá cá Chim vây vàng trên thị
trường hiện nay cao. Cùng với việc hồn thiện quy trình ni và sản xuất giống,
đối tượng cá này đang được chú trọng phát triển trở thành đối tượng ni sản
xuất hàng hóa quy mô lớn (Tổng cục thủy sản, 2015).
Tuy nhiên, gần đây tại các khu vực nuôi cá Chim vây vàng ở Việt Nam đã
xảy ra hiện tượng cá nuôi chết mà không rõ nguyên nhân. Hiện tượng cá chết
xuất hiện ở hầu hết các lồng nuôi của các hộ dân tại vịnh Vân Phong, Khánh

Hịa. Cá ni mới thả thường bị chết nhiều ở giai đoạn cá nhỏ đến cỡ cá 200
g/con, tỷ lệ chết thường chiếm 18-20%, trong tổng cả giai đoạn nuôi đến khi thu
hoạch, thường chết 25-28%. Chính vì vậy để giảm thiểu dịch bệnh bùng phát,
tránh lan rộng và đề ra một số giải pháp kịp thời tăng năng suất cho người nuôi,
chúng tôi thực hiện đề tài “Xác định tác nhân gây chết cá Chim vây vàng
(Trachinotus blochii) nuôi công nghiệp tại vịnh Vân Phong tỉnh Khánh Hòa”. Đề
tài này là một phần trong nhiệm vụ “Giám sát chủ động môi trường và bệnh cá,
nhằm đưa ra các giải pháp tăng tỷ lệ sống cho cá nuôi quy mô công nghiệp thuộc
Trang trại nuôi cá lồng biển tại vịnh Vân Phong, Khánh Hòa” của Viện nghiên
cứu ni trồng thủy sản 1.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Bước đầu xác định được tác nhân gây chết cá Chim vây vàng nuôi công
nghiệp tại vịnh Vân Phong tỉnh Khánh Hịa trong vụ ni 2016

1


 Đề xuất được một số giải pháp nâng cao tỷ lệ sống của cá nuôi
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Một số tác nhân có khả năng gây chết cá Chim vây vàng (Trachinotus
blochii) trong q trình ni cơng nghiệp tại vịnh Vân Phong tỉnh Khánh Hịa.
Trang trại ni cá lồng biển tại Vịnh Vân Phong Khánh Hịa.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Hiện nay cá Chim vây vàng nuôi lồng trên biển bắt đầu tăng nhanh, tuy
nhiên hiện tượng cá chết rải rác và hàng loạt là rào cản lớn cho việc phát triển và
mở rộng nghề nuôi cá Chim vây vàng tại Việt Nam. Đề tài này sẽ là một trong
những nghiên cứu đầu tiên về việc xác định các nguyên nhân cá Chim vây vàng
chết ở quy mô công nghiệp.
Đề tài sẽ chỉ ra đâu là các yếu tố quan trọng như yếu tố mơi trường, tác
nhân gây bệnh chính gây thiện hại lớn nhất trong suốt q trình ni. Khi xác

định được các vấn đề chính sẽ giúp đưa ra các đề xuất, giải pháp ngăn chặn và
kiểm soát hiện tượng cá chết.
Việc xác định được các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng cá chết có
ý nghĩa về mặt khoa học cũng như thực tiễn, nó sẽ giúp thúc đẩy mở rộng quy
mô nuôi cá biển.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁ CHIM VÂY VÀNG
2.1.1. Vị trí phân loại
Cá Chim vây vàng có vị trí trong hệ thống phân loại cá thế giới như sau:

Hình 2.1. Cá Chim vây vàng (Trachinotus blochii)
Nguồn: />
Giới: Động vật
Ngành: Vertebrata
Lớp: Osteichthys
Bộ: Perciformes
Họ: Carangidae
Giống: Trachinotus
Loài: Trachinotus blochii (Lacepède, 1801)
Tên tiếng việt: cá Chim vây vàng, cá sòng mũi hếch.
Tên tiếng anh: snub-nose pompanos (Nguồn: trang web của FishBase)
2.1.2. Đặc điểm hình thái
Cơ thể cá Chim vây vàng hơi trịn, cao, dẹp chính giữa, lưng hình vịng
cung. Đầu nhỏ, chiều cao đầu lớn hơn chiều dài, môi tù về phía trước, trên đường


