Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Đánh giá vai trò tham gia của người dân trong thực hiện tiêu chí xây dựng hạ tầng nông thôn mới tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 125 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN CÔNG NGHĨA

ĐÁNH GIÁ VAI TRỊ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
TRONG THỰC HIỆN TIÊU CHÍ XÂY DỰNG
HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN YÊN PHONG,
TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một
học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Công Nghĩa

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin biết ơn thầy hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Mậu Dũng đã chỉ dẫn tận tình và
giành nhiều thời gian q báu để giúp tơi hồn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn đã nhiệt tình giúp đỡ trong các bước tiến hành thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn các đồng chí lãnh đạo Sở Nơng nghiệp và Phát triển
nơng thôn, lãnh đạo, tập thể công chức Chi cục phát triển nông thôn đã tạo mọi điều
kiện cả về thời gian và vật chất để tơi hồn thành khóa học và làm luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè và các đồng nghiệp đã động viên
khích lệ tơi trong q trình học tập và thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Công Nghĩa


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục các bảng ......................................................................................................... vii
Danh mục bản đồ, sơ đồ .................................................................................................. ix
Danh mục hộp ................................................................................................................... x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ............................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể................................................................................................ 2


1.3.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.1.

Phạm vi nội dung ............................................................................................ 3

1.4.2.

Phạm vi không gian......................................................................................... 3

1.4.3.

Phạm vi thời gian ............................................................................................ 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc đánh giá vai trò tham gia của người
dân trong xây dựng hạ tầng nông thôn mới .................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5


2.1.1.

Cơ sở lý luận về vai trò tham gia của người dân trong xây dựng NTM ........... 5

2.1.2.

Cơ sở lý luận về xây dựng NTM và hạ tầng NTM ........................................ 10

2.1.3.

Nội dung đánh giá vai trò tham gia của người dân trong xây dựng hạ tầng
NTM .............................................................................................................. 12

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò tham gia của người dân trong xây
dựng hạ tầng NTM ........................................................................................ 15

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 18

iii


2.2.1.

Kinh nghiệm huy động sự tham gia của các nước trên thế giới ..................... 18

2.2.2.


Kinh nghiệm huy động ở Việt Nam .............................................................. 20

2.2.3.

Khái quát kết quả xây dựng NTM ở Việt Nam .............................................. 28

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm trong huy động người dân trong xây dựng hạ tầng NTM ..... 29

2.2.5.

Chính sách xây dựng NTM ........................................................................... 34

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 35
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 35

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 35

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................................. 37

3.2.


Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 43

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu ............................................ 43

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 43

3.2.3

Phương pháp phân tích số liệu ...................................................................... 45

3.2.4

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................ 45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 47
4.1.

Khái quát về kết quả xây dựng ntm và hạ tầng ntm ở huyện n Phong,
tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................... 47

4.1.1.

Khái qt mơ hình xây dựng NTM huyện Yên Phong .................................. 47

4.1.2.


Kết quả xây dựng hạ tầng NTM .................................................................... 50

4.2.

Đánh giá vai trò của người dân trong xây dựng tiêu chí hạ tầng ntm tại
các xã nghiên cứu ............................................................................................. 64

4.2.1.

Đánh giá vai trò của người dân trong công tác tuyên truyền, vận động
xây dựng các cơng trình giao thơng và trường học ........................................ 64

4.2.2.

Đánh giá vai trị của người dân trong họp bàn, đóng góp ý kiến của
người dân trong xây dựng hạ các cơng trình giao thơng và trường học ......... 65

4.2.3.

Đánh giá vai trị của người dân đóng góp tài chính của người dân trong
xây dựng các cơng trình giao thơng và trường học ...................................... 690

4.2.4.

Đánh giá vai trò của người dân trong việc đóng góp ngày cơng lao động
của người dân trong xây dựng hạ tầng NTM ................................................. 75

4.2.5.

Đánh giá vai trị của người dân trong việc đóng góp tài sản trong xây

dựng hạ tầng NTM ........................................................................................ 77

iv


4.2.6.

Đánh giá vai trò tham gia của người dân trong kiểm tra, giám sát xây
dựng hạ tầng NTM ........................................................................................ 80

4.3.

Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến vai trị tham gia của người dân trong xây
dựng hạ tầng NTM............................................................................................ 83

4.3.1.

Điều kiện kinh tế hộ ...................................................................................... 83

4.3.2.

Yếu tố thuộc về người dân ............................................................................ 84

4.3.3.

Yếu tố về chính sách về huy động sự tham gia của người dân ...................... 86

4.3.4.

Yếu tố về nguồn vốn ..................................................................................... 87


4.4.

