Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Thực trạng đái tháo đường, rối loạn lipid máu và kiến thức, thực hành phòng chống bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi tại hai xã huyện vụ bản tỉnh nam định năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.06 MB, 104 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Bộ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH

MAI ANH ĐÀO

THựC TRẠNG ĐÂI THÁO Đ ltita , RỐI L i p
VÀ KIẾN THÚC, THỰC HÀNH PHỊNG C::SíJ3 BỆNH
ĐÁI THẤO ĐUdNG ở NGUdl CAO TUỔI TẠI HAI XÃ
HUYỆN VỤ BẢN TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2011

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 60.72. 03. 01

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NINH THỊ NHUNG

THÁI BÌNH - 2012


LỜI CẢM ƠN

Trong hai năm học tập tại Trường Đại học Y Thái Bình, cùng với sự cố
gắng của bản thân, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo,
các cơ quan, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Bằng những tình cảm sâu sắc
và lịng biết om, tơi xin được cảm ơn đến:
Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau đại học, khoa Y tế Cơng cộng
Trường Đại học Y Thái Bình. Ban Giám hiệu, Bộ môn Y Te Cộng đồng Trường
Đại học Điều Dưỡng Nam Định đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi


giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, với tình cảm chân thành và sự kính trọng, tơi xin bày tỏ và
biết ơn tới TS. Ninh Thị Nhung đã trực tiếp hướng dẫn tận tình trong suốt
quá trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn những tình cảm mà gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và khích lệ, động viên tơi trong suốt thời gian học
tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Thái Bình, thảng

Mai Anh Đào

2012


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Thái Bình, thảng 9 năm 2012


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BMI

Body Mass Index
(Chỉ số khối cơ thể).

CDC


Centers for Disease Conừol and Prevention
(Trung tâm phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ).

ĐTĐ

Đái tháo đường.

HCCH

Hội chứng chuyển hoá
(Metabolic syndrome)

HDL-C

Hight Dencity Lipoprotein Cholesterol

IDI

International Diabete Institude
(Viện nghiên cứu bệnh đái tháo đường quốc tế).

LDL-C

Low Dencity Lipoprotein Cholesterol

NCT

Người cao tuổi.


NCEP

National Cholesterol Education Program
(Chương trình giáo dục về Cholesterol Quốc gia của Hoa Kỳ)

RLDNG

Rối loạn dung nạp glucose
(Impaired glucose tolerance).

RLĐMLĐ

Rối loạn đường máu lúc đói
(Impaired Fasting Glucose).

TCBP

Thừa cân, béo phì.

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới).

WHR

Waist/Hip Ratio (Tỷ số eo/hông).

WPRO


The WHO Western Pacific Region
(Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Tháỉ Bình Dương)

VE/VM

Tỷ lệ vịng eo trên vịng mơng.


MỤC LỤC
Đ Ă T V Ắ N Đ Ề ..................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............. ...................................................3
1.1. Một số khái niệm ......................................................................................3
1.1.1. Khái niệm về người cao tu ổ i..............................................................3
1.1.2. Rối loạn lipid máu ..............................................................................4
1.1.3. Tỷ lệ người cao tuổi hiện n ay .............................................................5
1.2. Tình hình nghiên cứu về rối loạn lipid trên thế giới và Việt N am ...... 6
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về rối loạn lipid ừên thế g iớ i........................6
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về rối loạn dinh dưỡng - lipid ờ Việt N a m

11

1.3. Phương pháp đánh g i á ..................................................
1.3.1. Phương pháp đánh giá thừa cân - béo p h ì.........................................14
1.3.2. Đánh giá tình trạng tăng huyết áp...................................................... 16
1.3.3. Xác định Hội chứng chuyển h o á ....................................................... 16
1.3.4. Chẩn đoán đái tháo đ ư ờ n g .................................................................16
1.4. Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh đái tháo đường của người dân. ..18
Chương 2: ĐỐI TUỢNG v à PHUƠNG p h á p n g h i ê n c ứ u ...................22
2.1. Đối tượng nghiên c ứ u ...............................................................................22
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu.............................................................................. 22

2.1.2. Đối tượng nghiên c ứ u ......................................................................... 22
2.1.3. Thời gian nghiên c ứ u .......................................................................... 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................23
2.2.1. Thiết kế nghiên c ứ u .............................................................................23
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn m ẫ u ................................................... 23
2.2.3. Biến số và chỉ số trong ngiên c ứ u ...................................................... 25


2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin và kỹ thuật áp dụng trong
nghiên c ứ u ............................................................................................25
2.2.5. Tiêu chuẩn đánh giá.............................................................................28
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệ u ................................................................. 31
2.2.7. Các biện pháp khắc phục sai s ố .......... .............................................. 32
2.2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên c ứ u ......................................................32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN

cứu .............................................................. 34

3.1. Xác định tỷ lệ đái tháo đường và rối loạn lipid máu ở người cao tuổi tại
hai xã huyện Vụ Bản, Nam Định năm 2011..............................................34
3.2. Kiến thức, thực hành của người cao tuổi về đái tháo đường tại địa bàn
nghiên cứu...................................................................................................... 50
Chương 4:BÀN L U Ậ N ....................................................................................... 58
4.1. Tỷ lệ đái tháo đường và rối loạn lipid máu ờ người cao tuổi tại hai xã
huyện Vụ Bản Tỉnh Nam Định năm 2 0 1 1 .......................................... .....58
4.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên c ứ u ....... .......................................... 58
4.1.2. Tỷ lệ đái tháo đường và rối loạn lipid máu ở người cao tu ổ i.......... 59
4.2. Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh đái tháo đường của người cao
tuổi tại địa bàn nghiên cứu ..........................................................................71
KẾT LUẬN ..............................................................