3


bên vảy sắp xếp khoảng 135-136 cái, chiều dài so với chiều cao 1,6-1,7 lần, so
với chiều cao đầu 3,5-4 lần. Đầu và thân có màu trắng bạc, đỉnh đầu có màu xanh
xám. Ở những cá thể trưởng thành thỉnh thoảng có màu vàng cam đặc biệt trên
cơ thể nhất là vùng miệng và nửa sau của thân. Phần đầu khơng có vảy, cơ thể có
nhiều vảy nhỏ dính vào dưới da. Miệng nhỏ xiên, xương hàm trên lồi. Phía trước
đường bên có hình cung khá lớn, trên đường bên vảy khơng có gờ. Vây ngực
tương đối ngắn, rộng, màu tối đen. Đi xẻ thùy, vây đi hình lưỡi liềm. Lưng
màu xanh xám, bụng trắng bạc, mình khơng có vân đen, vây lưng màu ánh bạc,
rìa vây màu tro đen, vây hậu môn ánh bạc vàng, vây đuôi màu vàng tro (Chen,
1992; Juniyanto et al., 2008).
2.1.3. Phân bố tự nhiên của cá Chim vây vàng
Trên thế giới cá chim vây vàng phân bố chủ yếu ở cuối Ấn Độ dương:
Biển Đỏ, phía đơng Châu Phi; phía tây Thái Bình Dương từ phía Nam của Nhật
Bản đến Bắc Úc, trải theo hướng đông đến Samoa, Tonga, Marina và biển
Marshall. (Carpenter et al., 1998)

Hình 2.2. Phân bố tự nhiên của cá Chim vây vàng trên thế giới
(Những khu vực màu đỏ và vàng)
Nguồn: />2.1.4. Đặc điểm sinh học của cá Chim vây vàng
2.1.4.1. Tập tính sống
Cá Chim vây vàng là lồi cá nước ấm sống tầng giữa và tầng trên. Cá sinh
trưởng tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 22-280C với độ măn từ 3-33‰, dưới
20‰ cá sinh trưởng nhanh, trong điều kiện độ mặn cao tốc độ sinh trưởng của cá

4



chậm. Khả năng chịu đựng nhiệt độ của cá tương đối kém, ban đêm chúng không
ngừng bơi nhanh, hàng năm từ tháng 12 đến đầu tháng 3 năm sau là thời kì qua
đơng của cá, chúng thường khơng ăn thức ăn, dưới 160C cá ngừng bắt mồi và
chết khi nhiệt độ dưới 140C trong vòng 2 ngày. Oxy hòa tan thấp nhất 2,5mg/lít.
Cá có sức đề kháng bệnh tương đối cáo và dễ dàng vận chuyển (Nguyễn Mạnh
Hà, 2010).
2.1.4.2. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Chim vây vàng là loài cá ăn thịt, cá hương có răng nhỏ, cá trưởng thành
răng thối hóa. Cuống mang ngắn thưa. Đặc điểm này khiến cá có thể dùng đầu
tìm thức ăn trong cát. Giai đoạn cá bột thức ăn chủ yến là động vật phù du và các
động vật đáy kích thước nhỏ. Cá con ăn các lồi hai mảnh vỏ. Cá trưởng thành ăn
tơm cá nhỏ…Trong điều kiện nuôi cá dài 2cm thức ăn là cá tạp xay nhỏ, tôm tép
xay nhỏ (Vương Xuân Lâm và cs. 2003).
2.1.4.3. Đặc điểm sinh trưởng
Cá Chim vây vàng có kích thước tương đối lớn, nhìn chung chiều dài có thể
đạt 45 - 60cm. Cá sinh trưởng nhanh, trong điều kiện ni bình thường một năm
có thể đạt cỡ cá thương phẩm từ 0,5 – 0,7kg. Từ năm thứ hai trở đi mỗi năm
trọng lượng tuyệt đối tăng là 1 kg (Vương Xuân Lâm và cs. 2003).
2.1.4.4. Đặc điểm sinh sản
Mùa sinh sản của cá Chim vây vàng từ tháng 4 đến tháng 5 và duy trì cho
đến tháng 8-9. Sức sinh sản của cá thể 40-60 vạn trứng. Trong tự nhiên cá hương
1,2 -2cm bắt đầu bơi vào vùng biển cạn, cá lớn 13 – 15cm bắt đầu di cư từ vùng
biển cạn ra vùng biển sâu. Tuổi thành thục của cá Chim vây vàng qua nghiên cứu
chỉ rõ: cá 1 - 2 tuổi trong buồng trứng noãn nguyên bào lần đầu tiên tiền kỳ phân
liệt thành thục, cá 3 - 4 tuổi mới bắt đầu đi vào thời kỳ tiền sinh trưởng sau đó
đến lịch trình phát dục bao gồm phát sinh nỗn hồn phơi bào đi chuyển và thành
thục, tế bào noãn mẹ thành thục. Hiện nay, ngoài tự nhiên cá thành thục ở 7 – 8
tuổi nếu muốn cho cá thành thục sớm cần phải tiêm kích dục tố, ni vỗ cá bố
mẹ một cách khoa học. Trong thực tiễn sản xuất chứng minh: cá Chim vây vàng
4 tuổi tuyến sinh dục đạt độ thành thục, qua đó kích thích cá có thể phóng trứng