Định hướng và giải pháp phát huy sự tham gia của người dân trong xây
dựng hạ tầng nông thơn .................................................................................... 89

4.4.1.

Định hướng phát huy vai trị tham gia của người dân trong xây dựng hạ
tầng nông thôn............................................................................................... 89

4.4.2.

Giải pháp phát huy vai trò của người dân trong xây dựng hạ Tầng
nông thôn ...................................................................................................... 90

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 96
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 96

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 97

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 98
Phụ lục ........................................................................................................................ 100

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ANTT

An ninh trật tự

BCH

Ban chấp hành

BCĐ

Ban chỉ đạo

BPTT

Ban phát triển thôn

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa

CSHT

Cơ sở hạ tầng


GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐND-UBND

Hộ đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân

HTX

Hợp tác xã

HTX DV NN

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTXH

Kinh tế xã hội

NTM

Nơng thơn mới

TTATXH


Trật tự an tồn xã hội

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Phong năm 2016 ............................ 36
Bảng 3.2. Hiện trạng cơ cấu kinh tế huyện Yên Phong ............................................... 38
Bảng 3.3. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính .............................. 38
Bảng 3.4. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ............................................................. 39
Bảng 4.1. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM huyện Yên Phong............ 53
Bảng 4.2.

Kết quả thực hiện tiêu chí giao thơng (tính đến tháng 12/2016) huyện
Yên Phong .................................................................................................... 55

Bảng 4.3.

Kết quả thực hiện tiêu chí trường học (tính đến tháng 12/2016) huyện
Yên Phong .................................................................................................... 56

Bảng 4.4. Bảng tổng hợp nguồn vốn xây dựng NTM huyện Yên Phong đến năm

2016.............................................................................................................. 57
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện tiêu chí giao thơng (đến 31 12/2016) tại các xã
nghiên cứu .................................................................................................... 59
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện tiêu chí trường học (đến 31/12/2016) tại các xã
nghiên cứu .................................................................................................... 61
Bảng 4.7. Vai trò tham gia của người dân vào công tác tuyên truyền, vận động
xây dựng các cơng trình giao thơng và trường học ...................................... 64
Bảng 4.8. Các mức độ tham gia của người dân vào họp bàn, đóng góp ý kiến xây
dựng các cơng trình hạ tầng NTM ............................................................... 65
Bảng 4.9. Mức độ tham gia của người dân vào họp bàn, đóng góp ý kiến xây
dựng hệ thống đường giao thông ................................................................. 66
Bảng 4.10. Mức độ tham gia của người dân vào họp bàn, đóng góp ý kiến xây
dựng trường học ........................................................................................... 68
Bảng 4.11. Quá trình triển khai việc huy động thêm nguồn tài chính............................ 70
Bảng 4.12. Tổng hợp nguồn kinh phí dành cho xây dựng các cơng trình giao
thơng và trường học tại các xã nghiên cứu .................................................. 71
Bảng 4.13. Đóng góp thêm tiền cho xây dựng các cơng trình giao thơng và trường
học của các hộ được điều tra ........................................................................ 72
Bảng 4.14. Người dân tham gia đóng góp ngày cơng lao động cho xây dựng hệ
thống giao thông nông thôn ......................................................................... 75
Bảng 4.15. Người dân tham gia đóng góp ngày cơng lao động cho xây dựng hệ
thống trường học .......................................................................................... 76

vii


Bảng 4.16. Vai trò tham gia của người dân hiến đất làm đường giao thông tại các
xã nghiên cứu ............................................................................................... 78
Bảng 4.17. Vai tò tham gia của người dân hiến đất xây dựng trường học tại các xã
nghiên cứu .................................................................................................... 78

Bảng 4.18. Vai trò tham gia của người dân tham gia kiểm tra, giám sát cho xây
dựng đường giao thông ................................................................................ 80
Bảng 4.19. Vai trò tham gia của người dân tham gia kiểm tra, giám sát cho xây
dựng trường học ........................................................................................... 81
Bảng 4.20. Mức độ ảnh hưởng của điều kiện kinh tế hộ tham gia đóng góp vào
xây dựng đường giao thông và trường học ở 3 xã nghiên cứu .................... 82
Bảng 4.21. Mức độ ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến đóng góp vào xây dựng
đường giao thơng và trường học ở 3 xã nghiên cứu .................................... 84

viii


DANH MỤC BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bản đồ 3.1. Bản đố hành chính huyện yên Phong .......................................................... 35
Sơ đồ 4.1. Tổ chức Ban Chỉ đạo chương trình MTQG xây dựng NTM huyện
Yên Phong .................................................................................................... 47
Sơ đồ 4.2. Ban quản lý xây dựng NTM cấp xã ............................................................. 48

ix


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Ý kiến phát biểu đóng góp thêm tài chính tại xã Văn Mơn ......................... 70

Hộp 4.2.