76

KIẾN N G H Ị.............................................................. ........................ 1..................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại huyết áp theo JNC - V I I ................................................... 28
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn, phân loại chỉ số khối cơ thể........................................... 29
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường của Tổ chức Y tế thế giới .30
Bảng 2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid m á u ......................................... 31
Bảng 3.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên c ứ u ........... 34
Bảng 3.2. Giá trị trung bình cân nặng, chiều cao của người cao tuổi_theo địa
bàn nghiên c ứ u ............................................................................................. 35
Bảng 3.3. Giá trị trung bình cân nặng, chiều cao của người cao tuổi theo
nhóm tuổi....................................................................................................... 36
Bảng 3.4. Tình ừạng dinh dưỡng của người cao tuổi theo BMI và địa bàn
nghiên cứu ....................................................................................................36
Bảng 3.5. Tình trạng dinh dưỡng của người cao tuổi theo BMI và g ió i........37
Bảng 3.6. Tỷ lệ người cao tuổi có vịng eo cao theo địa bàn nghiên c ứ u ....... 37
Bảng 3.7. Tỷ lệ người cao tuổi có vịng eo cao theo g iớ i.................................38
Bảng 3.8. Tỷ lệ người cao tuổi đái tháo đường và rối loạn lipid máu theo địa
bàn nghiên c ử u .............................................................................................. 39
Bảng'3

.9.Tỷ lệ người cao tuổi đái tháo đường và rối loạn lipid máu theo giới ...40

Bảng 3.10. Tỷ lệ người cao tuổi đái tháo đường và rối loạn lipid máu theo

nhóm tu ổ i......................................................................................................41
Bảng 3.11. Tỷ lệ người cao tuổi đái tháo đường và rối loạn lipid máu theo BMI 42
Bảng 3.12. Tỷ lệ người cao tuổi đái tháo đường và rối loạn lỉpid máu theo chỉ
số vịng eo/vịng m ơ n g .................................................................................44
Bảng 3.13. Tỷ lệ người cao tuổi tăng huyết áp theo địa bàn nghiên cửu....... 44
Bảng 3.14. Tỷ lệ người cao tuổi đái tháo đường và rối loạn lipid máu theo
phân loại huyết áp......................................................................................... 45


Bảng 3.15. Tỷ lệ người cao tuổi hiện mắc các yếu tố chẩn đốn hội chứng
chuyển hóa theo địa bàn ............................................................................46
Bảng 3.16. Tỷ lệ người cao tuổi hiện mắc các yếu tố chẩn đốn_hội chứng
chuyển hóa theo giới....................................................................................46
Bảng 3.17. Tỷ lệ người cao tuổi hiện mắc các yếu tố chẩn đốn hội chứng
chuyển hóa theo nhóm tuổi ....................................................................... 47
Bảng 3.18. Tỷ lệ người cao tuổi mắc từng yếu tố chẩn đốn hội chứng
chuyển hóa theo địa b à n ............................................................................. 47
Bảng 3.19. Tỷ lệ người cao tuổi mắc từng yếu tố chẩn đốn hội chứng
chuyển hóa theo g iớ i....................................................................................48
Bảng 3.20. Tỷ lệ người cao tuổi mắc từng yếu tố chẩn đốn hội chứng
chuyển hóa theo nhóm tuổi .......................

49

Bảng 3.21. Tỷ lệ người cao tuổi biết về bệnh đái tháo đ ư ờ n g .......................50
Bảng 3.22. Tỷ lệ người cao tuổi biết thời gian điều trị bệnh đái tháo đường .50
Bảng 3.23. Tỷ lệ người cao tuổi biết các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ ....51
Bảng 3.24.Tỷ lệ người cao tuổi biết các triệu chứng của bệnh ĐTĐ..............51
Bảng 3.25. Tỷ lệ người cao tuổi biết biến chứng nguy hiểm của bệnh ĐTĐ....52
Bảng 3.26. Tỷ lệ người cao tuổi biết cách phòng bệnh đái tháo đường..........53

Bảng 3.27. Tỷ lệ người cao tuổi biết chế độ ăn đối với bệnh đái tháo đường 54
Bảng 3.28. Đánh giá của người cao tuổi về mức độ nguy hiểmcủa bệnh ĐTĐ ....54
Bảng 3.29. Tỷ lệ người cao tuổi sử dụng các loại thực phẩm theo_địa bàn
nghiên cứu .....................................................................................................55
Bảng 3.30. Tỷ lệ người cao tuổi sử dụng các loại thực phẩm theo g iớ i.........56
Bảng 3.31. Tỷ lệ người cao tuổi sử dụng các loại thực phẩm theo.tình trạng
rối loạn lip id ...................................................................................................57


DANH MỤC BIỂU

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ người cao tuổi mắc đái tháo đường và tăng cholesterol
theo địa b à n ...................................................................................................38
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ người cao tuổi giảm HDL-C và tăng LDL-C theo giới ....40
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ người cao tuổi đái tháo đường tăng cholesterol theo BMI..... 42
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ người cao tuổi đái tháo đường và tăng cholesterol.theo chi

SỐVE/VM..............................................................................................43
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ người cao tuổi biết biến chứng tim mạch và hoại tử chi ở
bệnh nhân đái tháo đường........................................................................... 53


1

ĐẶT VẤN ĐÊ

Việt Nam hiện đang là một quốc gia nghèo, trong khi các bệnh nhiễm
trùng và bệnh lây nhiễm cịn đang là phổ biến thì nay các bệnh của một xã hội
công nghiệp - bệnh không lây nhiễm lại có xu hướng tăng cao với một tốc độ
đáng lo ngại. Do những thay đổi đột ngột về kinh tế, xã hội kéo theo những

thay đổi về lối sống đã làm tỷ lệ bệnh không lây tăng cao, tăng nhanh, trong
khi chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này. Ở nhiều địa phương
trong cả nước khơng có bác sỹ chuyên khoa về nội tiết và rối loạn chuyển
hóa. Theo báo cáo thống kê của Vụ Điều trị - Bộ Y tế trong năm 2005, một
trăm phần trăm người bệnh mắc các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa phải
chuyển lên tuyến trên,

về mặt dự phịng, chúng ta cũng chưa có hệ thống để

phát hiện sớm và ngăn ngừa khả năng tiến tới bệnh đái tháo đường ở nhóm
người có yếu tố nguy cơ cao. Đây là nguyên nhân để hiểu tại sao tỷ lệ người
mắc bệnh đái tháo đường chưa được chẩn đoán ở Việt Nam còn cao trên 64%
và số người tham gia phỏng vấn khơng hiểu biết về bệnh và cách phịng bệnh
đái tháo đường lên tới tới 80%.
Theo công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1994 cả thế giới
có 110 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, năm 2000 có khoảng 212 triệu
người mắc, dự báo đến năm 2025 sẽ có khoảng 300 triệu người mắc bệnh đái
tháo đường (chiếm 5,4% dân số), trong đó các nước phát triển tăng 42%, các
nước đang phát triển tăng 170%. Nhưng chỉ đến "năm 2011 là mốc xác lập
con số người mắc bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới đã lên đến 300 triệu
người”. Bệnh đái tháo đường đang gia tăng với tốc độ đáng lo ngại (khoảng
300% trong vòng mười năm). Tuy nhiên, cho đến nay số bệnh nhân được
chẩn đốn mới là phần nổi của tảng băng chìm và có tới 64% bệnh nhân vẫn
chưa biết mình mắc bệnh.