thụ tinh và ấp nở thành cá bột bình thường (Nguyễn Hữu Phụng và Đỗ Thị Như
Nhung, 1995).

5


2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH VÀ TÁC NHÂN GÂY BỆNH
TRONG NI CÁ BIỂN
2.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh cá biển trên thế giới
Trong những năm gần đây nuôi thủy sản mặn, lợ tăng mạnh và được xem
như một ngành công nghiệp thu lợi nhuận cao. Nghề nuôi cá biển càng phát triển
dẫn đến mật độ ni và cách hình thức nuôi ngày càng nhiều dẫn đến rủi ro về
dịch bệnh gây ra ngày càng cao. Dịch bệnh đã làm thiệt hại rất lớn cho ngành
nuôi biển thế giới. Năm 1993, Singapore chỉ với 2 trại cá biển thâm canh bị bệnh
dịch đã làm mất đi 360,500 đô la Singapore (Chua et al., 1993). Philippine có
75% tổng trang trại ni cá biển bị dịch bệnh làm ảnh hưởng đáng kể đến thu
nhập của người nuôi (Somga et al., 2000). Ở Thái Lan, có đến 80% người ni
cá Mú cà cá Chẽm báo cáo là dịch bệnh đã gây chết 30-50% (Kanchanakhan S,
1996). Từ năm 2001-2003, ở Columbia dịch bệnh bùng nổ ở 36 trại nuôi, hơn 12
triệu cá Hồi đại tây dương chết, tỷ lệ chết tích lũy 58%, gây thiệt hại hơn 10 triệu
đô la Mỹ (Saksida, 2006). Vi khuẩn, ký sinh trùng và vi rút là những tác nhân có
thể gây chết hàng loạt ở cá biển ni thương phẩm.
2.2.1.1. Bệnh vi khuẩn trên cá biển
Nhiều nghiên cứu cho thấy Vibriosis là một trong những bệnh vi khuẩn
nghiêm trọng nhất đối với các lồi cá biển ni (Egidius, 1987; Hjeltnes and
Roberts, 1993; Ishimaru et al., 1996; Austin and Austin, 1999; Alcaide, 2003).
Bệnh Vibriosis đã phát tán thành dịch bệnh trên cá Giò giống tại Đài Loan năm
2000 với các dấu hiệu bệnh lý như thân và đầu cá bị xuất huyết, trên thân có
nhiều các vết loét, một số cá bị cụt vây. Kết quả phân lập vi khuẩn cho thấy tác
nhân chính gây bệnh là V. alginolyticus ngồi ra cịn có sự có mặt của V.

vulnificus và V. parahaemolyticus (Rajan et al., 2001). Ở Singapore, vi khuẩn
gây bệnh trên cá Mú là Vibrio được phân lập ra 2 loài là V. parahaemolyticus và
V. Alginolyticus (Leong,1994). V. parahaemolyticus và V. alginolyticus cũng là
nguyên nhân gây ra hiện tượng nhiễm trùng, xuất huyết cho cá Song giai đoạn
hương và cá Song nuôi thương phẩm (Kanchanakhan, 1996). Thái Lan đã có báo
cáo về kết quả phân lập, xác định tác nhân gây bệnh trên cá Mú nuôi lồng chủ
yếu là do nhóm vi khuẩn Aeromonas spp; Flexibacter spp; Vibrio spp và
Steptococcus sp (Chinabut, 1996). Khi nghiên cứu về bệnh trên cá biển nuôi ở
Tây và Nam Châu Á, Arthur và Ogawa đã cho thấy bệnh vi khuẩn chủ yếu trên