Ý kiến của người dân trong việc đóng góp ngày cơng lao động tại xã
Trung Nghĩa ................................................................................................. 76


Hộp 4.3.

Ý kiến của người dân khi tham gia hiến đất xây dựng giao thông và
trường học tại xã Đông Thọ ......................................................................... 78

Hộp 4.4.

Ý kiến của người dân tại xã văn Môn .......................................................... 78

Hộp 4.5.

Nhận thức của người dân về lợi ích của hệ thống giao thơng và trường học...... 80

Hộp 4.6.

Khó khăn khi huy động thêm nguồn vốn từ người dân để xây dựng các
cơng trình hạ tầng NTM ............................................................................... 88

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Cơng Nghĩa
Tên Luận văn: Đánh giá vai trò của người dân trong thực hiện tiêu chí xây dựng hạ
tầng nơng thơn mới tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.62..01.15


Tên cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Xây dựng nơng thơn mới là nhiệm vụ chiến lược trong Nghị quyết 26-NQ/TW
ngày 5-8-2008 của BCH Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hiện
nay, ở nước ta trên 70% dân số sống ở nông thôn với 73% lực lượng lao động làm
việc, sinh sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nông lâm ngư nghiệp, sản phẩm
nông nghiệp trong nước là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho người tiêu
dùng, tạo nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, cung ứng trực tiếp cho các ngành
kinh khác phát triển.
Tính đến 31/12/2016 trên địa bàn huyện Yên Phong đã có 4/13 xã đạt chuẩn
NTM, trên cơ sở xây dựng NTM thành công ở 4 xã các xã cịn lại đã học hỏi và có
nhiều kinh nghiệm thành công và thất bại trong huy động nguồn lực cộng đồng trong
xây dựng hạ tầng nông thôn mới. Tuy nhiên việc triển khai huy động nguồn vốn từ
người dân trong xây dựng NTM còn nhiều hạn chế chưa thực sự phát huy được hiệu
quả, để rõ hơn về sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM và rút ra được một số
kinh nghiệm cho địa phương khác, xuất phát từ vấn đề thực tiễn trên tơi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá vai trị tham gia của người dân trong thực hiện tiêu chí
xây dựng hạ tầng nông thôn mới tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài thực hiện trên cơ sở lý luận về khái niệm, đặc điểm, vai trò tham gia của người
dân trong việc thực hiện tiêu chí hạ tầng NTM; khái quát cơ chế chính sách của nhà nước
về triển khai Luật HTX năm 2012. Đồng thời tìm hiểu thực tiễn tổng quan về xây dựng
NTM ở một số nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và ở Việt Nam.
Để tiến hành đề tài, trước tiên tơi đã tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội
của địa bàn. Thông qua các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chọn điểm, chọn
mẫu nghiên cứu. Phương pháp thu thập số liệu. Phương pháp phân tích số liệu, Hệ
thống chỉ tiêu nghiên cứu. Đề tài tiến hành điều tra 95 mẫu gồm cán bộ NTM huyện,
cán bộ NTM cấp xã và đại diện 84 hộ tại 3 xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

xi



Kết quả chính và kết luận
Qua nghiên cứu, tơi đã rút ra được một số kết quả:
Việc ban hành văn bản chính sách của Nhà nước: Cả Trung ương và tỉnh ban hành
các văn bản hướng dẫn thực hiện xây dựng NTM còn chậm làm cho cơ quan thực thi và các
xã lúng túng trong việc triển khai thực hiện xây dựng NTM.
Đề tài đánh giá được vai trò của người dân trong xây dựng, quản lý các cơng trình
hạ tầng NTM. Về vấn đề kinh phí xây dựng các cơng trình giao thơng và trường học tại
các xã nghiên cứu. Đề tài đánh giá được thực trạng và mức độ tham gia của người dân
vào việc tuyên truyền, vận động, quản lý, giám sát, đóng góp kinh phí, tài sản, hiến đất
để xây dựng các cơng trình giao thơng và trường học trên địa bàn xã. Phân tích yếu tố
ảnh hưởng đến vai trò của người dân trong xây dựng hạ tầng NTM như điều kiện kinh
tế xã hội, những yếu tố thuộc về người dân, các chính sách về huy động sự tham gia của
người dân trong xây dựng hạ tầng NTM.
Công tác tuyên truyền, tập huấn: Việc tuyên truyền về xây dựng NTM ở Bắc Ninh
đã triển khai khá tốt, hình thức tuyên truyền rất đa dạng (phát thanh, báo địa phương,
hội nghị tuyên truyền...). Tuy nhiên, công tác tập huấn cho cán bộ xây dựng NTM trong
q trình thực hiện vẫn cịn chậm do khó khăn về nguồn vốn tổ chức lớp đào tạo, tập
huấn nghiệm vụ cho cán bộ phụ trách NTM.
Đến hết năm 2016, trên địa bàn huyện yên phong đã có 7/13 xã đạt chuẩn NTM còn
lại 6/13 xã đăng ký đạt chuẩn NTM vào năm 2017.
Các khó khăn, vướng mắc và hạn chế trong quá trình thực hiện xây dựng NTM
như: Nguồn vốn, chính sách, tiền dành cho tun truyền, trình độ cán bộ quản lý, nhận
thức của người dân…
Từ các khó khăn, vướng mắc đó, tơi đã đưa ra giải pháp phát huy vai trò của người
dân trong xây dựng hạ Tầng nông thôn: Tăng cường công tác tuyên truyền vận động
người dân, Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý, Nâng cao nhận thức và
trình độ dân trí, Tăng cường sự tham gia của người dân, Nâng cao vai trò của đội ngũ
lãnh đạocơ sở và các thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng NTM, Tăng cường công