2

Rối loạn lipid máu cũng là một vấn đề đang được quan tâm đặc biệt hiện
nay. Rối loạn lipid máu là nguyên nhân hoặc hậu quả của một số bệnh mạn

tính như đái tháo đường, tăng huyết áp...
Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2009 ờ Việt Nam cho thấy tuổi
thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng đáng kể từ 65 tuổi (năm 1989) lên
72,8 tuổi (năm 2009), tỷ lệ người cao tuổi tăng từ 8% (năm 1999) lên 9%
(năm 2009) và dự báo sẽ tăng lên 17% vào năm 2029.
Ngày nay tỷ lệ người cao tuổi tăng, tuổi thọ trung bình tăng kéo theo tỷ
lệ mắc bệnh cũng tăng đặc biệt là bệnh không nhiễm trùng. Một số nghiên
cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh giảm dần đến 18 tuổi, sau đó lại tăng cao dần. Và
ở độ tuổi ừên 60 thì tỷ lệ mắc bệnh rất cao đặc biệt là các bệnh mãn tính. Trên
một người cao tuổi có thể mắc nhiều bệnh khác nhau như vừa đái tháo đường
vừa rối loạn lipid máu vừa cao huyết áp...
Để đánh giá tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường và tăng lipid máu ở người
cao tuổi ở khu vực nông thôn tỉnh Nam Định, đồng thời tìm hiểu về nhận thức
của người dân về bệnh đái tháo đường ở khu vực này chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “

Thựctrạng đái tháo đường, rối loạn

thức, thực hành phòng chống bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi tại hai
xã huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định năm
Mục tiêu nghiên cứu

1.

Xác định tỷ lệ đái tháo đường và rối loạn

máu ở người cao tuổi

tại hai xã huyện Vụ Bản, Nam Định năm
2.


Mơ tả kiến thức, thực hành phịng chống bệnh đái tháo đường của
người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu.

m


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Khái niệm về người cao tuổi
Hiện nay, cùng với sự phát triển về kinh tế của đất nước, tuổi thọ trune
bình ngày càng cao, số người già ngày càng tăng. Song song với tuổi thọ,
nhiều bệnh cũng xuất hiện hoặc cấp tính hoặc mãn tính. Trên cùng một người
cao tuổi có thể gặp một hoặc nhiều bệnh khác nhau. Vì vậy những nhà lão
khoa đã nhấn mạnh đến tính chất đa bệnh lý ở tuổi già và người già đã và
đang được giói y học quan tâm nghiên cứu.
Việc phân chia già, trẻ theo tuổi đơi khi khơng phản ánh chính xác q
trình biến đổi sinh học. Có người nhiều tuổi nhưng trơng vẫn trẻ, khoẻ. Trái
lại, cũng có người tuổi chưa nhiều nhưng đã có biểu hiện của sự già. Vì vậy,
việc phân chia theo tuổi chỉ có tính quy ước và giá trị chỉ là tương đối.
p. Baumgarter (1968) đã chia các giai đoạn tuổi như sau:
- Giai đoạn phát triển: từ lúc mới sinh đến 20, 22 tuổi.
- Giai đoạn thanh niên: từ 22 đến 45 tuổi.
- Giai đoạn trước già có hai thời kỳ:
+ Thời kỳ chuyển tiếp từ 45 đến 60 tuổi.

+ Thời kỳ trước già thực sự: từ 61 đến 80 tuổi.
- Giai đoạn già có hai thời kỳ:
+ Thời kỳ cịn hoạt động: từ 80 đến 94 tuổi.
+ Thời kỳ già hẳn: từ 95 tuổi trở đi.
Cách phân chia này hiện nay vẫn được áp dụng ở nhiều nước. Nhưng
cũng có nhiều tác giả khác cho rằng tuổi già là từ lúc 65 tuổi trở đi.


4

Năm 1960, Tổ chức Y tế Thế giới đã xắp xếp như sau:
- Từ 60 đến 74: tuổi già.
- Từ 75 đến 90: người cao tuổi.
- Từ 90 trở lên: người sống lâu.
Ở Việt Nam, các nhà khoa học y học cho rằng: người Việt Nam đến độ
tuổi tròn 60 là bắt đầu có sự thay đổi lớn về tâm sinh lý, đặc biệt là sức khỏe
giảm sút. Ngày nay, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng nhiều so
với những năm trước đây từ 65 tuổi (năm 1989) lên 72,8 tuổi (năm 2009).
Các tác giả cuốn “Bách khoa tri thức phổ thông” chia tuổi già như sau:
60 - 64 tuổi là bước vào tuổi già, 65 - 79 tuổi là người già tuổi thấp, 80 89 tuổi là người già tuổi cao, 90 tuổi trở lên là người trường thọ, trên 100 tuổi
là người già trăm tuổi.
Dựa vào năm sinh đã có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng theo quy ước
chung của Liên hiệp quốc: “Những người từ 60 tuổi trở lên được gọi là người
cao tuổi”. Ở Việt Nam theo pháp lệnh về người cao tuổi có khái niệm về
người cao tuổi như sau: “Người cao tuổi là cơng dân Nước Cộng hồ Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên” [29].