6


cá Song (Epinephenus spp) là bệnh xuất huyết do V. parahaemolyticus, V.
alginolyticus và Streptococcus sp. (Arthur and Ogawa, 1996). Dấu hiệu bệnh lý
điển hình của bệnh Vibriosis trên cá Giị là lở loét, xuất huyết gan, thận và bệnh
có thể gây chết lên đến 45% ở cá Giò giống và 90% trên cá Giò thương phẩm
(Rajan et al., 2001; Liu et al., 2004).
Theo Kanchanakhan (1996) Streptococcus sp. là một trong những vi khuẩn
gram dương có khả năng gây bệnh nghiêm trọng trên cá biển. Streptococcus sp.
là tác nhân gây bệnh lở loét trên cá Song giai đoạn giống và cá Song nuôi thương
phẩm. S. iniae đã được thông báo là tác nhân nguy hiểm gây bệnh cho cá Hồng
Mỹ với dấu hiệu lâm sàng như bơi lờ đờ mất phương hướng, mắt lồi, da bị tổn
thương dần dần dẫn đến hoại tử (Eldar et al., 1999). Ngoài ra, cả S. iniae và S.
agalactiae đều được thông báo là tác nhân gây bệnh ở cá Chim Mỹ (Trachinotus
carolinus) và cá Chim vây vàng (Trachinotus blochii) (Amal et al., 2013).
Năm 2010, Lee và cộng sự đã có báo cáo về tác nhân vi khuẩn gây bệnh
phân lập từ cá chim vây vàng và khả năng chống chịu với hàm lượng kim loại
nặng trong mơi trường nước của lồi cá này. Đã có một số loài vi khuẩn được
phân lập từ mẫu cá Chim vây vàng bị bệnh như Streptococcus spp. (n = 12),

Escherichia coli (n = 30), Salmonella spp. (n = 20), Pseudomonas spp. (n = 36),
and Vibrio spp. (n = 50).
Theo Labrie et al. (2008) đã tổng hợp những nghiên cứu gần đây cho thấy
sự xuất hiện vi khuẩn gram dương Nocardiois cũng đã gây tác hại cho cá Chim
vây vàng, cá Mú, cá Hồng. Nhóm nghiên cứu này đã nhận xét rằng cá Chim vây
vàng là loài rất mẫn cảm với bệnh Nocadiosis, bệnh này gây ra do một số loài
khác nhau thuộc giống vi khuẩn Nocardia spp. Vi khuẩn Nocardia spp. là vi
khuẩn Gram (+), kháng acid, trực khuẩn dạng sợi và phân nhánh. Khi cá mắc
bệnh thường xuất hiện mốt tổn thương trên da, mang và một số nội tạng như
gan,lách, thận xuất hiện các hạt trắng làm bụng cá trương to.
Vibrio spp. và Flexibacter là tác nhân vi khuẩn thường gặp trên cá chim
vây vàng (Fao 2016).
2.2.1.2. Bệnh ký sinh trùng trên cá biển
Trong các tác nhân gây bệnh trên cá, ký sinh trùng là một trong những tác
nhân rất phổ biến. Hơn nữa nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa là điều kiện
thuận lợi cho ký sinh trùng phát triển. Thành phần giống loài ký sinh trùng trong

7


tự nhiên rất nhiều và chúng gây ra nhiều bệnh trên cá. Ngoài ra một số bệnh do
ký sinh trùng gây ra trên cá có ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ con người và động vật
nuôi trên cạn. Bệnh ký sinh trùng làm cá thường làm cá tăng trưởng chậm, ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm thuỷ sản và có thể gây chết hàng loạt cho cá
nuôi, gây thiệt hại lớn đến nghề nuôi thuỷ sản (Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2007).
Nhiều loài ký sinh trùng đã được báo cáo ở các lồi cá ni biển, trong đó
một số loài đã từng gây ra dịch bệnh nghiệm trọng gây thổn thất nặng nề cho
người nuôi cá. Mức độ nghiêm trọng do ký sinh trùng gây ra khác nhau ở các giai
đoạn phát triển khác nhau của cá.
Leong et al. (1990) khi nghiên cứu tác nhân gây bệnh ký sinh trùng nguy

hiểm trên vùng Châu Á Thái Bình Dương đã xác định được 5 giống ký sinh trùng
đơn bào là Cryptocaryon, Trichodina, Brooklynella, Henneguya, Amyloodinium