tác bồi dưỡng kiến thức về cơ chế quản lý, điều hành, giám sát cho cán bộ cơ sở.

xii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Cong Nghia Nguyen
Thesis title: Evaluation of the role of people in the implementation of the construction
criteria of new rural infrastructure in Yen Phong District, Bac Ninh Province.
Major: Agricultural Economics

Code: 60.62.01.15

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Building new rural areas is a strategic task in Resolution 26-NQ / TW dated 5-82008 of the Central Committee on agriculture, farmers and rural areas. Currently, in
our country for over 70% of the population live in rural areas, with 73% of the
workforce work, live, thanks to active agricultural production agriculture, forestry and
fisheries, agricultural products in the country is a source of food foodstuff for
consumers, create materials for industrial production and supply directly to the
development of other sectors.
As of 31/12/2016 in the district had 4/13 Yen Phong commune new countryside
standards, on the basis of building successful new countryside 4 communes in other
communes have learned and have experienced success and Furniture unbeaten in
mobilizing community resources in building new rural infrastructure.However the
deployment of mobilized capital from the people in the building new countryside
limited not really promote efficiency, to better involvement of citizens in the
construction of new countryside and draw some economic experience in other localities,
derived from practical problems on I conducted a study entitled “Evaluation of the role
of people in the implementation of the construction criteria of new rural infrastructure in

Yen Phong District, Bac Ninh Province”.
Research methodology
The theme performed on a theoretical basis of the concept, characteristics and role
of the people participating in the implementation of infrastructure criteria new
countryside; Essential mechanisms of state policy on Cooperative Law implemented in
2012. Also learn practical overview of building new countryside in some countries:
China, Korea, Taiwan and Vietnam.
To proceed with the subject, I first had to learn the characteristics of the natural,
social and economic of the province. Through research methodology: selection method,
sampling studies. The method of data collection. Methods of data analysis, research
Indicator System. Topics investigated 95 officials new countryside sample of district

xiii


and commune officials and representatives new countryside 84 households in three
communes in Bac Ninh province.
Main results and conclusions
Through research, I've learned some of the results:
The enactment of the policy document of the State: The central and provincial
promulgate documents guiding the implementation of construction new countryside
slow makes enforcement agencies and social embarrassment in implementing
construction new countryside.
Topic Review the role of people in the construction and management of
infrastructure projects new countryside.On the issue of funding construction works and
schools giaop information in the study communes.Thread assess the situation and the
level of participation of the people in the advocacy, campaigning, management,
supervision, contribution of funds, property, donated the land for the construction of
traffic works and schools in the commune. Analyze the factors affecting the role of
citizens in building infrastructure new countryside as economic conditions, social

factors belong to the people, policies to mobilize the participation of people in the
building down new countryside floor.
Propaganda, training: The propaganda about building new countryside in Bac
Ninh has deployed well, propaganda is very diverse (radio, local newspapers,
propaganda conference ...). However, the training for construction workers new
countryside in the implementation process is still slow due to difficulties in funding
organized training courses, experimental training officer for new countryside.
By the end of 2016, the district had quiet room standard communal 7/13 6/13 new
countryside remaining registered social standards new countryside in 2017.
The difficulties and obstacles and constraints in the implementation process
building Construction new countryside as: sources of capital, policy, money for
propaganda, qualified managers, aware of people ...
From the difficulties and obstacles that I had to find solutions to promote the role
of people in the construction of rural infrastructure: Strengthening advocacy people,
intensify supervision, monitoring, management, Raise awareness and educational level,
Strengthening participatory people, Enhancing the role of facility management team and
members daoco in new countryside Steering Committee building, enhance the work of
fostering knowledge management mechanism, supervision for grassroots cadres.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chiến lược trong Nghị quyết 26NQ/TW ngày 5-8-2008 của BCH Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn. Hiện nay, ở nước ta trên 70% dân số sống ở nông thôn với 73% lực lượng
lao động làm việc, cung cấp lương thực thực phẩm cho người tiêu dùng, tạo
nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, cung ứng trực tiếp cho các ngành kinh
khác phát triển. Cùng với đó ngày 16-04-2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng

nơng thơn mới giai đoạn 2010 – 2020 gồm 19 tiêu chí và được chia thành 5 nhóm
cụ thể: (Về quy hoạch; Về hạ tầng kinh tế - xã hội; Về kinh tế và tổ chức sản xuất;
Về văn hóa- xã hội- mơi trường; Về hệ thống chính trị. Tiếp đó Thủ tướng chính
phủ ra Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04-6- 2010 của Thủ tướng Chính phủ và
hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương về xây dựng nông thôn mới. Ngày 0410-2013 Bộ Nông nghiệp và phat triển nông thôn ra Thông tư Hướng dẫn thực
hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nhằm hỗ trợ thực hiện
Chương trình MTQG xây dựng nơng thơn mới, chương trình triển khai thí điểm
đầu tiên tại 11 xã điểm nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm, đề xuất cơ chế, chính
sách. Gồm các xã sau: Thanh Chăn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), Tân Thịnh
(Lạng Giang - Bắc Giang), Hải Đường (Hải Hậu - Nam Định), Gia Phổ (Hương
Khê - Hà Tĩnh), Tam Phước (Phú Ninh - Quảng Nam), Tân Hội (Đức Trọng - Lâm
Đồng), Tân Lập (Đồng Phú - Bình Phước), Định Hịa (Gị Quao - Kiên Giang),
Mỹ Long Nam (Cầu Ngang - Trà Vinh), Tân Thông Hội (Củ Chi – TPHCM) và
Thụy Hương (Chương Mỹ - Hà Nội).
Tuy nhiên, theo đánh giá chung từ các chương trình thí điểm, quá trình thực
hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM đến nay vẫn chưa khơi dậy hiệu quả
nguồn lực từ cộng đồng, người dân chưa tích cực tham gia đóng góp vào các hoạt
động xây dựng hạ tầng nơng thơn mới. Nhiều nơi người dân có tâm lý trơng chờ ỷ
lại, chỉ dựa vào sự hỗ trợ, đầu tư của nhà nước. Nguồn vốn cho xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn mới chủ yếu từ ngân sách nhà nước, thiếu sự tham gia ý kiến của
cộng đồng. Ngay trong báo cáo của BCĐ Trung ương về kết quả giai đoạn đầu triển
khai chương trình MTQG xây dựng nơng thơn mới, vấn đề tồn tại vẫn là nhận thức
của một bộ phận cán bộ các cấp và người dân về xây dựng nơng thơn mới cịn chưa

1


đúng và chưa đầy đủ, mang nặng tâm lý thụ động, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà
nước, chưa phát huy được vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư (Báo cáo của BCĐ
Trung ương năm 2013 về kết quả giai đoạn đầu triển khai xây dựng NTM).

Năm 2011, tỉnh Bắc Ninh thực hiện thí điểm xây dựng NTM tại 8 xã của 8
huyện, thị xã, thành phố là Đông Thọ (Yên Phong), Tân Chi (Tiên Du), Phượng
Mao (Quế Võ), An Bình (Thuận Thành), Trung Kênh (Lương Tài), Khắc Niệm
(TP. Bắc Ninh), Tương Giang (Từ Sơn) và Bình Dương (Gia Bình).
Huyện n Phong, là huyện có xã Đơng Thọ thí điểm xây dựng nơng thơn
mới Sau khi chương trình thí điểm được một thời gian huyện đã tiến hành triển
khai xây dựng nông thôn mới ở tất cả các xã.
Qua 5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên
Phong đã đạt được những thành quả quả đáng khen ngợi. Tính đến 31/12/2016
trên địa bàn huyện Yên Phong đã có 7/13 xã đạt chuẩn NTM, trên cơ sở xây
dựng NTM thành công ở 4 xã các xã cịn lại đã học hỏi và có nhiều kinh
nghiệm thành công và thất bại trong huy động nguồn lực cộng đồng trong xây
dựng hạ tầng nông thôn mới. Tuy nhiên việc triển khai huy động nguồn vốn từ
người dân trong xây dựng NTM còn nhiều hạn chế chưa thực sự phát huy được
hiệu quả, để rõ hơn về sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM và rút
ra được một số kinh nghiệm cho địa phương khác, xuất phát từ vấn đề thực tiễn
trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá vai trò tham gia của người dân
trong thực hiện tiêu chí xây dựng hạ tầng nông thôn mới tại huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá vai trò tham gia của người dân trong xây dựng hạ tầng nông thôn
mới ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh
nghiệm và đề xuất giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân trong xây
dựng hạ tầng nông thơn mới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa một số lý luận và thực tiễn về vai trò tham gia của
người dân trong xây dựng hạ tầng nơng thơn mới.
- Đánh giá vai trị tham gia của người dân trong xây dựng một số cơng trình
hạ tầng nông thôn mới ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.