1.1.2. Rối loạn

lip id m á u


Biểu hiện dễ nhận thấy của rối loạn lipid là tình trạng thừa cân - béo phì,
hội chứng chuyển hố và các bệnh mạn tính khơng lây.
- Thừa cân, béo phì là: tình trạng tích trữ lipid cơ thể vượt quá mức bình
thường ở người trưởng thành.
- Hội chứng chuyển hóa (Metabolsis syndrome): Hội chứng chuyển hố
(HCCH) là một tập hợp những rối loạn về chuyển hóa làm gia tăng nguy cơ
mắc căn bệnh tim mạch và đái tháo đường. Những rối loạn này bao gồm: rối
loạn lipid máu, béo bụng, tăng huyết áp, rối loạn glucose khi đói. HCCH xuất
hiện cùng với những biến chứng nguy hiểm của nó sẽ là mối đe dọa lớn đơi


5

với sức khỏe và tính mạng của con người. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh
rằng HCCH có liên quan chặt chẽ với bệnh béo phì và là dấu hiệu cảnh báo
với một số bệnh không lây [3],[57].
- Các bệnh mạn tính khơng lây nhiễm liên quan chặt chẽ tới tình trạng
rối loạn lipid đó là đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch, tăng huyết áp và
một số bệnh ung thư [22].

1.1.3. Tỷ lệ người cao tuổi hiện nay
- Người cao tuổi trên thế giới
Năm 1950 trên toàn thế giới, số NCT mới chỉ là 214 triệu, đến năm 1975
đã là 346 triệu. Năm 2006 số người từ 60 tuổi trở lên đạt 688 triệu người.
Năm 2009 số người từ 60 tuổi trở lên chiếm khoảng 737 triệu người. Hiện
nay, khoảng 2/3 số người cao tuổi đang sống tại các nước đang phát triển.
Ước tính đến năm 2050, số người từ 60 tuổi trở lên sẽ là 2 tỷ người. Tại thời
điểm đó, lần đầu tiên trong lịch sử lồi người, dân số già sẽ lớn hơn dân số trẻ
(0 đến 14 tuổi) [29],

Ngày nay, hơn 1/2 số người cao tuổi sống tại các nước châu Á (54%) và
1/5 sống tại châu Âu (21%). Sự gia tăng này xuất hiện ở cả những nước phát
triển (trong 50 năm từ 1975 đến 2025 tăng 173%) và các nước đang phát triển
(tăng 347% cũng trong thời gian đó). Trái với quan niệm thông thường cho
rằng vấn đề NCT chỉ liên quan đến các nước phát triển.
Hiện tại ừên phạm vi toàn thế giới cứ 9 người thì có 1 người từ 60 tuổi
trở lên. Liên hợp quốc dự báo 2025 cứ 7 người dân thì có 1 NCT và vào năm
2050 cứ 5 người dân có 1 NCT và năm 2150 con số này sẽ là 1/3. Tốc độ tăng
cũng không đồng đều giữa các nước, Nhật Bản là nước có tốc độ già hóa dân
số nhanh nhất thế giới. Tỷ lệ NCT hiện nay ở các khu vực phát triển cao hơn
nhiều so với các khu vực kém phát triển nhưng tốc độ già hóa ở các quốc gia
đang phát triển nhanh hơn và quá độ từ cấu trúc dân số trẻ sang già sẽ xảy ra
trong một giai đoạn ngắn hơn.


6

- Người cao tuổi ở Việt Nam
Theo Tổng điều tra dân số 1999, tuổi thọ trung bình của Việt Nam ngày
càng cao (1999 đạt 68,6 tuổi), vượt qua tuổi thọ trung bình của thế giới (66
tuổi). Thời kỳ 1989 - 1999, tỷ lệ NCT (được pháp lệnh người cao tuổi quy
định là người từ 60 tuổi trở lên) đã tăng gàn gấp đôi tỷ lệ tăng dân số của cả
nước, từ 4,64 triệu người (năm 1989) lên 6,19 triệu người chiếm 8,12% dân
số cả nước.
Theo điều tra biến động dân số ngày 1/4/2008, tỷ lệ NCT tiếp tục tăng
nhanh chiếm 9,9% dân số cả nước. Dự báo đến năm 2020, tỷ lệ NCT sẽ chiếm
xấp xỉ 15% dân số và đến năm 2030 NCT nước ta sẽ đạt 17 triệu người,
chiếm gần 18% dân số. Cùng với việc nâng cao tuổi thọ, tình trạng già hố
dân số cũng đang gia tăng, đó là một điều đáng mừng song phần nào cũng gầy
áp lực, gánh nặng lên gia đình và xã hội, nó địi hỏi phải có những chính sách

xã hội phù hợp đối với người già nói chung và có những chính sách phù hợp
về chăm sóc y tế [29].
1.2. Tình hình nghiên cứu về rối loạn lipid trên thế giới và Việt Nam

1.2.1. Tinh hình nghiên cứu về
1.2.1.1 Thừa cân

rốiloạn

trên thế giói

-béo phì

Nhiều nước phát triển, tỷ lệ người béo lên tới 30 - 40%, nhất là ở độ tuổi
trung niên và chống béo phì trở thành một mục tiêu sức khoẻ cộng đồng quan
trọng. Ở Mỹ, tỷ lệ dân số thừa cân (BMI ^30) tăng một cách rõ rệt hơn 20
năm qua. Năm 2000, có 67% nam giới thừa cân trong đó 27,7% béo phì, phụ
nữ thừa cân ít hơn (62%) nhưng béo phì thì nhiều hơn (34%). Tỷ lệ thừa cân
béo phì cũng rất cao ở Australia, tỷ lệ thừa cân ở nam giới từ 44% năm 1992
lên 62,3% năm 1997 và 63% năm 1999 và ở nữ từ 30% năm 1992 lên 46,6%
năm 1997 và 47% năm 1999. Ở hầu hết các nước Châu Âu, tỷ lệ béo phì ờ
người trưởng thành từ 10 - 25%. Theo cuộc điều tra về sức khoẻ năm 1998 ở


7

Đức, tại Tây Đức: tỷ lệ thừa cân ở lứa tuổi 1 8 - 7 9 tuổi là 52% ở phụ nữ và
67% ở nam giới, béo phì là 18% ở nam và 28,5% ở nữ, trong khi đó tỷ lệ thừa
cân ở Đơng Đức cịn cao hơn ở Tây Đức. Béo phì thực sự là vấn đề sức khoẻ
cộng đồng hàng đầu ở các nước đã phát triển [57],[66],[68].