6

loài

sán



đơn

chủ

bao

gồm

Benedenia,

Neobenedenia,

Pseudorhadosynochus, Diplectenum, Haliotrema, Dactylogyrus. Tuy nhiên một
số loài ký sinh trùng như ký sinh trùng đơn bào Cryptocaryon irritans và sán lá
đơn chủ Benedenia spp. và Neobenedenia spp. được xem là những lồi ký sinh
trùng có khả năng gây bệnh nguy hiểm cho cá nuôi biển ở tất cả các giai đoạn
phát triển bao gồm cả giai đoạn nuôi thương phẩm (Leong et al., 1990).
Theo Leong et al. (1990) C. irritans thường gây ra các triệu chứng ngứa

ngáy và xuất hiện nhiều dịch nhớt ở cá, đặc biệt ở giai đoạn nhiễm nặng có thể
quan sát thấy các đốm trắng trên mang và da cá. Trong khi ký sinh trùng
Benedenia spp. và Neobenedenia spp. thường gây ra các triệu chứng như cá có
hành vi bơi lội bất thường, cọ xát vào thành lồng và đặc biệt là mắt cá đục mờ
hoặc bị mù mắt.
Đánh giá về ảnh hưởng của bệnh KST đối với từng giai đoạn phát triển của
cá Leong et al. (2006) cho rằng nếu như KST đơn bào Protozoa được xem là tác
nhân nguy hiểm có khả năng gây bệnh cho cá giai đoạn cá hương và cá giống
trong các trang trại sản xuất giống thì sán lá đơn chủ Monogenea, đặc biệt là sán
lá đơn chủ thuộc họ Capsalidae, lại được xem là tác nhân nguy hiểm cho cá giai
đoạn thương phẩm được nuôi trong các lồng bè.
Bệnh ký sinh trùng thường gặp trên cá chim vây vàng bao gồm các tác
nhân chính là Cryptocaryon iritans, Amyloodinium ocellatum, Gyrodactylidae
sp., Henneguya sp., Benedenia sp., Calligus elongatus (Fao 2016 ).

8


2.2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh tại Việt Nam
Ni cá biển đang là hướng phát triển mới của nghề nuôi trồng thủy sản
(NTTS) tại Việt Nam với mục tiêu đến năm 2020 đạt sản lượng là 200.000 tấn,
tăng trưởng trung bình là 14,9%/năm (Quyết định số 332/QĐ – TTg, Đề án phát
triển NTTS đến năm 2020). Vũng Tàu, Khánh Hòa, Quảng Ninh và Hải Phịng là
những tỉnh có nghề ni biển phát triển mạnh trong những năm gần đây với các
đối tượng ni chính như cá Song, cá Giị, cá Hồng Mỹ và gần đây là cá Chẽm
và cá Chim.
Cá Chim vây vàng đang trở thành đối tượng nuôi biển đầy hứa hẹn cho nuôi
trồng thủy sản thương mại bởi tốc độ tăng trưởng tốt, chất lượng thịt tốt và nhu
cầu thị trường cao. Đối tượng này đã được nuôi tại các nước châu á Thái Bình
Dương đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Ấn độ, Indonesia,

Philippines và Đài Loan. Tổng sản lượng sản xuất toàn cầu của các lồi cá chim
vây vàng đạt 110 000 tấn và có xu hướng tăng trong tương lai, trong đó Việt
Nam sản xuất được 700 tấn cá (Fao, 2016). Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về
bệnh cá Chim vây vàng tại Việt Nam chưa nhiều. Cũng như nghề ni cá biển
trên tồn thế giới, nghề nuôi cá biển ở nước ta đã và đang phải đối mặt với vấn đề
dịch bệnh.
2.2.2.1. Bệnh vi khuẩn trên cá biển
Theo Bùi Quang Tề và cs.(1998) hàng năm vào khoảng thời gian từ tháng 6
đến tháng 8 khi có mưa nhiều độ muối giảm, cá Song nuôi lồng thường xuất hiện
bệnh lở loét xuất huyết làm cá chết rải rác và V. alginolyticus là một trong những
tác nhân gây bệnh.
Bệnh do vi khuẩn Vibrio gây chết trên cá Giò với tỷ lệ khá cao, giao động
từ 50 đến 60% thậm chí có nơi lên đến 80%. Các dấu hiệu bệnh do Vibrio gây ra
trên cá Giò bao gồm các vết loét phát triển ăn sâu vào cơ, cá chuyển màu đen,
gan cá thường chuyển màu xanh nhạt hoặc màu nâu, một số cá thể khác có các
đốm trắng trong gan và dạ dày thường khơng có thức ăn (Phan Thị Vân và ctv,
2006). Ở Việt Nam đã xác định được vi khuẩn V. cholerae, V. vulfinicus, V.
alginolyticus và V. parahaemolyticus... gây bệnh trên cá Giò. Tuy nhiên, 2 loài
thường gặp và gây bệnh phổ biến nhất trên cá Giò ở Việt Nam là V. alginolyticus
và V. parahaemolyticus. Các vi khuẩn này đã được xác định là tác nhân gây bệnh
ở cá Giị ni ở Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa, Hải phòng, Nghệ An và
Vũng Tàu.