2


- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò tham gia của người dân trong
xây dựng hạ tầng NTM ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất giải pháp góp phần phát huy vai trị tham gia của người dân trong
việc thực hiện tiêu chí xây dựng hạ tầng nông thôn mới ở huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là vai trò tham gia của người dân,
đề tài này tập trung nghiên cứu 4 nhóm nguồn lực người dân gồm: Sự tham gia ý
kiến, sức lao động, tài sản vật chất, tiền.
- Tập trung vào 02 loại cơng trình cơng cộng gồm: Đường giao thông,
trường học.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi nội dung
- Nội dung nghiên cứu tập trung tìm hiểu vai trò tham gia của người dân
trong các hoạt động xây dựng hạ tầng mang lại lợi ích chung của thơn, xã:
Đóng góp góp ý kiến của cộng đồng cho việc xây dựng đề án, quy hoạch,
kế hoạch xây dựng nơng thơn mới và vai trị tham gia của người dân trong xây
dựng hạ tầng kinh tế - xã hội.
1.4.2. Phạm vi không gian
- Đề tài lựa chọn nghiên cứu tại 3 xã tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
(01xã hoàn thành NTM, 01 xã khá, 01 xã kém).
1.4.3. Phạm vi thời gian
Tổng quan tài liệu sử dụng tài liệu những năm trước từ năm 2012 đến 2016.
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 05/2016 đến ngày 05/2017.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Trong đề tài luận văn này đã đánh giá được vai trò tham gia và tầm quan

trọng của người dân trong việc huy động người dân đóng góp xây dựng nơng
thơn mới, việc xây dựng nơng thơn mới nói chung xây dựng cơ sở hạ tầng nơng
thơn mới nói riêng khơng phải là việc của nhà nước mà là nhà nước và nhân dân
cùng làm. Người dân là chính là người trực tiếp được thụ hưởng, nhà nước chỉ
định hướng và hỗ trợ nguồn kinh phí. Đề tài cũng góp phần hệ thống hóa một số
lý luận và thực tiễn về vai trò của người dân trong xây dựng hạ tầng nông thôn

3


mới và đánh giá được vai trò của người dân trong xây dựng một số cơng trình hạ
tầng nơng thơn mới, đưa ra được một số yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của người
dân trong xây dựng hạ tầng NTM, đề xuất một số giải pháp góp phần phát huy vai
trò của người dân trong việc thực hiện tiêu chí xây dựng hạ tầng nơng thơn mới ở
huyện n Phong, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ
VAI TRÒ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG
HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Cơ sở lý luận về vai trò tham gia của người dân trong xây dựng nông
thôn mới
a- Một số khái niệm
Khái niệm về Nông thôn và đặc điểm của nông thôn
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố,
thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp quản lý cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã (Thông
tư 54/2009/TT-BNNPTNT).

Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều
nơng dân. Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hố, xã
hội và mơi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng
của các tổ chức khác (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
Khái niệm về Nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứ khơng phải là thị tứ; đó là
nơng thơn mới chứ không phải nông thôn truyền thống. Nếu so sánh giữa nơng
thơn mới và nơng thơn truyền thống, thì nơng thôn mới phải bao hàm cơ cấu và
chức năng mới.
Chức năng mới của nơng thơn đó là: Chức năng sản xuất nơng nghiệp hiện
đại; chức năng giữ gìn văn hố truyền thống; chức năng sinh thái (Cù Ngọc
Hưởng, 2006).
Như vậy, nông thôn mới là nông thôn Việt Nam thời kỳ CNH – HĐH,
giai đoạn 2010 – 2020, được xây dựng hướng tới Bộ tiêu chí quốc gia về
NTM, mang những đặc trưng sau: Nông thôn được nâng cao; nông thôn phát
triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường
sinh thái được bảo vệ; dân trí được nâng cao, bản sắc văn hố dân tộc được
giữ gìn và phát huy; an ninh tốt, quản lý dân chủ; chất lượng hệ thống chính
trị được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là nội dung công việc tiến hành theo Quyết định
số 491/QĐ-TTg ngày 16-04-2009, để đạt được 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc
gia về nông thôn mới ban hành theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04-6-2010.