Trong khi đó, ở châu Á bên cạnh gánh nặng thiếu dinh dưỡng, thừa cân béo
phì đang tăng lên nhanh chóng và cũng trở thành vấn đề sức khoẻ cộng đồng
đáng lưu ý. Ở Philippin, tỷ lệ thừa cân (BMI >25 ) đã lên tới 20,2%. Rõ ràng vấn
đề thừa cân béo phì, một biểu hiện dễ nhận thấy của tình trạng rối loạn dinh
dưỡng - lipid đang được quan tâm đặc biệt trên thế giới và ứong khu vực.
1.2.1.2H ội chứng chuyển hóa (Metaboỉsis syndrome)
Theo tiêu chuẩn của NCEP (Nationnal cholestrol Education Progamme)
thì HCCH được ước tính là 24% nguời trưởng thành ở Mỹ, trong đó tỷ lệ này
ở người trên 50 tuổi chiếm tới 44%. Với định nghĩa của WHO, ờ châu Âu
HCCH có ở 7% - 36% đàn ông và 5% - 22% phụ nữ độ tuổi 4 0 -5 5 . Nghiên
cứu tại Hồng Kông đã xác định tỷ lệ HCCH ở các đối tượng ừong độ tuổi lao
động theo 3 tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO, NCEP và EGIR. Kết quả cho
thấy, tỷ lệ mắc HCCH dao động từ 8,9% đến 13,4% tuỳ theo tiêu chuẩn chẩn
đoán. Tỷ lệ mắc cũng tăng dần theo độ tuổi và có sự khác biệt giữa nam và
nữ. ở nhóm dưới 50 tuổi, HCCH gặp ở nam nhiều hơn ở nữ nhưng từ lứa tuổi
50 trở đi thì nữ lại gặp nhiều hơn nam. Một nghiên cứu khác ở Hồng Kông
cho biết tỷ lệ mắc tăng từ 3,1% ờ lứa tuổi 25 - 29 đến 41% ở tuổi trên 70. Còn
tỷ lệ mắc chung sau khi đã điều chỉnh tuổi và giới là 21,1%. Nghiên cứu dân
cư thành thị ở Ấn Độ sử dụng theo tiêu chuẩn NECP thì tỷ lệ HCCH là 41,1%
trong đó yếu tố HDL-C thấp chiếm tỷ lệ cao nhất (65,5%), sau đó là yếu tổ
huyết áp (55,4%), thấp nhất là dấu hiệu rối loạn đường máu khi đói (26,7%).
Một nghiên cứu cắt ngang ở Venezuela đã đánh gía trên 3108 đối tượng từ 20


8

tuổi trở lên cho biết tỷ lệ mắc HCCH theo NECP là 31,2% trong đó tỷ lệ nam
cao hơn nữ. Tỷ lệ mắc tăng lên theo tuổi cùng với mức độ béo phì. Tỷ lệ này
thấp hơn ở đàn ơng da đỏ (17%) so với đàn ông da đen (27,2%), da trắng
(33,3%) và đàn ơng lai nhưng khơng có sự khác biệt nào ở nữ. Nhìn chung,

các yếu tố HDL-C (65,3%), béo bụng (42,9%) và yếu tố huyết áp (38,1%) là
thường gặp nhất trong HCCH. Cách sống không lành mạnh cũng làm tăng
nguy cơ của triệu chứng này. Nhiều nghiên cứu khác ờ Anh, Mỹ, Nhật, Hàn
Quốc, Hy Lạp cũng đều cho biết tỷ lệ mắc tương tự, tỷ lệ gặp ở nam nhiều
hơn nữ. Tuy nhiên, nghiên cứu ở Iran cho kết quả ngược lại về tỷ lệ mắc theo
giới. Ở đây, tỷ lệ mẵc ở nữ lại cao hơn hẳn nam giới (tỷ lệ tương ứng là 42%
và 24%) [10],[22],[46].
1.2.1.3. Các bệnh mãn tính khơng lây
Theo báo cáo của WHO cho biết trên thế giới số người mắc đái tháo
đường type 2 tăng lên nhanh chóng, đang trở thành gánh nặng về chi phí y tế.
Tại khu vực châu Á, qua thống kê của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)
cho thấy tại các nước Thái Lan, Hồng Kơng, Hàn quốc, Singapore, Indonesia
có tỷ lệ đái tháo đường từ 3% đến trên 10%. Bệnh tim mạch đang là nguyên
nhân hàng đầu của mắc bệnh và tử vong không những ở các nước phát triển
mà ngay cả các quốc gia đang phát triển. Ngàymay, những hiểu biết mới đây
cho thấy một trong những vấn đề thời sự nhất của vấn đề sức khỏe tim mạch
là mối liên quan với hội chứng chuyển hoá, vấn đề dinh dưỡng - lipid. Tình
trạng rối loạn lipid máu được xem là một triệu chứng thường xuyên của hội
chứng chuyển hóa cũng như của các bệnh đái tháo đường, tim mạch, tăng
huyết áp. Rối loạn lipid máu là hậu quả của nhiều nguyên nhân kết họp, có
nguyên nhân khó có thể điều chỉnh như yếu tố gia đình, di truyền. Tuy nhiên,
dinh dưỡng đóng một vai trò đáng kể và dinh dưỡng hợp lý góp phần quan
trọng trong dự phịng các rối loạn dinh dưỡng - lipid [22],[44],[57].