9


Nguyễn Thị Thanh Thuỳ và cs. (2008) cũng phân lập được 2 loài vi khuẩn
là V. alginolyticus và V. parahaemolyticus trên cá song ni bị bệnh lở lt tại
Khánh Hồ.
Tại Khánh Hòa, cá Chim vây vàng nhiễm bệnh thường bỏ ăn, cơ thể xuất

hiện nhiều nốt phồng rộp nhỏ dưới da, sau đó, vỡ tạo nên các điểm thương tổn
nhỏ màu nâu. Mang cá xuất hiện nhiều dịch nhầy cùng các vùng thương tổn và
các hạt nhỏ màu trắng đục. Phía trên xương sống xuất hiện một số khối u làm
xương sống bị vẹo gây dị dạng cho cá. Quan sát trong ổ bụng cá thấy các hạt
trắng nhỏ xuất hiện ở thận, lá lách và gan. Bệnh thường gặp trên cá ở giai đoạn
đầu thả nuôi (cỡ 6 - 10 cm), xuất hiện ở thời điểm bắt đầu mùa mưa (tháng 7 - 8)
tỷ lệ cá chết lên đến 50% Cá được kết luận là bệnh đốm trắng nội tạng trên cá
chim vây vàng.Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Nocardia sp. (Nguyễn Thị Thùy
Giang và cs., 2010).
2.2.2.2. Bệnh ký sinh trùng trên cá
Khu hệ ký sinh trùng (KST) cá Việt Nam rất phong phú, Bùi Quang Tề
(2008) đã tổng hợp có 592 lồi KST bao gồm 212 lồi ký sinh trên cá nước lợ,
nước mặn, trong số n ày có 43 lồi KST nước lợ, nước mặn là mới đối với khoa
học. Bùi Quang Tề và cs. (1998) đã xác định được 13 loài KST trên 3 đối tượng
cá ni biển, đó là cá Song mỡ, cá Song sọc và cá Song chuối. Trong đó, cá Song
mỡ bắt gặp 12 loài KST, cá Song sọc gặp 10 loài KST và cá Song chuối gặp 9
loài KST. Phan Thị Vân và cs. (2006) khi nghiên cứu về tác nhân gây bệnh trên
cá Song, cá Giò đã xác định được 7 giống loài KST trên hai đối tượng cá này,
bao gồm Pseudorhabdosynochus epinepheli, Trichodina sp., Isopods sp.,
Benedia sp.,Cryptocaryon sp.,Benedia hoshinia,Magnacetabulum selari. Trong
số này, Pseudorhabdosynochus epinepheli có tỷ lệ nhiễm cao nhất: 82,4% ở cá
Song và 66,7% ở cá Giò và Benedenia sp. có tỷ lệ nhiễm thấp (3,5%) trên cá
song.
Đỗ Thị Hòa và cs. (2008) khi nghiên cứu về bệnh sán lá đơn chủ trên cá
Song ni tại Khánh Hịa cho thấy cá nuôi thường bị nhiễm sán lá với tỷ lệ rất
cao, khoảng 71% bị nhiễm sán ở da và 60,3% bị nhiễm sán ở mang và dịch bệnh
thường xảy ra ở hình thức ni lồng hơn ni ao. Kết quả nghiên cứu cũng đã
xác định 5 loài sán lá đơn chủ, bao gồm Benedenia epinepheli, Benedenia sp.,
Neobenedenia sp. ký sinh ở da và mang cá và 2 loài chưa xác định được giống


10


loài. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng thể hiện tỷ lệ nhiễm sán lá đơn chủ trên
cá Song bệnh là rất cao lên tới 100%.
Hoàng Kim Quỳnh và Đặng Thúy Bình (2010) đã phát hiện 10 lồi sán lá
đơn chủ thuộc giống Pseudorhabdosynochus, Yamaguti 1958 trên cá Chẽm nuôi
tại Khánh Hòa, bao gồm P. coioidesis, P epinepheli, P. lantauensis, P.
mellanesinensis, P. summanae, P. summanoides, P. youngi,