5


Đơn vị cơ sở để xây dựng nông thôn mới là cấp xã. Xã được xét công nhận nông
thôn mới là xã đạt được 19 tiêu chí nơng thơn mới trong Bộ tiêu chí quốc gia nơng
thơn mới (theo từng vùng) được qui định tại Quyết định 491. Huyện nông thơn mới
là huyện có 75% số xã nơng thơn mới. Tỉnh nơng thơn mới là tỉnh có 80% số

huyện nơng thơn mới.
Từ khi thực hiện Chương trình MTQG đến nay sau 5 năm thực hiện chương
trình nhưng hiện nay, chưa có một định nghĩa chính thức nào về nơng thơn mới.
Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 26-NQ-TW ngày 05-82008 về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) thì nơng thơn
mới được hiểu là: Có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, Cơ cấu kinh tế
và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; Xã hội – nông thôn ổn định, giàu
bản sắc văn hóa dân tộc; Dân trí được nâng cao, mơi trường sinh thái được bảo
vệ; Hệ thống chính trị ở nơng thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường
(Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, 2008 về Nông nghiệp,
Nông dân, Nông thôn).
Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 – 2020. Mục tiêu chung là: Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ;
gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn
định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật
tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được
nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày
04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình MTQG xây đoạn
NTM giai đoạn 2010-2020).
Khái niệm về sự tham gia của người dân: Theo cách hiểu chung thì tham
gia là góp phần hoạt động của mình vào một hoạt động, một tổ chức chung nào
đó. Quan điểm của các nhà nghiên cứu phát triển, tham gia là một triết lý đặc
biệt quan trọng trong nghiên cứu phát triển cộng đồng. Tham gia là một quá trình
tạo khả năng nhạy cảm của người dân và làm tăng khả năng tiếp thu và năng lực
của người dân nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển cũng như khích lệ các sáng
kiến địa phương. Q trình này hướng tới sự tăng cường năng lực tự kiểm soát


6


các nguồn lực và tổ chức điều hành trong những hoàn cảnh nhất định. Tham gia
bao hàm việc ra quyết định, thực hiện, phân chia lợi ích và đánh giá các hoạt
động phát triển của người dân (Oakley P, 1989).
b- Các hình thức tham gia
Người dân tham gia vào các chương trình qua một số các hình thức: Được
tham dự các buổi họp, tự do phát biểu, trình bày ý kiến, quan điểm và thảo luận
các vấn đề của cộng đồng, Có quyền được biết một cách tường tận, rõ ràng
những gì có liên quan mật thiết và trực tiếp đến đời sống của họ, Được cùng
quyết định, chọn lựa các giải pháp hay xác định các vấn đề ưu tiên của cộng
đồng, Có trách nhiệm cùng mọi người đóng góp cơng sức, tiền của để thực hiện
các hoạt động mang tính lợi ích chung, Người dân tự lập kế hoạch dự án và
quản lý điều hành, kiểm tra giám sát, đánh giá các chương trình dự án phát triển
cộng đồng.
Sự quyết định và tự quản của người dân được đánh giá ở mức độ cao bởi lẽ
nó thể hiện tăng năng lực, quyền lực của người dân. Mang tính bền vững vì
người dân thể hiện vai trị làm chủ với trách nhiệm cao của mình.
c- Các mức độ tham gia
- Khơng có sự tham gia: Cán bộ điều khiển, người dân làm và thực hiện
theo ý của cán bộ, khơng được hiểu rõ.
- Tham gia ít: Người dân được thông báo và giao nhiệm vụ: người dân được
thông báo rõ những việc mà cán bộ muốn họ tham gia, sau đó người dân đóng
góp cơng sức hay tiền của theo khả năng của mình.
- Tham gia thực sự: Cán bộ khởi xướng, người dân cùng tham gia quyết
định: cán bộ là người khởi xướng, có ý tưởng. Người dân chủ động tham gia
cùng cán bộ trong các khâu lập kế hoạch, quyết định các phương án và tổ chức
thực hiện.

d- Nội dung xây dựng nông thôn mới:
Nội dung xây dựng NTM là nội dung công việc thực hiện để đạt được 19
tiêu chí đánh giá theo Bộ tiêu chí quốc gia. Bộ tiêu chí quốc gia NTM được ban
hành theo Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ
gồm 19 tiêu chí chia thành 5 nhóm, chỉ tiêu từng tiêu chí được phân theo từng
vùng (Bắc Ninh thuộc vùng đồng bằng sơng Hồng). Q trình thực hiện xây
dựng nông thôn mới được chia làm 7 bước.