9

-

Tìnhhình mắc bệnh ĐTĐ

Theo dự báo của WHO, năm 2025 sẽ có 300 - 330 triệu người mắc bệnh

đái tháo đường chiếm 5,4% dân số tồn cầu, cịn theo quỹ ĐTĐ thế giới con
số đó sẽ là 300 - 339 triệu người. Nhưng điều đáng quan tâm là bệnh sẽ tăng
nhanh ở khu vực các quốc gia nghèo, các nước đang phát triển. Theo dự báo
tỷ lệ đái tháo đường sẽ tăng 170% ở các nước đang phát triển, trong khi ở các
quốc gia phát triển bệnh tăng với tỷ lệ 42% [3],[4],[62],
Ở Mỹ, theo thông báo của CDC (Centers for Disease Control and
Prevention), bệnh ĐTĐ tăng 14% trong 2 năm, từ 18,2 triệu người mẳc bệnh
đái tháo đường năm 2003 tăng lên 20,8 triệu năm 2005. Đái tháo đường đã trở
thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ.
Cả châu Á có khoảng 62 triệu người mắc bệnh ĐTĐ (1998) và tăng lên
130 triệu người vào năm 2010. Các nước châu Á sẽ đứng đầu về tốc độ phát
triển bệnh ĐTĐ trên thế giới. Nguyên nhân của sự gia tăng bệnh nhanh chóng
là do mức độ đơ thị hố nhanh, sự di dân từ khu vực nơng thơn ra thành thị
nhiều, sự thay đổi về lối sống công nghiệp, giảm hoạt động chân tay, kinh tế
tăng trưởng nhanh, dinh dưỡng được cải thiện tốt.
Có 3 yếu tố liên quan nhiều nhất khơng chỉ đến tình hình phát triển bệnh
đái tháo đường mà còn là yếu tố nguy cơ chung của các bệnh ung thư, bệnh
tim mạch và bệnh hơ hấp mạn tính, đó là thói quen hút thuốc lá, chế độ ăn
không khoa học, giảm hoạt động thể lực. Các biến chứng do các bệnh này là
nguyên nhân chính gây ốm và 50% các nguyên nhân gây tử vong [5],[42],[43]
Ngày càng nhiều lý do khiến người ta lo về bệnh ĐTĐ và các biến chứng
của bệnh, hàng năm có 17 triệu người tử vong do các biễn chứng bệnh tim,
bệnh mạch máu ngoại vi và đột quỵ, 1 triệu người phải lọc máu do biến chứng
suy thận của bệnh ĐTĐ, cứ 30 giây lại có 1 người ĐTĐ có biến chứng bàn

ì

I



10

chân bị cắt cụt chi. Trung bình người mắc bệnh ĐTĐ ở lứa tuổi 40 mất đi 10
nấm sống lý tưởng. Ngân sách cho ngành y tế của các quốc gia trung bình mất
khoảng 5% - 10% cho điều trị trực tiếp bệnh nhân ĐTĐ [61],[63],[67].
-

Phân loại đái tháo đường

+ Đái tháo đường type 1
Trước đây gọi ĐTĐ phụ thuộc Insulin hoặc ĐTĐ ở người trẻ. Hệ thống
miễn dịch của cơ thể sinh ra kháng thể chống lại và phá huỷ tế bào p của
tuyến tụy tiết ra insulin. Sự thiếu hụt insulin hoàn toàn dẫn đến tăng glucose
máu và thường dẫn đến những biến chứng lâu dài. ĐTĐ type 1 là một trong
những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất ở lứa tuổi trẻ. Theo thống kê từ các
bệnh viện tại Việt Nam tỷ lệ người mắc ĐTĐ type 1 vào khoảng 7% - 8%
tổng số loại ĐTĐ [1],[2],[6].
+

Đáitháo đường type 2
Đây là thể loại ĐTĐ được ghi nhận là chịu nhiều tác động của yếu tố

môi trường, xã hội. ĐTĐ type 2 chiếm tới 85% - 95% tổng số các loại ĐTĐ.
Trước đây ĐTĐ type 2 còn được gọi là ĐTĐ không phụ thuộc Insulin và ở
người lớn, nhưng gần đây có nhiều trường hợp mắc bệnh này ở lứa tuổi trẻ,
điều này báo động tình trạng gia tăng nhanh chóng của bệnh do lối sống thay
đổi quá nhanh [3].
Sự gia tăng số người mắc bệnh ĐTĐ type 2 có liên quan tới các vấn đề

kinh tế xã hội và nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 tăng theo tuổi, ít hoạt động thể lực,
béo phì, ăn q nhiều năng lượng và kết hợp với yếu tố di truyền, ở nhóm
người cao tuổi tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 7% - 10% so với cộng đồng chung.
Ngoài ra số người cao tuổi mắc bệnh ĐTĐ chưa biết mình bị mắc bệnh và
chưa điều trị gì khoảng 10%. Nền kinh tế càng phát triển, đời sống ờ mức cao
sẽ làm gia tăng tỷ lệ người mắc ĐTĐ type 2. Bệnh thường gặp nhiều hơn ờ


11

những phụ nữ có tiền sử ĐTĐ lúc có thai, người có buồng trứng đa nang,
người bị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và tàn suất mắc bệnh khác nhau ở
các chủng tộc người khác nhau [4],[5],[7],[16].
+

Các

thểđái tháo đường hiếm gặp

ĐTĐ thai nghén: là dạng ĐTĐ chỉ khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu
tiên trong thòi kỳ người phụ nữ mang thai và tình trạng đường huyết trở lại
bình thường sau khi người phụ nữ đã sinh nở khoảng 6 - 8 tuần.
ĐTĐ khởi phát ở người trẻ tuổi: Được gọi là thể MODY thể này chiếm
khoảng 5% người bệnh ĐTĐ type 2. Đặc điểm lâm sàng là bệnh khởi phát
sớm trước 25 tuổi, glucose máu tăng ở mức độ nhẹ.
ĐTĐ và điếc di truyền từ mẹ: Do đột biến gen HLA ty thể người bệnh
điếc kết hợp với ĐTĐ, bệnh chỉ có mẹ truyền cho con.
ĐTĐ do thuốc và hố chất [3].