P. grouper,

Pseudorhabdosynochus sp. và Pseudorhabdosynochus sp2. Kết quả nghiên cứu
còn miêu tả chi tiết các đặc điểm hình thái học của 10 lồi sán lá đơn chủ này và
cho biết P. epinepheli, P. summanae, P. grouperi và P. coioidesis có quan hệ rất
gần gũi nhau về mặt di truyền. Còn P. lantauensis và Pseudorhabdosynochus sp
cũng có quan hệ rất gần gũi và thuộc nhánh khác.
Trương Thị Hoa và cs. (2012) khi nghiên cứu bệnh KST trên cá Chẽm tại
Thừa Thiên Huế đã xác định được 3 giống Vorticella, Pseudorhabdosynochus,
Carassotrema và 5 loài KST Trichodina jadranica, Dactylogyrus minutus,
Oceanobdella sexoculata,
Oligohymenophorea,

Caligus orientali, Alitropus typus thuộc 6 lớp

Monogenea,

Trematoda,Hirudinea,

Maxillopoda,


Malacostraca. Trong đó, nhóm sán lá đơn chủ gồm D. minutus và
Pseudorhabdosynochus sp.chỉ ký sinh ở mang với tỷ lệ nhiễm tương ứng là 60%
và 90%.
Nguyễn Thị Thu Hiền và cs. (2016) đã xác định cá chim vây vàng nhiễm
sán lá đơn chủ Benedenia spp, khi nhiễm loại sán lá đơn chủ này cá có hiện
tượng di chuyển khơng định hướng, đâm vào lồng, ... gây tổn thương vùng đầu
và chúng phát triển mạnh từ tháng 12 năm trước tới tháng 5 năm sau.
Tóm lại, nghề ni cá chim vây vàng ở hầu hết các quốc gia đang ở giai
đoạn đầu, nhiều loại bệnh và các ảnh hưởng của môi trường trong q trình
ni cần được nghiên cứu. Bệnh được ghi nhận ở cá hương, cá giống và cá
thương phẩm. Trong số các bệnh do vi khuẩn, Vibriosis là bệnh gây thiệt hại
đáng kể cho các trang trại với dấu hiệu tổn thương nặng ở da, cơ, vây, mắt và
tổn thương các cơ quan nội tạng bên trong. Bệnh ký sinh trùng thường được
thông báo nhiễm sán lá đơn chủ. Cá chết hàng loạt trong các trang trại có thể
xảy ra do sự bùng nổ của vibriosis và ký sinh trùng ngoại ký sinh.

11


PHẦN 3. NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THU MẪU
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số tác nhân có thể gây chết cá Chim vây vàng (Trachinotus blochii).
3.1.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3/2016 đến tháng 12/2016.
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm thu mẫu: Trang trại nuôi cá biển tại Vịnh Vân Phong – Khánh
Hịa

Địa điểm phân tích mẫu: tại phòng TN Bệnh- Trung tâm nghiên cứu, quan
trắc cảnh báo mơi trường và phịng ngừa dịch bệnh khu vực Miền Bắc
(CEDMA)- Viện NTTSI - Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh.
3.1.4. Vật liệu nghiên cứu
Cá Chim vây vàng ở các giai đoạn (cá giống và cá thương phẩm) biểu hiện
bệnh được thu tại trại nuôi cá lồng vịnh Vân Phong - Khánh Hòa được thu mẫu
và đưa về phịng thí nghiên phân tích.
Cá Chim vây vàng (có chiều dài 8 - 10 cm) khỏe mạnh được chuyển từ trại
ni cá biển vịnh Vân Phong – Khánh Hịa về phịng thí nghiệm để bố trí thí
nghiệm cảm nhiễm.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Thu và phân tích mẫu bệnh khi có hiện tượng cá chết trong suốt q trình
ni.
 Gây nhiễm đối với tác nhân là vi khuẩn nghi ngờ gây chết trên cá nuôi
rải rác và hàng loạt có thể xảy ra trong suốt q trình ni.
 Mơ tả biến đổi cấu trúc mô học của các cơ quan (mắt, mang, gan, ruột,
cơ, não, thận) của cá chim vây vàng mắc bệnh.
 Dựa trên các kết quả phân tích sẽ đề xuất một số giải pháp tổng hợp nâng
cao tỷ lệ sống của cá nuôi.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