7


- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Để đạt yêu cầu tiêu chí số 1 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM: Quy hoạch sử
dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư
hiện có trên địa bàn xã (Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ
tướng Chính phủ, ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM ).
- Phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội
Đạt yêu cầu tiêu chí số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong Bộ tiêu chí quốc gia nơng
thơn mới; hồn thiện đường giao thông đến trụ sở UBND xã và bảo vệ hệ thống
giao thơng trên địa bàn xã; hồn thiện hệ thống các cơng trình đảm bảo cung cấp
điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã; hoàn thiện hệ thống các cơng
trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã, hồn thiện
hệ thống các cơng trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa bàn xã; hồn
thiện hệ thống các cơng trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn xã;
hoàn chỉnh trụ sở xã và các cơng trình phụ trợ; cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi
trên địa bàn xã.
- Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
Đạt yêu cầu tiêu chí số 10;12 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển

sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao; tăng cường công tác khuyến nông;
đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông lâm - ngư nghiệp; cơ giới hóa nơng nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế
mạnh của địa phương; đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy
đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu
lao động nông thôn (Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng
Chính phủ, ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM).
- Giảm nghèo và an sinh xã hội
Đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM; thực hiện có hiệu
quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho huyện có tỷ lệ hộ nghèo
cao theo Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới; tiếp tục triển khai Chương trình

8


mục tiêu quốc gia về giảm nghèo; thực hiện các chương trình an sinh xã hội
(Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
bộ tiêu chí quốc gia về NTM).
- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở
nơng thơn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Phát
triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nơng
thơn; xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình
kinh tế ở nông thôn (Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng
Chính phủ).
- Phát triển giáo dục - đào tạo ở nơng thơn
Đạt u cầu tiêu chí số 5 và 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới: Tiếp
tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu
cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới (Quyết định 491/QĐ-TTg ngày

16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM).
- Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nơng thơn
Đạt u cầu tiêu chí số 5 và 15 của Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới:
Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực Y tế, đáp ứng
yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới (Quyết định 491/QĐ-TTg ngày
16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM).
- Xây dựng đời sống văn hóa, thơng tin và truyền thơng nơng thơn
Đạt u cầu tiêu chí số 6 và số 16 của Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới:
Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, đáp ứng u cầu
Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới; thực hiện thông tin và truyền thông nông
thôn, đáp ứng u cầu Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới (Quyết định 491/QĐTTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành bộ tiêu chí quốc gia
về NTM).
- Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; đảm
bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trường học, trạm
y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu về bảo vệ và
cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã; tiếp tục thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng các

9


cơng trình bảo vệ mơi trường nơng thơn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch,
gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thốt nước trong thơn, xóm; xây
dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang;
cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các
cơng trình cơng cộng.
- Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, Chính quyền, đồn thể chính trị - xã
hội trên địa bàn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia nơng thôn mới: Tổ

chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây
dựng nơng thơn mới; ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã
được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác tại xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ở các vùng
này; bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ
thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới (Quyết định
491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành bộ tiêu chí
quốc gia về NTM).
- Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nơng thơn
Đạt u cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí Quốc gia nơng thơn mới: Ban
hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng chống các tệ nạn xã
hội và các hủ tục lạc hậu; điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính
sách tạo điều kiện cho lực lượng an ninh xã, thơn, xóm hồn thiện nhiệm vụ đảm
bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới
(Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành
bộ tiêu chí quốc gia về NTM).
2.1.2. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới và hạ tầng nông thơn mới
2.1.2.1. Khái qt về Chương trình xây dựng nơng thôn mới
- Xây dựng NTM là nhiệm vụ chiến lược, đang đặt ra nhiều vấn đề cần tập
trung nỗ lực của Nhà nước và nhân dân, giải quyết những vấn đề cấp bách, đồng
thời tạo ra tiền đề cho những giai đoạn tiếp theo. Quyết định số 491/QĐ-TTg
ngày 16 tháng 04 năm 2009 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn
mới bao gồm 19 tiêu chí gồm: TC1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; TC2 giao
thông; TC3 thủy lợi; TC4 điện; TC5 trường học; TC6 Cơ sở vật chất văn hóa;
TC7 chợ nơng thơn; TC8 bưu điện; TC9 nhà ở dân cư; TC10 thu nhập; TC11 Hộ
nghèo;TC12 Cơ cấu lao động; TC13 HÌnh thức tơ chức sản xuất; Tc 14 Giáo dục;

10



×