1.2.2. Tinh hình nghiên cứu về rối loạn dinh dưỡng


ở Việt Nam

Tại Việt Nam đời sống nhân ta đã được cải thiện từng bước cùng với sự
thành công trong công cuộc đổi mới nền kinh tế nhưng cũng tất yếu dẫn tới sự
phân hóa giầu nghèo ngày càng rõ rệt. Lối sống và cách ăn uống của từng
nhóm dân cư trong xã hội đã có sự thay đổi đáng kể. Mơ hình bệnh tật cũng
thay đổi: các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng và các bệnh có vacxin phịng
bệnh ở trẻ em đã giảm nhanh, các bệnh khơng lây nhiễm như: béo phì, đái tháo
đường, tim mạch... đang có xu hướng ngày càng gia tăng.
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy thừa
cân, béo phì đang gia tăng nhanh chóng. Năm 2000, cuộc tổng điều ừa dinh
dưỡng toàn quốc cho thấy tỷ lệ thừa cân ở nguời trưởng thành 45 - 49 tuổi ờ
khu vực thành phố ừong toàn quốc là 9,9%, trong đó tại thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội là những địa phương có tỷ lệ thừa cân béo phì cao. Cuộc điều
tra Y tế Quốc gia 2001 - 2002 do Bộ Y tế công bố cũng đã cho số liệu cảnh


12

báo sự gia tăng thừa cân, béo phì ở người trưởng thành ở nước ta cả ờ nông
thôn và thành phố. Ở một số đối tượng như cán bộ công chức, tỷ lệ thừa cân
thậm chí lên tới 15%. Điều tra năm 2004 của Viện Dinh dưỡng cũng cho thấy
tỷ lệ thừa cân, béo phì có xu hướng tăng nhanh và người bị thừa cân - béo phì
có sự thay đổi bất lợi về các chỉ số sinh hoá như tăng lipid máu toàn phần,
tăng cholesterol, tăng LDL-C..,.. Rõ ràng thừa cân, béo phì đang trở thành vấn
đề sức khỏe đáng quan tâm ở nước ta [37],[38].
Các nghiên cứu về tình trạng rối loạn lipid thơng qua các chỉ tiêu xét
nghiệm hóa sinh đã được nhiều nhà lâm sàng đề cập tới. Nghiên cứu mô tả
trên 3438 bệnh nhân đến khám bệnh tại khoa khám - bệnh viện Bạch Mai cho

thấy: cholesterol toàn phần ừong máu cao là 58,28%, triglycerid máu cao là
48,57%, LDL-C cao là 23,87%, HDL-C thấp là 28,08%. Rối loạn lipid máu ờ
bệnh nhân tai biến mạch máu não chiếm tới 70,5% bệnh nhân tại bệnh viện
trung ưcmg Huế. Nhiều nghiên cứu ừên các số liệu trong các bệnh viện cho
thấy ở các bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tai biến
mạch máu não đều có liên quan chặt chẽ tới tình trạng rối loạn lipid máu cũng
như thừa cân, béo phì.
Nghiên cứu về tình trạng rối loạn lipd máu trên người trưởng thành thực
hiện tại cộng đồng cịn khá ít. Nghiên cứu của Phạm Thắng (2003) ừên 1.305
đối tượng từ 60 tuổi trở lên cho thấy tỷ lệ rối loạn lipid máu chiếm 47,5%,
béo phì 18,3%. Nghiên cứu của Viện Tim mạch Việt Nam trong cuộc điều tra
về bệnh tăng huyết áp cũng đã thu thập một số chỉ tiêu lipid máu trên các đối
tượng nghiên cứu cho thấy tình trạng rối loạn lipid máu liên quan chặt chẽ với
tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Gần đây, nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng ở
người trưởng thành, tuổi từ 25 - 64 tuổi bị thừa cân, béo phì có cholesterol tồn
phần máu cao là 48,9%, triglyceriđ máu cao: 65,33%, LDL-C cao: 8,23%,
HDL-C thấp: 7,22% [38]. Điều này cũng thấy trên đối tượng học sinh tại Hà


13

Nội và TP Hồ Chí Minh. Trong khi đó, một nghiên cửu trong Quân đội (sỹ
quan từ 30 - 60 tuổi) cho thấy thừa cân béo phì theo phân loại của WHO là
11% và theo phân loại của IDI&WPRO là 38,2 %, tình trạng này có liên quan
tới rối loạn lipid qua các chỉ tiêu cận lâm sàng cũng như liên quan tới chế độ
ăn uống và hoạt động thể lực [37].
- Các nghiên cứu

về hội chứng chuyển hóa ở người Việt Nam


Tuy cho tới nay, chưa có nhiều nghiên cứu nhưng đây là vấn đề đang
được quan tâm. Nghiên cứu của Nguyễn Quang Bảy, Tạ Văn Bình và cộng
sự (1999) mơ tả một trường hợp được chẩn đốn Hội chứng chuyển hóa tại
khoa Nội tiết - Đái tháo đường tại bệnh viện Bạch Mai. Đã có một số nghiên
cứu về hội chứng chuyển hóa tại cộng đồng. Năm 2003 - 2004, Lê Nguyễn
Trung Đức Sơn và cộng sự điều tra 611 ngưòi trưởng thành, trên 20 tuổi ở
thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa là 12%,
tăng dần theo tuổi (tuổi 35 - 64 là 18,1%) liên quan đến tỷ lệ phần trăm mỡ và
hoạt động thể lực. Nghiên cứu của Trần Văn Huy và cộng sự (2005) cho biết
tỷ lệ mắc Hội chứng chuyển hố ở người trưởng thành tại Khánh Hồ là
15,7% theo tiêu chuẩn NCEP điều chỉnh, trong đó độ tuổi trên 54 tuổi có tỷ lệ
mắc cao nhất là 21,5%, nam gặp nhiều hơn so với nữ và dấu hiệu HDL-C thấp
gặp nhiều nhất (37%) [31],[34],[35],[38],
- Các vấn đề sức khỏe

liên quan: bệnh mạn tính khơng lây nhiễm

Đái tháo đường có xu hướng tăng nhanh, tỷ lệ mắc đái tháo đường là
4,4% ở khu vực thành phố, 2,7% ở khu vực đồng bằng và trên 2% ở trung du
và miền núi qua điều tra mới đây của Tạ Văn Bình và cộng sự. Béo phì và
thừa cân được xác định là yếu tố nguy cơ quan trọng của đái tháo đường. Nếu
như năm 1960, tỷ lệ tăng huyết áp ở miền Bắc Việt nam là 1%, thì điều fra
mới đây của Viện Tim mạch (2001 - 2012) trên 5012 người trưởng thành trên