12


Để phục vụ cho việc thu mẫu phân tích tác nhân gây bệnh và sự biến đổi
cấu trúc mô bệnh cá, các các mẫu cá thu đều phải đảm bảo còn sống hoặc vừa
mới chết còn tươi.
3.3.1. Phương pháp thu và phân tích mẫu bệnh
Thu và phân tích mẫu Bệnh: Thu cá biểu hiện bệnh lý: cá yếu, bơi khơng
bình thường, màu sắc thay đổi...để phân tích các chỉ tiêu bao gồm ký sinh trùng,

vi khuẩn, biến đổi mô bệnh học.
Số lượng mẫu bệnh cá
Trong quá trình thực hiện đề tài đã tiến hành 5 đợt thu mẫu trong đó thu
207 mẫu để kiểm tra kí sinh trùng trên 2 vị trí là mang với da bằng phương pháp
soi tươi. Nghiên cứu tác nhân vi khuẩn thu 212 mẫu ở 2 cơ quan gan, thận. Song
song với việc kiểm tra ký sinh trùng và phân lập vi khuẩn tiến hành phân tích mơ
bệnh học 217 mẫu trên 7 cơ quan ( gan, thận, não, mang, cơ, ruột, mắt).
Từ các đợt thu ta có bảng phân tích mẫu sau:
Bảng 3.1. Tần suất thu mẫu và số mẫu thu

Đợt thu mẫu
Đợt 1 29/03/2016
Đợt 2 23/04/2016
Đợt 3 15/07/2016
Đợt 4 11/08/2016
Đợt 5 2/12/2016
Tổng

Vi khuẩn
23
56
30
60
38
207

Các chỉ tiêu phân tích
Kí sinh trùng
46
56

40
60
10
212

Mơ học
42
42
70
42
21
217

3.3.1.1. Phương pháp kiểm tra ký sinh trùng
Tác nhân gây bệnh KST được nghiên cứu trên các tổ chức da và mang của
cá dựa theo phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng của Hà Ký và Bùi Quang Tề
(2007), Edward (2010). Mẫu được quan sát dưới kính hiển vi (10X và 40X).
Các bước được tiến hành như sau:

13


Hình 3.1. Sơ đồ nghiên cứu ký sinh trùng
Mức độ nhiễm của ký sinh trùng được tính theo phương pháp của Margollis
et al. (1982). Mức độ nhiễm ký sinh trùng được đặc trưng bằng 2 đại lượng: Tỷ
lệ nhiễm (TLN) và cường độ nhiễm (CĐN):
Số mẫu nhiễm KST
Tỷ lệ nhiễm (%) =

x 100

Tổng số mẫu đã kiểm tra
Số ký sinh trùng

Cường độ nhiễm =
Cơ quan/ thị trường
Phân loại ký sinh trùng dựa vào các chỉ tiêu hình thái và cấu tạo. Tài liệu
phân loại đơn bào (protozoa) theo Lom and Dykova (1992).
3.3.1.2. Phương pháp nuôi cấy, phân lập và xác định vi khuẩn
Tác nhân vi khuẩn được nuôi cấy, phân lập từ tổ chức gan, thận trên cá
Chim vây vàng dựa trên phương pháp nghiên cứu nuôi cấy phân lập vi khuẩn của

14


S.D millar và G.N. Frerchs (Stirling, 1984, 1993) và khóa phân loại vi khuẩn của
Bergey (1974). Kít định danh vi khuẩn API-20E được sử dụng để định danh,
phân loại các chủng vi khuẩn.
Các bước phân tích được tiến hành như sau:

Mẫu bệnh

Ni cấy phân lập

Ni cấy thuần chủng

Hình thái khuẩn lạc

Nhuộm Gram

Thử phản úng sinh hóa


Phân loại vi khuẩn
Hình 3.2. Sơ đồ các bước phân tích định tính vi khuẩn
a. Ni cấy vi khuẩn
Khủ trùng mặt ngồi cơ thể cá bằng cồn 700 . Sau khi mổ cá khử trùng các
cơ quan, dùng que cấy đã đốt nóng trên ngọn lửa đèn cồn vào các cơ quan cần
lấy mẫu và cấy lên đĩa thạch agar. Lật ngược đĩa ghi các thơng tin cần thiết. Sau
đó ủ các đĩa mơi trường này trong tủ ấm ở nhiệt độ 28 – 30oC từ 24 – 48 giờ.
Sau 24h kiểm tra sự phát triển của khuẩn lạc. Dựa vào màu sắc, hình dạng,
kích thước khuẩn lạc để phân biệt các loại khuẩn lạc có trên đĩa lồng, từ đó chọn
ra loại khuẩn lạc nghi ngờ.
b. Nuôi cấy thuần chủng
Dùng que cấy đã đốt nóng trên ngọn lửa đèn cồn, chọn khuẩn lạc trên đĩa
trang, ria 4 – 5 lần trên mặt thạch ở một góc đĩa lồng ta được đường cấy 1. Đốt
nóng que cấy và ria cấy từ đường cấy 1 trên 1/3 đĩa được đường cấy thứ 2, tiếp

15


×