14

25 tuổi tại 4 tỉnh phía Bắc cho thấy, tỷ lệ tăng huyết áp là 16,3%. Một nghiên
cứu khác điều tra tại đồng bằng sông Cửu long cũng cho một tỷ lệ tương tự.
Các tác giả đều có chung một nhận xét là bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp

qua điều tra đều có chung một số yếu tố nguy cơ như béo phì - thừa cân, chế
độ dinh dưỡng khơng hợp lý và ít hoạt động thể lực [1],[14],[42],[45].
Rõ ràng sự gia tăng một số bệnh mạn tính khơng lây nhiễm ở nước ta
trong thời gian qua có nhiều ngun nhân, trong đó có liên quan tới tình trạng
rối loạn lipid.
1.3. Phương pháp đánh giá

1.3.1. Phương pháp đánh giá thừa cân béo phì
Theo WHO thừa cân là tình trạng vượt q cân nặng nên có so với chiều
cao, cịn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ thái q khơng bình thường một
cách cục bộ hay tồn thể của lipid tới mức ảnh hưởng đến sức khỏe. Có nhiều
chỉ số có thể dùng đánh giá tình trạng thừa cân - béo phì. Trên cộng đồng, để
đánh giá mức độ thừa cân - béo phì, người ta thường dùng chi số khối cơ thể
(B.M.I = Body Mass Index =

w (kg) / H2 (m) dựa theo 2 cách
r

Dựa theo cách phân lọại của WHO (1998) khuyên nghị như sau

1

Tình trạng dinh dưỡng

Chỉ số BMI

Thiếu năng lượng trường diễn

BMI < 18,5


Bình thường

18 ,5 -2 4 ,9

Thừa cân

BMI > 25

Tiền béo phì

25 - 29,9

Béo phì độ I

30 - 34,9

Béo phì độ II

35 - 39,9

Béo phì độ III

BMI > 4 0


15

Theo tiểu ban cơng tác về béo phì của Tổ chức Y tế Thế giới khu vực
Tây Thái Bình duơng và Hội Đái tháo đường Châu Á, các nguy cơ của béo
phì tăng lên ở ngưỡng BMI thấp hơn so với phân loại qc tể, do đó đã đề

nghị thang phân loại sau
Tình trạng dinh dưỡng

Chỉ số BMI

Thiếu năng lượng trường diễn

B M I< 18,5

Bình thường

18,5-22,9

Thừa cân

BMI > 23

Tiền béo phì

23 - 24,9

Béo phì độ I

25 - 29,9

Béo phì độ II

BMI > 30

Tỷ số vịng eo/vịng mơng cũng có giá trị để đánh giá sự phân bố mỡ. Do

đó chỉ số này được sử dụng để đánh giá tình ừạng béo phì. Khi tỷ số vịng
eo/vịng mơng vượt q 0,9 ở nam giới và 0,8 ở nữ giới thì được coi là béo
trung tâm. Chỉ số vịng eo/vịng mơng được coi như là mơt yếu tố có giá trị để
đánh giá tình trạng béo bụng và bèo kiểu đàn ơng có thể được xem như là một
chỉ tiêu quan trọng để tiên lượng các vấn đề sức khỏe liên quan đặc biệt là
bệnh tỉm mạch. Tỷ lệ vịng eo/vịng mơng cao đã được chấp nhận như là một
phương pháp lâm sàng để xác định có tích lũy mỡ bụng. Tuy nhiên các nghiên
cứu gần đây đã gợi ý rằng chỉ cần đo vịng bụng thơi đã có thể cung cấp một
mối liên quan của sự phân bố mỡ ở bụng với các bệnh kèm theo
[55],[56],[60].
Một phương pháp khác để xác định lượng mỡ cơ thể là đo tỷ lệ mỡ cơ
thể dựa trên nguyên lý đo điện trở sinh học. Trên cơ sở điện trờ sinh học đo
được thông qua việc tiếp xúc giữa các điện cực và bàn tay/bàn chân đối
tượng, máy đo sẽ tính tốn % mỡ dựa vào cân nặng, chiều cao, tuổi và giới
của đối tượng. Phân loại béo phì theo ngưỡng > 25% đối với nam và >30%
đối với nữ là béo phì [19].


16

1.3.2. Đánh giá tình trạng tăng huyết áp
Dựa theo phân loại của ESH & ESC - JNC năm 2003
Phân loại tăng huyết áp

HA tối đa (mmHg)

HA tối thiểu(mmHg)

<120


<80

Huyết áp bình thường

120-129

8 0 -8 4

HA bình thường cao

130-139

8 5 -8 9

Tăng huyết áp độ 1 (Nhẹ)

14 0 -1 5 9

9 0 -9 9

Tăng huyết áp độ 2 (Vừa)

160-179

100- 109

Tăng huyết áp độ 3 (Nặng)

>180


>110

Huyết áp tối ưu

1.3.3. Xác định Hội chứng chuyển hố
Hội chứng chuyển hố bao gồm một nhóm yếu tố, chẩn đoán dựa theo
tiêu chuẩn của tổ chức NCEP ATP III, (National Cholesterol Education
Program, Adult Treatment Panel III) để xác định Hội chứng chuyển hoá [3].
Hội chứng chuyển hoá được xác định khi có từ 3 dấu hiệu ữ ờ lên ừong
5 dấu hiệu sau:


Béo bụng: Vịng eo > 90 cm đối với nam và > 80cm đối với nữ



Tryglycerid cao (>1,7 mmol/1)



HDL-C thấp (< lmmol/1 với nam, < l,3mmol/l với nữ)



Huyết áp (huyết áp tối đa > 130mmHg hoặc huyết áp tối thiểu > 85mmHg)



Rối loạn Glucose máu khi đói: Glucose máu > 6,lm m ol/l)


1.3.4. Chẩn đốn đái tháo đường
1.3.4.

X
.1 ét nghiệm sinh hoá máu

ĐTĐ được định nghĩa là hiện tượng tăng đường huyết mãn tính, do vậy
nồng độ glucose trong máu được coi là một chuẩn vàng trong chẩn đốn và có
giá trị cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh ĐTĐ [47],[64],[66].


×